Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU Á_1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.55 KB, 6 trang )

GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC Ở CHÂU Á

A.MỞ ĐẦU

Bước vào thời cận đại, sau các cuộc phát kiến địa lý của người Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha. Nhiều vùng đất mới trên thế giới được người châu Âu
phát hiện trong đó có châu Á là một trong những châu lục phong phú về
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Đây là những điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa thực dân phương Tây
xâm lược. cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thị trường là nhu
cầu cấp thiết và là nơi chủ yếu để cung cấp nguyên vật liệu, thị trường
tiêu thụ. Vì vậy mà chủ nghĩa thực dân phương Tây chạy đua, cạnh tranh
gay gắt trong việc xâm lược và đặt ách thống trị ở các quốc gia châu Á.
Song song với quá trình xâm lược của thực dân phương Tây là phong
trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Á để bảo vệ độc lập và chủ
quyền của dân tộc mình.
Tuy nhiên mỗi dân tộc mỗi quốc gia tùy theo điều kiện và hoàn cảnh lịch
sử cũng như phong trào đấu tranh của các giai cấp trong xã hội mà việc
lựa chọn đường lối đấu tranh, hình thức đấu tranh, giai cấp lãnh đạo
trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cho phù hợp và ở mỗi
nước cũng có sự khác nhau.
B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về giai cấp tư sản châu Á
1.1. Khái niệm về giai cấp tư sản
Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông thì giai cấp tư sản được định
nghĩa như sau: là một giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, chiếm
hữu tư liệu sản xuất, làm chủ nhà máy và xí nghiệp… tiến hành bóc lột
sức lao động thặng dư của công nhân. Giai cấp tư sản mâu thuẫn đối
kháng với giai cấp công nhân.


1.2. Sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản châu Á.
1.2.1. Điều kiện ra đời và sự hình thành của giai cấp tư sản châu Á
Trước khi bị thực dân phương Tây các nước ở chấu Á là những quốc gia
có độc lập chủ quyền, chế độ phong kiến ngự trị lâu đời bên cạnh đó ở
một số quốc gia vẫn đang còn ở tình trạng thị tộc bộ lạc. Khi thực dân
phương Tây xâm nhập rồi xâm lược thì các quốc gia ở châu Á lần lượt
đánh mất chủ quyền của dân tộc (bên cạnh đó vẫn có một số nước giữ
được độc lập chủ quyền).
Tuy nhiên khi bị xâm lược nhà nước phong kiến và giai cấp phong kiến
cũng như đông đảo quần chúng nhân dân các nước châu Á đã đứng lên
chống lại sự xâm lược của của thực dân phương Tây để bảo vệ độc lập
chủ quyền của dân tộc.
Khi đã bị đặt ách thống trị, phong trào đâu tranh của giai cấp cũ cũng
như giai cấp mới xuất hiện trong xã hội bùng nổ mạnh mẽ. Và đây cũng
là buổi chuyển giao giữa cái “cũ” và cái “mới” giữa cái tiến bộ của
phương Tây và cái lạc hậu của phương Đông. Xã hội có những chuyển
biến quan trọng về nhiều mặt: sự xuất hiện của giai cấp mới, tầng lớp
mới, sự phân hóa của giai cấp cũ, sự chuyển biến về kinh tế văn hóa làm
cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á càng phong phú
hơn. Trong bối cảnh xã hội có nhiều sự thay đổi từ bên trong và những
yếu tố mới từ bên ngoài đưa vào thì tất yếu sẽ có sự thay đổi mới.
Một trong những yếu tố mới từ bên ngoài là sự xâm nhập của kinh tế tư
bản bên ngoài và sự phát triển của kinh tế dân tộc đã thúc đẩy nhanh
chóng nền kinh tế tiểu nông ở các nước châu Á. Đồng thời sự hình thành
và phát triển của nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa là tiền đề vật chất cho
những tư tưởng mới mang tính chất tiến bộ ra đời, đó là hệ tư tưởng của
giai cấp tư sản dân tộc. Dù những yếu tố kinh tế TBCN ở các quốc gia
xuất hiện sớm hay muộn thì đến cuối thế kỉ XIX đầu XX giai cấp tư sản
đã xuất hiện ở hầu hết các nước. Sự ra đời của giai cấp tư sản đồng hành
cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Trước khi giai cấp tư sản châu Á ra đời hầu hết các quốc gia ở châu Á đã
trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Tuy nhiên trong quá trình
xâm lược của thực dân phương Tây thì sự du nhập của nền kinh tế của
các nước thực dân đã làm xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN ở một số
nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia,… chính những mầm mống
kinh tế TBCN cùng với việc thống trị của CNTD đã làm xuất hiện giai
cấp tư sản. Trong điều kiện xã hội thuộc địa, chịu sự cai trị của thực dân
thì những yếu tố tư bản bên ngoài cũng theo chân quá trình khai thác
thuộc địa du nhập vào mặt khác cùng với nền kinh tế phong kiến dần
dần bị phá vỡ dẫn đến việc hình thành nền kinh tế mới trong chế độ cai
trị của thực dân xâm lược.
Cùng với sự phát triển này, những tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện.
Sớm nhất là một số tư sản mại bản đứng ra bao thầu các bộ phận kinh
doanh của các nước thực dân phương Tây như thầu làm cầu, đường trại
lính, đồn bốt, phà, xe lửa, cung cấp và tiếp tế lương thực, hay làm đại lý
phân phối hàng hóa. Vì vậy, giai cấp này có quyền lợi gắn liền với chủ
nghĩa thực dân nên khi chủ nghĩa thực dân xâm lược chúng từng bước
cấu kết với bọn thực dân và nhanh chóng trở thành tay sai, công cụ đắc
lực của chủ nghĩa thực dân để quay lại đàn áp, khủng bố và bóc lột chính
nhân dân của mình nên chúng không thể là lực lượng đứng ra để chống
chủ nghĩa thực dân.
Tầng lớp tư sản dân tộc xuất thân từ nhiều bộ phận khác nhau trong xã
hội: từ địa chủ quan lại, từ các doanh nghiệp, tiểu chủ mới giàu lên, tầng
lớp trí thức. Trong số những nhà tư sản dân tộc đó có một bộ phận kinh
doanh riêng biệt, nhằm phát triển theo hướng độc lập. Ban đầu họ cũng
kinh doanh buôn bán với phương Tây nhưng khi có một số vốn tương
đối thì họ tách ra kinh doanh riêng.
Một số khác có xuất thân từ địa chủ giàu có chuyển một phần vốn kinh
doanh công thương nghiệp với ý thức phát triển kinh tế dân tộc. Cũng có
những người có ý thức hùn vốn lại thành lập những công ty lớn để cạnh

tranh với chính quốc và nước ngoài. Nhưng hầu hết, giai cấp tư sản dân
tộc bị thực dân chèn ép nặng nề nên phát triển chậm chạp về mọi mặt.
Ra đời và phát triển trong điều kiện một nước nửa thuộc địa nửa phong
kiến hoặc phụ thuộc nên còn non yếu và ít ỏi. Nhưng sự phát triển của
kinh tế tư bản dân tộc là cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào lưu tư
tưởng từ bên ngoài. Tầng lớp tiểu tư sản ra đời trước và đông hơn giai
cấp tư sản. Đó là những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, những người
làm việc trong các sở công hay tư, những người làm nghề tự do.
Khi chủ nghĩa tư bản du nhập quan hệ sản xuất TBCN vào các nước
thuộc địa và phụ thuộc thì hầu hết những nghành thủ công nghiệp đều bị
phá sản. Tuy nhiên, vẫn có những nghành phát triển do nhân dân lao
động có khả năng mua hàng ngoại. Nên ở một khía cạnh nào đó những
nghành thủ công nghiệp vẫn có cơ hội để phát triển. Do đó, tầng lớp tiểu
thương khá đông đảo ở các nước đã đứng lên làm trung gian giữa người
sản xuất và người tiêu thụ ngày càng đông lên.
1.2.2.Qúa trình phát triển của giai cấp tư sản châu Á.
Đến đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản ở châu Á ra đời. Tuỳ vào điều kiện
cụ thể của từng nước mà giai cấp tư sản có sự phát triển khác nhau mạnh
hay yếu, nhiều hay ít ra đời cùng với giai cấp tư sản là giai cấp công
nhân. Nhưng ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân ở các nước
chưa trưởng thành và chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập như
giai cấp tư sản mà thường đi kèm với giai cấp tư sản trong phong trào
đấu tranh chống thực đân và phong kiến. Đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản
dân tộc ở một số nước như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ,
Inđônêxia đã phát triển mạnh mẽ và trở thành giai cấp đại diện cho dân
tộc mình trong cao trào đấu tranh chống thực dân và phong kiến, nhất là
chống thực đân.
Ở Trung Quốc, từ những năm 70 của thế kỷ XIX, ngành công nghiệp
của Trung Quốc mới bắt đầu có sự phát triển. Hết Anh rồi tới Mỹ thi
nhau lập xưởng sửa chữa tàu ở Thượng Hải, Hương Cảng. Các ngành

công nghiệp nhẹ như chế biến chè, tơ, da, dầu, bông cán cũng được chú
trọng phát triển, nhất là chế biến chè. Các ngành công nghiệp dịch vụ
như điện nước, hơi, than, diêm, giấy, thuỷ tinh, xà phòng đã xuất hiện ở
Thượng Hải. Đến đầu thế kỷ XX nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung
Quốc đã phát triển mạnh mẽ, từ những năm 1900 đến năm 1908 số công
trường thủ công đã tăng lên gấp đôi, hàng hoá tràn ngập cả nước. Đầu
thế kỷ XX giai cấp tư sản ở Trung Quốc bắt đầu phát triển bằng việc mở
rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác ngoài diệt như công nghiệp dân
dụng, công nghiệp nặng.
Nhật Bản, vào thế kỷ XVII, đặc biệt vào đầu thế kỷ XIX công thương
nghiệp phát triển mạnh mẽ và tác động trở lại với xã hội. Tổ chức sản
xuất thủ công nghiệp truyền thống là phường hội ở thành thị, những
công trường thủ công phân tán khá phổ biến.

×