Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Bài tập lớn marketing cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.54 KB, 46 trang )

Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
Mục lục.
I. TÓM TẮT
II. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TY
1. Tên công ty
2. Lĩnh vực kinh doanh
3. Sứ mệnh
4. Mục tiêu chính
III. SẢN PHẨM
1. Đặc điểm của sản phẩm
2. Sản phẩm kinh doanh
3. Nguyên vật liệu
IV. Thị trường khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
1. Sơ lược về thị trường
1.1 Thị trường trong nước
1.2 Thị trường xuất khẩu
2. Mặt hàng tiêu thụ của công ty
2.1 Đặc điểm về ngành và sản phẩm
2.2 Đặc điểm về nguồn cung ứng hàng hóa (nguyên vật liệu)
của công ty
3. Đối thủ cạnh trạnh
V. Kế hoạch marketing
1. Mục tiêu Marketing
2. Lựa chọn thi trường mục tiêu và định vị sản phẩm
2.1 Thị trường mục tiêu
2.2 Định vị sản phẩm trên thị trường.
3. Kế hoạch Marketing Mix
3.1 Sản phẩm, dịch vụ
3.2 Giá cả
3.3 Quảng cáo
4. Phương pháp bán hàng


VI. Các nguồn lực.
1. Cơ cấu lao động
2. Đặc trưng về kỹ thuật công nghệ và nguồn lực
VII. Xây dựng website
VIII. Cơ cấu các tổ chức nhân sự.
1. Bộ máy tổ chức ( quản lý )
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
IX. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
X. PHÂN TÍCH RỦI RO
1. Thay đổi công nghệ
2. Rủi ro lao động
3. Chất lượng sản phẩm
4. Thị trường: sự cạnh trang gia tăng
5. Sự chèn ép từ nhà cung cấp nguyên vật liệu
6. Một số rủi ro khác
XI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp
2.Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực
3.Những kế hoạch sắp tới
1.1 Đa dạng hóa sản phẩm
1.2 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
I. TÓM TẮT
Khi các nền văn minh bắt đầu phát triển, dép thong (tiền thân của dép tông)
ra đời. Bằng chứng được tìm thấy trong một bức tranh tường ở Ai Cập niên đại
4000 năm trước công nguyên và một đôi giày ở châu Âu niên đại 1500 năm trước
công nguyên. Thong dép đã mòn của các nên văn minh làm từ các chất liệu khác

nhau ( VD: Ai Cập làm từ giấy lá cói hay lá cọ, Ấn Độ làm từ gỗ, Trung Quốc,
Nhật Bản làm từ rơm rạ, ). Thời gian này người Ai Cập và Ấn Độ hầu hết đi chân
trần. Người La Mã chinh phục Hy Lạp nhưng lại cho rằng giày là cần thiết cho
một xã hội văn minh, tượng trưng cho quyền lực và sự tự do, nô lệ và nông dân
phải đi chân trần.
Giày cao gót ra đời vào thế kỉ XVI với mục đích làm cho con người cao
lên. Đến khoảng những năm 1580, cả những người đàn ông cũng đi giày cao gót.
Giày đé khâu ra đời vào thế kỉ XVII. Khoảng những năm 1800, giày cho chân trái
và chân phải được thiết kế giống nhau. Giữa thế kỉ XX, công nghiệp phát triển đã
cho phép sản xuất giày hàng loạt. Giày được làm nhiều từ các vật liệu hóa dầu, sử
dụng keo dán công nghiệp và máy khâu thay cho may tay. Giày hiện đại cần ít
nhất 1000 năm để phân hủy tự nhiên. Vì vậy, nhiều hãng giày đã chuyển sang sử
dụng các vật liệu dễ phân hủy sinh học, tiêu biểu như Nike. Năm 2007, GDP của
toàn ngành giày thế giới đạt 107,9 tỉ đô la Mỹ. Trong đó Trung Quốc chiếm 63%
sản lượng, 40,5% xuất khẩu và 55% doanh thu toàn ngành.
Không nằm ngoài xu thế phát triển đó, ngành công nghiệp sản xuất giày
của Việt Nam đã ngày càng gia tăng và phát triển và trong đó Thượng Đình là một
trong những hãng sản xuất giày lớn, có nhiều mẫu mã, đảm bảo về chất lượng và
đa dạng về số lượng đã được nhiều bạn trẻ biết đến.
Công ty giầy Thượng Đình được thành lập năm 1957 với tiền thân là xưởng
X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam. Với
gần 200 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, dép cao su phục vụ
cho quân đội, công nghệ chủ yếu là thủ công và bán cơ khí. Năm 1961, xí nghiệp
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
X30 được điều chuyển về sở công nghiệp Hà Nội – UBND thành phố Hà Nội.
Năm 1967, xí nghiệp X30 tiếp nhận một số đơn vị khác và đổi tên thành nhà máy
cao su Thụy Khê. Năm 1970, xí nghiệp sáp nhập với xí nghiệp giầy vải Hà Nội và
có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: sản xuất mũ, giày và các sản phẩm từ cao su
phục vụ cho quân đội, xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu và thị trường

trong nước. Đến năm 1978 thì tiếp tục sát nhập với Xí nghiệp giầy vải Thượng
Đình và lấy tên là xí nghiệp giầy vải Thượng Đình. Và đến năm 1993, công ty
chính thức mang tên Công ty giầy Thượng Đình. Tháng 7 năm 2004, Công ty giây
Thượng Đình thành lập thêm nhà máy Giầy da xuất khẩu Hà Nam tại khu công
nghiệp Đồng Văn – Hà Nam. Và từ tháng 8 năm 2005, công ty chuyển đổi thành
Công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình, trực thuộc UBND thành
phố Hà Nội. Hiện tại công ty có trên 2000 cán bộ công nhân viên và 7 dây chuyền
sản xuất giầy dép hiện đại, dàn thêu vi tính, trung tâm thiết kế mẫu 3D, phòng thí
nghiệm phân tích tính năng cơ lý của sản phẩm.
II. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TY
1. Tên công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ( Công ty TNHH
NN một thành viên ) gọi tắt là Công ty giầy Thượng Đình.
• Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: 55 –
60 triệu người.
• Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu
hành: Toàn quốc Việt Nam và một số nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
• Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Từ năm 1998 đến nay.
• Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu:
- Năm 1998 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương
hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 34720.
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Trung quốc theo số 3257242.
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Lào theo số 9017.
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Campuchia theo số 17215/02

- Năm 2004 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền câu khẩu ngữ
(Slogan) phần chữ và phần hình tại Việt nam theo số 55454.
“ Giúp Bạn sức mạnhtự tin giành chiến thắng!”
- Năm 2007 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu “
biểu tượng – Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 87808
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
• Giá trị của nhãn hiệu: Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhãn hiệu
Giầy Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng
thường xuyên. Điều này được thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu thụ tăng
trưởng qua các năm, qua các giải thưởng, phần thưởng cho các sản phẩm của
Công ty. Nhiều năm liền nhãn hiệu Giầy Thượng Đình luôn được người tiêu dùng
bình chọn là một trong những sản phẩm TOPTEN, sản phẩm được người tiêu dùng
ưa thích nhất, giải thưởng Hà Nội vàng, cúp vàng Hà Nội, huy chương vàng,
bạc… cho các sản phẩm của Giầy Thượng Đình. Điều đó đã chứng tỏ giá trị của
nhãn hiệu Giầy Thượng Đình là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa
thích nhất của người tiêu dùng.
Logo chính thức:
• Địa chỉ: 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
• Điện thoại: (04) 8586628 – 8544312 Fax: (04) 8582063.
• Email:
• Website: thuongdinhfootwear.com.vn
• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0104000224.
Ngày cấp: 01/09/2005.
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH NN một thành viên.
• Người đại diện pháp lý: Ông Phạm Tuấn Hưng.
• Vốn đăng kí kinh doanh: 50 tỷ đồng.
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản

• Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu giầy dép các loại.
• Chi nhánh và các đại lý:
+ Tổng đại lý miền Bắc: 107 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội.
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 53 Trần Quang Diệu – Phường
14 – Quận 3.
+ Nhà phân phối miền Trung: 426 Hùng Vương – thành phố Đà Nẵng.
2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH NN một thành viên Giầy Thượng Đình sản xuất các loại
giày vải, giày thể thao và dép các loại phục vụ cho thị trường trong nước và xuất
khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu giày dép các loại như:
+ Giày vải
+Giày thể thao
+Giày trẻ em
+Dép sandal
+Các loại khác
Công ty nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị,
vật tư kĩ thuật chuyên ngành giày… phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh
xuất nhập khẩu của công ty nói riêng và các đơn vị kinh tế có nhu cầu; đồng thời
cung cấp dịch vụ nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị kinh tế khác trong
nước; tổ chức liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
3. Sứ mệnh
Để sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn mà Nhà nước
giao cho, công ty đã đề ra chiến lược kinh doanh nhạy bén, đẩy mạnh công tác
khoa học kĩ thuật, đầu tư theo chiều sâu trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất phù hợp với
sự thỏa mãn của tất cả các khách hàng.
4. Tầm nhìn
Theo một báo cáo thị trường mới được xuất bản bởi Transparency Market
Research “ Thị trường giày dép – dự báo, phân tích, xu hướng, thị phần, quy mô

ngành công nghiệp toàn cầu giai đoạn 2012 – 2018”, thị trường giày dép toàn cầu
đạt 185,2 tỉ USD năm 2011 và dự kiến đạt 211,5 tỉ USD vào năm 2018, với tốc độ
tăng trưởng trung bình 1,9% từ năm 2011 đến năm 2018. Thị trường Châu Á Thái
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
Bình Dương dự kiến chiếm 30,1 % thị phần doanh thu thị trường giày dép toàn
cầu năm 2018, sau châu Âu.
Thị trường giày dép thể thao dự kiến tăng trưởng với tốc độ bình quân 1,8%
từ năm 2011 đến năm 2018, đạt 84,4 tỉ USD vào năm 2018. Thị trường giày dép
phi thể thao là phân khúc thị trường lớn nhất và dự kiến tăng trưởng với tốc độ
trung bình nhanh hơn so với phân khúc giày dép thể thao. Xu hướng thời trang
khác nhau như nhu cầu về thiết kế sáng tạo và phong cách là xu hướng của thị
trường giày dép phi thể thao. Thị trường giày dép toàn cầu được phân chia giày
dép nam giới, phụ nữ và trẻ em. Thị trường giày dép nam giới dẫn đầu phân khúc
với 52% thị phần thị trường giày dép. Thị trường giày dép trẻ em dự kiến tăng
trưởng với tốc độ 3,7% do nhu cầu tiện lợi cao và thiết kế giày dép cho trẻ em.
Dựa trên các loại phân phối, bán lẻ giày dép được phân chia thành cửa hàng
bán lẻ và bán buôn, cũng như dựa vào xu thế của toàn cầu, các dữ liệu và dựa vào
những điều kiện thuận lợi của địa hình; công ty Giày Thượng Đình có xu hướng
phát triển rộng và đa dạng các mặt hàng về giày dép, đặc biệt là các loại giày thể
thao và thời trang chủ yếu đánh sâu vào thị trường giới trẻ để đáp ứng được nhu
cầu tốt nhất cho người tiêu dùng. Và các năm tới công ty cũng đang phát triển và
sản xuất nhiều mẫu mã đẹp để thu hút khách hàng là trẻ em. Công ty cũng luôn
tìm hiểu sở thích của các độ tuổi để thiết kế được những mẫu mã đem lại sự hài
lòng nhất. Và đặc biệt là sẽ luôn cải tiến chất lượng và mẫu mã sao cho phù hợp
với xu hướng thời trang quốc tế.
5. Mục tiêu chính
Thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước thành viên khối EU
( chiếm 80% sản lượng giày xuất khẩu ), ngoài ra còn xuất sang các nước khác
như Mêxico, Mỹ, Úc, Nhật và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế

công ty tiếp tục đẩy mạnh vào thị trường xuất khẩu. Bên cạnh thị trường xuất
khẩu, công ty luôn giữ vững thị phần tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty
đã có mặt trên khắp các tỉnh thành trên cả nước phục vụ các nhu cầu: luyện tập thể
thao, leo núi, picnic, bảo hộ lao động và các loại giày thời trang… Công ty không
ngừng nâng cao chất lượng sản phảm, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại phong phú
để tiếp tục duy trì những bạn hàng truyền thống, cũng như thu hút mở rộng thị
trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
III. SẢN PHẨM
1. Đặc điểm của sản phẩm
Ngành giày là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành này vừa phục
vụ cho sản xuất, vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, đối tượng phục vụ của ngành
giày rất rộng lớn, bởi nhu cầu về sản phẩm của khách hàng rất đa dạng. Chẳng hạn
như giày được dùng cho công nhân làm việc trong các nhà máy, công trường, cho
bộ đội… Đây là các loại sản phẩm giày bảo hộ lao động. Hay sản phẩm giày phục
vụ nhu cầu tiêu dùng bình thường để đi lại, giữ ấm chân, giày thể thao phục vụ cho
các môn thể thao như điền kinh, quần vợt, chạy,… Ngoài ra, giày cũng được coi
như một thứ thời trang trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, cho thấy để đáp ứng
nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất giày phải đưa ra nhiều chủng loại sản phẩm
đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của khách hàng. Những đặc điểm
cơ bản của sản phẩm giày có thể được chỉ ra:
_ Là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng.
Đồng thời nó được dùng như là công cụ bảo hộ lao động cho nhà máy, xí nghiệp
công trường xây dựng.
_ Sản phẩm ngành giày có tính chất và đặc điểm tiêu dùng rất khác với các
ngành khác, nó tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thời tiết. Sản phẩm giày cho
tiêu dùng chịu ảnh hưởng của nhân tố như thị hiếu của khách hàng và yêu cầu của
việc sử dụng. Như để phục vụ cho việc đi lại thông thường thì màu sắc, kiểu dáng
là nhân tố quan trọng. Tuy nhiên để phục vụ cho các môn thể thao thì chất liệu, độ

đàn hồi của đế giày cũng như độ bám của đế là nhân tố cần phải xét đến.
_Sản phẩm giày có tính chất là loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều lần, vừa
có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời để trang trí, để làm đẹp. Chính
vì lẽ đó mà nhà sản xuất ngành giày không những đảm bảo về chất lượng, giá cả
màu sắc và mẫu mã giày.
2. Sản phẩm kinh doanh
Trước đây công ty chỉ thực hiện sản xuất một số loại giầy nhất định đó là
các loại giầy truyền thống như giầy cao cổ, giầy Basket, giầy Ba ta. Nhưng từ năm
1992 công ty đầu tư lắp đặt một dây chuyền sản xuất giầy công nghiệp hiện đại
của Đải Loan thì chủng loại giầy của công ty ngày càng phong phú và đa dạng.
Công ty không những tiếp tục sản xuất các sản phẩm giày truyền thống và đưa ra
các sản phẩm mới nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Đây là một trong những bước tiến lớn của công
ty nhằm thích ứng với môi trường canh tranh ngày càng khốc liệt.
Sản phẩm chính là giầy vải, giầy thể thao, dép Sandal, phục vụ nhu cầu
xuất khẩu và tiêu dùng trong nước ( sản phẩm truyền thống ); các sản phẩm khác
như: Giầy GTS, Supega, Black, AVIA, Allstar, Nike, giầy 98 – 01 tới 03, giầy
Footech 9709 – 9716…
Cơ cấu sản phẩm của công ty được chia thành 2 loại căn cứ vào phạm vi
mặt hàng sản xuất, đó là sản phẩm giày nội địa sản xuất ngoài đơn đặt hàng, phụ
thuộc vào nhu cầu thị trường và sản phẩm giày xuất khẩu săn xuất theo đơn đặt
hàng của khách nước ngoài. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất phục vụ tiêu thụ trên thị
trường nội địa của công ty năm 1998 chiếm 60% tổng số sản phẩm sản xuất ra,
năm 1999 chiếm 73% gồm các loại giầy vải như giày ba ta, giầy bộ đội, giầy
basket, giầy thể thao… Mặt hàng giày thể thao chiếm 70% cơ cấu hàng xuất khẩu
của công ty, với nhiều kiểu mẫu khác nhau, 30% còn lại là các loại giày vải cao
cấp, giầy thể dục nhịp điệu… Mỗi loại giầy nội địa được kí hiệu bằng một mã
riêng như: BK, ED, 96 – 01, 99 – 02 giầy xuất khẩu được gọi tên theo tên của

khách hàng như giầy Foottech, Golden Steps, Novi, Melcosa…
Giá thành công xưởng của mỗi chủng loại sản phẩm được xây dựng bao
gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung ( theo phân bổ ).
Ngày nay khi mà nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng được
nâng cao thì việc đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại và chất lượng sản phẩm cần
phải được quan tâm đến như một yêu cầu tất yếu, một vấn đề sống còn quyết định
sự tồn tại và phát triển của công ty.
3. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất được nhập về theo từng mã sản phẩm
hoặc từng đơn hàng gồm có các loại: vải, mút, keo, cao su, hóa chất, chất phụ gia,
bao bì… Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Nguyên
vật liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% là thu mua trong
nước; 20% còn lại chủ yếu được mua để sản xuất hàng xuất khẩu, đó là các chi tiết
trang trí giầy cao cấp, đinh khóa chất lượng cao, các loại vải đặc chủng… Phần
lớn những nguyên liệu nhập đó trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất
nhưng chất lượng không đáp ứng được yêu cầu cao của sản phẩm. Nguồn trong
nước khai thác chủ yếu là từ các bạn hàng sau:
_ Vải các loại: Công ty dệt vải công nghiệp, công ty dệt 8/3, dệt Vĩnh Phú,
công ty dệt nhuộm 19/5
_ Chỉ may, chỉ thêu: Công ty liên doanh COÁT – TOTAL Phong Phú
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
_ Cao su hóa chất: Công ty vật tư công nghiệp, các Công ty cao su Đắc Lắc,
Gia Lai – Kon Tum, Công ty hóa chất Đức Giang….
Còn lại chủ yếu là những nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất
được hoặc bên đặt hàng tự cung cấp. Cao su hoàn toàn do thị trường trong nước
cung cấp, vải có nhập nhưng không đáng kể. Do đặc điểm là sản xuất theo từng
đơn hàng nên việc cung cấp nguyên vật liệu phải phù hợp với từng đơn hàng, điều
đó làm cho nguyên vật liệu đa dạng và phong phú hơn. Song công ty đã thực hiện

khai thác triệt để nguồn vật liệu trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả
năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
IV. THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG, ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
1. Sơ lược về thị trường
Nhìn chung nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định, tập
trung vào ba mặt hàng giầy vải, giầy thể thao và dép Sandal, do đó hình thức tổ
chức sản xuất và quy trình công nghệ tương đối ổn định, tuy nhiên như thế không
có nghĩa là việc đổi mới công nghệ là không cần thiết. Để duy trì mối quan hệ kinh
doanh lâu dài và bền vững với khách hàng đặc biệt là khách hàng ngoài nước,
Công ty cần phải liên tục cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã,
hình dáng và không ngừng nâng cao chất lượng, do đó công ty vẫn phải liên tục
đổi mới quy trình công nghệ và công tác quản lý cho phù hợp với nhu cầu thị
trường.
1.1 Thị trường trong nước
+ 01 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
+ 02 Tổng đại lý tại Hà Nội và Đà Nẵng và 34 Đại lý tại các tỉnh, thành phố
khác.
Doanh thu tính theo phần trăm thực hiện kế hoạch chung các thị trường của
Công ty tăng từ 96,1 % lên đến 101, 1 % từ năm 2001 lên năm 2002. Có được
những con số như vậu là do công ty đã xây dựng được một mạng lưới đại lý tiêu
thụ sản phẩm rộng khắp các tỉnh thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa ,Nghệ An,… và một số các tỉnh thuộc
miền Trung Nam Bộ. Sản phẩm của công ty đặc biệt được ưa chuộng ở thị trường
miền Bắc, ở miền Nam sản phẩm của công ty đang dần trở lên phổ biến và chi
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
nhánh của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương xúc tiến việc mở
rộng thị trường nhiều tiềm năng này.
1.2 Thị trường xuất khẩu
+ 01 địa lý ở Canada

+ Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha,
Venezuela, Bỉ, Chi Lê, Thổ Nhĩ Kỳ, Mê xi cô….
Thị trường nước ngoài đòi hỏi rất cao về chất lượng trên các mặt: sản phẩm
phải đảm bảo chính xác về các thông số kĩ thuật, vệ sinh công nghiệp, đóng gói
đúng quy cách, mẫu mã đa dạng, giao hàng đúng thời hạn, trọng lượng của giầy
nhẹ hơn.
Trên thị trường xuất khẩu, lượng sản phẩm tiêu thụ ở nước ngoài hàng năm
thường chỉ chiếm từ 33 % đến 37 % tổng lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng đem lại
cho công ty lượng doanh thu chiếm trên 60 % tổng doanh thu. Thị trường xuất
khẩu đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Hiện nay thị trường này tương đối ổn định và có xu
hướng mở rộng. Các khách hàng chủ yếu của công ty những năm qua là các công
ty: Golden Steps, Foottech ( Đài Loan ), Yengbong, Renew ( Hà Quốc ), Novi
( Đức ) và một số công ty khác như Melcosa, Bian… Đây là các bạn hàng thường
xuyên của công ty và là các nhà buôn lớn chuyên chuyển sản phẩm của công ty
đến tiêu thụ tại các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc; thị trường châu
Âu như Pháp, Đức, các nước Đông Âu.
2. Mặt hàng tiêu thụ của công ty
2.1 Đặc điểm về ngành và sản phẩm
Ngành giày là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ
cho nhu cầu sản xuất, vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Đối tượng của ngành
giầy rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của rất nhiều khách hàng với
những mục đích khác nhau. Công nghệ sản xuất giầy đơn giản và ít thay đổi, đầu
tư thiết bị không đắt tiền, nơi làm việc không đòi hỏi những điều kiện khắt khe,
quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động, rất thích hợp với những nước
nghèo và nguồn lao động dồi dào. Đặc tính công nghệ của ngành giầy là có thể
chia nhỏ các bước công việc trong quy trình lắp ráp các chi tiết của sản phẩm. Đây
là cơ sở để đào tạo, bố trí từng lao động với từng thao tác cụ thể.
Sản phẩm chính của công ty là các loại giày vải, giày thể thao, dép Sandal
phục vụ mục đích chính là xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sở dĩ sản phẩm của

Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
công ty có thể thâm nhập được vào các thị trường khó tính như EU là vì công ty đã
tạo được uy tín trên cơ sở đặc điểm về chất lượng của sản phẩm sản xuất ra được
kiểm soát nghiêm ngặt thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO – 9002 – 2000
và sản phẩm của công tu có tính đa dạng hóa cao.
2.2 Đặc điểm về nguồn cung ứng hàng hóa (nguyên vật liệu) của Công
ty
Nguyên vật liệu không những là yếu tố cấu thành nên sản phẩm mà còn nói
lên chất lượng của sản phẩm. Để tồn tại và phát triển, sản phẩm của doanh nghiệp
phải có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Muốn vậy sản phẩm phải đáp ứng về
giá cả, mẫu mã, chủng loại hợp thời trang, và quan trọng hơn cả là chất lượng sản
phẩm. Chất lượng của sản phẩm phải được tạo ra ngay từ khi còn là nguyên vật
liệu. Cho nên các doanh nghiệp rất quan tâm đến hoạt động cung ứng nguyên vật
liệu. Là một doanh nghiệp sản xuất các loại giầy vải và giầy thể thao, nguyên vật
liệu của Công ty Giầy Thượng Đình rất phong phú và da dạng. Chất lượng sản
phẩm phải được nhận thức trước hết là chất lượng về nguyên vật liệu. Chính vì
vậy hoạt động cung ứng nguyên vật liệu do phòng Kỹ thuật – công nghệ chịu trách
nhiệm.
Nguyên vật liêu của công ty do nhiều nguồn cung ứng khác nhau nên chúng
được quản lý theo mã và đơn đặt hàng. Chỉ có một số nguyên vật liệu sử dụng
nhiều mới được thống kê quản lý.
Nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài hay chính trong nước đều có điểm
mạnh và yếu của nó. Nguồn vật liệu từ trong nước dồi sào nhưng chất lương chưa
cao tác động không tốt tới chất lượng sản phẩm nhưng giá thành thấp. Trong khi
đó, nguyên liệu nhập khẩu giá cao làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành sản
phẩm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, chi phí nguyên liệu
chiếm tới 70 % giá thành một đơn vị sản phẩm cho nên việc lựa chọn các nhà cung
ứng sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao nhất với chi phí thấp nhất là một
vấn đề phức tạp đối với các nhà quản trị của công ty. Tuy nhiên, Công ty đã có

được một giải pháp là khai thác tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Còn đối với
mặt hàng xuất khẩu, do khách hàng đòi hỏi chất lượng cao nên Công ty nhập
nguyên vật liệu từ nước ngoài. Các loại vật tư này phần lớn trong nước chưa sản
xuất được, nếu có sản xuất thì chất lượng chưa cao, mẫu mã không phong phú đê
đáp ứng nhu cầu rất cao của sản phẩm xuất khẩu.
Do có những chính sách về thanh toán với nhà cung ứng linh hoạt… tạo
dựng được các nhà cung ứng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
giao hàng nên quá trình sản xuất kinh doanh liên tục nhịp nhàng đem lại hiệu quả
sản xuất kinh doanh cao.
3. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ra có rất nhiều công tu sản xuất sản
phẩm giầy vải và giầy thể thao, do đó việc cạnh tranh đang diễn ra ngày càng
quyết liệt và được coi là một xu hướng tất yếu.
Tính đến năm 2002, toàn ngành công nghiệp Da – Giầy Việt Nam có 196
doanh nghiệp thuộc đủ loại hình sở hữu, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất
giầy vải và giầy thể thao, chỉ tính trên địa bàn thành phố Hà Nội ngoài hàng laotj
các chi nhánh, đại lý của các công ty giầy ở các tỉnh thành phố khác, còn có nhiều
công ty cỡ lớn như: Giầy Thụy Khuê ( doanh thu 1998: 0,5 tỉ đồng), Giầy Thăng
Long ( doanh thu 1998: 90,5 tỉ đồng), công ty Da – Giầy Hà Nội… Các đơn vị này
vừa được coi là bạn hàng của giầy Thượng Đình trong việc gia công một số công
đoạn của sản phẩm vừa là những đối thủ cạnh tanh chính của công ty.
Trên thị trường xuất khẩu, công ty đã và đang phải chịu những sức ép cạnh
tranh rất lớn. Trong những năm gần đây, rấy nhiều các công ty hàng đâu của châu
Âu, châu Mỹ, Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất giầy thể thao và giầy vải sang
các nước đang phát triển ở châu Án để tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào,
giả rẻ tại đây.Ở những nước mà mức lương đang dần được nâng lên như Hà Quốc
và Đài Loan thì công nghệ lại được chuyển tiếp sang Trung Quốc, In đô nê xia,
Việt Nam… nơi vẫn có thể trả mức lương thấp hơn. Trong cuộc đua tranh này,

công ty có được một số thuận lợi là hạn chế được việc cạnh tranh với các công ty
của Châu Âu, châu Mỹ nhưng lại gặp phải đối thủ cạnh tranh có ưu điểm giống
mình là có thể sản xuất sản phẩm với giá bán thấp do giá lao động rẻ; có nhiều lợi
thế hơn mình trong hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường, trong khả năng liên
tục thay đổi kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm, trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp
không phải qua nhà trụng gian.
Do đặc điểm của sản phẩm giầy là thường được tiêu dùng vào mùa khô từ
tháng 9 năm trước dến tháng 4 năm sau nên hoạt động sản xuất của công ty mang
tính chất mùa vụ. Từ tháng 5 đến hết tháng 8 công ty sản xuất và lưu kho sản
phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vào vụ giầy xuất khẩu công ty tập
trung vào sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng xuất khẩu, ngững việc sản xuất
giầy nội địa.
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
V. KẾ HOẠCH MARKETING
1. Mục tiêu Marketing
Trong điều kiện cạnh trang gay gắt cả trong nước và nước ngoài như hiện
nay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một
hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị của đất
nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược và đứng đắn, bản thân
các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu và kế hoạch và biện
pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt
được thắng lợi trong cạnh tranh.
Công ty giầy Thượng Đình là một đơn vị sản xuất kinh doanh do đó Công
ty hoạt động luôn hướng tới lợi nhuận. Để mục tiêu của Công ty đạt hiệu quả cao
nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, cần phải xác định phương hướng sử
dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu quả tối ưu nhất.
Theo những tài liệu, ban Giám đốc công ty quyết định những sự thay đổi
lớn trong năm 2006 từ đó tạo ra bước ngoạt cho công ty phát triển lâu dài trong
thời gian sau. Chiến lược của công ty bao gồm 3 bước rõ rệt mà mục tiêu cuối

cùng là thay đổi thành một công ty lớn trên thị trường giầy dép Việt Nam.
Bước 1: công ty tích lũy vốn và kinh nghiệm bằng những biện pháp
- Liên doanh liên kết với nước ngoài để có thể tận dụng được vốn và kỹ
thuật của họ.
- Tập trung duy trì nguồn vốn
- Giảm một cách đáng kể chi phí kinh doanh
- Mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa kinh doanh.
Bước 2: mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư dây chuyền kiểm tra và hoàn
thiện khâu lắp ráp, phục vụ cho việc hoàn thành đơn đặt hàng của các công ty
khác.
Bước 3: tiến hành tăng cường lợi nhuận và doanh thu của Công ty biến
công ty trở thành công ty dẫn đầu trong thị trường giày dép, cung cấp sản phẩm
độc lập.
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.
2.1 Thị trường mục tiêu
Như đã nói ở trên, Công ty giầy Thượng Đình sản xuất và kinh doanh nhiều
chủng loại sản phẩm và họa động trong phạm vi cả nước và nước ngoài. Do đó sản
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường khác nhau. Công ty dành 20 -30 %
sản lượng hàng năm để phục vụ thị trường trong nước thông qua hệ thống đại lý
và ký kết hợp đồng làm sản phẩm cho khách hàng. Do đặc điểm về phương thức
sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm cho nền thị trường tiêu thụ của công
ty chủ yếu là thị trường nước ngoài. Trong những năm gần đây thị trường EU là
thị trường chính của công ty, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất
khẩu ( 75% tổng lượng xuất khẩu ). Trong EU các bạn hàng của công ty giầy
Thượng Đình là các nước như Đức, Anh, Pháp và hàng năm 3 thị trường này
chiếm 70% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Đây là những thị trường
truyền thống, người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm của công ty. Đối với thị
trường Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, hiện nay các sản phẩm của công ty đang trong

quá trình xâm nhập vào thị trường. Những thị trường còn lại là châu Á, châu Úc và
Châu Phi với số lượng nhập khẩu giầy dép luôn biến động.
Với thị trường nội địa công ty luôn xác định đây là một thị trường rộng lớn
với gần 80 triệu dân và hàng năm tiêu thụ từ 3,3 đến 3, 5 triệu đôi do công ty sản
xuất. Sản phẩm của công ty được phân phối qua các kênh bán hàng các đại lý, các
chi nhánh trên toàn quốc. Công ty đã củng cố mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong cả
nước. Đến tháng 6 năm 2005 đã có 176 đại lý bán lẻ trên toàn quốc, tăng 50% đại
lý so với năm 2003.
Tuy nhiên thị trường nội địa cũng gặp không ít những khó khăn như: Hàng
nhập lậu, hàng giả - nhái Thượng Đình giá rẻ, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất
trong nước… Công ty đã và sẽ đưa ra nhiều biện pháp để đối phó với tình hình
trên như: Liên tục cải tiến mẫu mã, tăng chất lượng và giảm giá thành, đẩy mạnh
quảng cáo, hỗ trợ bán hàng. Hiện nay các sản phẩm của công ty sản xuất không
chỉ đáp ứng về mặt chất lượng mà còn phù hợp với điều kiện khí hậu khác biệt ở
nơi sử dụng và còn đáp ứng được sở thích về kiểu dáng và mẫu mã khách hàng
khó tính nhất yêu cầu. Để làm được điều đó, công ty đã không ngừng tạo ra các
sản phẩm và mẫu mã phong phú phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Bảng : Kết quả tiêu thụ của công ty
Năm Sản lượng tiêu thụ (triệu) Xuất khẩu (triệu đôi) Nội địa (triệu đôi)
2001 4,5 1,78 2,72
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
2002 4,7 1,86 2,840
2003 5,1 1,4 3,160
2004 5,54 2,172 3,368
2.2 Định vị sản phẩm
Với việc phân đoạn thị trường như trên, công ty luôn tập trung vào đáp ứng
2 khúc thị trường là: Thị trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình khá và thị
trường người tiêu dùng có thu nhập cao. Với 2 khúc thị trường này thì Công ty
phải cung ứng cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã, kiểu

dáng, mầu sắc phù hợp được thị trường chấp nhận. Vì thế công ty chúng tôi luôn
thường xuyên nghiên cứu thị trường và thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, nhằm cung
cấp cho thị trường những sản phẩm phù hợp với thị hiếu nhất, cùng với đó là chiến
lược quảng cáo truyền thông mạnh mẽ để giới thiệu tạo ấn tượng…và kích thích
nhu cầu người tiêu dùng.
Cùng với việc chọn thị trường mục tiêu như vậy thì công ty luôn cố gắng
tạo cho sản phẩm của mình một hình ảnh. Sản phẩm của công ty luôn thay đổi về
mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng để đem lại những lợi ích tối đa.
3. Kế hoạch Marketing – mix.
3.1 Sản phẩm, dịch vụ
Công ty đã tập trung kinh doanh trên thị trường nội địa với số lượng khá
lớn và chủng loại đa dạng khác nhau cá sản phẩm giầy vải. ví dụ: giầy Bata người
lớn có các mã số 96 – 01, TD99, bata đen, bata trắng tẩy, 98 – 03, 98 – 03 -1, ba ta
mộc, 99 – 14; giầy Nam người lớn gồm: 98 – 05, 99 -01, 99-02A, 99-05 (AVA),
N-01; giầy trẻ em các loại; giầy nữ các loại,
Về xuất khẩu, sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu dùng tại Đức, Anh,
Pháp. Số lượng hàng xuất khẩu sang các thị trường khác ở châu Á, châu Úc, và
châu Phi không ổn định, thường xuyên bị biến động.
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
Tất cả các sản phẩm của công ty đều có sẵn và được phân phối rộng khắp
trên các địa bàn đại lý. Khách hàng tiêu dùng sản phẩm có thể đến trưc tiếp mua
hàng, giao đơn đặt hàng và tìm hiểu thông tin trên mạng.
3.2 Giá cả
Thường những mặt hàng xuất khẩu thường được bán với giá cao hơn so với
những mặt hàng trong nước do điều kiện nhập khẩu nguyên vật liệu, chế biến và
phí vận chuyển,…. Với những mặt hàng trong nước thì tất cả các sản phẩm giày
dao động trung bình trong khoảng giá từ 70000 VNĐ đến dưới 1 triệu VNĐ trên
một đôi. Riêng với ở Pháp, một thị trường lớn của công ty tịa EU, Thượng Đình
đã làm gây nên một tiếng vang lớn khi mà thương hiệu này rất được ưa chuộng.

Giày Thượng Đình xuất hiện khá nhiều trên các bìa tạp chí thời trang của Pháp.
Giá bán một đôi giày là hơn 60 Euro tức gần 1tr8 VNĐ một cái giá tương đương
các đôi giày của các nhãn hàng lớn như Converse, Nike, Puma hay Adidas.
3.3 Quảng cáo
Nội dung quảng cáo:
- Thể hiện được kiểu dáng, mẫu mã phù hợp với từng lứa tuổi của sản
phẩm.
- Nhấn mạnh vào chất lượng cũng như các lợi ích của sản phẩm.
- Ý tưởng quảng cáo gây sự chú ý và thu hút với người xem.
- Đưa ra slogan hấp dẫn và những địa chỉ phân phối chính.
- Thuyết phục được mọi người mua sản phẩm.
Phương tiện quảng cáo
Chủ yếu là trên các phương tiện truyền thông, báo, tạp chí, các trang web
và trang web chính của công ty. Tài trợ những chương trình lớn để nhiều người
biết đến và đặc biệt là hệ thống kênh truyền miệng…
4. Phương pháp bán hàng
- Phân phối các mặt hàng đến tất cả các đại lý của công ty
- Nhận đặt hàng với số lượng lớn
- Giới thiệu chi tiết các sản phẩm trên trang website chính thức
thuongdinhfootwear.com.vn
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
VI. CÁC NGUỒN LỰC
1. Cơ cấu lao động:
Tổng số lao động hiện nay: 2052 người
- Hợp đồng: + Lao động hợp đồng dài hạn: 1020 người
+ Lao động hợp đồng có thời hạn: 1032 người
- Chuyên môn: + Lao động chuyên môn kỹ thuật: 300 người
+ Lao động phổ thông: 1752 người
Bảng 1: cơ cấu lao động theo trình độ Đơn vị: người

Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%)
Đại học 149 7.26
Trên đại học 20 0.97
Cao đẳng và trung cấp 24 1.67
Dưới trung cấp 1859 90.59
Tổng 2052 100
Nguồn: Báo cáo tình hình lao động hàng năm
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo bậc thợ Đơn vị: Người
Bậc 1 2 3 4 5 6 7 Tổng
Số
lượng
50 252 567 620 303 39 15 1752
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
% 2.85 14.38 32.36 35.39 17.29 2.23 0.86 100
Nguồn: báo cáo tình hình lao động hàng năm
Giáo dục, đào tạo và phát triển người lao động
_ Tất cả các nhân viên của công ty đều có cơ hội được đào tạo nâng cao
trình độ và tay nghề hàng năm,
_ Công ty căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch sản xuất
kinh doanh để làm cơ ở xác định nhu cầu đào tạo
_ Các hình thức giáo dục, đào tạo và phát triển người lao động:
+ Đào tạo qua các trường lớp trong và ngài nước
+ Đào tạo tại chỗ
+ Đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp trong nội bộ công ty
+ Đào tạo thông qua hội thảo, tham quan.
+ Mở các lớp đào tạo ngắn ngày cho các chuyên ngành.
_ Các lĩnh vực đào tạo:
+ Lĩnh vực quản lý
+ Lĩnh vực kĩ thuật công nghệ

+ Các lĩnh vực khác.
Môi trường và điều kiện lao động
Tính chất công việc của người công nhân, về cơ bản không ở mức nặng
nhọc nhưng đòi hỏi phải qua đào tạo và cần tính kiên nhẫn, cẩn thận, và độ khéo
léo nhất định, điều này phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của người lao động. Công ty
đã cố gắng tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động cả về vật chất và
tinh thần giúp cho họ yên tâm, hăng hái hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
_ Về vật chất:
Hội đồng thi đua mỗi tháng họp một lần để đánh giá, tuyên dương các tập
thể, cá nhân có nhiều thành tích. Tổ chức các hoat động phục vụ bữa ăn giữa ca
cho công nhân, bán các nhu yếu phẩm phục vụ cán bộ công nhân viên. Chia sẻ với
người lao động mỗi khi gia đình họ có sự kiện trọng đại ( kết hôn, sinh con, tang
lễ,…). Trả lương, phụ cấp, trợ cấp kịp thời và thỏa đáng cho người lao động.
_ Về tinh thần:
Tổ chức một Trạm Y Tế chuyên lo chăm sóc sức khỏe cho người lao động
theo chế độ bảo hiểm y tế. Tổ chức các hội diễn văn nghệ, hội khỏe phù đổng,
tham gia các hoạt động thể thao do quận, ngành, thành phố tổ chức. Xây dựng nhà
nghỉ mát tại Sầm Sơn để tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch, nghỉ mát…
2. Đặc trưng về kỹ thuật công nghệ và nguồn lực
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
Các quá trình sản xuất sản phẩm được liên kết chặt chẽ với nhau và có 6
quá trình: Bồi, cắt, may, cán, gò, bao gói. Đầu ra của quá trình trước là đầu vào
của quá trình sau và được thực hiện theo hai công nghệ: Công nghệ sản xuất giầy
vải và công nghệ sản xuất giầy thể thao. Tất cả các công đoạn đều rất quan trọng
trong quá trình sản xuất, tại mỗi công đoạn đều có mẫu mã đối xứng để nhân viên
QC ( quản lý chất lượng ) tại bộ phận đó đối chiếu, kiểm tra, nghiệm thu. Một yêu
cầu luôn được đặt ra trong quá trình sản xuất là sai hỏng phải được phát hiện và
kịp thời ngăn chặn. Trong quá trình sản xuất từ giai đoạn gò đến giai đoạn lưu hóa
giầy có vai trò cực kì quan trọng, có ảnh hưởng đến tí lệ sản phẩm hỏng vì nếu

hỏng ở giai đoạn này không được phát hiện sớm thì đến cuối giai đoạn chúng
không có khả năng sửa chữa.
Trong tổ chức sản xuất, nhà máy bố trí 2 xưởng sản xuất giầy vải và giầy
thể thao, mỗi xưởng lại chia thành nhiều phân xưởng phù hợp với quy trình công
nghệ nêu trên.
Phòng KH –VT, phòng XNK, phòng QC hoạch định yêu cầu cần đạt được
của sản phẩm, các phòng SX – GC, KT – CN trực tiếp chỉ đạo quá trình sản xuất,
phòng XNK, phòng Tiêu thụ, phòng Kế toán đảm nhận xử lý sản phẩm đầu ra.
Các phòng có mối quan hệ hỗ trợ chặt chẽ với nhau trog quá trình chỉ đạo sản
xuất.
Bảng 3: danh mục một số thiết bị quan trọng.
ST
T
Tên thiết bị SL
Nguồn
sản xuất
Năm
sx
Năm
trang
bị
CL còn
lại
Ghi
chú
1 Dây chuyền
SX giầy
chuyên
1 Đài Loan 1991 1992 -
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4

Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
dụng
2
Dây chuyền
SX giầy TT
2
Hàn
Quốc
1996 1997
1 triệu
đôi/ năm
3
Dây chuyền
SX giầy vải
3 Đài Loan 1991 1992
4 triệu
đôi/ năm
4
Máy cắt dập
thủy lực
35
Hàn
Quốc,
Đài Loan
- - -
5 máy
mới
nhập
của Hà
Quốc

5
Máy may
thế hệ mới
700
Nhập từ
nhiều
nguồn
- - -
100
máy
của
Nhật
6
Dàn máy
thêu vi tính
2 Nhật 1995 1997 -
7
Dàn ép đế
thủy lực
3
Hàn
Quốc
1999 2000 70%
8
Hệ thống
máy vi tính
35
Đông
Nam Á
1997 1998 50%

Nguồn: số liệu về máy móc xưởng cơ năng
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
VII. XÂY DỰNG WEBSITE
Với mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã phù hợp với xu thế, nhu
cầu của từng giai đoạn thời kì, và cũng là một thương hiệu được nhiều người dùng
biết đến nên việc thiết kế và xây dựng website là rất quan trọng.
Sơ đồ, mô hình chính của website
Phần trên cùng sẽ là tên, slogan, và logo chính thức của công ty.
Có thanh các mục để khách hàng biết thêm thông tin chi tiết bao gồm:
Trang chủ, Giới thiệu, Tuyển dụng, Sản phẩm, Tin tức – Sự kiện, Giỏ hàng, Hỏi –
đáp, Liên hệ.
Phần chính giữa sẽ là các hình ảnh về công ty hay dây chuyền sản xuất, và
các sản phẩm mới nhất đươc chạy bên dưới.
Và một số các phần khác để khách hàng có sự tìm kiếm thông tin dễ nhất
như: Danh mục sản phẩm, Hỗ trợ trực tuyến, Thăm dò ý kiến, Tin tức mới, Tìm
kiếm nhanh,… ( như hình trên ).
Công ty còn có bản cam kết về tính bảo mật thông tin của khách hàng (ở
phần phụ lục ).
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
VIII. CƠ CẤU CÁC TỔ CHỨC NHÂN SỰ
1. Bộ máy tổ chức ( quản lý )
 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được phân thành hai cấp quản lý:
• Cấp quản lý doanh nghiệp
• Cấp quản lý phân xưởng
_ Giám đốc là người đứng đầu công ty, đại diện cho Nhà nước và công
nhân viên quản lý toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có
quyền quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và chính sách
pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức.

_ Giám đốc trực tiếp xây dựng định mức và chất lượng sản phẩm, coi đó là
căn cứ cơ bản để thực hiện chế độ lương, thưởng.
_ Giám đốc phải chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty trước Nhà nước và tập thể Công ty.
_ Giúp việc cho Giám đốc là 2 trợ lý Giám đốc và 4 Phó Giám đốc, bao
gồm: (1) Phó Giám đốc Kỹ thuật, công nghệ và chất lượng; (2) Phó Giám đốc Sản
xuất; (3) Phó Giám đốc Xuất nhập khẩu; (4) Phó Giám đốc vệ sinh môi trường và
an toàn lao động. Các phó giám đốc đảm nhiệm các mảng công việc theo đúng tên
gọi chức danh.
 Chức năng và nhiệm vụ: Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất, kinh doanh,
xuất nhập khẩu giầy dép, phụ liệu, thiết bị da giầy và dịch vụ du lịch. Năng lực sản
xuất đạt từ 3 – 4 triệu đôi các loại.
 Trong cơ cấu tổ chức của công ty có 12 phòng ban và 7 phân xưởng.
_ Phòng hành chính – Tổ chức ( HC –TC )
+Thực hiện việc bố trí, sắp xếp, điều động lao đông trong Công ty, tuyển
dụng và đào tạo lao động, công tác tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao
động.
+ Thực hiện, tổ chức các hội nghị, phong trào thi đua, đón tiếp khách của
công ty và các thủ tục hành chính khác. Đặc biệt phòng còn quản lý bộ phận ISO
như hướng dẫn và giám sát chất lượng sản phẩm…
_ Phòng Kế toán – Tài chính ( KT –TC )
Quản lý toàn bộ vốn và tài sản của công ty, đưa ra các quyết định đầu tư,
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì. Bộ máy kế toán được tổ chức
theo hình thức kế toán tập trung, hạch toán độc lập theo phương pháp kê khai
thường xuyên, ghi sổ kế toán theo hình thức: Nhật kí. Chứng từ, hạch toán thuế
giá trị gia tăng ( VAT ) theo phương pháp khấu trừ .
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4
Bài tiểu luận môn Marketing cơ bản
_ Phòng tiêu thụ
Phụ trách việc bốc dỡ, lưu kho vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm phục vụ thị

trường nội địa.
_ Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu ( XNK )
Có nhiệm vụ thu thập thông tin thị trường, giao dịch và tìm kiếm các đối
tác nước ngoài để kí kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ giầy xuất khẩu.
_ Phòng chế thử mẫu ( CTM )
Chịu trách nhiệm về việc thiết kế, chế thử mẫu, đảm bảo việc thực hiện kĩ
thuật sản xuất theo đúng quy trình công nghệ.
_ Phòng kế hoạch – vật tư ( KH –VT )
Lập kế hoạch sản xuất, lập định mức vật tư, khai thác các nguồn cung ứng
và thu mua vật tư phục vụ sản xuất theo đúng tiến độ.
_ Phòng quản lý chất lượng ( QC )
Quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của công ty, thường
xuyên theo sát từng công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước
khi đem ra thị trường tiêu thụ.
_ Phòng kĩ thuật công nghệ ( KTCN)
Đưa ra quy trình công nghệ ( các bước công việc ) trong quá tình sản xuất.
Định mức nguyên vật liệu và kiểm tra. Theo dõi, kiểm soát và đo lường sản phẩm
nếu có khuyết tật thì phải có hành động phòng ngừa và khắc phục.
_ Phòng sản xuất – gia công ( SX – GC )
Tổ chức và quản lý gia công thành phẩm và bán thành phẩm tại các đơn vị.
Tổ chức quá trình sản xuất, chất lượng, xác nhận mẫu, phân tích dữ liệu và đề xuất
cải tiến.
_ Các phòng ban khác
Trạm y tế thường xuyên kiểm tra, khám sức khỏe định kì cho người lao
động. Phòng bảo vệ đảm bao an ninh trật tự cho mọi hoạt động diễn ra trong công
ty. Ban vệ sinh lao động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn lao
động.
_ Xưởng cơ năng
Có nhiệm vụ sửa chữa kịp thời các máy móc, thiết bị sản xuất bị hỏng hóc
nhằm phục vụ cho việc sản cuất diễn ra đúng với tiến độ đã định.

2. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh
Ngô Diệu Uyên _ D12QT4

×