Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sử dụng Gapminder như một công cụ hữu hiệu để GDBĐKH trong dạy học Địa lý 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.71 KB, 32 trang )

CÔNG TRÌNH DỰ THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2012
Tên công trình: “ Sử dụng Gapminder như một công cụ hữu hiệu để
GDBĐKH trong dạy học Địa lý 11 THPT”
Thuộc nhóm ngành: Khoa học giáo dục
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CÔNG TRÌNH DỰ THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2010
Tên công trình: “ Sử dụng Gapminder như một công cụ hữu hiệu để
GDBĐKH trong dạy học Địa lý 11 THPT”
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Kim Yến Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: K58TN Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Khoa: Địa Lý
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Đức Tuấn
3
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA
(Ghi theo các tiêu chuẩn chấm điểm công trình)




Điểm số:
Xếp loại: (Nhất, Nhì )
Chủ tịch Hội đồng Khoa học
(Ký tên)
TÓM TẮT
Giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV) và giáo dục biến đổi


khí hậu (GDBĐKH) là những trào lưu giáo dục hiện đại được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm thực hiện. GDBĐKH theo quan điểm của
GDPTBV được xem là một nội dung khoa học có tính liên ngành. Vấn đề
đặt ra là làm sao để giảng dạy một nội dung khoa học liên ngành và phức
tạp này một cách hiệu quả và có tính khoa học cao, làm sao để học sinh
cảm thấy thú vị mỗi khi học tập GDBĐKH và làm thế nào để tăng cường sự
tự học và tinh thần nghiên cứu khoa học của các em? Đó là băn khoăn của
rất nhiều người làm công tác giáo dục đặc biệt là những giáo viên trực tiếp
giảng dạy các bộ môn có nội dung liên quan nhiều đến BĐKH như môn Địa
lý ở trường THPT. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã phát hiện ra
rằng hiện nay trên thế giới đã có một công cụ có khả năng thỏa mãn các
yêu cầu trên, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảng dạy – học tập trong lĩnh
vực giáo dục biến đổi khí hậu theo quan điểm PTBV. Đó chính là phần
mềm Gapminder của tác giả Hans Rolling, người Thụy Điển.
Gapminder là phần mềm đã tiến hành mô hình hóa số liệu thống kê
và chuyển đổi các chuỗi số liệu khổng lồ từ bảng exel thành dạng đồ họa.
Cửa sổ làm việc của phần mềm Gapminder có dạng gần gũi với dạng biểu
đồ đường hoặc bản đồ - biểu đồ thường dùng trong địa lý. Với tính năng
“động” (moving) và “khả năng tương tác” (interactive) cao với người sử
dụng, Gapminder đã nổi tiếng trên thế giới như một công cụ thực sự hấp
dẫn, có khả năng tạo nhiều tình huống có vấn đề về kinh tế, xã hội và sinh
thái để học sinh, sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu. Hiện nay, Gapminder đã
tạo ra được gần 500 bảng thể hiện các vấn đề khác nhau trải trên nhiều
lĩnh vực như dân số, giáo dục, y tế, kinh tế, môi trường Điều đáng chú ý là
về mặt bản chất công cụ Gapminder rất gần gũi với biểu đồ - bản đồ trong
địa lý, nhưng nó có nhiều chức năng vượt trội so với các công cụ quen
thuộc vẫn dùng giảng dạy môn địa ở nhà trường phổ thông. Hơn nữa,
Gapminder có tính ứng dụng cao trong GDBĐKH theo quan điểm GDPTBV
trong dạy học Địa lý 11 THPT.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung tìm hiểu các

tính năng và khả năng sử dụng Gapminder như công cụ một công cụ hữu
hiệu để tiến hành GDBĐKH trong dạy học địa lí THPT nói chúng và dạy học
địa lí lớp 11 THPT nói riêng. Do thời gian có hạn, các tài liệu nghiên cứu
chủ yếu bằng tiếng Anh và sử dụng Gapminder để GDBĐKH trong dạy học
địa lí còn là một vấn đề hết sức mới mẻ không chỉ với các sinh viên địa lí ở
4
Việt Nam mà cả với các giáo viên dạy Địa Lý thế giới nên việc tiến hành
đề tài không tránh khỏi thiếu sót và còn những hạn chế nhất định. Tác giả
của nghiên cứu này rất mong được những góp ý của thầy cô và các bạn
để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV) và giáo dục biến đổi
khí hậu (GDBĐKH) là những trào lưu giáo dục hiện đại được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm thực hiện. GDBĐKH theo quan điểm của
GDPTBV được xem là một nội dung khoa học có tính liên ngành, Vấn đề
đặt ra là làm sao để giảng dạy một nội dung khoa học liên ngành và phức
tạp này một cách hiệu quả và có tính khoa học cao, làm sao để học sinh
cảm thấy thú vị mỗi khi học tập GDBĐKH và làm thế nào để tăng cường sự
tự học và tinh thần nghiên cứu khoa học của các em? Đó là băn khoăn của
rất nhiều người làm công tác giáo dục đặc biệt là những giáo viên trực tiếp
giảng dạy các bộ môn có nội dung liên quan nhiều đến biến đổi khí hậu
như môn Địa lý ở trường THPT. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu trong
tôi đã phát hiện ra rằng hiện nay trên thế giới đã có một công cụ có khả
năng thỏa mãn các yêu cầu trên, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảng dạy –
học tập trong lĩnh vực giáo dục biến đổi khí hậu theo quan điểm phát triển
bền vững. Đó chính là phần mềm Gapminder của tác giả Hans Rolling,
người Thụy Điển.
Trên thế giới Gapminder mới được đưa vào sử dụng trong dạy học ở
các trường học từ vài năm trở lại đây Ở Việt Nam đây hoàn toàn là một vấn
đề mới mẻ chưa được nghiên cứu và sử dụng trong các dạy học địa lí ở

các trường phổ thông. Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng xét thấy
sự hữu ích và những tính năng tuyệt vời của Gapminder và khả năng to lớn
sử dụng công cụ này để tiến hành GDBĐKH theo quan điểm GDPTBV
trong dạy học địa lí lớp 11 THPT , tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Sử
dụng Gapminder như một công cụ hữu hiệu để GDBĐKH trong dạy học Địa
lý 11 THPT” với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tăng
cường GDBĐKH dạy học môn Địa lý THPT.
5
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
1.1. Mục tiêu
Mục tiêu chủ chốt của đề tài là nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn để
chứng tỏ rằng Gapminder là một công cụ hữu hiệu có nhiều ứng dụng thiết
thực để tổ chức GDBĐKH theo quan điểm GDPTBV trong dạy học địa lí ở
THPT.
1.2. Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ bản chất, chức năng, tiện ích của phần mềm
Gapminder đối với dạy học địa lí nói chung và dạy học GDBĐKH trong
dạy học địa lí lớp 11 THPT nói riêng,
- Nghiên cứu các khả năng ứng dụng Gapminder như một công cụ
hữu hiệu để tổ chức GDBĐKH theo quan điểm GDPTBV ở trong dạy học
Địa lý lớp 11 THPT,
- Đưa ra những khuyến cáo về đối tượng học sinh, nội dung SGK,
điều kiện dạy học để việc ứng dụng đạt hiệu quả.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu: Do đây là công cụ mới chưa
được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, nên để hiểu rõ bản chất, các tính
năng, tiện ích và khả năng ứng dụng của Gapminder một loạt tài liệu bằng
tiếng Anh liên quan đến lí thuyết và ứng dung Gapminder đã được thu
thập và xử lý.

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tác giả đã tham khảo ý kiến
của các chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy, các giáo viên
trực tiếp giảng dạy môn Địa lý ở nhà trường phổ thông để nắm được lý
thuyết giảng dạy cũng như thực tiễn dạy học.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: trong điều kiện thời gian có hạn
nên tác giả chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi nghiên cứu vào thực tế mà
chỉ hướng dẫn một số nhóm học sinh chọn lọc để thu ý kiến về phản ứng
của các em khi được học với công cụ này.
6
2. Gapminder là gì?
2.1. Hans Rolling và sự ra đời của Gapminder
Hans Rosling (sinh ngày 27/ 7/1948 ở Uppsala,Thụy Điển ) là một
bác sĩ y khoa, một nhà nghiên cứu, nhà thống kê và người tuyên truyền
cộng đồng. Ông là Giáo sư Y tế Quốc tế tại Viện Karolinska, đồng sáng lập
và là Chủ tịch Quỹ Gapminder.
Bác sĩ giỏi, hoạt động hết mình vì cộng đồng: Hans Roslling đã có
khoảng 20 năm sinh sống và nghiên cứu về sự bùng phát của bệnh bại liệt
ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh trên khắp châu Phi. Thời gian sống
gần gũi với cuộc sống dân cư ở đây cũng đã cho ông vốn kiến thức sâu
rộng và thực tế về thực trạng đói nghèo của khu vực này.
Ngoài ra, các nghiên cứu của Rosling cũng đã tập trung vào các mối
quan hệ khác giữa các yếu tố như phát triển kinh tế, đói nghèo, nông
nghiệp và y tế ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.
Nhà thống kê xuất sắc
Rosling đồng sáng lập Quỹ Gapminder cùng với Rosling Ola con trai
và con dâu Anna Rosling Rönnlund. Gapminder được phát triển trên phần
mềm Trendalyzer - phần mềm chuyển đổi các số liệu thống kê quốc tế
thành loại biểu đồ có khả năng chuyển động và tương tác. Trong các bài
giảng của mình ông sử dụng đồ họa Gapminder để giúp người nghe hình
dung sự phát triển thế giới một cách sinh động và xác thực. Ngày 16 /3/

2007, Google mua lại phần mềm Trendalyzer với ý định phát triển nó một
cách quy mô và tạo ra một công cụ miễn phí có sẵn cho các thống kê công
cộng.
Trong năm 2009, ông đã được liệt kê là một trong 100 nhà tư tưởng
hàng đầu thế giới do tạp chí Chính sách Đối ngoại bình chọn. Ông đã được
trao tặng nhiều giải thưởng cao quý khác cho sự đóng góp của mình, trong
đó có việc tạo ra Gapminder.
Tóm lại, Hans Roslling là một con người đầy nhiệt huyết, sống hết
mình cho cộng đồng, có nhiều nỗ lực đóng góp không mệt mỏi vì sự phát
triển của thế giới nhất là trong lĩnh vực cải thiện chất lượng cuộc sống. Ông
là người am hiểu sâu sắc Châu phi( cũng như về vấn đề đói nghèo) và có
7
cái nhìn đầy lạc quan về thành tựu đang đạt được của các nước đang phát
triển.
Ông cũng là một nhà nghiên cứu uyên thâm không chỉ trong lĩnh vực
y tế mà trên nhiều lĩnh vực khác, trong đó có thống kê. Gapminder ra đời
dựa trên lao động đầy trách nhiệm của ông với mong muốn thúc đẩy cải
thiện thế giới dựa trên tình hình thực tế, xóa bỏ cái nhìn phiến diện về các
nước đang phát triển.
2.2. Bản chất của Gapminder – Mô hình hóa số liệu thống kê
2.2.1. Những đặc trưng cơ bản của Gapminder
Biểu đồ là hình vẽ thể hiện mối tương quan giữa các số liệu, hoặc
các đại lượng. Tùy theo mục đích thể hiện, có rất nhiều loại biểu đồ khác
nhau, trong giới hạn của đề tài chỉ nêu các loại biểu đồ thông dụng được
dùng trong dạy và học môn Địa lý ở nhà trường phổ thông.
Xét theo hình dạng biểu đồ có 4 loại cơ bản sau: đó là biểu đồ tròn,
biểu đồ đường, biểu đồ cột, và biểu đồ miền. Ngoài ra, người ta cũng có
thể kết hợp các dạng biểu đồ trên với nhau để thể hiện hai đến ba đối
tượng địa lý trên cùng một hệ trục tọa độ (cột – đường, cột - tròn).
Biểu đồ tròn: là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của

một tổng thể đối tượng địa lí nhất định với số năm ít (từ 1 đến 3 năm), Chỉ
được thực hiện khi đánh giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và
các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%.Khi bảng số liệu biểu đồ cho giá
trị tuyệt đối, thì phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Sau đó
dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ biểu đồ. Các dạng biểu đồ tròn: Biểu
đồ tròn đơn, Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau, Biểu đồ bán tròn (hai
nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu.
Biểu đồ đường: là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của
các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện
tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống
nhau hay đơn vị khác nhau. Các loại biểu đồ dạng đường: loại có một hoặc
nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối và loại có một hoặc nhiều đường vẽ
theo giá trị tương đối.
8
Biểu đồ cột: là dạng biểu đồ thường thể hiện động thái của sự phát
triển, hoặc so sánh qui mô (độ lớn) giữa các đối tượng địa lí. Biểu đồ cột
cũng có thể biểu hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể (biểu đồ cột
chồng). Các dạng biểu đồ cột: Biểu đồ cột đơn, Biểu đồ cột ghép (biểu đồ
ghép có cùng đơn vị, biểu đồ cột ghép có đơn vị khác nhau), Biểu đồ cột
chồng, Biểu đồ thanh ngang (biểu đồ kết cấu dân số là một dạng phức tạp
của loại biểu đồ này).
Biểu đồ miền: Biểu đồ miền thực chất là biểu đồ cột chồng khi
khoảng cách giữa các cột được thu hẹp bằng 0. Biều đồ miền thường dùng
để thể hiện cả động thái và cơ cấu của các đối tượng địa lí với số năm
nhiều. Các dạng biểu đồ miền: Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu và Biểu đồ
miền thể hiện giá trị tuyệt đối.
Xét một cách đơn giản theo chức năng minh họa của các dạng biểu
đồ trên thì có thể phân chúng thành hai nhóm:
Nhóm 1: các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, gồm:
biểu đồ đường và cột.

Nhóm 2: các biểu đồ thể hiện cơ cấu, gồm: biểu đồ tròn, biểu đồ cột
chồng, và biểu đồ miền.
Biểu đồ đóng góp một vai trò quan trọng trong dạy và học Địa Lý.
Biểu đồ được coi là một kênh hình hiệu quả, nó biến các chuỗi số liệu khô
khan thành hình ảnh, điều này giúp trực quan hóa hiên tượng địa lý, tăng
cường sự chú ý của học sinh, giúp các em định hướng tốt hơn, giảm thời
gian diễn giải của giáo viên cũng như SGK. Việc thực hành vẽ các loại biểu
đồ theo yêu cầu còn giúp các em học sinh tự học tìm ra cách thể hiện số
liệu một cách hợp lý nhất, đó cũng là một kĩ năng cần thiết sau khi các em
ra ngoài thực tế.
Không giống với những loại biểu đồ truyền thống mà chúng tôi đã
khái quát ở phần trên, Gapmider được xem là một loại biểu đồ-bản đồ đặc
biệt, mang tính tổng hợp cao với nhiều nhiều biến phức tạp. Dưới đây
chúng tôi xin nêu lên những đặc trưng cơ bản nhất của Gapminder
 Một là, Gaminder là một dạng biểu đồ đặc biệt
9
Để dễ hình dung về công cụ này, có thể nói một cách đơn giản rằng,
xét theo hình thức thể hiện thì Gapmider gần với loại biểu đồ đường, còn
xét theo chức năng thì nó có thể được xếp vào nhóm 1 – các biểu đồ thể
hiện quy mô và động thái phát triển của đối tượng. Tuy nhiên, cả về hình
thức và chức năng của nó đều vượt xa các loại biểu đồ mà chúng ta đã và
đang sử dụng trong nhà trường.
Giả sử, chúng ta có một yêu cầu đối với các em học sinh rằng: “Hãy
tìm loại biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô dân số, tuổi thọ trung
bình và thu nhập bình quân của hai nước Việt Nam và Nhật Bản từ năm
1800 đến 2009”.
Có thể khẳng định ngay rằng, các em không thể tìm ra loại biểu đồ
nào thích hợp nào cả. Đơn giản vì biểu đồ này có quá nhiều biến, số liệu
quá đồ sộ. Ngay cả các loại biểu đồ hiện thời trong ngành thống kê cũng
không thể giải quyết được yêu cầu này! Tuy nhiên, Gapmider lại là một

10
Hình 1: Gapminder – một dạng biểu đồ đặc biệt
công cụ tuyệt vời để thực hiện yêu cầu trên một cách trực quan và chính
xác.
Như hình ảnh đang thể hiện một kiểu biểu hiện của Gapminder, thỏa
mãn yêu cầu đặt ra ở trên. Ở dạng này, Gapminder gồm 2 trục có đơn vị
khác nhau, trục tung biểu thị cho tuổi thọ trung bình, trục hoành biểu thị cho
thu nhập bình quân đầu người hình tròn màu đỏ biểu hiện cho quy mô dân
số, và cả ba đại lượng này đều phụ thuộc thời gian (trục thời gian nằm
ngang bên dưới trục hoành). Gapminder trong trường hợp này đã làm thay
chức năng của 3 loại biểu đồ đường đơn giản.
Quan sát biểu đồ các em học sinh có thể dễ dàng đưa ra nhận xét so
sánh giữa 2 quốc gia này về cả 3 đại lượng trên một cách chính xác về số
liệu.
Hơn thế nữa, trong hình trên chúng ta còn thấy các “quả bóng” có
màu nhạt hơn, đó chính là hình ảnh của các quốc gia khác. Điều đó có
nghĩa là, chúng ta có thể xem 3 đại lượng trên không chỉ của Việt Nam và
Nhật Bản mà có thể cùng lúc so sánh các quốc gia trên toàn thế giới.
Hai là, Bản đồ - biểu đồ đặc biệt (phụ thuộc thời gian)
Bây giờ có một bài toán khác, đó là tìm ra một công cụ có khả năng
thể hiện tình hình xuất hiện căn bệnh HIV ở các quốc gia, và sự thay đổi số
lượng người bị nhiễm HIV theo quốc gia qua các năm từ 1979 cho đến nay
(2009).
Các bản đồ - biểu đồ hiện nay chỉ có khả năng thể hiện số lượng
người bị nhiễm HIV theo quốc gia tại một thời điểm. Muốn xem thời điểm
xuất hiện bệnh HIV ở các quốc gia và sự thay đổi về số lượng người bị
nhiễm, chúng ta cần vẽ nhiều biểu đồ riêng lẻ. Điều này sẽ không khả thi
với yêu cầu trên vì số lượng quốc gia quá lớn và thời gian liên tục từ năm
1979 đến nay là quá dài để vẽ tất cả các biểu đồ (có nghĩa là chúng ta sẽ
cần biên tập 33 biểu đồ - quá cồng kềnh cho một chủ đề nhỏ).

Tuy nhiên, rất may mắn là công cụ Gapminder trong trường hợp này
cũng có giải quyết được bài toán trên. Bạn hoàn toàn có thể quan sát sự
chuyển biến của căn bệnh HIV trên toàn thế giới trong vòng vài giây, bạn
11
cũng có thể dừng lại để tìm hiểu kỹ hơn tại những mốc thời gian, tại những
quốc gia mà bạn quan tâm.
Như hình chụp trên bạn có thể thấy 2 bản đồ - biểu đồ riêng lẻ được
chụp ở 2 khoảnh khắc hoạt động của Gapminder (có nghĩa là chúng chồng
lấn lên nhau ở cùng một không gian cửa sổ làm việc) thể hiện số người bị
nhiễm HIV của các quốc gia trên thế giới năm 1979 và 2009. Cho thấy,
năm 1979, số quốc gia có người bị nhiễm HIV ít, tập trung chủ yếu ở châu
Phi và Trung Mĩ; đến năm 2009 hầu hết các nước đều có người bị nhiễm
HIV và số lượng người bị nhiễm cũng tăng lên rất nhiều tại tất cả các quốc
gia. Màn hình Gap sẽ chuyển động liên tục để các bản đồ các năm lần lượt
xuất hiện. Bạn có thể thao tác trên thanh công cụ thời gian để có bản đồ
vào thời điểm mình cần.
Tóm lại, Gapminder là một công cụ có bản chất gần gũi với biểu đồ
và bản đồ- biểu đồ được sử dụng trong dạy học Địa Lý. Tuy nhiên, chính
tính “động” (moving) và “khả năng tương tác” (interactive) với người sử
dụng nên đã giúp Gapminder đi xa hơn rất nhiều so trong việc thể hiện
chuỗi số liệu khổng lồ một cách trực quan.
Ba là, Gapminder thể hiện rõ các chuỗi số liệu thống kê
Gapminder được thiết lập trên phần mềm Trendalyzer – phần mềm
cho phép chuyển các số liệu thống kê thành dạng các biểu đồ “động” và có
khả năng tương tác cao với người sử dụng. Như vậy, “vật liệu” để tạo nên
12
Gapminder – một dạng bản đồ - biểu đồ đặc biệt
Gapminder chính là chuỗi số liệu thống kê rất đồ sộ phụ thuộc thời gian.
Các số liệu này bao phủ trên rất nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, kinh tế,
sức khỏe,…có nguồn dẫn đáng tin cậy từ các tổ chức quốc tế như WB,

FAO, ILO… và được trình bày dưới dạng các bảng exel.
Gapminder hiện nay có khoảng 498 biểu đồ Gap khác nhau của trên
10 lĩnh vực, bao gồm Việc làm, Xã hội, Dân số, Cơ sở hạ tầng, Sức khỏe,
Môi trường, Năng lượng, Giáo dục, Kinh tế, và một số lĩnh vực mở rộng
khác. Từ Gapminder bạn cũng có thể truy cập để tải miễn phí các bảng
Exel chứa số liệu của biểu đồ. Các bảng số liệu này còn tiếp tục được bổ
sung trong thời gian tới.
2.2.2 Cách thức hoạt động của Gapmider
Khi đã có những ý niệm về Gapminder là gì, trong phần này chúng ta
sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động của bản thân Gap (từ đây sẽ dùng từ Gap
thay cho Gapminder) mà không dựa trên những so sánh với hình bóng các
công cụ khác như ở trên nữa.
Trước tiên, bạn truy cập vào trang web vào
mục Gapminder world, cửa sổ Gap sẽ hiện ra. Tác dụng của các nút công cụ được giải
thích ở bảng dưới đây.
13
Bản hướng dẫn sử dụng công cụ Gapminder trên trang web />Trong trường hợp này, bạn cần có mạng internet để sử dụng Gap.
Tuy nhiên, hiện nay trang web cho download phần mềm Gapminder
Desktop miễn phí. Phần mềm này có đầy đủ các chức năng như trên,
nhưng không cần kết nối mạng. Bạn còn có thể tự tạo danh sách các bảng
Gap thường dùng cho riêng mình với nút “ Add Bookmark Graph”. Nó cũng
có khả năng bổ sung các bảng Gap mới vào danh sách khi máy tính của
bạn có kết nối mạng.
2.3. Chức năng
STT Nút chức
năng
Tác dụng
1 Chart/Map Lựa chọn 1 trong 2 hình thức xem là đồ thị hoặc bản đồ - biểu đồ
2 How to use Nút để mở video hướng dẫn các chức năng của Gap
3 Share Graph Tạo ra một URL cho graph mà bạn tạo ra để chia sẻ với bạn bè

4 Full screen Xem biểu đồ ở toàn màn hình
5 Color Mỗi nước trên đồ thị được mã hóa bằng một màu theo châu lục của
nước đó. Có thể lựa chọn phân chia quốc gia theo cách khác mà
bạn mong muốn bằng cách kích vào đó
6 Select coutries Chọn nước mà bạn mong nuốn theo dõi ở trong danh sách, hoặc
bạn cũng có thể chọn trực tiếp “bóng”
quốc gia (hộp chọn sẽ đồng thời tự đánh dấu nước đó).
7 Deselected: Xóa tất cả các nước đã chọn
8 Opacity Nút này để làm mờ bong bóng các nước không được bạn lựa chọn
trên cửa sổ của Gap
9 Size
indicator
Bình thường kích thước của quả bóng đại diện cho tổng dân số của
từng nước, bạn có thể thay đổi tiêu chí mà quả bóng đại diện gằng
cách lựa chọn trong danh sách có sẵn.
10 Bubble size: Thay đổi kích cỡ của quả bóng ở đây
11 Trails Đánh dấu vào ô trống trước từ trails để chọn thêm nước muốn
quan sát trong khi hiệu ứng đang diễn ra
12 Zoom tool Thay đổi cửa sổ Gapminder to hay nhỏ
13 X – axis/
Y - axis:
Bấm vào mục này để lựa chọn đại lượng mà bạn muốn
thể hiện trên trục hoành (trục tung)
14 Time Nút này giúp thay đổi thời điểm hiển thị đối tượng của đồ thị
16 Play/Stop Kích vào nút này để điều khiển hiệu ứng dừng/khởi động tại thời
điểm mong muốn
17 Sources Nút này cho bạn thêm thông tin về nguồn cung cấp dữ liệu, tất
nhiên có cả bảng số liệu xây dựng đồ thị
18 Name of
coutries

Muốn xem quả bóng đại diện cho quốc gia nào bạn chỉ cần chỉ
chuột vào quả bóng đó
14
2.3.1.Mô hình hóa số liệu thống kê
Gap đã biến số liệu thành hình ảnh. Trước đến nay, thống kê vẫn bị
cho là một lĩnh vực hết sức khô khan và nhàm chán. Việc phân tích số liệu
thống kê đưa ra nhận định cũng là một công việc phức tạp ngay cả đối với
các chuyên gia. Nhưng nhờ có chức năng này của Gap mà thống kê đã trở
nên thú vị hơn rất nhiều. Gap biến các số liệu thành hình ảnh trực quan có
thể quan sát dễ dàng trên đồ thị. Điều này biểu đồ đã làm được một phần,
nhưng nó bị hạn chế vế số đại lượng và khoảng thời gian được thể hiện
trên biểu đồ. Nhờ biến con số sang hình ảnh mà Gapminder được coi là
công cụ “Khai mở vẻ đẹp của thống kê” – “Unveilling the beauty of
statistic”.
2.3.2.Cập nhật số liệu thống kê
Khi sử dụng Gapminder bạn có thể có trong tay một khối lượng thống
kê đồ sộ, đáng kinh ngạc từ khi bắt đầu có thống kê cho đến những số liệu
mới nhất hiện nay và hoàn toàn miễn phí. Các số liệu trên rất nhiều lĩnh
vực và đáng tin cậy từ các tổ chức quốc tế. Có thể nói không đâu như ở
Gap bạn biết được lịch sử phát triển chân thực của các quốc gia.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, Gapminder Desktop cũng tự động cập
nhật các bảng Gap mới cho bạn khi có mạng internet.
2.3.3.Truy vấn số liệu một cách trực quan, nhanh chóng
Trong tính năng này của Gap bạn sẽ dễ dàng có câu trả lời khi tìm
kiếm số liệu chỉ bằng cách kích chuột. Điều này có được nhờ tính động và
khả năng tương tác cao với người sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể tùy
chỉnh về thời gian, tiêu chí, quốc gia cần quan sát. Chúng ta hãy lấy ví dụ
cho Việt Nam, sẽ rất nhanh chóng có đáp án nếu bạn băn khoăn rằng:
Năm 1700 dân số Việt Nam là bao nhiêu?
Tại thời điểm năm 2009, quy mô GDP của nền kinh tế Việt Nam là

bao nhiêu, tương đương với những quốc gia nào?
Tại thời điểm nào trong quá khứ thì Thái Lan có nền kinh tế như Việt
Nam hiện nay?
Việt Nam hay Mĩ là nước có tốc độ cải thiện chất lượng cuộc sống đi
trước sự phát triển của nền kinh tế?
15
Và các kết quả đem lại từ Gap gần như không có giới hạn, nó tùy
thuộc vào sự linh hoạt và câu hỏi nảy sinh trong suy nghĩ của bạn.
2.3.4.Trực quan hóa xu hướng biến động của đối tượng trong khoảng
thời gian dài, liên tục với nhiều biến phức tạp
Gap có khả năng kết hợp cả tính trực quan và tính chính xác khi thể
hiện xu hướng biến động. Nghĩa là, nó có thể đưa lên một chuỗi số liệu lớn,
thời gian dài nhưng vẫn rất dễ dàng quan sát bạn sẽ không bỏ sót một năm
nào trong dãy số liệu.
Đây được coi là hạn chế mà biểu đồ thông thường hay gặp phải khi
biểu diễn xu hướng biến động của đôi tượng. Đó là, nếu tăng tính chính
xác thì sẽ giảm tính trực quan và ngược lại, tăng tính trực quan thì giảm
tính chính xác. Ví dụ, khi phải thể hiện sự phát triển của một đối tượng
trong một khoảng thời gian dài, người ta chỉ chọn các mốc đại diện để vẽ.
Tuy nhiên, nhiều khi khoảng thời gian giữa hai mốc lại xuất hiện những
điểm đột biến, và chính những điểm này trong dạy học lại là những “tình
huống có vấn đề” bị bỏ qua. Nhận xét của học sinh nhiều khi là phiên diện
nếu đưa vào các cụm từ như “liên tục tăng/giảm”, hay “ổn định”. Tuy nhiên,
ít mốc năm thì biểu đồ tất nhiên sẽ trực quan hơn, dễ vẽ hơn. Như vậy,
trong trường hợp này là tăng tính trực quan và giảm tính chính xác. Điều
này hoàn toàn giải quyết được khi bạn sử dụng Gapminder.
2.3.5. Chỉ ra được tương quan phát triển giữa các yếu tố của đối tượng
Gapminder thể hiện được nhiều đại lượng cùng lúc nên dễ dàng cho
người sử dụng so sánh tương quan giữa các yếu tố trong quá trình phát
triển của đối tượng.

Ví dụ như người ta vẫn ảo tưởng cho rằng các nước phát triển là
những nước có thành tựu về cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng Hans
Rosling dựa trên tính năng này của Gap đã chỉ ra rằng chính các nước
đang phát triển tuy có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhưng lại có tốc
độ cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tốt hơn. Trong biểu đồ
Gap gồm trục tỉ lệ trẻ em từ 0 – 5 tuổi chết/1000 trẻ em được sinh ra trong
năm và trục thu nhập bình quân đầu người, chúng ta có thể thấy mối quan
hệ giữa y tế và kinh tế trong quá trình phát triển của các nước.
16
Một so sánh rất thú vị của ông rằng Phillipin ngày nay có nền kinh tế
như Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) nhưng nước này có
thành tựu y tế tương đương Mĩ năm 1957. Có nghĩa là Mĩ đi sau Phillipin
tới 4 thập kỉ về tốc độ cải thiên y tế! Dựa trên Gap ông chứng minh chắc
chắn rằng chính các nước đang phát triển luôn dẫn trước về các chỉ tiêu
sức khỏe, giáo dục, nhân lực so với nền kinh tế của họ. Chính ở các nước
này an sinh xã hội cải thiện trước khi kinh tế phát triển thay vì ở các nước
phát triển là kinh tế đi trước, an sinh xã hội cải thiên sau. (Xem thêm video
“Hans Rosling – khám phá những cách nhìn mới về đói nghèo” tại
/>nhin.html )
Nhờ chức năng này mà Gapminder được coi là “Cho một cái nhìn
thực tế về thế giới” (Gapminder for a fact – base world view), xóa bỏ những
định kiến về thế giới của các nước đang phát triển.
2.3.6.So sánh sự phát triển của hai hay nhiều đối tượng
Chức năng so sánh này được thực hiện một cách linh hoạt tùy theo
người sử dụng. Có thể so sánh trên rất nhiều tiêu chí, hiện nay theo số
lượng bảng Gap thì chúng ta có gần 500 mục/tiêu chí so sánh.
Về cơ bản, ta sẽ có các phép so sánh về đối tượng sau:
So sánh tình hình phát triển của một quốc gia tại các thời điểm khác nhau.
So sánh tình hình phát triển của hai (hoặc hơn hai) quốc gia tại một
thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian.

So sánh giữa các khu vực địa lý theo châu lục.
So sánh giữa các nhóm nước theo thu nhập.
So sánh giữa các quốc gia giáp biển và các quốc gia nội địa.
2.3.7.Có khả năng phân loại quốc gia theo chỉ tiêu của đại lượng
Tính năng này dựa trên việc thay đổi màu sắc của quả bóng theo chỉ
tiêu (Indicator). Bạn có thể tự tạo ra tiêu chí để phân chia thế giới thành
mấy nhóm nước tùy theo đại lượng. Hoặc có thể xem nước hoặc nhóm
nước mình đang quan tâm nằm ở “vị trí” nào trong tương quan với thế giới.
Thế giới phân chia theo tuổi thọ trung bình
17
Ví dụ như trong bảng Gap trên đây (có trục tung là tuổi thọ trung
bình), thế giới được phân loại theo tuổi thọ trung bình tính theo năm ( Life
expectancy- years) – bằng cách biên tập lại màu sắc trong mục
Color/Indicator/Life expectancy (years).
Trong chỉ tiêu của đại lượng “tuổi thọ trung bình” có các mốc từ dưới
20 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi và trên 80 tuổi. Bạn có thể tự ước lượng tiêu chí
cho đại lượng này ví dụ nhóm tuổi thọ cao (>80), nhóm nước tuổi thọ trung
bình (70 – 80), nhóm tuổi thọ thấp (60 – 70) và nhóm nước tuổi thọ rất thấp
( <60).
Sau đó bạn quan sát trên biểu đồ và tìm xem những nước nào nằm
trong các khoảng mà mình chia. Bằng cách chọn trực tiếp vào quả bóng,
bạn biết những nước đang nằm trong khoảng <60 là những nước nào
chẳng hạn. Ví dụ, ở đây tôi đã chọn quả bóng ở vị trí cao nhất trong biểu
đồ (biểu thị cho nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới) – kết quả là
Nhật Bản, và quả bóng ở vị trí thấp nhất trong biểu đồ (biểu thị cho nước
có tuổi thọ thấp nhất thế giới)- kết quả được Aftanistan như ảnh chụp trên.
Còn bằng cách chọn tên nước ở trong hộp bạn biết nước mà mình
quan tâm nằm vị trí nào của thế giới. Ví dụ, ở đây tôi đã chọn theo dõi Việt
18
Nam ở trong danh sách và tôi có kết quả là nó nằm ở nhóm nước có tuổi

thọ trung bình (70 – 80), và còn có kết quả cụ thể là tuổi thọ của Việt Nam
năm 2009 là 75, tương đương với Malaisya, như ảnh chụp trên.
2.4. Một số ứng dụng của Gapminder trong dạy học địa lí
Gapminder là công cụ có thể dử dụng trong nhiều môn học khác
nhau ở trường phổ thông. Trong dạy học địa lí ở THPT, có thể sử dụng
Gapminder trong các trường hợp sau đây
2.4.1.Thuyết trình
Gapmider là công cụ hỗ trợ rất tốt cho thuyết trình, là công cụ minh
họa cho một thế giới thực. Bài thuyết trình có sự minh họa của Gap có một
số ưu thế như:
- Tăng tính thuyết phục bằng số liệu
- Tăng tính hấp dẫn bằng hình ảnh động
- Số liệu đầy đủ và cập nhật trên phạm vi toàn thế giới
- Các thao tác thuyết trình như so sánh, truy vấn, lược sử dễ dàng thực hiện
Ngoài ra bằng cách kết hợp với các phần mềm khác như powpoint,
adobe flash bạn có thể có nhiều cách thức trình bày ấn tượng và thuyết
phục với Gap.
Hiện nay, với thao tác trên Google doc Google docs => Spreadsheet
=>Insert => Gadget => Motion Chart, bạn có thể đưa số liệu cá nhân của
mình thành dạng biểu đồ chuyển động của Gap. Điều này giúp bạn mở
rộng kho Gap ra rất nhiều và linh hoạt trong lĩnh vực mà mình hoạt động.
2.4.2. Tự học, tự nghiên cứu
Đây là một công cụ tuyệt vời cho tự học. Người học tìm kiếm các xu
hướng và ý nghĩa của những thay đổi ở các số liệu trực quan trên Gap. Từ
Gap người học có thể nảy sinh rất nhiều câu hỏi nghiên cứu, họ học tập
thông qua quá trình tìm câu trả lời, soạn đề cương giải quyết vấn đề và
trình bày hoàn chỉnh điều mình nghiên cứu.
Khi học với Gap, người học sẽ thu được những kỹ năng rất quan
trọng. Đó là:
- Phân tích số liệu

- Lập luận một cách định lượng
19
- Kĩ năng nghiên cứu khoa học
- Kĩ năng viết và tranh luận
- Thuyết trình trướcđám đông
2.4.3.Giảng dạy
Giảng dạy và học tập là hai công việc gắn bó mật thiết. Như đã nói ở
trên, Gap là công cụ tuyệt vời cho tự học. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo
viên là sử dụng Gap như một phương tiện để hướng dẫn học sinh tự học.
Khối lượng kiến thức từ Gap là rất khổng lồ, cần có sự định hướng vấn đề
nghiên cứu. Đối với việc giáo viên sử dụng Gap để thuyết giảng cũng rất tốt
nhưng chỉ nên dừng ở mức gợi mở vấn đề.
2.4.4.Nghiên cứu
Bản thân Gap là kết quả của khoa học thống kê. Nó không những thể
hiện ra bằng hình ảnh động mà nó còn cho phép truy nhập đến dữ liệu gốc
khổng lồ và đáng tin cậy. Vì vậy, nó có thể coi là tài liệu phục vụ nghiên
cứu rất hữu ích. Người nghiên cứu cũng có thể đưa số liệu của mình để
thành lập các bản Gap, nên có thể đặt ra các giả thuyết trong nghiên cứu
dễ dàng hơn.
2.4.5.Thiết lập chiến lược phát triển
Công cụ Gap cho biết quá khứ chúng ta đã phát triển như thế nào,
hiện tại chúng ta đang ở vị trí nào của thế giới, xu hướng phát triển chung
của thế giới là gì. Trên các số liệu dự báo chúng ta cũng biết được xu
hướng tiến triển của tình hình trong tương lai một cách rõ ràng và trực
quan. Với khả năng thể hiện nhiều đại lượng Gap còn cho thấy tương quan
phát triển giữa các yếu tố: yếu tố trội, yếu tố hạn chế, tốc độ phát triển của
chúng Vì vậy, sử dụng Gp các nhà hoạch định chiến lược sẽ có một cái
nhìn tổng thể bao quát cr về không gian, thời gian, nội lực của quốc gia
mình. Từ đó, thiết lập chiến lược phát triển một cách thích hợp.
Tóm lại, Gapminder thực sự là một công cụ tuyệt vời, có thể áp dụng

trên nhiều lĩnh vực khác nhau dự trên ưu điểm nổi bật là khả năng chuyển
số liệu thống kê thành biểu đồ chuyển động có khả năng tương tác cao với
người sử dụng.
20
Việc sử dụng Gapminder rất dễ dàng, nhưng sử dụng nó hiệu quả
đến mức nào thì phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư nghiên cứu lĩnh vực của
người dùng.
3. Sử dụng Gaominder như một công cụ để tổ chức GDBĐKH theo
quan điểm của GDPTBV
3.1. Đặc thù về nội dung và yêu cầu của GDPTBV và GDBĐKH
3.1.1. Nội dung
a.Tính toàn cầu
Những vấn đề mà GDPTBV và GDBĐKH đề cập và quan tâm đều thể
hiện rất rõ tính toàn cầu. Chúng ta biết rằng toàn thể nhân loại chung sống
và chia sẻ một ngôi nhà chung Trái Đất. Trong thể thống nhất đó, mỗi sự
phát triển của cá nhân hay cộng đồng này đều có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp lên cá nhân, hoặc cộng đồng khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa,
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình phát triển ngày
càng tăng lên. Điều đó có nghĩa là các quốc gia không thể phát triển bền
vững nếu không quan tâm đến sự phát triển của các quốc gia khác.
Trong 15 nội dung của GDPTBV đã được Liên hợp quốc thông qua
trên 3 lĩnh vực là văn hóa xã hội, môi trường, kinh tế đều có thể thấy trong
đó những vấn đề toàn cầu, những biện pháp cần sự chung tay của toàn
cầu và những triển vọng tốt đẹp từ sự hợp tác đó. Mọi quốc gia đều phải
đối mặt với những vấn đề chung trong quá trình phát triển kể cả đó là quốc
gia giàu hay nghèo. Họ không thể đứng bên lề của vòng xoáy toàn cầu.
Muốn phát triển buộc họ phải tham gia, hợp tác và giải quyết.
BĐKH là một trong 15 nội dung của GDPTBV và một trong những nội
dung thể hiện rất rõ ràng và sâu sắc tính toàn cầu. Chúng ta có chung một
bầu khí quyển, nhưng tính “động” của khí quyển khiến xho vấn đề giữ gìn

nó không phải là việc của riêng quốc gia nào. Mĩ hay Trung Quốc có thể là
nước có lượng khí thải công nghiệp lớn nhất, nhưng hậu quả của nước
biển dâng hay thủng tầng ozon thì không phải hai nước này chịu hậu quả
lớn nhất mà hàng loạt nước khác đặc biệt các nước nghèo lại là thường
chịu hậu quả nặng nề hơn. Nghị định thư Kyoto hay Hội nghị ở
21
Copenhaghen đều chứng minh tầm quan trong của việc hợp tác toàn cầu
trong việc chống lại BĐKH.
Tóm lại, tính toàn cầu là một đặc điểm nổi bật bao trùm lên nội dung
của GDPTBV và BĐKH, trong dạy và học phải cho người học cái nhìn bao
quát về các vấn đề toàn cầu. Từ đó, nội dung của GDPTBV và BĐKH mới
có cơ sở tồn tại trong tâm trí người học.
b. Tính cá biệt quốc gia
Tính cá biệt quốc gia trước hết thể hiện trong cách tiếp cận vấn đề
Rất nhiều quốc gia xem GDPTBV và BĐKH là vấn đề sống còn, họ
đã có những chiến lược thực hiện cho lâu dài và có những hành động cụ
thể thiết thực trong vấn đề này. Người dân được tuyên truyền để ý thức
được tầm quan trọng của vấn đề đến mức GDPTBV và BĐKH trở một phần
trong văn hóa ứng xử của họ.
Tuy nhiên, một số quốc gia chưa ý thức hết được tầm quan trọng của
vấn đề nên trong sự phát triển của họ thấy rõ tính thiếu bền vững. Nhưng
điều đáng nói hơn là một số quốc gia lại cố tình bỏ qua điều này nhằm đạt
được những mục tiêu về tăng trưởng. Họ thậm chí còn cho rằng BĐKH là
điều xảy ra theo quy luật bình thường của tự nhiên, không liên quan gì đến
phát triển kinh tế! Có nghĩa là không cần đầu tư cho chống BĐKH và hỗ trợ
các nước nghèo giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH.
Ví dụ cụ thể như, tại các quốc gia Hồi giáo, sự bất bình đẳng giới sẽ
được tiếp cận như các quốc gia phương Tây, hay các nước có đông dân
số bị thiếu ăn tại châu phi sẽ quan tâm đến thủng tầng ozon giống như
người dân ở Eu. Câu trả lời chắc chắn là không thể.

- Tính cá biệt quốc gia còn thể hiện mức độ nghiêm trọng của vấn
đề mà các quôc gia phải đối mặt.
Các vấn đề toàn cầu tất cả quốc gia đều phải đối mặt nhưng mức độ
nghiêm trọng của nó thể hiện ở các nước lại khác nhau. Ví như, chúng ta
đều biết hiện nay có 7 tỉ người cùng chung sống trên Trái Đất, cải thiện
chất lượng dân số trên cơ sở nguồn tài nguyên hạn hẹp là điều mà mọi
quốc gia đều phải quan tâm. Tuy nhiên, trong lúc các quóc gia phát triển lo
lắng cho dân số già hóa, thiếu lao động bổ sung thì nhiều quốc gia đang
22
phát triển đối mặt với tình trạng gia tăng dân số quá nhanh và kết cấu dân
số trẻ.
Cùng hướng tới mục tiêu chung của phát triển bền vững, nhưng vấn
đề mà các quốc gia phải đối mặt để thưc hiện mục tiêu đó lại rất khác nhau.
Các quốc gia ven biển và các quốc đảo đặt lên hàng đầu việc chống lại
nước biển dâng. Nó có thể làm biến mất các vùng đồng bằng màu mỡ,
hàng triệu dân của họ phải di cư, hoặc thậm chí là xóa sổ đất nước. Các
nước nghèo đói ở Châu Phi lại quan tâm làm sao để đủ ăn, làm sao để
giảm dịch bệnh trước…
Vậy làm sao để đưa các quan điểm của họ xích lại gần nhau, làm sao
để có một mốc so sánh chung, một cơ sở đáng tin tưởng nào đó để có
được sự đồng thuận cao của những đối tượng bỏ qua khác nhau về văn
hóa, xã hội, kinh tế chính là điều các nhà giáo dục cần quan tâm trong
GDPTBV và BĐKH.
c. Tính lịch sử
Tính lịch sử thể hiện rõ khi chúng ta xem xét vấn đề trên cả quá trình.
PTBV và BĐKH là những vấn đề được xem xét trên cả quá trình phát
triển. Không phải trong khoảng thời gian nào đó Thụy Điển gây dựng được
những cánh rừng bạt ngàn. Đó là thành quả của nhiều thập kỉ với quy trình
trồng - khai thác - chế biến hợp lý hướng tới bảo tồn tự nhiên.
Một ví dụ điển hình khác ở Nhật Bản. Gần ngay trung tâm Tokyo phát

triển sôi động cũng có một khu rừng. Cây cối được trồng ở đó cách đây 80
năm, nên đây là một khu rừng nhân tạo. Nhưng nó trông rất giống rừng già
tự nhiên. Thế kỷ này nối tiếp thế kỷ kia, người Nhật Bản nhìn thiên nhiên
với một sự khâm phục và kính trọng. Đối với họ, rừng là nguồn dồi dào
cung cấp nhiều thứ có giá trị cần thiết cho sự sống. “Chúng tôi chỉ cần theo
dõi việc sinh trưởng tự nhiên của cây, và giúp duy trì trạng thái tự nhiên
cho chúng”, ông Okizawa Koji, người trong coi khu rừng, cho biết như vậy.
Nếu một cây ngã xuống, nó sẽ được để cho rã mục ngay tại chổ và trở về
với đất đai. Tất cả lá cây rụng xuống lối đi được thu gom lại rãi dưới nền
đất rừng. Không có gì được đưa ra khỏi rừng, cũng không mang vào đó
thứ gì. Tất cả đều được để tự nhiên – đó là triết lý đằng sau của việc quản
23
lý rừng. Như vậy, tinh thần bền vững đã thấm vào suy nghĩ của họ minh
chứng bằng sự tồn tại của khu rừng nơi mà đất đai đánh giá là đắt đỏ nhất
thế giới.
Chúng ta thấy khí hậu ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu hơn
ở nhiều vùng trên thế giới. Nó chưa chắc đã phải là hậu quả trực tiếp của
xã hội ngày nay, mà là của nhiều thập kỉ phát triển theo chiều rộng trong
quá khứ, sự phát triển hôm nay chỉ góp phần làm các biểu hiện ấy thể hiện
ra một cách rõ ràng và tác động mạnh mẽ hơn vào ý thức của chúng ta.
Tất cả các hệ quả ngày nay chúng ta được chứng kiến đối với nền
văn hóa, kinh tế xã hội, đối với tự nhiên đều có nguồn gốc từ trong quá khứ
lâu dài trước đó.
d. Tính cấp bách và lâu dài của vấn đề
Cả PTBV và chống BĐKH đều là những vấn đề mang tính cấp bách
cần sự chung tay giải quyết ngay. Bạn có biết Bangkok cũng là một trong
những điểm đến thú vị nhất hành tinh, nhưng nó sớm lọt vào danh sách địa
danh sẽ “mất tích” trong tương lai vì Trái đất nóng lên. Thành phố này vừa
trải qua trận đại hồng thủy kéo dài do mưa lớn. Vị trí không thuận lợi của
thủ đô Thái Lan khiến cả thành phố dễ mắc phải tình trạng úng ngập. Dự

báo, Bangkok bị nhấn chìm trước khi thế kỷ 21 kết thúc. Hay quần đảo
nhiệt đới giống như thiên đường này rất nổi tiếng với các bãi biển cát trắng
và luôn là điểm đến ưa thích của khách du lịch. Đáng tiếc, hiện tượng Trái
đất nóng lên có thể sẽ tiêu hủy quần đảo trải dài gần 970km này. 80% quốc
đảo chỉ trên mực nước biển 1m, trong khi nước biển ngày càng dâng cao.
Với đà tăng của nước biển như hiện nay, Maldives sẽ biến mất vào năm
2050. Cụ thể hơn, ở Việt Nam, trong giả thuyết nhiệt độ trung bình tăng
thêm hơn 3°C vào năm 2100, mực nưóc biển ở Việt Nam sẽ tăng thêm hơn
một mét. Vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ bị mất đi 38% diện tích. Nghĩa
là trong vòng đời người chúng ta có thể thấy được những thay đổi lớn lao
và có hậu quả nặng nề do BĐKH gây ra. Nếu không có những biện pháp
thực hiện ngay thì sẽ là quá muộn.
24
Tuy nhiên, giải quyết các tình thế cấp bách chỉ là một mặt, với
GDPTBV và chống BĐKH mục tiêu lâu dài mới là quan trọng để duy trì
thành quả và cải thiện điều kiện sống cho thế hệ sau. Đó phải là việc làm
lâu dài mang tính chiến lược và thường xuyên.
3.1.2. Yêu cầu đối với công cụ dạy – học
a. Có khả năng thỏa mãn việc trình bày các yêu cầu về nội dung trên
Đây là không chỉ là yêu cầu mà cũng là kì vọng của mọi nội dung học.
Công cụ càng có khả năng chuyển tải nội dung theo đặc trưng nổi bật của
nó thì ấn tượng với người học càng sâu sắc. Tức là ở đây, cần một công
cụ thể hiện trước hết có khả năng chuyển tải tính toàn cầu, tính cá biệt
quốc gia và tính lịch sử.
b. Phải gây được ấn tượng mạnh mẽ để thôi thúc hành động của
người học
Như chúng ta đã biết, GDPTBV và BĐKH là một trong những linh vực
của giáo dục đòi hỏi sự trải nghiệm ở người học. Mục tiêu quan trọng của
nó không dừng lại ở chuyển tải kiến thức khoa học mà quan trọng hơn là
sự chuyển biến ý thức của người học. Công cụ phải chuyển tải nội dung

bằng cách nào đó để người học thực sự thấy ấn tượng, để thôi thúc hơn
nữa hành động của họ, chứ không phải là những ấn tượng lý thuyết mờ
nhạt.
c. Phải đáp ứng cả yêu cầu học tập, nghiên cứu, tuyên truyền
Với GDPTBV và BĐKH có nội dung rất rộng lớn, là khoa học liên
ngành. Khi người học đã có tâm thế hành động cho cộng đồng, thì công cụ
cần đáp ứng yêu cầu tiếp tục học tập, nghiên cứu làm sâu sắc thêm những
hiểu biết trong nhà trường. Quan trọng là công cụ không chỉ phục vụ cho
bản thân người học mà nó cần là phương tiện để người học chia sẻ hiểu
biết của mình cho cộng đồng – bởi đó là công việc chung cần sự hợp tác
của cộng đồng.
3.2. Tại sao có thể sử dụng gapminder như một công cụ để tổ
chức GDPTBV và GDBĐKH
3.2.1. Gapminder có khả năng truyền tải tính đặc thù nội dung trên
- Khả năng tạo ra bức tranh toàn cảnh thế giới
25

×