Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài tập nghề luật về xác định một hình thức thi, kiểm tra phù hợp nhất với bản thân, giải thích tại sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.66 KB, 14 trang )

[Type here]

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
HỌC ĐẠI HỌC LUẬT
ĐỀ BÀI: ĐỀ SỐ 13
XÁC ĐỊNH MỘT HÌNH THỨC THI, KIỂM TRA PHÙ
HỢP NHẤT VỚI BẢN THÂN, GIẢI THÍCH TẠI SAO
VÀ NÊU Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NÀY

1


[Type here]
A.

Mở đầu .......................................................................................................................... 1

B.

Nội Dung ....................................................................................................................... 2
Định nghĩa và phân loại: .......................................................................................... 2

I.
1.

Định nghĩa trắc nghiệm: ...................................................................................... 2


2.

Phân loại: ............................................................................................................. 2
2.1.

Hình thức thi trắc nghiệm quan sát: ................................................................. 2

2.2.

Hình thức trắc nghiệm vấn đáp: ....................................................................... 2

2.3.

Hình thức trắc nghiệm viết .............................................................................. 2

II. Lí do khiến trắc nghiệm là phương pháp phù hợp với bản thân: ....................... 3
III.

Ý nghĩa của việc xác định: .................................................................................... 6

C.

Lời Kết .......................................................................................................................... 7

D.

Danh mục tài liệu tham khảo


[Type here]


A. Mở đầu
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục là xác định mức độ thực tế của mục
tiêu giáo dục, mức độ thành công trong giảng dạy của giáo viên, cũng như mức
độ tiến bộ của đối tượng giáo dục. Nghĩa là giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế
( bài kiểm tra ) để nhận thấy năng lực thực sự của học sinh, sinh viên trong từng
môn học, đồng thời cũng nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tự
hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học. Vì vậy quá trình kiểm tra đánh giá đóng vai trị quan trọng và hợp
thành một thể thống nhất với cơng tác giáo dục. Có rất nhiều phương pháp kiểm
tra đánh giá trong giáo dục, trong đó phương pháp kiểm tra đối với tôi cảm thấy
là phù hợp nhất với mình là hình thức thi trắc nghiệm.

1


[Type here]

B. Nội Dung
I. Định nghĩa và phân loại:
1.

Định nghĩa trắc nghiệm:
Từ trắc nghiệm trong tiếng Hán có nghĩa như sau: trắc là đo lường,

nghiệm là suy xét, chứng thực. Vậy thi trắc nghiệm là bài kiểm tra đo lường,
chứng thực kiến thức của học sinh1. Trắc nghiệm khách quan (tên tiếng Anh là
Objective test) là phương pháp dùng để kiểm tra nhanh kiến thức, kỹ năng của
người nào đó qua các câu hỏi đúng sai, câu hỏi lựa chọn đáp án A, B, C để đánh
giá2.


2. Phân loại:
Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì
hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng khá phổ biến trong các kỳ thi, trong các
bài kiểm tra. Trắc nghiệm được chia làm ba loại bao gồm: thi trắc nghiệm quan
sát, thi trắc nghiệm vấn đáp và thi trắc nghiệm viết.

2.1. Hình thức thi trắc nghiệm quan sát:
Giúp đánh giá thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng
thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn
đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.

2.2. Hình thức trắc nghiệm vấn đáp:
Trắc nghiệm vấn đáp được dùng để đánh giá khả năng trả lời câu hỏi
được nêu ra để kiểm tra trong một tình huống tự phát. Để xác định khả năng
nhận thức của ai đó, hình thức thi này sẽ là sự tương tác giữa người hỏi và
người trả lời. Chẳng hạn muốn xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn…

2.3. Hình thức trắc nghiệm viết
1
2

Định nghĩa trắc nghiệm theo từ điển tiếng Việt.
truy cập ngày 28/12/2020.

2


[Type here]


Đây là hình thức được dùng nhiều nhất vì thuận tiện với nhiều ưu điểm
như dễ dàng thực hiện kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc, cho phép thí sinh
có nhiều thời gian để cân nhắc hơn trước khi trả lời cũng như có thể đánh giá
thêm các loại tư duy khác ở mức cao hơn. Đồng thời, bản ghi rõ ràng có các
câu trả lời của thí sinh cho người chấm và dễ quản lý mà không cần trực tiếp
kiểm tra.

II. Lí do khiến trắc nghiệm là phương
pháp phù hợp với bản thân:
Hình thức thi trắc nghiệm có nhiều ưu điểm như:
Trong một đề thi trắc nghiệm câu hỏi sẽ được phân bố từ dễ đến khó, nội
dung kiến thức cũng là bao quát hơn khi có cả câu hỏi lý thuyết dạng thuộc
lòng, câu hỏi lý thuyết dạng học hiểu và câu hỏi bài tập. Giúp cho tơi cũng như
học sinh, sinh viên có thể kiếm được tối đa số điểm ở những câu hỏi dễ mang
tính nhận biết ở phần đầu. Cũng là để khởi động não bộ cho những câu hỏi khó
phân vận dụng và vận dụng cao. Khi đến những câu hỏi khó mang tính vận
dụng và vận dụng cao thì khả năng phân hóa học sinh, sinh viên của một bài
trắc nghiệm sẽ càng được thấy rõ.
Bài trắc nghiệm sẽ được giới hạn đáp án như kiểu A, B, C, D vì vậy sẽ giúp
cho người làm bài yên tâm hơn nếu đã làm ra được đáp án và đáp án đó khớp
với đáp án của đề. Tuy nhiên đề bài sẽ có các đáp án nhiễu và nếu làm sai có
thể dẫn đến các đáp án nhiễu vì vậy địi hỏi chúng ta một nền tảng kiến thức
thật vững chắc.
Bài kiểm tra trắc nghiệm cũng có thể yêu cầu chúng ta lí giải tại sao lại chọn
phương án ấy. Điều này có thể phần nào khắc phục được nhược điểm của trắc
nghiệm là hạn chế khả năng sáng tạo, trình bày bài.

3



[Type here]

Khi thi trắc nghiệm thì có thể hạn chế được việc có khả năng học tủ như tự
luận vì số lượng câu hỏi trắc nghiệm là nhiều hơn so với tự luận. Đề thi trắc
nghiệm có một hoặc nhiều đề có thể đảo thành nhiều mã đề khác nhau, việc này
sẽ giúp cho việc tránh gian lận trong thi cử vì những người ngồi cạnh nhau chắc
chắn sẽ khơng giống đề nhau. Điều này sẽ càng chắc chắn hơn trong việc hạn
chế gian lận.
Chấm thi trắc nghiệm là chấm hoàn toàn bằng máy quét quang học. Cách
chấm thi này sẽ tránh được yếu tố may rủi khi thi tự luận. Vì trong cùng một
bài thi cũng sẽ có sự đánh giá chênh lệch đáng kể giữa những người chấm khác
nhau, có khi là cùng một người chấm nhưng chấm ở thời điểm khác nhau thì
kết quả cũng khác nhau. Trắc nghiệm khách quan khắc phục được các nhược
điểm này.
Việc chấm thi trắc nghiệm bằng máy quét có thể hạn chế được số lượng người
tham gia chấm thi. Thời gian chấm thi cũng nhanh hơn giúp cho tôi và các học
sinh, sinh viên biết được kết quả nhanh hơn để không bị căng thẳng trong thời
gian đợi chấm thi như chấm thi tự luận. Chấm thi trắc nghiệm hạn chế được
việc gian lận điểm số. Từ đó cho ta thấy trắc nghiệm là một phương pháp thi
rất khách quan.
Thời gian làm bài thi trắc nghiệm sẽ ngắn hơn thời gian làm bài thi tự luận
dù cho số lượng câu hỏi trắc nghiệm nhiều hơn tự luận. Vì vậy việc sử dụng
tài liệu là không thể đối với một bài thi trắc nghiệm khách quan.
Khi làm bài thi trắc nghiệm thì chắc chắn phải có sự tập trung cao độ. Bởi vì
một bài trắc nghiệm khách quan nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất không
phải vậy. Nếu như không có đủ kiến thức thì sẽ khơng thể chọn được đáp án
đúng trong khi thời gian thì có hạn, mỗi câu hỏi đều chỉ được làm trong một
quãng thời gian nhất định. Nếu khơng phân bố được thời gian thì bài làm chắc
chắn sẽ không tốt.
Làm trắc nghiệm cũng cần tuân thủ cách làm bài. Vì bài thi trắc nghiệm chấm

bằng máy, tính điểm dựa trên số câu tích đúng nên cần phải chú ý quan sát nếu
4


[Type here]

như một câu mà lại tích nhiều đáp án hoặc bỏ qn mất một câu hỏi khơng tơ
thì chắc chắn điểm số sẽ bị mất điểm.
Trắc nghiệm rèn luyện cho chúng ta thói quen kiểm tra lại bài khi chuẩn bị
nộp. Vì là thi trắc nghiệm nên việc kiểm tra cũng sẽ dễ dàng hơn là hình thức
thi tự luận.
Trong trường hợp hết thời gian mà vẫn còn một số câu hỏi chưa làm được
thì yếu tố may mắn cũng có thể giúp có điểm bằng cách khoanh lụi.
Phương pháp thi trắc nghiệm có ưu điểm thì đương nhiên sẽ có các nhược
điểm như: giảm khả năng tư duy bởi chỉ quan trọng đến kết quả cuối cùng mà
không cần quan tâm đến cách thức trình bày, cũng chưa thực sự đánh giá khách
quan khi vẫn có thể là nhờ may rủi. Nhưng khơng có phương pháp nào là hồn
hảo. Trắc nghiệm cũng có thể phần nào khắc phục được nhược điểm của mình
như đã nêu ở trên ngồi việc chọn đáp án thì đề bài có thể hỏi lí do tại sao chọn.
Khi đó học sinh, sinh viên có thể trình bày ngắn gọn nhưng phải đầy đủ cách
tư duy của mình.
Phương thức thi trắc nghiệm là phương thức thi quốc tế sử dụng nếu học
sinh muôn lấy được học bổng đi du học đơn cử như SAT3 . Vì vậy trắc nghiệm
vẫn có độ tin cậy cao để được sử dụng làm phương thức thi của một cuộc thi
lớn.

SAT – Scholastic Aptitude Test là một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học
tại Hoa Kỳ.
3


5


[Type here]

5


[Type here]

III. Ý nghĩa của việc xác định:
Giúp cho bản thân hiểu rõ các chi tiết về cách thức thi trắc nghiệm.
Khi đã nắm rõ các chi tiết thì sẽ có phương pháp luyện tập để hồn thành tốt
các bài thi theo thể thức trắc nghiệm.
Ngoài ra cũng nhận thấy được các điểm hạn chế của hình thức thi trắc
nghiệm đó là khơng phải mơn học nào cũng có thể áp dụng được hình thức trắc
nghiệm. Từ đó có kế hoạch rèn luyện các hình thức thi khác để phục vụ cho
các môn học mà trắc nghiệm là không đủ để đánh giá chất lượng của một sinh
viên.
Rèn luyện kiểu thi trắc nghiệm cũng là cách giúp không học tủ. Vì Trong đề
thi trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi với kiến thức rải khắp chương trình, khơng
khoanh vùng nội dung trọng tâm cho các môn thi nên học sinh phải học tồn
bộ kiến thức mơn học. Điều đó khơng có nghĩa là cố gắng nhồi nhét kiến thức
một cách học vẹt mà cần phải có tư duy tổng quát nhạy bén, sắc sảo.

6


[Type here]


7


[Type here]

C. Lời Kết
Hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng nhiều trên thế giới hiện nay và ở Việt
Nam vẫn cịn đó nhiều ý kiến ủng hộ và phê phán trái chiều khác nhau. Dù thế
nào, trong các kỳ thi ở Việt Nam, hình thức thi này vẫn đang và sẽ được áp
dụng với nhiều đổi mới và chỉnh sửa qua các năm. Vì vậy, chúng ta cần phải
rèn luyện thật tốt các kỹ năng làm bài trắc nghiệm để phục vụ tốt cho việc học
tập và cho mục đánh giá chất lượng học tập.

7


[Type here]

D. Danh mục tài liệu tham khảo
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG
CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI - ThS. Nguyễn Duy Hải – GV khoa
KHXH và NV


[Type here]

7


[Type here]


7



×