Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vận dụng lý thuyết “địa – văn hóa” để lý giải về sự đồng nhất và khác biệt văn hóa giữa các vùng miền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.67 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------

BỘ MÔN ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề bài 2: Vận dụng lý thuyết “Địa – văn hóa” để lý giải về sự đồng
nhất và khác biệt văn hóa giữa các vùng - miền ở Việt Nam

Lớp: N02
Lớp thảo luận: TL1
Nhóm: 01

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Việt Nam ta có 54 dân tộc. Trong đó, đông dân nhất là người Kinh
sống chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng với nền văn minh sông Hồng nổi tiếng.
Còn lại các dân tộc khác nằm rải rác trên các khu vực núi. Mỗi nhóm có niềm
tin, ẩm thực và đặc biệt riêng. Các dân tộc luôn sống yên bình, khơng có sự
phân biệt và cùng đồn kết, phát triển. Sự đa dạng trong khu vực cũng tạo nên
sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam. Dải đất hình chữ S được chia thành
ba vùng miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc Việt Nam,
được gọi là Bắc Bộ trong tiếng Việt là cái nôi của nền văn minh Việt Nam.
Miền Trung chủ yếu là núi và bờ biển. Văn hóa ở miền Trung bị ảnh hưởng
bởi dãy núi Trường Sơn và bờ biển. Miền Nam có đồng bằng sơng Cửu Long.
Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam có
một nền văn hố đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển


của dân tộc. Vùng văn hóa để chỉ một khơng gian có những tương đồng về
hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống..., Ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ
về nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế xã hội, giữa các cộng đồng cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh
hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung,
thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có
thể phân biệt với vùng văn hóa khác. Tuy nhiên, bên cạnh sự khác biệt thì
giữa các vùng văn hóa cũng có những sự đồng nhất hịa hợp đến bất ngờ sẽ
được lý giải bằng một trong các cơng cụ định vị văn hóa mà cụ thể ở đây là
“Địa- văn hóa”. Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề tài:
“Vận dụng lý thuyết “Địa – văn hóa” để lý giải về sự đồng nhất và khác biệt
văn hóa giữa các vùng – miền ở Việt Nam”.


NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT “ĐỊA – VĂN HÓA”.
1. Khái quát “Địa – văn hóa”.
a. Khái niệm.
Địa – văn hóa vừa là một phương pháp dùng để định vị văn hoá theo
vùng địa lý, đồng thời cũng là phương pháp kiến giải các đặc điểm văn hoá
dựa vào điều kiện địa lý và hồn cảnh tự nhiên.
Phương pháp này góp phần lý giải tính tương đồng văn hố của các
cộng đồng người sống trong cùng một vùng lãnh thổ - nơi có điều kiện tự
nhiên tương đối gióng nhau.
b. Cơ sở khoa học của phương pháp.
Từ phương pháp định vị văn hóa “Địa – văn hóa” cho thấy:
- Bản thân con người cũng là một bộ phận tự nhiên nên để tồn tại và phát
triển, con người phải tiến hành trao đổi chất với mơi trường tự nhiên.
- Q trình này diễn ra theo hai hướng: thích nghi và cải tạo tự nhiên. Cả hai
hướng này đều tạo ra các yếu tố văn hóa. Cụ thể là: thích nghi – in dấu
trong văn hóa nhân cách, trong lối sống cộng đồng (văn hóa phi vật thể);

cịn biến đổi – được lưu giữ trong các đồ vật xã hội (giới tự nhiên thứ hai,
theo cách nói của Marx, hay trong văn hóa vật thể).
Như vậy, có thể khẳng định rằng mơi trường tự nhiên chi phối quá trình
hình thành và phát triển của văn hóa.
2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam từ cơng cụ định vị văn hóa “Địa – văn
hóa”
Về vị trí địa lí: Việt Nam nằm trong khu vực Đơng Nam Á, phía Đơng
của bán đảo Đơng Dương và có ba mặt giáp biển. Đặc biệt, nơi đây là “ngã tư
đường” – nơi giao nhau của các nền văn hóa, văn minh.
Về địa hình: Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn
là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng


chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi
núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích.
Về khí hậu: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng
ẩm, mưa nhiều. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một
mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh
phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xn, Hạ, Thu,
Đơng.
Tóm lại, điều kiện địa lí tự nhiên của Việt Nam phù hợp với nơng
nghiệp trồng trọt. Việt Nam mang loại hình văn hóa nơng nghiệp.
a. Đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam từ cơng cụ định vị Địa – văn
hóa.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nên điều kiện tự nhiên quy
định cho khu vực này loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, với những đặc điểm
cơ bản sau:
- Trồng lúa nước (khác với văn hóa khơ mạch của Trung Hoa – vùng
phía bắc sơng Dương Tử).
- Sống định cư và hịa hợp với thiên nhiên (khác với văn hóa gốc du

mục).
- Đề cao vai trò của người phụ nữ.
Một đặc trưng của văn hóa thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên kinh tế
hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị.
- Sùng bái mùa màng, sinh nở (tín ngưỡng phồn thực – nơng nghiệp).
b. Đặc điểm riêng của văn hóa Việt Nam từ cơng cụ định vị Địa – văn
hóa.
Bên cạnh đó, điều kiện địa lí riêng có của Việt Nam cũng tạo ra những
phẩm chất văn hóa độc đáo (các yếu tố riêng thuộc về bản sắc), đó là:
- Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng
của môi trường nước).


Nền văn hóa được thể hiện giữa các lĩnh vực phong tục tập quán, kinh
tế - xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc, đây là nhân tố để giữ gìn bản sắc dân
tộc, là điểm phân biệt vùng này với vùng khác, mỗi vùng có những nét riêng
biệt tùy thuộc vào điều kiên tự nhiên, vị trí địa lí, sự tiếp thu của ảnh hưởng
văn hóa bên ngồi, tạo nên sự đa dạng phong phú của từng vùng.
Vì nghề nông nhất là nông nghiệp trồng lúa nước, cùng một lúc phụ
thuộc tất cả mọi hiện tượng tự nhiên “trông trời, trông đất, trông mây, trông
mưa, trông nắng, trông ngày, trơng đêm” cho nên về mặt hình thức, hình
thành lối tư duy tổng hợp, kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp
quan tâm không phải là yếu tố riêng rẽ mà là mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệp hết sức phong phú về mối
quan hệ này: “quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”. Lối tư duy tổng hợp và biện
chứng, luôn đắn đo và cân nhắc của người làm nơng nghiệp cộng với ngun
tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biển báo để phù hợp với hồn
cảnh cụ thể. Do ảnh hưởng của mơi trường nước nên người Việt có khả năng
thích nghi và chịu đựng cao. Trong cuộc sống họ thường xuyên phải đối mặt
với những thách thức của thiên nhiên. Những đăc trưng của sông nước như:

bão, lũ, hạn hán … Nên họ tự đúc kết kinh nghiệm cho mình thích nghi dần
với hồn cảnh vượt qua thách thức.
- Tính dung chấp cao.
Do là đầu mối giao thông đường thủy và đường bộ - cửa ngõ của Đông
Nam Á nên người dân Việt thường xuyên giao lưu với khu vực bên ngoài và
tiếp thu nhiều kiến thức từ hoat động giao lưu đó.
Tính dung chấp khơng đồng nghĩa với tính hỗn tạp và lai căng văn hóa.
Trái lại nó có tác dụng điều tiết quá trình lựa chọn và kết hợp một cách sáng
tạo giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh và văn hóa bản đia. Sao cho bản sắc
văn hóa dân tộc vẫn được duy trì và bảo tồn. Nhờ có tính dung chấp mà q
trình tiếp xúc giao lưu văn hóa khơng những khơng làm tổn hại đến văn hóa
bản địa mà trái lại cịn làm cho nền văn hóa ấy trở nên giàu có và phong phú


hơn. Tuy nhiên cần biết cách loại bỏ yếu tố văn hóa lạc hậu, kìm hãm sự phát
triển và biết chấp nhận những giá trị tiến bộ bên ngoài để đưa dân tộc tiến lên.
Một mặt, tính dung chấp văn hóa của người Việt bắt nguồn từ q trình
hình thành dân tộc Việt. Đây là dân tộc được hình thành từ sự hòa huyết về
chủng, từ sự tổng hợn về mặt ngơn ngữ và sự giao thoa của văn hóa của nhiều
nền văn hóa trong khu vực. Chính q trình hình thành như vậy đã quy định
rằng: Nền văn hóa của người Việt Nam phải là một hệ thống tổng hợp và phải
là một hệ thống mở và do đó phải có tính dung chấp.
Mặt khác, kinh nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã
góp phần định hình tính dung chấp văn hóa của dân tộc này. Đứng trước một
cường quốc hùng mạnh tại khu vực lại ln có dã tâm xâm chiếm và đồng
hóa, việc phải mở cửa nền văn hóa và chấp nhận những giá trị văn hóa bên
ngồi tràn vào là một tất yếu. Bởi vậy dân tộc Việt Nam không đứng trước
những vấn đề mà nhiều dân tộc khác gặp phải là sự lựa chọn giữa đóng hay
mở nền văn hóa dân tộc.
Biết vận dụng tính dung chấp văn hóa thì nó sẽ là một lợi thế lớn của

dân tộc trong công cuộc hội nhập vào đời sống quốc tế hiện nay.
- Khơng có các cơng trình kiến trúc đồ sộ.
Do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên khơng có kết cấu bền vững, họ
không thể xây dụng những kiến trúc đồ sộ. Do dân cư Việt phải sống chung
với nước nên hằng năm cứ đến mùa mưa, người dân Việt đặc biệt là người
dân ở các tỉnh miền Trung lại phải nỗ lực chống chọi với bão lũ. Dân miền
Trung vốn sống chung với mưa bão lũ lụt nhiều đời nay nên người dân phải
phải sống trên thuyền, trên ghe; nước ngập chia cắt tất cả các thôn trong xã
chỉ mơt số hộ gia đình sống ở gị cao, từ người già đến trẻ nhỏ chỉ biết ngồi
lên các vật dụng được kê lên cao như bàn, ghế trong nhà nhìn ra biển nước.
Chính cuộc sống bấp bênh khốn khổ ấy là lí do họ khơng thể xây những
những cơng trình kiến trúc đồ sộ như: Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường
Thành (Trung Quốc),… Ngồi những lí do ấy thì cịn có lí do nữa là thời


phong kiến, Việt Nam khơng có cơng nhân để xây dựng những cơng trình đồ
sộ như vậy.
- Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sơng nước (chèo, rối nước,
đua thuyền…).
Cuộc sống của người dân Việt gắn liền với sông nước bởi vậy họ sáng
tạo ra rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng của khu vực mình – rối nước.
Rối nước là đặc sắc văn hóa, là một loại hình nghệ thuật chỉ có duy nhất ở
Việt Nam (xuất hiện từ thời Lý). Rối nước hình thành với hai thành tố cơ bản.
Nếu rối là cơng trình của nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian thì nước là một
yếu tố quan trọng hàng đầu của nghề trồng lúa nước. Một minh chứng rõ rệt
của cái nôi sinh thành nghệ thuật là sự tập trung hầu hết cơ sở rối nước cổ
truyền quanh kinh đô Thăng Long xưa – trung tâm của vùng đồng bằng Bắc
Bộ phì nhiêu chiếc nôi của nền văn minh cổ của dân tộc Việt Nam, được đan
xen bằng một mạng lưới sơng ngịi chằng chịt. Rối nước có thể là manh nha
từ cái tại họa đe dọa cuộc sống của vùng này đó là thủy (nước), hỏa (lửa), đạo

(cướp), tặc ( giặc) - bắt nó phục vụ việc sản xuất lúa gạo ni mình. Người
Việt Nam trị thủy sông Hồng đã xây đắp lên một dải đê đồ sộ và để lai thuyết
Sơn Tinh - một thiên anh hùng ca bất hủ.
Nghệ thuật múa rối nước là loại hình dân gian sử dụng con rối biểu
diễn trên mặt nước, và đặc biệt ở đây là lấy mặt nước để làm sân khấu, giữa
ao hồ, sử dụng những quân rối để diễn trò, diễn kịch cho người xem. Những
tiết mục thường đươc biểu diễn có những hình ảnh rất thơn q, có thể là tái
hiện lại những hình ảnh sinh hoạt của người dân hàng ngày được các nghệ
dân múa rối biến tấu làm cho tiết mục sinh động hơn. Để tạo nên một tiết mục
lôi cuốn người xem ta không thể không kể đến những đạo cụ làm cho tiết mục
them sinh động đó là: trống, mõ, não bạt, đàn,… Rối nước vừa thưc vừa hư,
vừa sân khấu vừa cuộc đời gắn bó với nhân dân Việt Nam như cây đa, giếng
nước, lời du, cánh cò. Sân khấu rối nước là sân khấu hội hè lưu giữ nhiều
sang tạo nghệ thuật dân gian kĩ thuật nhân dân cổ xưa và nhiều sinh hoạt tinh


thần tập tục, lao động của cư dân trồng lúa nước Việt Nam trong quá trình
dựng nước và giữ nước nghìn năm xưa. Chính những đặc sắc văn hóa này đã
tạo ra những nét riêng cho văn hóa Việt Nam và phong phú hơn bản sắc dân
tộc được lưu giữ đến tận ngày nay.
II. SỰ ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT VĂN HÓA GIỮA CÁC VÙNG MIỀN Ở VIỆT NAM
1. Sự đồng nhất văn hóa giữa các vùng – miền ở Việt Nam.
a. Nguyên nhân sự đồng nhất
Thứ nhất, về vị trí địa lí:
- Các vùng miền văn hóa của Việt Nam đều nằm trong lãnh thổ Việt Nam
nên chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam và văn hóa du nhập từ nước
ngồi.
- Các vùng văn hóa đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đơng Nam Á
nên có một nền văn hóa bản địa khá phát triển với những đặc trưng của
khu vực: nền nông nghiệp; nền văn hóa uyển chuyển, thích nghi với những

thay đổi; là khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng.
- Các vùng văn hóa của Việt Nam đều thuộc vùng văn hóa phương Đông
nên mang đậm bản sắc của khu vực này: văn hóa giao tiếp; trang phục
truyền thống; văn hóa ẩm thực; coi tôn ti trật tự là hàng đầu.
- Các vùng văn hóa của Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung
Quốc những năm tháng trong quá khứ: sự thâm nhập của các tôn giáo; ảnh
hưởng về giáo dục, văn chương...
Thứ hai, do xuất phát từ phong tục thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ những
vị anh hùng có cơng dựng nước, giữ nước trong lịch sử.
Thứ ba, do xuất phát từ nền văn minh lúa nước lâu đời, từ đó hình
thành nên cộng đồng cư dân có lối sống định canh định cư và các giá trị văn
hóa phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.
Thứ tư, do xuất phát từ lịch sử dựng nước giữ nước: tạo nên văn hóa
giữ nước của người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh.


b. Biểu hiện cụ thể sự đồng nhất văn hóa giữa các vùng – miền.
- Dân tộc Việt Nam có tinh thần đồn kết.
Việt Nam có 54 dân tộc. Các nhóm dân tộc khác nằm rải rác trên các
khu vực núi. Mỗi nhóm có niềm tin, ẩm thực và đặc biệt riêng. Bất chấp sự
khác biệt về văn hóa, 54 dân tộc ln sống n bình, khơng có sự phân biệt và
cùng đồn kết, phát triển. Trải qua q trình dựng nước và giữu nước, đắt
nước ta đã hình thành nên sức mạnh đồn kết to lớn.
- Tín ngưỡng và tơn giáo trong văn hóa Việt Nam.
Tư tưởng của người Việt Nam chịu sự ảnh hưởng chủ yếu bởi Phật
giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Người Việt Nam khơng có tơn giáo. Do đó, khi
bạn khám phá văn hóa Việt Nam, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơng trình tơn giáo từ
Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, v.v … Nhiều trong số đó là những
địa điểm du lịch hấp dẫn như Đền thờ Ấn Độ giáo Mariamman, Nhà thờ Đức
Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Văn Miếu.

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong giá trị văn hóa Việt Nam. Tất cả
người Việt khơng bao giờ quên nguồn gốc của họ. Hầu hết trong số họ có một
bàn thờ tổ tiên tại nhà hoặc doanh nghiệp của họ. Trong những ngày đặc biệt
như Tết, ngày đầu tiên hoặc ngày thứ năm trong tháng (theo Âm lịch), người
Việt Nam thường đốt nhang và có một số thứ như hoa quả làm lễ vật. Thờ
cúng tổ tiên đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu. Đến nay, người dân Việt Nam vẫn
duy trì việc thờ cúng để thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.
- Ẩm thực – nét đặc trung của văn hóa Việt Nam.
Thức ăn chính trong bữa ăn của người Việt là cơm. Bạn có thể tìm thấy
cánh đồng lúa ở hầu hết mọi nơi tại Việt Nam. Nước mắm cũng là một phần
khơng thể thiếu. Người Việt Nam sử dụng rất ít dầu và nhiều rau trong nấu
ăn. Trong văn hóa Việt Nam, các món ăn đặc trưng với nhiều hương vị như
ngọt, chua, cay và hương vị đặc biệt từ các loại nước sốt.
- Trang phục truyền thống.


Trước triều Nguyễn, ngoại trừ gia đình quý tộc, người Việt Nam khơng
được tự do ăn mặc. Có một số hạn chế về quần áo. Trước thế kỷ 19, trang
phục phổ biến là áo giao lĩnh, một chiếc áo choàng có cổ chéo. Cho đến thời
nhà Nguyễn, nó được thay thế bằng áo dài. Đến nay, áo dài đã được coi là
quốc phục của người Việt. Thiết kế áo dài đã thay đổi qua thời gian. Trước áo
dài được mặc bởi nam và nữ. Ngày nay, nó được mặc chủ yếu bởi phụ nữ. Áo
dài là nét độc đáo trong vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam.
- Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt Nam.
Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa
dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
có nhiều lễ hội nhất. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa.
Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết và ngày kỷ niệm vua Hùng.
Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như
Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà

Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11
tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội.
2. Sự khác biệt văn hóa giữa các vùng – miền ở Việt Nam.
a. Nguyên nhân sự khác biệt.
Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc
lại mang một phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt riêng; trong mỗi dân tộc
lại gồm nhiều vùng nhỏ và mang những nét đặc trưng rất riêng biệt.
Quá trình hình thành văn hóa ở mỗi dân tộc khơng chỉ bao gồm hồn
cảnh tự nhiên, vị trí địa lý mà nó cịn phụ thuộc vào nguồn gốc và lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc đó. Mỗi vùng có một nếp sống riêng nên đã
tạo nên một đặc trưng riêng biệt khác với các vùng khác. Ngoài ra, trình độ về
phát triển kinh tế - xã hội cũng là một nhân tố quan trọng trong việc phân biệt
sự khác nhau giữa các dân tộc.
b. Biểu hiện cụ thể sự khác biệt văn hóa giữa các vùng – miền.
- Phong tục Tết Nguyên Đán miền Bắc.


Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam được thể hiện rõ ràng qua những
phong tục truyền thống vào dịp Tết . Ở miền Bắc, người dân thường rất coi
trọng Tết Nguyên Đán nên Tết là dịp lễ có nhiều nghi thức, phong tục trịnh
trọng để cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Trưng hoa đào, chưng
quất: Hoa đào là một đặc trưng không thể thiếu của người miền Bắc, hoa đào
có màu hồng đỏ khơng chỉ đem lại sự may mắn cho năm mới mà cịn tạo nên
khơng khí tươi vui, rộn. Mâm cỗ Tết: Người miền Bắc rất coi trọng mâm cỗ
Tết nên lúc nào cũng phải đầy đủ những món như bánh chưng, dưa hành, thịt
đơng, canh bóng hoặc canh măng ấm áp. Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả được
bày biện cầu kỳ với 5 loại quả gồm chuối xanh, quả phật thủ, bưởi vàng, cam,
quýt đặc trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy.
- Phong tục Tết Nguyên Đán miền Trung.
Văn hóa 3 miền Bắc – Trung – Nam đã góp phần mang lại sự đa dạng,

phong phú và độc đáo cho nền văn hóa Việt Nam. Miền Trung có sự giao
thoa giữa phong tục Tết Nguyên Đán của cả miền Bắc và miền Nam. Bên
cạnh đó, miền Trung cịn có những phong tục truyền thống đạo đáo, mới lạ.
Trưng đủ sắc hoa: Người miền Trung có thể trưng mai vàng, đào thắm, quất
hoặc các loại cây, hoa cảnh để bày trong dịp Tết. Mâm cỗ Tết: Mâm cỗ miền
Trung thường có cả bánh chưng và bánh tét. Những món ăn trên mâm cỗ Tết
miền Trung thường có dưa món, giị lụa Huế, thịt đơng, gà bóp rau răm, chả
Huế, thịt heo luộc, giá chua, măng ninh khô, miến Huế, gỏi ngó sen, gỏi bao
tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt khác như xà lách gân bị, chả tôm,
nem lụi để dâng lên tổ tiên ngày Tết. Mâm ngũ quả: Người miền Trung
thường không cầu kỳ về mâm ngũ quả, họ thường cúng những loại quả ngọt
ngào, tròn thơm như dừa, táo, na, thăng long, xoài để cầu mong một năm mới
an vui, thuận lợi.
- Phong tục Tết Nguyên Đán miền Nam.
Ở mỗi miền trên đất nước, người dân lại có những phong tục truyền
thống khác nhau. Chính điều đó đã mang lại sự khác biệt cho văn hóa 3 miền


Bắc Trung Nam. Trưng mai vàng: Nếu hoa đào đỏ thắm của miền Bắc mang
lại sự may mắn cho năm mới thì hoa mai vàng của miền Nam là biểu tượng
của sự vinh hiển, thành đạt, tài lộc. Mâm cỗ Tết: Mâm cỗ Tết của người miền
Nam có vẻ đơn giản hơn so với miền Bắc nhưng vẫn không kém phần đầu đủ,
ngon miệng. Các món ăn trên mâm cơm miền Nam thường là những món ăn
nguội như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, chả nem, khổ qua dồn thịt, gỏi
tơm thịt, chả giị, dưa chua, củ kiệu. Mâm ngũ quả: Người miền Nam thường
bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với mong muốn có
một năm mới nhiều tài lộc, sung mãn về sức khỏe, tiền bạc.
- Ẩm thực miền Bắc.
Văn hóa 3 miền Bắc – Trung – Nam góp phần mang lại sự phong phú,
đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Người miền Bắc có khẩu vị chuộng

những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Chính điều đó đã tạo
nên nét đặc trưng cho ẩm thực miền Bắc vừa tinh tế, đậm đà, vừa bình dị. Các
món ăn tiêu biểu của người miền Bắc là phở Hà Nội, bún chả, bún thang,
miến xào cua bể, bánh tôm Hồ Tây, thịt đơng…
- Ẩm thực miền Trung.
Văn hóa 3 miền Bắc – Trung – Nam có sự khác biệt rõ rệt qua ẩm thực.
Những món ăn miền Trung thường có vị cay, mặn và màu sắc món ăn rất
phong phú, rực rỡ thiên về màu đỏ và nâu sậm. Điều đặc biệt của ẩm thực
miền Trung là sự hài hịa, đan xen của hai lối ẩm thực cung đình và đường
phố. Chính sự kết hợp hài hịa này đã khiến cho nền ẩm thực Trung trở nên đa
dạng, phong phú và khác biệt. Các món ăn đặc trưng của miền Trung gồm có
bún bị Huế, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…
- Ẩm thực miền Nam.
Văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam có sự đa dạng, phong phú trong ẩm
thực. Những món ăn người miền Nam thường được nêm nếm ngọt, béo, dùng
nhiều đường, nước cốt dừa. Các món ăn tiêu biểu của người miền Nam là cá
lóc nướng thui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò…


- Trang phục.
Quần áo truyền thống cũng thường được sử dụng để tượng trưng cho
các vùng khác nhau. Trong trang phục của phụ nữ, thường Áo tứ thân gắn với
miền Bắc, áo dài với miền Trung (do xuất hiện trong cung đình Việt Nam vào
thế kỷ 18), và Áo bà ba ở miền Nam (mặc dù nhiều bộ quần áo này được mặc
ở các vùng khác nhau). Tuy nhiên, áo dài hiện nay là trang phục được phụ nữ
mặc rất phổ biến và rộng rãi trên tồn quốc.
- Giọng nói.
Tiếng Việt có nhiều trọng âm, ba phương ngữ chính là Bắc, Trung và
Nam với sự khác biệt lớn về âm vị và từ vựng. Do sự nổi bật về văn hóa,
giọng Hà Nội và Sài Gịn hầu như dễ hiểu đối với những người nói từ các

vùng khác. Phương ngữ và giọng miền Trung, cụ thể là từ các tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú n thường khó hiểu được đối với những người nói ngồi các vùng
này. Người phương Bắc nói giọng cao hơn, thanh thoát hơn. Tiếng Việt miền
Trung (ở Bắc Trung Bộ, từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) nói the thé, đa
dạng dấu trọng âm. Ở các vùng của Nghệ An, Quảng Bình, những người sống
ở các làng khác nhau có thể nói những giọng hồn tồn khác nhau. Người
miền Nam, cùng với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, nói giọng trầm hơn,
đều hơn.


KẾT LUẬN
Văn hóa Việt Nam có rất nhiều điểm da dạng và phong phú, mà mỗi
vùng khác nhau lại có những đặc điểm văn hóa khác nhau, riêng biệt. Tuy
nhiên, lại có sự hài hịa, đồng nhất giữa các vùng văn hóa. Bằng các cơng cụ
định vị văn hóa mà cụ thể ở đây là công cụ “Địa – văn hóa” mà ta có thể xác
định được đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam, đồng thời lý giải được về sự
đồng nhất và khác biệt giữa văn hóa các vùng miền ở Việt Nam để biết được
văn hóa nước ta vô cùng phong phú, đặc sắc, đáng để cho các nước khác học
hỏi. Từ công cụ “Địa – văn hóa” chúng ta có thể khẳng định rằng văn hóa là
sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua
lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo
nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được
tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người
ở mỗi vùng miền khác nhau cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do
con người tạo ra.




×