Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu xác định giá thể giữ cây trồng thủy canh thích thợp đối với rau ăn lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.77 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ GIỮ CÂY TRỒNG THỦY CANH
THÍCH HỢP ĐỐI VỚI RAU ĂN LÁ
Nguyễn Minh Chung
1
, Trần Khắc Thi
2
, Nguyễn Khắc Thái Sơn
3
,
Hoàng Minh Châu
2
, Nguyễn Thị An
2
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trồng cải xanh, xà lách và cần tây trên hệ thống
thủy canh tuần hoàn, nuôi cây bằng dung dịch dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu
Rau Quả, với 7 giá thể nghiên cứu là: (1)- Giá thể của Viện Nông hoá Thổ
nhưỡng (làm đối chứng - gọi là giá thể gốc); (2)- Giá thể trấu hun; (3)- Giá thể
mụn xơ dừa; (4)- 50% giá thể gốc + 50% trấu hun; (5)- 50% giá thể gốc + 50%
mụn xơ dừa; (6)- 50% trấu hun + 50% mụn xơ dừa; (7)- 1/3 giá thể gốc + 1/3
giá thể là trấu hun + 1/3 mụn xơ dừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giá thể
đỡ cây khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng
cải xanh, xà lách và cần tây. Cả 7 giá thể nghiên cứu đều cho sản phẩm cải xanh,
xà lách và cần tây có hàm lượng nitrate, chì và cadimi thấp hơn nhiều so với
ngưỡng cho phép nên an toàn với người sử dụng. Phối trộn 50% giá thể của
Viện Nông hóa Thổ nhưỡng + 50% vụn xơ dừa làm giá đỡ trồng cây bằng
phương pháp thủy canh cho kết quả tốt nhất với cả cải xanh, xà lách và cần tây.
Trên giá thể này, năng suất cải xanh đạt 29,3 tạ/1000m
2
, cao hơn đối chứng
17,2%; năng suất xà lách đạt 28,2 tạ/1000m


2
, cao hơn đối chứng 8%; năng suất
cần tây đạt 25,8 tạ/1000m
2
, cao hơn đối chứng 15,2%.
Từ khóa: cải xanh, cần tây, dung dịch, giá thể, thủy canh, trấu hun, xà
lách, xơ dừa
1. MỞ ĐẦU
Ở nước ta rau xanh được trồng trên đất nông nghiệp tại 2 vùng chính: vùng
rau tập trung chuyên canh ven thành phố, khu công nghiệp và vùng rau vụ đông
xuân luân canh với cây lương thực. Vùng rau thứ nhất hiện đang bị thu hẹp diện
tích bởi quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp. Phần đất trồng
rau còn lại bị nguy cơ ô nhiễm hoá chất (thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng,
phân hoá học…) ngày càng gia tăng [2].
1
. Nghiên cứu sinh;
2
. Cán bộ Viện Nghiên cứu Rau Quả;
3
. Giáo viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
1
Để đảm bảo đủ lượng rau cho cư dân thành phố, nhiều nước đã chọn giải
pháp ứng dụng công nghệ cao để trồng rau quanh năm, kiểm soát an toàn thực
phẩm. Một trong những công nghệ có ưu thế hơn cả là thuỷ canh tuần hoàn NFT
(Nutrient Film Technique). Bằng công nghệ này sản phẩm an toàn và có thể tăng
(Nutrient Film Technique). Bằng công nghệ này sản phẩm an toàn và có thể tăng
sản lượng rau trên đơn vị diện tích từ 7-10 lần
sản lượng rau trên đơn vị diện tích từ 7-10 lần [3];
tuy nhiên, mức đầu tư ban
tuy nhiên, mức đầu tư ban

đầu khá cao.
đầu khá cao.
Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đi kèm với sự gia tăng dân số.
Cùng với quá trình đó, nhu cầu sử dụng rau xanh của người dân ngày càng tăng,
nhất là ở các đô thị. Để giải quyết những hạn chế nêu trên và đáp ứng nhu cầu
của người dân, trong những năm qua, ngành rau quả Việt Nam đã và đang nỗ
lực cải tiến công nghệ nhằm mở rộng thời vụ, không ngừng nâng cao năng suất
và chất lượng. Để áp dụng phương pháp này trong thực tiễn sản xuất việc hạ giá
thành các vật liệu đầu vào để hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu rất quan
trọng, trong đó có việc nghiên cứu hạ giá thành giá thể giữ cây. Xuất phát từ
mục tiêu đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định giá thể giữ cây trồng thích
hợp đối với rau ăn lá.
2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Vật liệu nghiên cứu
* Giá thể: Thí nghiệm tiến hành với 7 công thức giá thể sau: (1)- Giá thể
của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng (làm đối chứng - gọi là giá thể gốc); (2)- Giá
thể trấu hun; (3)- Giá thể mụn xơ dừa; (4)- 50% giá thể gốc + 50% trấu hun; (5)-
50% giá thể gốc + 50% mụn xơ dừa; (6)- 50% trấu hun + 50% mụn xơ dừa; (7)-
1/3 giá thể gốc + 1/3 giá thể là trấu hun + 1/3 mụn xơ dừa [1], [4].
* Cây trồng: Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu với 3 loại rau ăn lá sau: xà
lách, cải xanh và cần tây.
* Hệ thống thủy canh và dung dịch dinh dưỡng: Nghiên cứu sử dụng
thủy canh tuần hoàn. Hệ thống này gồm các ống nhựa (ống cấp và thoát dung
dịch) đường kính 110mm, dài 24m; đặt trên giá sắt chắc chắn, cao 80cm. Các
ống nhựa được đục sẵn các lỗ 6,5cm, cách nhau 15cm để đưa cây vào đó. Các
ống đặt cách nhau 10- 12cm, nghiêng về phía bể thu, đặt dốc 1
0
so với mặt đất.
Ở đầu cấp các ống có hệ thống cung cấp dung dịch dinh dưỡng được điều chỉnh
lượng và tốc độ bởi khoá điều chỉnh. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng củaViện

nghiên cứu Rau quả, đựng trong téc nhựa, đặt cao hơn ống dẫn dung dịch 0,7m.
2
Cho dung dịch chảy qua các ống nhựa rồi vào bể chứa. Khi dung dịch trong téc
chảy hết 2/3 thì van phao đóng bơm 2 chiều đẩy dung dịch từ bể thu ngược lại
bể cấp. Cứ như thế, dung dịch chảy tuần hoàn trong suốt thời gian sinh trưởng
của cây. Cây con được ươm trong rọ nhựa có đường kính 6,5cm cao 10cm, 3 cây
/1rọ khi được 2- 3 lá thật đưa vào hệ thống thuỷ canh tuần hoàn.
2.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành với 7 công thức, mỗi
công thức là một giá thể (như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu)
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại
nhà lưới của Viện Nghiên cứu Rau Quả (Hà Nội); trong khoảng thời gian từ
tháng 5 đến tháng 8 năm 2009
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên, gồm 4 lần nhắc
lại. Định cây theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi ô theo dõi 5 cây. Tổng
diện tích thí nghiệm trong nhà lưới 150m
2
; diện tích thí nghiệm là 5m
2

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành theo dõi 3 nhóm chỉ tiêu sau: (1)- Các chỉ tiêu về
sinh trưởng: thời gian sinh trưởng (ngày), số lá/cây (lá), chiều cao cây và đường
kính tán (cm); (2)- Các chỉ tiêu về năng suất: khối lượng cây (g), năng suất lí
thuyết và năng suất thực thu (tạ/1000m
2
); (3)- Các chỉ tiêu về chất lượng sản
phẩm: đường tổng số (%): theo phương pháp Bectrand; chất khô (%): theo
phương pháp sấy khô kiệt; vitamin C (mg/1 g tươi): theo phương pháp Tilman;

NO
3
-
(mg/1 g tươi): theo phương pháp sắc kí ion; Pb và Cd (mg/1 g tươi): theo
phương pháp đo trên máy cực phổ.
2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lí thống
kê bằng phần mền IRRISTATE và Excel
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng cải xanh
3
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng của cải xanh
Công thức Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao
cây (cm)
Số
lá/cây
(lá)
Đường
kính tán
(cm)
Từ gieo đến
nẩy mầm
Từ mọc đến
ra lá thật
Từ mọc đến
đưa lên giá đỡ
Tổng thời
gian
CT1 (đ/c) 3 7 10 35 32,5 9,0 27,8
CT2 3 7 10 37 33,6 9,5 24,5

CT3 3 7 10 35 32,6 8,6 25,5
CT4 3 7 10 34 32,5 10,0 23,1
CT5 3 7 10 32 35,5 11,5 32,0
CT6 3 7 10 33 34,5 11,0 27,9
CT7 3 7 10 33 33,4 10,4 26,4
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1 cho thấy: Ở tất cả các công thức sau khi gieo
3 ngày, hạt cải xanh bắt đầu nẩy mầm và sau 7 ngày bắt đầu ra lá thật, sau 10 ngày
thì đưa lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn. Tổng thời gian sinh trưởng ở công thức 5
là ngắn nhất, chỉ 32 ngày; tiếp đến là công thức 6 và công thức 7 đều có tổng thời
gian sinh trưởng là 33 ngày, ngắn hơn so với công thức đối chứng từ 2 ngày; dài
nhất là CT2 có tổng thời gian sinh trưởng là 37 ngày, dài hơn đối chứng 2 ngày.
Chiều cao cây ở các công thức có sự khác nhau khá rõ rệt. Ở công thức 5
cải xanh có chiều cao lớn nhất đạt 35,5cm; tiếp đó là công thức 6 đạt 34,5cm,
cao hơn so với đối chứng từ 2-3 cm, CT2 chiều cao cây đạt 33,6 cm; các công
thức còn lại chiều cao cây chỉ đạt 32,5-32,6 cm.
Tương ứng với sự tăng trưởng chiều cao cây, ở CT5 có số lá và đường kính
tán đạt cao nhất, tương ứng là 11,5 lá/cây và 32,0 cm; các công thức còn lại khác
đối chứng không nhiều, dao động từ 8,6 đến 11,0 lá/cây và từ 23,1 đến 27,9 cm
đường kính tán.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến năng suất và chất lượng của cải xanh
Công thức K.lượng
cây
(g/cây)
NSLT
(tạ/1000
m
2
)
NSTT
(tạ/1000

m
2
)
Đường
tổng số
(%)
Chất
khô
(%)
VTMC
(mg/100
g tươi)
NO
3
-
(*)
(mg/100
g tươi)
Pb
(mg/100
g tươi)
Cd
(mg/100
g tươi)
CT1 (đ/c) 85,5 31,8 25,0 2,00 10,51 2,00 456 0,044 0,006
CT2 79,3 28,8 22,8
*
1,53 9,37 1,53 444 0,047 0,008
CT3 78,6 28,5 22,9
*

1,75 11,82 1,75 432 0,044 0,007
CT4 87,5 28,2 25,9
*
1,85 11,44 1,85 420 0,053 0,009
CT5 92,4 33,2 29,3
*
2,35 12,09 2,45 425 0,060 0,006
CT6 87,4 32,6 28,7
*
1,74 11,61 1,79 384 0,063 0,004
CT7 88,5 25,3 26,6
*
2,45 11,69 2,35 432 0,060 0,007
LSD
05
0,15
CV% 2,4
4
(*).
Giới hạn tối đa theo (TCVN 5247:1990): NO3- = 600mg; Pb = 0,3mg; Cd = 0,1mg
Số liệu bảng 3.2 cho thấy năng suất cải xanh ở các công thức thí nghiệm
dao động từ 22,8 đến 29,3 tạ/1000m2. Năng suất ở 6 công thức thí nghiệm đều
sai khác đối chứng ở mức xác suất 95%. Trong đó, khối lượng cây (năng suất cá
thể) cũng như năng suất thực thu của cải xanh ở công thức 5 có năng suất cao
nhất, tương ứng đạt 92,4 g/cây và 29,3 tạ/1000m2, cao hơn năng suất ở công
thức đối chứng đến 4,3 tạ/1000m2, tương ứng với 17,2%. Năng suất cải xanh ở
công thức 2 và công thức 3 là thấp nhất, tương ứng chỉ đạt 22,8 và 22,9
tạ/1000m2. Như vậy, có thể kết luận giá thể ở công thức 5 có ảnh hưởng tốt nhất
đến năng suất cải xanh.
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng rau cải

xanh trên hệ thống thuỷ canh. Khả năng tích lũy chất khô, đường tổng số,
vitamin C, nitrat, chì và cadimi ở 7 công thức giá thể là khác nhau. Tuy nhiên,
so với ngưỡng cho phép thì cải xanh ở cả 7 công thức thí nghiệm đều có nitrate,
chì và cadimi dưới ngưỡng rất xa. Như vậy, cả 7 công thức giá thể nghiên cứu
không ảnh hưởng đến chất lượng cải xanh. Hàm lượng các chất này tương ứng
xếp theo thứ tự như sau: Hàm lượng chất khô: CT5 -> CT3 -> CT7 -> CT6 ->
CT1 -> CT4 -> CT2; Hàm lượng đường tổng số: CT7 -> CT5 -> CT1 -> CT4 ->
CT3 -> CT6 -> CT2; Hàm lượng vitamin C: CT5 -> CT7 -> CT1 -> CT6 ->
CT4 -> CT3 -> CT2; Hàm lượng nitrate-: CT1 -> CT2 -> CT3 = CT7 -> CT5 ->
CT4 -> CT6; Hàm lượng Pb: CT6 -> CT5 = CT7 -> CT4 -> CT2 -> CT1 = CT3;
Hàm lượng Cd: CT4 -> CT2 -> CT3 = CT7 -> CT1 = CT5 -> CT6.
Nếu xét tổng thể thì công thức 5 (50% giá thể gốc + 50% vụn xơ dừa) tỏ ra
ưu việt hơn cả, năng suất cao hơn nhất (29,3 tạ/1000m2); chất khô và vitamin C
cao nhất (12,09% và 2,45mg/100g tươi); đường tổng số xếp thứ 2, đạt 2,35%;
nitrat là 425 mg/100g tươi; chì là 0,06 mg/100g tươi; cadimi là 0,006 mg/100g
tươi; đều dưới ngưỡng cho phép nhiều.
3.2. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng xà lách
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng của xà lách
Công thức Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều
cao cây
(cm)
Số lá
lá/cây
(lá)
Đường
kính tán
(cm)
Từ gieo đến
nẩy mầm

Từ mọc đến
ra lá thật
Từ mọc đến
đưa lên giá đỡ
Tổng thời
gian
CT1 (đ/c) 3 7 10 36 23,6 12,5 27,0
5
CT3 3 7 10 35 21,3 11,6 28,2
CT3 3 7 10 38 22,1 12,3 22,7
CT4 3 7 10 36 21,4 13,3 26,5
CT5 3 7 10 33 24,5 15,4 32,5
CT6 3 7 10 37 23,2 13,6 30,1
CT7 3 7 10 35 23,5 14,0 28,5
Số liệu bảng 3.3 cho thấy, giống như cải xanh, ở tất cả các công thức giá
thể, sau khi gieo 3 ngày hạtxà lách nẩy mầm, sau 7 ngày bắt đầu ra lá thật. Tuy
nhiên, tổng thời gian sinh trưởng ở tất cả các công thức giá thể có sự sai khác
khá rõ rệt, chúng dao động từ 33 đến 38 ngày. Trong đó, ở công thức 5, xà lách
có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất, chỉ là 33 ngày, ngắn hơn đối chứng 3
ngày.
Kết quả theo dõi về chiều cao cây, số lá/cây và đường kính tán của rau xà
lách trình bày trong bảng 3.3 cho thấy, ở công thức 5 xà lách sinh trưởng tốt
nhất, cây cao nhất, nhiều lá nhất và đường kính tán rộng nhất; các chỉ tiêu này
tương ứng là 24,5cm, 15,4 lá/cây và 32,5 cm.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến năng suất và chất lượng của xà lách
Công thức K.lượng
cây
(g/cây)
NSLT
(tạ/1000

m
2
)
NSTT
(tạ/1000
m
2
)
Đường
tổng
số(%)
Chất
khô
(%)
VTMC
(mg/100
g tươi)
NO
3
-
(*)
(mg/100
g tươi)
Pb
(mg/100
g tươi)
Cd
(mg/100
g tươi)
CT1 (đ/c) 76,5 37,4 26,1 2,20 7,71 2,42 316 0,046 0,006

CT2 74,6 36,5 25,5
*
2,75 7,62 3,23 312 0,057 0,008
CT3 72,3 35,4 24,7
*
2,70 8,07 2,70 427 0,070 0,060
CT4 75,7 37,1 25,9
*
2,41 7,23 2,41 416 0,043 0,050
CT5 82,3 40,3 28,2
*
2,13 8,84 2,65 412 0,042 0,009
CT6 78,7 38,5 26,9
*
2,05 7,33 2,05 420 0,067 0,030
CT7 80,1 39,2 27,4
*
2,65 7,99 2,13 414 0,005 0,040
LSD
05
0,2
CV% 4,8
(*).
Giới hạn tối đa theo (TCVN 5247:1990): NO3- = 600mg; Pb = 0,3mg; Cd = 0,1mg
Số liệu bảng 3.4 cho thấy, năng suất giữa các công thức khác nhau là khác
nhau và dao động từ 24,7 đến 28,2 tạ/1000m2. Trong đó, ở công thức 5, xà lách
có khối lượng cây (năng suất cá thể) và năng suất thực thu cao nhất, tương ứng
là 82,3 g/cây và đạt 28,2 tạ/1000m2, cao hơn đối chứng 8%; thấp nhất là công
thức 3, khối lượng cây và năng suất thực thu tương ứng chỉ đạt 72,3 g/cây và
24,7 tạ/1000m2.

6
Số liệu bảng 3.4 còn cho thấy giá thể cũng có ảnh hưởng đến chất lượng xà
lách, cụ thể các chỉ tiêu về chất lượng của xà lách xếp thứ tự từ cao xuống thấp
như sau: Hàm lượng chất khô: CT5 -> CT3 -> CT7 -> CT1 -> CT2 -> CT6 ->
CT4; Hàm lượng đường tổng số: CT2 -> CT3 -> CT7 -> CT4 -> CT1 -> CT5 ->
CT6; Hàm lượng vitamin C: CT2 -> CT3 -> CT5 -> CT1 -> CT4 -> CT7 ->
CT6; Hàm lượng nitrate: CT3 -> CT6 -> CT4 -> CT7 -> CT5 -> CT1 -> CT2;
Hàm lượng Pb: CT3 -> CT6 -> CT2 -> CT1 -> CT4 -> CT5 -> CT7; Hàm lượng
Cd: CT3 -> CT4 -> CT6 -> CT7 -> CT5 -> CT2 -> CT1.
Như vậy, xét trên tất cả các chỉ tiêu thì công thức 5 (50% giá thể gốc + 50%
vụn xơ dừa) tỏ ra ưu việt hơn cả, năng suất cao nhất (28,2 tạ/1000m2); chất khô
cao nhất (8,84%); nitrat là 412 mg/100g tươi; chì là 0,042 mg/100g tươi; cadimi
là 0,009 mg/100g tươi; đều dưới ngưỡng cho phép nhiều. Tuy nhiên, đường tổng
số chỉ đạt 2,13% (xếp thứ 6 trong 7 công thức) làm cho có cảm giác “hơi nhạt”
khi ăn xà lách ở công thức này.
3.3. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng cần tây
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng của cần tây
Công thức Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều
cao cây
(cm)
Số lá/cây
(lá)
Đường
kính tán
(cm)
Từ gieo đến
nẩy mầm
Từ mọc đến
ra lá thật

Từ mọc đến
đưa lên giá đỡ
Tổng thời
gian
CT1 (đ/c) 12 5 17 59 22,7 9,0 21,3
CT2 12 5 17 58 23,6 8,0 20,1
CT3 12 5 17 50 21,5 8,5 22,4
CT4 12 5 17 57 23,6 7,5 20,5
CT5 12 5 17 48 24,7 9,2 26,5
CT6 12 5 17 48 22,8 8,4 25,0
CT7 12 5 17 56 23,5 8,6 21,0
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy ở các công thức giá thể khác nhau đều có thời
gian từ gieo đến mọc là 12 ngày, từ mọc đến ra lá thật là 5 ngày. Tuy nhiên, tổng
thời gian sinh trưởng của cần tây ở các công thức có sự sai khác đáng kể. Công
thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là công thức 5 và công thức 6, chỉ 48
ngày là được thu hoạch, ngắn hơn so với công thức đối chứng 9 ngày.
Số liệu ở bảng 3.5 cũng cho thấy chiều cao, số lá và đường kính tán cần tây
ở công thức 5 đạt cao nhất, tương ứng là 24,7 cm, 9,2 lá/cây, 26,5 cm. Chiều cao
7
cần thấp nhất ở công thức 3 (21,5 cm). Số lá cần thấp nhất ở công thức 4 (7,5
lá). Đường kính tán cần thấp nhất ở công thức 2 (20,1 cm).
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến năng suất và chất lượng của cần tây
Công thức K.lượng
cây
(g/cây)
NSLT
(tạ/1000
m
2
)

NSTT
(tạ/1000
m
2
)
Đường
tổng số
(%)
Chất
khô (%)
VTMC
(mg/100
g tươi)
NO
3
-
(*)
(mg/100
g tươi)
Pb
(mg/100
g tươi)
Cd
(mg/100
g tươi)
CT1 (đ/c) 66,2 32,0 22,4 0,9 7,5 132,0 430 0,060 0,005
CT2 70,2 34,3 24,0 0,8 7,5 124,0 315 0,062 0,065
CT3 70,0 34,3 24,0 0,6 5,7 135,0 421 0,005 0,045
CT4 71,4 34,9 24,4
*

0,9 7,2 120,0 453 0,054 0,067
CT5 75,2 36,8 25,8
*
1,0 7,5 142,0 376 0,050 0,078
CT6 72,5 36,9 25,7
*
0,9 7,1 136,0 428 0,040 0,062
CT7 73,4 35,9 25,1
*
0,6 5,3 122,0 432 0,005 0,056
LSD
05
0,19
CV% 3,8
(*).
Giới hạn tối đa theo (TCVN 5247:1990): NO3- = 600mg; Pb = 0,3mg; Cd = 0,1mg
Kết quả bảng 3.6 cho thấy khối lượng cây (năng suất cá thể) và năng suất
thực thu của cần tây ở công thức 5 là cao nhất, tương ứng đạt 75,2g/cây và 25,8
tạ/1000m2, cao hơn đối chứng 15,2%; tiếp sau đó là công thức 6 đạt 25,7
tạ/1000m2; thấp nhất là năng suất ở công thức 1 (đối chứng), chỉ đạt 22,4
tạ/1000m2. Kết quả xử lí thống kê cho thấy, năng suất cần tây của công thức 4,
công thức 5, công thức 6, công thức 7 đều cao hơn đối chứng một cách chắc
chắn.
Bảng 3.6 còn cho thấy, hàm lượng đường tổng số, chất khô và vitamin C
của cải cần tây ở công thức 5 cũng cao nhất, tương ứng đạt 1,0%, 7,5% và 142
mg/100g tươi. Hàm lượng đường tổng số thấp nhất ở công thức 3 và công thức
7, chỉ đạt 0,6%. Hàm lượng chất khô thấp nhất là công thức 7, chỉ đạt 5,3%.
Vitamin C thấp nhất ở công thức 4, chỉ đạt 120 mg/100g tươi. Hàm lượng
nitrate, chì và cadimi đều dưới ngưỡng cho phép nhiều. Trong đó, hàm lượng
nitrate dao động từ 315 đến 453 mg/100g tươi; hàm lượng chì dao động từ 0,05

đến 0,62 mg/100g tươi; hàm lượng cadimi dao động từ 0,05 đến 0,78 mg/100g
tươi.
Kết quả phân tích ở bảng 3.6 cho thấy cần tây ở công thức giá thể 5 (50%
giá thể gốc + 50% vụn xơ dừa) ưu việt hơn cả, cho năng suất, hàm lượng đường
tổng số, chất khô và vitamin C cao nhất; nitrate và kim loại nặng đều dưới
8
ngưỡng cho phép rất nhiều; chứng tỏ sản phẩm đảm bảo an toàn với người sử
dụng.
4.KẾT LUẬN
1- Bẩy giá thể nghiên cứu sau: (1)- Giá thể của Viện Nông hoá Thổ
nhưỡng (làm đối chứng - gọi là giá thể gốc); (2)- Giá thể trấu hun; (3)- Giá thể
mụn xơ dừa; (4)- 50% giá thể gốc + 50% trấu hun; (5)- 50% giá thể gốc + 50%
mụn xơ dừa; (6)- 50% trấu hun + 50% mụn xơ dừa; (7)- 1/3 giá thể gốc + 1/3
giá thể là trấu hun + 1/3 mụn xơ dừa ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng,
năng suất, chất lượng cải xanh, xà lách và cần tây trồng bằng phương pháp thủy
canh.
2- Cả 7 giá thể nghiên cứu đều cho sản phẩm cải xanh, xà lách và cần tây
an toàn với người sử dụng về nitrate, chì và cadimi.
3- Phối trộn 50% giá thể của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng + 50% vụn xơ
dừa làm giá đỡ trồng cây bằng phương pháp thủy canh cho kết quả tốt nhất với
cả cải xanh, xà lách và cần tây. Trên giá thể này, năng suất cải xanh đạt 29,3
tạ/1000m
2
, cao hơn đối chứng 17,2%; năng suất xà lách đạt 28,2 tạ/1000m
2
, cao
hơn đối chứng 8%; năng suất cần tây đạt 25,8 tạ/1000m
2
, cao hơn đối chứng
15,2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị An ( 2008), Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công
nghệ tiên tiến để sản xuất rau trái vụ an toàn tại Hà Nội
2. Hoàng Minh Châu (2010), Nghiên cứu xác định giống và giá thể thích hợp
nhằm tăng năng suất và chất lượng xà lách, cải xanh, cần tây trồng bằng
công nghệ thuỷ canh tuần hoàn (NFT) trong nhà lưới, Luận văn cao học,
Viện Nghiên cứu Rau Quả, Hà Nội.
3. Võ Kim Oanh (1996), Nhiên cứu khả năng ứng dụng kỹ thuật trồng cây
trong dung dịch cho một số loại cây rau ở vùng Gia Lâm Hà Nội, Luận án
Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I.
4. Trần Khắc Thi ( 2007), Nghiên cứu chế tạo giá thể phục vụ sản xuất cây con
giống rau, hoa và rau, hoa thương phẩm chất lượng cao, Đề tài khoa học
công nghệ cấp thành phố 2006-2007, Viện Nghiên cứu Rau quả.
9
THE RESEARCH TO DEFINE THE SUITABLE SUBSTRATES FOR
HYDROPONIC CULTIVATE FOR LEVEAS VEGETABLES
Nguyen Minh Chung
1
, Tran Khac Thi
2
, Nguyen Khac Thai Son
3
,
Hoang Minh Chau
2
, Nguyen Thi An
2
Summary
The research was conducted on broccoli, lettuce and celery on the
circulatory system of hydroponics which grows vegetables in the nutrient

solution of the Horticulture Research Institute. Seven studied substrates
included: (1) - Substrate from Institute of Soils (for reference - called the
original substrate), (2) – Smoked rice husk substrate, (3) – Coconut fiber
substrate, (4) – mixture of 50% smoked rice husk and 50% original substrate; (5)
– mixture of 50% coconut fiber and 50% original substrate, (6) – mixture of
50% smoked rice husk and 50% coconut fiber substrate, (7) – mixture of 1/3
original, 1/3 smoked rice husk and 1/3 coconut fiber substrate. The research
results revealed that different kinds of substrates have different effects on the
growth, productivity and quality of broccoli, lettuce and celery. Broccoli, lettuce
and celery grown on all seven studied substrates have lower levels of nitrate,
lead and cadmium than the standard level, which means they are much safer for
customers. The best result can be found in the mixture of 50% of the original
substrate and 50% of coconut fiber substrate for all broccoli, lettuce and celery.
To be more specific, the productivity was 29.3 quintal/1000m2 for broccoli
(17.2% higher than the reference); 28.2 quintal/1000m2 for lettuce (8% higher
than reference) and 25.8 quintal/1000m2 for celery (15.2% higher than
reference).
Key word: broccoli, celery, coconut fiber, hydroponic, lettuce, nutrition,
rice husk, substrates

10

×