Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

KẾ TOÁN PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNGRỦI RO TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.43 KB, 72 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH THUẬN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TUYẾT NHI
Lớp : ĐH26KT02
Khóa học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn : THS. HỒ HẠNH MỸ
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03-2014
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BIDV
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
2 NHNN Ngân hàng Nhà nước
3 NHTM Ngân hàng Thương mại
4 NHNNg Ngân hàng nước ngoài
5 TCTD Tổ chức tín dụng
6 CIC
Credit Information Center: Trung tâm thông tin tín
dụng
7 IAS
International Accounting Standard: Chuẩn mực kế
toán quốc tế
8 VAS
Vietnamese Accounting Standard: Chuẩn mực kế
toán Việt Nam
9 TK Tài khoản


10 UNDP
United Nations Development Programme: Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc
11 ADB
The Asian Development Bank: Ngân hàng Phát
triển châu Á
12 JBIC
Japan Bank for International Cooperation: Ngân
hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
13 NIB Nordic Investment Bank: Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu
14 CP Cổ phần
15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
16 XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG DANH MỤC
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại BIDV Ninh Thuận
Bảng 2.1
Cơ cấu cho vay phân theo ngành nghề kinh tế của
BIDV Ninh Thuận thời điểm 2011 – 2013
Bảng 2.2
Cơ cấu cho vay phân theo loại hình kinh tế của
BIDV Ninh Thuận thời điểm 2011 – 2013
Bảng 2.3
Cơ cấu cho vay phân theo kỳ hạn của BIDV Ninh
Thuận thời điểm 2011 – 2013
Bảng 2.4
Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán năm 2012 –
2013 tại BIDV Ninh Thuận
Bảng 2.5 Tỷ lệ chiết khấu trong việc tính giá trị thế chấp
Bảng 2.6 Thang điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Bảng 2.7 Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Bảng 2.8 Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng TCTD
Bảng 2.9
Phân loại nợ tại BIDV Ninh Thuận giai đoạn 2011 –
2013
Bảng 2.10
Kết quả phân loại nợ đối với các chỉ tiêu ngoài bảng
cân đối kế toán tại BIDV Ninh Thuận năm 2012 –
2013
Bảng 2.11
Số dư tài khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên
bảng cân đối kế toán năm 2011 - 2012 tại BIDV
Ninh Thuận
Bảng 2.12
Biến động chí phí dự phòng rủi ro tín dụng tại BIDV
Ninh Thuận trong suốt 2 năm 2012 và năm 2013
Bảng 3.1
Các chỉ tiêu hoạt động kế hoạch năm 2014 tại BIDV
Ninh Thuận
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC TÊN PHỤ LỤC
02.1 Phân loại nợ theo Thông tư 02
02.2
Tỷ lệ chấp thuận theo tính pháp lý và theo khả năng
phát mại của BIDV
02.3
Chi tiết Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của
BIDV Ninh Thuận
LỜI MỞ ĐẦU
Với tư cách là định chế tài chính trung gian, là “cầu nối” giữa cung và cầu

vốn, NHTM huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn này cấp tín
dụng cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế. Trong hoạt động
của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền
thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và thu nhập của ngân hàng.
Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập, tín dụng vẫn tiếp
tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro trong
kinh doanh tập trung chủ yếu vào rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu,
luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có nhiều biện pháp
phòng ngừa rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể sử dụng. Một biện pháp đang được
các NHTM áp dụng để hạn chế và bù đắp rủi ro là chú trọng công tác phân loại nợ
và trích lập dự phòng. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ có vai trò quan
trọng, giúp cho ngân hàng kiểm soát được chất lượng danh mục cho vay của mình
và có các biện pháp phù hợp để xử lý các vấn đề phát sinh. Phân loại nợ là cơ sở để
ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với rủi ro của các
khoản vay cụ thể. Tuy nhiên, việc phân loại chính xác nhóm nợ và số dự phòng cần
trích lập không phải là một vấn đề đơn giản. Vì hiện nay, công cụ giúp các ngân
hàng phân loại nợ là Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam đều được xây dựng theo phương pháp chuyên
gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp
hạng hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa
trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Do đó, kết quả xếp
hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở
xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn
thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Xuất phát từ thực tế trên, các
NHTM Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả công tác phân loại nợ để có thể đánh
giá chất lượng hoạt động tín dụng một cách chính xác hơn từ đó tiến hành trích lập
dự phòng hợp lý nhắm giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng.
Sau quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại NHTM CP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận, nhận thức rõ được tầm quan trọng
của việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, em đã quyết định lựa

chọn vấn đề: “Kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại
NHTM CP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận” làm đề tài
cho bài báo cáo thực tập của mình. Bài báo cáo chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi
những sai xót, em rất mong nhận được những góp ý từ cô để em có thể hoàn thiện
kiến thức của mình, chuẩn bị một hành trang vững chắc trước khi bước vào đời.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, cảm ơn cô đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình.
Bài báo cáo này có bố cục 3 phần:
Phần 1: Kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại.
Phần 2: Kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận.
Phần 3: Nhận xét và kiến nghị.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỤC LỤC 1
Phần 1 1
KẾ TOÁN PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1
1.1. Sơ lược về hoạt động cấp n dụng và rủi ro n dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại 1
1.1.1. Sơ lược về hoạt động cấp n dụng của ngân hàng thương mại 1
1.1.1. Sơ lược về hoạt động cấp n dụng của ngân hàng thương mại 1
1.1.1.1. Khái niệm cấp n dụng 1
1.1.1.2. Phân loại n dụng ngân hàng 1
1.1.2. Rủi ro n dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 1
1.1.2. Rủi ro n dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 1

1.1.2.1. Khái niệm rủi ro n dụng 1
1.1.2.2. Phân loại rủi ro n dụng 1
1.1.2.3. Đặc điểm của rủi ro n dụng 2
1.1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro n dụng 2
1.1.2.5. Đánh giá rủi ro và chất lượng n dụng 2
1.2. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại ngân hàng thương mại 3
1.2.1. Khái niệm về phân loại nợ và trích lập dự phòng 3
1.2.1. Khái niệm về phân loại nợ và trích lập dự phòng 3
1.2.2. Vai trò của hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 3
1.2.2. Vai trò của hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 3
1.2.3. Quy định pháp lý về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại ngân hàng thương mại
4
1.2.3. Quy định pháp lý về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại ngân hàng thương mại. .4
1.2.3.1. Thời điểm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 4
1.2.3.2. Các phương pháp phân loại nợ 4
1.2.3.3. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro n dụng 4
1.3. Kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 5
1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 5
1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 5
1.3.2. Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với trích lập dự phòng rủi ro n dụng 5
1.3.2. Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với trích lập dự phòng rủi ro n dụng 5
1.3.3. Trình bày báo cáo tài chính đối với các nhóm nợ và dự phòng rủi ro n dụng 6
1.3.3. Trình bày báo cáo tài chính đối với các nhóm nợ và dự phòng rủi ro n dụng 6
1.3.4. Tài khoản kế toán sử dụng trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 7
1.3.4. Tài khoản kế toán sử dụng trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 7
1.3.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng đối với phân loại nợ 7
1.3.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng đối với trích lập dự phòng rủi ro n dụng 7
1.3.5. Phương pháp hạch toán kế toán đối với nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n
dụng 8
1.3.5. Phương pháp hạch toán kế toán đối với nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n

dụng 8
1.3.5.1. Phương pháp kế toán đối với nghiệp vụ phân loại nợ 8
1.3.5.2. Kế toán dự phòng rủi ro n dụng 9
Phần 2 12
KẾ TOÁN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG 12
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH
THUẬN 12
2.1. Tổng quan về NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 12
2.2. Giới thiệu về BIDV Ninh Thuận 12
2.2.1. Sơ lược về BIDV Ninh Thuận 12
2.2.1. Sơ lược về BIDV Ninh Thuận 12
2.2.2. Quá trình hoạt động và phát triển của BIDV Ninh Thuận 13
2.2.2. Quá trình hoạt động và phát triển của BIDV Ninh Thuận 13
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV Ninh Thuận 14
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV Ninh Thuận 14
2.2.4. Tình hình hoạt động n dụng tại BIDV Ninh Thuận 14
2.2.4. Tình hình hoạt động n dụng tại BIDV Ninh Thuận 14
2.2.4.1. Tình hình hoạt động cho vay: 14
2.2.4.2. Tình hình các cam kết bảo lãnh ngoại bảng: 16
2.3. Kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng và hạch toán kế toán tại BIDV Ninh Thuận
17
2.3.1. Văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 17
2.3.1. Văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng 17
2.3.2. Các điểm đổi mới của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN so với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và
Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN 17
2.3.2. Các điểm đổi mới của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN so với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và
Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN 17
2.3.3. Quy trình về thực hiện phân loại nợ 19
2.3.3. Quy trình về thực hiện phân loại nợ 19
2.3.3.1. Đối với khách hàng doanh nghiệp 20

2.3.3.2. Đối với khách hàng cá nhân 21
2.3.3.3. Đối với các tổ chức n dụng 21
2.3.4. Quy trình về trích lập dự phòng rủi ro n dụng 22
2.3.4. Quy trình về trích lập dự phòng rủi ro n dụng 22
2.3.5. Hạch toán kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 23
2.3.5. Hạch toán kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 23
2.3.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại BIDV Ninh Thuận 23
2.3.5.2. Tài khoản kế toán sử dụng trong hạch toán kế toán tại BIDV Ninh Thuận 24
2.3.5.3. Hạch toán kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 25
2.4. Kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 29
2.4.1. Kết quả phân loại nợ tại BIDV Ninh Thuận 29
2.4.1. Kết quả phân loại nợ tại BIDV Ninh Thuận 29
2.4.2. Kết quả trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 30
2.4.2. Kết quả trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 30
Phần 3 32
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 32
3.1. Sự khác biệt giữa giáo trình và thực tế về kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng
tại BIDV Ninh Thuận 32
3.2. Đánh giá công tác kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 32
3.2.1. Những kết quả đạt được 32
3.2.1. Những kết quả đạt được 32
3.2.2. Những nguyên nhân và hạn chế 34
3.2.2. Những nguyên nhân và hạn chế 34
3.3. Giải pháp về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 35
3.3.1. Định hướng phát triển của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới 35
3.3.1. Định hướng phát triển của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới 35
3.3.1.1. Định hướng phát triển của BIDV Trung ương 35
3.3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV Ninh Thuận 36
3.3.1.3. Định hướng chung về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận36
3.3.2. Giải pháp về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 37

3.3.2. Giải pháp về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro n dụng tại BIDV Ninh Thuận 37
3.3.2.1. Giải pháp đối với BIDV Ninh Thuận 37
3.3.2.2. Giải pháp đối với BIDV Trung ương 39
3.3.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 39
3.4. Kiến nghị giúp cải [ến giáo trình, bài giảng cho phù hợp hơn với thực [ễn nghề nghiệp 40
61
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Phần 1
KẾ TOÁN PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Sơ lược về hoạt động cấp tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại
1.1.1. Sơ lược về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm cấp tín dụng
Tại khoản 14, điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, hoạt động
cấp tín dụng được định nghĩa như sau: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức,
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền
theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thể hiện quan hệ tín dụng phát sinh giữa
ngân hàng với khách hàng, trong đó ngân hàng là người cấp tín dụng cho khách
hàng dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản trong một khoảng thời gian đã thoả
thuận, với cam kết là khách hàng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
1.1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Tuỳ theo cách tiếp cận mà tín dụng ngân hàng được phân loại theo một số
tiêu chí sau:
Dựa vào thời hạn tín dụng, tín dụng ngân hàng bao gồm: Tín dụng ngắn hạn,
Tín dụng trung hạn, Tín dụng dài hạn;
Dựa vào mức độ tín nhiệm khách hàng, tín dụng ngân hàng bao gồm: Tín

dụng có tài sản đảm bảo và Tín dụng không có tài sản đảm bảo;
Dựa vào hình thức pháp lý, tín dụng ngân hàng bao gồm: cho vay, cho thuê
tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá và bảo lãnh ngân hàng.
1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của
ngân hàng. Mặc dù tỷ trọng hoạt động tín dụng có xu hướng giảm trên thị trường tài
chính nhưng tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận quan
trọng nhất đối với ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh tập trung chủ yếu
vào rủi ro tín dụng. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN định nghĩa: “Rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân chia thành:
Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia
thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
1
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm rủi ro nghiệp vụ, rủi ro đảm bảo và rủi ro lựa
chọn.
1.1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng xảy ra khi một trong hai
yếu tố: khả năng trả nợ và, hoặc thiện chí trả nợ không được hình thành đầy đủ.
Trong đó, thiện chí trả nợ là yếu tố vô hình, do vậy, rủi ro tín dụng xuất phát từ bản
chất của quan hệ tín dụng là dựa trên cơ sở “lòng tin”. Ngoài ra, trong quá trình
khách hàng sử dụng vốn, có rất nhiều biến cố bất ngờ xảy ra, ngoài tầm kiểm soát
của cả ngân hàng và khách hàng, dẫn đến khả năng trả nợ thay đổi. Do đó, ngân

hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng
giải ngân vốn vay và trong quá trình xử dụng vốn vay của khách hàng. Tình trạng
thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được dấu hiệu rủi
ro một cách toàn diện và đầy đủ nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động,
hoặc biết thông tin sau, thông tin không chính xác về những khó khăn của khách
hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở
sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự
việc và hậu quả khi rủi ro xảy ra.
1.1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn: Là nguyên nhân nội tại của mỗi
khách hàng như: khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu, hệ thống
quản trị kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả
hoặc thất thoát, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu
thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
- Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều
kiện cho vay.
- Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi
ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng.
- Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện và xử lý các
khoản vay có vấn đề của cán bộ tín dụng còn yếu kém.
- Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy.
Nhóm nguyên nhân khách quan: Là những tác động ngoài ý chí của khách
hàng và ngân hàng như: thiên tai, hoả hoạn, do sự thay đổi của các chính sách quản
lý kinh tế, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động thị trường trong và
ngoài nước, khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính.
1.1.2.5. Đánh giá rủi ro và chất lượng tín dụng
Để phản ánh chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung

người ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng sau đây:
Tỷ lệ nợ quá hạn x 100%
Tỷ lệ “Nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi
2
được. Tỷ lệ “Nợ quá hạn” chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà
không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn. Để khắc phục nhược
điểm này, người ta sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn”.
Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn x 100%
Do chỉ tiêu “Tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ của một
khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn
đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn,
nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, khi xem xét
tỷ lệ nợ quá hạn còn cần phải xem xét đến quy mô hoạt động tín dụng của ngân
hàng đó.
Hệ số rủi ro tín dụng x 100%
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có.
Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có càng lớn thì lợi nhận sẽ lớn nhưng đồng
thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.
1.2. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại
1.2.1. Khái niệm về phân loại nợ và trích lập dự phòng
Phân loại nợ là việc ngân hàng căn cứ vào các chỉ tiêu định tính và định
lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các các cam kết ngoại bảng.
Trên cơ sở đó phân loại nợ vào các nhóm thích hợp.
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để
ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay. Theo khoản 2, điều
2, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập
để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng
không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc
và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm:

Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.”
1.2.2. Vai trò của hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng
Trong điều kiện hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các
hoạt động của NHTM, rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu mà ngân hàng phải đối mặt.
Do đó, rủi ro tín dụng và hậu quả của nó luôn được các ngân hàng quan tâm hàng
đầu. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ có vai trò quan trọng, giúp cho
ngân hàng kiểm soát được chất lượng danh mục cho vay của mình và có các biện
pháp phù hợp để xử lý các vấn đề phát sinh. Phân loại các khoản vay vào các nhóm
có mức độ rủi ro phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá
khách hàng cả trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Phân loại nợ là cơ sở để ngân
hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với rủi ro của các khoản
vay cụ thể.
3
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập định kì, phản ánh những tổn thất mà
ngân hàng có thể gánh chịu và tạo nguồn bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra
này trong tương lai. Theo quy định tại khoản 1, điều 4, Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN, các NHTM phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB)
để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi
hoạt động, tình hình thực tế của TCTD.
1.2.3. Quy định pháp lý về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Thời điểm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thời điểm phân loại nợ và trích lập
dự phòng được quy định như sau:
- Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng
tiếp theo, TCTD thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời
điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.
- Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12,

TCTD thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối
ngày 30 tháng 11.
- Đối với các khoản nợ xấu, TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản
lý chất lượng và rủi ro tín dụng.
1.2.3.2. Các phương pháp phân loại nợ
Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
được quy định cụ thể tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định
18/2007/QĐ-NHNN. Theo đó, có hai phương pháp phân loại nợ: phương pháp định
lượng và phương pháp định tính.
Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: đây là phương pháp các ngân
hàng sử dụng để phân tích, đánh giá khoản vay dựa trên số ngày quá hạn thực hiện
nghĩa vụ cam kết của người đi vay. Nói cách khác, ngân hàng căn cứ vào thời gian
quá hạn của các khoản vay để đánh giá chất lượng và xếp hạng tín dụng. Cần lưu ý
là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, TCTD
vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi
ro cao hơn hoặc thấp hơn tương ứng với mức độ rủi ro đối với các trường hợp được
quy định cụ thể tại khoản 3, điều 1, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Theo phương
pháp này, nợ được phân thành 05 nhóm: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Nợ
cần chú ý; Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ; Nhóm 5: Nợ có khả
năng mất vốn.
Phân loại nợ theo phương pháp định tính: phương pháp định tính được Quyết
định 493/2005/QĐ-NHNN cho phép áp dụng đối với TCTD đủ điều kiện. Theo
phương pháp này, nợ cũng được phân thành 05 nhóm tương ứng như 05 nhóm nợ
theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn
cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên Hệ thống XHTDNB và
chính sách dự phòng rủi ro của TCTD được NHNN chấp thuận.
1.2.3.3. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
4
Dự phòng rủi ro tín dụng tại Việt Nam hiện nay được tính theo dư nợ gốc

gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể và được hạch toán vào chi phí hoạt động.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và
trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các ngân hàng khi chất lượng các
khoản nợ suy giảm. Ngân hàng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng
0,75% trên tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, cả các cam kết, bảo
lãnh ngân hàng. Việc thực hiện trích lập dự phòng chung được quy định tại điều 9,
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các
khoản nợ quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Theo khoản 1,
điều 8, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, số tiền dự phòng cụ thể phải trích được
tính theo công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%,
nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%)
Giá trị của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp
dụng được quy định tại khoản 3, điều 8, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và khoản
4, điều 1, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
1.3. Kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng
Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng của không chỉ bản thân
NHTM mà còn phục vụ cho nhu cầu của các cơ quan Nhà nước và các đối tượng sử
dụng thông tin khác, kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng cần phải thực hiện
tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu cho vay; theo dõi chặt chẽ kì hạn
nợ, hạch toán thu nợ kịp thời, tình trạng món nợ và mức trích lập dự phòng, tạo điều

kiện tăng nhanh vòng quay vốn của ngân hàng.
- Giám sát tình hình thanh toán nợ vay của khách hàng, từ đó phản ánh vào sổ
sách thích hợp, giúp lãnh đạo ngân hàng có phương pháp thu hồi nợ và xử lý hiệu
quả.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng, đề xuất giải pháp phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng.
- Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán về tình hình phân loại nợ và công tác
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các đối tượng sử dụng theo quy định của pháp
luật.
1.3.2. Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng
5
Nguyên tắc thận trọng được kế toán đặc biệt chú trọng trong phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm cung cấp thông tin đúng đắn, đáng tin cậy
về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kế toán trích lập dự phòng phải
ghi nhận chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khi có bằng chứng về khả năng phát sinh
chi phí. Vì vậy, kế toán cần xem xét, cân nhắc để lập dự phòng sao cho phù hợp với
hướng dẫn của NHNN, quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN nhằm phản ánh đúng thực trạng rủi ro tín dụng mà ngân
hàng gặp phải.
1.3.3. Trình bày báo cáo tài chính đối với các nhóm nợ và dự phòng rủi
ro tín dụng
Trên báo cáo tài chính, dự phòng rủi ro tín dụng được trình bày trên Bảng
cân đối kế toán phần Tài sản, được thể hiện bằng số âm dưới khoản mục cho vay
tương ứng và được trình bày chi tiết tại Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ví dụ: Các thông tin liên quan đến dự phòng rủi ro tín dụng được trình bày
trên Bảng cân đối kế toán – NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 20x3
như sau:
Thuyết minh 31/12/20x3
A.TÀI SẢN

VI. Cho vay và ứng trước KH
1. Cho vay và ứng trước KH 7 xxx
2. Dự phòng rủi ro cho vay và ứng trước KH 8 (xxx)
Tại Thuyết minh báo cáo tài chính, ở khoản mục số 7, Phân tích dư nợ theo chất
lượng nợ vay của khoản mục “Cho vay và ứng trước KH” được trình bày như sau:
31/12/20x3 31/12/20x2
Triệu VND Triệu VND
Nợ đủ tiêu chuẩn xxx xxx
Nợ cần chú ý xxx xxx
Nợ dưới tiêu chuẩn xxx xxx
Nợ nghi ngờ xxx xxx
Nợ có khả năng mất vốn xxx xxx
Tại Thuyết minh báo cáo tài chính, ở khoản mục số 8, Khoản mục Dự phòng rủi ro
cho vay và ứng trước KH được trình bày cụ thể như sau:
31/12/20x3 31/12/20x2
Triệu VND Triệu VND
Dự phòng chung xxx xxx
Dự phòng cụ thể xxx xxx
Biến động dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay và ứng trước được trình bày như
sau:

6
Năm kết thúc Năm kết thúc
31/12/20x3 31/12/20x2
Triệu VND Triệu VND
Số dư đầu kỳ xxx xxx
Trích lập/Hoàn nhập dự phòng xxx/(xxx) xxx/(xxx)
Xử lý các khoản nợ bằng nguồn dự phòng (xxx) (xxx)
Chênh lệch tỷ giá xxx xxx
Số dư cuối kỳ xxx xxx

Chú thích: xxx là số liệu cụ thể có giá trị lớn hơn hoặc bằng (≥) 0
(xxx) là só liệu cụ thể có giá trị nhỏ hơn (<) 0
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng là một khoản chi phí phi tiền mặt. Chỉ tiêu “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng”
được đặt sau chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng”. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được ghi nhận làm giảm lợi
nhuận của ngân hàng.
1.3.4. Tài khoản kế toán sử dụng trong phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng
1.3.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng đối với phân loại nợ
- Tài khoản nội bảng: Các tài khoản này dùng để hạch toán số tiền TCTD
cho các TCTD khác, các tổ chức, cá nhân (trong nước và nước ngoài) vay và được
phân loại vào các nhóm nợ phù hợp theo quy định hiện hành. Các tài khoản này
được mở chi tiết như sau:
+ TK Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1)
+ TK Nợ cần chú ý (Nhóm 2)
+ TK Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3)
+ TK Nợ nghi ngờ (Nhóm 4)
+ TK Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5)
- Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: Tương tự như các tài khoản cho vay,
các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán cũng được phân loại vào 05 nhóm tài
khoản cấp 3 tương ứng với mức độ rủi ro của các cam kết. Các tài khoản ngoài bảng
cân đối kế toán đó bao gồm: Cam kết bảo lãnh vay vốn; Cam kết bảo lãnh thanh
toán; Cam kết cho vay không huỷ ngang; Cam kết trong nghiệp vụ L/C; Cam kết
bảo lãnh hợp đồng; Cam kết bảo lãnh dự thầu và Cam kết bảo lãnh khác. Các tài
khoản này dùng để phản ánh toàn bộ số tiền TCTD cam kết bảo lãnh cho các tổ
chức và cá nhân theo hợp đồng đã kí kết mà TCTD chưa phải thực hiện nghĩa vụ
cam kết. Khi TCTD phải thực hiện nghĩa vụ cam kết, TCTD phân loại các khoản
phải trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh
toán vào các nhóm nợ theo quy định tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

1.3.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng đối với trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng
7
- Tài khoản Dự phòng rủi ro tín dụng: Bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng
chung dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng dự phòng, để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng theo quy định hiện hành về phân loại nợ.
Nội dung tài khoản này như sau:
Bên nợ: - Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro tín dụng.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa đã lập theo quy định.
Bên có: - Số dự phòng được trích lập từ chi phí.
Dư có: - Số dự phòng hiện có ở cuối kì.
- Tài khoản Nợ khó đòi đã xử lý: Tài khoản ngoại bảng này dùng để phản ánh
các khoản nợ bị tổn thất đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian
theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải
theo quy định của Bộ tài chính, hết thời hạn quy định mà không thu được thì cũng
huỷ bỏ.
Nội dung tài khoản này như sau:
Bên nhập: Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp nhưng đưa ra theo dõi ngoài
bảng cân đối kế toán.
Bên xuất: - Số tiền thu hồi được của khách hàng.
- Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời gian theo dõi.
Số còn lại: Số nợ bị tổn thất đã được bù đắp nhưng vẫn còn phải tiếp tục
theo dõi để thu hồi.
Ngoài ra, kế toán còn phải sử dụng thêm tài khoản Chi dự phòng nợ phải thu
khó đòi.
1.3.5. Phương pháp hạch toán kế toán đối với nghiệp vụ phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
1.3.5.1. Phương pháp kế toán đối với nghiệp vụ phân loại nợ
- Hạch toán phân loại nợ đối với tài khoản nội bảng.
+ Hạch toán đối với các khoản cho vay: đối với nợ đủ tiêu chuẩn:

Nợ TK Nợ đủ tiêu chuẩn
Có TK thích hợp (TK tiền mặt, TK của người thụ hưởng…)
Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, ngân hàng xem xét tình hình thu nợ cụ thể
của từng khách hàng, mức độ rủi ro, thời gian quá hạn và kết chuyển vào tài khoản
nợ cao hơn thích hợp để theo dõi:
Nợ gốc: Nợ TK Nhóm nợ cao hơn thích hợp (Nhóm 2,3,4,5)
Có TK Nợ đủ tiêu chuẩn (hoặc nhóm nợ thấp hơn phù hợp với từng trường
hợp cụ thể)
Đồng thời tiến hành tất toán số tiền lãi đã dự thu (chỉ dự thu lãi đối với Nợ đủ tiêu
chuẩn) và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng số tiền lãi đã thu được như sau:
Nợ lãi: Nợ TK Chi phí khác (TK 809): số tiền lãi đã dự thu
Có TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 394)
Theo dõi ngoại bảng: Nhập TK: Lãi cho vay chưa thu được (TK 941)
Khi thu được nợ gốc và lãi quá hạn, hạch toán:
8
Nợ gốc: Nợ TK thích hợp (TK tiền mặt, TK thanh toán của người chi trả…)
Có TK Nợ thích hợp
Nợ lãi: Nợ TK thích hợp (TK tiền mặt, TK thanh toán của người chi trả…)
Có TK Thu lãi cho vay (TK 702)
Đồng thời, xuất tài khoản ngoại bảng: Xuất TK Lãi cho vay chưa thu được (TK
941)
Ngoài ra, cần lưu ý trong quá trình phân loại nợ, trường hợp một khách hàng
có nhiều hơn một khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm
nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách
hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. (Khoản 3,
điều 6, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN)
- Hạch toán đối với các khoản ngoại bảng:
Đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không
huỷ ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản
cam kết ngoại bảng), TCTD phải phân loại vào các nhóm nợ như sau:

Khi TCTD chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD phân loại và
trích lập dự phòng đối với các khoản cam kết ngoại bảng như sau:
- Phân loại vào nhóm 1 và trích lập dự phòng chung nếu TCTD đánh giá
khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết và thực hiện
nhập giá trị cam kết:
Nhập TK Cam kết bảo lãnh (TK 9211, 9221, 9241,…) – Số tiền cam kết ngoại bảng
- Phân loại vào nhóm 2 trở lên tuỳ theo đánh giá của TCTD và trích lập dự
phòng cụ thể, dự phòng chung nếu TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng
thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.
Khi TCTD phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD phân loại các khoản
trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán
vào các nhóm nợ dựa trên số ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết như sau: Phân loại vào nhóm 3 nếu quá
hạn dưới 30 ngày; Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày; Phân
loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 91 ngày trở lên. TCTD phân loại theo nguyên tắc:
các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận
thanh toán vào nhóm nợ có rủi ro tương đương hoặc cao hơn nhóm nợ mà các
khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán đã được phân loại trước đó. Hạch toán:
- Trường hợp trả thay khách hàng 100%:
Nợ TK Trả thay khách hàng (TK 241x, TK 242x)
Có TK thích hợp (TK Tiền gửi khách hàng, TK Thanh toán vốn…)
- Trường hợp trả thay khách hàng một phần:
Nợ TK Ký quỹ bảo lãnh (TK 427, TK 428)
Nợ TK Tiền gửi không kì hạn của khách hàng (TK 4211, TK 4221)
Nợ TK Trả thay khách hàng (TK 241x, TK 242x)
Có TK thích hợp ( TK Tiền gửi khách hàng, TK Thanh toán vốn…)
1.3.5.2. Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng
9
- Nếu số dự phòng phải trích quý này lớn hơn (>) số dư của tài khoản dự phòng
rủi ro tín dụng hiện có vào thời điểm lập dự phòng thì phải trích bổ sung chênh lệch

thiếu và hạch toán:
Nợ TK Chi dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 8822) : số tiền cần trích lập bổ sung
Có TK Dự phòng rủi ro tín dụng thích hợp
- Nếu số dự phòng phải trích quý này nhỏ hơn (<) số dư của tài khoản dự
phòng rủi ro tín dụng hiện có vào thời điểm lập dự phòng thì số chênh lệch được
hoàn nhập và hạch toán:
+ Trường hợp hoàn nhập dự phòng quý tiếp theo của cùng một năm tài
chính:
Nợ TK Dự phòng rủi ro tín dụng thích hợp
Có TK Chi dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 8822)
+ Trường hợp hoàn nhập dự phòng quý kế tiếp cùa năm tài chính tiếp theo:
Nợ TK Dự phòng rủi ro tín dụng thích hợp
Có TK Thu nhập khác (TK 79)
- TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong
các trường hợp sau đây:
+ Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của
pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
+ Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ
xử lý, TCTD được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.
- Việc sử dụng dự phòng được thực hiện theo nguyên tắc:
+

Dự phòng cụ thể dùng để xử lý đối với chính khoản nợ đó.
+ Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
+ Nếu tài sản phát mại không đủ để bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ
thì sử dụng dự phòng chung.
+ Chênh lệch còn lại (nếu có), hạch toán vào chi phí hoạt động.
Ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, hạch toán như sau:
Nợ TK Dự phòng rủi ro tín dụng
Có TK Cho vay thích hợp

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD phải chuyển các
khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại
bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
Nhập TK Nợ tổn thất đang trong thời gian theo dõi (TK 9711, TK 9712)
Nếu thu được nợ trong thời gian theo dõi ở tài khoản ngoại bảng, kế toán ghi:
Nợ TK có liên quan (TK Tiền mặt, TK Tiền gửi của khách hàng…)
Có TK Thu nhập khác (TK 79)
Đồng thời, Xuất TK Nợ tổn thất đang trong thời gian theo dõi (TK 9711, TK 9712)
Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng,
TCTD được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại
bảng đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN. Riêng đối với các NHTM Nhà nước, việc xuất toán chỉ được
10
phép thực hiện sau khi được Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận.
11
Phần 2
KẾ TOÁN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NINH THUẬN
2.1. Tổng quan về NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2. Giới thiệu về BIDV Ninh Thuận
2.2.1. Sơ lược về BIDV Ninh Thuận
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế Bank for
Investment and Development for Vietnam, tên gọi tắt là: BIDV) được chính thức
thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính
phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. BIDV là ngân hàng được thành lập
sớm nhất tại Việt Nam. Sự ra đời của ngân hàng gắn liền với nhiệm vụ của Đảng và
Nhà nước giao cho lúc bấy giờ là cấp phát và quản lý vốn Ngân sách đối với các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm khôi phục kinh tế miền Bắc sau khi hoà bình lập
lại. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, BIDV đã có những đóng góp quan

trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy vai trò của một
ngân hàng chủ lực, phục vụ cho hiệu quả phát triển kinh tế trong nước, đồng thời
tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
BIDV là NHTM đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, là ngân
hàng đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm chính thức bởi Tổ chức định hạng quốc tế
nổi tiếng Moody’s, qua đó khẳng định vai trò tiên phong trong việc áp dụng các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Không chỉ thực hiện nhiệm vụ đầu tư và phát triển trong nước, BIDV còn
thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển quan hệ hợp tác toàn
diện giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương
Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt. Từ những thành công
trong quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là những thành công tại thị trường Lào,
BIDV đã được Chính phủ tiếp tục giao nhiệm vụ hợp tác đầu tư tại Campuchia.
BIDV được UNDP xếp hạng là NHTM Nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu
Việt Nam. Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt
động, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và
khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 117 chi nhánh, hơn
500 phòng giao dịch và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành
phố trên toàn quốc, có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong
nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương
như World Bank, ADB, JBIC, NIB….
Ngày 23/4/2012, NHNN đã ban hành giấy phép về việc thành lập và hoạt
động NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện nay, BIDV đã tích cực
chuyển dịch cơ cấu khách hàng: giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng doanh
nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh
nghiệp ngoài quốc doanh; chuyển dịch cơ cấu tín dụng: giảm tỷ trọng cho vay trung
dài hạn, tập trung cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, BIDV cũng chú trọng phát triển các
dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân
hàng.
12

2.2.2. Quá trình hoạt động và phát triển của BIDV Ninh Thuận
BIDV – Ninh Thuận là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 16/QĐ-NH ngày 29-
01-1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01-4-1992. Đây là NHTM hoạt động đa lĩnh vực trong lĩnh vực tài chính tiền tệ
như: tài trợ các dự án đầu tư, tài trợ cho doanh nghịêp thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, nhận ủy thác đầu tư từ các định chế tài chính,
bảo lãnh tín dụng – thanh toán- vay vốn nước ngoài, cho thuê tài chính - bảo hiểm -
đầu tư, huy động vốn trong nước và nước ngoài, triển khai các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hiện đại. Đặc biệt ngay năm đầu thành lập, BIDV Ninh Thuận đã thực
hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ, phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy
sản trên địa bàn.
Với định hướng và mục tiêu rõ ràng, BIDV Ninh Thuận đã gặt hái được
những thành công tốt đẹp. Cùng với các NHTM khác, BIDV Ninh Thuận góp phần
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình có đủ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, qua đó
giải quyết việc làm mới cho người lao động, nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh,
tăng thu ngân sách, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong
giai đoạn khó khăn, BIDV Ninh Thuận hỗ trợ khách hàng bằng việc hạ lãi suất cho
vay. Cụ thể, năm 2013, chi nhánh đã 4 lần hạ lãi suất cho vay đối với các doanh
nghiệp, từ 12%/năm xuống còn 9%/năm; hạ lãi suất cho vay hàng loạt với tất cả các
đối tượng còn dư nợ đến thời điểm 13-5-2013 về lãi suất 13%/năm. Điển hình, đơn
vị đã hỗ trợ vốn kịp thời cho Công ty CP Xuất khẩu Nông sản Ninh Thuận để duy
trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 3.000 công nhân, bằng cách duy
trì cấp hạn mức tín dụng 110 tỷ đồng, hạn mức mở L/C nhập khẩu 5 triệu USD, giữ
nguyên nợ nhóm 2 đối với Công ty, không để chuyển nợ xấu.
Cho đến nay, BIDV Ninh Thuận đã đạt được những thành quả rất đáng tự
hào. Doanh số cho vay năm 1992 là 51 tỷ đồng, tăng lên 5.900 tỷ đồng năm 2013
(tăng 115,7 lần). Dư nợ cho vay từ 10,6 tỷ đồng, nay là 2.300 tỷ đồng (tăng 217
lần), trong đó khách hàng doanh nghiệp là 1.478 tỷ đồng. Công tác tín dụng ban đầu

chỉ là cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay kinh
doanh hộ tư nhân cá thể; qua 21 năm, sản phẩm cho vay đã được đa dạng hóa, đáp
ứng tối đa nhu cầu của xã hội, đặc biệt là sự phát triển lớn mạnh của cho vay tiêu
dùng. Huy động vốn tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 1.300 tỷ đồng năm 2013. Sản phẩm huy
động vốn cũng rất đa dạng về chủng loại. Sự phát triển về công nghệ ngân hàng kéo
theo sự phát triển của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, khách hàng có thể lựa chọn
nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Số doanh nghiệp quan hệ
với BIDV Ninh Thuận từ 15 đơn vị năm 1992, đến nay, có gần 900 doanh nghiệp,
cho thấy sự tin tưởng của doanh nghiệp trên địa bàn dành cho ngân hàng ngày càng
cao. BIDV Ninh Thuận trở thành ngân hàng đứng đầu làm tốt công tác dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng đạt trên 2.000.000 tỷ đồng/năm. Sản phẩm cho vay đã
được đa dạng hóa, đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội. Kết quả sản xuất, kinh doanh
năm 2013 đạt tổng doanh thu 349,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 40 tỷ đồng, nộp
ngân sách nhà nước gần 1 tỷ đồng.
13
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV Ninh Thuận
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự tại BIDV Ninh Thuận
2.2.4. Tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Ninh Thuận
2.2.4.1. Tình hình hoạt động cho vay:
(i) Tình hình hoạt động cho vay phân theo ngành nghề kinh tế
Bảng 2.1: Cơ cấu cho vay phân theo ngành nghề kinh tế của BIDV Ninh Thuận
thời điểm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 63.206 70.299 85.359
Công nghiệp chế biến, chế tạo 50.229 59.778 54.469
Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí
35.001 47.329 55.003
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý

nước thải
- 773 13.008
Xây dựng 501.728 563.631 556.981
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác
497.233 612.679 823.232
Hoạt động kinh doanh bất động sản 13.507 50 22.702
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ
- 9.892 16.865
Hoạt động dịch vụ khác 469.571 479.641 555.742
Tổng cộng 1.703.758 1.926.787 2.270.366
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV Ninh Thuận)
14
Ban giám đốc
Phòng
Dịch vụ
- Khách
hàng
Phòng
Thanh
toán
quốc tế
Phòng
Quản lý
và dịch
vụ kho
quỹ
Phòng
Kế

hoạch –
Nguồn
vốn
Tổ điện
toán
Phòng
Quản
trị tín
dụng
Phòng
Quản
lý rủi
ro
Phòng
Quan
hệ -
Khách
hàng
Phòng
Tài
chính
-
Kế toán
Các
phòng
Giao
dịch
Phòng
Tổ chức
nhân sự

Phòng
Tổ
chức –
Hành
chính
- Tổng dư nợ tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012, tổng dư nợ
tăng 223.029 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 13,09% so với năm 2011. Năm 2013, tổng
dư nợ tiếp tục tăng với mức tăng là 343.549 triệu đồng, tương ứng tăng 17,83% so
với năm 2012.
- Năm 2011, hoạt động cho vay tập trung chủ yếu vào xây dựng (29,45%), bán
buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (29,18%) và hoạt
động dịch vụ khác (27,56%). Năm 2012, 2013, hoạt động cho vay cũng tập trung
chủ yếu vào ba lĩnh vực trên nhưng đã có sự chuyển dịch vị trí, bán buôn, bán lẻ,
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng lớn nhất
(31,80% năm 2012 và 36,26% năm 2013), tiếp đến là xây dựng (29,25% năm 2012
và 24,53% năm 2013) và hoạt động dịch vụ khác (24,89% năm 2012 và 24,48%
năm 2013). Như vậy, mặc dù đặc trưng của vùng là nông, lâm ngiệp và thuỷ sản
nhưng dư nợ lại không tập trung vào ngành này, tổng dư nợ tài trợ rất thấp, chỉ
chiếm 3,76% năm 2013.
(ii) Tình hình hoạt động cho vay phân theo loại hình kinh tế
Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay phân theo loại hình kinh tế của BIDV Ninh Thuận
thời điểm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Cty TNHH 389.945 448.213 541.506
Cty cổ phần 496.023 583.557 699.726
Doanh nghiệp tư nhân 237.854 245.844 260.838
Hộ kinh doanh và cá nhân 579.936 649.173 768.296
Tổng cộng 1.703.758 1.926.787 2.270.366
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV Ninh

Thuận)
- Năm 2011, dư nợ của hộ kinh doanh và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất
34,04% tổng dư nợ, đạt 33,69% năm 2012 và 33,84% năm 2013. Phù hợp với mục
tiêu đề ra của BIDV Trung ương là từ năm 2009, BIDV xây dựng chiến lược phát
triển hoạt động bán lẻ tập trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, phấn đấu trở thành
ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
- Đối tượng khách hàng quan trọng tiếp theo là công ty CP. Năm 2012, dư nợ
của công ty CP là 583.557 triệu đồng, tăng 87.534 triệu đồng, tương ứng 17,65%,
số dư nợ tiếp tục tăng năm 2013 với mức tăng là 116.169 triệu đồng, tương ứng
19,91%. Khi xét về tỷ trọng dư nợ của công ty CP trong tổng dư nợ cho vay, con số
này cũng liên tục tăng (29,11% năm 2011, 30,29% năm 2012 và 30,82% năm
2013).
- Tỷ trọng nợ vay trong tổng dư nợ cho vay của công ty TNHH trong tổng dư
nợ cho vay qua các năm biến động không nhiều (22,89% năm 2011, 23,26% năm
2012 và 23,85% năm 2013). Năm 2012, dư nợ cho vay công ty TNHH là 448.213
triệu đồng, tăng 58.268 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng 14,94%. Năm 2013, dư nợ đạt mức
541.506 triệu đồng, tăng 93.293 triệu đồng, tương ứng 20,81%.
- Doanh nghiệp tư nhân là nhóm khách hàng có dư nợ thấp nhất trong tổng dư
15
nợ cho vay của ngân hàng.
(iii) Tình hình hoạt động cho vay phân theo kỳ hạn
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay phân theo kỳ hạn của BIDV Ninh Thuận
thời điểm 2011 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Ngắn hạn 1.216.872 1.417.421 1.613.252
Trung hạn 350.471 379.526 486.427
Dài hạn 136.415 129.840 170.687
Tổng cộng 1.703.758 1.926.787 2.270.366
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV Ninh Thuận)

- Năm 2012, dư nợ ngắn hạn tăng 200.549 triệu đồng, tương ứng 16,48%.
Năm 2013, con số này tiếp tục tăng với mức tăng 195.831 triệu đồng, tương ứng
13,82%. Như vậy, mặc dù dư nợ tăng nhưng tỷ trọng dư nợ trong tổng số giảm và tỷ
lệ tăng cũng giảm từ 2011 đến 2013. Tuy nhiên, đây vẫn là hình thức cho vay phổ
biến của ngân hàng, chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay.
- Hình thức cho vay trung hạn cũng khá phổ biến ở ngân hàng. Dư nợ của loại
hình cho vay này tăng qua các năm. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong
tổng dư nợ và số dư biến động giảm năm 2012 so với năm 2011 là 6.575 triệu đồng,
tương ứng 4,82%, tuy nhiên, dư nợ cho vay dài hạn đã cải thiện hơn trong năm
2013, đạt 170.687 triệu đồng, tăng 40.847 triệu đồng, tương ứng 31,46%.
- Nợ ngắn hạn tại ngân hàng chủ yếu là vay bổ sung vốn lưu động đối với
doanh nghiệp hoặc vay tiêu dùng. Nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Cơ cấu như trên là tương đối an toàn, tuy nhiên ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
của ngân hàng. Cho vay theo hạn mức và cho vay từng lần là hai hình thức phổ biến
nhất tại đơn vị. Đơn vị không đặt mục tiêu phát triển cho vay trung và dài hạn mà
chủ yếu là cho vay lưu động vì khả năng thu hồi vốn nhanh và dễ kiểm soát rủi ro.
2.2.4.2. Tình hình các cam kết bảo lãnh ngoại bảng:
Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán tại BIDV Ninh Thuận trong 2 năm
2012 và 2013 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán năm 2011 – 2013
tại BIDV Ninh Thuận
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Cam kết bảo lãnh vay vốn 18.253 20.650 25.879
Cam kết bảo lãnh thanh toán 132.620 153.527 180.007
Cam kết trong nghiệp vụ LC 28.174 25.913 19.329
Cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng 71.260 80.214 83.101
Cam kết bảo lãnh dự thầu 8.010 7.854 8.900
Cam kết bảo lãnh khác 3.972 4.058 5.266
16

Tổng dư nợ 262.289 292.216 322.482
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV Ninh Thuận)
- Giá trị của các chỉ tiêu cam kết, bảo lãnh đến thời điểm năm 2013 tăng so với
năm 2011 và năm 2012. Tổng dư nợ của các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán tại
thời điểm cuối năm cuối năm 2012 đạt 292.216 triệu đồng, tăng 29.927 triệu đồng
so với đầu năm. Cuối năm 2013, con số này đã đạt mức 322.482 triệu đồng, tăng
30.266 triệu đồng, tương ứng 10,36% so với đầu năm.
- Hầu hết các cam kết bảo lãnh đều tăng, chỉ có cam kết trong nghiệp vụ LC là
giảm với mức giảm 2.261 triệu đồng năm 2012 so với năm 2011 và giảm 6.584
triệu đồng năm 2013 so với năm 2012, tương ứng 25,41%. Cam kết bảo lãnh thanh
toán chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,56% năm 2011, 52,54% năm 2012 và 55,82% năm
2013). Tiếp theo là cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiếm 27,17% năm 2011,
27,45% năm 2012 và 25,77% năm 2013. Cam kết bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng thấp
nhất, chỉ chiếm 1,51% năm 2011, 1,39% năm 2012 và tăng lên 1,63% năm 2013.
2.3. Kế toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và hạch toán
kế toán tại BIDV Ninh Thuận
2.3.1. Văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của TCTD.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
- Công văn số 9745/NHNN-CNH ngày 14/11/2006 của NHNN về việc chấp
thuận cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện chính sách dự
phòng rủi ro theo Điều 7, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
- Quyết định số 9365/QĐ-BIDV ngày 27/11/2006 về ban hành chính sách
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
- Quyết định số 4130/QĐ-QLTD4 ngày 23/07/2007 về việc sửa đổi, bổ sung

một số điểm của Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
- Quyết định số 2518/QĐ-QLRRTD về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 1
của Quyết định số 4130/QĐ-QLTD4.
2.3.2. Các điểm đổi mới của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN so với
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN
Ngày 21/1/2013, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư số
02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích
lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của
TCTD, chi nhánh NHNNg. Thông tư mới thể hiện quyết tâm của NHNN trong việc
từng bước làm cho các quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng của Việt Nam
gần với tiêu chuẩn quốc tế. Theo dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong năm 2013 sẽ
tiếp tục gặp khó khăn khi thông tư mới có hiệu lực do chi phí dự phòng sẽ tăng.
17

×