TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN
Môn nghệ thuật lãnh đạo
Đề tài:
COPERLAND: “LÃNH ĐẠO LÀ NGHỆ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI
MỘT TỔ CHỨC BẰNG SỰ THUYẾT PHỤC HAY LÀ TẤM
GƯƠNG ĐỂ MỌI NGƯỜI NOI THEO”
Họ và tên: Trịnh Mỹ Phương
MSSV: 20140127
Lớp: QT20DH - QT1
Lớp học phần: 211210512201
Bộ môn: Quản trị kinh doanh
Giảng viên: TS. Vũ Trực Phức
TP.HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG I. LÃNH ĐẠO--------------------------------------------------------3
1.1 Định nghĩa về lãnh đạo------------------------------------------------------------------3
1.2. Tố chất của một nhà lãnh đạo giỏi và có hiệu quả---------------------------------4
1.3. Vai trị nhà lãnh đạo---------------------------------------------------------------------8
1.3.1 Vai trò hoạch định chiến lược---------------------------------------------------------------9
1.3.2 Vai trò quan hệ với con người-------------------------------------------------------------10
Vai trò đại diện--------------------------------------------------------------------------------- 10
Vai trò lãnh đạo-------------------------------------------------------------------------------- 11
Vai trị liên lạc---------------------------------------------------------------------------------- 11
1.3.3 Vai trị thơng tin----------------------------------------------------------------------------- 11
Thu thập và tiếp nhận thông tin--------------------------------------------------------------11
Truyền đạt thông tin nội bộ-------------------------------------------------------------------12
Truyền thơng ra bên ngồi-------------------------------------------------------------------- 12
1.3.4 Vai trị quyết định--------------------------------------------------------------------------- 12
Vai trị cách tân--------------------------------------------------------------------------------- 12
Vai trị xử lý các tình huống------------------------------------------------------------------- 12
Vai trò phân phối các nguồn lực của tổ chức-----------------------------------------------13
Vai trò đàm phán, thương lượng-------------------------------------------------------------13
1.4 Chức năng nhà lãnh đạo---------------------------------------------------------------14
1.4.1 Chức năng đối với cơng việc---------------------------------------------------------------14
Xác định tầm nhìn------------------------------------------------------------------------------ 14
Xác định sứ mệnh------------------------------------------------------------------------------- 14
Xây dựng mục tiêu, chiến lược----------------------------------------------------------------14
1.4.2 Chức năng đối với con người--------------------------------------------------------------15
Gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng---------------------------------------------------------15
Trao quyền-------------------------------------------------------------------------------------- 15
Khơi dậy niềm tin------------------------------------------------------------------------------- 16
Phát triển tài năng----------------------------------------------------------------------------- 16
Xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức-----------------------------------------------------16
1.5 Nhà lãnh đạo và người quản lý-------------------------------------------------------17
Sự khác biệt về khái niệm giữa lãnh đạo và người quản lý-----------------------------------17
Sự khác biệt về thành công của nhà lãnh đạo và người quản lý-----------------------------18
Sự khác biệt về các tiêu chí của lãnh đạo và nhiệm vụ của người quản lý-----------------19
CHƯƠNG II. QUYỀN LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG-----------------------20
Khái niệm về ba cơ sở tạo ra quyền lực-------------------------------------------------20
2.1 Quyền lực hợp pháp--------------------------------------------------------------------21
2.1.1 Quyền lực do vị trí, chức vụ mang lại-----------------------------------------------------21
2.1.2 Quyền lực khen thưởng--------------------------------------------------------------------- 22
2.1.3 Quyền lực cưỡng chế------------------------------------------------------------------------ 22
2.1.4 Quyền kiểm soát các nguồn lực------------------------------------------------------------23
2.2 Quyền lực cá nhân-----------------------------------------------------------------------23
2.2.1 Quyền lực chuyên gia----------------------------------------------------------------------- 23
2.2.2 Quyền lực tham chiếu----------------------------------------------------------------------- 24
2.3 Quyền lực chính trị----------------------------------------------------------------------24
CHƯƠNG III. LÃNH ĐẠO THEO TÌNH HUỐNG------------------------26
3.1 Khái niệm về lãnh đạo tình huống---------------------------------------------------26
3.2 Phong cách lãnh đạo theo miền lựa chọn-------------------------------------------27
3.2.1 Nhà lãnh đạo đưa ra quyết định và công bố cho cấp dưới về quyết định------------28
3.2.2 Nhà lãnh đạo ra quyết định và giải thích quyết định cho cấp dưới------------------29
3.2.3 Nhà lãnh đạo trình bày ý tưởng và đề nghị cấp dưới đặt câu hỏi---------------------29
3.2.4 Nhà lãnh đạo ra quyết định dự kiến-------------------------------------------------------29
3.2.5 Nhà lãnh đạo trình bày vấn đề và đề nghị góp ý và sau đó quyết định---------------30
3.2.6. Nhà lãnh đạo xác định giới hạn và yêu cầu nhóm ra quyết định---------------------30
3.2.7 Nhà lãnh đạo cho phép cấp dưới hoạt động tự do trong giới hạn cho phép---------31
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------32
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Quốc tế Hồng Bàng đã đưa mơn học Nghệ thuật lãnh đạo vào trương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn
– Thầy TS. Vũ Trực Phức đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học, em
đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để
em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Nghệ thuật lãnh đạo là môn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có
tính thực tế cao.Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng
tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng
chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ
cịn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Thành phố Hồ Chính Minh, ngày 20 tháng 1 năm 2022
Sinh viên thực hiện tiểu luận
Trịnh Mỹ Phương
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tại sao sau bao nhiêu thập kỉ trôi qua, Apple lại quá sáng tạo và
thành công ? Tại sao Apple lại sáng tạo nhiều hơn tất cả các đối thủ cạnh
tranh của họ? Và tại sao Apple cũng chỉ là một cơng ty về máy tính như
những đối thủ cạnh tranh khác, họ cũng có khả năng tiếp cận các nhân tài,
có cùng cách cố vấn và cùng một phương tiện truyền thông nhưng tại sao
Apple lại khác biệt so với đối thủ còn lại?
Tại sao vua Martin Luther lại là người dẫn dắt phong trào dân quyền
trong khi ơng khơng phải người duy nhất có kinh nghiệm về các quyền
trước đây của Mỹ và cũng chẳng phải là người có khả năng hùng biện xuất
sắc tại thời điểm đó?
Một xã hội ngày càng phát triển, hiện đại, tri thức ngày càng cao,
càng nhiều người tài giỏi nhưng tại sao những vấn đề tiêu cực trên giới đã,
và vẫn đang xảy ra hằng ngày. Điều đó đồng nghĩa rằng thế giới đang cố
thủ trong một cuộc khủng hoảng lãnh đạo. Một vấn đề khác, việc lãnh đạo
ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn bao giờ hết, lãnh đạo trên toàn
cầu đang phải đối mặt với nhiều khía cạnh thử thách khác nhau, việc đề lựa
chọn phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất cũng là vấn đề đang được quan
tâm, nhất là trong một môi trường có kinh doanh biến động và khốc liệt
như ngày nay. Có thể nói sự thành bại của một tổ chức đa phần là do người
lãnh đạo đứng đầu. Việc lãnh đạo khơng phải là điều đơn giản, nó khơng
phải là việc chỉ đạo người khác theo quyết định của bản thân dựa trên
quyền lực. Do đó phong cách lãnh đạo ngày càng được sự quan tâm sâu
sắc, một phần là do môi trường kinh doanh thay đổi không ngừng theo thời
gian. Đã có rất nhiều kiểm chứng khoa học rằng phong cách lãnh đạo hiệu
quả sẽ tạo ra nhiều kết quả tích cực cho tổ chức. Nhưng làm sao để biến
2
lãnh đạo thành nghệ thuật chuyển hóa tổ chức là một vấn đề cần được xem
xét ở các khía cạnh đa dạng bởi lãnh đạo được hình thành từ rất nhiều yếu
tố. Từ các khía cạnh về tố chất lãnh đạo cũng đã có nhiều vấn đề xoay
quanh, có thể kể đến việc "lãnh đạo là khả năng bẩm sinh hay được rèn
luyện" cũng đã đưa ra các phong cách lãnh đạo khác nhau và hiệu quả của
phong cách lãnh đạo. Cho đến việc xem xét các yếu tố quyền lực và sự ảnh
hưởng của nó đến sự lãnh đạo. Do đó mục đích của bài này tiểu luận này
nhằm giúp đào sâu hơn về các khía cạnh của phong cách lãnh đạo cũng như
phân tích cho chủ đề của tiểu luận này "lãnh đạo là nghệ thuật ảnh hưởng
tới một tổ chức bằng sự thuyết phục hay là tấm gương để mọi người noi
theo."
3
CHƯƠNG I. LÃNH ĐẠO
1.1 Định nghĩa về lãnh đạo
Lãnh đạo" vốn chỉ là hai từ rất đơn giản nhưng để thấu hiểu và lĩnh
hội được hai chữ này là rất khó. Có rất nhiều định nghĩa khơng đúng về
"lãnh đạo", làm sai lệch đi bản chất của nó. “Một nhà lãnh đạo là một hoặc
nhiều người lựa chọn, trang bị, đào tạo và ảnh hưởng đến một hoặc nhiều
người theo dõi có tài năng, khả năng và kỹ năng đa dạng và tập trung vào
người theo dõi sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức khiến người theo dõi sẵn
sàng và nhiệt tình sử dụng năng lượng tinh thần, cảm xúc và thể chất trong
một nỗ lực phối hợp đồng bộ để đạt được sứ mệnh và mục tiêu của tổ
chức”, (Winston & Patterson, 2006). Họ đưa ra một định nghĩa vì nó liên
quan đến các thành phần cần thiết để xác định lãnh đạo như đã nêu ở trên.
Ngoài ra, điều này định nghĩa cung cấp một minh chứng rõ ràng rằng lãnh
đạo không phải là một chiều. Hơn nữa là, lãnh đạo đòi hỏi sự hiểu biết sâu
sắc về vai trị của con người trong thành cơng cuối cùng của sứ mệnh và
tầm nhìn của tổ chức. Điều này hỗ trợ trong việc di chuyển lãnh đạo vượt
ra khỏi lĩnh vực lý thuyết thành một lĩnh vực rất hữu hình và khơng gian
thực dụng, nhường chỗ để khám phá khả năng lãnh đạo phong cách và cách
chúng kết nối với một định. Đã có rất nhiều định nghĩa cho lãnh đạo được
đưa ra:
Theo hiệp hội lãnh đạo quốc tế, " Lãnh đạo như là một thứ nghệ
thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự
nên làm”.
Theo Rauch & Behling, " Lãnh đạo là q trình ảnh hưởng tới các
hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu".
4
Pr. Warren G. Bennis, " Lãnh đạo là người làm việc đúng, quản lý là
người làm đúng việc".
John Maxwell, " Lãnh đạo là tạo ra ảnh hưởng".
Mỗi người sẽ có những định nghĩa riêng cho mình về hai chữ "lãnh
đạo", và có vơ số định nghĩa để giải thích cho "lãnh đạo" nhưng chung quy
lại, lãnh đạo là một nghệ thuật giúp bản thân và những cá nhân khác làm
những điều đúng đắn và trở thành những thành viên trung thành trong tổ
chức. Lãnh đạo liên tục tác động ảnh hưởng liên tục, đặt ra định hướng, xây
dựng một tầm nhìn đầy cảm hứng và tạo ra một cái gì đó mới. Lãnh đạo là
việc vạch ra nơi cần đến để "giành chiến thắng" với tư cách là một nhóm
hoặc một tổ chức; và nó năng động, thú vị và đầy cảm hứng, là một chất
xúc tác nhằm tối đa hóa để họ nỗ lực hồn thành các mục tiêu mà tổ chức
đề ra. Tuy nhiên, trong khi các nhà lãnh đạo đặt ra định hướng, họ cũng
phải sử dụng các kỹ năng quản lý để hướng dẫn mọi người đến đúng đích,
một cách sn sẻ và hiệu quả.
1.2. Tố chất của một nhà lãnh đạo giỏi và có hiệu quả
Một câu hỏi được hầu hết mọi người đặt ra rằng tố chất lãnh đạo là
do bẩm sinh hay do rèn luyện. Và câu trả lời cho câu thắc mắc này đó chính
là sự kết hợp của cả hai bởi vì tố chất lãnh đạo khơng chỉ dựa vào tính cách
của con người mà cịn tùy thuộc vào những hồn cảnh cụ thể.
Phát huy kĩ năng của mình thơng qua học hỏi và tích lũy kinh nghiệm
Một nhà lãnh đạo không nhất thiết phải là người học bá, học rộng
hiểu sâu nhưng nhất thiết phải là người có năng lực. Bồi dưỡng tố chất lãnh
đạo không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều, mà cần phải
5
tích lũy lâu dài. Một nhà lãnh đạo được nhân viên của mình tâm phục khẩu
phục khi họ có thể chứng tỏ được khả năng chuyên môn và kinh nghiệm
cũng như nâng cao khả năng thuyết phục của mình. Nhân viên sẽ nhìn
nhận năng lực của nhà lãnh đạo và quyết định họ có làm theo sự lãnh đạo
hay khơng. Nhà lãnh đạo khơng có năng lực thực sự sẽ khơng thể duy trì
được quyền lực của mình. Xã hội luôn cải tiến và phát triển không ngừng,
và con người cũng phải học hỏi và trau đồi kinh nghiệm không ngừng nghỉ.
Vì thế người lãnh đạo phải khơng ngừng học tập để nâng cao năng lực và
rèn luyện tố chất của mình và trở thành tấm gương khuyến học cho nhân
viên của mình.
Hỗ trợ nhân viên phát triển học hỏi
Khơng chỉ nhà lãnh đạo cần học hỏi mở rộng khả năng chuyên môn
mà nhân viên cũng cần được trau dồi. Việc thúc đẩy hỗ trợ, giúp nhân viên
của mình phát triển học hỏi thêm các khóa đào tạo phát triển kỹ năng sẽ
nâng cao hiệu quả trong công việc cũng như phát huy hết tài năng tiềm ẩn
của họ. Ngoài ra khi nhân viên được trao quyền học hỏi phát triển họ sẽ
cảm nhận những gì họ đang làm là quý giá. Cựu tổng thống Hoa Kỳ John
Quincy Adams có truyền cảm hứng "Nếu những hành động của bạn truyền
cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn,
làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo."
Thu hút bằng thái độ, hành vi ứng xử
Một nhà lãnh đạo có tài nhưng cũng phải có đức như câu nói xưa nay
“chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nhà lãnh đạo được yêu mến và tôn
trọng bởi nhân viên của họ bằng nhân cách và thái độ trong công việc, nhân
viên sẽ có xu hướng trung thành và tận tâm với một nhà lãnh đạo có nhân
6
cách đẹp. Nhân cách được hiểu là sự thân thiện, khiêm tốn, trung thực,
công bằng,minh bạch nhân ái, bao dung, kiên nhẫn, chăm chỉ và hơn hết là
đối xử nhân viên theo quy tắc vàng “đối xử với nhân viên theo cách mà bạn
muốn được đối xử”.
Biết cách "
đối nhân xử thế"
Đối xử nhân viên với quy tắc vàng trong cuộc sống “ đối xử với nhân
viên theo cách mà bạn muốn dược đối xử” là một cách nâng cao quyền lực
của mình. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của nhân viên, quan tâm
đến các mỗi quan hệ sẽ khiến nhân viên của mình cảm thấy dễ chịu trong
công việc, tăng sự trung thành và tận tâm của nhân viên. Sự quan tâm
được bày tỏ một cách lịch thiệp, khơng phơ trương, và ln có sự cơng
bằng. Một ví dụ rất hay cho ý kiến này, vào ngày 11 tháng 12 năm 1995,
một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi gần như tồn bộ cơng ty Malden Mills và
đẩy hơn 3000 nhân viên lâm vào tình trạng thất nghiệp. Phần lớn các nhân
viên đều nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ trở lại đây làm việc nữa. Tuy
nhiên, CEO Aaron Feuerstein đã nói: “Đây khơng phải là điểm kết thúc” –
ông đã chi hàng triệu USD để giữ chân 3000 nhân viên khi thanh toán đầy
đủ tiền lương và lợi ích cho họ trong vịng ba tháng cho đến khi ơng có thể
xây dựng và khởi động lại một nhà máy khác. Tại sao Aeron lại làm như
vậy? Ông trả lời: “Sự khác biệt cơ bản chính là ở chỗ tôi xem các nhân viên
như tài sản của công ty, vì thế tơi khơng coi việc đảm bảo quyền lợi cho họ
là những khoản chi lãng phí”.
Sử dụng kĩ năng quan hệ giao tiếp
Một nhà lãnh đạo có khả năng giao tiếp hiệu quả, khiến đối phương
cảm thấy sự thiện cảm, thân thiện sẽ dễ gây ảnh hưởng đến người cộng sự
7
khiến họ tiếp nhận hiệu quả thông điệp giao tiếp mà nhà lãnh đạo muốn
truyền tải. Sự thân thiện và nghiêm nghị được sử dụng đúng lúc đúng nơi
sẽ giảm sự căng thẳng trong công việc và mang lại một tập thẻ đồn kết,
một mơi trường làm việc lành mạnh. Sử dụng kĩ năng giao tiếp để giao việc
cho nhân viên bởi một lãnh đạo hiệu quả sẽ không ôm đồm quá nhiều việc.
Sự ủy thác công việc phù hợp phù hợp với năng lực và trao trách nhiệm
cho nhân viên, cộng sự sẽ khiến họ cảm thấy mình quan trọng và có giá trị
trong cơng việc.
Một nhà lãnh đạo giỏi có tầm nhìn chiến lược và khả năng lập kế hoạch
Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng trong công việc, một nhà
lãnh đạo sẽ luôn tạo dựng cho mình mục tiêu, chiến lược thực hiện và giải
pháp dự trù. Khi nhân viên, người cộng sự thấy được nhà lãnh đạo có óc tổ
chức, họ sẽ nỗ lực đồng hành cùng nhà lãnh đạo đạt được mục tiêu đề ra.
Một nhà lãnh đạo phải biết ưu tiên, sắp xếp những việc khẩn cấp và quan
trọng, làm sao để tối ưu hóa thời gian, tiết kiệm thời gian.
Chủ động lắng nghe ý kiến nhân viên và thay đổi
Nghe và lắng nghe là hai việc hịa tồn khác nhau. Nghe là hành
động tiếp thu âm thanh một cách vơ tình. Cịn lắng nghe là một hành động
có chủ tâm xuất phát từ mong muốn lĩnh hội thông tin. Một nhà lãnh đạo
độc tài sẽ không đủ sức khiến nhân viên cấp dưới lắng nghe và tâm phục.
Việc lắng nghe ý kiến từ các thành viên sẽ tạo ra được nguồn ý tưởng mới
cho công việc, hay gợi ý về việc khắc phục sửa chữa các vấn đề và cùng
nhau đưa ra quyết định sáng suốt nhất và khiến người cộng sự đặt tâm
huyết vào trong công việc khi ý kiến họ đưa ra đều được ghi nhận và lắng
nghe. Điều này cũng sẽ hạn chế những sai sót rủi ro so với một nhà lãnh
8
đạo độc tài. Gạt bỏ sự tự tôn, cái tôi lớn bởi khơng ai sinh ra hồn hảo cả,
nên đơi khi chính nhà lãnh đạo sẽ mắc những sai lầm hoặc có những hành
vi , thái độ hay cách ứng xử khiến nhân viên không cảm thấy thoải mái.
Việc lắng nghe ý kiến của mọi người về mình, và sửa chữa thay đổi những
ý kiến đúng từ mọi người.
Nhạy bén và kiềm chế cảm xúc
Trong công việc đương nhiên sẽ có những lúc căng thẳng ảnh hưởng
tới tinh thần làm việc. Giữ một cái đầu lạnh trong công việc, chịu đựng
căng thẳng, bình tĩnh trước những áp lực cơng việc cũng như kiềm chế các
cảm xúc cá nhân (giận dữ, yêu thích, lo lắng, ...) là một trong những điều
mà một nhà lãnh đạo cần rèn luyện. Nhà lãnh đạo sẽ là một tấm gương cho
nhân viên của mình, khi nhà quản lí giữ được sự chun nghiệp này trong
cơng việc thì nhân viên sẽ ln ủng hộ, học theo cách xử lí tình huống từ
người lãnh đạo mình. Ngồi ra việc nhận biết vị trí, chức vụ và phạm vi
quyền lực, quyền hạn của bản thân đang ở đâu, nhà lãnh đạo sẽ có những
cách làm việc và đặt quyền lực đến đúng nhóm đối tượng dưới sự lãnh đạo
của mình, khơng đi q giới hạn của bản thân.
1.3. Vai trò nhà lãnh đạo
Thế giới đang thay đổi với tốc độ choáng ngợp và phát triển một
cách mạnh mẽ và liên tục. Mỗi ngày, với vai trò là một lãnh đạo, người
lãnh đạo phải luôn đưa ra quyết định, đối mặt với rất nhiều thách thức mới
và khó nhằn hơn rất nhiều. Người lãnh đạo phải luôn liên tục đổi mới bởi vì
hiệu quả lãnh đạo có thể hiệu quả trong q khứ nhưng ngày mai lại khơng
cịn phát huy duy trì được như thế nữa. Vì thế, việc trở thành một nhà lãnh
9
đạo sẽ luôn cảm thấy thử thách và áp lực nặng nề, song cũng mang lại sự tự
hào và thú vị.
1.3.1 Vai trị hoạch định chiến lược
Nhà lãnh đạo có vai trị hoạch định chiến lược thơng qua việc xác
định mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể, chính xác để đạt được mục tiêu đó
dựa trên sứ mệnh và hoài bão của tổ chức. Hoạch định quyết định kế hoạch
một cách tối ưu nhất. Bất kể lãnh đạo dù ở trong hồn cảnh như thế nào
cũng phải làm cơng việc hoạch định chiến lược. Nhất là trong kinh doanh,
nếu khơng lập ra các kế hoạch thì đồng nghĩa với việc tổ chức hay doanh
nghiệp đó đang chuẩn bị một kế hoạch cho sự thất bại. Một nhà lãnh đạo
hoạch định giỏi sẽ linh hoạt và dự đoán trước được khủng hoảng để kịp
thời xử lí. Ngồi ra, nhờ việc hoạch định, nhà lãnh đạo có thể nắm bắt thời
cơ vàng và tận dụng nó một cách triệt để, biến các kế hoạch đến mục tiêu
thành hiện. Có thể nói việc hoạch định nắm giữ vị trí trung tâm chi phối
mọi hoạt động cũng như văn hóa của một tổ chức. Việc hoạch định chiến
lược hỗ trợ đắc lực cho nhà lãnh đạo khi đưa ra phương hướng, tổ chức và
tập hợp sức mạnh để thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Nhờ có hoạch đinh rõ ràng ngay từ những bước đầu tiên, lãnh đạo sẽ
có một bức tranh tổng quát cụ thể sau khi phân tích tài chính và phân tích
thị trường. Do đó có thể đảm bảo cho tổ chức trong việc thích nghi với mọi
điều kiện thị trường, nhất là trong thời kì thị trường biến đổi mạnh mẽ
khơng ngừng. Đồng thời việc phân tích các yếu tố tài chính, nhà lãnh đạo
có thể có những chiến lược chính xác và kịp thời, và đầu tư đúng chỗ.
Dựa trên các phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, đối thủ
tiềm năng và công nghệ mới, nhà lãnh đạo sẽ xác định điểm mạnh cũng
như điểm yếu của tổ chức đang nắm giữ, qua đó nhà lãnh đạo tìm ra những
10
cơ hội và thách thức, sau đó triển khai kế hoạch giúp cho tổ chức có thể
phát triển bền vững và ổn định lâu dài. Cụ thể là lãnh đạo công ty sữa
Vinamilk đã đưa ra mục tiêu doanh thu lợi nhuận 400.000 USD, từ đó lãnh
đạo triển khai hoạch định chiến lược, nhập khẩu 800 con bò sữa Mỹ để
tăng cường sản xuất sữa chất lượng, đẩy mạnh thương hiệu thông qua các
chiến dịch marketing vân vân nhằm giúp Vinamilk chiếm thị phần lớn
trong thị trường sữa Việt Nam.
Cung cấp các chính sách và hướng dẫn thực hiện cho các cán bộ
quản lí khác. Việc hoạch đinh chiến lược giúp cho nhà lãnh đạo có kiểm
tra, giám sát cũng như đánh giá được năng lực thực hiện công việc của các
cán bộ quản lí. Từ đó nhà lãnh đạo đưa ra các chính sách, nhiệm vụ cụ thể
cho các cán bộ quản lí, nhờ đó tạo ra sự nỗ lực hợp tác để đạt được mục
tiêu.
1.3.2 Vai trò quan hệ với con người
Nhà lãnh đạo ln là người có sự tác động và trách nhiệm trong việc
quản lý con người. Một tổ chức thành công là khi nhà lãnh đạo có khả năng
phát triển và duy trì mối quan hệ với người khác một cách hiệu quả.
Vai trò đại diện
Với vị trí trong sự phân cấp quản trị, nhà lãnh đạo sẽ là người đại
diện, là bộ mặt tượng trưng cho một tổ chức và phải thực hiện nhiều chức
trách thuộc phân cấp quản trị. Nhà lãnh đạo sẽ là người đại diện cho một tổ
chức hay đại diện cho sự thống nhất của những nhân viên dưới quyền trong
tổ chức. Tùy vào từng trường hợp mà nhà lãnh đạo có sự thể hiện vai trị
đại diện khác nhau, có thể là người đại diện phát ngơn, người thay mặt đề
xuất ý kiến với cấp cao hơn, người đại diện đàm phán thương lượng, người
11
đại diện ký kết các cơng việc hành chính văn phịng hoặc có thể là người
đứng ra chịu trách nhiệm có những vấn đề xảy ra trong tổ chức đó.
Vai trị lãnh đạo
Ở vai trị này, nhà lãnh đạo ln là người đi đầu, tiên phong chỉ đạo
các nhân viên dưới quyền của mình, vạch ra phương hướng và thúc đẩy họ
hồn thành cơng việc một cách tốt nhất thơng qua việc xây dựng mối quan
hệ với cộng sự, tiếp xúc và khuyến khích họ làm việc. Một tổ chức có
thành cơng hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào người lãnh đạo. Một nhà lãnh
đạo giỏi có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ thực hiện công việc một cách hiệu
quả nhất.
Vai trò liên lạc
Nhà lãnh đạo với vai trò liên quan đến mối quan hệ với con người
giúp các nhà lãnh đạo và tổ chức xây dựng mạng lưới làm việc với những
cá nhân, tổ chức bên ngoài để thực hiện các vai trò quan trọng khác.
1.3.3 Vai trò thơng tin
Nhà lãnh đạo sẽ đảm nhận vai trị thu thập thông tin thông tin, tiếp
nhận thông tin và truyền đạt thơng tin một cách kịp thời và chính xác.
Thu thập và tiếp nhận thông tin
Thứ nhất, bởi trong xã hội hiện nay, con người ngày càng văn minh
hiện đại, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc nắm bắt thơng tin
cả bên trong và bên ngồi doanh nghiệp qua báo chí truyền thơng, báo cáo,
những thơng tin nội bộ bên trong và bên ngồi doanh nghiệp có thể giúp
nhà lãnh đạo và tổ chức xem xét kĩ càng, phân tích thơng tin mơi trường
12
kinh doanh xung quanh tổ chức để có thể tận dụng mọi cơ hội vàng và hạn
chế tối đa mọi sự rủi ro đe dọa đến hoạt động của tổ chức.
Truyền đạt thông tin nội bộ
Nhà lãnh đạo sẽ phổ biến những thơng tin đến với những người có
liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp. Chuyển tải các thông tin trong nội
bộ tổ chức thông qua các cuộc họp, điện thoại và đối tượng được truyền tải
thơng tin có thể là cấp dưới, ngang hàng hay cấp trên.
Truyền thông ra bên ngồi
Với vai trị truyền thơng ra bên ngồi, nhà lãnh đạo cũng có thể được
xem như người phát ngơn cho tổ chức để cung cấp thông tin cho các bên
hữu quan, bên ngồi tổ chức thơng qua các phương tiện thơng tin.
1.3.4 Vai trị quyết định
Vai trị cách tân
Hành động như một người tiên phong, khởi xướng cải tiến các hoạt động
của tổ chức, phát triển các chương trình hành động. Sau cùng, ý nghĩa của
vai trò này, nhà lãnh đạo tạo ra được những chuyển biến, bước ngoặc tốt
hơn cho tổ chức, cá nhân cũng như nhân viên của mình.
Vai trị xử lý các tình huống
Trong vai trị là người giải quyết các xáo trộn, khắc phục khó khăn
trong tổ chức. Nhà lãnh đạo sẽ là người đứng ra xử lý các tình huống khơng
tiên liệu trước, những tình huống bất ngờ hoặc những cuộc khủng hoảng
ngồi ý muốn để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhằm hạn đưa tổ chức
13
về lại sự ổn định hoặc ít nhất là chế mức thiệt hại tổn thất cho tổ chức,
doanh nghiệp.
Vai trò phân phối các nguồn lực của tổ chức
Vai trò phân phối nguồn lực của nhà lãnh đạo được thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau như phân bổ ngân sách, nhân lực, thời gian vân vân.
Nhà lãnh đạo điều phối công việc cho đội ngũ nhân viên hay thành viên cấp
dưới. Nhà lãnh đạo trong vai trò này sẽ xem xét và quyết định nên phân
phối nguồn lực cho ai, phân chia nguồn lực tài chính làm sao cho hiệu quả
nhất, phân chia thời gian để đảm bảo tiến độ cơng việc.
Vai trị đàm phán, thương lượng
Nhà lãnh đạo nắm vai trò "bộ mặt của tổ chức" trong mọi hoạt động
đàm phán và thương lượng. Bởi vì việc đàm phán đóng vai trị rất quan
trọng đến sự sống cịn hay thành bại của một tổ chức doanh nghiệp. Đặc
biệt là trong hoạt động kinh doanh, với cương vị của một nhà lãnh đạo, họ
phải giải có những kỹ năng đàm phán với những quan điểm trái chiều, bất
đồng quan điểm về nhiều khía cạnh như văn hố, ngơn ngữ, quyền lợi đôi
bên, hay tư duy phản biện. Thông qua đàm phán thương lượng giữa các
bên tham gia mà nhà lãnh đạo có thể xóa bỏ sự khác biệt hay bất đồng quan
điểm nhằm thống nhất đôi bên. Việc đàm phán địi hỏi người tham gia đó
đủ nguồn lực phân phối và sự nhạy bén trong từng suy nghĩ cử chỉ khi đàm
phán sẽ là vũ khí giúp tổ chức đạt được nhiều lợi thế nhất định như dung
hịa lợi ích cho cá nhân, tổ chức, nhân viên và giảm thiểu những tranh chấp
có thể phát sinh khi triển khai kế hoạch cũng như duy trì mối quan hệ kinh
doanh tốt đẹp.
14
1.4 Chức năng nhà lãnh đạo
1.4.1 Chức năng đối với cơng việc
Xác định tầm nhìn
Việc xác định được rõ ràng đích đến của đội ngũ và cách đi đến đó.
Các nhà lãnh đạo hiệu quả nhận thấy vị trí mà họ đang đứng hiện tại sẽ
khơng phải là vị trí của họ trong tương lai. Nên đối với vai trò này, nhà
lãnh đạo sẽ kiến tọa một tầm nhìn chung và truyền đạt một tầm nhìn đó một
cách mạnh mẽ để thu hút, thuyết phục người khác tham gia trong hành
trình đi đến mục tiêu.
Xác định sứ mệnh
Hiểu một cách đơn giản thì sứ mệnh là tuyên bố của một tổ chức xác
định lý do tồn tại của tổ chức và mục tiêu tổng thể mà tổ chức đó muốn
hướng tới. Về mặt nghĩa thì sứ mệnh khá đơn giản nhưng nhìn nhận một
cách sâu hơn thì đây là tuyên bố của quy trình hoạch định chiến lược doanh
nghiệp mà nhà lãnh đạo dề ra. Mỗi nhà lãnh đạo đặt ra những sứ mệnh
khác nhau cho tổ chức của mình. Ví dụ như Steve Jobs đã đưa ra sứ mệnh
của Apple là cam kết mạng lại trải nghiệm điện toán tốt nhất cho sinh viên,
giáo dục, người tiêu dùng thông qua các dịch vụ phần cứng, phần mềm và
internet sáng tạo.
Xây dựng mục tiêu, chiến lược
Để hiểu rõ hơn chức năng xây dựng mục tiêu và chiến lược thì ở đây,
nhà lãnh đạo thực hiện việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch và chuẩn bị
nguồn lực sẵn sàng để thực hiện mục tiêu đề ra. Nhà lãnh đạo sẽ nắm bắt
15
tình hình thơng tin mơi trường để bám sát vào xu hướng và tính thực tế của
mơi trường kinh doanh.
1.4.2 Chức năng đối với con người
Gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng
Nhà lãnh đạo sẽ làngười gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng tới nhân
viên. Một thực tế cho thấy rằng các thành viên cấp dưới dễ dàng hồn
thành cơng việc của mình nếu họ có cảm hứng thực sự để làm việc đó.
Truyền cảm hứng nghĩa là " thổi luồng sinh khí vào một ai đó". Và để thực
hiện điều đó, bản thân nhà lãnh đạo phải là một luồng khí tích cực. Nhà
lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên theo rất nhiều cách. Đầu tiên như
đã đề cập ở câu trên, bản thân nhà lãnh đạo phải là nguồn sinh khí tích cực
trước, một nhà lãnh đạo tâm huyết với tổ chức, đồng thời truyền được niềm
say mê đó đến những người xung quanh. Chính những hành vi, cử chỉ
chính là thước đo thái độ kính trọng của nhân viên dành cho nhà lãnh đạo.
Trao quyền
Thứ hai đó chính là việc trao quyền, một nhà lãnh đạo biết tạo điều
kiện cho các nhân viênc của mình có cơ hội ra quyết định thì nhân viên
thường làm việc hăng hái và nhiệt tình hơn rất nhiều so với những nhân
viên chỉ nghe theo mệnh lệnh, yêu cầu của lãnh đạo. Ngoài ra trao quyền
giúp các thành viên cấp dưới có cơ hội được tham gia vào q trình thảo
luận đồng thời chứng tỏ rằng nhà lãnh đạo luôn dành sự tôn trọng và lắng
nghe, tiếp thu từ mọi phía.
16
Khơi dậy niềm tin
Chức năng tiếp theo của nhà lãnh đạo đó chính là khơi dậy niềm tin,
nghĩa là trở thành người đáng tin cậy mà mọi người chọn để đi theo và phải
là người có đủ phẩm chất và năng lực. Đây là cốt lõi của việc lãnh đạo khi
niềm tin được lan tỏa ảnh hưởng đến khả năng hồn thành bất cứ việc gì
khác. Niềm tin bắt đầu từ bản tính, sự tín nhiệm và năng lực của nhà lãnh
đạo. Sự tín nhiệm này sẽ xác lập trạng thái cho cả đội ngũ để tổ chức có thể
xây dựng văn hóa tin cậu cao theo một cách có ý thức.
Phát triển tài năng
Ở vai trò tiếp theo, phát triển tài năng là khi nhà lãnh đạo biết nhìn
nhận, khai phá khả năng làm việc của mỗi người trong tổ chức dưới một
góc nhìn tổng thể bao gồm thể chất, trí tuệ, tình cảm và tinh thần để nâng
cao hiệu quả giải quyết vấn đề và phát triển từng cá nhân. Nhà lãnh đạo
trong vai trò này sẽ chỉ bảo, sửa chữa đến huấn luyện xây dựng năng lực và
khả năng lãnh đạo ở người khác. Đây cũng là chức năng quan trọng của
nhà lãnh đạo khi cho phép nhân viên dưới quyền phấn đấu vươn lên bằng
tất cả năng lực sẵn có. Các nhân viên tuy mỗi người có trình bộ và kinh
nghiệm khác nhau nhưng tất cả họ đều có mực tiêu mà họ muốn hồn
thành.
Xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức
Việc biết cách cùng với mọi người và thông qua mọi người triển khai
các giải pháp và áp dụng các qui trình làm việc chặt chẽ liên tục đạt được
kết quả tốt đẹp. Đây chính là việc chuyển đối tầm nhìn thành kết quả bằng
việc tập trung vào những ưu tiên quan trọng nhất và tạo ra một hệ thống hỗ
trợ nhân viên hay những người trong tổ chức. Trong chức năng này, nhà