Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

báo cáo thực tập tại ngân hàng Agribank chi nhánh Từ Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.17 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam đang phát triển mạnh với sự ra đời của
nhiều ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động. Để tồn
tại và phát triển trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng một mặt phải chuyên nghiệp
hóa hiện đại hóa bộ máy hoạt động mặt khác cũng cần phải tìm ra những lợi thế cạnh
tranh cho riêng mình, xác định đúng thị phần phù hợp với thế mạnh của mình để
hướng tới. Là một ngân hàng thương mại do nhà nước thành lập, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Sau đây sẽ gọi là Agribank Việt Nam) được
coi như là một Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư hào một lĩnh vực được
coi là rủi ro, bấp bênh nhưng cũng đầy tiềm năng nhất – đó là nông nghiệp,nông thôn
và nông dân. “ Agribank Việt Nam ra đời vì nông nghiệp và trưởng thành gắn bó từ
nông nghiệp”.Chi nhánh Agribank Từ Liêm là chi nhánh cấp I trực thuộc Agribank
Việt Nam. Chi nhánh được thành lập vào ngày 01/08/1988. Mặc dù vậy chi nhánh đã
có sự phát triển đáng kể trong những năm qua để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, mở rộng thị phần và thu hút ngày càng nhiều khách hàng.Trụ sở
được đặt tại khu liên cơ quan Từ Liêm đường Mỹ Đình II Từ Liêm, Hà Nội, nơi được
đánh giá là rất có tiểm năng và có thể sẽ trở thành trung tâm Hà Nội trong tương lai,
cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã rất năng động và nỗ lực không ngừng khai
thác thị trường. Kết quả mà chi nhánh đạt được là một sự tăng trưởng ổn định cả về lợi
nhuận kinh doanh lẫn quy mô đơn vị đưa đến một cái nhìn lạc quan cho sự phát triển
mạnh hơn nữa của chi nhánh trong tương lai.Chính vì lý do đó mà chúng em đã quyết
định đến thực tập tại Agribank Việt Nam Từ Liêmvới mong muốn sẽ học hỏi được
nhiều những kiến thức thực tế, áp dụng những lý thuyết đã được học trong nhưng năm
qua và có sự hình dung cụ thể, đầy đủ, chính xác hơn về hoạt động của một doanh
nghiệp cũng như cách thức quản lý,điều hành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có
hiệu quả.Hi vọng rằng với 2 tháng thực tập tại chi nhánh sẽ bổ sung cho chúng em
những kinh nghiệm làm việc ban đầu để chuẩn bị tốt nhất cho công việc trong tương
lai và có thể hoàn thành tốt bản báo cáo tổng hợp và chuyên đề thực tập.
1

Nội dung báo cáo được trình bày trong 3 phần :


Chương I: Khái quát về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Từ Liêm.
Chương II: Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Huyên Từ Liêm.
Chương III: Một số giải pháp để đẩy mạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Từ Liêm.
Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế. Vì vậy bài viết
của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đống
góp, giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 NHTM Ngân hàng thương mại
2 NHNN Ngân hàng nhá nước
3 NHN
O
&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
4 VND Việt Nam đồng
5 TCTD Tổ chức tín dụng
6 Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam
7 TG Tiền gửi
8 KKH Không kỳ hạn
9 TGTK Tiền gửi tiết kiệm
10 TCKT Tổ chức kinh tế
11 NH Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm
3

Bảng 1.1 Tổng doanh thu từ các hoạt động của NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn
2010-2013
Bảng 1.2: Lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng Tổng nguồn vốn
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn theo hình thức
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi theo hình thức
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn theo loại tiền
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng giai đoạn 2011-2013
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng
Bảng 2.6: Biến động lãi suất trả sau từ 09/11/12 đến 06/05/13
4
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TỪ LIÊM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Tên giao dịch: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Từ Liêm
Địa chỉ liên lạc: số 10 Nguyễn Cơ Thạch
Website: www.agribank.com.vn
Điện thoại: 046 2872246
1.1.1 Một số nét chính về Agribank Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng
ViệtNam, đến nay Agribank Việt Nam là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò
chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam; là ngân hàng kinh
doanh đa năng do Nhà nước thành lập phục vụ mục đích chính đầu tư phát
triển nông nghiệp nông thôn và là một trong những công cụ quan trọng để Nhà

nước điều hành nền kinh tế, ổn định xã hội khu vực nông thôn…
Ngày 26/03/1988 đã đi vào lịch sử Tài chính Ngân hàng Việt Nam như một dấu
mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của một Ngân hàng chuyên doanh đi đầu
trong đầu tư vào một lĩnh vực được coi là “rủi ro, bấp bênh nhất nhưng cũng đầy
tiềm năng nhất” – đó là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. “Agribank Việt Nam
ra đời vì nông nghiệp và trưởng từ gắn bó với nông nghiệp”.
Lịch sử Agribank Việt Nam là lịch sử có nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi n
hớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời
kỳ phát triển kinh tế đất nước: Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam
(1988−1990); Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam(1990−1996), Ngân hàng Nông nghiệ
p và Phát triển nông thôn Việt Nam(1996−nay).Và chính sự trải nghiệm quanhữ
5
ngthăng trầm thử thách ấy đã tôi luyện lên một bản lĩnh, một ý chí, luôn vượt lên
khó khăn,có những đột phá sáng tạo,cách làm mới trong gánh vác sứ mệnh mà Đảng
và Nhà nước tin tưởng giao phó
Agribank Việt Nam là ngân hàng lớn nhất cả nước cả về vốn, tài sản, đội ngũ
CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 9/2008, vị thế
dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn
đạt gần 430.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 15.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền
kinh tế đạt gần 365.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới,phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế là 1,9%. Agribank hiện có hơn 2700 chi nhán(trong đó có chi nhánh Từ
Liêm) và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 33.000 cán bộ
nhân viên.
Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ
ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng
lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án
Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế
giới tài trợ. Hiện Agribank đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến tất
cả các chi nhánh, các điểm giao dịch trong toàn quốc, và triển khai hệ thống các dịch v
ụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tíndụng quốc

tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT trong toàn quốc
Đến nay, Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và
ngoàinước. Agribank luôn chú trọng mở rộng và duy trì tốt quan hệ đại lý với
các ngân hàng nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của
khách hàng cũng như chiến lược phát triển dài hạn của ngân hàng. Đến nay, Agribank
Việt Nam đã có quan hệ đại ly với trên 996 ngân hàng tại 113 quốc gia
và vùng lãnh thổ với hơn 70 tài khoản Nostro và Vostro tại các ngân hàng trong
và ngoài nước. Agribank là thành viên của nhiều hiệp hội quốc tế như: Hiệp hội
6
Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội
Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA), Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), v.v…
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển
khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Đến cuối
tháng 9/2009 đã tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài là 121 dự án với
tổngsố vốn trên 4,6 tỷ USD, số vốn qua NHNN&PTNT Việt Nam là 4 tỷ USD, đã giải
ngânđược1,2 tỷ USD. Trong năm 2008 Agribank Việt Nam đã đạt được nhiều danh hi
ệu lớn như top 10 giải thưởng Sao vàng đất Việt; top 10 giải thưởng thương hiệu mạnh
Việt Nam; cúp vàng Doanh nghiệp phát triển bền vững do Bộ
Công thương trao tặng; doanh nghiệp số 1 Việt Nam do UNDP xếp hạng…
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Agribank đã nỗ lực hết mình,
đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Từ Liêm:
Trước những nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn và
các dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và dân cư ngày càng tăng. Đồng thời
nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín, và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của mình, Agribank Việt Nam không ngừng thành
lập các chi nhánh mới. Mỹ Đình là địa bàn có khá nhiều thuận lợi: Là trung tâm
khu vực phát triển phía tây của nội đô Thủ Đô; khu vực dân cư đông đúc và đang phát

triển di dân cơ học lớn, tốc độ đô thị hóa, thương mại hóa cao; kinh tế của khu vực phá
t triển một cách nhanh chóng và ngày càng sâu rộng…Ngày 30/8/2003, ban lãnh
đạo Agribank Việt Nam đã ra quyết định thành lập Chi nhánh Agribank Từ Liêm.
Khi ra đời với tên gọi Chi nhánh Agribank TừLiêm, là một chi nhánh ngân h
àng cấp II với tổng số ban đầu 25 cán bộ, nhân viên, một Giám đốc, một phó giám đốc
, hai phòng nghiệp vụ là phòng tín dụng và phòng kế toán và 02 phòng giao dich trực
thuộc.
7
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Agribank Việt Nam, Agribank Từ L
iêm hoạt động dần ổn định và kết quả kinh doanh ngày một cao. Nhằm nâng cao tầm
quan trọng và uy tín của ngân hàng trên khu vực, cùng với sự phát triển nền kinh tế th
ủ đô nói riêng và cả nền kinh tế quốc dân nói chung, đến ngày 01/4/2008,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã công nhận chuyển ngân hàng từ ngân hàng
cấp II thành chi nhánh ngân hàng cấp I với tên gọi: Agribank chi nhánh Từ L
iêm – trực thuộc Agribank Việt Nam.
Từ khi được nâng cấp thành chi nhánh cấp I, Chi nhánh Từ Liêm đã dần hoàn
thiện về cơ cấu bộ máy tổ chức theo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo
quyết định số 53/QĐ/HĐQTTCCB ngày 01/08/1988 của Hội đồng Quản trị
Agribank Việt Nam.
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ chung:
Là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam, chi nhánh Từ Liêm được quyền thực hiện các nghĩa vụ sau;
-Hạch toán,điều chuyển vốn thanh toán tập trung toàn hệ thống NHN
0
&PTNT Việt
Nam.
-Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng bao gồm:
+ Thanh toán quốc tế
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức và dân cư trong

nước bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.
+ phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và bằng
các hình thức huy động ngắn và dài hạn phục vụ yêu cầu phát triển kinh doanh và làm
dịch vụ ngân hàng.
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ đối với các tổ
chức kinh tế theo cơ chế thị trường và quy định của NHNN và NHN
0
&PTNT Việt
Nam.
+ Mua bán ngoại tệ trực tiếp theo hợp đồng giao ngay và hợp đồng giao kỳ hạn.
8
+ Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán chuyển tiền trong và ngoài
nước, thanh toán séc và các loại dịch vụ khác.
- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt và các giấy tờ có giá.
- Thực hiện dịch vụ tư vấn và quản lý tiền vốn các dự án đầu tư theo yêcầu của khách
hàng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHN
o
&PTNT Việt Nam giao.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
1.1.3.1 Phòng Nguồn vốn:
1. Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa bàn
hoạt động
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng
kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
3. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch
đến các chi nhánh trên địa bàn.
4. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi
nhánh trên địa bàn.
5. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ

kết, tổng kết.
6. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
1.1.3.2 Phòng tín dụng:
 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín.
 Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
 Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp
 Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NH cấp trên
 Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và
ngoài nước
9
 Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm. thử nghiệm địa
bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho
phép nhân rộng.
 Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân
và đề xuát phương hướng khắc phục.
 Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các
chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
1.1.3.3 Phòng Kế toán Ngân quỹ:
 Trực tiếp kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của
NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.
 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NHNo cấp trên
phê duyệt.
 Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
NHNo&PTNT trên địa bàn.
 Tổng hợp, lưu thữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo luật định.

 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
 Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy
định.
 Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh theo
quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
1.1.3.4 Phòng Hành chính Nhân sự:
 Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có
trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám
đốc chi nhánh phê duyệt.
 Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự. kinh tế lao động liên quan
đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
 Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ
quan.
 Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
 Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính ,
văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
10
 Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ
lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ
quan.
 Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa –tinh thần và
thăm hỏi ốm , đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.
 Xây dựng quy định lề lói làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ
chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn.
 Đề xuất định mực lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh
NHNo trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT
Việt Nam.
 Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi
công tác, học tập trong nước hay nước ngoài.

 Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ,
chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước, của
ngánh NH.
 Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
1.1.3.5 Phòng vi tính
 Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của chu nhánh.
 Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán
thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho
hoạt động kinh doanh.
 Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo
quy định.
 Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
 Làm dịch vụ tin học.
1.1.3.6 Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
- Xây dựng, chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác
kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của NH mình.
- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện
kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của
11
NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn
kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ
chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh NH cấp 2.
- Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa
các tồn tại thếu sớt của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán
văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh
về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban
kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc

thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh
đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn
vị mình.
- Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra,
kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank Từ Liêm:
Cùng với sự lớn mạnh về hoạt động kinh doanh, số cán bộ, nhân viên của Chi
nhánh đến nay đã là 81 cán bộ. Ban lãnh đạo của Chi nhánh NHNo&PTNT
Từ Liêm gồm có: một Giám đốc, ba Phó giám đốc, bảy phòng nghiệp vụ và năm
phòng giao dịch.
Mô tả chức năng của các vị trí quản trị:
- Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Các Phó Giám Đốc của công ty có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Tổng Giám Đốc
điều hành mọi công việc
-Trưởng phòng Marketing Dịch vụ có chức năng tham mưu cho lãnh đạo
12
công ty về chiến lược sản phẩm,
- Trường phòng Tổ Chức – Hành Chính thì có chức năng : Phụ trách công tác
tổ chức nhân sự , công tác lao động tiền lương, công tác hành chính quản trị , các
pháp chế.
- Trưởng phòng Kế Toán- Ngân quĩ : thì tổ chức thực hiện toàn bộ các công
tác kế toán . Lập báo cáo các hoạt động và kế hoạch tài chính.
-Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh: Quản lí việc kinh doanh các sản phẩm
của ngân hàng, theo dõi doanh thu từ hoạt động kinh doanh.Ngoài ra nó còn tham
gia cả đối nội và đối ngoại
- Trưởng phòng điện toán :
- Trưởng các phòng giao dịch : Quản lí các hoạt động giao dịch của phòng,
đảm bảo các giao dịch được diễn ra thông suốt.
Hình 1.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm:
13

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ LIÊM
14
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 3
Trưởng
phòng
điện toán
Trưởng
phòng kế
toán và
nhân quỹ
Trưởng
phòng
kiểm tra,
kiểm soát
nội bộ
Trưởng
phòng
dịch vụ
và
marketin
g
Trưởng
phòng
kinh
doanh
ngoại hối
Trưởng
phòng kế

hoạc
kinh
doanh
Trưởng
phòng
hành chính
nhân sự
1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Từ Liêm:
1.2.3 Hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ ngân
hàng thương mại nào. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt động
không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình. Một
nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để mở rộng và nần cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bao gốm các hoạt động:
- Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,tiền gửi thanh
toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước
bằng VND và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các
hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHN
o
&PTNT .
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của ngân hàng
nông nghiệp.
- Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi tổng giám
đốc NHN
o
&PTNT Việt Nam cho phép.
15

Trưởng
phòng giao
dịch số 1
Trưởng
phòng giao
dịch số 2
Trưởng
phòng giao
dịch số 3
Trưởng
phòng giao
dịch số 4
Trưởng
phòng giao
dịch số 5
Trưởng
phòng giao
dịch số 6
Chỉ dẫn:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.2.4 Hoạt động cho vay
NHN
o
&PTNT Từ Liêm thực hiện cho vay chủ yếu là:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ
chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND đối với cá nhân, hộ gia
đình.
1.2.5 Kinh doanh ngoại hối

Bao gồm các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức tín dụng
chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối và Western Union;
thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế.
1.2.6 Kinh doanh các dịch vụ khác
Ngoài các hoạt động trên, ngân hàng Từ Liêm còn thực hiện kinh doanh một số
dịch vụ khác. Đó là: thu chi tiền mặt, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết
khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của tổ chức tài
chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ khác… được
NHNN và NHN
o
&PTNT Việt Nam cho phép.
1.2.7 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhờ sự phát triển của các hoạt động trên mà doanh thu cũng như lợi nhuận của
NHN
o
&PTNT Từ Liêm ngày càng tăng, ngân hàng ngày càng phát triển và càng khẳng
định vị trí của mình tại thị trường ngân hàng của Việt Nam.
Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ các hoạt động của NHN
o
&PTNT Từ Liêm giai
đoạn 2010-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012 2013
Tổng doanh thu 213 257 284 261
Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh
16
Năm 2010, tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động của ngân hàng đạt 213 tỷ
đồng ,sang năn 2011 con số này là 257 tỷ đồng, tức tăng 44 tỷ đồng, tương đương hơn
20% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng doanh thu từ các dịch vụ cuae nhân hàng
tiếp tục tăng thêm 27 tỷ đồng , tương đương 10,5% so với năm 2011. Tuy vậy, bước

sang năm 2013, nền kinh tế gặp khó khăn, các hoạt động của ngân hàng không được
thuận lợi và theo đó tổng doanh thu từ các hoạt động của ngân hàng đã giảm 23 tỷ
đồng, tương đương 8,1% so với năm 2012.
Về cơ cấu tổng doanh thu, chiếm tỷ trọng cao nhất vấn là thu nhập từ hoạt động
tín dụng .

Bảng 1.2: Lợi nhuận của NHN
o
&PTNT chi nhánh Từ Liêm

Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận 78 96 114 85
Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh
Về lợi nhuận, trong giai đoạn từ năm 2010-2012, ngân hàng ngày càng kinh
doanh có lãi, lợi nhuận tăng lên gần 40 tỷ đồng qua 3 năm này. Tuy nhiên tới năm
2013, tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh cho tới thời điểm này, lợi nhuận đã tụt
giảm so với năm ngoái là 31 tỷ đồng.
2. Các nguồn lực của đơn vị thực tập.
2.1. Nguồn vốn và tài sản
Năm 2011 : Ngày 1/1 tổng tài sản (nguồn vốn) 2.808.291.273.371
Ngày 31/12 tổng tài sản (nguồn vốn) 3.158.326.409.237
17
Năm 2012 : Ngày 1/1 tổng tài sản (nguồn vốn) 3.158.326.409.237
Ngày 31/12 tổng tài sản (nguồn vốn) 4.902.503.569.699
Năm 2013 : Ngày 1/1 tổng tài sản (nguồn vốn) 4.902.503.569.699
Ngày 30/12 tổng tài sản (nguồn vốn) 5.149.941.843.016
2.2. Nguồn nhân lực
Năm 2011 : 40 cán bộ, trong đó : cán bộ quản lý là : 10, cán bộ nhân viên là: 30
- Năm 2012: 52 cán bộ, trong đó: cán bộ quản lý là: 12; cán bộ nhân viên là: 40

- Năm 2013: 73 cán bộ, trong đó: cán bộ quản lý là 15, cán bộ nhân viên là : 58
3. Tổ chức kinh doanh của Agribank Từ Liêm:
3.1. Sản phẩm dịch vụ Agribank Từ Liêm cung cấp :
3.1.1Nhóm sản phẩm Huy động vốn :
- Tiền gửi không kì hạn : Khách hàng khi gửi tiền vào tài khoản ngân hàng và có
thể rút ra bất cứ lúc nào.
- Tiền gửi có kì hạn : Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau
một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi
có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kì hạn nhưng khách hàng gửi
tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hang.
- Tiền gửi tiết kiệm : Khách hàng gửi tiền tiền vào ngân hàng nhằm mục đích
hưởng lãi theo định kì. Các mức lãi suất lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn
được ngân hàng công bố sẵn.
3.1.2 Nhóm sản phẩm tín dụng :
Agribank Việt Nam cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng :
- Cho vay : Ngân hàng cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp vay vốn
phục vụ những mục đích khác nhau.
18
+ Cho vay ứng trước : Agribank Việt Nam cung cấp cho khách hàng một
khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả
lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc.
+ Cho vay ứng trước : Agribank Việt Nam cung cấp cho khách hàng một
khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả
lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc.
+ Cho vay thấu chi : Agribank Việt Nam cho phép khách hàng chi vượt quá số
tiền dư trên tài khoản vãng lai trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ
sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Mức tín dụng thỏa
thuận trong cho vay thấu chi chưa phải là khoản tiền ngân hàng cho vay mà chỉ
khi nào khách hàng sử dụng ( thấu chi ) thì mới được coi là tín dụng được cấp
phát và bắt đầu tính lãi.

- Chiết khấu, tái chiết khấu : là việc ngân hàng ưng trước tiền cho khách hàng
tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để
sở hữu một giấy tờ có giá (giấy nợ) chưa đến hạn.
- Bao thanh toán : Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng của ngân hàng
thông qua việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã
được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng.
3.1.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ :
AgribankTừLiêm có khả năng cung cấp hết tất cả những sản phẩm dịch vụ của Agriba
nk Việt Nam , nhưng do nhu cầu của sản phẩm trên
địa bàn còn hạn chế nên có những sản phẩm chưa được phát triển, sau đây chỉ trình bà
y những sản phẩm thực tế mà chi nhánh có doanh thu :
3.1.3.1 Nhóm sản phẩm tài khoản và dịch vụ thanh toán trong nước :
- Cung cấp thông tin tài khoản (vấn tin, đối chiếu, kiểm tra, in bản sao, sao kê)
- Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi
- Chuyển tiền
+ Chuyển tiền đi trong nước
+ Nhận chyền tiên đến trong nước
3.1.3.2 Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế:
- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế ( chuyển tiền kiều hối, thương mại mậu dịch)
19
- Thanh toán nhờ thu
- Thư tín dụng
- Kinh doanh ngoại tệ
3.1.3.3 Nhóm sản phẩm thẻ:
- Thẻ ghi nợ : cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi
thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán hàng hóa, dịch vụ; rút/ ứng
tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng khác tại ATM/EDC
- Thẻ tín dụng : cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi hạn mức tín
dụng được cấp để thanh toán hàng hóa, dịch vụ ; ứng tiền mặt và các dịch
vụ khác tại ATM/EDC

3.1.3.4 Nhóm sản phẩm E- banking:
- SMS Banking : vấn tin, ín sao kê, tự động thông báo SD
- Vn Top up : Nạp tiền điện thoại, nạp tiền ví điện tử
- Atranfer : Chuyển khoản cá nhân, chuyền khoản thanh toán
20
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TỪ LIÊM
Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các ngân
hàng nói chung và của SGD I nói riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là
nguồn vốn huy động. Hơn nữa, huy động vốn không phải là một nghiệp vụ độc lập mà
nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như thanh
toán, chuyển tiền của NHTM. Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn
dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá
trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định
thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao.
Nhìn chung, với sự quan tâm đúng mức và chính sách huy động hợp lý, tổng
nguồn vốn của Chi nhánh Từ Liêm liên tục tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn
2007 – 2009, bất chấp những biến động lớn về kinh tế xã hội gây ra nhiều khó khăn và
thách thức to lớn.
Năm 2011 2012 2013
Tổng Nguồn vốn (tỷ
đồng)
3158 tỷ 4902 tỷ 5149 tỷ
Mức đạt (%) - 55,22 5,04
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng Tổng nguồn vốn
Năm 2011, tổng vốn của Chi nhánh mới có 3158 tỷ, nhưng đến năm 2012 đã tăng
lên 55%, đạt 4902 tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra 842 tỷ tương đương 84.2% so với năm 2011.
Đến năm 2013, nền kinh tế gặp khó khăn, các hoạt động của ngân hàng không được
thuận lợi nên tốc độ giảm 50%, nhưng vẫn vượt chỉ tiêu đề ra 274 tỷ tương đương

24,7% so với năm 2012. Như vậy, với ưu thế Chi nhánh đi sau và phương châm huy
động vốn đúng đắn, Chi nhánh Từ Liêm đã ngày càng tăng cường khả năng thu hút
21
vốn của mình. Sau đây em xin đi vào phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh
theo chủ thể, theo kỳ hạn và theo loại tiền.
2.1 Cơ cấu tiền gửi theo hình thức
Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và
trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên
quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn,
kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều
tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất.
Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm
được thể hiện rõ rệt qua bảng số liệu sau:
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ %
Huy động 3158 100 4902 100 5149 100
Tiền gửi dân cư 789,5 25 1274,52 26 1441,72 28
Tiền gửi các TCKT 1200,04 38 1960,8 40 1956,62 38
Tiền gửi các TCTD 1010,56 32 1372,56 28 1544,7 30
Phát hành giấy tờ có giá 157,9 5 294,12 6 205,96 4
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn theo hình thức
Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì
nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, của các TCTD và dân cư chiếm tỷ trọng tương
đối lớn, phần nhỏ còn lại là của việc phát hành các giấy tờ có giá.
Khoản mục đầu tiên trong nguồn vốn huy động của ngân hàng là tiền gửi tiết
kiệm từ dân cư. Đây là nguồn tiền của dân cư chưa sử dụng đến đem gửi vào Ngân
hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang
cơ chế hạch toán kinh doanh. Tiền gửi của dân cư luôn được duy trì ổn định và tăng
qua các năm. Năm 2012, tiền gửi dân cư tăng 485.02 tỷ tương đương mức tăng

22
61,43% chiếm 26% tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, tăng 167,2 tỷ tương đương mức
tăng 13,12% và chiếm 28% tổng nguồn vốn. Điều này phản ánh chính sách khách
hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm tiện ích có hiệu quả cao
hơn hẳn so với các NHTM khác.
Tiếp đó, tiền gửi của các tổ chức, trong đó có tổ chức kinh tế và tổ chức tín
dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh.
Tổng tiền gửi của các tổ chức ở giai đoạn 2011-2013 luôn chiếm từ 68 đến 70% tổng
nguồn vốn, có tính chất quyết định đến hoạt động của Chi nhánh. Nếu không có nguồn
này thì Chi nhánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Năm 2012,
tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 760.76 tỷ, tương đương mức tăng 63.4% chiếm tỷ
trọng 40% tổng nguồn vốn. Năm 2013, tiền gửi các tổ chức kinh tế giảm 4,18 tỷ,
tương đương mức giảm 5.31%. Như vậy mặc dù về con số tuyệt đối vẫn có sự gia
tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có sự sụt giảm đáng kể ở năm này. Lý do chính là nhiều
doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại sau cuộc khủng
hoảng kinh tế trầm trọng. Còn nếu xét về tổng nguồn vốn huy động được từ các tổ
chức nói chung, năm 2012 tiền gửi của các tổ chức tăng hơn 1122.76 tỷ, tương đương
tốc độ tăng 50.8%. Sở dĩ mức tăng thấp là do tiền gửi của TCTD khác chỉ biến động
nhẹ. Năm 2013, nền kinh tế gặp khó khăn, các hoạt động của ngân hàng không được
thuận lợi nhưng chi nhánh vẫn gia tăng nhẹ với mức tăng 227.96 tỷ và tốc độ tăng
nhanh với 6.8 %. Điều này cho thấy sự góp vốn từ các TCTD khác đã mang đến hiệu
ứng tích cực cho công tác huy động.
2.2 Cơ cấu tiền gửi theo thời gian
Ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành, thì không thể
bỏ qua tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. Từ việc xác định chính xác lượng
tiền huy động trong các kỳ hạn, ngân hàng sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý.
Nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian
hoàn vốn lâu. Cơ cấu theo kỳ hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:
23
ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn 3158 100 4902 100 5149 100
NV KKH 663,18 21 1176,48 24 1029,8 20
NV có kỳ hạn dưới 12T 1547,42 49 2475,12 56 3295,36 64
NV có kỳ hạn trên 12T 947,4 30 980,4 20 823,84 16
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013
Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn ngắn hạn tại chi nhánh Từ Liêm chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, nguồn ngắn hạn tại chi nhánh là
1547,42 tỷ đồng chiếm 49% so với tổng vốn huy động. Năm 2012 tăng 927,7 tỷ đồng
so với năm 2011 và chiếm 59.95% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2013, vốn ngắn
hạn tiếp tục tăng trưởng nhưng có chút giảm nhẹ, đạt 820.24 tỷ đồng và chiếm đến
33,14% tổng nguồn vốn. Như vậy nguồn vốn ngắn hạn đóng vai trò chủ đạo đối với
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng tương đối, từ 20% đến 24%
trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 đạt 663,18 tỷ chiếm tỷ trọng 21%. Đến
năm 2012 đã tăng thêm 513,3 tỷ và đạt tỷ trọng 24% tổng nguồn vốn. Mặc dù vậy đến
năm 2013, tốc độ tăng có chậm lại, giảm xuống 146.68 tỷ. Tỷ trọng trong tổng vốn của
năm này cũng giảm xuống chỉ còn có 20%, điều này có thể là do ảnh hưởng chung của
tình hình trong nước như lạm phát, giá tiêu dùng tăng, người dân có xu hướng tích trữ
vàng… Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi vào chủ yếu nhằm mục đích thanh toán qua
hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân
hàng cung cấp một số phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,
dịch vụ rút tiền tự động qua mạng máy tính, ATM. Kết hợp với thái độ phục vụ nhiệt
tình, tinh thông nghiệp vụ của cán bộ phòng kế toán ngân quỹ (phòng có mật độ tiếp
xúc với khách hàng nhiều nhất của ngân hàng) đã gây cảm tình và niềm tin cho khách
24
hàng tới quan hệ và giao dịch. Từ đó nâng cao được một lượng vốn huy động đáng kể
cho ngân hàng.
Tính chất của lượng tiền này là không ổn định, nên việc sử dụng vào hoạt động

kinh doanh của ngân hàng là rất khó, nhưng lãi suất chi trả cho nguồn tiền này tưong
đối thấp so với các khoản huy động khác, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu
vào, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa
dạng hóa danh mục tài sản có như: cho vay TCTD khác, đầu tư trên thị trường tiền
gửi, đầu tư khác… Vì vậy, chi nhánh đã có những chính sách nhằm duy trì ổn định
nguồn tiền này như cung cấp các dịch vụ kèm theo, tính toán lãi suất chi trả hợp lý,
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn, nguồn có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng
chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Như đã nói ở
trên, năm 2011 nguồn này chiếm đếm 49% tổng vốn. Trong các năm tiếp theo, tốc độ
tăng liên tục đạt rất cao. Cụ thể như sau: 2012 tăng 927,7tỷ đồng với tốc độ tăng là
59.95%. Đến năm 2013, vốn ngắn hạn tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng nhưng có chút
giảm nhẹ, đạt tới 3295,36 tỷ đồng, giảm xuống còn 820,24 tỷ, tương ứng tốc độ
33,14%. Nguồn này cũng có mức biến động tương đối lớn nhưng ổn định hơn nguồn
tiền không kỳ hạn và luôn tăng qua các năm. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là
các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn,
sinh lợi. Lãi suất huy động đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng này, vì vậy chi
nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, các chương trình dự thưởng
nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, lãi suất huy động của ngân hàng cũng thay đổi
theo kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm khuyến khích
khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài, từ đó tạo ra một nguồn tiền ổn định để giúp ngân
hàng đầu tư vào các khoản mục khác.
Với các nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng, đó có thể coi là các nguồn trung và
dài hạn mà Chi nhánh đã huy động được. Nó cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ và
cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của Chi nhánh. Qua bảng số liệu trên ta có thể
25

×