Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu Luận Quản Trị Chất Lượng - Nhóm 9.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.48 KB, 18 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ HUTECH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bài tiểu luận
Quản trị chất lượng
CHỦ ĐỀ: Công cụ 6 sigma giúp cho sản phẩm của
Samsung có chất lượng đạt hàng đầu thế giới.

\

Giáo viên : PHAN HÀ THANH NHÃ
NĂM HỌC: 2021 – 2022


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

Tiếng Anh
1.

FMEA

2.


GE

General Electric

3.

CTQ

Critical to Quality

4

LSL

Low specification limit

5

USL

Up specification limit

6

CL

Center line

Failure Mode and Effect Analysis



Tiểu luận môn quản trị chất lượng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm 6 sigma
6 Sigma được định nghĩa là một hệ phương pháp quản lý sản xuất do Motorola khởi xướng
từ những năm 80 của thế kỷ XX. 6 Sigma hướng đến phương châm loại bỏ hao phí và giảm tối đa
lỗi mắc phải (khuyết tật) bằng cách tập trung thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa
nhận. Từ đó 6 Sigma giúp giảm thiểu lỗi sai ở sản phẩm và tăng mức độ chính xác của quy trình.
6 Sigma là một hệ thống phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu
tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3.4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và
loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh.
Nhiều người thường nhầm lẫn 6 Sigma là một hệ thống quản lý, đo lường chất lượng sản
phẩm hay hệ thống chứng nhận chất lượng. Tuy nhiên, thực tế, phương pháp 6 Sigma mang đến
một tư duy hoàn toàn mới cho doanh nghiệp. Thay vì chú trọng vào việc xử lý lỗi của sản phẩm,
doanh nghiệp nên đầu tư cải tiến quy trình để hạn chế tối đa các khuyết tật xảy ra. Tất cả đều nhằm
mục đích tạo lập sự ổn định và hoàn hảo gần như tuyệt đối trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

1.2 Các chủ đề của 6 sigma
● Tập trung liên tục vào những yêu cầu của khách hàng.
● Sử dụng các phương pháp đo lường và thống kê để xác định và đánh giá mức tài động trong
quy trình sản xuất và các quy trình quản lý khác.
● Xác định căn nguyên của các vấn đề.
● Nhấn mạnh việc cải tiến quy trình để loại trừ dao động trong quy trình sản xuất hội các quy
trình quản lý khác giúp giảm thiểu lỗi và tăng sự hài lòng của khách hàng.
● Quản lý chủ động đầy trách nhiệm trong việc tập trung ngăn ngừa sai sót, cải tiến liên tục
và khơng ngừng vươn tới sự hồn hảo.
● Phối hợp liên chức năng trong cùng tổ chức.
● Thiết lập những mục tiêu rất cao.


1


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

1.3 Các cấp độ trong 6 sigma
Bảng Các Cấp Độ của 6 Sigma
Cấp độ Sigma

Lỗi phần triệu

Lỗi phần trăm

Một Sigma

690000

69.0000%

Hai Sigma

308000

30.8000%

Ba Sigma

66800

6.6800%


Bốn Sigma

6210

0.6210%

Năm Sigma

230

0.0230%

Sáu Sigma

3.4

0.0003%

1.4 Triển khai 6 sigma
6 sigma được triển khai theo phương pháp tiếp cận DMAIC gồm 5 giai đoạn theo trình tự:
1. Define - Xác định (D):
Mục tiêu của bước Xác Định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của
dự án. Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến
lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng.
Đầu ra của giai đoạn xác định: Các dự án sẽ được triển khai trong dự án Lean Six Sigma
(là những vấn đề còn tồn tại về chất lượng bên trong của tổ chức).
2. Đo lường – Measure (M):
Mục tiêu của bước Đo Lường nhằm giúp hiểu thực trạng năng lực của tổ chức:



Đo lường năng suất lao động.



Đo lường khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng (cung cấp đơn hàng...).



Đo lường sai lỗi, làm lại trong quá trình tạo ra sản phẩm.



Đo lường thời gian (Lead time, Cycle time, Takt time, Waste time,...).

● Thiết lập chi tiết quy trình sản xuất — để tìm ra những điểm nút cổ chai (bottleneck) – là
những điểm mà tại đó q trình sản xuất bị ách tắc.
2


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

● Thiết lập những CTQ (Những điểm chất lượng trọng yếu) – là những yêu cầu về wtiêu
chuẩn chất lượng tại những giai đoạn (Stage) của quá trình sản xuất.
● Đo mức Sigma - là mức chỉ ra năng lực sản xuất của tổ chức trong vấn đề của chất lượng
sản phẩm tạo ra.
3. Phân tích - Analyze ( A ):
Trong bước Phân Tích, các thông số thu thập được trong bước Đo Lường được phân tích
để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến hành kiểm
chứng sau đó. Chính ở bước này, các vấn đề kinh doanh thực tế được chuyển sang các vấn đề trên

thống kê, gồm có:
● Xác định những điểm tạo ra giá trị gia tăng (Value added) và những điểm không tạo ra giá
trị gia tăng (Non – Value added).
● Xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề tại các quy trình, cơng đoạn tạo ra sản phẩm.
● Xác định những điểm gây tắc nghẽn (nút cổ chai) trong quá trình sản xuất.
4. Cải tiến – Improve (I):
Bước Cải Tiến tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động,
kiểm chứng và chuẩn hóa các giải pháp. Các cơng cụ thường được áp dụng bao gồm:


Quy hoạch mô phỏng dạng tế bào (Cellular Layout)



Chuẩn hóa quy trình (Standard Work)



Quản lý trực quan (Visual Management)



Chất lượng từ gốc (hoặc cách gọi khác "Làm đúng ngay từ đầu”) – Poka yoke



Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping)




Phương pháp 6S



Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM – Total Productive Maintenance)



Thời gian chuyển đổi/Chuẩn bị (Changeover/setup time)



Kanban



Cân bằng sản xuất



Hệ thống vừa đúng lúc JIT (Just In Time)

5. Kiểm soát – Control (C):
3


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

Mục tiêu của bước Kiểm Sốt là thiết lập các thơng số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và
khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường.

● Hoàn thiện hệ thống đo lường.
● Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình.
● Triển khai việc kiểm sốt quy trình bằng kế hoạch kiểm sốt nhằm đảm bảo các vấn đề
khơng cịn tái diễn bằng cách liên tục giám sát những quy trình có liên quan.
● Các cơng cụ có thích hợp nhất trong bước này bao gồm:
● Kế hoạch kiểm soát (Control Plans): Đây là một hoặc tập hợp các tài liệu ghi rõ các hành
động, bao gồm cả lịch thực hiện và trách nhiệm cần thiết để kiểm soát các tác nhân biến
thiên đầu vào chính yếu với các chế độ hoạt động tối ưu
● Lưu đồ quy trình với các mốc kiểm soát: Bao gồm một sơ đồ đơn lẻ hoặc tập hợp các sơ đồ
biểu thị trực quan các quy trình mới.
● Các biểu đồ kiểm sốt quy trình bằng thống kê (SPC): Tập hợp các biểu đồ giúp theo dõi
các quy trình bằng cách hiển thị các dữ liệu theo thời gian giữa giới hạn tiêu chuẩn cận trên
(USL) và giới hạn tiêu chuẩn cận dưới (LSL) cùng với một đường trung tâm (CL).
● Các phiếu kiểm tra (Check Sheets) – công cụ này cho phép chúng ta lưu giữ và thu thập
một cách có hệ thống các dữ liệu từ các nguồn trong quá khứ, hoặc qua sự kiện phát sinh.
Theo đó, các mẫu thức lặp lại và các xu hướng có thể được nhận dạng và trình bày một
cách rõ ràng.
* YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TRIỂN KHAI THÀNH CƠNG 6-SIGMA:
Để triển khai 6 Sigma thành cơng, khơng thể không nhắc đến sự hỗ trợ những công cụ 6
Sigma
Giai đoạn 1
Trong giai đoạn đầu tiên, cần Xác định (Define) những vấn đề như mục tiêu của dự án,
phạm vi dự án, giá trị phân bổ cho khách hàng…những công cụ 6 Sigma được sử dụng trong giai
đoạn này bao gồm: Điều lệ dự án, Lưu đồ chuỗi giá trị – Sơ đồ dòng giá trị, Sơ đồ quy trình, FMEA,
Phân tích các bên liên quan, Ma trận/Phân tích nhân quả – Ma trận nguyên nhân và kết quả, Cấu
trúc phân chia công việc DMAIC,…
Giai đoạn 2
4



Tiểu luận môn quản trị chất lượng

Trong giai đoạn Đo lường (Measure) nên sử dụng các công cụ 6 Sigma như: Sơ đồ quy
trình, Ma trận nguyên nhân & kết quả, FMEA, Ví dụ/Kế hoạch thu thập dữ liệu, So sánh chuẩn,
Phân tích hệ thống đo lường, Gage R&R, Thu thập phản hồi của khách hàng, Tính tốn Sigma quy
trình…
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn Phân tích (Analyze) các thơng số, dữ liệu để đánh giá tại sao vấn đề lại xảy ra
và cái nào là nguyên nhân gốc gây ra sản phẩm khuyết tật. Ở giai đoạn này nên sử dụng các công
cụ 6 Sigma như: Biểu đồ, Biểu đồ Pareto, Chuỗi thời gian/Biểu đồ chạy, Biểu đồ phân tán, Nguyên
nhân và kết quả/Sơ đồ xương cá, 5 lý do tại sao, Đánh giá và phân tích bản đồ quy trình, Phân tích
thống kê,… để thu hẹp các yếu tố X (nguyên nhân).
Giai đoạn 4
Các công cụ 6 Sigma trong giai đoạn Cải tiến (Improve) gồm: Thiết kế thử nghiệm, chất
lượng, Phân tích hiệu ứng và chế độ lỗi (FMEA), Phần mềm mơ phỏng… nhằm mục đích thử
nghiệm các thiết kế, các giải pháp mới và loại bỏ triệt để những nguyên nhân gốc.
Giai đoạn 5
Cuối cùng tại giai đoạn Kiểm sốt (Control), sử dụng các cơng cụ 6 Sigma như: Tính tốn
quy trình Sigma, Biểu đồ kiểm sốt – Control Charts (Variable and Attribute), Tính tốn tiết kiệm
chi phí, Control Plan để tính tốn chi phí tiết kiệm được trong dự án, lập kế hoạch bàn giao quy
trình…

1.6 Lợi ích
Hạn chế lãng phí trong chuỗi cung ứng
Đảm bảo lãng phí là tối thiểu trong q trình sản xuất. Sự lãng phí này có thể bao gồm lãng
phí thời gian chờ đợi bước tiếp theo và thời gian xử lý khi không áp dụng công nghệ vào quản lý
Chuỗi cung ứng.
Cải thiện tốc độ

5



Tiểu luận môn quản trị chất lượng

Tốc độ được cải thiện, dựa trên việc đảm bảo rằng tất cả các quy trình được hồn thành nhanh
nhất có thể và các quy trình khơng cần thiết được loại bỏ. Bằng cách này, có thể giúp bạn đảm bảo
rằng các đơn đặt hàng của bạn được đặt và hoàn thành nhanh hơn.
Lập kế hoạch dự đốn tốt hơn
Cơng ty sẽ áp dụng một quy trình ổn định hơn để quản lý chuỗi cung ứng của mình. Do đó làm
tăng độ chính xác của đơn đặt hàng, ngân sách hàng tồn kho và thời gian giao hàng trở nên dễ đốn
hơn.
Giảm chi phí
Tinh chỉnh các quy trình và giảm chi phí, tạo ra một bộ đệm giữa ngân sách và các chi phí bất
ngờ cho chuỗi cung ứng.
Xác định rõ hơn vấn đề
Nếu xảy ra sự cố với quy trình chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ có thể dự đốn và chuẩn bị
cho các sự kiện sắp diễn ra, vì nó sẽ nằm ngồi quy trình vận hành thơng thường mà bạn sử dụng
cho chuỗi cung ứng và hàng tồn kho.
Cải thiện sự tham gia của thành viên trong nhóm
Yêu cầu nhân viên trong Chuỗi cung ứng phải tích hợp khả năng đưa ra quyết định về các vấn
đề mà không phải tham khảo ý kiến của người giám sát. Điều này không chỉ giúp nhân viên chủ
động hơn mà cịn góp phần giúp giảm số lượng rào cản cho mỗi quyết định, khiến họ có khả năng
thực hiện ở mức cao hơn.

6


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG CƠNG CỤ 6 SIGMA CỦA SAMSUNG

2.1 Tổng quan về cơng ty
Tập đoàn Samsung thành lập năm 1938 tại Hàn Quốc bởi doanh nhân Lee Byung-Chul, là
tập đoàn sản xuất, tài chính và dịch vụ hàng đầu. Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Samsung dần đa
dạng hóa các ngành nghề, bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập niên
60, xây dựng nhà máy đóng tàu vào giữa thập niên 70.
Trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn sở hữu rất nhiều
công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phịng đại diện trên tồn cầu hoạt động dưới
tên thương hiệu mẹ. Đây là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất thế giới.
Năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á, hạng 5 thế giới. Năm 2020,
Samsung đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất tại châu Á. Tháng 10
năm 2020, Samsung vượt qua Toyota để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á, xếp hạng 5
toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple. Tháng 11 năm 2020, Samsung vượt qua Apple
để dẫn đầu thị trường smartphone tại Mỹ.
Tập đoàn Samsung hoạt động trên 61 quốc gia trên thế giới bao gồm:
● Nhà máy sản xuất: 23
● Chi nhánh kinh doanh: 42
● Nhà máy sản xuất và kinh doanh: 7
● Trung tâm phân phối: 2
● Trung tâm thiết kế: 5
● Trung tâm nghiên cứu và phát triển: 12
● Văn phòng chi nhánh và khác: 88
→ Về giá trị thương hiệu Samsung đứng thứ 19 trên toàn cầu và là thương hiệu phát triển nhanh
nhất từ năm 2002.

1

Formatte


Tiểu luận môn quản trị chất lượng


2.2 Áp dụng 6 sigma của Samsung
Tại General Electric, chỉ các nhà quản lý và các chuyên gia đặc biệt mới tham gia vào hệ
thống thì ở Samsung, 6 Sigma được triển khai đến toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng như nhân viên
trên tất cả các bộ phận. Chính điều này là điểm làm nên sự khác biệt giữa việc triển khai của
Samsung và GE. Chỉ trong vỏn vẹn có 3 năm sau khi hình thức này được triển khai, đã có 15.000
người đạt được Master Black Belts, Black Belts và Green Belts, tương đương với 1/3 số nhân viên
của họ.
Không dừng lại ở đó, đến năm 2004, gã khổng lồ xứ Kim Chi này còn tỏ ra hết sức tham
vọng khi đặt ra mục tiêu huấn luyện đào tạo về 6 Sigma cho toàn bộ lực lượng lao động của họ,
với khoảng 49.000 người trong 89 văn phòng nằm tại 47 quốc gia khác nhau.
* Công cụ 6 sigma được xây dựng dựa trên 2 nền tảng chính:
Nền tảng 1: Phương pháp cốt lõi được phát triển bởi nhóm kinh doanh chuỗi cung ứng
Nền tảng 2: Thiết kế phương thức cải tiến quy trình dựa trên những kinh nghiệm thực tế nhằm
hướng dẫn thực hiện trong suốt các giai đoạn khác nhau.
Bắt đầu từ năm 2000, việc xúc tiến 6 Sigma được bắt đầu trong sản xuất bằng cách sử dụng
phương pháp tiếp cận DMAIC (Define: xác định yêu cầu của khách hàng, Measure: đo lường năng
lực bản thân, Analyze: phân tích đánh giá ngun nhân tác động vào q trình, Improve: cải tiến
và Control: kiểm soát).
● Define (Xác định): Samsung muốn áp dụng sigma lên toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng
như nhân viên trên tất cả các bộ phận, xác định giúp Samsung làm rõ được các vấn đề cần
giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu đã được đề ra. Xác định được yêu cầu của khách hàng,
biết được thông số đo lường chung về mức độ thực hiện.
● Measure (Đo lường): Samsung sẽ hiểu được sự tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại
bằng cách xác định những cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng và bắt đầu việc đo lường,
vạch ra được quy trình sản xuất, xác định được những nút thắt cũng như trở ngại, khó khăn
mà Samsung gặp phải.

2



Tiểu luận mơn quản trị chất lượng

● Analyze (Phân tích): Từ các thông số thu thập được ở bước đo lường Samsung có thể tìm
được những biện pháp giải quyết nút thắt, giải quyết được những vấn đề những nguyên
nhân mắc phải, tìm được những nơi tạo được giá trị gia tăng và những điểm không tạo được
giá trị lợi nhuận, mang lại nhiều định hướng cũng như con đường nâng cao chất lượng sản
phẩm nâng cao giá trị sản phẩm của mình.
● Improve (Cải tiến): Cải tiến là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của Samsung.
Samsung luôn chú trọng việc phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp
ứng được những nhu cầu tối đa cho người tiêu dùng, mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho
doanh nghiệp. Từ mong muốn tiết kiệm chi phí sản xuất cho cơng ty và thơi thúc tìm ra
cách làm mới để cải tiến sản phẩm nâng cao giá trị của sản phẩm. Thời gian gần đây,
Samsung đã cải tiến những dòng sản phẩm mới, tung ra các sản phẩm với nhiều tính năng
mới hơn, hiện đại hơn, nhiều cơng dụng hơn, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
- Đối với các dòng điện thoại cũ, một số tính năng bị hạn chế, để nâng cao chất lượng sản phẩm,
công ty Samsung cải tiến đột phá các dòng sản phẩm cho người tiêu dùng bằng cách nâng cấp:
Ram, Chip, máy ảnh, màn hình, khả năng chống nước, thêm các dịch vụ thanh toán điện tử…..
Giúp người tiêu dùng sử dụng nhanh chóng và thuận tiện hơn trong cơng việc.
Ví dụ: Sản phẩm cải tiến gần đây nhất của Samsung là Galaxy Z Flip 4 đang rất hót trên thị trường,
ghi điểm trực tiếp với người tiêu dùng, sản phẩm này được cải tiến, nâng cấp từ sản phẩm Galaxy
Flip 3, với một sản phẩm có nhiều tính năng hữu dụng hiện đại, được nâng cấp về kiểu dáng, dung
lượng pin, bộ nhớ…đã làm cho sản phẩm này phát triển mạnh mẽ hơn. So với phiên bản trước thì
thiết bị này sở hữu bản lề thu gọn thanh thoát liền lạc hơn, trải nghiệm bật mở chắc chắn hơn.Trang
bị bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn, giúp quá trình xử lý mượt mà và hạn chế thiết bị tăng nhiệt khi vận
hành quá tải, đồng thời sẽ tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phiên bản trước.
- Cải tiến sản phẩm là 1 trong số những hoạt động được samsung đặc biệt chú trọng, và việc nghiên
cứu phát triển nhiều loại sản phẩm và chính sự đa dạng hóa này đã làm nên khác biệt giữa samsung
và các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn.


3


Tiểu luận mơn quản trị chất lượng

● Control (Kiểm sốt): Để đảm bảo chất lượng hồn hảo cho các dịng samsung, samsung
áp dụng tự động hóa cho khâu sản xuất, coi trọng việc kiểm định sản phẩm lên hàng đầu để
nhằm cung cấp và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Tại samsung, để cho ra những dịng sản phẩm chất lượng họ ln kiểm sốt chặt chẽ và nghiêm
ngạc ở khâu kiểm soát và quản lý sản phẩm, kiểm sốt các quy trình sản xuất sản phẩm, từ kiểm
tra chất lượng màn hình, âm thanh, cuộc gọi và camera cho đến lắp ráp các chi tiết nhỏ nhất và cho
ra một sản phẩm hồn thiện nhất.
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, một sự va quẹt dù rất nhẹ giữa các vỏ khung kim loại
cũng có thể làm chúng bị trầy xước và bị loại bỏ. Do vậy, không chỉ cần xem xét kỹ từng sản phẩm
trong từng khâu sản xuất, đội ngũ nhân viên còn phải áp dụng mọi biện pháp để tránh bất kỳ hư hại
nào có thể xảy ra, chẳng hạn như đặt một vật cản mềm giữa các thiết bị.
➔ Nhằm hạn chế các rủi ro, các vấn đề xảy ra khi xuất sản phẩm ra khỏi xưởng, phân phối ra thị
trường thì việc kiểm sốt và kiểm tra sản phẩm là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với công
ty samsung, không chỉ mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng mà còn mang lại thương hiệu uy
tín chất lượng của hãng trong mắt người tiêu dùng.

2.3 Các vấn đề khi áp dụng 6 sigma
Trong quá trình áp dụng 6 sigma trong sản xuất khơng tránh khỏi những sai sót và các vấn
đề giải quyết khơng hiệu quả, hơn nữa đây là lần đầu tiên áp dụng cho phương pháp.
❖ Giai đoạn định nghĩa:
Vấn đề: Ở giai đoạn mọi người thường lựa chọn đề tài không chính xác hoặc đề tài khơng đem lại
hiệu quả cao, nguyên do một phần chúng ta không xác định hết và chính xác các yêu cầu đầu vào
như là yêu cầu khách hàng, yêu cầu về chất lượng…
Ví dụ: Trong cơng đoạn gắn linh kiện lên bản mạch, nhóm hoạt động không nhận biết được vấn đề
đang tồn tại lớn nhất là lỗi lệch sai vị trí. Vì nhóm khi xác định CTQ chính xác và đầy đủ.


4


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

→ Do vậy bước này cần xác định định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của
dự án. Mục tiêu của dự án tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến lược kinh doanh
của công ty và các yêu cầu của khách hàng.
❖ Giai đoạn đo lường:
Vấn đề: Giai đoạn này nhóm 6 sigma không phát huy hết khả năng của hệ thống đo lường và liên
quan đến việc đo lường nguồn gốc tạo ra dao động
Ví dụ: Nhóm hoạt động giảm lỗi hiển thị màn hình, nhưng khi thống kê chỉ căn cứ vào một ca ngày
không nghiên cứu và thu thập dữ liệu ở các ca, các điều kiện khác nhau nên xác định các yếu tố
gây dao động chưa chính xác.
→ Cần xác định các yêu cầu thực hiện cụ thể có liên quan đến đặc tính chất lượng.
→ Lập danh sách của các hệ thống đo lường tiềm năng.
→ Phân tích khả năng hệ thống đo lường và thiết lập mốc so sánh về năng lực của quy trình.
→ Xác định khu vực mà những sai sót trong hệ thống đo lường có thể xảy ra.
→ Tiến hành đo lường và thu thập dữ liệu các tác nhân đầu vào, các quy trình và đầu ra.
❖ Giai đoạn phân tích:
Vấn đề: Giai đoạn này thường khó việc thu thập dữ liệu và phân loại dữ liệu, để phân tích tìm ra
vấn đề ảnh hưởng đến thay đổi dao động, việc thu thập số liệu thiếu hoặc không đúng sẽ không đại
điện được đầy đủ các dữ liệu, hoặc thừa quá gây nhiễu và tốn kém cho việc thu thập lấy mẫu.
Ví dụ: Trong cơng đoạn hàn, nhóm khơng lấy mẫu đầy đủ và ở các máy khác nhau để phân tích và
nhóm đã có kết luận sai lỗi bong mối hàn cáp vào màn hình là do nhiệt độ cài đặt sai. Nhưng khi
xác định các đặc tính chất lượng và số lượng mẫu đầy đủ nên tìm hiệu được nguyên nhân là do độ
dày lớp mạ nó ảnh hưởng đến độ bền mối hàn.
→ Lập giả thuyết về căn nguyên tiềm ẩn gây nên dao động và các yếu tố đầu vào thiết yếu.


5


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

→ Xác định một vài tác nhân và yếu tố đầu vào chính các tác động rõ rệt nhất.
→ Kiểm chứng những giả thuyết này bằng phân tích đa biến.
❖ Giai đoạn cải tiến:
Vấn đề: Thường đưa ra giải pháp chưa chính xác để loại bỏ căn nguyên gây ra dao động, và thường
việc kiểm chứng và chuẩn hóa chưa được tốt.
Ví dụ: Nhóm thu thập số liệu khi cải tiến để phân tích, lấy số lượng mẫu ít nên kết luận lỗi mất
nguồn là do mối hàn IC, nhưng thực tế lỗi này một phần là do phần mềm, khi cải tiến phần mềm
hết lỗi.
→ Xác định cách thức nhằm loại bỏ căn nguyên dao động.
→ Kiểm chứng các tác nhân đầu vào chính.
→ Khám phá mối quan hệ giữa các biến số.
→ Thiết lập dung sai cho quy trình.
→ Tối ưu các tác nhân đầu vào chính của quy trình có liên quan.
❖ Giai đoạn kiểm sốt:
Vấn đề: Việc duy trì và kiểm sốt thường gặp vấn đề trong việc duy trì các kết quả đã đạt được
Ví dụ: Kết quả đạt được khơng được tiêu chuẩn hóa để áp dụng, như lỗi khắc phục sóng yếu ở
model E1080 nhưng khơng được áp dụng cho model tương tự E1085T.
→ Hoàn thiện hệ thống đo lường.
→ Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình.
→ Triển khai việc kiểm sốt quy trình bằng kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo các vấn đề khơng
cịn tái diễn bằng cách liên tục giám sát các quy trình có liên quan.

6



Tiểu luận môn quản trị chất lượng

2.4 Hiệu quả áp dụng 6 sigma
Tập đoàn Samsung đã thực hiện 6 sigma và đem lại thành quả rất lớn cho sự nghiệp phát
triển và lớn mạnh như ngày nay. Hàng năm tập đoàn hành năm tổ chức hội nghị phát biểu 6 sigma
ở Hàn Quốc và yêu cầu các công ty con ở nước ngồi lựa chọn một nhóm báo cáo hay nhất tham
dự vào tháng 12 hàng năm, các công ty con tham dự hoạt động báo cáo trong 2 ngày và sẽ chọn ra
các giải thưởng để khuyến khích việc áp dụng 6 sigma vào nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm
chi phí sản xuất. Trong năm 2006 - 2008 nhóm 6 sigma thực hiện 6 dự án tiết kiệm được 1,040
triệu won.

Hình 1 Thị phần của các cơng ty sản xuất điện thoại di động
Với những kết quả công ty đã đạt được trong giai đoạn 2006 - 2008, cùng với mục tiêu
muốn trở thành số một về sản xuất điện thoại động trên thế giới thì sản phẩm của Samsung phải
cạnh tranh với hãng Nokia đang giữ vị trí số 1 về chất lượng và giá thành.
Kết quả:
Samsung quả thực đã “lột xác” thành một công ty khác sau nhiều năm áp dụng các thay đổi
về quy trình quản lý sản xuất của mình. Năm 2015, ơng lớn xứ Hàn này đã lọt top 7 trong số 25
công ty hàng đầu thế giới về hiệu quả của chuỗi cung ứng, một phần quan trọng trong năng lực sản
xuất của công ty.

7


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

Năm 2016 đánh dấu bước ngoặt lớn khi Samsung lần lượt ra mắt thị trường các siêu phẩm
Galaxy S7, S7 Edge vào tháng 3 và Galaxy J7 Prime vào tháng 9. Theo hãng thống kê thị trường,
Strategy Analytics, có hơn 55 triệu chiếc S7 và S7 Edge được bán ra trên toàn cầu trong vòng một
năm. Riêng Galaxy J7 Prime đã bán được hơn 220.000 máy ở tất cả các đại lý và cửa hàng bán lẻ

trên tồn Việt Nam tính từ ngày 1/10 đến 31/10 năm 2016. Những con số thống kê này được xem
là lượng tiêu thụ kỷ lục một năm trong lịch sử smartphone cao cấp Galaxy. Chính nhờ 6 Sigma và
Samsung đã có thể xác định được nguyên nhân sau những sản phẩm khơng thành cơng và có thể
phục hồi rất nhanh trong sau một thời gian ngắn, đặc biệt là có thể ghi điểm trong mắt người dùng
với “cặp đôi song sát” vô cùng ấn tượng là Galaxy S7, S7 Edge và Galaxy J7 Prime.

8


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
6 Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ
sai sót hay khuyết tật đến mức 3.4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại
trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh. Chương trình 6 sigma
được xây dựng dựa trên 5 bước: Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải tiến và Kiểm sốt. Việc áp
dụng các chương trình 6 sigma sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tăng cao sự hài lịng
của khách hàng, giảm thiểu thời gian dư thừa trong quy trình, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, giúp
mở rộng sản xuất và giúp doanh nghiệp tự tin trong việc đưa ra mục tiêu cao hơn.
Năm 1993, Samsung SH-700 có tỷ lệ lỗi quá cao, đến 11,8%. Dẫn đến việc thu hồi và tiêu
hủy toàn bộ hơn 150.000 sản phẩm. Bước ngoặt cho việc thay đổi phương châm của Samsung,
chuyển đổi trọng tâm từ số lượng sang chất lượng và đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu. Cuối
những năm 1990 đầu những năm 2000 là thời gian Samsung bắt đầu nâng cấp và thay đổi cách tiếp
cận mới về quản lý chất lượng, quyết định thay đổi phương châm vận hành: từ việc ồ ạt sản xuất
số lượng lớn sang đến tập trung vào chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn toàn
cầu. Hệ phương pháp 6 Sigma được chọn để triển khai trên toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng như
nhân viên các bộ phận. Từ những cố gắng, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp của
Samsung, đã cho khách hàng thấy được Samsung đã khốc lên cho mình một chiếc áo mới. Nhờ
việc áp dụng 6 Sigma để giải quyết các vấn đề cốt lõi đã đưa Samsung có chỗ đứng khơng chỉ ở
trường mà cịn cả trong lịng của khách hàng nhờ đó Samsung đã thu hút nhanh những khách hàng

trung thành. Samsung khơng chỉ tạo được lịng tin, sự trung thành, thu lại doanh thu và lợi nhuận.
Mà chiến dịch ấy còn là một cú nổ lớn công ngành công nghệ điện tử trên tồn thế giới. Là một
trong những ơng trùm sản xuất đầu tiên và nổi tiếng về điện tử, Samsung một lần nữa đã khẳng
định được vị thế của mình. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển theo thời đại, Samsung liên tục sử
dụng công cụ 6 sigma và phát triển khơng ngừng những tính năng mới, chất lượng và cả về ngoại
hình. Điều đó sẽ giúp cho Samsung khẳng định vị thế của mình và đó sẽ là một “chướng ngại” của
các đối thủ khác khi muốn vượt mặt ông trùm Công nghệ điện tử. Sự thành cơng của Samsung đó
là một bài học cho mọi người, để tạo lòng tin và khẳng định vị thế của mình thì trên con đường
chúng ta đi kết hợp với những tư duy sáng tạo của con người, thì dù những việc tưởng chừng không

9


Tiểu luận môn quản trị chất lượng

thể chinh phục nhưng ta lại biến nó thành một điều hiển nhiên, thậm chí nó cịn là một dấu ấn trong
lịch sử khi nhắc về điều đó thì ta lại nghĩ đến ơng trùm Samsung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GAMEK, nodate, “Bí quyết nào giúp cho sản phẩm Samsung có chất lượng đạt hàng đầu thế
giới?”
[ngày truy cập: 19/11/2022]
[2] Trí thức trẻ, 2/12/2016, “Six Sigma: Bí mật quy trình giúp sản phẩm Samsung đạt chất
lượng hàng đầu” [ngày truy cập: 21/11/2022]
[3] cafef.vn, nodate, “Six Sigma và Cách Samsung ứng dụng siêu mô hình này”
[ngày truy
cập: 23/11/2022]
[4] Nikkei, 10/2/2022 “Nhân viên Samsung được mặc định là người giàu, cách vài tuần nhận
thưởng 2-6 tháng lương, cơng ty lo hết chi phí học hành cho con cái”
/>;ngày truy cập: 24/11/2022]

[5] Lưu Duy Hòa, 1/11/2016 “Galaxy J7 Prime đạt doanh số khủng trong tháng 10”
[ngày truy cập: 15/12/2022]
[6] Mỹ Anh, 2/5/2017 “Doanh số Galaxy S7 vượt mốc 55 triệu máy”
[ngày truy cập:
16/12/2022]

10



×