Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Chính sách, pháp luật về người khuyết tật sổ tay giải đáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.19 KB, 93 trang )


SỔ TAY
GIẢI ĐÁP CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Dành cho người chăm sóc)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
HÀ NỘI - 2018
1


2


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

10

LỜI NÓI ĐẦU

11

PHẦN I. KHUYẾT TẬT VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

13

1. Người khuyết tật được định nghĩa như thế nào?

14


2. Có những dạng khuyết tật nào?

14

3. Có những mức độ khuyết tật nào? Thế nào là khuyết tật nhẹ,
khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng?

15

4. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật lần đầu tại Hội
đồng xác định mức độ khuyết tật (XĐMĐKT) cấp xã, NKT hoặc
đại diện hợp pháp của NKT cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

16

5. Nếu gặp khó khăn trong q trình xác nhận khuyết tật, bản
thân NKT (hoặc gia đình) có thể nhờ sự trợ giúp, tư vấn từ ai?

16

6. Cơ quan nào có thẩm quyền xác định mức độ khuyết tật?

17

7. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm những thành
viên nào?

17

8. Các phương pháp xác định mức độ khuyết tật của hội đồng

xác định mức độ khuyết tật cấp xã?

18

9. Giấy xác nhận khuyết tật bao gồm những nội dung gì?

18

10. NKT có được xác định lại mức độ khuyết tật không?Trong
trường hợp nào?

18

11. Hồ sơ xác định lại mức độ khuyết tật bao gồm những giấy
tờ gì?

19

3


12. Quy trình xác nhận khuyết tật của Hội đồng xác định mức
độ khuyết tật cấp xã được thực hiện như thế nào?

19

13. Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền gì?

20


14. Hồ sơ giám định tại Hội đồng giám định y khoa bao gồm
những giấy tờ gì?

21

15. Hội đồng giám định y khoa thực hiện giám định mức độ
khuyết tật theo quy trình nào?

23

16. Khi bị mất giấy xác nhận khuyết tật, người bị mất giấy xác
nhận khuyết tật có được cấp lại khơng? Xin cấp lại ở đâu?

24

17. Sống độc lập của NKT được hiểu như thế nào?

24

PHẦN II. BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

25

18. Đối tượng NKT nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Mức hưởng?

26

19. Đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí chăm sóc NKT hàng
tháng? Mức hưởng?


27

20. Hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của NKT gồm
những gì?

29

21. Hồ sơ xin hưởng kinh phí chăm sóc hàng tháng cho NKT
gồm những gì?

29

22. Thủ tục để được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm
sóc hàng tháng dành cho NKT?

31

23. Điều kiện của người nhận ni dưỡng, chăm sóc NKT?

32

24. Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định mức TCXH cho NKT?

32

25. Trường hợp NKT thay đổi nơi cư trú có được tiếp tục hưởng
TCXH không? Thủ tục như thế nào?

33


26. Đối tượng nào được hưởng hỗ trợ chi phí mai táng NKT?

34

27. Mức hỗ trợ chi phí mai táng NKT theo quy định hiện hành
là bao nhiêu?

34

4


28. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng NKT?

34

29. Thủ tục hưởng hỗ trợ chi phí mai táng NKT?

34

30. Đối tượng NKT nào được nhận vào cơ sơ bảo trợ xã hội?

35

31. Hồ sơ tiếp nhận NKT vào cơ sở bảo trợ xã hội?

35

32. Thủ tục để tiếp nhận NKT vào cơ sở bảo trợ xã hội?


36

33. NKT được hưởng quyền chăm sóc, ni dưỡng trong cơ sở
bảo trợ xã hội nào?

37

34. Các quyền lợi được hưởng của NKT khi được chăm sóc,
ni dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội?

37

PHẦN III. CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI KHUYẾT TẬT

39

35. NKT được hưởng những quyền lợi gì khi chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại nơi cư trú?

40

36 Cơ quan nào có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở
nơi cư trú đối với NKT?

40

37. NKT có được tham gia bảo hiểm y tế không? Mức hỗ trợ
tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?


41

38. Quy trình tham gia bảo hiểm y tế của NKT được quy định
như thế nào?

42

39. NKT có được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khơng?

43

40. NKT đã có thẻ bảo hiểm y tế khi đi làm tại các cơ quan, tổ
chức có phải tham gia bảo hiểm y tế nữa khơng?

43

41. NKT có thẻ bảo hiểm y tế thì khi khám bệnh, chữa bệnh
đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trong thẻ BHYT
có phải thanh tốn chi phí khám chữa bệnh khơng?

43

42. NKT khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế không thuộc nơi
đăng ký ban đầu trong thẻ bảo hiểm có được thanh tốn chi phí
y tế khơng?

44

5



43. NKT có nhu cầu xin cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế, đổi cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu thì phải thực hiện thủ tục gì?

44

44. Trường hợp vượt quá khả năng chữa trị của cơ sở y tế, NKT
cần phải chuyển viện thì có được hưởng chi phí vận chuyển
hay khơng?

46

45. Thủ tục khám, chữa bệnh đối với NKT có thẻ bảo hiểm y tế
được thực hiện như thế nào?

47

46. NKT khơng được thanh tốn bảo hiểm y tế trong những
trường hợp nào?

47

47. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với
NKT?

49

48. Cơ sở phục hồi chức năng cho NKT có trách nhiệm gì?

49


49. Chính sách của nhà nước về phục hồi chức năng cho NKT
dựa vào cộng đồng?

50

50. Pháp luật quy định như thế nào về việc nghiên cứu khoa
học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị
dành cho NKT?

51

51. NKT muốn khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bảo
hiểm y tế đối với NKT thì cần phải làm gì?

51

PHẦN IV. GIÁO DỤC CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

53

52. NKT có thể học tập theo những phương thức gì?

54

53. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với NKT?

54

54. NKT được hưởng những ưu tiên gì trong nhập học, tuyển sinh?


55

55. Việc đánh giá kết quả học tập đối với NKT được thực hiện
theo những tiêu chí nào?

56

56. Việc xét lên lớp, cấp bằng tốt nghiệp cho NKT khi tham gia
các chương trình giáo dục được quy định như thế nào?

57

6


57. NKT có nhu cầu chuyển trường cần thực hiện thủ tục gì?

57

58. Quyền lợi của NKT như miễn, giảm học phí, hỗ trợ kinh phí
mua sắm đồ dùng học tập, học bổng... được quy định như thế
nào khi tham gia hoạt động học tập?

61

59. NKT muốn xin miễn giảm học phí thì cần hồn thiện hồ sơ
và tn thủ trình tự, thủ tục như thế nào?

62


60. NKT muốn xin cấp học bổng hỗ trợ đồ dùng, phương tiện
học tập thì cần hồn thiện hồ sơ và thủ tục như thế nào?

63

61. Học bổng và các quyền lợi hỗ trợ cho NKT được chi trả như
thế nào?

65

62. Trường hợp nào thì NKT bị dừng cấp học bổng và kinh phí
hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập?

65

PHẦN V. VIỆC LÀM, HỌC NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

67

63 Pháp luật quy định như thế nào về chính sách dạy nghề đối
với NKT?

68

64. Pháp luật quy định như thế nào về chính sách việc làm đối
với NKT?

68


65. NKT tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho NKT được
hưởng những ưu đãi gì của nhà nước?

69

66. Khi tham gia lao động, sản xuất tại doanh nghiệp, NKT
được hưởng những chế độ ưu tiên nào?

69

67. Lao động là NKT khi tham gia quan hệ lao động được nghỉ
hằng năm bao nhiêu ngày?

70

68. Doanh nghiệp bị cấm thực hiện những hành vi nào khi sử
dụng lao động là NKT?

70

PHẦN VI. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI, TIẾP CẬN CƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG, THAM GIA GIAO THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

71

69. Hoạt động xã hội đối với NKT bao gồm những nội dung gì?

72


7


70. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thể
dục, thể thao, giải trí và du lịch của NKT?

72

71. NKT có được miễn giảm giá vé, dịch vụ khi sử dụng các
dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch khơng?

73

72. Mức miễn giảm giá vé, dịch vụ của NKT đặc biệt nặng?

73

73. Mức miễn giảm giá vé, dịch vụ của NKT nặng?

73

74. Điều kiện để NKT được hưởng các ưu đãi khi tham gia hoạt
động xã hội?

74

75. Khi sử dụng phương tiện giao thơng cơng cộng NKT được
hưởng ưu đãi gì?

74


76. Khi di chuyển bằng xe buýt, NKT có được hưởng ưu đãi
gì khơng?

75

77. Khi di chuyển bằng xe khách, NKT có được hưởng ưu đãi
gì khơng?

75

78. Khi di chuyển bằng tàu hỏa, NKT có được hưởng ưu đãi gì
khơng?

75

79. Khi di chuyển bằng máy bay, NKT có được hưởng ưu đãi
gì khơng?

76

80. Điều kiện tham gia giao thông của người điều khiển xe cơ
giới dùng cho NKT?

76

81. NKT có được tham gia giao thơng bằng xe máy, ơ tơ riêng
của mình khơng?

77


82. NKT có được cấp phép lái xe mơ tơ, ơ tơ khơng?

77

83. Quy trình đăng ký biển số xe dùng cho NKT được quy định
như thế nào?

79

PHẦN VII. HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT

81

84. Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với NKT?

82

8


85. Những hành vi nào vi phạm chính sách trợ giúp NKT trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe?

83

86. Những hành vi nào vi phạm chính sách trợ giúp NKT trong
lĩnh vực giáo dục?


83

87. Những hành vi nào vi phạm chinh sách trợ giúp NKT trong
lĩnh vực dạy nghề, việc làm?

84

88. Những hành vi nào vi phạm chính sách trợ giúp NKT trong
lĩnh vực lao động?

84

89. Những hành vi nào vi phạm chính sách trợ giúp NKT trong
lĩnh vực tiếp cận giao thơng?

85

90. Những hành vi nào vi phạm chính sách trợ giúp NKT trong
lĩnh vực tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông?

85

91. Những hành vi nào vi phạm chính sách trợ giúp NKT trong
lĩnh vực bảo trợ xã hội?

86

92. Các hình thức xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện chính sách trợ giúp NKT?


86

93. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong thực hiện chính
sách trợ giúp NKT bị xử lý thế nào?

87

94. Các chủ thể có hành vi quy định bị nghiêm cấm đối với
NKT thì bị xử phạt như thế nào?

88

95. Cơ sở khám, chữa bệnh có hành vi vi phạm quy định về trách
nhiệm chăm sóc sức khỏe NKT thì bị xử phạt như thế nào?

89

96. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có hành vi vi phạm pháp
luật trong tuyển dụng và sử dụng lao động là NKT thì bị xử lý
như thế nào?

89

97. NKT có được bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm quyền
và lợi ích hợp pháp về tài sản, tính mạng, sức khỏe?

90

9



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

10

BCA

Bộ Công an

BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BLĐTBXH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BTC


Bộ Tài chính

BYT

Bộ Y tế

GĐYK

Giám định y khoa

KCB

Khám chữa bệnh

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NKT

Người khuyết tật

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

PHCN

Phục hồi chức năng


TCXH

Trợ cấp xã hội

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐMĐKT

Xác định mức độ khuyết tật


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong
việc cải thiện khung pháp lý nhằm đảm bảo quyền của NKT.
Việc thực thi các chính sách, chương trình và các đề án đã mang
lại những kết quả tích cực, tác động mạnh mẽ đến sự hòa nhập
cộng đồng, xã hội của NKT.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách ở cấp địa phương cịn
có một số hạn chế nhất định. Trong đó có nguyên nhân do hệ thống

luật pháp và các chính sách chưa được phổ biến sâu rộng đến bản
thân NKT, các tổ chức của NKT và người chăm sóc cho NKT.
Trong bối cảnh đó, thơng qua “Dự án Tăng cường Thực thi Chính
sách và Trị liệu cho Người khuyết tật” (Dự án DIRECT) do Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Hội Trợ giúp
Người khuyết tật Việt Nam (VNAH) hợp tác với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế của hai tỉnh Tây Ninh và Bình
Phước và nhóm chun gia xây dựng cuốn “Sổ tay giải đáp
chính sách, pháp luật về người khuyết tật” dành cho người
chăm sóc người khuyết tật.
Cuốn Sổ tay sẽ giúp người chăm sóc người khuyết tật:


Hiểu được các chính sách, pháp luật về trợ giúp NKT trong
các lĩnh vực bảo trợ xã hội, chăm sóc y tế và phục hồi chức
năng, giáo dục, học nghề việc làm và tiếp cận.



Nắm được các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục đề nghị hưởng chính
sách.



Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về NKT trong
các lĩnh vực trên.

Tổ chức VNAH hy vọng đây sẽ là cuốn tài liệu hữu ích cho gia
đình, người chăm sóc người khuyết tật và các bên có liên quan
tham khảo, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc
và hỗ trợ người khuyết tật.

Tổ chức VNAH
11


12


Phần I
KHUYẾT TẬT VÀ XÁC ĐỊNH
MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

13


1 Người khuyết tật được định nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Theo định nghĩa tại Luật Người khuyết tật năm 2010, Người
khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới
dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
(Điều 2, Luật NKT năm 2010)

2 Có những dạng khuyết tật nào?
Trả lời:
Có 6 dạng khuyết tật:


Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng
cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong
vận động, di chuyển.




Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng
nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu
rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thơng tin
bằng lời nói.



Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn
và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều
kiện ánh sáng và mơi trường bình thường.



Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác,
trí nhớ, cảm xúc, kiểm sốt hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện
với những lời nói, hành động bất thường.



Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận
thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy
nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.



Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức


14


năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập
gặp khó khăn mà khơng thuộc các trường hợp trên.
(Điều 2, Nghị định 28/2012/NĐ-CP)

Có những mức độ khuyết tật nào? Thế nào là khuyết tật

3 nhẹ, khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng?
Trả lời:

NKT được chia theo 03 mức độ khuyết tật: Khuyết tật đặc biệt
nặng, khuyết tật nặng, khuyết tật nhẹ.


NKT đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến
mất hoàn toàn chức năng, khơng tự kiểm sốt hoặc khơng
tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh
cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá
nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm
sóc hồn tồn.



NKT nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một
phần hoặc suy giảm chức năng, khơng tự kiểm sốt hoặc
khơng tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần
áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,

chăm sóc.



NKT nhẹ là NKT khơng thuộc hai trường hợp trên.
(Điều 3, Nghị định 28/2012/NĐ-CP)

15


4

Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật lần đầu tại Hội
đồng xác định mức độ khuyết tật (XĐMĐKT) cấp xã, NKT hoặc
đại diện hợp pháp của NKT cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Trả lời:
Các giấy tờ mà NKT hoặc đại diện hợp pháp của NKT có nhu
cầu xác định mức độ khuyết tật cần chuẩn bị gồm:


Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 của Thơng tư 37/2012/TTLTBLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.



Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án,
giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan
khác (nếu có).




Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa (GĐYK) về
khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối
với trường hợp NKT đã có kết luận của Hội đồng Giám định
y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực
(ngày 1/6/2012).
(Điều 4, Thơng tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC)

Nếu gặp khó khăn trong q trình xác nhận khuyết tật, NKT

5 hoặc gia đình NKT có thể nhờ sự trợ giúp, tư vấn của ai?
Trả lời:

Nếu gặp khó khăn trong q trình xác nhận khuyết tật, bản
thân người có nhu cầu xác nhận khuyết tật (hoặc gia đình) có
thể nhờ sự trợ giúp, tư vấn từ:


Cơng chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh
và xã hội



Chủ tịch UBND cấp xã

16





Hội NKT tại địa phương



Các tổ chức mà người có nhu cầu xác nhận khuyết tật là
thành viên như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,
Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Hội cựu chiến binh…

6 Cơ quan nào có thẩm quyền xác định mức độ khuyết tật?
Trả lời:
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ khuyết tật gồm:


Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã



Hội đồng giám định y khoa
(Điều 4, Nghị định 28/2012/NĐ-CP)

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm những

7 thành viên nào?
Trả lời:

Thành viên của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm:


Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng.




Trạm trưởng trạm y tế xã.



Cơng chức cấp xã phụ trách cơng tác lao động, thương binh
và xã hội.



Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh
cấp xã.



Người đứng đầu tổ chức của NKT cấp xã (nơi có tổ chức
của NKT).
(Điều 16, Luật NKT năm 2010)
17


Các phương pháp xác định mức độ khuyết tật của

8 Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã?
Trả lời:

Việc xác định mức độ khuyết tật được thực hiện bằng phương
pháp quan sát trực tiếp NKT, thông qua thực hiện hoạt động

đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày,
sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các
phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật
đối với từng NKT.
(Điều 17, Luật NKT năm 2010)

9 Giấy xác nhận khuyết tật bao gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Giấy xác nhận khuyết tật (theo mẫu 07 Phụ lục Thông tư liên
tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT) gồm
những nội dung sau:


Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của NKT.



Địa chỉ nơi cư trú của NKT.



Dạng khuyết tật.



Mức độ khuyết tật.
(Điều 19, Luật NKT năm 2010)

NKT có được xác định lại mức độ khuyết tật không?


10 Trong trường hợp nào?
Trả lời:

Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề
nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của
người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
(Điều 20, Luật NKT năm 2010)
18


Hồ sơ xác định lại mức độ khuyết tật bao gồm những

11 giấy tờ gì?
Trả lời:

Khoản 2 Điều 4 Thơng tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định hồ sơ xác định lại mức độ
khuyết tật bao gồm:


Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 của Thơng tư liên tịch 37/2012/
TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT



Bản sao Giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
(Điều 4, Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYTBTC-BGDĐT)

Quy trình xác nhận khuyết tật của Hội đồng xác định

12 mức độ khuyết tật cấp xã được thực hiện như thế nào?

Trả lời:
Quy trình xác nhận khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ
khuyết tật cấp xã như sau:
Bước 1. Hồn thiện hồ sơ


NKT hoặc người đại diện NKT hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Nộp hồ sơ tới UBND cấp xã



NKT hoặc đại diện NKT nộp hồ sơ đến UBND cấp xã nơi NKT
cư trú. Khi nộp hồ sơ, NKT hoặc đại diện NKT phải xuất trình
chứng minh thư hoặc hộ khẩu cho cán bộ tiếp nhận.
Bước 3. Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập Hội đồng XĐMĐKT



Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, chủ tịch UBND
cấp xã triệu tập Hội đồng XĐMĐKT, gửi thông báo về thời
gian, địa điểm XĐMĐKT cho NKT.
19


Bước 4. Thực hiện xác định mức độ khuyết tật


Địa điểm xác định mức độ khuyết tật: UBND hoặc trạm y tế
cấp xã hoặc tại nơi cư trú của NKT (trong trường hợp NKT
không thể đến được địa điểm quy định).




Xác định dạng tật và đánh giá mức độ khuyết tật theo phương
pháp và nội dung luật định.
Bước 5. Cấp giấy xác nhận khuyết tật



Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của
Hội đồng, Chủ tịch UBND cấp xã niêm yết và thông báo công
khai kết luận mức độ khuyết tật tại trụ sở UBND và cấp giấy
xác nhận khuyết tật cho NKT.
(Điều 5, Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTCBGDĐT)

13 Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền gì?
Trả lời:
Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền xác định khuyết
tật trong các trường hợp sau:


Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đã thực hiện xác định
mức độ khuyết tật nhưng không đưa ra được kết luận về mức
độ khuyết tật.



NKT hoặc đại diện của NKT không đồng ý với kết luận của
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đã thực hiện.
Chú ý: Đại diện hợp pháp của NKT là:




Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ và được chính quyền địa phương cấp xã nơi NKT cư trú
xác nhận bằng văn bản hoặc:



Tập thể được chính quyền địa phương cấp xã nơi NKT cư trú
xác nhận bằng văn bản.

20




Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật
của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật khơng khách quan,
khơng chính xác.
(Điều 15, Luật NKT năm 2010)

Hồ sơ giám định tại Hội đồng giám định y khoa bao

14 gồm những giấy tờ gì?
Trả lời:

Hồ sơ giám định tại Hội đồng giám định y khoa bao gồm
những giấy tờ sau:






Trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật khơng
đưa ra được kết luận thì hồ sơ gồm:
-

Giấy giới thiệu của UBND cấp xã nơi NKT cư trú có dán
ảnh, dấu giáp lai (Nếu NKT đang sống ở trung tâm ni
dưỡng thì có giấy xác nhận của cơ sở ni dưỡng ghi rõ họ
tên, tuổi, có dán ảnh, dấu giáp lai của Trung tâm).

-

Bản sao biên bản của Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật ghi rõ không đưa ra được kết luận.

-

Bản sao giấy tờ khám chữa bệnh: Giấy ra viện, giấy phẫu
thuật và giấy tờ liên quan khác.

-

Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám
định y khoa gần nhất (nếu có).

Trường hợp NKT, đại diện của NKT không đồng ý với kết
luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì hồ sơ gồm:

-

Giấy giới thiệu của UBND cấp xã nơi NKT cư trú đề nghị
giám định khuyết tật, ghi rõ không đồng ý với kết luận của
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của NKT
và đóng dấu giáp lai của UBND cấp xã.

-

Bản sao biên bản kết luận của Hội đồng xác định mức độ
21


khuyết tật.





-

Bản sao giấy tờ khám chữa bệnh: Giấy ra viện, giấy phẫu
thuật và giấy tờ liên quan khác.

-

Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng giám
định y khoa lần gần nhất (nếu có).

Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức

độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
không khách quan, khơng chính xác thì hồ sơ gồm:
-

Giấy giới thiệu của UBND cấp xã.

-

Bản sao biên bản kết luận của Hội đồng xác định mức độ
khuyết tật.

-

Bản sao giấy tờ khám chữa bệnh: Giấy ra viện, giấy phẫu
thuật và giấy tờ liên quan khác.

-

Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng giám
định y khoa lần gần nhất (nếu có).

-

Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật
của Hội đồng XĐMĐKT không khách quan, không chính
xác (thể hiện bằng biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp,
băng ghi âm hoặc các hình thức cụ thể khác).

Trường hợp khám giám định phúc quyết thì hồ sơ gồm:
(Khám giám định phúc quyết là khám giám định mức độ khuyết

tật cho các đối tượng đã khám giám định mức độ khuyết tật ở
Hội đồng GĐYK nhưng NKT hoặc đại diện hợp pháp của NKT
không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK)

22

-

Giấy giới thiệu của UBND cấp xã.

-

Đơn đề nghị khám giám định phúc quyết của NKT hoặc của
cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đại diện hợp pháp của NKT.

-

Bản sao biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK mà NKT
không đồng ý, đề nghị khám phúc quyết.


-

Hồ sơ giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh gửi đến Hội
đồng GĐYK Trung ương theo quy định.
(Điều 5, Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

Hội đồng giám định y khoa thực hiện giám định mức

15 độ khuyết tật theo quy trình nào?

Trả lời:
Bước 1. Hồn thiện hồ sơ


NKT hoặc đại diện NKT hoàn thiện hồ sơ theo từng
trường hợp.
Bước 2. Nộp hồ sơ đến UBND cấp xã và Hội đồng XĐMĐKT
cấp xã hồn thiện hồ sơ và gửi Phịng LĐTBXH cấp huyện.



Trong thời hạn 03 ngày, chủ tịch Hội đồng XĐMĐKT có trách
nhiệm hồn chỉnh bộ hồ sơ và chuyển tới Phòng LĐTBXH
cấp huyện.
Bước 3. Phòng LĐTBXH cấp huyện tiếp nhận và giải quyết.



Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận
hồ sơ, Phòng LĐTBXH kiểm tra hồ sơ và chuyển hồ sơ khám
giám định đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Nếu hồ sơ chưa đầy
đủ, hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ phải
trả lời bằng văn bản cho Hội đồng XĐMĐKT cấp xã.
Bước 4. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:



Trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội đồng GĐYK tổ chức
khám giám định và kết luận dạng tật, mức độ khuyết tật.




Quy trình khám giám định y khoa được thực hiện theo quy
định hiện hành của Bộ Y tế về khám giám định y khoa. Phí
khám giám định y khoa được quy định tại Điều 13, Thông tư
liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012.



Quy trình khám giám định phúc quyết được thực hiện theo
23


Điều 10 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 28/12/2012.
Bước 5. Kết luận của Hội đồng GĐYK


Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận, Hội
đồng GĐYK gửi 03 bản Biên bản khám giám định XĐMĐKT
về Phòng LĐTBXH cấp huyện, Hội đồng XĐMĐKT cấp xã và
NKT hoặc đại diện NKT.



Thời gian có hiệu lực của Biên bản xác định mức độ khuyết
tật là 03 năm đối với trẻ em dưới 06 tuổi và 05 năm với người
từ đủ 06 tuổi trở lên.
(Chương III, Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH)


Khi bị mất giấy xác nhận khuyết tật, người bị mất giấy xác

16 nhận khuyết tật có được cấp lại không? Xin cấp lại ở đâu?
Trả lời:

Người bị mất giấy chứng nhận khuyết tật được cấp lại giấy xác
nhận khuyết tật. Khi có nhu cầu cấp lại Giấy xác nhận khuyết
tật thì NKT hoặc người đại diện hợp pháp của NKT làm đơn
theo Mẫu số 01 của Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi NKT
cư trú. Sau 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định cấp lại Giấy xác
nhận khuyết tật.

17 Sống độc lập của NKT được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Sống độc lập là việc NKT được tự chủ quyết định những vấn
đề có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân.
(Điều 2, Luật NKT năm 2010)
24


×