XÁC ĐỊNH LOẠI DUNG DỊCH DINH DƯỠNG THÍCH HỢP
ĐỂ TRỒNG THỦY CANH MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ
Nguyễn Minh Chung
1
, Trần Khắc Thi
2
, Nguyễn Khắc Thái Sơn
3
,
Hoàng Minh Châu
2
, Nguyễn Thị An
2
TÓM TẮT
Xuất phát từ mong muốn giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tìm được loại
dung dịch dinh dưỡng trồng thủy canh phù hợp với từng loại rau ăn lá, nhóm tác
giả tiến hành nghiên cứu trên 4 loại rau (rau xà lách, rau cải xanh, rau cần tây và
rau muống) với 3 công thức dung dịch dinh dưỡng, trong đó: nghiên cứu 2 dung
dịch do Viện Nghiên cứu Rau Quả Hà Nội sản xuất để so sánh với đối chứng là
dung dịch do Viện Sinh học nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Dung dịch dinh dưỡng của Viện Sinh
học nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), dung dịch dinh dưỡng
VRQ1 của Viện Nghiên cứu Rau Quả phù hợp cho sản xuất rau xà lách, rau cải
xanh và rau cần tây. Sau trồng 20 ngày trên các dung dịch này, năng suất xà lách
đạt tương ứng là 35,46 và 35,28 tạ/1000 m
2
; năng suất cải xanh tương ứng đạt
38,52 và 38,94 tạ/1000 m
2
. Sau trồng 30 ngày trên các dung dịch này, năng suất
cần tây tương ứng đạt 46,25 và 46,06 tạ/1000 m
2
. Dung dịch dinh dưỡng VRQ2
phù hợp cho sản xuất rau muống, năng suất rau muống ở các lứa hái đạt từ 44,56
đến 63,52 tạ/1000 m
2
. Cả 3 loại dung dịch dinh dưỡng đều đảm bảo hàm lượng
nitrat, chì, cadimi trong rau cách xa ngưỡng cho phép. Hàm lượng nitrate trong
xà lách từ 243 đến 343 mg/100 kg tươi, trong cải xanh từ 285 đến 342 mg/100
kg tươi. Hàm lượng chì trong xà lách từ 0,028 đến 0,053 mg/100 kg tươi, trong
cải xanh từ 0,045 đến 0,062 mg/100 kg tươi. Hàm lượng cadimi trong xà lách từ
0,005 đến 0,009 mg/100 kg tươi, trong cải xanh từ 0,004 đến 0,008 mg/100 kg
tươi.
Từ khóa: Xà lách, Cải xanh, Cần tây, Dung dịch, Dinh dưỡng, Thủy canh.
TO FIND OUT THE BEST HYDROPONIC NUTRIENT SOLUTION
FOR SOME TYPES OF LEAF VEGETABLES
SUMMARY
Originating from a desire to reduce production costs, and find out suitable
types of hydroponic nutrient solution for different types of leaf vegetables, a
study was conducted on 4 types of vegetables including lettuce, Chinese
1
1
. Nghiên cứu sinh;
2
. Cán bộ Viện Nghiên cứu Rau Quả;
3
. Giáo viên Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên
cabbage, celery and water morning glory with three formula of nutrient solution.
Two solutions by Hanoi Fruit and Vegetable Research Institute was studied in
comparison with the control solution by the Institute of Agricultural Biology
(Hanoi University of Agriculture). The results show that the nutrient solution by
the Institute of Agricultural Biology (Hanoi University of Agriculture), nutrient
solution VRQ1 by Hanoi Fruit and Vegetable Research Institute are suitable for
lettuce, Chinese cabbage and celery. After 20 days grown in this solution, the
yield of lettuce reached 35.46 and 35.28 quintal/1000 m
2
respectively; the yield
of Chinese cabbage reached 38.52 and 38.94 quintal/1000 m
2
respectively. After
30 days grown in this solution, the yield of celery reached 46.25 and 46.06
quintal/1000 m
2
respectively. Nutrient solution VRQ2 is suitable for water
morning glory, the yield of different picking times ranged from 44.56 to 63.52
quintal/1000 m
2
. All three nutrient solutions ensured the proportion of nitrates,
lead and cadmium in vegetables is much lower than the permitted proportion.
The proportion of nitrate in fresh lettuce is from 243 to 343 mg/100 kg, in fresh
Chinese cabbage is from 285 to 342 mg/100 kg. The proportion of lead in fresh
lettuce is from 0.028 to 0.053 mg/100 kg, in fresh Chinese cabbage is from
0.045 to 0.062 mg/100 kg. The proportion of cadmium in fresh lettuce is from
0.005 to 0.009 mg/100 kg and in fresh Chinese cabbage is from 0.004 to 0.008
mg/100 kg.
Key words: Lettuce, Chinese cabbage, Celery, Liquid, Nutrition,
Hydroponics.
1. MỞ ĐẦU
Diện tích rau xanh ở nước ta hiện đang bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hoá
và phát triển các khu công nghiệp và ô nhiễm hoá chất ngày càng gia tăng [1].
Để đảm bảo nhu cầu rau xanh, công nghệ thuỷ canh tuần hoàn NFT (Nutrient
Film Technique) được áp dụng, công nghệ này có thể tăng năng suất rau trên
đơn vị diện tích từ 7-10 lần [3]. Thực tiễn cho thấy, từ khi kĩ thuật thủy canh du
nhập vào Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng để trồng
cây. Nguyễn Thị Dần (1998), đã khảo nghiệm dung dịch dinh dưỡng Thăng
Long cho thấy, dung dịch dinh dưỡng này không thua kém gì so với dung dịch
dinh dưỡng của Đài Loan đối với rau ăn lá, hoa và quả về năng suất, chất lượng
[3]. Nguyễn Khắc Thái Sơn và Nguyễn Quang Thạch (1996) đã sử dụng 8 loại
dung dịch trong đó có 4 loại được sử dụng nguyên bản là dung dịch nhập từ Đài
2
Loan (đ/c), dung dịch FAO, dung dịch Knop, dung dịch I Mai và 4 loại dung
dịch được cải tiến từ 4 dung dịch nguyên bản trên, để triển khai nghiên cứu đối
với cải xanh và cà chua. Kết quả cho thấy: Tất cả 7 dung dịch tự pha chế và cải
tiến đều cho năng suất cải xanh thấp hơn so với sử dụng dung dịch nhập từ Đài
Loan. Đối với cà chua thì có tới 4 trong 7 dung dịch được tác giả tự pha chế và
cải tiến cho năng suất cao hơn; đặc biệt là dung dịch Knop cải tiến bằng cách bổ
sung thêm vi lượng và sắt từ dung dịch của Đài Loan đã cho năng suất cà chua
đạt 5,69 kg/m
2
vượt 82,37% so với sử dụng dung dịch nhập từ Đài Loan [5]. Vũ
Quang Sáng (2000) đã nghiên cứu cải tiến dung dịch FAO và Knop có bằng
cách bổ sung vi lượng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà
chua VR2 và XH2. Kết quả cho thấy: Chủ động được việc pha chế dung dịch
FAO và Knop cộng với vi lượng để trồng cà chua bằng kĩ thuật thuỷ canh,
không cần điều chỉnh pH mà chỉ cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng khi cây ra
hoa; năng suất và chất lượng quả cà chua trồng trên 2 dung dịch này tốt và giá
thành hạ hơn so với sử dụng dung dịch dinh dưỡng nhập từ AVRDC [4]… Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu tổng thể nào về dung dịch dinh dưỡng cho các loại
rau ăn lá. Do đó, nghiên cứu xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho từng
chủng loại rau ăn lá khác nhau, góp phần hạ giá thành sản phẩm so với dung
dịch nhập nội đã được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu là xác định dung dịch phù
hợp căn cứ vào tình trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau trồng
trong dung dịch để đưa ra dung dịch phù hợp với từng loại rau.
2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Vật liệu nghiên cứu
* Giá thể: Nghiên cứu sử dụng giá thể được phối trộn theo tỉ lệ 50% giá thể
của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá sản xuất với 50% bột xơ dừa.
* Hệ thống thủy canh: Nghiên cứu sử dụng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Hệ thống này gồm các ống nhựa (ống cấp và thoát dung dịch) đường kính 110
mm, dài 24 m; đặt trên giá sắt chắc chắn, cao 80 cm. Các ống nhựa được đục sẵn
các lỗ 6,5 cm, cách nhau 15 cm để đưa cây vào đó. Các ống đặt cách nhau 10 –
12 cm, nghiêng về phía bể thu dung dịch, đặt dốc 1
0
so với mặt đất. Ở đầu cấp
dung dịch, các ống có hệ thống cung cấp dung dịch dinh dưỡng được điều chỉnh
lượng và tốc độ bởi khoá điều chỉnh. Các dung dịch được đựng trong thùng
nhựa, đặt cao hơn ống dẫn dung dịch 0,7 m. Dung dịch được cho chảy qua các
ống nhựa rồi vào bể chứa. Khi dung dịch trong thùng chảy hết 2/3 thì van phao
3
đóng bơm 2 chiều đẩy dung dịch từ bể thu ngược lại bể cấp. Cứ như thế, dung
dịch chảy tuần hoàn trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Cây con được -
ươm trong rọ nhựa có đường kính 6,5 cm cao 10 cm, 3 cây/1 rọ khi được 2- 3 lá
thật đưa vào hệ thống thuỷ canh tuần hoàn.
* Dung dịch dinh dưỡng: Nghiên cứu sử dụng đối chứng là dung dịch của
Viện Sinh học Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội sản xuất; ba
dung dịch dinh dưỡng để nghiên cứu là của Viện Nghiên cứu Rau Quả sản xuất,
được gọi là VRQ1, VRQ2, VRQ3. Thành phần các loại dung dịch dinh dưỡng
này như sau: (-) Dung dịch dinh dưỡng đối chứng gồm: dung dịch A (Nitrat
amôn, Nitrat canxi, Sắt ở dạng EDTA) và dung dịch B (Nitrat kali, Mono-kali
phốt phát, Sunphát magiê, Sunphát mangan, Chelat kẽm, Axít boric, Chelat
đồng, Môlipetat amôn); (-) Dung dịch dinh dưỡng VRQ1 gồm: dung dịch A
(Nitrat canxi, Sắt ở dạng EDTA) và dung dịch B: Amôn phốtphát, Phốt phát
kali, Nitrat kali, Sunphát magiê, Sunphát kẽm, Axít boric, Sunphát mangan,
Sunphát đồng, Môlipetat amôn); (-) Dung dịch dinh dưỡng VRQ2 gồm: dung
dịch A (Nitrat amôn, Nitrat canxi, Sắt ở dạng EDTA) và dung dịch B (Phốt phát
amôn, Phốtphát kali, Nitrat kali, Sunphát magiê, Sunphát kẽm, Axít boric,
Sunphát mangan, Sunphát đồng, Môlipetat amôn).
Các dung dịch dinh dưỡng trong các công thức được pha theo tỷ lệ thích
hợp. Định kỳ kiểm tra nồng độ hữu hiệu (EC = effective concentration) trong
dung dịch để theo dõi lượng dinh dưỡng cần bổ sung qua các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của cây.
2.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với 3 loại dung
dịch dinh dưỡng và 4 loại rau (xà lách, cải xanh, cần tây và rau muống). Mỗi
loại dung dịch dinh dưỡng là một công thức thí nghiệm như sau: (-) CT1 (đối
chứng): Dung dịch dinh dưỡng của Viện Sinh học nông nghiệp, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội; (-) CT2: Dung dịch dinh dưỡng VRQ1; (-) CT3: Dung
dịch dinh dưỡng VRQ2.
Đối với xà lách, cải xanh và cần tây, nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8
đến tháng 9 năm 2007.
Đối với rau muống nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2007 đến tháng
3 năm 2008.
4
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại nhà
lưới của Viện Nghiên cứu Rau Quả (Hà Nội); trong khoảng thời gian từ tháng
8/2007 đến tháng 3 năm 2008.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm đều được bố trí theo
kiểu tuần tự hai hàng, gồm 4 lần nhắc lại. Mỗi ô chọn 5 cây để theo dõi. Tổng
diện tích thí nghiệm trong nhà lưới 150 m
2
; diện tích thí nghiệm là 5 m
2
/ô
* Các chỉ tiêu nghiên cứu: Tiến hành theo dõi 3 nhóm chỉ tiêu sau: (1)-
Các chỉ tiêu về sinh trưởng theo phương pháp đo, đếm, bao gồm: thời gian sinh
trưởng (ngày), số lá/cây (lá), chiều cao cây và đường kính tán (cm); (2)- Các chỉ
tiêu về năng suất: khối lượng cây (g): cân khi thu hoạch; năng suất lí thuyết và
năng suất thực thu (tạ/1000 m
2
); (3)- Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm:
đường tổng số (%): theo phương pháp Bectrand; chất khô (%): theo phương
pháp sấy khô kiệt; vitamin C (mg/kg tươi): theo phương pháp Tilman; NO
3
-
(mg/kg tươi): theo phương pháp sắc kí ion; Pb và Cd (mg/kg tươi): theo phương
pháp đo trên máy cực phổ.
* Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lí thống kê
bằng phần mền IRRISTATE và Excel
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến tình hình sinh
trưởng các loại rau trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Bảng 1. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến chiều cao và số lá
các loại rau trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Vụ
nghiên
cứu
Loại
dung
dịch dinh
dưỡng
10 (15) ngày sau khi đưa lên hệ thống
thủy canh
20 (30) ngày sau khi đưa lên hệ thống
thủy canh (trước thu hoạch)
Chiều cao cây
(cm)
Số lá trên cây
(lá)
Chiều cao cây
(cm)
Số lá trên cây
(lá)
Xà
lách
Cải
xanh
Cần
tây
Xà
lách
Cải
xanh
Cần
tây
Xà
lách
Cải
xanh
Cần
tây
Xà
lách
Cải
xanh
Cần
tây
8-9/
2007
CT1(đ/c)
13,5 16,5 23,5 7,5 7,7 6,4 24,1 36,2 43,7 15,0 13,9 8,6
CT2 13,5 16,3 22,5 7,8 8,0 5,9 24,5 36,0 44,4 15,4 13,5 8,8
CT3 11,5 14,5 21,0 6,5 6,8 5,3 21,4 31,5 40,2 13,9 12,7 7,7
Ghi chú: Cần tây theo dõi đợt 1 ở giai đoạn 15 ngày, đợt 2 ở giai đoạn 30 ngày sau khi
đưa lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn.
5
Kết quả thí nghiệm ở bảng 1 cho thấy: Trong thời vụ tháng 8 đến tháng 9,
chỉ tiêu chiều cao cây và số lá của xà lách, cải xanh và cần tây ở công thức 2
luôn tương đương với các chỉ tiêu này ở công thức đối chứng. Cụ thể như sau:
Sau khi đưa lên hệ thống thủy canh 20 ngày, cây xà lách, cải xanh ở CT2
sinh trưởng tốt tương đương với đối chứng (CT1). Cây xà lách, chiều cao cây
đạt 24,5 cm; số lá đạt 15,4 lá/cây - Tương đương đối chứng và cao hơn CT3.
Cây cải xanh, chiều cao cây đạt 36,0 cm; số lá đạt 13,5 lá/cây - Tương đương
đối chứng và cao hơn CT3.
Sau khi đưa lên hệ thống thủy canh 30 ngày, cây cần tây ở CT2 sinh trưởng
tốt, tương đương với đối chứng (CT1), chiều cao cây đạt 44,4 cm; số lá đạt 8,8
lá/cây - Tương đương đối chứng và cao hơn CT3.
Bảng 2. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến chiều cao rau muống
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn (cm)
Loại dung
dịch DD
Sau khi đưa lên hệ thống thủy canh
7
ngày
14 ngày 21
ngày
28 ngày 35
ngày
43
ngày
50
ngày
57
ngày
CT1(đ/c) 25,6 24,7 23,7 22,8 23,6 24,7 25,7 20,7
CT2 25,5 26,8 26,0 26,5 27,4 25,3 24,8 22,0
CT3 28,8 29,5 28,6 28,5 30,7 36,2 36,5 30,4
Ghi chú: Chiều cao của rau muống được đo tại thời điểm mỗi lứa hái
Số liệu bảng 2 cho thấy ở CT3, cây rau muống sinh trưởng tốt, chiều cao
cây đạt 28,5- 36,5 cm - Cao hơn CT 1 và CT 2 ở tất cả các đợt theo dõi. Cụ thể,
sau khi đưa lên hệ thống thủy canh 73 ngày, trong khi rau muống ở đối chứng
(công thức 1) cao 23,1 cm thì ở công thức 3 rau muống cao 30,7 cm, tương ứng
với cao hơn 32,9% so với đối chứng. Như vậy, đối với rau muống, dung dịch ở
công thức 3 tốt hơn đối chứng.
3.2. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến năng suất các loại
rau trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Bảng 3. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến khối lượng cây và năng suất một
số loại rau trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Năm
TN
Loại dung
dịch dinh
dưỡng
Khối lượng cây (g/cây) Năng suất lí thuyết
(tạ/1000m
2
)
Năng suất thực thu
(tạ/1000m
2
)
Xà
lách
Cải
xanh
Cần
tây
Xà
lách
Cải
xanh
Cần
tây
Xà lách Cải xanh Cần tây
CT1 (đ/c) 55,3 59,5 71,5 39,82 42,84 51,48 35,46 a 38,52 a 46,25 a
CT2 57,8 58,7 71,7 41,62 42,26 51,62 35,28 a 38,94 a 46,06 a
CT3 52,5 49,5 58,2 37,80 35,64 49,10 30,16 b 31,06 b 43,53 b
6
Ftest - - - - - - 21,21** 54,17** 31,9**
CV% - - - - - - 1,2 1,1 1,2
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy:
- Về chỉ tiêu khối lượng cây: Khối lượng cây của cả 3 loại rau ở công thức
2 tương đương công thức đối chứng (công thức 1).
- Về chỉ tiêu năng suất: Kết quả xử lí thống kê cho thấy, cả 3 loại rau là xà
lách, cải xanh và cần tây đều có năng suất ở công thức 2 tương đương công thức
đối chứng (công thức 1) và cao hơn năng suất ở công thức 2 một cách chắc
chắn Cụ thể, năng suất của 2 công thức này như sau: xà lách đạt 35,28 tạ/1000
m2; cải xanh đạt 38,94 tạ/1000 m2; cần tây đạt 46,06 tạ/1000 m2.
Bảng 4. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến năng suất rau muống
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Thời
gian
nghiên
Loại
dung
dịch
lứa 1 lứa 2 lứa 3 lứa 4
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
10/07-
3/08
CT1
(đ/c)
82,6 28,75 c 84,6 29,46 c 87,5 30,78 c 82,7 27,79 c
CT2 110,6 37,78 b 116,5 35,56 b 126,2 36,33 b 136,5 38,38 b
CT3 144,8 48,58 a 175,2 61,25 a 182,3 62,04 a 193,9 62,58 a
Ftest - *** - *** - *** - ***
CV% - 0,9 - 1,0 - 1,0 - 1,1
Thời
gian
Loại
dung
lứa 5 lứa 6 lứa 7 lứa 8
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
Khối
lượng
(g/cây)
NS thực
thu
(tạ/1000
m
2
)
10/07-
3/08
CT1
(đ/c)
89,6 32,78 c 88,7 28,75 c 88,5 29,46 c 82,0 25,73c
CT2 126,5 34,33 b 136,5 39,34 b 130,8 38,58 b 123,6 30,78b
CT3 192,1 62,84 a 200,5 63,52 a 171,7 50,06 a 164,8 44,56a
Ftest - *** - *** - *** - ***
CV% - 1,0 - 0,9 - 1,2 - 1,4
Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy: Công thức 3, năng suất rau muống ở
tất cả các lứa hái đạt 44,56 đến 63,52 tạ/1000 m
2
. Trong khi đó, năng suất rau
muống của các lứa hái ở đối chứng chỉ đạt từ 30,78 đến 39,34 tạ/1000 m
2
. Kết
7
quả xử lí thống kê cho thấy, năng suất rau muống ở các lứa hái đều cao hơn
công thức đối chứng (công thức 1) và cao hơn công thức 2 một cách chắc chắn.
Những kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước của các
tác giả. Thực tiễn cho thấy, từ khi kĩ thuật này du nhập vào Việt Nam đã có
nhiều nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Thị Dần,
1998 [3]; Nguyễn Khắc Thái Sơn và Nguyễn Quang Thạch, 1996 [5]; Vũ Quang
Sáng, 2000 [4]). Kết quả từ những nghiên cứu này đều rẳng định rằng chúng ta
có thể chủ động pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng cây thủy canh, những
dụng dịch này tốt không kém gì so với dung dịnh nhập ngoại và có giá thành
thấp hơn so với dung dịch nhập ngoại.
3.3. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến hàm lượng nitrat và
một số một số kim loại nặng trong xà lách, cải xanh trồng trái vụ bằng công
nghệ thủy canh tuần hoàn
Bảng 5. Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến hàm lượng nitrat, chì, cadimi trong
xà lách và cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy, trên các loại rau ở các công thức dung
dịch dinh dưỡng hàm lượng nitrat, chì và cadimi đều dưới ngưỡng tiêu chuẩn
cho phép rất nhiều. Dư lượng nitrat (NO
3
-
) trong xà lách từ 243- 343 mg/kg;
trong cải xanh từ 285- 342 mg/kg - Bằng 1/5 giới hạn tối đa cho phép. Hàm
lượng Pb và Cd trong các loại rau thương phẩm cũng rất thấp: trong rau xà lách,
Pb từ 0,028- 0,053 mg/kg; Cd từ 0,005- 0,009 mg/kg; trong rau cải xanh, Pb từ
0,045- 0,062 mg/kg; Cd từ 0,004- 0,008 mg/kg. Cả chì và cadimi đều dưới
ngưỡng cho phép rất nhiều (ngưỡng cho phép của chì là 1,0; cadimi là 0,1 với xà
lách và 0,2 với cải xanh mg/1 kg sản phẩm tươi). Điều này, cũng phù hợp với
Loại
rau
Công thức dung
dịch
NO
-
3
(mg/kg tươi) Pb (mg/kg tươi) Cd (mg/kg tươi)
Trong
rau
Giới hạn cho
phép
(TCVN)
Trong
rau
Giới hạn
cho phép
(TCVN)
Trong rau Giới hạn
cho phép
(TCVN)
Xà
lách
CT1(ĐHNNI) 292
1500
0,051
1,0
0,007
0,1
CT2 (VRQ1) 343 0,053 0,005
CT3 (VRQ2) 268 0,028 0,009
CT4 (VRQ3) 243 0,044 0,008
Rau
cải
CT1(ĐHNNI) 323
1500
0,058
1,0
0,008
0,2
CT2 (VRQ1) 285 0,048 0,005
CT3 (VRQ2) 286 0,045 0,004
CT4 (VRQ3) 342 0,062 0,008
8
những kết luận của Phạm Ngọc Sơn (2006) nghiên cứu ứng dụng kĩ thật thủy
canh và khí canh trong sản xuất rau cải xanh, xà lách ở Hải Phòng đã kết luận:
Cây trồng bằng kĩ thuật thủy canh, khí canh cho năng suất cao và sản phẩm an
toàn [6]. Năm 2000, Võ Kim Oanh, Nguyễn Quang Thạch và Cao Thị Thủy
nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón, cách bón, mật độ trồng đến sự sinh trưởng
phát triển và tích lũy NO
-
3
của cây cải ngọt trồng trong dung dịch đã cho thấy, ở
tất cả các công thức thí nghiệm hàm lượng NO
-
3
đều dưới mức cho phép của Tổ
chức Y tế Thế giới FAO/WHO [1].
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1- Dung dịch dinh dưỡng của Viện Sinh học Nông nghiệp (Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội), dung dịch dinh dưỡng VRQ1 của Viện Nghiên cứu Rau
Quả phù hợp cho sản xuất rau xà lách, rau cải xanh và rau cần tây. Sau trồng 20
ngày trên các dung dịch này, năng suất xà lách đạt tương ứng là 35,46 và 35,28
tạ/1000 m
2
; năng suất cải xanh tương ứng đạt 38,52 và 38,94 tạ/1000 m
2
. Sau
trồng 30 ngày trên các dung dịch này, năng suất cần tây tương ứng đạt 46,25 và
46,06 tạ/1000 m
2
. Dung dịch dinh dưỡng VRQ2 phù hợp cho sản xuất rau
muống, năng suất rau muống ở các lứa hái đạt từ 44,56 đến 63,52 tạ/1000 m
2
.
2- Cả 3 loại dung dịch dinh dưỡng đều đảm bảo hàm lượng nitrat, chì,
cadimi trong rau cách xa ngưỡng cho phép. Hàm lượng nitrat trong xà lách từ
243 đến 343 mg/100 kg tươi, trong cải xanh từ 285 đến 342 mg/100 kg tươi.
Hàm lượng chì trong xà lách từ 0,028 đến 0,053 mg/100 kg tươi, trong cải xanh
từ 0,045 đến 0,062 mg/100 kg tươi. Hàm lượng cadimi trong xà lách từ 0,005
đến 0,009 mg/100 kg tươi, trong cải xanh từ 0,004 đến 0,008 mg/100 kg tươi.
3- Tiếp tục nghiên cứu thêm về nội dung dung dịch dinh dưỡng, điều chỉnh
pH và EC của dung dịch dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của từng loại rau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Minh Châu (2010). Nghiên cứu xác định giống và giá thể thích hợp
nhằm tăng năng suất và chất lượng xà lách, cải xanh, cần tây trồng bằng
công nghệ thuỷ canh tuần hoàn (NFT) trong nhà lưới. Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Dần (1998). Kết quả khảo nghiệm dung dịch thủy canh Thăng
Long đối với một số loại rau ăn lá, ăn quả và hoa. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật
Rau, Hoa, Quả, (3), tr. 17 - 19
3. Võ Kim Oanh (1996). Nghiên cứu khả năng ứng dụng kĩ thuật trồng cây
trong dung dịch cho một số loại cây rau ở vùng Gia Lâm Hà Nội. Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
9
4. Vũ Quang Sáng (2000). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung dịch dinh
dưỡng khác nhau đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống cà chua VR2
và XH2. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (7), tr. 323 - 325.
5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại dung
dịch khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của một số cây rau, quả trồng
kĩ thuật thủy canh. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
6. Phạm Ngọc Sơn (2006). Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thủy canh và khí
canh trong sản xuất cây rau cải xanh, xà lách ở Hải Phòng. Luận văn Thạc
sỹ Khoa học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 57.
10