Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Ngữ văn lớp 9.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

1. Mở đâu

1

2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2


5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

2. Nội dung

2

7

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

8

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

3

9

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4


10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

20

11 3. Kết luận, kiến nghị

21

12 3.1. Kết luận

21

13 3.2. Kiến nghị

21


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Môn Văn trong trường Trung học cơ sở (THCS) là một môn học thuộc
nhóm khoa học xã hội góp phần giáo dục cho học sinh “những tư tưởng, tình
cảm cao đẹp như lịng nhân ái, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, sự căm
ghét cái xấu, cái ác, rèn luyện tính tự lập, biết tư duy sáng tạo, bước đầu có năng
lực cảm thụ những giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật" [1] . Đồng thời, nó
cũng là mơn học thuộc nhóm cơng cụ, có mối quan hệ với các mơn học khác:
Học tốt mơn Văn sẽ tác động tích cực tới các mơn học khác và ngược lại. Chính
vì vậy, dạy học tích hợp là xu hướng chung của giáo dục phổ thông các nước
trên thế giới. Thông qua dạy học tích hợp, giáo viên hình thành cho học sinh
những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng

lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Trong Dự thảo
Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) và
trung học phổ thông (THPT) đổi mới lần này (tháng 01/2018), khi đề cập
phương pháp giáo dục, vấn đề dạy học tích hợp và phân hóa đã được nhấn mạnh
và làm rõ hơn so với các lần cải cách giáo dục trước đây.
Tích hợp (tiếng Anh: Integration; tiếng Pháp: Intégration) là một khái
niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Theo định nghĩa của
UNESCO, tích hợp là “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học
cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá
mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [2]. Như
vậy, tích hợp có nghĩa là sự xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên
cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Trong giáo dục, tích hợp được hiểu là sự kết hợp
một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng
thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội
dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề
cập đếntrong các môn học hoặc các hợp phần của bộ mơn đó. Tích hợp là một
trong những quan điểm dạy học nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp
đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề
trong học tập và trong cuộc sống hiện đại.
Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn làm cho học sinh
hứng thú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau,
kết hợp hài hòa kiến thức các mơn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Chính vì vậy, để thúc đẩy phong trào học tập của học sinh, tạo bước đột
phá trong dạy học, giúp học sinh biết kết hợp giữa học với hành và có hành vi,
cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tôi mạnh dạn chia sẻ, trao đổi kinh
nghiệm: "Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài Phong cách Hồ
Chí Minh – Ngữ văn lớp 9".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu. Từ đó dự tính được
những điều cần thiết cho học sinh.

Chú trọng đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học
sinh hịa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
1


Giúp người học thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau
của cùng một môn học cũng như những mơn học khác nhau..
Giúp học sinh có năng lực giải quyết các thách thức bất ngờ gặp trong
cuộc sống. Điều đó, địi hỏi người đối mặt phải biết huy động những năng lực đã
có khơng chỉ ở một khía cạnh mà nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài
“Phong cách Hồ Chí Minh” – Ngữ văn lớp 9. Rút ra kinh nghiệm để áp dụng
vào công tác giảng dạy của bản thân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
+ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
+ Phương pháp dạy học trực quan.
+ Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
+ Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Nghiên cứu tài liệu trên các kênh thông tin đại chúng và thực tế giảng dạy
trên lớp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Nội dung, chương trình Ngữ văn bậc THCS được cấu tạo theo nguyên tắc
đồng tâm, trên cơ sở lấy 6 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghÞ luËn,
thuyết minh, điều hành làm trục đồng quy với một sự tiếp nối, kế thừa và phát
triển nâng cao rất logíc và hợp lí. Mục tiêu cao nhất của bộ môn Ngữ văn là giúp
HS cảm nhận được cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn học. Từ đó, rèn luyện và

thực hành kĩ năng tạo lập văn bản (nói – viết) cho hoc sinh. Vì vậy, giáo viên
phải xác định được chính xác trọng tâm kiến thức, kĩ năng của bài dạy. Trên cơ
sở đó có phương pháp dạy phù hợp. Thơng qua đó, rèn luyện, bồi dưỡng phát
triển tư duy, phát triển trí thơng minh của học sinh.
Đối với môn Ngữ văn mục tiêu giáo dục và phát triển tư duy logic, kỹ
năng quan sát, nhận xét, phân tích và cảm thụ vấn đề ln được xác định là quan
trọng nhất. Với đặc thù là một môn khoa học xã hội mà tri thức vừa mang tính
cụ thể, vừa tư duy, trừu tượng lại gắn liền với thực tiễn đời sống. Đồng thời
cũng là một mơn học hình thành các kỹ năng sống cho học sinh. Kiến thức bộ
mơn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học. Do vậy, một trong
những phương pháp giảng dạy bộ mơn hiệu quả đó là tích hợp liên mơn trong
quá trình dạy học.
Trong những năm gần đây, đa số các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu
vấn đề, thấy rõ tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong
giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Việc tích hợp kiến thức liên mơn trong giảng dạy đã
bước đầu mang lại kết quả khả quan, các giờ Ngữ văn trở nên sống động hơn với
2


sự kiện và nhân vật lịch sử, kiến thức Địa lí, Giáo dục cơng dân và Hiểu biết xã
hội cùng với tham quan, du lịch. Vì thế các vấn đề trong mơn Ngữ văn được cụ
thể hóa sinh động, trực quan qua những hình ảnh mà học sinh được quan sát. Từ
đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong mơn Ngữ văn ở nhiều khía
cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có
nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong thực tế hiện nay việc học đối với một bộ phận học sinh khơng có
hứng thú học tập mơn Ngữ văn. Vì mơn Ngữ văn vừa khó, vừa địi hỏi người
học phải có khả năng tư duy, khả năng phân tích hình ảnh, câu từ. Biết cảm nhận
cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Ngồi ra cịn phải có trí tưởng tượng phong phú,

có óc phán đốn, biết liên hệ bài học với cuộc sống. Từ đó, rút ra bài học, kinh
nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức
của ba phân môn là: Văn học, tiếng Việt, tập làm văn mới tạo lập được văn bản.
Chính vì vậy, khi dạy học theo phương pháp đơn mơn, học sinh khơng có hứng
thú học, các em chỉ tiếp thu bài một cách thụ động. Nên khi viết bài thì nội dung
sơ sài, câu từ thì lủng củng… dẫn đến chất lượng thấp. Điểm giỏi khơng có,
điểm khá ít, chủ yếu là điểm trung bình, điểm yếu vẫn cịn.
Trong q trình trình dạy học tơi nhận thấy việc dạy học tích hợp các mơn
học không những giúp học sinh (HS) nắm vững kiến thức mà còn giúp HS phát
triển năng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc
học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học được thực hiện
riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo những
người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của
cuộc sống hiện đại.
Vì vậy, với bài “Phong cách Hồ Chí Minh” việc dạy học theo hướng tích
hợp các bộ mơn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Mĩ thuât, Âm nhạc, Hoạt
động ngoài giờ lên lớp và Hiểu biết xã hội đã giúp HS tích cực chủ động, trở
thành chủ thể của hoạt động học tâp. Các em hào hứng, hăng say nắm bài một
cách hiệu quả, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Rèn được các kỹ năng, đặc
biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực tiễn, nâng cao
khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đồng
thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực trong học tập. Từ đó, HS có thói quen
tự học, tự rèn luyện. Các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, sống
có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nội dung nghiên cứu và tiến hành thực hiện:
Bài “ Phong cách Hồ Chí Minh” được giảng dạy trong chương trình
Ngữ văn 9 – Học kỳ 1, với mục tiêu là giáo dục cho HS: thấy được tầm vóc lớn
lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng
kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. Một số biểu hiện của phong cách

Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. Và ý nghĩa của phong cách Hồ
Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, để đạt được mục
3


tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó
phương pháp tích hợp kiến thức các bộ mơn đóng vai trị quan trọng.
Sau khi học xong bài, học sinh cần nắm được: tầm vóc lớn lao trong cơt
cách văn hóa Hồ Chí Minh; một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong
đời sống và trong sinh hoạt; ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Để học sinh nắm được mục tiêu trên, tôi tích hợp với các mơn học sau:
* Mơn Âm nhạc: Thông qua môn Âm nhạc giáo viên (GV) đã cho HS kết
nối với bài hoc một cách tự nhiên, hiệu quả.
* Môn GDCD: Ở lớp 8, bài “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”,
giáo dục cho HS việc Bác ln học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn
hóa nhân loại để làm đẹp thêm cho văn hóa Việt Nam. Ở lớp 7, bài “Sống giản
dị” GV lồng ghép giáo dục HS về lối sống giản dị, tiết kiệm. 
* Môn Mĩ thuật: Dựa vào kiến thức môn Mỹ thuật đã học trong nhà
trường, HS vẽ được bản đồ tư duy về nội dung của bài học. Biết cách vẽ và phối
màu cho bức tranh
* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: GV giáo dục cho HS thấy rõ sự
hy sinh cao cả, cả cuộc đời cho thống nhất của dân tộc, cho ấm no, hạnh
phúc của nhân dân, yêu nước thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể những
mẩu chuyện về lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác để thấy được tấm gương đạo
đức sáng ngời của Người. 
* Môn Lịch sử: Giúp HS tiếp cận và vận dụng các kiến thức lịch sử ở lớp
9 Bài 16: “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những
năm 1911-1925”.  GV giới thiệu cho HS biết những nơi Bác đến, Bác đi. Từ đó,
rèn cho HS kỹ năng biết vận dụng kiến thức vào thực tế, biết phân tích đánh giá

sự kiện, nhân vật lịch sử phục vụ bài học. Hình thành cho HS ý thức thái độ tích
cực, yêu chuộng hồ bình, ghét chiến tranh. Biết q trọng gìn giữ thành quả mà
ơng cha để lại.
* Mơn Địa lí: Dựa vào kiến thức địa lí, HS biết được cách đây 106 năm,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng trên
con tàu buôn nào và điểm đầu tiên Người đặt chân đến nước Pháp là ở đâu?
Giúp các em có ý muốn khám phá, tìm hiểu về những nơi mà Hồ Chí Minh từng
đặt chân đến.
* Tích hợp với hiểu biết xã hội: Qua tài liệu trong sách giáo khoa, các
thông tin từ ti-vi. Internet…HS biết được những nơi Bác từng đến, học tập và
làm việc trong ba mươi năm bơn ba tìm đường cứu nước ở nước ngồi. Nhờ tinh
thần học hỏi khơng ngừng mà Bác đã biết được khoảng 30 ngôn ngữ trên thế
giới. Biết được sự giản dị trong lối sống của Bác...
Đối tượng dạy học:
- Học sinh tham gia học theo dự án: Số lượng 32 em thuộc lớp 9A, trường
THCS Quảng Định.
- Số lớp thực hiện: 1 lớp.
4


- Lớp 9A là lớp học đa số HS là chưa có nhiều điều kiện để ứng dụng
CNTT trong quá trình học tập. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp dạy học
tích hợp nhiều mơn học vào bài giảng, chúng tơi thấy HS có hứng thú học tập
hơn. Các em hăng say phát biểu xây dựng bài, nắm chắc các kiến thức trong
sách giáo khoa. Và biết liên hệ kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống. Kết
quả đạt được rất tốt.
Vì thế, bài giảng này có thể áp dụng được với các đối tượng HS trong các
trường THCS.
Bài dạy được thực hiện với các bước sau:
Phần giới thiệu bài, cách tiến hành: Để đưa HS vào bài học, tơi sử dụng

Video ca nhạc mở bài hát“Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” của nhạc sĩ Trần
Kiết Tường cho học sinh nghe.
Tơi tích hợp với mơn Âm nhạc bằng câu hỏi: Em có cảm nhận như thế
nào khi nghe xong bài hát này? Bằng kiến thức hiểu biết của mình các em có thể
trả lời như sau: Mỗi lần hát vang bài hát này chắc chắn chúng ta đều cảm thấy tự
hào về dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu
tú của Đảng, của dân tộc, suốt đời cống hiến cho non sơng đất nước.

Với việc sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức Âm nhạc để giới thiệu
bài, tôi đã mở ra cho học sinh việc chuẩn bị tìm hiểu bài “ Phong cách Hồ Chí Minh”.
Ở bước tìm hiểu chung: Với yêu cầu là HS nắm được tác giả và hoàn
cảnh ra đời của văn bản. Cũng như kĩ năng phân tích hình ảnh, để nắm chắc kiến
thức bài học.
Để đạt được yêu cầu của phần này, tích hợp với Hiểu biết xã hội, tơi cho
HS tìm hiểu về tác giả thông qua câu hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của em về
5


tác giả Lê Anh Trà? Bằng kiến thức hiểu biết xã hội, HS trả lời như sau: Lê Anh
Trà sinh năm1927 mât năm 1999, quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi. Dân tộc: Kinh, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có học vị
Tiến sĩ. Năm1984 ông được phong là Phó giáo sư, đến năm 1991 được phong
Giáo sư.

Lê Anh Trà

Tiếp theo tơi cho HS tìm hiểu về xuất xứ của văn bản với câu hỏi sau:
Em hãy cho biêt đoạn trích này có xuất xứ từ đâu ? Với hiểu biết của mình, HS
trả lời: Văn bản được trích từ bài “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản
dị”, in trong tập Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, XB 1990.

Như vậy, thơng qua kiến thức về hiểu biết xã hội, Tôi đã giúp HS hiểu rõ
hơn về thân thế của tác giả Lê Anh Trà, thấy được công lao to lớn của tác giả
trong việc thể hiện chân thực về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua
đó, HS tự hào, học tập những nét đẹp trong phong cách và lối sống của Bác.
Đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn về xuất xứ của văn bản.
Phần tìm hiểu văn bản là khâu quan trọng nhất, phần này yêu cầu về
kiến thức HS phải nắm được:
- Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt
- Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
Về kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới
và bảo vệ bản sắn văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn
đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
Để HS hiểu rõ hơn về Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, Tích hợp với Lịch sử 9, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi: Hồ Chí Minh tiếp thu
6


tinh hoa văn hóa nhân loại trong hồn cảnh nào? Bác ra đi tìm đường cứu nước
và trở về nước vào thời gian nào?
Với việc tìm hiểu trên các trang mạng và bằng kiến thức đã học về Lịch sử,
HS có thể trả lời: Ngày 05 tháng 6 năm 1911 Hồ Chí Minh lúc đó tên
là NguyễnTấtThành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đơ đốc LatoucheTréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba để học
hỏi những điều mà Hồ Chí Minh cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ
các nước phương Tây cho việc thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi
ách thuộc địa của Thực dân Pháp. cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục
và gần 30 quốc gia đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học

thuyết cách mạng tiên phong của thời đại.
Và ngày 28/1/1941, sau 30 năm bơn ba ở nước ngồi, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đặt bước chân đầu tiên trở về với Tổ quốc. Nơi đón Người trở về là
mảnh đất bên cột mốc 108 cũ trên biên giới Việt-Trung. Mảnh đất địa đầu phía
Đơng Bắc của Tổ quốc nay thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng. Thời khắc thiêng liêng ấy đã trở thành cột mốc lịch sử, đánh dấu sự mở
đầu cho trang sử mới của cách mạng Việt Nam.

Tàu Latouche-Tréville,con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi

tìm đường cứu nước ( Ảnh tư liệu)

7


Cột mốc 108 - nơi Bác Hồ về nước

Lán Khuổi Nậm, Pác Bó, xã Trường Hà (Hà
Quảng nơi diễn ra Hội nghị TƯ Đảng lầ thứ 8
từ ngày 10- 19/5/1941) do lãnh tụ NAQ chủ trì

Để HS hiểu rõ hơn về nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước và địa điểm đàu
tiên Bác đặt đến là ở đâu cũng như vốn tri thức văn hóa Người tiếp thu được như
thế nào? Tôi Tich hợp với kiến thức hiểu biết xã hội và Địa lí, đưa ra hệ thống
câu hỏi: Em biết gì về Bến cảng Nhà Rồng ? Điểm đầu tiên Bác đặt chân đến là
ở đâu? Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Để có được
vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy Người đã tiếp thu bằng cách nào? Trong những
năm hoạt động ở nước ngoài Bác đã làm những nghề gì?
Với việc tìm hiểu trên các trang mạng cũng như thông tin trong sách, báo,
HS trả lời: Bến Nhà Rồng, nay Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng từ 1863

đến năm 1864 ngơi nhà Rồng này được hồn thành. Nhà Rồng nguyên là trụ sở
công ty Tàu biển Năm Sao của Pháp tại ngã ba sơng Sài Gịn và sơng Bến Nghé.
Trên nóc nhà có gắn một đơi rồng lớn bằng đất nung, trám men xanh. Giữa đôi
rồng là chiếc phù điêu mang hình "đầu ngựa và chiếc mỏ neo" thay thế cho trái
châu. Đây là biểu tượng của công ty vận tải. Có lẽ vì vậy mà người dân Sài Gòn
thời bấy giờ quen gọi tòa nhà này là Nhà Rồng.

Bến Nhà Rồng ( xưa và cay), nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Cách đây 111 năm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời
bến cảng Nhà Rồng trên con tàu buôn mang tên Đô đốc Latouche-Tréville.
Theo hành trình của tàu, một tháng sau đó tàu Latouche-Tréville đến cảng
Marseille, tiếp theo cập cảng Le Havre phía đơng-bắc của Pháp, đánh dấu lần
đầu tiên Người đặt chân đến nước Pháp
8


Đại diện lâm thời Đại sứ quán VN tại Pháp Đặng
Giang phát biểu tại nơi Bác từng sống và làm việc.

Trước tượng đài Bác Hồ ở Công viên
Montreau

Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ
được miêu tả: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha". Ngoài ra dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngồi,
cũng như những lần đón tiếp các phái đồn ngoại giao tới thăm Việt Nam, Bác
cịn có thể sử dụng thơng thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm
(Thái Lan), tiếng Ả Rập... Viết văn bằng tiếng Pháp "Thuế máu" Làm thơ bằng
chữ Hán: " Nguyên tiêu "...

Trong những năm ở nước ngoài Bác đã làm nhiều nghề như: Phụ bếp trên
chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville năm 1911. Năm 1912,Người đến Mỹ.
Thời gian này Bác làm thuê công việc trong nhà cho một gia đình người Mỹ. 
Năm 1913, Bác sang Anh quốc. Tại đây, Bác làm cơng nhân cào tuyết, đốt lị,
rồi phụ bếp cho 1 khách sạn nổi tiếng. Thời kỳ 1917-1923, Bác sống tại Pháp
hoạt động chính trị, viết báo và sáng lập ra tờ báo "Người cùng khổ", làm nghề
chụp ảnh, gốm xứ, có thời gian ngắn làm hướng dẫn viên du lịch... Thời kỳ
1923-1924, tại Liên Xơ, Bác hoạt động chính trị, được vào học lớp bồi dưỡng
chính trị của Liên Xơ, tiếp tục viết báo. ..

Nguyễn Tất Thành làm bồi bếp ở
Luân Đôn nước Anh năm 1914

Khách sạn Carlton ở Thủ đô London , vương
quốc Anh Nguyễn Tất Thành vừa làm thuê
vừa tự học tiếng

9


Nguyễn Ái Quốc (người ngồi hàng đầu bên
trái)

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua (Pháp) năm
1920 với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế
Cộng sản lần thứ V (7/1924).

Như vậy, thông qua nội dung này, HS hoạt động tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức,
nắm chắc kiến thức, biết được Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc
đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả. Người học hỏi tìm hiểu đến mức khá uyên

thâm và tiếp thu một cách có chọn lọc, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Tiếp thu
những cái hay, cái đẹp; phê phán những tiêu cực hạn chế. Có thể nói, cách tiếp thu của Bác
là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng
thời, giúp HS thấy được tinh thần tự lực, kiên trì vượt qua mọi khó khăn gian khổ của Bác để
tìm ra con đường cứu nước chân chính cho dân tộc Việt Nam. Từ đó, hình thành cho HS ý
thức thái độ tích cực u chuộng hồ bình, ghét chiến tranh. Biết q trọng gìn giữ thành quả
mà ơng cha để lại.

Tiếp tục tích hợp với mơn GDCD 8, để khắc sâu kiến thức cho học sinh,
tôi nêu câu hỏi: Qua phần một vừa tìm hiểu em học hỏi được ở Bác những gì?
Từ nội dung bài học vừa tìm hiểu, HS trả lời như sau: Học hỏi Bác, chúng
ta luôn không ngừng học tập để nâng cao vốn hiểu biết, tiếp thu có chọn lọc
những nét văn hóa của thế giới, tơn trọng và học hỏi các dân tộc khác nhưng
không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Muốn cho HS hiểu rõ về nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh. Tơi
dùng phương pháp tích hợp nhiều môn học để HS vừa năm chắc kiến thức vừa
có thể liên hệ được với thực tiễn đời sống. Chiếu lên màn hình cho HS xem một
số hình ảnh về nơi Bác sống và làm việc, những món ăn Bác ăn hàng ngày. Sau
đó tơi cho HS tìm hiểu bằng hệ thống câu hỏi: Là người đứng đầu Đảng và nhà
nước nhưng Bác có lối sống như thế nào? Nơi ở, nơi làm việc của Bác được giới
thiệu ra sao? Có đúng với quan sát khi đến thăm nhà Bác không? Trang phục
của Bác theo cảm nhận của tác thế nào? Nếu nói lối sống của Bác như vậy là
nghèo khổ có được khơng? Vì sao?

10


Qua các thông tin trong sách giáo khoa và được xem trên máy chiếu, HS
thấy được mặc dù là người đứng đầu Đảng và Nhà nước nhưng Hồ Chí Minh có
lối sống vơ cùng giản dị: Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ

bên cạch chiếc ao là nơi tiếp khách, nơi làm việc, nơi ngủ. Trang phục của Bác
cũng hết sức giản dị, tư trang ít ỏi với bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép
lốp, chiếc va li con, vài vật kỉ niệm.

11


Ngồi ra việc ăn uống của Người cũng vơ cùng đạm bạc, dân dã: cá kho,
rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.Từ đó, cho HS thấy cách sống giản dị
đạm bạc của Bác Hồ lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối
sống khắc khổ của người tự vui trong cảnh nghèo khó. Mà cũng khơng phải là
cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người
Tiếp theo Tích hợp hiểu biết xã hội và GDCD, tơi chiếu lên màn hình cho
HS xem một số hình ảnh về nơi ở của nguyên thủ một số nước, sau đó hỏi: Em
có nhận xét gì về cuộc sống của nguyên thủ quốc gia ở nước khác? Bác có xứng
đáng được đãi ngộ như họ khơng? Qua đó, em học tập ở Bác đức tính gì?

Cung điện Istana Nurul Iman nơi Quốc vương Brunei Sultan Hassanal Bolkiah sống

Với cảm nhận của mình, HS trả lời : Quốc vương Brunei Sultan Hassanal
Bolkiah là một trong những Quốc vương giàu có thứ hai trên thế giới ( sau vua
Vajiralongkorn- Thái Lan – 43 tỷ USD vào tháng 1/2021) với tài sản khoảng 28
tỷ USD, theo số liệu thống kê của Forbes tính đến hết 2021. Ơng và gia đình
đang sinh sống tại cung điện Istana Nurul Iman được đánh giá là cung điện rộng
lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau duy nhất Tử Cấm Thành của Trung Quốc.
Nơi đây có tổng cộng 1.788 phịng ngủ, 257 phịng tắm, 5 bể bơi lớn và 110 gara ôtô. Tất cả các phòng đều được dát vàng và bạc còn tồn bộ đồ nội thất được
mạ vàng và đính kim cương.
Là một vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh xứng đáng được hưởng những đãi
ngộ như các nguyên thủ quốc gia khác, thế nhưng đất nước đang lầm than, nhân
dân đang đói khổ làm sao Bác có thể ăn ngon khi cịn rất nhiều người ăn không

12


đủ no. Cả cuộc đời của Người luôn lo nghĩ cho dân, cho nước. Đức tính giản dị,
tiết kiệm chính là nét nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Qua đó, ta
có thể khẳng định chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống giống như Bác.
Từ nội dung trên, HS rút ra bài học cho bản thân: Học tập Bác, chúng ta
luôn sống giản dị, sống phù hợp với điều kiện, hồn cảnh bản thân, gia đình và
xã hội, khơng xa hoa lãng phí, khơng cầu kì kiểu cách. Sống giản dị là phẩm
chất cần có của mỗi người. Bởi vì sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm
thông và giúp đỡ.
Tiếp tục tích hợp với Hoạt động ngồi giờ lên lớp, tơi cho HS xem một số
hình ảnh Bác đến thăm nhà máy, trận địa, xí nghiệp, những câu chuyện kể về
Bác...sau đó nêu câu hỏi: Qua các bức ảnh và những câu chuyện kể về Bác, em
có nhận xét gì về Bác kính u? Lối sống và vẻ đẹp văn hóa của Hồ Chí Minh
đã làm nên giá trị của con người Bác như thế nào?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chiến sĩ
lực lượng phịng khơng bảo vệ Thủ đơ 1966

CTHNM thăm Xưởng may 10 Người góp ý
kiến về cách cắt may sao cho nhanh, tiết kiệm
và đảm bảo chất lượng

Bác Hồ tát nước chống hạn với dân ở huyện

Bác Hồ tham gia kéo lưới với bà con ngư
dân Thường Tín, Hà Đơng xóm Sơn, xã
Quảng Vinh, Quảng Xương, TH


13


Thơng qua việc tích hợp với kiến thức hoạt động ngồi giờ lên lớp, tơi đã
giúp cho HS hiểu rõ: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao,
cách sống có văn hóa với quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Bác là người sống gần gũi, hòa nhập với nhân dân, quan tâm, lo lắng cho dân ở
mọi nơi, mọi lúc.
Tiếp theo,Tích hợp với Lịch sử 7 và Hiểu biết xã hội, tôi cho HS thấy
cuộc sống của Bác với vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh
cao của các vị hiền triết xưa bằng câu hỏi: Từ cuộc sống của Bác, em hãy so
sánh với cuộc sống của các vị hiền triết xưa có gì giống và khác nhau? Em biết
gì về Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm? Phân tích hai câu thơ của Nguyễn
Bỉnh Khiêm để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao?
Với việc tìm hiểu qua môn Lịch sử được học và qua các kênh thơng tin
khác HS có thể trả lời: Nguyễn Trãi ( 1380 –  1442), hiệu là Ức Trai, là một nhà
chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Thi đỗ Thái học
sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, tham gia vào
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở
thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như
soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Nguyễn Trãi có đóng góp to
lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh
sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam .
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ , còn gọi là
Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch
sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ơng được biết đến nhiều vì tư
cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều.
Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam. Ông là người
đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam – với tư cách là quốc hiệu của
dân tộc – một cách có ý thức nhất thơng qua di sản thơ văn của ơng cịn lưu lại đến ngày

nay.

14


Cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều treo ấn từ quan, về quy ẩn
nơi quê nhà sống cuộc sống đạm bạc với thú quê dân dã.

Măng trúc

Giá đỗ

Hồ sen

Ao làng

Qua việc phân tích hai câu thơ trong sách giáo khoa, HS thấy được Bác và
các vị hiền triết xưa đều có cuộc sống vơ cùng giản dị, đạm bạc mà hết sức
thanh cao, hài hòa với thiên nhiên. Song giữa Bác và các vị hiền triết xưa khác
nhau ở chỗ: Các vị hiền triết xưa sống như vậy để xa lánh thực taị. Còn Bác
sống như vậy để gắn bó, chia sẻ khó khăn, gian khổ cùng nhân dân. Vì vậy, Bác
là tấm gương sáng để cả dân tộc Việt Nam noi theo. Là người để cả thế giới mến phục.
Tiếp tục tích hợp với GDCD, tơi nêu câu hỏi: Từ nét đẹp trong phong
cách lối sống của Bác em rút ra bài học gì cho bản thân?
Qua kiến thức học môn GDCD cũng như những hiểu biết về Bác, tôi đã
dẫn dắt HS tự rút ra bài học cho bản thân đó là: Ln coi trọng giá trị tinh thần,
không lệ thuộc vào vật chất, không coi cuộc sống là hưởng thụ. Cuộc sống hài
hòa giữa con người với thiên nhiên.
Cuối cùng, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, tơi đặt vấn đề: Qua
tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy

từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó? Muốn hịa nhập mà vẫn
giữ ngun bản sắc dân tộc là học sinh em phải làm gì? Em biết gì về cuộc vần
động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh? Việc vận
dụng tư tưởng của Bác Hồ về biển, đảo trong tình hình hiện nay như thế nào?
Phần tổng kết bài cũng rất quan trọng, tôi củng cố lại kiến thức đã học
trong bài, yêu cầu HS hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài .
Phần này tôi cho HS làm việc cá nhân, với hình thức làm phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: ............................................................. Lớp 9 A
15


Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.
Câu 1: Vấn đề chủ yếu nêu trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì?
A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Phong cách làm việc và nếp sống của Hồ Chí minh.
C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2: Ý nào đúng nhất điểm cốt lõi trong phong cách Hồ Chí Minh?
A. Biết kết hợp hài hồ bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
B. Đời sống vật chất giản dị kết hợp với đời sống tinh thần phong phú.
C. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa
D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới.
Câu 3. Để làm nổi bật lối sống giản dị của Hồ Chí minh, tác giả đã sử dụng
phương thức lập luận nào?
A. Chứng minh
C. Bình luận.
B. Giải thích
D. Phân tích
Câu 4. Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, tác

giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Kết hợp giữa kể, bình luận, chứng minh
B. Sử dụng phép đối lập
C. Sử dụng phép nói quá
D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt
Câu 6: Viết đoạn văn (khoảng 3-5 câu) nêu cảm nhận của em sau khi học xong
văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
Chuyển sang phần luyện tập, phần này tơi cho HS làm việc theo nhóm,
Tích hợp mơn Mỹ thuật, tơi chia lớp làm 4 nhóm vẽ bản đồ tư duy để khắc
sâu kiến thức
2.3.2. Sản phẩm của học sinh.
- Phiếu học tập. ( Vào giấy A4, hs cả lớp)
- Sơ đồ tư duy.( Vào giấy A3, 4 nhóm)\

16


Nhóm 1: 10

điểm.

Nhóm 3: 9 điểm.

Nhóm 2: 9 điểm

Nhóm 4: 10 điểm

Với việc hướng dẫn học ở nhà, yêu cầu: HS tích cực học và nắm kiến
thức tốt, rèn luyện được kỹ năng thực hành. Đó là vận dụng được kiến thức đã
học và bằng hiểu biết thực tế để phân tích, đánh giá giải quyết được các vấn đề

thực tiễn. Biết sống hòa hợp với thiên nhiên.Yêu quê hương đất nước. Lịng biết
ơn sâu sắc đối với Bác kính yêu và các vị tiền bối đã hy sinh cho nền độc lập tự
do của đất nước. Không ngừng học tập, rèn luyện theo tấm gương của Bác. Kiên
quyết đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, gây hấn của các thế lực thù
địch trong và ngoài nước. Bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.
- Học sinh tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao
đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh..
* Như vậy, tiến trình dạy học theo hướng tích hợp đã thực hiện theo 6
hoạt động trên.Trong mỗi hoạt động chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác
nhau theo đặc trưng của môn học. Trong đó có phương pháp liên mơn theo
nhiều hình thức đã mơ tả, để phát huy tính tích cực học tập của HS. Làm cho HS
không bị nhàm chán và sợ khi học môn Ngữ văn. Giờ học Ngữ văn trở nên sinh
động, hấp dẫn hơn rất nhiều.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS sau tiết học là một việc hết
sức quan trọng. Qua khâu này GV nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của
HS như thế nào để từ đó điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Việc đánh giá này,
được thực hiện ở bốn cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với kinh nghiệm 25 năm giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy việc kết hợp
kiến thức tích hợp của nhiều mơn học vào để giải quyết vấn đề trong một môn
học là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Nó khơng những địi hỏi người
GV giảng dạy bộ mơn phải nắm chắc kiến thức bộ mơn mình dạy mà cịn phải
hiểu biết kiến thức của những mơn học khác. Có như vậy mới giúp HS giải
quyết được các tình huống, các vấn đề đặt ra trong bài học một cách nhanh và
17


hiệu quả nhất. Qua đó, GV cũng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ.
Đồng thời việc tích hợp kiến thức của nhiểu mơn trong một môn học sẽ

giúp HS hiểu rộng hơn, sâu hơn về nội dung bài học của mơn học đó. Giúp HS
vận dụng được kiến thức liên mơn trong q trình học tập và ứng dụng vào thực
tiễn của cuộc sống. Từ đó u thích, có hứng thú và chủ động hơn trong học tập.
Khi soạn giáo án có sự kết hợp hài hịa, nhuần nhuyễn kiến thức của nhiều
mơn học khác nhau sẽ giúp cho GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những
vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa cũng như những vấn đề liên quan đến cuộc
sống. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, chất lượng học tập của học
sinh cao hơn.
Ngoài ra, dạy học theo phương pháp tích hợp sẽ giúp cho HS có hứng thú
học tập, hứng thú tìm hiểu, khám phá kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thông qua đó, giúp HS trở thành con người chủ đơng, sáng tạo, có năng lực làm
việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sống của bản thân sau này. Kết quả của
phương pháp dạy học tích hợp được thể hiện như sau:
Năm học 2021-2022 với 2 lớp dạy: Lớp 9B dạy học theo phương pháp
đơn môn; lớp 9A dạy học theo phương pháp tích hợp liên mơn. Kết quả thu
được của hai phương pháp này khác nhau với cùng một nội dung như nhau.
Đối với HS lớp 9A thì các em rất có hứng thú với mơn học, tích cực, chủ
động trong học tập, có khả năng phối hợp kiến thức một cách linh hoạt. Các em
đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức vào trong mơn mình học.
Đối với HS lớp 9B thì các em ít có hứng thú với mơn học, các em tiếp thu
kiến thức một cách thụ động, khả năng phối hợp kiến thức chưa linh hoạt, chưa
tích cực, chưa chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Bảng so sánh giữa hai lớp dạy:
Lớp

Tổng
số HS

Mức điểm
Điểm yếu


Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9A

32

0

0


18

65,5

10

31,7

4

11,8

9B

30

1

3,3

19

63,4

9

30

1


3,3

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Khi viết sáng kiến này, tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu nhiều tài liệu có liên
quan đến nội dung bài học, căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa và
thực trạng HS Trường THCS Quảng Định. Vì vậy, khi áp dụng vào giảng dạy
trên lớp đã đạt được kết quả tốt.
18


- Qua phiếu học tập cá nhân của HS có lồng ghép một số nội dung của
một số môn cho thấy các em nắm chắc bài, vận dụng vào làm bài tập khá thành thạo.
- Học sinh biết vận dụng lý thuyết vào làm bài tập trắc nghiệm, nhanh và
đạt hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tơi áp dụng vào dạy bài
“Phong cách Hồ Chí Minh” trong chương trình Ngữ văn 9 bậc THCS. Ngồi ra,
nó cịn có thể áp dụng được đối với các khối lớp trong bậc học. Với những lí do
như trên, tơi tin chắc kinh nghiệm này sẽ có những tác dụng tích cực trong việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
3.2. Kiến nghị:
Dạy học theo chủ đề ích hợp mới chỉ được phổ biến trong những năm gần
đây. Nó có nhiều ưu điểm, đạt được kết quả cao hơn so với việc giảng dạy đơn
môn. Song để thực hiện có hiệu quả địi hỏi GV phải mất nhiều thời gian nghiên
cứu trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Bên cạnh đó GV phải biết
ứng dụng CNTT một cách thành thạo, tra cứu tài liệu và tự học hỏi với đồng
nghiệp, học hỏi qua mạng Internet... có như vậy, bài dạy tích hợp mới thực sự
đạt kết quả cao. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục đề ra.
Để thực hiện chuyên đề có hiệu quả yêu cầu:

Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu môn học và phương pháp đặc trưng bộ
môn, thể loại để đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với bài giảng và đối tượng học sinh.
Giáo viên phải tìm hiểu kiến thức tổng hợp của nhiều môn học và phải
biết lồng ghép sao cho phù hợp với nội dung bài học. Tránh ôm đồm kiến thức
dẫn đến việc HS khó tiếp thu và tiết dạy khơng đảm bảo đúng đặc trưng của
môn Ngữ văn.
Sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học sao cho hợp lý và
hiệu quả. Sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho mục tiêu tích hợp.
Học sinh cần soạn bài chu đáo cũng như tìm hiểu tài liệu ở nhiều kênh
thơng tin theo hướng tích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Các tổ nhóm chun mơn tăng cường tổ chức các chuyên đề về cách soạn
giáo án cũng như cách thức tổ chức dạy học theo hướng tích hợp nhiều môn học.
Phát động rộng rãi phong trào dạy và học theo hướng tích hợp liên mơn
trong các trường THCS.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi, qua việc tìm hiểu tham
khảo tài liệu trong thời gian trực tiếp giảng dạy. tơi nhận thấy rằng: Để có được
thành cơng phải trải qua một q trình thử nghiệm, phải dạy nhiều lần, nhiều đối
tượng học sinh. Tuy nhiên, kinh nghiệm này cũng khơng tránh khỏi cịn có
những hạn chế, thiếu sót.
Vì vậy, tơi rất mong có sự đóng góp chân tình của đồng nghiệp và Hội
đồng khoa học để tơi có thể học hỏi được nhiều hơn, đề tài sáng kiến kinh
19



×