Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 130 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả Luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chân
thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Trọng Hoan vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác
giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các Giảng viên đã nhiệt
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường. Cảm
ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hồn thành chương
trình Cao học.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, các cơ quan hữu
quan, đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hồn
thành bản luận văn được thuận lợi.
Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác
giả trong suốt q trình học tập và hồn thiện bản luận văn này.
Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cơ trong Hội đồng bảo vệ và kính
mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện
hồn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu
ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả luận văn

Tô Quốc Vương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý
chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng
Ninh” là cơng trình nghiên cứu của tơi, các số liệu trong luận văn được sử dụng
trung thực, kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại
bất kỳ cơng trình nào khác.


Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả luận văn

Tô Quốc Vương


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Đường Tỉnh lộ 326 (TL326) ........................................................... 19
Hình 1.2: Nhà máy nhiệt điện Hà Khánh ........................................................ 20
Hình 1.3: Mỏ đá Thăng Long.......................................................................... 22
Hình 1.4: Bãi thải do khai thác than................................................................ 24
Hình 1.5: Khai thác đá xây dựng .................................................................... 25
Hình 2.1: Hồ Yên Lập ..................................................................................... 34
Hình 2.2: Hồ Cao Vân ..................................................................................... 35
Hình 2.3: Bãi rác khu 1 thị trấn Trới ............................................................... 59
Hình 2.5: Khu nghiền đã xây dựng ................................................................. 64
Hình 2.7: Nhà máy gạch Hồnh Bồ - xã Lê Lợi ............................................. 66
Hình 2.9: Hình ảnh diện tích rừng bị suy giảm mạnh ..................................... 69
Hình 3.1: Sơ đồ đề xuất hệ thống thu gom rác ............................................. 100
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho khu vực cửa
lò và nhà sàng (MH-1) .................................................................................. 102
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải cơng nghiệp ............................... 103
Hình 3.4: Bản đồ các tiểu vùng mơi trường của huyện Hồnh Bồ ............... 109


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí khu vực giáp ranh giữa xã
Thống Nhất và nhà máy Nhiệt điện Hà Khánh ............................................... 21

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoành Bồ thời kỳ 2008-2012 ...... 41
Bảng 2.2: Tình hình thu chi ngân sách của huyện Hoành Bồ ......................... 42
Bảng 2.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Trới địa điểm qua
thị trấn Trới ..................................................................................................... 44
Bảng 2.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Diễn Vọng điểm
qua xã Thống Nhất .......................................................................................... 45
Bảng 2.5: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Trới đoạn qua xã
Lê Lợi .............................................................................................................. 46
Bảng 2.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Vũ Oai ............... 47
Bảng 2.7: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại suối Váo ..................... 48
Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Kỳ Thượng ........ 49
Bảng 2.9: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Khe Máy đoạn qua
xã Đồng Sơn .................................................................................................... 50
Bảng 2.10: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Khe Tân đoạn
qua xã Tân Dân ............................................................................................... 51
Bảng 2.11: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại .................................. 52
Khe Cát xã Đồng Lâm..................................................................................... 52
Bảng 2.12: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại hồ Cao Vân .............. 53
Bảng 2.13: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt........................................ 54
tại suối Đồng Giang ........................................................................................ 54
Bảng 2.14: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại hồ Yên Lập địa phận
xã Quảng La .................................................................................................... 55
Bảng 2.15: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại khe Liêu, xã Bằng Cả ..... 56


Bảng 2.16: Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí khu vực Bãi rác khu 1 thị
trấn Trới ........................................................................................................... 59
Bảng 2.17: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong chăn nuôi..................... 60
Bảng 2.18: Dự báo tải lượng nước thải y tế huyện Hoành Bồ........................ 61
Bảng 2.19: Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí khu vực C.ty CP xi măng

Hạ Long ........................................................................................................... 65
Bảng 2.20: Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí khu vực mỏ sét C.ty CP xi
măng Thăng Long ........................................................................................... 66
Bảng 2.21: Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí khu vực các nhà máy, xí
nghiệp sản xuất thuộc xã Lê Lợi ..................................................................... 66
Bảng 3.1: Dự kiến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .................................... 83


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG NƯỚC 1
1.1. Các khái niệm về mơi trường và quản lý môi trường ................................ 1
1.1.1. Khái niệm về quản lý môi trường ........................................................... 1
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý môi trường ....................................................... 2
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường ............................................. 4
1.1.4. Các công cụ quản lý mơi trường ............................................................. 5
1.2. Vai trị của nguồn nước mặt và việc đảm bảo chất lượng nguồn nước mặt .. 8
1.2.1. Vai trò của nguồn nước mặt .................................................................... 8
1.2.2. Đảm bảo chất lượng nguồn nước .......................................................... 10
1.2.3. Hệ thống cơ sở pháp lý về quản lý môi trường nước............................ 10
1.3. Các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nước mặt và công tác quản lý
nguồn nước mặt ............................................................................................... 16
1.3.1. Các hoạt động kinh tế............................................................................ 17
1.3.2. Các hoạt động xã hội dân sinh .............................................................. 25
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH
QUẢNG NINH............................................................................................... 30
2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ . 30
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo .............................................................. 30

2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................. 31
2.1.3. Hệ thống sơng suối ................................................................................ 32
2.1.4. Hệ thống hồ đập .................................................................................... 33
2.1.5. Tài nguyên của huyện Hoành Bồ .......................................................... 35
2.1.6. Đặc điểm dân số .................................................................................... 39


2.1.7. Giao thơng, thủy lợi .............................................................................. 39
2.1.8. Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2008 – 2012 .............................. 40
2.2. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện
Hoành Bồ......................................................................................................... 43
2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Hoành Bồ .......... 43
2.2.2. Tình hình khai thác nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Hoành Bồ .... 56
2.3. Các nhân tố gây ô nhiễm nước mặt trên địa bàn huyện Hoành Bồ ......... 58
2.4. Đánh giá thực trạng tình hình khai thác nguồn nước mặt trên địa bàn
huyện Hoành Bồ .............................................................................................. 69
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 69
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 71
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 73
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH .......................... 75
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ trong thời
gian tới đến năm 2020 ..................................................................................... 75
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ đến năm
2020 ................................................................................................................. 75
3.1.2. Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ đến
năm 2030 ......................................................................................................... 87
3.2. Mục tiêu quản lý môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nước trên địa bàn
huyện Hoành Bồ đến năm 2020 ...................................................................... 89

3.2.1. Q trình đơ thị hóa............................................................................... 89
3.2.2. Q trình cơng nghiệp hóa .................................................................... 90
3.2.3. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ........................................................ 91
3.2.4. Phát triển du lịch và dịch vụ.................................................................. 92


3.2.5. Phát triển y tế ........................................................................................ 92
3.2.6. Phát triển giao thông ............................................................................. 93
3.3. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng nguồn nước trên
địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .................................................... 93
3.3.1. Tăng cường quản lý mơi trường bằng cơng cụ hành chính .................. 93
3.3.2. Tăng cường quản lý môi trường bằng các công cụ luật pháp và chính
sách .................................................................................................................. 94
3.3.3. Tăng cường quản lý mơi trường bằng các công cụ kỹ thuật ................. 96
3.3.4. Tăng cường quản lý môi trường bằng biện pháp tuyên truyền, giáo dục . 104
3.3.5. Xã hội hóa đầu tư bảo vệ môi trường.................................................. 105
3.3.6. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơng trình Bảo vệ mơi trường ..... 105
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTXH

Kinh tế xã hội

PH

Độ chua


GDP

Tổng sản phẩm nội địa

COD

Nhu cầu oxy hóa hóa học

DO
BOD
Coliform
As
Pb
TSS
TSP
SO2
NO2
CO
BVMT

Lượng oxy hồ tan trong nước
Nhu cầu oxy sinh hoá
Tổng vi khuẩn
Hàm lượng asen

hàm lượng chì
Tơng chất rắn lơ lửng
Tổng lượng bụi lơ lởng
Độ bão hồ oxy

Nitơ
Các bon
Bảo vệ mơi trường


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững đã
trở thành chiến lược mang tính chất tồn cầu, nó khơng cịn là vấn đề riêng cho
từng quốc gia, từng khu vực. Bảo vệ môi trường tự nhiên như nguồn nước,
khơng khí, đất đai, sự đa dạng sinh học,... là những vấn đề không chỉ liên quan
đến chất lượng mơi trường hiện tại mà cịn là việc bảo vệ môi trường cho các
thế hệ mai sau. Để đảm bảo việc quản lý và bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam lĩnh vực Bảo vệ môi trường đã được đề cập đến thông qua
nhiều văn bản: Luật Bảo vệ môi trường 1993 quy định: "Nhà nước thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập Quy hoạch Bảo vệ môi
trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương và
địa phương. Nhà nước có chính sách đầu tư, khuyến khích và bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước dưới nhiều hình thức,
áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo vệ môi trường" (Điều 3, Chương
I); và gần đây theo Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004
của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Nước là một trong những tài nguyên thiên nhiên đóng vai trị quan
trọng đối với đời sống các lồi sinh vật trên Trái Đất trong đó có con người.
70% diện tích quả đất được bao bọc bởi nước, 97% trọng nước lượng nước có
mặt trên Trái Đất là nước đại dương (nước biển), nước đóng băng tại các cực
của Trái Đất chiếm khoảng 2%, còn lại 1% là nước ngọt (nước ao, hồ, sông
suối, nước ngầm). Nước là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người, đặc

biệt là nước sinh hoạt. Hầu hết nguồn nước cấp cho sinh hoạt của con người
là nước mặt, còn lại là nước ngầm.


Hòa chung với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, huyện Hồnh Bồ
đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sự phát triển kinh
tế của Hồnh Bồ trong những năm gần đây đang góp phần phát triển kinh tế
chung của khu vực và của tỉnh. Tuy nhiên, q trình phát triển đó đã gây
khơng ít những tác động đến mơi trường tự nhiên.
Huyện Hồnh Bồ là địa danh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác
động từ các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Cùng với các
huyện thị khác trong tỉnh, Hoành Bồ đã và đang đẩy nhanh tốc độ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố; văn hố xã hội chuyển biến tích cực, đời sống nhân
dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên, đa dạng
sinh học cũng đã dần bị cạn kiệt, môi trường đô thị, nông thôn,... có dấu hiệu
xuống cấp nhanh chóng, sự cố mơi trường ngày càng tăng (biến đổi khí hậu,
lũ lụt, hạn hán, lở đất, cháy rừng...); đời sống sức khoẻ của một bộ phận cộng
đồng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế khó khăn nên cơng tác
bảo vệ môi trường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức... Nguyên nhân
của những bất cập này là ý thức của mọi người đối với cơng tác này cịn thấp,
nhưng cũng có lý do là chúng ta chưa có kế hoạch cùng các biện pháp xử lý
mơi trường hồn chỉnh đồng bộ cho tồn huyện. Vì vậy tăng cường cơng tác
quản lý chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Hoành Bồ là thúc đẩy
thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2015, định hướng đến năm
2020, nhằm mục tiêu ngăn chặn về cơ bản tốc độ gia tăng ơ nhiễm mơi
trường, khắc phục tình trạng suy thoái; bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức
cao; đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của q trình tồn cầu hố, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân là hết sức cần thiết và
cấp bách.



Hiện tại nguồn nước mặt tại một số địa bàn trong huyện Hồnh Bồ
đang có dấu hiệu bị ảnh hưởng xấu bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp
như khai thác than, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây xựng như: Xi
măng, gạch ngói đất sét nung và sự phát triển của dân cư. Hầu hết dân cư ở
các xã trong huyện đều chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch, mà chủ yếu
là sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm. Một số xã vùng sâu sử dụng nước
suối, khe và nước ngầm để tự cung tự cấp. Chất lượng nguồn nước mặt chưa
được kiểm soát và các biện pháp xử lý nước cấp sinh hoạt còn nhiều bất cập.
Do vậy, việc phát triển kinh tế phải đảm bảo tính bền vững đang là vấn
đề được đặt ra hết sức cấp thiết cho huyện Hoành Bồ. Để đạt được điều đó,
nhất thiết phải bảo vệ mơi trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến mơi trường
nước. Xuất phát từ thực tế đó, tơi đề xuất đề tài “Các giải pháp tăng cường
công tác quản lý chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Hoành Bồ
- Tỉnh Quảng Ninh” để đánh giá chính xác, khoa học chất lượng nguồn nước
mặt trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng
ơ nhiễm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, bảo vệ chất lượng nguồn
nước và chính là bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt tại huyện Hoành Bồ và
đề xuất giải pháp để tăng cường công tác quản lý môi trường ảnh hường đến
chất lượng nguồn nước mặt. Sẽ là căn cứ thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững của huyện, cơ sở thực hiện các dự án quy hoạch xây dựng, phát triển
kinh tế của huyện nói chung và của các xã nói riêng. Đồng thời, đây cũng sẽ
là căn cứ để quản lý chống ô nhiễm nguồn nước, cơ sở kêu gọi vốn đầu tư
trong và ngoài tỉnh, và cả vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án bảo vệ môi
trường ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của huyện Hoành Bồ, để
đưa ra những giải pháp để quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt.



Đề ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý môi trường ảnh hưởng
tới nguồn nước mặt kết hợp với Bảo vệ mơi trường của huyện Hồnh Bồ đến
năm 2020; Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ trong
thời gian tới; Quy hoạch Bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng
điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quy hoạch Bảo vệ mơi trường huyện Hồnh Bồ cần phải cân nhắc đến
sự phù hợp với bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt của huyện, nhằm giải
quyết vấn đề đảm bảo môi trường khi thực thi các quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của huyện.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận
Nghiên cứu tổng thể các quan điểm, mục tiêu và các nội dung cơ bản
của chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và quy hoạch của các
ban, ngành có liên quan trong giai đoạn trước và trong giai đoạn quy hoạch.
Nhằm đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường đồng bộ, kịp thời
và hiệu quả.
Trên cơ sở đánh giá các tác động môi trường, đánh giá chất lượng môi
trường và đánh giá tổng hợp mơi trường huyện Hồnh Bồ, làm căn cứ để đưa
ra những nhận định khách quan về những thành tựu và hạn chế trong công tác
bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của huyện. Đây
chính là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng
nguồn nước mặt tại huyện Hoành Bồ.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả so sánh: Phương pháp này được kết hợp với
phương pháp thực địa trong việc điều tra nghiên cứu, quan sát đo đạc, đánh giá


hiện trạng. Đây là cơ sở để so sánh và kiểm tra mức độ tin cậy của phương
pháp viễn thám và phương pháp bản đồ.

- Phương pháp bản đồ: Là phương pháp địa lý kinh điển phổ biến nhất
nhằm tổng hợp thơng tin cần thiết về địa hình và cấu trúc của mơi trường từ
sự phân tích và trắc lược bản đồ quy hoạch giai đoạn trước.
- Phương pháp thống kê: Là một trong những phương pháp đơn giản
thường được sử dụng. Việc dự đoán các thành phần chất thải, lượng thải trong
báo cáo qua việc thống kê từ các đơn vị có điều kiện và quy mơ hoạt động
tương tự sẽ cho ta số liệu có độ chính xác tương đối cao và đáng tin cậy.
- Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp dự báo dựa trên việc
xử lý có hệ thống các đánh giá của các chuyên gia trong cùng một lĩnh vực, từ
đó đưa ra các dự đoán khách quan về tương lai phát triển của lĩnh vực đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá công tác quản lý môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nước mặt. Quy hoạch Bảo vệ môi trường của địa phương đến năm 2020 gắn
với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ, của tỉnh và
các ngành, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoành
Bồ và đảm bảo phát triển bền vững.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng môi trường để đưa ra các giải pháp phù hợp
trong giảm thiểu tác động xấu ở những khu vực, cơ sở kinh tế đang gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời dự báo nguy cơ tác động của môi
trường đến chất lượng nguồn nước mặt. Đánh giá thành quả đạt được, chỉ ra
được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý môi
trường trong thời gian qua. Những ảnh hưởng đến nguồn nước mặt đề xuất
một số giải pháp ngăn ngừa và khắc phục để bảo vệ chất lượng nguồn nước
mặt tại huyện Hoành Bồ trong thời gian tới.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc hồn thiên cơng
tác quản lý mơi trường có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt trên địa
bàn huyện Hồnh Bồ. Đó là những đóng góp quan trọng trong bổ sung cho
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch bảo vệ mơi trường
huyện tầm nhìn đến năm 2020. Đề tài góp phần hệ thống và cập nhật những
vấn đề lý luận cơ bản, các quy định của pháp luật hiện hành về các nhân tố tác
động của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu, phân tích và những đề xuất của đề tài là những gợi
ý quan trọng và hữu ích, giúp cho việc thực hiện quản lý và bảo vệ mơi
trường có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống những cơ sở lý luận, các chính sách liên quan đến quản lý
môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và các giải pháp tăng
cường công tác quản lý chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Hoành
Bồ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phân tích đánh giá hiện trạng mơi trường nước mặt tại Huyện Hồnh
Bồ và cơng tác quản lý môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt.
Qua đó đánh giá những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại,
vướng mắc cần khắc phục trong công tác quản lý chất lượng nguồn nước mặt.
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn,
có tính khả thi tăng cường công tác quản lý môi trường ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Hoành Bồ.


7. Nội dung của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về môi trường nước
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng nguồn nước mặt trên

địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý môi trường
ảnh hưởng đến chất lượng nước trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng
Ninh
Kết luận và kiến nghị


1

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. Các khái niệm về môi trường và quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm về quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.
* Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về mơi trường bao gồm:
Khắc phục và phịng chống suy thối, ô nhiễm môi trường phát sinh trong
hoạt động sống của con người.
Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một
xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền
vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, không tạo ra ơ nhiễm và suy thối chất luợng mơi trường sống, nâng cao
sự văn minh và công bằng xã hội.
Xây dựng các cơng cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
và cộng đồng dân cư.
- Bản chất hệ thống của mơi trường: Dưới góc độ của khoa học cơng nghệ kỹ thuật, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, mơi
trường mang đấy đủ những đặc trưng của hệ thống.
- Những đặc trưng cơ bản của hệ thống mơi trưịng

+ Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp: Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện
chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Dù theo chức năng hay theo
bậc thang, các phần tử cơ cấu của hệ môi truờng thường xuyên tác động lẫn
nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Tính động: Hệ mơi trưịng khơng phải là một hệ tĩnh mà nó ln ln
thay đổi trong cấu trúc của nó, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu


2

và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó
lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ lại có xu hướng lập lại thế cân bằng
mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ mơi trường. Vì
thế cân bằng động là một đặc tính cơ bản của mơi trường với tư cách là một hệ
thống.
+ Tính mở: Mơi trường dù với quy mô lớn, nhỏ như thế nào cũng đều là một
hệ thống mở. Các dịng vật chất, năng lượng và thơng tin liên tục “chảy” trong
khơng gian và thời gian. Vì thế, các vấn đề về mơi trường mang tính vùng, tính tồn
cầu, tinh lâu dài và cần được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng
sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trơng
rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.
+ Khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh: Đặc tính cơ bản này của hệ mơi
trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người đồng thời tạo
mở hướng giải quyết cơ bản lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay
(tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã suy kiệt, xây dựng các hồ
chứa và các vành đai cây xanh, môi trương thuỷ và hải sản…)
- Phân loại mơi trường: Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, tồn tại
nhiều cách phân loại môi trương. Về đại thể có thể phân loại mơi trường theo các
dấu hiệu đặc trưng sau
+ Theo chức năng (thành phần)

+ Theo quy mô
+ Theo mức độ can thiệp của con nguời
+ Theo mục đích nghiên cứu và sử dụng
1.1.2. Sự cần thiết của quản lý môi trường
Vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường nước ở nước ta hiện nay đang là vấn
đề cấp thiết, xuất phát từ các vấn đề sau
Thứ nhất: Sự xuống cấp của môi trường do hậu quả của sự phát triển kinh
tế đặt ra u cầu quản lý mơi trưịng.


3

Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang trên con đường xây dựng phát
triển, đòi hỏi sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên, các chất thải trong
sản xuất cũng ngày càng tăng lên, đã đang và sẽ làm nhiễm bẩn mơi trường
khơng khí, đất, nước, làm cho môi trường sống của con người ngày xấu đi, nhất
là ở một số vùng mỏ và khu công nghiệp tập trung, gây sức ép đối với môi
trường sống, sức khoả của cộng đồng và tài nguyên sinh vật.
Mặc dù nền kinh tế chưa phát triển, song tình trạng ơ nhiễm môi trường do
hoạt động của ngành gây ra (công - nông – lâm - ngư - giao thông vận tải – dịch
vụ) cũng không kém phần nghiêm trọng. Đặc biệt tình trạng ơ nhiễm cục bộ ở
các khu cơng nghiệp và các đô thị đã thể hiện rõ hơn, nhất là ô nhiễm nguồn
nước và ô nhiễm môi trường do đất xói mịn. Hiện nay nước ta đang phải đương
đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng và xói mịn
đất, khai thác q mức tài ngun khống sản, đe doạ đến cảnh quan mơi trường,
các hệ sinh thái.
Thứ hai: Quản lý và sử dụng tốt hơn tài nguyên môi trường.
Cần phải nhận thức rằng, vấn đề bảo vệ môi truờng ở Việt Nam thực chất là
vấn đề và khoa học các nguồn tài nguyên -thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên và
tiềm năng lao động gắn bó chặt chẽ và chủ động trong mọi quá trình xây dựng kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một trong những đường lối có tính chiến
lược.
Thứ ba: Sự gia tăng dân số đặt ra vấn đề quản lý môi trường.
Mức tăng dân số là sức ép năng nề tới môi trường lớn nhất nước ta. Mật độ
dân số trung bình của nước ta là 254/km2, thuộc loại cao trên thế giới. Tốc độ
tăng dân số nhanh, trong khi diện tích đất canh tác khơng tăng, làm cho bình
qn diện tích đất canh tác theo đầu người rất thấp (thấp nhất khu vực Đông
Nam Á) và lại xu hướng giảm dần. Diện tích rừng phá hàng năm (20 vạn ha) làm
cho diện tích rừng càng giảm. Tàn phá thảm thực vật rừng còn phá huỷ cả các


4

nguồn gen quý giá của các động vật hoang dã, phá huỷ đất rừng, làm cạn nguồn
nước ngầm và nước mặt làm cho nhiều vùng trở thành hoang mạc.
Dân số tăng nhanh cùng với q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa ở nước
ta đã làm gia tăng những khối lượng khổng lồ các chất phế thải vào môi trường
sống, làm ô nhiễm năng nề đất canh tác, ô nhiễm nguồn nước và khơng khí.
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam là sự tác
động của Nhà nước về môi trường, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ mơi trường,
kế hoạch phịng chống khắc phục suy thối mơi trường, ơ nhiễm sự cố môi
trường.
- Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ mơi trường, cơng trình có liên
quan bảo vệ môi trường.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và hệ thống tiêu
chuẩn về chất lượng môi trường.
- Tổ chức, xây dựng quản lý hệ thống quan trắc định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuấtkinh doanh và các dự án phát triển.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn môi trường.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, sử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về môi trường, giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức
về khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
- Hợp tác khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


5

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng môi trường.
Tất cả những vấn đề trên là nội dung tổng quát của quản lý mơi trường nói
chung, điều quan trọng đặt ra là tuỳ theo tính chất của mơi trường hiện tại và yêu
cầu của quản lý môi trường để các nhà quản lý môi trường nhấn mạnh các nội
dung quản lý cụ thể thông qua các công cụ quản lý môi trường.
1.1.4. Các cơng cụ quản lý mơi trường
a. Chính sách và chiến lược bảo vệ mơi trường
Chính sách bảo vệ mơi trường là cơng cụ chỉ đạo tồn bộ hoạt động bảo vệ
môi trường trên một phạm vi lãnh thổ rộng lớn như một tỉnh, một quốc gia trong
thời gian 10 -20 năm trở lên. Chính sách phải nêu lên mục tiêu và các định
hướng lớn để thực hiện mục tiêu. Chính sách phải hợp lý có cơ sở vững chắc về
khoa học và thực tiễn.
Chiến lược cụ thể hoá chính sách bảo vệ mơi trường ở một mức độ nhất
định. Chiến lược xem xét mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định
và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó, trên cơ sở ấy lựa chọn các mục tiêu khả
thi, xác định các phương hướng biện pháp thực hiện mục tiêu.

b. Luật pháp quy định về bảo vệ môi trường
Thông thường hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia bao gồm
hai thành phần chính là luật chung và luật về sử dụng hợp lý các thành phần môi
trường cụ thể ở một địa phương. Luật chung gọi là luật bảo vệ môi trường. Cịn
luật biểu, rừng, đất đai, tài ngun khống sản… là luật về các thành phần môi
trường.
Quy định là những văn bản dưới luật, nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn
thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do chính phủ trung ương hay
địa phương, do cơ quan hành pháp hay luật pháp ban hành.
Chế định là các quy định về chế độ, thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ môi
trường, chẳng hạn quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan bộ,
sở kế hoạch, công nghiệp, môi trường của Việt Nam.


6

c. Kế hoạch mơi trưịng
Bảo vệ mơi trường là cơng tác có quy mơ lãnh thổ lớn, thời gian dài, quan
hệ đén nhiều ngành, nhiều người thuộc nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội,
vì vậy chỉ có thể thực hiện tốt khi tiến hành kế hoạch hoá.
Nội dung cơ bản của kế hoạch hố mơi trường là:
Điều tra cơ bản về chất lượng môi trường, thu thập số liệu để làm cơ sở cho
kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, hoặc dài hạn.
Bảo vệ mơi trường là phải duy trì môi trường cơ bản, nhằm tạo điều kiện tái
tạo lại môi trường, phát huy đặc điểm tự điều chỉnh của mơi trường. Vì vậy phải
đặt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch chung phù hợp với điều
kiện bảo vệ và duy trì mơi trường cơ bản nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Kế hoạch hố mơi trường phải đảm bảo tính đồng bộ cân đối mục tiêu và
nguồn lực, gắn chặt với chính sách vốn đầu tư. Tái sản xuất chất lượng môi
trường rất tốn kém, lợi ích thu được có khi cịn thấp hơn chi phí và thời gian thu

hồi vốn thường lâu. Vì vậy việc tạo vốn cho kế hoạch hố môi trường là rất quan
trọng.
- Thông tin, dữ liệu môi trường: Bao gồm hệ thống quan sát, đo đạc các
thông số kỹ thuật về tài nguyên môi trường, tạo nên cơ sở dữ liệu thống nhất về
quốc gia. Các công cụ này có vai trị quyết định sự đúng đắn, độ chính xác của
việc xác định hiện trạng, dự báo diễn biến tình trạnh tài ngun và mơi trường.
- Kế tốn mơi trường: Kế tốn mơi trường là sự phân tích, tính tốn nhằm
xác định định hướng với độ chính xác nào đó về sự gia tăng hay suy giảm nguồn
tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia. Những thông tin số liệu đó được xem
xét kỹ lưỡng trong quá trình xác định các mục tiêu và chương trình phát triển của
quốc gia. Nội dung của kế tốn mơi trường gồm có: đo đạc số lượng, đánh giá
chất lượng tài nguyên và sau đó là xác định giá trị của dự chữ tài nguyên dưới
dạng tiền tệ để có thể đánh giá được cái “mất” và “được” khi khai thác, sử dụng
tài nguyên.


7

- Giáo dục mơi tường: Giáo dục mơi trường có vai trị to lớn trong sự
nghiệp bảo vệ mơi trường của mỗi quốc gia. Những nội dung chủ yếu của công
cụ này là
+ Đưa giáo dục môi trường vào trường học.
+ Cung cấp thơng tin cho những người có quyền ra quyết định.
+ Đào tạo chuyên gia về môi trường.
- Nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ: Bảo vệ môi tường được
tiến hành trên cơ sở khoa học và cơng nghệ ở trình độ cao. Các cơng cụ không
phải là khuôn mẫu chung cho mỗi quốc gia mà bằng kinh nghiệm thực tế của
mình, mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải nghiên cứu và triển khai đồng thời vận
dụng thích hợp những kiến thức về khoa học và công nghệ môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động mơi trường là một cơng

cụ có hiệu lực để bảo vệ mơi trường. Đó là cơng cụ để thực hiện chính sách,
chiến lược, thực thi pháp luật, quy định, làm cho các kế hoạch, chương trình, dự
án phát triển kinh tế xã hội mang tính bền vững.
- Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Sử dụng các công cụ kinh
tế trong quản lý mơi trường chính là sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ
tài nguyên và môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái. Các công cụ trong quản
lý môi trường bao gồm
a. Ngân sách bảo vệ môi trường
b. Thuế tài ngun
c. Thuế mơi trường:
d. Các loại phí và lệ phí
e. Các biện pháp tài chính ngăn ngừa ơ nhiễm
f. Các biện pháp thu hút vốn trong nước cho công tác bảop vệ mơi trường.
g. Vay nợ nước ngồi
h. Tiền viện chợ của nước ngồi
i. Trợ cấp tài chính


8

j. Chính sách giá cả và tiêu chuẩn
k. Thưởng phạt về môi trường
Trên đây là các công cụ quản lý về môi trường tuy nhiên với tầm quan trọng
và sự phát triển qua từng thời kỳ có thể sẽ cịn tiếp tục bổ sung hồn thiện các cơng
cụ quản lý về môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
1.2. Vai trò của nguồn nước mặt và việc đảm bảo chất lượng nguồn nước
mặt
1.2.1. Vai trò của nguồn nước mặt
- Nước cho nuôi trồng thủy hải sản
Một số nơi vùng núi cao thuộc các xã như Đồng Lâm, Đồng Sơn, ... có

nguồn nước suối trong, mát lạnh quanh năm, nhiệt độ trung bình 25oC-28oC
được người dân xây dựng thành điểm nuôi cá Tầm là loại thực phẩm cao cấp, có
thị trường nội địa, xuất khẩu ít bị cạnh tranh. Tuy nhiên, nguồn nước lạnh
thường là trong những khe, mạch nhỏ nơi hiểm trở, mùa khô lưu lượng rất thấp,
do đó cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý.
+ Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng và thương mại nhằm tạo
thương hiệu cho sản phẩm như rượu Bâu (xã Bằng Cả), rượu Ba kích Hồnh Bồ
phục vụ ngành du lịch.
+ Khuyến khích đầu tư chiều sâu về sản xuất trang trại, gia trại khuyến
khích những mơ hình hiện có, nhân rộng phát triển các mơ hình chăn ni có
hiệu quả.
+ Phát huy thế mạnh của huyện về phát triển chăn nuôi gia súc, nuôi trồng
thuỷ sản, cây ăn quả.
- Xung đột giữa các nguồn nước trong khu vực
Việc khai thác, sử dụng nước phải đảm bảo dòng chảy tối thiểu cần duy trì
trên sơng, suối. Dịng chảy tối thiểu cần phải duy trì nhằm đảm bảo đủ nhu cầu
khai thác, sử dụng nước cho hạ du, duy trì dịng sơng hoặc đoạn sơng bảo đảm
sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh.


9

Hiện tại, vùng quy hoạch đang phát triển các công trình hồ chứa thủy lợi.
Do đó, phía hạ du các sơng, suối đều có mối quan tâm về dịng chảy tối thiểu cần
duy trì.
- Mức thu nhập từ các ngành, nghề có sử dụng tài nguyên nước trong cơ
cấu thu nhập của các cộng đồng trong huyện.
Theo Niên giám thống kê của huyện Hoành Bồ năm 2012, giá trị sản xuất
cơng nghiệp là 2.540 tỷ đồng, trong đó: Than sạch các loại đạt 390.000 tấn, Xi
măng đạt 1.450.000 tấn, Clinhke đạt 1.960.000 tấn, Gạch ngói các loại đạt 135

triệu viên, Gỗ dăm đạt 15.000 tấn, Khai thác và chế biến đá các loại 3.200.000
m3, điện thương phẩm 351 triệu kw, Nước sạch đạt 6,3 triệu m3.
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ năm 2012 đạt 635 tỷ đồng; Tổng mức
luân chuyển bán lẻ hàng hoá đạt 600 tỷ đồng, kinh doanh vận tải đạt 276 tỷ
đồng.
Giá trị sản xuất nông – lâm - ngư - nghiệp đạt 153 tỷ đồng; trong đó:
Nơng nghiệp đạt 74 tỷ đồng, Lâm nghiệp đạt 53 tỷ đồng, thuỷ sản đạt 26 tỷ
đồng.
Nuôi trồng thủy sản theo Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ năm 2012,
giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế tổng diện tích ni trồng thuỷ sản là 504
ha đạt 26 tỷ đồng. Trong đó: Ni tơm cơng nghiệp 755 tấn bằng 16,8 tỷ đồng
chiếm 63%, khai thác thủy sản là 445 tấn bằng 9,2 tỷ đồng chiếm 37%.
- Vai trò của tài nguyên nước đối với cộng đồng trong việc xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao đời sống văn hóa, thực hiện cơng bằng xã hội và bình đẳng giới
Nguồn nước là yếu tố tác động lớn đối với việc phát triển KTXH. Chất
lượng nước và khả năng tiếp cận nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
của người nghèo vì những lý do sau:
+ Nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe: các bệnh do nước gây ra
như bệnh lỵ, tiêu chảy, bệnh tả, thương hàn là một trong những nguyên nhân gây


×