Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.77 KB, 79 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, ngày
07/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trên báo “Tấc đất” số đầu tiên là:
“Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta
thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc). Dân muốn ăn no phải
giồng giọt cho nhiều. Nước muốn giầu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp.
Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải quý
mỗi tấc đất như một tấc vàng”. Lời dạy của Người hơn 60 năm qua vẫn còn
nguyên giá trị, để đạt được mục tiêu tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp vẫn còn là một chặng đường dài và nhiều chông gai, còn
hiện nay nước ta là một nước nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong cơ cấu dân
cư cao. Từ lâu, vấn đề nông nghiệp – nông dân – nông thôn đã được Đảng,
Nhà nước ta quan tâm, chú trọng đặc biệt, cùng nhiều chủ trương, chính sách
thiết thực, có ý nghĩa với người dân ở nông thôn. Đó là những chính sách và
các cuộc vận động như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm
nghèo và tạo việc làm, Chương trình 135, Chương trình 134, Chương
trình 62 huyện nghèo, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, Chương trình khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em
dưới 6 tuổi, Dự án 5 triệu ha rừng và một số chương trình, dự án lớn
khác; mỗi chương trình đều tác động đến một hoặc một số mặt về kinh tế
- xã hội của nông thôn, nhưng chưa chương trình nào có mục tiêu tập
trung xây dựng đồng bộ địa bàn này.
Trước thực tế bức xúc đó, kể từ năm 2001, Ban Kinh tế Trung ương
cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ban, ngành và địa
phương đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình điểm “Phát triển nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá” tại 218

1



xã điểm. Tuy nhiên, do không có nguồn lực đảm bảo nên hầu hết các mô hình
cấp xã đều không có tính khả thi. Đến năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn lại tiếp tục triển khai thí điểm Đề án Xây dựng Nông thôn mới
cấp thôn, bản theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng làm
chủ. Đặc biệt là sau Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ "Về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn" do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 7 thông qua
và Quyết định số 491/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia (gồm 19 tiêu chí) về nông thôn mới ngày 16/04/2009, thì vấn đề
phát triển toàn diện nông thôn mới thực sự được quan tâm một cách tổng thể
nhất. Có thể nói đây chính là những chính sách “vực dậy” cả khu vực này, là
cơ sở để chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới nhằm thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020 sẽ được thực hiện ở tất cả các xã trên phạm vi toàn quốc.
Nhắc tới nông nghiệp – nông thôn thì không thể không nhắc tới Thái
Bình – “Quê hương 5 tấn” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thái
Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, với tổng diện tích mặt bằng tương
đương 154.654 ha, trong đó có khoảng 106.000 ha đất canh tác nông nghiệp;
dân số trên 1,8 triệu người, mà 86 % số đó sống ở nông thôn. Những năm
qua, khu vực này của tỉnh đã có bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông
nghiệp tăng bình quân 5,1%/ năm, đời sống của người dân không ngừng được
nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh những thành tựu đạt được,
nông thôn Thái Bình còn vướng mắc nhiều tồn tại từ quy hoạch, hình thức tổ
chức sản xuất, đời sống văn hóa, chính trị…Nhằm khắc phục những hạn chế
đó, thực hiện sự chỉ đạo, định hướng của Trung ương; các cấp ủy Đảng,
Chính quyền trong tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chủ trương, chính
sách hướng về nông thôn. Trong đó, tiêu biểu nhất là đề án “Xây dựng nông

2



thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2012”
đã được phê duyệt và xúc tiến thực hiện từ ngày 02/04/2011
Xây dựng nông thôn mới không phải công việc riêng của các cấp ủy
Đảng hay Chính quyền, mà nó còn cần sự vào cuộc, chung sức của tất cả nhân
dân, bởi họ chính là những người sẽ thụ hưởng toàn bộ lợi ích mà Chương
trình này đem lại. Do đó, công tác vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu,
tự giác và tích cực thực hiện, làm theo mục tiêu của Chương trình được coi là
một biện pháp hữu hiệu, khả thi, một “chìa khóa vạn năng” đảm bảo sự thành
công của quá trình xây dựng nông thôn mới.
Vì tất cả những lí do trên, là một người con của Thái Bình, với mong
muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng quê hương ngày
một giàu đẹp, phát triển hơn, tác giả khóa luận quyết định chọn đề tài:
“Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay” làm đề
tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề thời sự, chỉ được các tác giả
trong và ngoài nước để tâm, nhắc tới trong vài năm gần đây. Đặc biệt là việc
tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại một địa phương cụ thể như Thái
Bình thì lại càng thiếu những nghiên cứu sâu sắc, cặn kẽ. Tuy nhiên thời gian
qua, ở nhiều tài liệu, sách báo, đề tài…thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng có
đề cập tới những kiến thức liên quan trực tiếp với nội dung của chủ đề này.
Đối với công tác tuyên truyền có một số nghiên cứu:
“Giáo trình Nguyên lí tuyên truyền” của Khoa Tuyên truyền, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2006. Trong giáo trình đã đề cập đến
những vấn đề chung của công tác tuyên truyền, các lĩnh vực, phương tiện
tuyên truyền, cũng như sự lãnh đạo của Đảng và vấn đề đổi mới đối với công
tác tuyên truyền ở đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

3



Luận án Tiến sĩ Tâm lí học về “Nghiên cứu kĩ năng tuyên truyền của
cán bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội Nhân dân Việt Nam”, tác giả Nguyễn
Hoàng Lân, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, năm 2008. Luận án tập trung
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn kinh nghiệm tuyên truyền của cán bộ
chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó phân
tích thực trạng một số kinh nghiệm tuyên truyền cơ bản của cán bộ chính trị
và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao kinh nghiệm tuyên truyền của cán bộ
chính trị ở các đơn vị cơ sở của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
“Phương pháp tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng trong quần
chúng” của Lê Duẩn, Nxb Sự Thật, Hà Nội, năm 1955. Nội dung cuốn sách
nhấn mạnh đến nghệ thuật tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng. Xây dựng,
củng cố lập trường cho họ, tuyên truyền chính sách đầy đủ để biến nó thành
của quần chúng, hoà mình với quần chúng để giáo dục quần chúng.
Cuốn “Về công tác tuyên truyền và cổ động” của V.I.LêNin, Nxb Sự
thật, Hà Nội, năm 1983. Đây là công trình tổng hợp những bài nói và bài viết
của V.I. Lênin về công tác tuyên truyền và cổ động, cũng như quan điểm, tư
tưởng và lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với công tác này.
Với nông thôn và nông thôn mới có một số công trình nghiên cứu sau:
“Giáo trình Phát triển nông thôn”, do TS. Mai Thanh Cúc – Ts. Quyền
Đình Hà (đồng chủ biên), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2005. Giáo trình đi
sâu vào các nội dung: Kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, phát
triển cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và môi trường nông thôn, vai trò của nhà
nước và các tổ chức trong phát triển nông thôn, phương pháp nghiên cứu phát
triển nông thôn.
Luận án Tiến sĩ Triết học về “Định hướng chính trị - xã hội sự phát
triển của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nước ta trong quá trình đổi mới”, tác
giả Ngô Mạnh Hà, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

4



Hà Nội, năm 2003. Luận án đã làm rõ sự tác động qua lại của các nhân tố
kinh tế, chính trị và xã hội ở nông thôn. Trên cơ sở đó, tác giả chú ý luận giải
khuynh hướng phát triển hợp quy luật ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và phân
tích có phê phán các khuynh hướng cực đoan lệch lạc; từ đó chỉ ra vai trò lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong việc đảm bảo định hướng chính
trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Cuốn “Tài liệu hỏi – đáp xây dựng nông thôn mới cấp xã: Phục vụ cho
công tác tuyên truyền trong nhân dân” do Nguyễn Anh Thùy (chủ biên), Nxb
Cần Thơ, Cần Thơ, năm 2011, gồm những câu hỏi - đáp về các nội dung cơ
bản xây dựng nông thôn mới cấp xã. Các nội dung cần thực hiện theo Quyết
định 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Về tỉnh Thái Bình và nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có một số công
trình nghiên cứu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế mang tên “Xây dựng mô hình phát triển công
nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình”, tác giả Viên Thị An, Đại học Bách khoa
Hà Nội, Hà Nội, năm 2011. Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về mô hình phát triển công nghiệp nông thôn; từ đó vận dụng mô hình đó vào
tỉnh Thái Bình cho phù hợp với giai đoạn mới để thực hiện đô thị hoá nông
thôn, nhằm ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, góp phần đưa tỉnh
ngày càng trở nên phồn thịnh, khởi sắc hơn.
“Nông nghiệp nông thôn Thái Bình: Thực trạng và giải pháp”, Bùi Sĩ
Trùng (chủ biên), Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2003. Nhóm tác giả đã nêu
nên những đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội Thái Bình và thực
trạng phát triển của tỉnh trong những năm đổi mới, cùng một số giải pháp chủ
yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Bình.
Nhìn chung, các cuốn sách, giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu
trên chỉ chú trọng phân tích, tìm hiểu một hay một vài khía cạnh của nội dung


5


“Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay”; chứ chưa
đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết từ lí luận và thực tiễn đang diễn ra của
vấn đề. Do đó, kế thừa có chọn lọc thành tựu của các nghiên cứu đi trước,
cộng với quá trình dày công xem xét, làm rõ trên cơ sở cái nhìn toàn diện,
trọn vẹn; khóa luận sẽ từng bước bóc tách, đưa đến sự sáng tỏ, hiểu biết về hệ
thống những tri thức, cũng như ý nghĩa của vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc luận giải một cách sâu sắc những vấn đề lí luận của
công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và thực trạng công tác tuyên
truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình, khóa luận đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn
mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích đặt ra, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, khóa luận nghiên cứu những vấn đề lí luận của công tác
tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, khóa luận hướng nghiên cứu vào làm rõ thực trạng và những vấn
đề đặt ra trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình.
Thứ ba, khóa luận đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của khóa luận là đội ngũ cán bộ, Đảng viên và
nhân dân ở 267 xã nông thôn ở tỉnh Thái Bình; mà cụ thể là tập trung vào 4
xã (trong số 8 xã) được chọn là điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Bao


6


gồm: Xã An Ninh (huyện Tiền Hải), xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư), xã
Thanh Tân (huyện Kiến Xương) và xã Thụy Trình (huyện Thái Thụy).
4.2. Đối tượng nghiên cứu
“Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay”
là đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài khóa luận tiến hành nghiên cứu công tác tuyên truyền xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình từ tháng 10/2008, là thời điểm ra đời Chương
trình hành động số 23 - CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn” – được coi như mốc đánh dấu sự bắt đầu
của Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thái Bình; cho đến
tháng 5/2012 khi khóa luận hoàn thành.
6. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lí luận
Khóa luận nghiên cứu trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước có liên
quan tới nội dung nghiên cứu của khóa luận.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, khóa luận sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích tài liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học: Khóa luận tiến hành thu thập thông
tin bằng cách phát bảng hỏi Anket và hình thức chọn mẫu theo cụm. Căn cứ
vào số tiêu chí đạt được, cùng báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức năng;

tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến dư luận thông qua bảng hỏi tại 2 xã có kết

7


quả xây dựng nông thôn mới tốt nhất (Thanh Tân, Nguyên Xá), và 2 xã có kết
quả kém nhất (An Ninh, Trụy Trình) trong tổng số 8 xã được chọn làm điểm
xây dựng mô hình nông thôn mới của tỉnh.
- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tổ chức hai cuộc phỏng vấn sâu với
hai đối tượng; một là cán bộ tuyên truyền của xã Thanh Tân; một là cán bộ về
hưu, hiện đang tham gia sản xuất nông nghiệp tại thôn Trình Nhất, xã An
Ninh về các vấn đề có liên quan, phục vụ cho nghiên cứu của khóa luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu nghiên cứu, khảo sát.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lí luận
Khóa luận làm rõ bản chất và vai trò của công tác tuyên truyền trong
việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình nói riêng, trên địa bàn cả nước
nói chung.
Khóa luận có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về
sau liên quan tới công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bước đầu khóa luận đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
8. Kết cấu đề tài
Khóa luận dày…trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và 4 phụ lục; thì phần nội dung của khóa luận được chia làm ba
chương, 12 tiết, bao gồm:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về công tác tuyên truyền xây dựng
nông thôn mới.
Chương 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác tuyên

truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình.

8


Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Tuyên truyền
1.1.1. Lịch sử và khái niệm tuyên truyền
Con người nhỏ bé hơn nhiều loài, cũng không mạnh mẽ hơn so với
nhiều giống muông thú. Tuy nhiên, họ vẫn là chủ nhân của hành tinh xanh
này, bởi họ có trí khôn và tư tưởng. Trong xã hội tiên tiến mà nhân loại xây
nên, hoạt động phức tạp, khó khăn nhất chính là hoạt động có liên quan đến
đời sống tinh thần của con người; bởi nó diễn ra ngay trong cái bộ óc thông
minh, nhiều nếp nhăn, đã đưa chúng ta có được vị thế thống trị đối với vạn
vật trên trái đất như ngày hôm nay. Và công tác tuyên truyền chính là một
hoạt động như thế. Lật lại lịch sử, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện lần đầu
cách đây khoảng hơn 400 năm trước, được nhà thờ La Mã sử dụng để chỉ các
hoạt động truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khác tin theo
đạo Ki – tô. Tuy nhiên, hoạt động này đã xuất hiện từ rất xa xưa, khi chưa có
phương tiện ghi lại hoạt động ngôn ngữ, con người đã dựa vào trí nhớ của
mình để lưu giữ, truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh
chống chọi với thiên nhiên và lao động sản xuất. Rồi hình thức đơn giản của
chữ viết ra đời vào khoảng thiên niên kỉ thứ 4 trước Công nguyên do người
Sumeren ở vùng Lưỡng Hà sáng tạo nên; sau đó chữ viết phát triển, hệ thống
chữ cái hình thành (khoảng Thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên), từ đó
chữ viết trở thành phương tiện hỗ trợ, bổ sung đắc lực cho ngôn ngữ trong


9


truyền thông xã hội. Sau sự ra đời của khoa hùng biện (giữa thiên niên kỉ thứ
nhất trước công nguyên), kĩ thuật in và sách (cuối thế kỉ 2 trước công
nguyên), thì đến cuối thế kỉ 16 - đầu thế kỉ 17, một loại phương tiện tuyên
truyền của xã hội hiện đại cũng xuất hiện, đó là báo chí. Kể từ đó, thời kì phát
triển rực rỡ của các phương tiện truyền thông đại chúng đã được mở ra, với sự
có mặt của báo phát thanh khoảng thập niên thứ 2 - thế kỉ 20, báo truyền hình
và chiếc máy tính đầu tiên (cùng năm 1927 tại Mĩ). Ở Việt Nam, theo dòng
lịch sử dân tộc, cha ông ta cũng đã biết vận dụng rất nhiều phương cách tuyên
truyền để phục vụ cho công cuộc dựng nước và giữ nước. Tiêu biểu như dùng
phương tiện trực quan là lấy mỡ lợn viết trên lá cây: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn
Trãi vi thần” để tập hợp nhân dân đi theo ngọn cờ khởi nghĩa do Lê Lợi dựng
nên, đánh đuổi sự xâm lược của quân Thanh. Hay vào năm 1076, trên phòng
tuyến sông Như Nguyệt chống quân Tống, Lí Thường Kiệt cho người đọc bài
thơ thần “Nam quốc sơn hà” nhằm gây hoang mang cho địch, đồng thời cổ
vũ tinh thần binh sĩ bên ta. Đặc biệt ngày 1/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên
truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế
đỏ 1/8” nhân dịp kỷ niệm ngày đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ
hòa bình...Từ đó, ngày 1/8 trở thành ngày truyền thống thiêng liêng của ngành
Tuyên giáo, của những người làm công tác tuyên truyền – những chiến sĩ trên
mặt trận tư tưởng, luôn đồng hành cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến
thần thánh đánh đuổi đế quốc Mĩ, thực dân Pháp và cả trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta.
Cũng như nhiều phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng khác, xung quanh
khái niệm “tuyên truyền” luôn nảy sinh những ý kiến, tranh luận sôi nổi.
Theo R.A.Nelson, tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tính như một
dạng truyền thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc, thái độ,

ý kiến và hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư tưởng,

10


chính trị hay thương mại thông qua việc truyền các thông điệp một chiều, được
kiểm soát trên các phương tiện truyền thông [21]. Từ điển điện tử Lạc Việt đưa
ra khái niệm đơn giản tuyên truyền là: “Tác động vào ý nghĩ, dư luận để thuyết
phục mọi người ủng hộ, làm theo” [22]. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác
phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Người chỉ ra: “Tuyên truyền
là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm” [11, Tr.1].
Còn theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô thì tuyên truyền có nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Nghĩa rộng, là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về chính trị,
triết học, khoa học, nghệ thuật…nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành
ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng [11, Tr.1]. Theo nghĩa
hẹp, là sự truyền bá những quan điểm lí luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế
giới quan nhất định phù hợp với lợi ích, thế giới quan ấy; đây chính là tuyên
truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng [11, Tr. 11].
Những khái niệm trên phần nào đã lột tả được một số khía cạnh của hoạt
động tuyên truyền, nhưng chúng vẫn chưa đủ với nhu cầu nghiên cứu của khoá
luận. Hơn nữa, tuyên truyền tại đất nước ta được biết đến là một công tác thuộc
hệ thống công tác Đảng, mà cụ thể ở đây là một trong ba hình thái cấu thành nên
công tác tư tưởng (cùng với công tác lí luận và công tác cổ động). Như thế, dưới
góc nhìn trên, dựa vào quá trình nghiên cứu và sự tổng hợp các quan điểm khác
nhau, có thể rút ra những đặc điểm chung về khái niệm công tác tuyên truyền:
Đây là một công tác bộ phận nằm trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản
Việt Nam; nhằm mục đích hình thành nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác –
Lênin, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các giá trị nhân
văn tốt đẹp của dân tộc và nhân loại tới quảng đại quần chúng; từ đó xây dựng
thái độ tích cực trong quần chúng và cổ vũ họ hành động theo mục đích đặt ra

của nội dung những tư tưởng, đường lối, chính sách, giá trị ấy”
1.1.2. Phân loại và nguyên tắc của công tác tuyên truyền

11


Có nhiều cách để phân loại các hình thức tuyên truyền, như theo tính
chất hệ tư tưởng mà nó truyền bá có tuyên truyền tư sản, tuyên truyền vô sản;
theo nội dung tuyên truyền có tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị,
tuyên truyền lối sống văn hoá, tuyên truyền pháp luật… Nhưng cách phổ biến
nhất là theo phương thức tác động của công tác này, bao gồm: Tuyên truyền
miệng (giới thiệu nghị quyết, nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề…),
tuyên truyền trực quan (pa – nô, áp – phích, tờ rơi, biểu ngữ, tranh cổ
động…), tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo,
phát tranh – truyền hình, mạng Internet…) và tuyên truyền thông qua các hình
thức văn hoá – văn nghệ (tiểu phẩm, múa, hát chèo…).
Về nguyên tắc của công tác này, đầu tiên phải kể tới nguyên tắc tính tư
tưởng (tính Đảng) và tính chiến đấu. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”, khi tiến hành công
tác nhất thiết phải đúng với định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền như bàn cân tư tưởng
khẳng định và bảo vệ cái đúng, uốn nắn những quan điểm lệch lạc, đấu tranh
chống các luận điểm phản tuyên truyền, các biểu hiện tiêu cực. Để có thể
giành giật được trái tim, khối óc của quần chúng, công tác tuyên truyền cần
hết sức tôn trọng tính khoa học và tính chân thật. Trước hết, đó là sự tuân thủ
các quy luật khách quan khi xem xét một sự vật, hiện tượng. Ngoài ra tuyên
truyền vô sản khác với lối tuyên truyền tư sản “nhồi sọ”, “xuyên tạc”, “giả
dối”. Nếu như trùm phát xít Hitler cho rằng: “Bằng vũ khí tuyên truyền khôn
ngoan và dai dẳng người ta có thể khiến cho quần chúng tin rằng thiên
đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường”; thì lãnh tụ của những người

cộng sản Lênin lại chỉ ra: “Nói láo, khoe khoang, giả dối là diệt vong về mặt
tinh thần, nhất định đưa đến diệt vong về mặt chính trị”, và khẳng định:
“Thật buồn cười nếu nghĩ rằng nhân dân đi theo những người Bônsêvích vì

12


những người Bônsêvích cổ động khéo hơn. Không! Vấn đề là ở chỗ, sự cổ
động của những người Bônsêvích là chân thật”. Ở đây đòi hỏi công tác tuyên
truyền sự dũng cảm khi công nhận cả những ưu điểm và thừa nhận cả những
khuyết điểm trong hoạt động thực tiễn, đây chính là điểm khác biệt làm nên
kiểu tuyên truyền xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc thứ ba, là tính thống nhất giữa
lí luận với thực tiễn, giữa mục tiêu trước mắt với mục đích lâu dài. Theo Mác:
“Lí thuyết đi sâu vào đại chúng sẽ có tác dụng vật chất”, hoạt động tuyên
truyền được tiến hành trên nền lí luận, nhưng hiệu quả của nó lại được đánh
giá thông qua thực tế; cho nên lúc nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa mục
tiêu trước mắt và mục đích lâu dài để công tác được thực hiện trôi chảy.
Nguyên tắc thứ tư – tính nhân dân và tính dân tộc; nếu tuyên truyền tư sản tập
trung vào kích thích bản năng, đề cao lợi ích vật chất, lối sống thực dụng, thì
tuyên truyền của ta “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư
tưởng và lòng ước ao của quần chúng” (Hồ Chí Minh), là tuyên truyền của
dân, do dân và vì dân. Cũng theo Người: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần
chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng”, chẳng
có gì dễ dàng và hiệu quả hơn khi sử dụng ngôn ngữ, phương cách, kinh
nghiệm, truyền thống tuyên truyền của của một dân tộc để thu phục lòng tin
của chính dân tộc đó. Tính nghệ thuật, đây là nguyên tắc đã đưa công tác
tuyên truyền không còn chỉ là một công tác chính trị khô cứng nữa, mà đã
được khẳng định là một môn nghệ thuật – nghệ thuật thu phục con người.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền
Trước những diễn biến mau lẹ, đa diện của đời sống chính trị - xã hội

trong và ngoài nước, công tác tuyên truyền cũng ngày càng thể hiện được
những chức năng đa dạng, phong phú của mình. Nhưng tựu chung lại, công
tác này gồm có bốn chức năng cơ bản.

13


Thứ nhất, là chức năng thông tin – chức năng đầu tiên của công tác
tuyên truyền. Tuyên truyền xuất hiện, tồn tại duy nhất trong xã hội loài người.
Bởi chỉ có con người mới có nhu cầu và khả năng trao đổi, truyền thụ cho
nhau tư tưởng, văn hoá. Đây là hoạt động xã hội đặc biệt, có chủ thể kép, chủ
thể truyền bá và chủ thể tiếp nhận thông tin. Do đó, chức năng thông tin trong
tuyên truyền là một quá trình hai chiều. Giáo dục tư tưởng là chức năng thứ
hai của công tác tuyên truyền; nó giúp truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng; đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho mọi người hiểu sâu sắc,
quyết tâm thực hiện thắng lợi những yêu cầu từ nội dung tuyên truyền ấy.
Tiếp đến chức năng thứ ba là tổ chức, cổ vũ hành động. Nếu hai chức năng
trên mang tính chất lí luận rõ nét, thì chức năng này lại chú trọng việc đưa tư
tưởng trở thành sức mạnh vật chất thông qua hoạt động cách mạng của quần
chúng. Như Lênin đã nói: “Cần phải đi vào quảng đại quần chúng nhân dân
với tư cách là nhà lí luận, người tuyên truyền, người cổ động và nhà tổ
chức”, chức năng này không chỉ yêu cầu công tác tuyên truyền phải định
hướng, chỉ dẫn cho quần chúng các bước cần làm, mà còn phải biết động
viên, thúc đẩy họ hoà mình vào phong trào cách mạng một cách chủ động,
tích cực hơn nữa. Chức năng thứ tư là phê phán, phê phán ở đây nhằm vào
những học thuyết, tư tưởng tiêu cực, thù địch với hệ tư tưởng chính thống
trong xã hội; và không ngừng đẩy lùi những tàn dư lỗi thời, lạc hậu còn rơi rớt
lại của xã hội cũ, quyết liệt đấu tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn, “diễn biến
hoà bình” mà kẻ thù đang ráo riết, điên cuồng vào chống phá đất nước ta.
Chống để xây, phê phán những gì sai trái để củng cố hơn nữa tinh thần, ý thức

cách mạng trong quần chúng, bởi “mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở
trong lòng. Ta phải làm cho cái tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi. Đó là thái độ của người cách mạng”
(Hồ Chí Minh).

14


Xuất phát từ mục đích tuyên truyền, công tác tuyên truyền ở đất nước
ta trong giai đoạn hiện nay có những nhiệm vụ chung sau đây. Đó là, tích cực
truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những
tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, nhằm hình thành nhân sinh quan, thế
giới quan Mác - Lênin trong toàn xã hội. Giải thích quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của cả nước và từng địa
phương; từ đó nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho quần chúng thực
hiện các đường lối, chính sách, nhiệm vụ ấy. Tuyên truyền, nâng cao các kiến
thức về khoa học – kĩ thuật, thành tựu trên các lĩnh vực cuộc sống cho tất cả
nhân dân. Giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống
mới, xây dựng đời sống văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Phát
hiện, cổ vũ những nhân tố, điển hình tiên tiến; đồng thời đấu tranh chống lại
các hiện tượng tiêu cực xã hội, và các quan điểm, tư tưởng sai trái với chủ
nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình, phát triển mạnh
mẽ. Lá cờ tiên phong trong lĩnh vực tư tưởng mà lịch sử trao cho công tác tuyên
truyền chưa bao giờ lại nặng nề, quan trọng như thế. Do đó, để đáp ứng được
trọng trách ấy; công tác này phải đổi mới, vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, để xứng
đáng với sự tin yêu, giao phó của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân.
1.2. Nông thôn và nông thôn mới
1.2.1.Nông thôn
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại nông thôn

Nhắc đến nông thôn Việt Nam, là nhắc tới một vùng đất đã đi vào thơ
ca, huyền thoại, gợi lên nét thuần Việt rất đặc trưng. Chẳng biết nông thôn
xuất hiện chính xác từ bao giờ, chỉ biết trải qua bao thăng trầm lịch sử cho tới
ngày nay, nơi này vẫn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên dải đất hình
chữ S của chúng ta. Trong công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh

15


đạo những năm qua, lúc nào nông thôn cũng được chọn là địa bàn trọng điểm,
nông nghiệp làm khâu đột phá. Do đó, nghiên cứu về nông thôn là vô cùng ý
nghĩa, đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác nào về nông
thôn. Cần phải nói rằng, nông thôn không phải là một phạm trù vĩnh cửu. Nó
chỉ xuất hiện khi xã hội chia thành hai địa bàn cư trú của dân cư, bởi một
nguyên nhân như trong “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ănghen đã vạch rõ: “Sự
phân công lớn nhất của lao động vật chất và tinh thần là sự tách rời thành thị
và nông thôn. Sự đối lập giữa thành thị và nông xuất hiện với bước quá độ từ
thời đại dã man lên thời đại văn minh”. Cho nên, muốn tìm hiểu sâu sắc xem
thực sự nông thôn là gì, trước hết ta cần đặt nó trong mối tương quan với
vùng lãnh thổ song song mang tên đô thị. Sorokin - một trong những nhà xã
hội học nông thôn đầu tiên tại Mĩ, cùng các cộng sự của mình, ông đã nghiên
cứu và đưa ra hệ thống 12 tiêu chí để phân biệt hai khu vực này, trong đó
người ta thường coi số lượng dân cư là tiêu chí hàng đầu để phân biệt. Ở Việt
Nam, theo Quyết định số 132 – HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) quy định nước ta có năm loại đô thị. Mà đô thị thấp
nhất là đô thị loại 5, có số dân từ 4000 đến 30.000 người, mật độ dân cư từ
6000 người/km2 trở lên, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên. Như
vậy, có thể coi nông thôn Việt Nam bao gồm những địa bàn dân cư không đủ
các tiêu chuẩn tối thiểu của đô thị loại 5. Việc phân biệt giữa nông thôn và đô

thị chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát
triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, giữa nông
thôn và đô thị luôn có những vùng “mờ” pha tạp, đó là vùng đô thị hóa và
vùng ven đô.
Các nghiên cứu từ trước đến nay đã cho thấy một điều rằng, sự nhìn
nhận về nông thôn luôn đi theo hướng xác định bám vào một hay một số nội

16


dung của nông thôn, chứ ít khi đưa ra một định nghĩa chung cho khu vực này.
Điển hình theo Giáo trình Phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
năm 2005: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có
nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn
hóa – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh
hưởng của các tổ chức khác” [5, Tr.10]. Với Từ điển Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia, khái niệm này lại được tiếp cận trên phương diện yếu tố nghề
nghiệp: “Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh
thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp” [21].
Nghiên cứu dưới góc độ nguồn gốc phát sinh, Sổ tay Công tác của nhà Xã hội
học, do G.V.Osipov chủ biên, xuất bản năm 1976 tại Liên Xô đã chỉ ra:
“Nông thôn - đó là một loại hình cộng đồng xã hội – lãnh thổ được hình
thành một cách nhất định về lịch sử trong quá trình phân công lao động xã
hội, mà đặc điểm của nó là có số lượng dân cư ít ỏi, mật độ dân cư tương đối
thấp, là vai trò đáng kể của lao động nông nghiệp” [15, Tr.21]. Ngoài ra,
trong Thông tư số 54/2009/TT - NNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới có quy định: “Nông thôn là lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” [3]. Tựu chung lại, nông thôn được nhận dạng

khi có những dấu hiệu chung là: Một cộng đồng xã hội – lãnh thổ được hình
thành trong quá trình phân công lao động xã hội, ở đó người nông dân chiếm
đa số và họ sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp; phân biệt với đô thị qua số
lượng dân cư ít, mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị
trường và sản xuất hàng hóa còn hạn chế, nhưng có môi trường gần gũi với
thiên nhiên, tính gắn kết cộng đồng cao hơn.

17


Có nhiều cách để phân loại nông thôn. Với Thuyết làn sóng văn minh,
lịch sử loài người đã trải qua: Văn minh hái lượm, văn minh nông nghiệp, văn
minh công nghiệp, (theo A.toffler còn thêm cả văn minh hậu công nghiệp);
nông thôn là hiện thân của văn minh nông nghiệp. Căn cứ vào lịch đại, nông
thôn được chia thành: Nông thôn cổ đại, nông thôn thời trung cổ, nông thôn
cận đại và nông thôn hiện đại. Xét trên bình diện tính chất truyền tải giữa các
thế hệ thì có nông thôn truyền thống, nông thôn hiện đại. Còn theo quan điểm
Macxit, nông thôn mang đặc trưng của các thời đại xã hội, nên tuân thủ các
hình thái kinh tế xã hội; tương ứng với đó là nông thôn nguyên thủy, nông
thôn thời đại chiếm hữu nô lệ, nông thôn chế độ phong kiến, nông thôn dưới
chế độ tư bản và nông thôn trong xã hội tương lai của loài người – nông thôn
chế độ xã hội chủ nghĩa.
1.2.1.3. Đặc trưng và vai trò của nông thôn
Về đặc trưng của nông thôn, cái dễ nhận thấy nhất đó là tính cộng đồng
và tính tự trị. Như viên Toàn quyền Đông Dương Pháp Pasquier từng nhận
xét: “…một tổ chức phức tạp như thế, dễ bảo như thế, một tổ chức mà trong
đó không bao giờ thấy có một viên kì mục nào hành động đơn độc cả, một tổ
chức đã tồn tại theo truyền thống từ rất xa xưa, tổ chức đó chúng ta không
nên đụng chạm tới, kẻo làm dân chúng bất bình, xứ sở rối loạn”. Và trên thực
tế, từ những yếu tố này đã nuôi dưỡng nên tinh thần yêu nước, ý thức quốc

gia dân tộc của người dân nông thôn, góp phần đánh bại thực dân Pháp xâm
lược và nhiều kẻ thù mạnh khác. Biểu hiện của hai đặc tính này rất rõ ràng,
thể hiện qua tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tính tập thể cao, phát huy
được dân chủ địa phương,... nhưng lại thủ tiêu vai trò cá nhân, tạo ra thói dựa
dẫm, ỷ lại vào tập thể, tư tưởng bè phái, cục bộ, gia trưởng…Ngoài ra, nông
thôn nước ta xưa và nay còn nổi lên một số đặc trưng cơ bản, điển hình như:
So với đô thị, cộng đồng dân cư nông thôn thường mang tính thuần nhất hơn,

18


hướng dịch chuyển xã hội cũng khác hơn. Đây là nơi định cư của những
người sống chủ yếu bằng nghề nông, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội kém, dân trí thấp, điều kiện sống thiếu thốn hơn đô thị. Văn hóa của
cộng đồng dân cư mang đậm nét dân gian, truyền thống; đây là cái nôi nuôi
dưỡng và lưu giữ nhiều giá trị về vật chất và tinh thần của dân tộc. Người dân
nông thôn có một lối sống đặc thù của mình - lối sống của các cộng đồng xã
hội được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở hoạt động sản xuất nông nghiệp;
quan hệ ứng xử giữa của các thành viên trong cộng đồng nặng về tình cảm,
tục lệ hơn là pháp lý được quy định bởi nhà nước. Ngoài ra, địa bàn này còn
có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái.
Theo điều tra mới nhất mà Tổng cục thống kê vừa công bố, dân số
nước ta năm 2011 ước tính xấp xỉ 87,84 triệu người, trong đó khu vực nông
thôn chiếm khoảng 60,96 triệu người, tương đương 69,40% số dân cả nước.
Với lực lượng dân cư đông đảo như thế, nông thôn luôn giữ một vị trí quan
trọng trong sự phát triển đất nước. Vai trò đầu tiên của nông thôn là địa bàn
sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của toàn xã hội.
Thêm vào nữa, đây cũng chính là nơi tập trung nguồn nguyên liệu dồi dào,
chủ yếu đối với các ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Song
song với đó, nông thôn đóng vai trò như một thị trường quan trọng để tiêu thụ
sản phẩm được tạo thành từ khu vực đô thị, và đặc biệt là từ các ngành công

nghiệp. Nguồn nhân lực vô cùng lớn cho đô thị phần lớn xuất phát ở nông
thôn. Chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật,
rừng, biển của Tổ quốc, nên sự phát triển bền vững tại đây có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc bảo vệ môi trường sinh thái quốc gia. Cuối cùng, khu vực này
thường có các dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều
thành phần đa dạng, phong phú; mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực ở

19


nông thôn đều mang tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
và an ninh quốc phòng của cả nước.
Nói chung, nông thôn là một phần không thể thiếu, không thể tách rời với
mỗi quốc gia. Khu vực này vẫn đã, đang và sẽ là một chủ đề thu hút được suy
nghĩ của những ngòi bút tâm huyết và có trách nhiệm. Sự phát triển biền vững
của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào bước đi chuẩn xác, mạng dạn và sáng tạo
của nông nghiệp - nông thôn trong giai đoạn hiện tại, cũng như tương lai.
1.2.2. Nông thôn mới
1.2.2.1. Quá trình hình thành chủ trương xây dựng nông thôn mới và
khái niệm nông thôn mới
Đã có cả một quá trình trăn trở, bỏ công bỏ sức nghiên cứu, áp dụng
vào thực tế trong nhiều năm, để Đảng, Nhà nước ta, dưới sự vào cuộc hăng
hái của toàn thể nhân dân, mới có thể rút ra sự hiểu biết, quan niệm tương đối
đầy đủ, rõ ràng về hai cụm từ “nông thôn mới” và “xây dựng nông thôn
mới” như ngày hôm nay. Vậy chủ trương xây dựng nông thôn mới là gì? Xuất
phát từ đâu, được hình thành như thế nào? Câu trả lời trước hết phải đi từ cái
nhìn vĩ mô. Với những nước có xuất phát điểm thấp, thì bất kỳ một sự biến
động nào từ bên ngoài cũng làm cho nền kinh tế chao đảo, thế nhưng Việt
Nam đã may mắn không bị ảnh hưởng nhiều do 3 đợt khủng hoảng kinh tế thế
giới và khu vực những năm gần đây. Tất cả là nhờ dựa vào nông nghiệp.

Nguồn lực của nước ta rất hạn chế, cho nên chỉ có thể chọn một đến hai vấn
đề ưu tiên để làm “đòn bẩy” phát triển nền kinh tế. Và nông nghiệp, nông
thôn chính là một trong những hướng đi vững chắc cho sự đi lên của đất
nước. Một nguyên nhân sâu xa nữa xuất phát từ những giá trị tốt đẹp, cần
khôi phục mà nông thôn Việt Nam luôn mang trong mình. Những nguồn tài
sản vô giá đó không phải một sớm một chiều mà xây đắp nên được, thế nhưng
hiện nay hình như chúng đang bị mai một, biến đổi một cách chóng mặt. Do

20


đó, khôi phục, làm giàu thêm hồn vía của làng quê Việt Nam, gìn giữ nét đặt
trưng của nông thôn Việt Nam đang là nhiệm vụ cực kì quan trọng với cuộc
cách mạng làm mới nông thôn hiện nay ở nước ta.
Sau một thời gian dài rút kinh nghiệm, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy
rõ không thể đưa nông thôn tiến lên bằng những dự án, chương trình rời rạc,
đơn lẻ được; nên ngay từ năm 2001, ý tưởng về mô hình nông thôn mới đã
được manh nha hình thành và đưa vào thử nghiệm, nhưng kết quả còn hạn
chế. Mốc quan trọng, có ý nghĩa đánh dấu tiền đề cho việc ra đời Chương
trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chính là ở Nghị quyết 26 –
NQ/TW, ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi chung là Nghị
quyết “tam nông”). Văn kiện được coi như là một bảo bối soi sáng cho con
đường phát triển của nông thôn Việt Nam phía trước. Để cụ thể hoá đường lối
đó, ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ra Quyết định số
491/QĐ - TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (gồm 19 tiêu
chí). Quyết định này không chỉ là cơ sở để chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình
nông thôn mới, mà còn có ý nghĩa bước ngoặt đánh dấu sự bắt đầu của một
chương trình tổng thể nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn theo hướng
tích cực. Gần đây là Quyết định 800/QĐ - TTg cũng của Thủ tướng Chính

phủ ngày 4/6/2010 phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với 11 nội dung được vạch ra chi tiết,
kĩ lưỡng sẽ phấn đấu thực hiện giai đoạn sắp tới; như vậy các địa phương đã
chính thức có hành lang pháp ly đầy đủ để thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, vì đây là một chương trình có tính bao quát rộng lớn trên tất cả mọi
lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nên có nhiều chính sách mới
cũng đã được ban hành kèm theo. Đó là:

Quyết định 3447/QĐ-BYT về việc

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định

21


315/QĐ-BGTVT về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kĩ thuật
đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020; Quyết định 6286/QĐ-BCT về việc
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tiêu chí số 4 (điện nông thôn) và tiêu
chí số 7 (chợ nông thôn) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011 -2020; Quyết định 22 - QĐ/TTg về Phát triển
văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020…Ở đây người
nghiên cứu, người quan tâm tới vấn đề nông thôn vô cùng ấn tượng với các
văn bản mang tính hệ thống, liên hoàn và có tính logic rõ ràng; điều này
khẳng định Đảng và Chính phủ đã có cái nhìn rất đúng đắn, chuẩn xác về định
hướng phát triển nông thôn.
Như vậy, định nghĩa được đưa ra: “Nông thôn mới trước tiên phải là
nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố. Mô hình này bao
gồm tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn
theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện

hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng khác so với với mô hình nông thôn
cũ (truyền thống đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”. [16, Tr. 5].
1.2.2.2. Các tiêu chí và mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định 491/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ thì quá trình
xây dựng nông thôn mới sẽ dựa vào 19 tiêu chí, chia thành 5 nhóm.
Thứ nhất, nhóm Quy hoạch (tiêu chí 1), tập trung vào nội dung quy
hoạch và thực hiện quy hoạch về sử dụng đất, hạ tầng kinh tế xã hội và quy
hoạch các khu dân cư.
Thứ hai, nhóm Hạ tầng kinh tế kĩ thuật (từ tiêu chí 2 đến tiêu chí 9),
gồm các vấn đề về giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn
hoá, chợ, bưu điện và nhà ở dân cư.

22


Thứ ba, nhóm Kinh tế và Tổ chức sản xuất (từ tiêu chí 10 đến tiêu chí
13), là thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất.
Thứ tư, nhóm Văn hoá xã hội – Môi trường (từ tiêu chí 14 đến tiêu chí
17), có tiêu chí giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường.
Thứ năm, nhóm Hệ thống chính trị, gồm tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức
chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội.
Trong từng tiêu chí có các chỉ tiêu cụ thể cho từng vùng, miền, từng
ngành, lĩnh vực. Cùng thời gian này, 11 xã phân bố trên địa bàn cả nước đã
được chọn làm thí điểm cho xây dựng mô hình xã nông thôn mới.
Để thực hiện tốt Chương trình, Ban Chỉ đạo Trung ương và Văn phòng
điều phối của Chương trình cũng đã được thành lập; và thông qua một số mục
tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng cần hoàn thành khi triển khai Chương
trình. Cụ thể là không ngừng đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng
nông thôn mới để phấn đấu đến năm 2030 cả nước cơ bản hoàn thành việc
xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2012, trên 90% số xã có đề án nông thôn

mới được phê duyệt. Khoảng 50% số cán bộ xã (thôn, bản, ấp) được bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020 con số này
đạt 100%. Trước mắt, phấn đấu trong cả nước sẽ có hơn 20% (trong tổng số
gần 10 nghìn xã) đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 , thu nhập dân cư
nông thôn tăng gấp hơn 1,5 lần, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 8%. Năm
2020, số xã (tương đương 5 nghìn xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là 50%,
thu nhập dân cư tăng gấp 2 lần và tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 30%.
1.2.2.3. Đặc trưng, giải pháp xây dựng nông thôn mới
Sau khi Chương trình này thành công, nông thôn mới sẽ mang sáu đặc
trưng cơ bản. Trước tiên, đó sẽ là một nông thôn có làng xã văn minh, sạch
đẹp, hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. Tiếp đến, kinh tế phát
triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Thứ

23


ba, các lĩnh vực sản xuất luôn bền vững, theo hướng hàng hoá. Thứ tư, dân trí
được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển. Thứ năm,
xã hội nông thôn được quản lí tốt và dân chủ. Cuối cùng, hệ thống chính trị
được nâng cao, đi vào hoạt động hiệu quả.
Muốn hoàn thành trọn vẹn những tiêu chí, mục tiêu ở trên, cần thực
hiện một số giải pháp sau. Đầu tiên là không ngừng bổ sung, hoàn thiện các
văn bản, hình thành thể chế, chính sách “thông minh” phục vụ cho Chương
trình; tổ chức tập huấn công tác triển khai chương trình; có kế hoạch xây
dựng khoa học, sát thực tế với từng địa phương, từng lĩnh vực. Đồng thời
luôn chú ý khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí, nỗ lực thay đổi chính cuộc sống
của mình từ chính người dân. Phát huy triệt để vai trò trung tâm của mô hình
“Liên kết bốn nhà”. Phân tích, rút kinh nghiệm từ mô hình nông thôn mới ở
các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch, vững mạnh; Đảng viên luôn tiên phong, gương mẫu trong

thực hiện xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể, đầu tàu trong
các mô hình sản xuất để nhân dân làm theo. Như sinh thời Bác Hồ kính yêu
của chúng ta đã dạy “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
1.2.2.4. Nguyên tắc, phương châm và kết quả bước đầu của chương
trình xây dựng nông thôn mới
Đề cập tới phương châm, nguyên tắc trong quá trình xây dựng nông
thôn mới thì phương châm, nguyên tắc có tính chất “kim chỉ nam” cần nhắc
đến đầu tiên là dựa vào nội lực cộng đồng dân cư làm chính, “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Chương trình đặt người dân ở
vị trí chủ thể, trung tâm; cấp ủy Đảng, Chính quyền cơ sở chỉ đóng vai trò là
nhà đầu tư, điều hành, chỉ dẫn và hỗ trợ. Thứ hai, phải tập trung quán triệt đây
là chủ trương lớn để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, là nhiệm vụ trọng
tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thứ ba, xây dựng

24


nông thôn mới, nhất thiết là phải có cái mới, gồm nhận thức mới, cách làm
mới, kết quả mới và cả đời sống mới thực sự được nâng lên cả về vật chất lẫn
tinh thần cho người dân nông thôn. Thứ tư, nội dung Chương trình luôn
hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định tại Quyết định
491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Thứ năm, đảm bảo
tính kế thừa, lồng ghép giữa Chương trình với các phong trào, dự án và các
cuộc vận động khác đang tiến hành tại địa bàn nông thôn. Sau cùng, cần công
khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; thực hiện nghiêm túc cơ chế
dân chủ cơ sở trong từng bước thực hiện Chương trình
Theo báo cáo từ các địa phương, cho đến nay, chỉ sau hơn 3 năm thực
hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã nhanh
chóng đi vào cuộc sống, trở thành phong trào rộng khắp, được người dân hết
sức quan tâm và kỳ vọng. Đặc biệt trên tất cả các lĩnh vực đều có bước

chuyển biến căn bản, toàn diện. Dựa vào số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có
100% số tỉnh, thành phố thành lập được Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới; 38/63 tỉnh thành phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011 – 2015; 1,2% số xã đạt 15 - 16 tiêu chí; 3,3% số xã đạt từ 11 - 14 tiêu
chí; 13% số xã đạt từ 7 - 10 tiêu chí; 82,5% số xã đạt dưới 7 tiêu chí.
Hiện tại, muốn xây dựng thành công nông thôn mới, có lẽ cần cách
nhìn và khả năng đánh giá toàn diện, đầy đủ hơn về nông thôn cổ truyền
trong sự biến đổi từng ngày, từng giờ từ nhiều hướng, nhiều yếu tố. Đẩy lùi
những cái cũ lạc hậu; khôi phục, gìn giữ những cái cũ tốt đẹp đã và đang bị
mai một; hình thành các giá trị mới tích cực về nông thôn là một trong những
vấn đề cần bàn bạc, tính toán kĩ lưỡng. Điều quan trọng, đó là đừng biến một
chủ trương đúng đắn thành những hoạt động phong trào. Bởi chúng ta đã có
quá nhiều phong trào cho nông nghiệp, nông thôn; trong đó có những phong

25


×