Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Skkn giáo dục đạo đức cho hs tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.88 KB, 9 trang )

Trường Tiểu học Đông Ba

GV: Trần Thị Ngân Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đặc
biệt là đối với học sinh lớp 1 – đối tượng mới làm quen với môi trường học tập, có nhiều bỡ
ngỡ.
Là giáo viên chủ nhiệm, bản thân chúng tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc
giáo dục đạo đức cho học sinh. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện giảng dạy
chương trình Giáo dục phổ thơng 2018. Trong đó mơn Đạo đức hướng đến việc giáo dục
học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức, kĩ năng sống đơn giản trong quan hệ với bản
thân, gia đình, nhà trường.
Vì vậy, tơi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức, kĩ năng
sống cho học sinh lớp 1” nhằm bước đầu hình thành cho học sinh những phẩm chất cần
thiết (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) trong quá trình phát triển nhân
cách của các em.
2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh một cách toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống.
Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giữa ba mơi trường: gia đình,
nhà trường và xã hội.
2. Phạm vi – Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp Một 4 do tôi chủ nhiệm
- Nội dung: Thực hiện một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một dựa
trên mạch nội dung kiến thức của môn học đạo đức, lồng ghép với các hoạt động ngoài giờ
lên lớp, hoạt động trải nghiệm ở trường và ở nhà.
- Phạm vi thực hiện: Lớp Một 4
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: điều tra hồn cảnh gia đình, điều kiện sống, đối tượng học


sinh,...
- Phương pháp nêu gương: động viên khen ngợi kịp thời những học sinh đã có cố
gắng, tiến bộ trong việc sửa chữa những thói quen, tật xấu.
- Phương pháp quan sát: quan sát các đối tượng học sinh để kịp thời uốn nắn, giúp các
em thay đổi những khuyết điểm còn mắc phải.
- Phương pháp trò chuyện: thường xuyên dành thời gian riêng để trò chuyện, động
viên những đối tượng học sinh có biểu hiện chưa tốt.
- Phương pháp phân tích: phân tích điều kiện, môi trường sống,... của học sinh.


Trường Tiểu học Đông Ba

GV: Trần Thị Ngân Trang
1

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
1.1 Cơ sở lý luận
Căn cứ theo thông tư 27/2020/TT - BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, tại điều 6 về việc đánh giá
thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Theo điều 27 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo
viên phải chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác
chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương
pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều
kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. Vì thế giáo dục đạo
đức cho học sinh một cách có hiệu quả là trách nhiệm của giáo viên
Trong xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của khơng ít giới trẻ đang
có chiều hướng sa sút. Xuất phát từ thực tiễn trên bản thân tôi quyết định chọn sáng kiến

kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh lớp
1” nhằm góp một phần cơng sức vào việc giáo dục nhân cách và đạo đức học sinh hiện nay.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Đạo đức là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người.
Đối với nhà trường tiểu học, giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của hoạt động giáo
dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất: đức, trí, thể, mỹ. Đó là nền
tảng của giáo dục tồn diện. Vì vậy cơng tác giáo dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng
đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dạy: "Bây giờ phải học, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và
yêu đạo đức"
Trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhà trường là nơi
không những dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ
tương lai của đất nước sau này.
2. Thực trạng:
2.1 Thuận lợi:
- Về phía nhà trường: cơ sở vật chất khang trang, có đầy đủ phịng chức năng và thiết bị dạy
học như máy chiếu, bảng tương tác, ti vi, laptop; lớp học sáng sủa, gọn gàng, được ốp gạch
men xung quanh tường phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm của học sinh. Ban giám hiệu
luôn tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ kịp thời nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh
trong công tác dạy và học.

2


Trường Tiểu học Đông Ba

GV: Trần Thị Ngân Trang

- Về phía giáo viên: được đào tạo đúng chun mơn, là giáo viên chủ nhiệm lớp Một 5 năm,
có kinh nghiệm trong việc ổn định nề nếp của học sinh cũng như nắm rõ tâm sinh lý của các

em; được tập huấn đầy đủ chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.
- Về phía học sinh: hầu hết các em thường trú trên địa bàn phường 7, gần trường, thuận tiện
cho việc liên hệ giữa giáo viên – phụ huynh. Các em đều ngoan, lễ phép, biết thực hiện theo
yêu cầu của cô và chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Về phía phụ huynh: nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và phối hợp tốt với giáo viên trong việc
giáo dục hành vi, thói quen đạo đức chuẩn mực, kỹ năng sống cho học sinh.
2.2 Khó khăn:
- Phần lớn các em có xuất thân từ tầng lớp lao động, nhận thức hạn chế, vơ tình các em có
thói quen, hành vi đạo đức đôi khi chưa đúng do bắt chước người lớn hoặc chưa được uốn
nắn từ bé.
- Một số gia đình không rành về công nghệ thông tin, không sử dụng điện thoại nên việc
liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh đơi lúc cịn hạn chế và chưa xun suốt đến tất cả phụ
huynh trong lớp.
2.3 Khảo sát đầu năm:

STT

1

2

3

4

5
6

Nội dung khảo sát
Rửa tay thường xuyên

Đánh răng sau khi ăn xong
Tự chăm sóc
Tắm gội sạch sẽ
bản thân
Biết giữ gìn trang phục gọn
gàng, sạch sẽ
Yêu thương
Biết yêu thương người thân
gia đình
trong gia đình
Lễ phép, vâng lời ơng bà, cha
Quan tâm
mẹ, anh chị
chăm sóc
Biết quan tâm, chăm sóc ơng
người thân
bà, cha mẹ
trong gia đình
Biết chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ
Đi học đúng giờ
Thực hiện nội Học bài và làm bài đầy đủ
quy trường
Giữ trật tự trong trường lớp
lớp
Giữ gìn tài sản trường lớp
Giữ vệ sinh trường, lớp
Gọn gàng, ngăn nắp
Sinh hoạt nề
nếp
Học tập, sinh hoạt đúng giờ

Tự giác làm
Tự giác học tập

Số lượng đạt được
32/32
30/32
25/32

Tỉ lệ
100%
93,6%
78,1%

27/32

84,4%

32/32

100%

32/32

100%

28/32

87,5%

24/32

30/32
28/32
27/32
30/32
28/32
25/32
30/32
25/32

75%
93,6%
87,5%
84,4%
93,6%
87,5%
78,1%
93,6%
78,1%
3


Trường Tiểu học Đông Ba

7

8

GV: Trần Thị Ngân Trang

Tự giác tham gia các hoạt động

việc của mình ở trường
Tự giác làm việc nhà
Khơng nói dối
Khơng tự ý lấy và sử dụng đồ
của người khác
Thật thà
Biết nhặt được của rơi đem trả
lại
Biết nhận lỗi
Ý thức khi tham gia giao thông
(đội mũ bảo hiểm, tuân thủ đèn
báo hiệu)
Ý thức phòng tránh đuối nước
Ý thức phòng tránh bỏng
Phòng tránh
tai nạn thương Ý thức phịng tránh thương tích
tích
do ngã
Ý thức phịng tránh điện giật
Ý thức phòng tránh ngộ độc
thực phẩm
Ý thức phòng tránh xâm hại

27/32

84,4%

24/32
27/32


75%
84,4%

30/32

93,6%

32/32

100%

30/32

93,6%

30/32

93,6%

32/32
32/32

100%
100%

30/32

93,6%

30/32


93,6%

30/32

93,6%

32/32

100%

Dựa trên bảng khảo sát từ đầu năm học, tôi nhận thấy học sinh lớp mình phụ trách biết
yêu thương và quan tâm chăm sóc đến người thân trong gia đình, có nề nếp khá tốt. Tuy
nhiên vì lứa tuổi cịn nhỏ, được cha mẹ chăm sóc nên kỹ năng tự chăm sóc phục vụ bản
thân cịn vụng về, ý thức tự giác chưa cao; kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho
mình cịn yếu. Các em vừa được làm quen với môi trường học tập nên cần rèn luyện ý thức
tuân thủ nội quy trường lớp.
Vì vậy, để phù hợp tình hình thực tế của học sinh lớp mình, tơi lựa chọn việc giáo dục
đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh tập trung ở các nội dung: tự chăm sóc bản thân, thực
hiện nội quy trường lớp, tự giác làm việc của mình, thật thà, biết cách phịng tránh tai nạn
thương tích.
2. Biện pháp:
2.1 Tìm hiểu hồn cảnh học sinh.
Ngay từ đầu năm, tơi đã nghiên cứu sơ yếu lý lịch học sinh, nắm thông tin cá nhân
từng em , tìm hiểu hồn cảnh gia đình, trình độ học tập, cá tính riêng, mặt mạnh, mặt hạn
chế của từng học sinh.
- Tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. Việc này giáo viên cần quan tâm đến thị
lực, chiều cao, năng lực học tập và cả mặt mạnh, mặt hạn chế của từng em cũng như số
4



Trường Tiểu học Đông Ba

GV: Trần Thị Ngân Trang

lượng nam, nữ để phân chỗ ngồi phù hợp trong bàn, trong nhóm, trong tổ. Có thể phân cơng
bàn nam bàn nữ hay một nam một nữ trong một bàn miễn sao tạo sự thoải mái, thân thiện để
các em kết thành đôi bạn cùng tiến. Thường xuyên thay đổi chỗ ngồi đề học sinh rèn kỹ
năng làm việc nhóm và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong lớp.
- Chú ý nhiều hơn đến các trường hợp HS mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ làm ăn xa
(hoặc lý do khác) phải ở với người thân, gia đình q khó khăn về kinh tế, bản thân các em
bị bệnh mãn tính, bệnh phải điều trị dài hạn... Kế tiếp là các em được phụ huynh quá cưng
chiều, các em học yếu, các em thường nghịch phá chọc ghẹo bạn bè.
- Để bầu ban cán sự lớp, giáo viên cần quan sát và lựa chọn những em dạn dĩ, tự tin, có
ý thức tốt để đảm nhiệm các nhiệm vụ như: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, nhóm trưởng.
2.2 Xây dựng nội quy lớp học
Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi cho các em thảo luận trong giờ hoạt động tập
thể về những điều em mong muốn như:
 Mong muốn của em khi đến trường là gì?
 Em mong muốn lớp học của mình sẽ như thế nào?
 Em có mong muốn gì về bạn bè và thầy cô?
 Để đạt được những mong đợi đặt ra thì học sinh phải làm gì và khơng được làm gì?
Sau đó cả lớp sẽ thống nhất những điều nên và không nên làm vào bảng nội quy của
lớp, trang trí đẹp mắt, hấp dẫn. Hàng tuần, dựa trên bảng nội quy của lớp và của trường,
giáo viên cho các tổ thi đua, tuyên dương khen thưởng kịp thời để động viên tinh thần của
các em.
2.3 Thực hiện nêu gương cho học sinh bằng hành vi chuẩn mực của giáo viên
Lứa tuổi học sinh tiểu học rất nhanh bắt chước, vì vậy giáo viên cần thực hiện làm
gương cho các em bằng chính những việc làm, hành vi chuẩn mực của mình. Thường xun
nói lời cảm ơn, cư xử hòa nhã với đồng nghiệp, đối xử nhẹ nhàng với học sinh. Giáo viên

cần cố gắng dùng lời lẽ động viên khuyến khích, hạn chế phê bình, từ đó hướng các em biết
nhìn ra ưu điểm của người khác, biết nói lời hay, lễ phép, lịch sự.
2.4 Rèn ý thức tự giác và kỹ năng tự phục vụ
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho HS.
Việc rèn kỹ năng này cho HS không phải là những công việc quá to tát, mà chỉ là những
thao tác rất đơn giản như: Rửa tay, lau mặt, tự lấy thức ăn, tự thay quần áo, tự sắp xếp các
đồ dùng học tập, vệ sinh lớp học sân trường, chăm sóc cây xanh tại lớp và trực nhật (lau
bảng, lau bàn học)… 
Giáo viên dành thật nhiều thời gian để trò chuyện và quan sát hành vi ứng xử của
từng HS trong giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ để hiểu tính ý của từng em.Từ đó, đề ra những kỹ
năng tự phục vụ cần rèn cho HS. Từ những kỹ năng đơn giản cho đến những kỹ năng có
tính tập thể trong các giờ hoạt động bán trú mỗi ngày của lớp.
5


Trường Tiểu học Đông Ba

GV: Trần Thị Ngân Trang

Trong quá trình tổ chức lao động để rèn kỹ năng tự phục vụ cho HS, giáo viên cần
đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau: Sớm cho HS làm quen với các công việc lao động. Đảm
bảo các công việc HS lao động phải vừa sức, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trên cơ
sở địi hỏi trẻ có sự cố gắng cao. Không áp đặt HS phải làm gì và khơng được làm gì. Ln
đảm bảo ngun tắc tự giác, tôn trọng sự độc lập, sáng tạo của HS. Tạo tâm lí thoải mái và
giải thích rõ cho HS biết tại sao phải làm việc này và để cho các em tự kiểm tra lẫn nhau
trong khi thực hiện. Tạo khơng khí làm việc tập thể, làm việc theo nhóm, sở thích và chú
trọng “hiệu ứng lan tỏa” để tạo sự tương tác, sự cộng hưởng, lôi kéo tất cả HS tham gia. Đặc
biệt cần có sự cơng bằng, khách quan trong việc đánh giá từng kỹ năng tự phục vụ của HS.
Và các kỹ năng mà giáo viên chọn để rèn luyện cho HS phải luôn xuất phát từ chính nhu
cầu của các em… 

2.5 Xây dựng mơi trường lớp học an tồn, rèn kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích.
Theo nợi dung của thơng tư 13 về xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn
thương tích thì mợt mơi trường trường học được gọi là an toàn khi ở đó các yếu tố nguy cơ
gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phịng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Xây
dựng môi trường giáo dục ở tiểu học không chỉ cần đảm bảo phù hợp để trẻ phát triển về thể
chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo mà hơn hết
môi trường ở lớp và ở trường cần đảm bảo an toàn hạn chế tối đa các nguy cơ gây tai nạn
cho học sinh.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra vệ sinh lớp học, bình nước uống. Các thiết bị đồ
dùng dạy học phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh; kịp thời báo về Ban giám
hiệu xử lý khi có nhũng nguy cơ gây mất an tồn cho học sinh.
Những tình huống xảy ra tai nạn thương tích là những yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm mà
không phải trẻ em nào cũng có thể nhận ra và biết hết về chúng. Bản chất của trẻ nhỏ là hiếu
động, thường xuyên hoạt động với các đối tượng khác nhau; đặc biệt là với những đối tượng
tạo cho trẻ sự hứng thú. Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ hay người thân để gọi về khi bị
lạc, tuyệt đối không đi theo người lạ; khơng nhận q bánh của người lạ vì rất có thể bị bắt
cóc...là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để đề phòng bất trắc xảy ra. Thơng qua việc
đặt các tình huống giả định giúp học sinh hình thành khả năng nhận biết, phân biệt những
tình huống tốt xấu, nguy hiểm mà học sinh có thể  gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Từ
đó, học sinh có thể tự giải quyết, xử lí các tình huống phịng tránh tai nạn thương tích bảo vệ
bản thân khi trẻ cảm thấy khơng an tồn.
     Những tình huống giáo viên lựa chọn cần quen thuộc, hay gặp đối với học sinh tiểu học.
Giáo viên có thể tạo ra các tình huống ở bất kỳ nơi nào, thời điểm nào; có thể lồng ghép các
tình huống phịng tránh tai nạn thương tích ngay cả trong hoạt động ăn, ngủ và hoạt động
học tập.Trong quá trình hoạt động, học sinh gặp nhiều tình huống nguy hiểm như: leo trèo,
chạy nhảy xô đẩy lẫn nhau (va vào các vật cản xung quanh..), bị người lạ rủ rê và xâm hại
bản thân, trẻ vừa ăn vừa cười đùa, không nghịch phá ổ điện, biết cách phòng tránh bị bỏng,
bị điện giật.
6



Trường Tiểu học Đông Ba
    

GV: Trần Thị Ngân Trang

2.6 Giáo dục hành vi đạo đức, kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác

2.6.1 Thơng qua các hoạt động trị chơi trong tiết hoạt động tập thể, ngoài giờ
lên lớp, hoặc lồng ghép trong các tiết học.
     Trẻ em học nhanh nhất thông qua trò chơi. Dựa vào đặc điểm đó, tôi tổ chức nhiều trò chơi lồng
ghép vào các tiết học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt đọng tập thể để giúp học sinh nhận biết các
dấu hiệu có thể gây ra tai nạn thương tích để trẻ phòng tránh. Sau đây là một số trị chơi tơi đã tổ
chức để hỗ trợ cho quá trình cung cấp các kiến thức về phịng tránh tai nạn thương tích cho học
sinh:

STT

1

TÊN TRỊ
CHƠI

Nên và
khơng
nên.
 

2


3

4

Ai đốn
giỏi.

CHUẨN BỊ
- Cơ: Các  hình ảnh về
hành động, đồ vật an
toàn và nguy cơ gây
tai nạn thương tích
cho HSẻ.
- HS: Mỗi trẻ 2 thẻ:
mặt cười (nên), mặt
mếu (không nên).

- Chuông cho HS
chơi.
 

Nối hành
động
đúng - sai.

- Bài tập cho HS nối

Đội nào
nhanh.


- Cô: Đồ dùng, đồ
chơi xung quanh lớp.

Trên màn hình xuất hiện
những hình ảnh chơi an tồn
và nguy cơ xảy ra tai nạn. Hãy
giúp cơ phân biệt các hình ảnh
đó bằng cách giơ thẻ nên hay
khơng nên.
- Cô sẽ nêu các hành động >
HS sẽ nêu tiếp các hành động
đúng đắn để phòng tránh tai
nạn thương tích.
- HS rung chng giành quyền
trả lời.
-HS sẽ gạch chéo những hành
động sai, khoanh tròn những
hành động đúng và nối lại với
nhau.
- Tơ màu những hành động
đúng.

-HS: Các hình trịn
nhỏ  màu xanh, đỏ cắt
từ đề can.
 

LUẬT
CHƠI


CÁCH CHƠI

- Cô chia HS làm 2 đội, các
thành viên mỗi đội sẽ cầm các
miếng đề can trên tay.
- Khi có nhạc các thành viên
sẽ đi tìm quanh lớp các đồ
dùng, đồ chơi an tồn và dán
hình trịn nhỏ màu xanh cịn

Bạn nào trả
lời sai bị
tước quyền
chơi.
 

Đội nào trả
lời được
nhiều câu
đúng> cô
thưởng quà.
HS nào nối
đúng yêu cầu
cô đưa ra >
cô thưởng
quà.
Kết thúc bản
nhạc. Đội
nào dán đúng

nhiều đồ
dùng, đồ
chơi hơn thì
đội đó giành
7


Trường Tiểu học Đông Ba

GV: Trần Thị Ngân Trang
đồ dùng đồ chơi khơng an tồn
dán hình trịn nhỏ màu đỏ.

chiến thắng.

2.6.2 Thông qua hoạt động nêu gương
Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để người giáo viên thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Hàng tuần, khi tổng kết thi đua, tôi sẽ tuyên
dương những cá nhân làm việc tốt: Biết nhặt được của rơi đem trả lại, Biết nhận lỗi, Không
tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác, những bạn ý thữ tự giác cao, tự phục vụ tốt,...
2.6.3 Công tác phối hợp với phụ huynh
Tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS không chỉ có nhà
trường mà cịn có gia đình. Do đó, trong suốt q trình này, giáo viên cần có sự liên hệ và
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng hỗ trợ HS thực hiện. Giáo viên động viên phụ
huynh mạnh dạn giao những công việc nhà vừa sức để các em thực hiện. Ngoài ra, giáo viên
cũng chủ động lắng nghe ý kiến đóng góp, trao đổi của phụ huynh để từ đó có sự điều chỉnh
kịp thời những thiếu sót của bản thân…
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Căn cứ theo thông tư 27/2020/TT - BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, tại điều 6 về việc đánh giá

thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sau khi thực
hiện các biện pháp trên, tối có được kết quả như sau:
- Học sinh biết tự chăm sóc bản thân: 30/32 - Tỉ lệ 93,8%
- Thực hiện nội quy trường lớp: 32/32 - Tỉ lệ: 100%
- Tự giác trong học tập, rèn luyện: 25/32 - Tỉ lệ 78.1%
- Thật thà, trung thực: 32/32 - Tỉ lệ: 100%
- Nhận biết được nguy hiêm và có kỹ năng cơ bản để phịng tránh tai nạn: 28/32 - Tỉ
lệ 87,5%
IV. KẾT LUẬN
Đạo đức xưa nay luôn được coi trọng. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển
thơng qua các hoạt động có ý thức. Mơi trường giáo dục nói chung, mỗi trường học nói
riêng là nơi ni dưỡng, uốn nắn đạo đức cho mỗi học sinh. Là khởi đầu cho quá trình dần
hồn thiện bản thân con người. Vì vậy giáo dục đạo đức cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô
cùng cần thiết. Và để rèn luyện đạo đức cho mỗi học sinh, nó là cả q trình và sự kết hợp
chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
8


Trường Tiểu học Đông Ba

GV: Trần Thị Ngân Trang

Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện được nhưng khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng sáng kiến nhà trường,
các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tơi hồn thiện và đạt kết quả cao hơn cho những lần
sau và cho quá trình giảng dạy sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết

Trần Thị Ngân Trang


9



×