LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA HÀN QUỐC VÀ QUAN HỆ
XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA HÀN
QUỐC – VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU (XNK)
1. Định nghĩa
Theo qui định về chế độ và tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh, XNK phải nhằm
phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả có
tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế,
giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và
quy trình cơng nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố đất nước- đáp
1
ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống , đồng thời góp phần hướng
dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước.
XNK là hoạt động kinh doanh bn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi
buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên
trong và bên ngồi nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát trển,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. XNK
là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối
đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia XNK
không dễ dàng khống chế được.
XNK là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh đời
sống, Song mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với
người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian
chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua
biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các quốc gia khác nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế
cũng như địa phương .
Hoạt động XNK được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị
trường nước ngồi, lựa chọn hàng hố XNK, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký
kết hợp đồng tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển
giao quyền sở hữu cho người mua, hồn thành các thanh tốn. Mỗi khâu , mỗi nghiệp vụ
này phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng nhằm nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo
hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Đới với người tham gia hoạt động XNK trước khi bước vào nghiên cứu, thực hiện các
khâu nghiệp vụ phải nắm bắt các thông tin về nhu cầu hàng hoá thị hiếu, tập quán tiêu
dùng khả năng mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước, xu hướng biến động của nó.
Những điều đó trở thành nếp thường xuyên trong tư duy mỗi nhà kinh doanh XNK để
nắm bắt được.
Mặc dù XNK đem lại nhiều thuận lợi song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
2
+ Cạnh tranh dẫn đến tình trạng cạnh tranh mua, tranh bán hàng XNK. Nếu khơng có sự
kiểm sốt của Nhà nước một cách chặt chẽ kịp thời sẽ gây thiệt hại khi bn bán với
nước ngồi, các hoạt động xấu về kinh tế xã hôi như buôn lậu, trốn thuế, ép cấp, ép giá để
phát triển.
+ Cạnh tranh sẽ dẫn đến thơn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện pháp
không lành mạnh phá hoại cản trở cơng việc của nhau…..việc quản lí khơng chỉ đơn
thuần tính tốn về hiệu quả kinh tế mà cịn phải chú trọng tới văn hoá và đạo đức xã hội.
2. Vai trò
2.1. Nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của TMQT, nhập khẩu tác động một cách
trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống, Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng mà sản
xuất trong nước không sản xuất đươc, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu
còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi
bằng xuất khẩu, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai
thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất,
tài ngun, và khoa học kĩ thuật.
Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trị như sau :
Nhập khẩu thúc đẩy quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát
triển cân đối ổn định khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh
tế vào vòng quay kinh tế.
Nhập khẩu có vai trị đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho
người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
Nhập khẩu có vai trị tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng
sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị
trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
3
Có thể thấy rằng vai trị của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển, trong việc cải thiện đời sống kinh tế, thay đổi một số lĩnh vực, nhờ có
nhập khẩu mà tiếp thu được những kinh nghiệm quản lí, cơng nghệ hiện đại …. Thúc đẩy
quá nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên nhập khẩu phải vừa đảm bảo phù hợp với lợi ích của xã hội vừa tạo ra lợi
nhuận các doanh nghiệp, chung và riêng phải hoà với nhau. Để đạt được điều đó thì nhập
khẩu phải đạt được các yêu cầu sau :
Tiết kiệm và hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn nhập khẩu: trong điều kiện chuyển
sang nền kinh tế thị trường việc kinh doanh mua bán giữa các nước đều tính theo thời giá
quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ tự do, Do vậy, tất cả các hợp đồng nhập
khẩu phải dựa trên vấn đề lợi ích và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của quốc gia, cũng như
mỗi doanh nghiệp địi hỏi các cơ quan quản lí cũng như mỗi doanh nghiệp phải:
• Xác định được mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa
học kĩ thuật của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
• Giành ngoại tệ cho nhập khẩu để phụ sản xuất trong nước xét thấy có lợi hơn nhập khẩu.
• Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hố thích hợp với giá cả có lợi phục vụ
cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
* Nhập khẩu thiết bị kĩ thuật tiên tiến hiện đại :
• Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và nhận chuyển giao cơng nghệ, kể cả thiết bị theo con
đường đầu hay viện trợ đều phải nắm vững những phương châm đón đầu đi thẳng vào
tiếp thu công nghệ hiện đại. Nhập phải chọn lọc, tránh nhập những công nghệ lạc hậu mà
các nước đang tìm cách thải ra. Nhất thiết khơng vì mục tiêu “ tiết kiệm” mà nhập các
thiết bị cũ, không dùng được bao lâu, không đủ sinh lợi đã thay thế. Kinh nghiệm của hầu
hết các nước đang phát triển là đừng biến nước mình thành “ bãi rác” của các nước tiên
tiến.
• Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước , tăng nhanh xuất khẩu.
2.2 Xuất khẩu
4
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi
nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế, Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo
điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước luôn coi trọng và thúc đẩy
các ngành kinh tế theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất
khẩu để giải quyết công việc làm ăn và tăng thu ngoại tệ .
Như vậy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiên qua việc:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
Công nghiệp hố đất nước địi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc,
thết bị, kĩ thuât, và công nghệ tiên tiến.
Xuất khẩu quyết định qui mơ và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu, vì để nhập
khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại.
• Xuất khẩu tạo điều kiên cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi.
• Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cung cấp đầu vào cho sản
xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
• Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên
năng lực sản xuất trong nước, Nói cách khác xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn
và kỹ thuật công nghệ, tiên tiến thế giới từ bên ngồi.
• Thơng qua xuất khẩu hàng hố sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường
thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc canh tranh này đòi hỏi phải có tổ chức lại
sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
• Xuất khẩu địi hỏi các doanh nghiệp phải ln đỏi mới và hồn thiện cơng tác
quản lí sản xuất, kinh doanh ,nâng cao chất lượng sản phẩm , hạ giá thành.
Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trước hết,
sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập
khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất
nước.
Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
I.
triển kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước.
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HÀN
QUỐC
1. Tổng quan
5
Hàn Quốc trong vòng bốn thập kỷ qua đã chứng minh sự tăng trưởng đáng kinh ngạc
và hội nhập toàn cầu để trở thành nền kinh tế công nghiệp kỹ thuật cao . Vào những năm
1960 , GDP bình quân đầu người chỉ mới ở mức có thể so sánh với các nước nghèo của
châu Phi và châu Á . Năm 2004 , Hàn Quốc gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ USD của các
nền kinh tế thế giới , và hiện đang là một trong 20 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Để có được thành cơng như thế này thì ban đầu cũng nhờ vào hệ thống chính quyền chặt
chẽ và thắt chặt trong kinh doanh , bao gồm cả tín dụng chỉ định và hạn chế nhập khẩu.
Chính phủ thúc đẩy việc nhập khẩu nguyên liệu thơ, cơng nghệ, khuyến khích tiết kiệm
và đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 đã đánh trúng những yếu
kém từ lâu trong mơ hình phát triển của Hàn Quốc bao gồm cả tỉ lệ lớn giữa nợ - vốn chủ
sở hữu và vay ngắn hạn khổng lồ nước ngoài . GDP giảm 6,9% trong năm 1998 , và sau
đó hồi phục được 9 % năm 1999-2000 . Hàn Quốc đã thông qua nhiều cải cách kinh tế
sau cuộc khủng hoảng , bao gồm sự cởi mở lớn hơn đầu tư nước ngoài và nhập khẩu.
GDP tăng khoảng 4 % mỗi năm từ năm 2003 và 2007. Trước sự suy thối kinh tế tồn
cầu vào cuối năm 2008 , Hàn Quốc tăng trưởng GDP chậm lại đến 0,2 % trong năm
2009. Trong quý thứ ba năm 2009 , nền kinh tế bắt đầu hồi phục , một phần lớn do tăng
trưởng xuất khẩu, tỷ lệ lãi suất thấp , và một chính sách mở rộng tài chính , do vậy đã
tăng trưởng lên 3,6% trong năm 2011.
Hàn Quốc được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á và là 1 trong 15 cường quốc
kinh tế lớn nhất thế giới thể loại . Các tập đồn như Samsung và Hyundai đã đóng góp
lớn cho nền kinh tế giàu có của họ. Thỏa thuận thương mại tự do EU – Hàn Quốc có hiệu
lực vào tháng 7 năm 2011 loại bỏ 98 % thuế nhập khẩu trong các sản phẩm nông nghiệp ,
dịch vụ và sản xuất hàng hoá giữa châu Âu và Hàn Quốc . Với hiệp định thương mại đầy
triển vọng này , các hoạt động thương mại và dịch vụ đã tăng tổng trị giá lên 19,1 tỷ Euro
và tạo nên 1 diện mạo mới trong lĩnh vực của ngành công nghiệp ô tô , dệt may và điện
tử tiêu dùng.
Năm 2011, Hiệp định Thương mại tự do Mỹ- Hàn Quốc được phê chuẩn bởi cả hai chính
phủ đi vào hiệu lực vào ngày 15 tháng 3 năm 2012 . Hiệp định Thương mại Hàn – Mỹ có
6
hiệu lực sẽ giúp cho việc xuất khẩu các sản phẩm dệt may thời trang trong nước tăng cao,
đồng thời cũng tạo ra cơ hội xây dựng nền tảng cơ bản cho bước nhảy vọt mới thông qua
việc cao cấp hóa- khác biệt hóa ngành cơng nghiệp dệt may. Hiệp hội Thương mại Hàn
Quốc với hơn 70.000 thành viên cũng ngay lập tức đưa ra tuyến bố rằng: “Hiệu lực của
Hiệp định lần này đã giúp giải quyết tính bất ổn tồn tại trong việc xuất khẩu sản phẩm
của Hàn Quốc sang thị trường Mỹ” . Khi Hiệp định Tự do Thương mai Hàn – Mỹ phát
huy hiệu lực thì giá của một chiếc xe hơi nhập khẩu từ Mỹ bán với giá 50 triệu won sẽ
được hạ xuống còn khoảng 4 triệu won. Và dự kiến người tiêu dùng có thể mua nhiều
mặt hàng khác với giá rẻ như: rượu nhập khẩu 10.000 won bán với giá khoảng 2.000
won, cặp sách 100.000 won bán với giá khoảng 9.000 won. Bộ Kế hoạch Tài chính vào
ngày 13 tháng 3 đã cho biết: “Hiệu lực của Hiệp định Thương mại sẽ giúp hạ thấp mức
thuế nhập khẩu được đính trên các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, người tiêu dùng Hàn
Quốc có thể mua được các sản phẩm như: nơng nghiệp và chăn nuôi, xe hơi, cặp sách,…
với giá rẻ hơn nhiều”. Hiệu lực của Hiệp định Tự do Thương mại Hàn - Mỹ đã ngay lập
tức đã bãi bỏ thuế đính trên 9.061( 80,5%) sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Thuế suất đánh
trên các sản phẩm xe hơi hiện hành là 8% sẽ được giảm xuống còn 4%, và đến năm 2016
loại thuế này sẽ được bỏ hẳn. Thêm vào đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe không
quá 2.000 phân khối sẽ giảm theo từng năm xuống 10%, và dự kiến đến năm 2015 loại
thuế này sẽ giảm hẳn xuống cịn 5%. Thuế đính trên các mặt hàng như: dâu tây(2%),
nước nho ép (21%), rượu(15%), đồ may mặc (13%), cặp sách (8%) sẽ được bãi bỏ. Mức
thuế áp đặt cho các sản phẩm như: chanh (30%), nước cam ép ( 54%), thịt ba chỉ sống
( 22,5%), bia ( 30%) qua khoảng 2 đến 10 năm cũng sẽ được giảm dần. Giá cho các sản
phẩm đặc biệt được vận chuyển bằng tàu từ Mỹ sang có mức thuế thông thường lên tới
200 đô la cũng sẽ được miễn. Vì vậy, dự kiến sẽ giúp giảm được nỗi lo lắng của người
tiêu dùng khi họ muốn mua các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ thông qua mạng Internet.
Cùng với đó, nếu biểu thuế quan của Mỹ được hạ xuống thì việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ
các sản phẩm như: phụ tùng xe hơi, sản phẩm dệt may, đồ điện và máy móc- những sản
phẩm xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng được kỳ vọng là sẽ giảm
mạnh. Đặc biệt linh kiện xe hơi là một sản phẩm xuất khẩu chiến lược của Hiệp định Tự
7
do Thương mại Hàn – Mỹ. Thuế suất cho các sản phẩm phụ tùng xe hơi như: bu lơng, ốc
vít là 5,7% đến 12,5%; phanh đệm là 2,5%; túi khí là 2,5%; tất là 13,5% v.v. cũng sẽ
được bãi bỏ.
Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức dài hạn như dân
số già đi nhanh chóng , thị trường lao động linh hoạt , và sự phụ thuộc nặng nề vào xuất
khẩu.
Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu đạt: 466,4 tỷ USD (năm 2010), 556,5 tỷ USD (năm 2011)
8
Tình hình xuất khẩu của Hàn Quốc qua các năm
Nguồn: CIA World Factbook
Quốc gia 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hàn Quốc
144 172.6 159.2 162.6 201.3 250.6 288.2 326 433.5 373.6 466.3
Nhìn chung giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc tăng từ năm 1999-2010 và tăng mạnh vào
những năm 2003-2008.
Giá trị xuất khẩu đạt mốc cao nhất là vào năm 2010 đạt 466.3 tỷ đô la.
Mặc dù năm 2009 giá trị xuất khẩu có giảm xuống nhưng sang năm 2010 lại tăng mạnh.
Xếp hạng xuất khẩu đứng thứ 8 trên thế giới
XẾP HẠNG
QUỐC KIM NGẠCH XUẤT
GIA
KHẨU
NĂM
9
1
Trung Quốc
$ 1,898,000,000,000 2011
2
Các nước Châu Âu
$ 1,791,000,000,000 2010
3
Mỹ
$ 1,511,000,000,000 2011
4
Đức
$ 1,408,000,000,000 2011
5
Nhật
$ 800,800,000,000 2011
6
Pháp
$ 578,400,000,000 2011
7
Hà Lan
$ 576,900,000,000 2011
8
Hàn Quốc
$ 556,500,000,000 2011
9
Ý
$ 522,000,000,000 2011
10
Nga
$ 498,600,000,000 2011
Mặt hàng xuất khẩu: Chất bán dẫn, thiết bị viễn thông không dây , xe có động cơ ,
máy tính , thép , tàu , hố dầu, v.v.
Đối tác xuất khẩu chính: Trung Quốc 24,4% , Mỹ 10,1% , Nhật Bản 7,1% (năm
2011).
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu đạt: 425,2 tỷ USD (năm 2010), 524,4 tỷ USD (năm 2011)
Quốc gia 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
10
Hàn Quốc
116 160.5 146.6 148.4 175.6 214.2 256 309.3 427.4 317.5 417.9
Kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc qua các năm
Đơn vị: tỉ USD
Nguồn: CIA World
Nhìn chung lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ năm 1999-2010.
Từ năm 1999-2004 giá trị nhập khẩu không thay đổi nhiều, dao động từ 116 tỷ
đô la đến 175.6 tỷ đô la.
Nhưng từ năm 2004 trở đi thì giá trị nhập khẩu tăng mạnh, từ 175 tỷ đô la lên
đến 417.9 tỷ đô la.
Từ năm 2008-2009 nhập khẩu giảm mạnh, từ 427.4 tỷ đô la xuống cịn 317 tỷ
đơ la.
11
Nhìn chung thì tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc biến động
giống nhau.Xuất khẩu giảm thì nhập khẩu giảm và ngược lại.
Xếp hạng nhập khẩu đứng thứ 9 trên thế giới
XẾP HẠNG
QUỐC KIM NGẠCH NHẬP
GIA
NĂM
KHẨU
1
Mỹ
$ 2,314,000,000,000 2011
2
Các nước Châu Âu
$ 2,000,000,000,000 2010
3
Trung Quốc
$ 1,743,000,000,000 2011
4
Đức
$ 1,198,000,000,000 2011
5
Nhật
$ 794,700,000,000 2011
6
Pháp
$ 684,600,000,000 2011
7
Anh
$ 654,900,000,000 2011
8
Ý
$ 556,400,000,000 2011
9
Hàn Quốc
$ 524,400,000,000 2011
10
Hà Lan
$ 514,100,000,000 2011
Mặt hàng nhập khẩu: máy móc , điện tử và thiết bị điện tử, dầu , sắt thép , thiết bị
vận tải , hóa chất hữu cơ , nhựa v.v.
12
Đối tác nhập khẩu chính : Trung Quốc 16,5% , Nhật Bản 13% , Mỹ 8,5% , Saudi
Arabia 7,1% , Australia 5% (năm 2011)
2. Xu hướng xuất nhập khẩu của Hàn Quốc năm 2012
Xuất khẩu
*Tháng 3/2012 so với cùng tháng năm trước giảm 1,4% đạt mức 473,6 tỉ đôla.Nhập
khẩu giảm 1,2% đạt mức 450,3 tỉ đô la và lợi nhuận mậu dịch được 23 tỉ đô la.
*Tháng 2 lợi nhuận tiếp tục đạt 2 con số, tổng lợi nhuận quý 1 là 16,2 tỉ đô la.
-Tác động cơ bản là ở việc kéo dài sự trì trệ xuất khẩu sang EU, tàu thuyền và những
thiết bị viễn thông vô tuyến giảm giảm 1 lượng lớn và so với cùng tháng năm ngối thì
xuất khẩu giảm nhẹ,
-Lượng xuất khẩu bình quân hằng ngày so với năm trước tăng 0,7% và đạt mức 20,2 tỉ
đô la mỹ.
*Tháng 3/2011 xuất khẩu(480,5 tỉ đô la đạt 28,8%) tăng mạnh chủ yếu ở các ngành là
xuất khẩu tàu thuyền (54,5 tỉ, 69%) và xuất khẩu sang Nhật( 32,6 tỉ, 53,3%)
*Ngoài việc xuất khẩu mạnh mặt hàng ơ tơ thì các mặt hàng khác như chất bán dẫn, mặt
hàng liên quan đến IT, mặt hàng tàu thuyền và thiết bị viễn thông vô tuyến là những mặt
hàng chủ yếu bị trì trệ xuất khẩu.
*Lượng tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu: ô tô (35,1%), mặt hàng dầu lửa (7,6%),
phụ kiện ô tô (7,6%), sắt thép (3,3%) và chất bán dẫn(2,2%)
*Lượng giảm của các mặt hàng xuất khẩu: LCD giảm 7,5%, tàu thuyền 27,6%, thiết bị
vô tuyến viễn thông giảm 32%.
*Gần đây lượng xuất khẩu sang châu Âu giảm mạnh và chủ yếu là xuất khẩu mạnh sang
Trung Quốc.
* Lượng tăng trưởng xuất khẩu ở các khu vực:(Trung Đông) 28,1 (Mỹ) 27,9 (CIS) 17,0
(ASEAN) 11,5 (Nhật Bản), 4.4 (Trung Quốc) 0.7 (EU) giảm 20,3.
Nhập khẩu
*Mặc dù lượng nhập khẩu nguồn năng lượng cơ bản tăng mạnh nhưng các mặt hàng như
gang thép và phi kim loại, nguồn nguyên liệu cần thiết giảm nhẹ so với năm trước.
*Lượng nhập khẩu dầu và khí đốt, gang thép và phi kim loại giảm nên lượng nhập khẩu
nguyên vật liệu cũng giảm.
*Những mặt hàng nguyên liệu cần thiết giàm trong khi đó lượng nhập khẩu những mặt
hàng tiêu dùng lại tăng nhẹ.
13
*Lượng tăng trưởng nhập khẩu của nguyên vật liệu (%): (Tháng ba năm 2011) đạt
38,3% → (tháng 3 năm 2012)giảm 0,1%
*Lượng tăng trưởng nhập khẩu của mặt hàng nguyên vật liệu cần thiết (%): (Tháng ba
năm 2011) 9,0 %→ (Tháng ba năm 2012)giảm 4,2%.
*Lượng tăng trưởng nhập khẩu hàng tiêu dùng(%): (Tháng3/2011) 32,3 → (3/2012) tăng
1,9%.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở HÀN QUỐC
NĂM 2011-2012
3. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu
Xuất khẩu
Ngành công nghiệp IT
Hàn Quốc là nước đứng thứ 5 thế giới về lĩnh vực xuất khẩu IT, sau Trung Quốc,
Mỹ, Đức, và Nhật Bản. Ngoài ra, một số sản phẩm do Hàn Quốc sản xuất cũng đang giữ
vị trí số một trên thế giới. Vào năm ngoái (2011), xuất khẩu ngành IT của Hàn Quốc rất
14
lớn và có nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Khơng chỉ dừng lại ở đó, vào năm
2020, Hàn Quốc phấn đấu nằm trong danh sách 3 cường quốc hàng đầu xuất khẩu IT của
thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Về nội dung, quốc gia này có kế hoạch tận dụng sức ảnh
hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong thời gian gần đây, để thực hiện mục tiêu trở
thành nước xuất khẩu nội dung lớn thứ 5 thế giới vào năm 2020. Doanh nghiệp phần
mềm Hàn Quốc sẽ đóng một vai trị quan trọng trong kế hoạch này. Hiện nay, trong nước
có khoảng 13 cơng ty phần mềm mang tầm cỡ quốc tế, với doanh thu hơn 100 tỷ won
(khoảng hơn 90 triệu USD). Và với việc đầu tư vào chiến lược công nghệ thông tin năm
2020, Chính phủ có kế hoạch sẽ tăng số doanh nghiệp lên gấp 3 lần hiện nay.
Bộ Thông tin Kinh tế đã công bố số liệu (theo Nhật báo Chungang vào ngày
4/8/2010) cho thấy các nhà xuất khẩu các mặt hàng liên quan trong ngành công nghệ
thông tin của Hàn Quốc đã lập kỉ lục mới về số lượng lẫn doanh thu, nhờ vào nhu cầu thị
trường nước ngoài của chất bán dẫn và bảng mạch màn hình đã tăng đột biến.
Sản lượng xuất khẩu của ngành IT đã tăng 26,9% theo giá trị của năm, đạt tới
13,79 tỉ USD trong tháng 7/2010, vẫn tiếp tục tăng từ mức kỉ lục 13,07 tỉ USD của tháng
trước (tháng 6). Trong khi đó, riêng giá trị xuất siêu của ngành đã lần đầu tiên vượt mức
7 tỉ USD. Các kiện hàng xuất khẩu linh kiện bán dẫn đạt 4, 62 tỉ USD, vượt hơn từ mức
4, 39 tỉ USD của tháng năm do nhu cầu của thị trường Mỹ và Trung Quốc đặc biệt tăng
cao. Xuất khẩu các bảng mạch màn hình cũng tăng 27,8% trong tháng trước với 3,2 tỉ
USD thu về và lần đầu tiên đạt giá trị hơn 3 tỉ USD.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của thị trường điện thoại di động đã giảm 20% trong
tháng Bảy theo giá trị của năm chỉ còn 2, 09 tỉ USD do thị trường tập trung vào các mẫu
điện thoại giá rẻ và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tồn cầu. Tuy nhiên, tính theo
giá trị từng tháng, xuất khẩu điện thoại của tháng vẫn tăng nhẹ do số lượng các mẫu mã
điện thoại thông minh của các công ty trong nước tung ra thị trường khá đông để cạnh
tranh với Apple, người khổng lồ trên thị trường điện thoại thông minh. Tổng giá trị xuất
khẩu điện thoại của tháng bảy tính riêng đã tăng lên 12, 1% từ mức 6,8% của tháng trước.
15
Tính theo các khu vực, Trung Quốc, Hong Kong vẫn là thị trường nhập khẩu linh
kiện IT của Hàn Quốc lớn nhất với tổng giá trị các đơn hàng là 6, 28 tỉ USD. Theo sau đó
là Mỹ với 1, 71 tỉ USD, cộng đồng Châu Âu với 1, 55 tỉ USD, Nhật Bản với 880 triệu
USD và các quốc gia Nam Mỹ với 780 triệu USD.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG IT CHỦ YẾU
Nhìn chung các mặt hàng IT đều có xu hướng xuất khẩu tăng lên, chỉ trừ mặt hàng điện
thoại đi động là có xu hướng giảm từ năm 2008.
16
-Có thể nói mặt hàng Màn hình hiển thị là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất từ năm
2004 và vẫn tăng đều, khơng có dấu hiệu chậm lại.
-Mặt hàng Chất bán dẫn vẫn giữ vị trí xuất khẩu số 1 và càng tăng mạnh vào năm 2010.
-Chất bán dẫn và màn hình hiển thị chiếm hơn 50% thị phần.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN HIỆN TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG NGHIỆP IT
-Lượng xuất khẩu cao nhất là vào năm 2007, đạt giá trị xuất khẩu hơn 120 tỷ đô là, từ
năm 2005-2008 lượng xuất khẩu ổn định đạt hơn 100 tỷ đơ la nhưng đến năm 2009 thì
giảm mạnh đột ngột cịn gần 50 tỷ đơ la.
-Lượng nhập khẩu cao nhất cũng là vào năm 2007, đạt giá trị nhập khẩu hơn 50 tỷ đô la,
từ năm 2005-2008 lượng nhập khẩu nhìn chung vẫn ổn định nhưng đến năm 2009 thì đột
ngột giảm mạnh.
Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu iSuppli, đến cuối
quý II năm 2010, các công ty Hàn Quốc đã chiếm 55% thị trường chất bán dẫn toàn cầu.
Báo cáo của iSuppli cho thấy, tổng doanh thu của thị trường DRAM toàn cầu trong tháng
Tư - tháng Sáu là 10, 79 tỉ USD, tăng nhẹ từ mức 9, 43 tỉ USD so với quý I năm 2009.
17
Riêng tập đoàn Samsung Electronics chiếm tới 33, 8% thị trường toàn cầu với doanh thu
3,65 tỉ USD trong khi hãng Hynix thu được 2, 31 tỉ USD với 21, 4% thị trường.
Cùng với việc mở rộng thị trường toàn cầu, cổ phần của hai công ty chip điện tử
hàng đầu Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng nữa khi Samsung và Hynix đã tiếp tục công
bố những khoản đầu tư khổng lồ trong năm 2010. Cùng thời điểm này, Bộ cũng cho biết:
"Số lượng điện thoại di động xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới khi
các công ty trong nước đang lên kế hoạch mở rộng các sản phẩm của mặt hàng điện
thoại thông minh, đặc biệt ở các thị trường phát triển."
Theo Bộ Kinh tế và Tri thức Hàn Quốc, tốc độ mạng thông tin di động hiện đang ở
vài chục Megabyte mỗi giây sẽ lên đến một Gigabyte mỗi giây vào năm 2020. Từ đó,
cơng nghệ này sẽ mở ra một thời đại siêu kết nối, nơi mọi người và các thiết bị sẽ được
liên kết bằng vô số cách. Để chuẩn bị cho một viễn cảnh như vậy, Chính phủ Hàn Quốc
đang xây dựng chiến lược cho tương lai, với mục tiêu trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế
giới về xuất khẩu IT, và lớn thứ 5 thế giới về sáng tạo nội dung, đồng thời hỗ trợ để tăng
thêm 50 cơng ty phần mềm tồn cầu. Vào năm ngối, xuất khẩu của ngành cơng nghiệp
IT đã mang lại 156 tỷ USD, chiếm hơn 1/4 xuất khẩu của Hàn Quốc. Hơn nữa, quốc gia
này cũng đang dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu. Hàn Quốc cũng đã đạt được
thành tựu đáng kể trong cơng nghệ tích hợp, chẳng hạn như sản xuất tàu biển với công
nghệ truyền thông tiên tiến, hay loại máy bay huấn luyện, chiến đấu phản lực T-50
Golden Eagle với phần mềm ứng dụng do Hàn Quốc tự phát triển.
Ngành công nghiệp ôtô
Trong số nhiều câu chuyện thành cơng thời kỳ cơng nghiệp hóa hậu thế chiến thứ
2 thì câu chuyện về ngành cơng nghiệp ơtơ Hàn Quốc có lẽ là đáng kể và thu hút sự quan
tâm nhất bởi những “bước tiến thần kỳ” (từ số 0 vươn lên vị trí thứ 5 trên thế giới.)
Vào tháng 3/2012 , xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục tính theo đơn
vị tháng, song doanh số bán ra trong nước lại giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với cùng kỳ năm ngối, xuất khẩu ơ tơ của năm nay tăng hơn 18%, và doanh thu cũng
tăng 35%. Như vậy, mặc dù Hàn Quốc xuất khẩu một lượng xe hơi đạt mức tương đương
18
với năm ngoái, nhưng năm nay lại thu được lợi nhuận cao hơn. Trên thực tế, mặc dù cịn
nhiều khó khăn về thị trường, như thị trường khu vực châu Âu đã bị thu hẹp, nhưng
ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc vẫn đạt được doanh thu cao hơn so với các đối thủ
cạnh tranh nước ngồi. Có được điều này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như: Hàn
Quốc đã không bị quá lệ thuộc vào các thị trường truyền thống là Mỹ, châu Âu, mà xây
dựng được một thị trường vững chắc tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Trung Đông và Nam
Mỹ; chất lượng xe ô tô của Hàn Quốc được cải thiện đáng kể và sánh vai với các hãng ô
tô hàng đầu thế giới; các nhà sản xuất ơ tơ Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh về giá cả và
chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Theo tài liệu “Xu hướng ngành công nghiệp ô tô” của Bộ Kinh tế và tri thức Hàn
Quốc, thì so với cùng kỳ năm ngối, xuất khẩu ơ tô vào tháng trước đã tăng 18% với
305.257 xe, và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 35%, đạt mức 4 tỷ 926 triệu USD. Giá xe
xuất khẩu trung bình tăng 8,3% với 14.300 USD/chiếc. Như vậy, xuất khẩu xe ô tô của
Hàn Quốc đã đạt mức kỷ lục theo tháng cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù
thị trường tiêu thụ toàn cầu đang bị hẹp dần do cuộc khủng khoảng tài chính ở châu Âu,
cùng gánh nặng giá dầu thế giới tăng cao, nhưng xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc vẫn tăng
trong thời gian qua. Điều này có được là nhờ khả năng nâng cao chất lượng với giá thành
phải chăng, mở rộng đầu tư phát triển các mẫu xe mới, và sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ các
dòng xe thể thao SUV, xe nhỏ gọn, loại xe xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc. Ngoài ra,
Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hàn Quốc và các nước bắt đầu có hiệu lực cũng
là một yếu tố góp phần giúp quốc gia này đạt kỷ lục xuất khẩu ô tô.
Hiệp định thương mại tự do góp phần mang lại kỷ lục cho ngành xuất khẩu ô tô
của Hàn Quốc. Đặc biệt Hàn Quốc đang hưởng các lợi ích ngay tại thị trường Châu Âu
thơng qua Hiệp định thương mại tự do. Khi nói về ngành xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc,
chúng ta thường chỉ nghĩ đến việc bán xe nguyên chiếc, nhưng thực tế xuất khẩu phụ
tùng cũng đóng vai trị khá quan trọng. Phần lớn việc sản xuất phụ tùng ô tô của Hàn
Quốc là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đảm nhiệm và hiện xuất khẩu của
19
các doanh nghiệp này đang tăng đáng kể. Đặc biệt, xuất khẩu các mặt hàng được ưu đãi
phi thuế quan đã tăng nhiều so với các mặt hàng khác. Như vậy, FTA đã mang lại những
hiệu quả tích cực cho nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là ngành công nghiệp ơ tơ.
Ngay sau khi FTA Hàn-EU có hiệu lực vào ngày 1/7/2011, mức thuế áp dụng cho
xe ô tô do Hàn Quốc sản xuất hạ từ 10% xuống còn 7%, giúp quốc gia này có thể xuất
khẩu sang châu Âu một lượng xe đạt khoảng 451 triệu USD chỉ trong vòng tháng 7. Năm
2011, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất phụ tùng ô tô cũng
tăng 18,9%. Tiếp đó, khi FTA Hàn-Mỹ có hiệu lực vào ngày 15/3 vừa qua, ngay lập tức,
hàng rào thuế quan phụ tùng ô tô Hàn Quốc được bãi bỏ hồn tồn trong khi đối với ơ tơ
4 chỗ sẽ được dần bãi bỏ trong vòng 4 năm tới. Điều này khuyến khích Hàn Quốc có kế
hoạch thúc đẩy xuất khẩu ô tô sang Mỹ, khi mặt hàng này hồn tồn được miễn thuế vào
năm 2016.
Tác động tích cực từ các FTA trong lĩnh vực xuất khẩu ôtô đang đem đến cho Hàn
Quốc những lợi thế nhất định cả về giá trị kinh tế lẫn giá trị hình ảnh của "xứ sở kim chi"
đến nhiều thị trường lớn trên thế giới. Thế nên, Bộ Tài chính Hàn Quốc dự đốn kim
ngạch xuất khẩu ơtơ sang thị trường Mỹ sẽ đem lại cho nước này 722 triệu USD/năm
trong 15 năm tới, khi FTA giữa Hàn Quốc và Mỹ có hiệu lực trong thời gian tới. Tuy
nhiên, hiện nay thị trường tiêu thụ ô tô trong nước của Hàn Quốc lại mang màu sắc tối
hơn so với thị trường xuất khẩu đang “thuận buồm xi gió”.
Ngành cơng nghiệp đóng tàu
20
Đóng tàu là một trong năm ngành xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc với doanh
thu lên đến 27,68 tỉ đô USD trong năm 2007. Từ năm 2003, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật
Bản trở thành quốc gia có ngành cơng nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới; trong đó lớn
nhất là Tập đồn Hyundai -tập đồn có 5 cơng ty đóng tàu lớn nhất thế giới. 6/10 hãng
tàu lớn nhất thế giới thuộc về Hàn Quốc. Trong đó có Bốn hãng lớn nhất là Hyundai,
Daewoo, Samsung và STX. Đây là ngành duy nhất Hàn Quốc chiến thắng Nhật Bản.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, nhu
cầu đóng tàu tồn cầu trong năm 2008 đã giảm mạnh so với năm 2007 nhưng tỷ lệ đơn
đặt hàng mà các công ty của nước này nhận được vẫn tăng.
Năm 2007, Hàn Quốc chiếm 38,9% trên tổng số các đơn đặt hàng trong khi đối
thủ chính là Trung Quốc chiếm 37,3%. Trong nửa đầu năm 2008, cơng nghiệp đóng tàu
của Hàn Quốc nhận khoảng 50,6% số đơn đặt hàng của toàn thế giới, với tổng giá trị 12,4
tỉ đơ la Mỹ. Gần đây, cơng ty đóng tàu STX đã nhận một đơn hàng đóng 8 tàu chở dầu
thô cỡ lớn cho một công ty Hà Lan với giá trị lên đến 1,4 nghìn tỉ won (tương đương 1,3
tỉ đô la Mỹ)
Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành đóng tàu Hàn Quốc đã đi xuống do những cơng
ty sản xuất thép cắt giảm sản lượng và các mỏ khai thác cũng tung ra thị trường ít quặng
hơn. Các công ty xuất khẩu mắc kẹt tại cảng do không cịn nhận được hỗ trợ từ phía các
ngân hàng nữa. Tần suất vận chuyển những hàng hoá với số lượng lớn như quặng sắt hay
ngũ cốc giảm mạnh trong năm 2008. Hãng vận chuyển lớn trên thế giới gần như ngừng
đặt hàng đóng mới tàu hay huỷ hợp đồng cũ bởi không vay được vốn ngân hàng. công ty
chịu ảnh hưởng đầu tiên là C& Heavy Industries. Công ty này đã nhận được nhiều đơn
đặt hàng với tổng số 60 tàu trị giá 2,3 tỷ USD. Sau đó, tiềm lực tài chính khơng đủ, cơng
ty đã khơng thể hồn thành số đơn hàng trên.
Năm 2009, lĩnh vực đóng tàu mang lại doanh thu lớn cho Hàn Quốc bù lại cho
việc ngành xuất khẩu đi xuống, doanh số hàng bán dẫn và xe ơ tơ ở thị trường nước ngồi
21
giảm mạnh. Trong tổng số 556,7 tỷ USD giá trị các hợp đồng tàu, giá trị đơn đặt hàng
cho ngành đóng tàu Hàn Quốc là 212,4 tỷ USD và Trung Quốc là 158,6 tỷ USD.
Theo báo cáo xuất khẩu thì tính tới tháng 7 năm 2011, ngành cơng nghiệp đóng
tàu Hàn Quốc đã đạt giá trị xuất khẩu 36,1 tỉ USD, trở thành mặt hàng được xuất khẩu
nhiều nhất, vượt trên cả chất bán dẫn. Trên thực tế, chính giá nguyên vật liệu và giá dầu
tăng, nhiều đơn hàng đóng tàu hoàn thành là nhân tố đẩy giá trị sản phẩm xuất khẩu của
Hàn Quốc lên cao, từ đó dẫn đến tỉ lệ tăng xuất khẩu đạt tới 30% trong nửa đầu năm nay.
Hơn nữa, trận động đất tại Nhật Bản đã khiến quốc gia này buộc phải ký thêm một số đơn
đặt hàng với Hàn Quốc.
Nhưng đây chỉ là các nhân tố tạm thời và có thể sẽ khơng còn trong những tháng
cuối năm. Mối đe dọa lớn nhất đối với xuất khẩu của Hàn Quốc là kinh tế tồn cầu đang
phát triển chậm lại. Sự rớt hạng tín nhiệm của Mỹ và các vấn đề tài chính ở châu Âu có
thể gián tiếp gây bất lợi cho xuất khẩu của Hàn Quốc.
Ngành cơng nghiệp hóa dầu.
Hóa dầu là một trong những ngành công nghiệp thế mạnh của Hản Quốc. Xuất
khẩu các sản phẩm hóa dầu của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong ngành này ngày càng
tăng mạnh về tỉ trọng và giá trị. Qua đó đóng góp lớn cho tỉ lệ xuất khẩu chung của nền
kinh tế và trong những năm gần đây, ngành cơng nghiệp hóa dầu đã có những bước phát
triển vượt bậc góp phần thay đổi cơ cấu xuất khẩu trong nền kinh tế Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế Hyundai, hiện nay, giá cả
trong nước đang ở tình trạng khơng ổn định. Dự kiến giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao
như vậy sẽ gây tác động lớn đến nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, tình hình kinh tế trì trệ
của các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu và các nước phát triển đã khiến
ngành xuất khẩu của Hàn Quốc trở nên suy yếu, và có thể dẫn đến thâm hụt thương mại
nếu giá dầu thế giới tiếp tục tăng. Khi đó, thị trường tiền tệ hay cung cầu về ngoại hối
trong nước sẽ càng trở nên bất ổn hơn. Đồng thời, vốn đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc
dự kiến cũng sẽ giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp trong nước đồng
loạt tăng giá các mặt hàng thì khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ trở nên
22
suy yếu.
Khi giá dầu thế giới tăng, thì giá các loại sản phẩm liên quan đến dầu mỏ cũng
tăng. Từ đó, Hàn Quốc sẽ có thể mở rộng xuất khẩu nhờ vào sức cạnh tranh trong các
ngành hóa dầu và sản xuất các chế phẩm hóa học. Điều này sẽ dẫn tới việc các nước đẩy
mạnh phát triển và cải tiến cơng nghệ nhằm thăm dị và khai thác năng lượng, vốn là thế
mạnh của các doanh nghiệp đóng tàu Hàn Quốc. Do vậy, các cơng ty này có thể tìm kiếm
được nhiều cơ hội kinh doanh mới…
Nhập khẩu
Năng lượng
Hàn Quốc là một nước phát triển nhưng lại nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên.
Do đó, để phục vụ cho sự cho nhu cầu phát triển kinh tế và ngành cơng nghiệp nặng địi
hỏi phải nhập khẩu ngun liệu từ bên ngoài. Năng lượng là một trong những lĩnh vực
được chính phủ Hàn Quốc ưu tiên nhập nhiều nhất. trong đó, dầu thơ ln chiếm tỉ lệ cao
nhất nhắm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa dầu của nước này.
Hiện Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ năm thế giới. Phần lớn dầu được
nhập từ các nước Trung Đơng, trong đó nhập từ Iran vào khoảng 10%.
23
Nhập khẩu dầu thơ từ quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á khá sôi động trong
năm 2011, đặc biệt là trong nửa cuối năm bởi các nhà máy tinh chế đã hoàn thành xong
kế hoạch bảo dưỡng.
Nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc đánh dấu các mức cao trong tháng 4/2011 sau
khi SK Innovation Co, công ty mẹ của nhà máy lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc, mua 2 triệu
thùng dầu thô từ khi thảm họa kép nhấn chìm nước Nhật. Một thỏa thuận mua bán khác
được thực hiện, SK Innovation sẽ nhận thêm 2 triệu thùng dầu thô vào cuối tháng 4/2011
từ Trung Đông thay vì Nhật Bản sau khi động đất và sóng thần buộc một số nhà máy tinh
chế phải ngừng hoạt động.
Các chuyên gia phân tích cho biết các nhà máy tinh chế của Hàn Quốc sẽ phải đẩy
mạnh xuất khẩu để hạn chế thua lỗ trong thị trường trong nước. Hàn Quốc, quốc gia phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng và các hàng hóa khác, cùng với các nền kinh tế
Châu Á khác vẫn đang phải vật lộn với cuộc chiến chống lạm phát, xuất phát từ giá các
nguyên vật liệu đắt đỏ bao gồm cả dầu.
Trong tháng 3/2011, sản lượng dầu thô tăng 15,1% so với 1 năm trước, lên 78,4
triệu thùng, trong khi nhu cầu sản phẩm dầu trong nước tăng 3,2%, lên 68,8 triệu thùng.
Tuy nhiên, do những căng thẳng xoay quanh vấn đề hạt nhân của Iran, Mỹ đang
gây sức ép buộc Hàn Quốc phải cắt giảm nhập khẩu từ nước này nhằm trừng phạt chính
phủ Teheran. Do đó, một mặt thể hiện sự hợp tác với Mỹ thặt chặt lệnh trừng phạt chống
lại Iran, mặt khác là để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ quốc gia Trung
Đông này mà Hàn Quốc đã giảm đáng kể lượng nhập khẩu dầu thô từ Iran những tháng
gần đây. Cụ thề, trong tháng 3/2012, lượng dầu thô Hàn Quốc nhập từ Iran giảm 40% so
với cách đây 1 năm, xuống còn 155.000 thùng/ngày. Seoul bắt tay với các nước tiêu thụ
dầu Iran hàng đầu Châu Á giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dầu thô nhập khẩu từ Iran.
Theo số liệu cho thấy các chuyến hàng dầu từ Kuwait trong tháng 3 tăng 41%, lên
313.774 thùng/ngày, trong khi lượng dầu từ Ả Rập Saudi tăng gần 10%, lên 817.226
thùng/ngày và tăng 17% từ UAE, lên 185.548 thùng/ngày. Trong 3 tháng đầu năm, Hàn
Quốc có 86% lượng dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông -- chủ yếu là Ả Rập Saudi,
Kuwait, Qatar, UAE -- tăng so với mức 84% cách đây 1 năm, theo số liệu KNOC.
24
Ngồi dầu mỏ ra thì Hàn Quốc cịn nhập khẩu một số loại năng lượng như than,
khí hóa lỏng, nhiên liệu hóa lỏng, Hydro và các loại khác. Các đối tác nhập khẩu chủ yếu
bao gồm Trung Quốc, Nga, Việt Nam…
Các mặt hàng khác
Ngoài năng lượng ra, Hàn Quốc cũng nhập một số mặt hàng quan trọng như các
thiết bị điện tử, nguyên liệu chế tạo chất bán dẫn, thiết bị máy móc cơ khí, gang thép, dệt
may, nơng thủy sản. Đặc biệt là những nguyên liệu dùng trong các ngành cơng nghiệp
chế tạo, các ngành cơng nghệ cao có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế có các thế
mạnh về điện tử, cơng nghệ thơng tin hay cơng nghiệp ơ tơ nhưng lại ít tài nguyên thiên
nhiên như Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Hiệp định thương mại tự do FTA đã được áp dụng với những đối tác
thương mại quan trọng (Mỹ, EU, ASEAN…) nên việc nhập khẩu những mặt hàng trên
ảnh hưởng đáng kể tới người dân Hàn Quốc do thuế nhập khẩu được cắt giảm nhiều tạo
áp lực cạnh tranh với nguồn hàng nội địa. do đó, chính phủ Hàn Quốc cần có những biện
pháp thiết thực song song với việc xúc tiến FTA để giúp người dân thốt khỏi khó khăn,
nhất là trong tình “sức khỏe” kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.
III. HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn
Quốc đã phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo
dục,... Đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do về hàng hoá giữa ASEAN - Hàn
Quốc có hiệu lực từ tháng 7/2007 và Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), quan hệ đó tiếp tục được tăng cường và củng cố.
Có thể nói những năm gần đây, nét nổi bật trong quan hệ thương mại song phương là
các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai rất nhộn nhịp. Tháp tùng Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng sang thăm và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập quan
hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc từ ngày 31/5 đến 2/6/2009, đại diện các doanh nghiệp,
25