Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Khóa luận tuyên truyền ht tgđ đhcm doc123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.75 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì
việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, lối sống và làm theo tấm gương
đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của
chủ tịch Hồ Chí Minh ln là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua
khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức cơ
sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thối có “tính chất nghiêm trọng” về đạo
đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về
lãnh đạo Đảng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng: Rèn luyện đạo đức là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo
dục đạo đức bằng nêu gương sáng; xây dựng đạo đức cách mạng, đồng thời đấu
tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện của tư
tưởng, đạo đức cũ khơng cịn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng
trong cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức
cơng dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của
người dân là nhất trí”. Người viết về nguyên tắc kế thừa và đổi mới khi xây dựng
một nền đạo đức mới: “Đời sống mới khơng phải cái gì cũ cũng bỏ hết, khơng phải
cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát
triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”. Người nói về tác dụng của việc
nêu gương sáng đạo đức: “Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn
văn tuyên truyền”.
Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần
những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không
mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực
1



hiện. Đó là: Nói phải đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với
chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách rộng rãi bằng nhiều hình thức, được triển
khai từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong chỉ đạo lãnh đạo, triển khai
thực hiện việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh hiên
nay ở một số chi bộ còn chậm so với thời gian quy định, còn lúng túng trong tổ chức
thực hiện; Sự gắn kết, lồng ghép các nội dung của các chủ đề học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua, với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của ngành, có lúc chưa chặt chẽ; Công tác tuyên truyền việc tiếp
tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh thiếu chiều sâu, chưa trở
thành phong trào mạnh mẽ; nội dung tuyên truyền chưa phong phú và đa dạng; hình
thức tuyên truyền chưa đủ sức lôi kéo, làm động lực cho phong trào học tập và làm
theo Bác; Một số cán bộ, đảng viên chưa nêu cao tinh thần tự giác rèn luyện trong
học tập và làm theo tư tưởng của Bác, trách nhiệm chưa cao trong công việc được
giao.
Xuất phát từ những hạn chế trên, qua thời gian nghiên cứu học tập cùng với
sự truyền đạt tận tình của thầy, cơ giảng viên Trường Chính trị tỉnh kết hợp với
những kiến thức đã được học, sự vận dụng vào tình hình thực tế ở đơn vị từ đó trang
bị cho bản thân em một số kiến thức nhất định. Chính vì vây, mà em chọn đề tài
“Nâng cao công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, cơng chức, viên chức tại Sở Giáo dục và Đào
tạo hiện nay” để nghiên cứu. Nhằm góp phần vào cơng tác tun truyền, giáo dục,
thuyết phục cho cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng trong đơn vị, từ đó đề
ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại đơn vị.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu:


2


Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu sâu công tác tuyên truyền về học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, cơng chức, viên
chức tại Sở Giáo dục và Đào tạo; đồng thời đưa ra giải pháp trong công tác tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục ở đơn vị.
2.2. Phạm vi nghiên cứu :
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu nâng cao hiệu quả kỹ năng
tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
trong cán bộ, cơng chức, viên chức tại Sở Giáo dục và Đào tạo hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Vận dụng kiến thức đã học và nghiên cứu thực tế tại Sở Giáo dục và Đào
tạo. Từ đó tổng hợp, phân tích vấn đề về công tác tuyên truyền về học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, công chức, viên
chức. Một số phương pháp được vận dụng trong nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn trên cơ sở lý luận về
tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, cơng chức, viên chức hiện nay.
- Vận dụng tổng hợp phương pháp lơgic, phương pháp phân tích tổng hợp,
so sánh, khảo sát thực tế kết hợp thực tiễn, nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng,
giáo trình giảng dạy, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích mà người viết cần đạt được đối với đề tài này là sẽ phân tích đánh
giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn, thành tựu thách thức và đề xuất những giải pháp,
kiến nghị trong công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa việc học tập và làm
theo của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Qua đó, rèn luyện kỹ năng
trong cơng tác tun truyền, giáo dục, thuyết phục, nhất là trong cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng hiện nay.

NỘI DUNG
3


Chương 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơng tác tun truyền, thuyết phục
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vĩ đại, là một tấm gương tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục có hiệu quả nhất mà Đảng ta đã vận dụng qua các thời kỳ cách
mạng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần quán triệt hơn nữa tư tưởng,
tấm gương của Người trong công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Bởi trong
công cuộc đổi mới hôm nay, cơng tác tun truyền, giáo dục có một vị trí, vai trị rất
lớn. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo
dục, nhất là tuyên truyền, giáo dục đường lối chính trị của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước là nhiệm vụ của tồn hệ thống chính trị.
Nói đến cơng tác tun truyền, giáo dục ở đây là tuyên truyền, giáo dục
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là giáo dục tư tưởng chính
trị, quan điểm, lập trường của giai cấp cơng nhân, phục vụ lợi ích của giai cấp và dân
tộc. Thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục phải phân tích, làm sáng tỏ cơ sở
khoa học, căn cứ lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó cung cấp cho đối tượng
một thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn và những thông tin chân
thực, những tri thức cần thiết hướng dẫn cho hành động cải tạo hiện thực, giải quyết
những mâu thuẫn, những vấn đề phức tạp do thực tiễn đặt ra.
Mục đích của công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng là nhằm biến
những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những
tri thức khoa học thành niềm tin, thành hành động cụ thể, xây dựng, bảo vệ quê
hương đất nước, làm cho cuộc sống mỗi người ngày càng tiến bộ, ấm no, hạnh phúc.
Khi bàn đến vấn đề này, Hồ Chí Minh đã từng dạy những người đi tuyên
truyền, giáo dục: “Người đi tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem?
Nói cho ai nghe? Nếu khơng vậy thì cũng như cố ý khơng muốn cho người ta nghe,

không muốn cho người ta xem. Người tun truyền khơng điều tra, khơng phân tích,
khơng nghiên cứu, khơng hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy,
nhất định sẽ thất bại. Chẳng những các người phụ trách, tuyên truyền, những người
4


viết báo, viết sách, những người nghệ sĩ là những người tuyên truyền, mà tất cả cán
bộ, đảng viên, hễ những người có tiếp xúc với quần chúng đều là người tuyên truyền
của Đảng. Vì vậy ai cũng phải học nói, nhất là học nói cho quần chúng hiểu”.
Để đạt được điều đó theo Hồ Chí Minh, trong tun truyền phải “nói thiết
thực, nói đúng lúc, đúng chỗ”, nước ta khi trình độ dân trí cịn thấp, Hồ Chí Minh
thường hay dùng phương pháp so sánh và đưa ra nhũng ví dụ đơn giản, gần gũi với
đời thường khi diễn đạt nhũng vấn đề lý luận, chính trị trừu tượng, khô khan.
Một trong những phương pháp tuyên truyền, giáo dục có sức thuyết phục cao
chính là nêu gương người tốt, việc tốt, giáo dục bằng việc làm, hành động cụ thể,
nói đi đơi với làm, thơng qua người thật, việc thật, những điều “tai nghe, mắt thấy”.
Đây là phương pháp sinh thời Hồ Chí Minh rất quan tâm và thường xuyên sử dụng
trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Theo Người; “Lấy gương người tốt, việc tốt
để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong nhũng cách tốt nhất để xây dựng Đảng,
xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng cuộc sống mới, con người mới”.
Tóm lại, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chất lượng, hiệu quả cơng tác tuyên
truyền, giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng chủ
yếu nhất là phẩm chất và năng lực của người đi tuyên truyền, giáo dục. Chính vì
vậy, muốn tun truyền, giáo dục có hiệu quả người đi tuyên truyền phải không
ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực, uy tín cho bản thân.
Thấm nhuần tư tưởng, tấm gương tuyên truyền, giáo dục của Chủ tịch Hỏ
Chí Minh, tin rằng công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ đạt được kết quả như mong
muốn, góp phần đưa đất nước đến sự thắng lợi trong công cuộc đổi mới, hội nhập
hiện nay.
1.2.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền, thuyết

phục
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và trước nhiều biến cố khó
lường về tình hình chính trị - xã hội trên trường quốc tế. Bên cạnh các thế lực thù
địch đã, đang và vẫn sẽ tìm mọi cách chống lại chủ nghĩa xã hội, Đảng ta và nhân
dân ta vẫn kiên định với con đường đã chọn, quyết tâm đưa đất nước phát triển
5


nhanh, mạnh trong xu thế hội nhập. Quyết tâm đó có trở thành hiện thực hay khơng
phần nhiều phụ thuộc vào công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng phụ thuộc vào
phẩm chất, năng lực của người đi tuyên truyền, giáo dục.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến công tác tuyên
truyền, thuyết phục. Những sự kiện chính trị, kinh tế, an ninh, thiên tai v.v. xảy ra
trên thế giới đều các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước ta. Cơng tác tuyên truyền phải làm thế nào đảm bảo giữ đúng định hướng của
Đảng, truyền bá chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần chủ động hội nhập kinh
tế, quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hội
nhập kinh tế, quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
môi trường.
1.3. Khái niệm
1.3.1. Khái niệm tuyên truyền
Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những kiến thức, giá
trị tinh thần đến đối tượng, nhằm mục đích cảm hóa, thuyết phục, biến những kiến
thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, thúc đẩy đối tượng hành động
theo những định hướng và mục tiêu nhất định.
Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là hoạt động truyền bá những quan điểm lý
luận và đường lối chiến lược, sách lược nhằm xây dụng cho quần chúng thế giới
quan, nhân sinh quan nhất định và thuyết phục quần chúng hành động phù hợp với
thế giới quan, nhân sinh quan ấy.

1.3.2. Khái niệm thuyết phục
Thuyết phục là làm cho bản thân người ta thấy đúng, hay mà tin theo, làm
theo. Thuyết phục là một đặc trưng, một mục tiêu cần đạt tới của tuyên truyền.
Tuyên truyền phải đạt tới trình độ thuyết phục, phải có sức thuyết phục, cảm, hóa
đúng, hay thì người ta mới tin và làm theo.
1.3.3. Khái niệm kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục

6


Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế. Như vậy, kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục là khả năng vận dụng
kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyên truyền. Thuyết phục là khả
năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực này trong thực tiễn tuyên truyền,
thuyết phục quần chúng bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau.
Tuyên truyền, thuyết phục quần chúng, nếu phân chia theo quy mơ tác động
có tun truyền thuyết phục cá nhân; tuyên truyền, thuyết phục nhóm và tuyên
truyền, thuyết phục đại chúng.
Dựa trên cơ sở khái niệm của tuyên truyền, thuyết phục và kỹ năng tuyên
truyền thuyết phục. Muốn tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục được cán bộ, đảng
viên, cơng chức, viên chức hiểu về mục đích, yêu câu, nội dung của Chỉ thị
05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.4. Mục đích, u cầu và nợi dung của Chỉ thị số 05-CT/TW ngày
15/5/2016 của Bợ Chính trị
1.4.1. Mục đích
Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện
cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và

phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức
tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng.
1.4.2. Yêu cầu
Tạo sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng và xã hội về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đây là
công việc thường xuyên hằng ngày, là trách nhiệm cụ thể thiết thân của mọi cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
7


Lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, chặt chẽ, kết hợp việc tổ chức học tập, làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với cơng tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, các cuộc vận động và các phong trào đang triển khai trong Đảng và trong xã
hội, góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa
phương, cơ quan, đơn vị. Kết hợp giữa xây và chống.
Đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, nhất là vai trò
gương mẫu của cán bộ chủ chốt các cấp, của người đứng đầu, của cấp trên; đồng
thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định của tổ chức
đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và sự giám sát
của nhân dân.
1.4.3. Các nội dung chủ yếu cần thực hiện của Chỉ thị số 05-CT/TW
ngày 15/5/2016 của Bợ Chính trị
Tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao
gồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể
trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp...
Đặc biệt nhấn mạnh việc làm theo qua những hành vi thiết thực, cụ thể.
Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tư

tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành,
địa phương, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay.
Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ
chốt, người đứng đầu các cấp, của cán bộ, đảng viên. Xây dựng cơ chế kiểm tra,
giám sát của tổ chức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của
cán bộ, đảng viên.
Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh
hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể. Xây dựng và tổ chức
thực hiện tốt chương trình hành động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; chương
trình tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Lấy kết quả
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn
đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.
8


Tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo trình về đạo đức Hồ Chí
Minh để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ các cấp.
Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Cấp ủy, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và đồn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức, chỉ đạo
thực hiện hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo
đức Bác Hồ.
Định kỳ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, phát hiện và biểu dương
các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phê bình, uốn nắn các nhận thức lệch lạc, các việc làm thiếu gương mẫu, nói khơng
đi đơi với làm. Đấu tranh với các quan điểm sai trái, các biểu hiện quan liêu, tham
nhũng, lãng phí.
Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
về các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ bằng

nhiều hình thức phong phú và sinh động.
1.5. Vận dụng những kiến thức đã học
Để làm tốt công tác tuyên truyền về đẩy mạnh việc thực hiện theo Chỉ thị
05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh địi hỏi mỗi cán bộ, cơng
chức, viên chức phải vận dụng tốt những kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục và tùy
theo tình huống có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền cho nhóm và cá nhân trong
đơn vị thực hiện.
1.5.1. Tuyên truyền thuyết phục cá nhân
* Gặp gỡ trực tiếp
Khái niệm:
Gặp gỡ trực tiếp là quá trình mà cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp gặp mặt
một đối tượng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục về một vấn đề nào đó.

9


Gặp gỡ trực tiếp là một trong những phương thức có hiệu quả, có tác động
rất lớn trong tuyên truyền, vận động, thuyết phục từng người dân thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ưu thế và hạn chế:
Ưu thế: Là giao tiếp trực tiếp nên thông tin được trao đổi, bàn bạc, tranh
luận kỹ lưỡng để đi đến chấp nhận hay không chấp nhận, đồng tình hay khơng đồng
tình.
Có thể vận dụng các yếu tố kỹ thuật của loại hình giao tiếp này như ngôn
ngữ, cử chỉ, điệu bộ và các thủ thuật tâm lý để tạo ra hiệu quả tác động lớn.
Thông tin phản hồi, kết quả gặp gỡ thể hiện ngay.
Hạn chế: Do nội dung giao tiếp bộc lộ trực tiếp ngay nên mức độ sâu sắc,
mức độ chính xác, chín chắn của thơng tin có phần bị hạn chế.
Với những người mà khả năng tự kiềm chế kém, thiếu linh hoạt, mức độ

phản ứng đối với các tình huống giao tiếp thiếu nhanh nhạy, sức cảm hóa đối tượng
kém thì hiệu quả tun truyền, vận động thường khơng cao.
Kết quả không lưu lại thành văn bản.
1.5.2. Diễn thuyết trước công chúng
1.5.2.1. Chuẩn bị diễn thuyết
Nghiên cứu đối tượng: Sự cần thiết phải nghiên cứu tượng.
Trong diễn thuyết trước công chúng, đối tượng quy định việc xác định nội
dung, lựa chọn phương pháp diễn thuyết. Đối với những đối tượng khác nhau, nội
dung, phương pháp phát biểu, trình bày phải khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về đối
tượng là cơng việc đầu tiên mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tiến hành trước
khi diễn thuyết. Sinh thời, Bác Hồ thường xuyên căn dặn cán bộ tuyên truyền, nhà
văn, nhà báo phải tự đặt câu hỏi “Nói cho ai nghe? Viết cho ai xem” trước khi nói
viết một vấn đề nào đó, để có nội dung phương pháp trình bày phù hợp khi diễn
thuyết trước mọi đối tượng.
Nội dung nghiên cứu đối tượng: Nghiên cứu đặc điểm về tư tưởng và tâm
lý xã hội; về mặt xã hội – nhân khẩu; về nhu cầu, thị hiếu thông tin, thái độ của
10


người nghe đối với nguồn thông tin và nội dung thôn tin, con đường, cách thức thỏa
mãn nhu cầu thông tin của đối tượng.
Trên cơ sở nghiên cứu về các đặc điểm này và xuất phát từ các đặc điểm,
người cán bộ lãnh đạo, quản lý xác định mục đích, nội dung, phương pháp diễn
thuyết phù hợp.
Chọn chủ đề cho bài diễn thuyết: Công tác tuyên truyền, thuyết phục của
người lãnh đạo, quản lý có mục đích là cung cấp cho đối tượng những thơng tin,
kiến thức mới; hình thành, củng cố niềm tin và cổ vũ, khơi vậy tính tích cực hành
động của người dân. Vì vậy, chủ đề bài diễn thuyết trước cơng chúng có thể được
chọn từ những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại,… của đất nước và của địa phương. Chủ đề của bài nói cũng có thể được chọn

từ những vấn đề thuộc quan điểm, đường lối của Đảng hay chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
Xây dựng đề cương bài diễn thuyết: Đề cương là văn bản dựa vào đó người
cán bộ lãnh đạo, quản lý tiến hành diễn thuyết bằng các phần, các mục, các luận
điểm, luận cứ, luận chứng.
1.5.2.2. Những kỹ năng cần rèn luyện để diễn thuyết hiệu quả
Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe: Việc gây thiện cảm ban đầu cho
người nghe rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhân thân, tâm thế và biểu
hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức,
học hàm, học vị, chức vụ của người nói là nguồn thiện cảm ban đầu cho người nghe;
kích thích người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu tạo ra
sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên
truyền. Thiện cảm ban đầu còn được tạo ra bởi khung cảnh của hội trường, khung
cảnh của diễn đàn, dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao
tiếp ban đầu. Như vậy, báo cáo viên cần phải tươi cười bao quát hội trường, có lời
chào mừng, chúc tụng, có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, cơng bố thời gian, chương
trình làm việc rõ ràng, thoải mái... sẽ gây được thiện cảm ban đầu đối với người
nghe.
11


Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói: Nghệ thuật tuyên truyền là tạo
nên sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngơn ngữ. Giọng nói phải rõ
ràng, mạch lạc nhưng truyền cảm. Hết sức tránh lối nói đều đều. Giọng nói, âm
lượng phải thay đổi theo nội dung và nhấn mạnh vào những điểm quan trọng, cần
phải chú ý. Động tác, cử chỉ cần phải phù hợp với nội dung và giọng nói để nâng
cao hiệu quả tuyên truyền của lời nói. Sắc thái có tác dụng truyền cảm rất lớn. Vẻ
mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội dung. Khi nói, cần chú ý nhìn
vào một nhóm người ngồi dưới, thỉnh thoảng người nói cần thay đổi vị trí nhìn để
tạo sự chú ý của cử tọa. Người nói cần đưa ra số liệu, sự kiện để minh hoạ, đặt câu

hỏi để tăng thêm sự chú ý của người nghe.
Người nói cũng cần phát huy vai trị thơng tin, truyền cảm của ngơn ngữ
bằng cách sử dụng chính xác, đúng mực thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngành
và ngơn ngữ phổ thơng. Người nói có thể kết hợp, lồng ghép, sử dụng hợp lý, chính
xác ý tứ, ngơn từ trong kinh điển, thơ văn, ca dao, dân ca vào buổi tuyên truyền
pháp luật để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục đối với người nghe.
Bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tun truyền miệng: Người nói
cần tơn trọng các nguyên tắc sư phạm. Từ bố cục bài nói, diễn đạt các đoạn văn, liên
kết giữa các đoạn văn đến cách nói đều phải rõ ràng, mạch lạc, lơgic. Người nghe
cần được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa (phương
pháp suy diễn) hoặc từ xa đến gần (phương pháp quy nạp) và tuỳ từng vấn đề mà
dùng lý luận soi sáng cho thực tiễn hoặc từ thực tiễn mà đi sâu vào lý luận. Mục
đích cuối cùng vẫn là để người nghe hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về những vấn đề mà
người nói đã nêu ra. Tuy nhiên dù phân tích, diễn giải rộng hay hẹp đều phải ln
bám sát trọng tâm của vấn đề.
Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng: Tuyên
truyền miệng về pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với ba bộ phận
cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích.

12


Chương 2. Thực trạng công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Giáo
dục và Đào tạo
2.1. Đặc điểm tình hình của Sở Giáo dục và Đào tạo
2.1.1. Đặc điểm tình hình chung
TV nằm ở phía Đơng Nam vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL),
cách thành phố Cần Thơ 60 km. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đơng Bắc
giáp tỉnh VL qua sơng Hậu, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông

Nam giáp Biển Đông, với bờ biển dài hơn 72 km. Sóc Trăng có hệ thống giao
thơng với 3 tuyến quốc lộ xuyên qua tỉnh là Quốc lộ 1A, tuyến Nam Sông Hậu và
tuyến Quản lộ - Phụng Hiêp đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng diện tích đất tự
nhiên 331.118 ha. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính ( 08 huyện, 02 thị xã và 01 thành
phố) gồm 109 xã, phường, thị trấn; 775 ấp, khóm; dân số trung bình 1.300.826
người, trong đó khu vực nơng thôn 1.008.678 người.
Sau khi chia tách tỉnh tháng 4/1992, TV là một tỉnh nghèo, về lĩnh vực
giáo dục, trường lớp xuống cấp, giáo viên thiếu nghiêm trọng cơ sở vật chất tạm
bợ, mạng lưới trường lớp vô cùng thiếu thốn. Tồn tỉnh chỉ có 244 trường với
2.788 phịng học, trong đó có đến 788 phịng học tre lá (chiếm hơn 28%) và 908
phòng bán kiên cố (trên 32%). Số học sinh cấp III chỉ chiếm 5,2% trong độ tuổi và
có khuynh hướng bỏ học ngày càng cao.
Đứng trước những khó khăn thách thức đó, Ngành đã xây dựng và thực
thi chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2000 - 2010 với nhiệm vụ trọng tâm là:
Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường và
xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; nâng cao chất lượng thi cử, đánh giá việc
giảng dạy và học tập, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, công tác xã hội
hóa giáo dục, thực hiện tốt cơng tác quản lý. Khi chủ trương xã hội hóa được mở
rộng đã tạo thêm nguồn lực phát triển giáo dục. Cùng với nguồn ngân sách Nhà
nước, sự đóng góp của người dân các địa phương đã góp phần khắc phục tình trạng
13


học ba ca, giúp nâng cấp và xây mới trường học, thực hiện ngói hóa, tầng hóa
trường học.
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của các ban
ngành, đồn thể, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và quyết tâm của toàn ngành,
giáo dục Sóc Trăng dần ổn định và phát triển, làm nền tảng cho sự nghiệp trồng
người của tỉnh nhà.

Với những kết quả đạt được, giai đoạn này Ngành Giáo dục đã vinh dự
được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 2 vào năm 2002 và
nhiều danh hiệu cao quý khác. Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, từ năm 2011,
Ngành Giáo dục Sóc Trăng tiếp tục được quan tâm đầu tư để tăng cường cơ sở vật
chất theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, xóa bỏ các phịng học xuống
cấp, phịng học tạm, học nhờ, ưu tiên thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em 5 tuổi và xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Kết quả, tính đến đầu năm học 2016 - 2017, tồn tỉnh có 215 trường đạt
chuẩn, đạt 38,94%. Trong đó: mầm non có 41 trường, tiểu học 109 trường, THCS
62 trường, THPT 3 trường, từ đó việc huy động học sinh trong độ tuổi ở các cấp
học đều tăng vượt bậc. Mạng lưới trường lớp mở rộng đã tạo điều kiện đảm bảo để
giáo dục tỉnh nhà từng bước nâng cao chất lượng học tập. Đáng phấn khởi là năm
2016, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, đối với cấp tiểu học,
tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng nhận hồn thành phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi mức độ 2. Chất lượng giáo dục THPT tăng lên cả về mặt bằng và mũi
nhọn, năm qua, tỉ lệ thí sinh tốt nghiệp là 94,12%, cao hơn tỉ lệ chung cả nước,
trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia bậc THPT, đạt tổng cộng 10 giải, đứng thứ ba
trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Với những thành quả đạt được sau 25 năm tái lập tỉnh và định hướng thời
gian tới sẽ là điều kiện thuận lợi để Ngành Giáo dục và Đào tạo ngày càng phát
triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em địa phương và phát
triển nguồn nhân lực tỉnh nhà.
2.1.2. Đặc điểm tình hình cụ thể
14


Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung
giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục;

tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và
cấp văn bằng, chứng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở
theo quy định của pháp luật và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc
Sở. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở
và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Các Phó Giám đốc là
người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng
mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của
Sở.
Tính đến cuối năm học 2016 - 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo có 11 Phịng
chức năng; tồn ngành có 578 trường, trong đó có 76 trường mẫu giáo, 58 trường
mầm non, 293 trường tiểu học, 113 trường THCS. Quản lý trực tiếp 38 trường
THPT, 09 trường phổ thông dân tộc nội trú, 01 trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật, 01
trường Cao đẳng Sư phạm và 11 Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã,
thành phố. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Sở Giáo dục
và Đào tạo là 63 người. Về chuyên môn nghiệp vụ: tiến sĩ 01; thạc sĩ 29; đang học
cao học 05; cử nhân 20; cao đẳng và trung cấp 08 .
Hiện nay Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo trực thuộc Đảng uỷ Khối các cơ
quan, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Đảng uỷ Khối, Đảng ủy
15


viên có 15 đồng chí, Ban Thường vụ có 05 đồng chí, có 08 chi bộ trực thuộc, với tổng
số 57 đảng viên. Trong đó đảng viên nữ là 24 đồng chí.

Được sự quan tâm và hỗ trợ của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Sóc Trăng,
Đảng ủy Sở đã lãnh, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc bảo đảm hồn thành nhiệm vụ
chính trị tại cơ quan đơn vị, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với
xây dựng cơ quan và đoàn thể trong Đảng bộ Sở vững mạnh.
Đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới cũng như những
khó khăn, thách thức trong nước, tồn thể cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức
và người lao động trong Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo luôn giữ vững lập trường
tư tưởng, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2.2. Thực trạng cơng tác tun truyền trong việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Sở Giáo dục và Đào
2.2.1. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân thành tựu
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được
Đảng ủy Sở đã tổ chức phổ biến, triển khai các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn
của tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan cho tồn thể cán bộ, đảng viên thơng qua các
cuộc họp Chi bộ và chỉ đạo các Phòng trực thuộc, các tổ Cơng đồn, Đồn thanh
niên phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị.
Ngay sau khi có Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và
Nghị quyết số 04- NQ/TW ngày 30/10/2016 của Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII, Đảng ủy đã tổ chức cho đảng viên đăng ký kế hoạch
học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
nghiêm túc, đúng quy trình hướng dẫn bao gồm các đồng chí trong chi bộ, công
chức, viên chức cơ quan, tạo được sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ.

16


Đảng bộ xây dựng kế hoạch và triển khai đến các đảng viên việc học tập

các nội dung chủ đề hàng năm; Quy định về chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm
gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và người lao
động tại Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo (Quy định số 01-QĐ/ĐUGD, ngày 0602-2017); kế hoạch tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh năm 2017 (Kế hoạch số 09-KH/ĐUGD, ngày 06-02-2017). Kết quả có
100% Đảng viên; quần chúng đạt 98%.
Tổ chức quán triệt nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh về phịng chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời xem xét nội dung bản “kế
hoạch cá nhân” để đánh giá rút kinh nghiệm xoay vòng kết quả thực hiện nhiệm vụ
của từng đảng viên. Cấp uỷ, chi bộ đã tích cực chỉ đạo, rà soát, bổ sung và hướng
dẫn thực hiện những chuẩn mực đạo đức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc
điểm, tình hình thực tế của mình để triển khai thực hiện trong toàn thể đảng viên
và quần chúng.
Đảng ủy chỉ đạo các chi bộ trực thuộc xây dựng nội dung học tập, liên hệ
đưa vào sinh hoạt chi bộ về chuyên đề từng năm theo hướng dẫn của cấp trên và
Quyết định 704-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiếp tục quán triệt, nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị đối
với cơng tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Tùy theo điều kiện cụ
thể, cấp ủy các chi bộ có thể tổ chức nghe nói chuyện, kể những mẫu chuyện về Bác,
giới thiệu chuyên đề cho đảng viên, đoàn viên, hội viên.
Hàng tháng thông qua sinh hoạt chi bộ kiểm điểm tự phê bình và phê bình
để tuyên dương các điển hình trong việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, cũng như uốn nắn nhận thức lệch lạc, việc làm thiếu gương
mẫu, nói khơng đi đơi với làm, các quan điểm, biểu hiện sai trái, quan liêu …
Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng ủy quan tâm chỉ đạo, gắn với tuyên truyền
các ngày lễ, kỉ niệm, các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, dân tộc, của tỉnh và
17



nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, cấp ủy chi bộ đẩy mạnh tuyên truyền lồng
ghép trong các phong trào thi đua tổ chức các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú, thiết thực. Qua đó, nhìn chung đội ngũ cán bộ, đảng viên,
cơng chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong đơn vị đã nhận thức ngày càng sâu
sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua các chủ đề được triển
khai hàng năm.
Thực hiện vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp theo Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng; ln được Ban Thường vụ quan tâm chỉ đạo. Do đó
trong thời gian qua, các cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo, người đứng đầu cơ
quan, đơn vị và các đồng chí cấp ủy viên các cấp ln nêu cao tính tiền phong,
gương mẫu, liêm chính trong q trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân
công; chấp hành thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, cấp ủy cấp
trên và cấp mình; thực hiện tốt các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê
bình trong sinh hoạt Đảng, giữ gìn đồn kết nội bộ, chấp hành tốt kỷ luật phát ngôn
và quy định về những điều đảng viên khơng được làm, giữ gìn phẩm chất cách
mạng, đạo đức và lối sống của người cán bộ, đảng viên, qua đó đã góp phần quan
trọng vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chun môn của cơ quan,
đơn vị, địa phương.
Việc giải quyết những vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong nội bộ
cán bộ và nhân dân ở cơ quan, đơn vị được Ban Thường vụ Đảng ủy quan tâm chỉ
đạo, nhất là qua triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ đạo tập trung xử lý những vấn
đề, vụ việc búc xúc, nổi cộm; cụ thể là:
Lãnh đạo Sở đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trực đẩy mạnh công tác chuyên
môn, về các chỉ tiêu đề ra trong năm, cũng như tăng cường công tác thanh kiểm tra
các cơ sở giáo dục tăng cường chỉ đạo quản lí chất lượng giáo dục tiểu học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng và công tác quản lý chun mơn cuối năm học ở các
phịng Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách thủ tục
18



hành chính, chấn chỉnh tác phong lề lối làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái
độ phục vụ nhân dân đã khắc phục ngay giờ giấc làm việc, luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của
nhân dân, giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu nại khơng đùn đẩy trách nhiệm
từ đó khơng có tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp.
Thực hiện các hướng dẫn của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Đảng
ủy Khối các cơ quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai học tập tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2016 : “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với Nhân dân;
đồn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Trên cơ sở đó, các chi bộ trực
thuộc, các đồn thể đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn
viên, hội viên của các cơ quan, đơn vị, học tập nội dung các chuyên đề hàng năm, tác
phẩm của Bác thông qua sinh hoạt chi bộ, cuộc họp cơ quan định kỳ hàng tháng.
Trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan định kỳ, cấp ủy các chi bộ đã lựa chọn những chủ đề,
nội dung cụ thể sát với thực tế của ngành, đơn vị thông qua các tài liệu: Thơng tin
cơng tác Tun giáo, Báo , Tạp chí Cộng sản, Tạp chí xây dựng Đảng để phổ biến
giới thiệu, trao đổi, liên hệ học tập và làm theo Bác.
Năm 2017 thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phịng chống
suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, nhìn chung đội ngũ cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn
viên, hội viên trong đơn vị đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh; về vị trí, vai trị của đạo đức trong mỗi cá nhân, gia
đình và xã hội, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện nâng
cao đạo đức cách mạng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, tận tụy với
công việc; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn; chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy,
quy định của cơ quan góp phần đẩy lùi về suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức

lối sống trong cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị.
19


Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo của tập thể đảng
bộ, cơ quan và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được thực hiện khá tốt,
giúp cho tập thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện tốt chức trách,
nhiệm vụ công tác của cơ quan và thực hiện tốt trách nhiệm của từng cá nhân góp
phần rèn luyện đạo đức, lối sống, chống tha hóa, biến chất, những biểu hiện “tự
diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức.
2.2.1.2. Nguyên nhân thành tựu
Đạt được những kết quả nêu trên là do sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban
Tuyên giáo và Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan trong việc có những
hướng dẫn, kế hoạch cụ thể nhằm giúp cho đảng bộ cơ sở cụ thể thành chương
trình hành động của mình trong việc tổ chức triển khai, học tập và quán triệt việc
thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ban Thường vụ Đảng ủy, các cấp ủy, chi bộ trực thuộc đều quan tâm và chỉ
đạo kịp thời đến tất cả đảng viên, công đoàn viên và quần chúng trong toàn đảng
bộ việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tất cả đảng viên, cơng đồn viên và quần chúng trong toàn đảng bộ đều nhận thức
được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Việc tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm làm
cho cán bộ, cơng chức nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức của Người, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, bản
lĩnh chính trị, tích cực thực hiện một cách sáng tạo trong thực tiễn cơng tác góp phần
đưa Nghị quyết XII của Đảng vào cuộc sống.
Tập thể Đảng uỷ Sở đã khơi dậy và phát huy được tinh thần đồn kết, nhất

trí của tập thể cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn
đảng bộ tổ chức phổ biến, triển khai các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của tỉnh ủy,
Đảng ủy khối cho toàn thể cán bộ, đảng viên thông qua các cuộc họp Chi bộ và chỉ
20



×