GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC Ở CHÂU Á
Tư sản dân tộc quan tâm đến công nghiệp hóa nước nhà, phản đối tàn dư
của chế độ phong kiến, chống lại đế quốc và tư sản mại bản. Đó là
những mặt tích cực tiến bộ, mặt cách mạng của họ. Đầu thế kỉ XX, tầng
lớp tư sản dân tộc cách mạng đã đề ra những cương lĩnh đấu tranh không
cao nhưng tương đối rõ ràng trong từng nước. Các cương lĩnh này đã trở
thành ngọn cờ tư tưởng để tạp hợp đông đảo quần chúng đấu tranh cho
độc lập dân tộc và dân chủ. Trong các phong trào cách mạng, tư sản dân
tộc còn đi với nhân dân và lôi cuốn khá đông đảo quần chúng đi theo
mình. Vì thế, tư sản dân tộc có vai trò tiến bộ, tích cực và cách mạng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa họ ngày càng lớn
mạnh và có tiếng nói vị trí quan trọng trong xã hội. Ngay từ đầu giai cấp
tư sản đã tham giai đấu tranh vào phong trào đấu tranh của quần chúng
nhân dân chống thực dân và phong kiến. Nhưng khi nhưng giai cấp cũ
trong xã hội không còn đủ khả năng tập hợp và lãnh đạo những cuộc
cách mạng đi tới thắng lợi thì vai trò lãnh đạo đặt lên vai giai cấp tư sản
và họ đứng ra lãnh đạo cách mạng tạo nên “cơn bão táp cách mạng châu
Á” đầu thế kỷ XX.
Sự thức tỉnh của châu Á được đánh dấu bằng hàng loạt cuộc cách mạng
dân chủ mạnh mẽ và to lớn với sự tham gia của nhiều giai tầng trong xã
hộ nhưng trong đó phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản là trung tâm.
Họ có vai trò quan trọng trong bước chuyển tiếp giữa cái “cũ” và cái
“mới”. Khi giai cấp phong iến hết vai trò lãnh đạo thì họ chính là những
người tiếp theo giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc.
2.4. Kết quả của phong trào giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản
lãnh đạo
Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản trong phong trào đấu tranh
của dân tộc châu Á thời cận đại đã thu được những kết quả nhất định:
cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc đã lật đổ được triều đình mãn Thanh
thiết lập được chính thể cộng hòa, phong trào tư sản ở Ấn Độ đã làm cho
thực dân Anh hết sức lo sợ, ngoài ra ở một số nước khác phong trào cảu
giai cấp tư sản đã tác động tuyên truyền những tư tưởng mới tư tưởng
dân chủ, tập hợp lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia vào phong trào.
Nhìn chung trong thời cận đại phong trào của giai cấp tư sản đã không
đưa phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi triệt để do những
nhược điểm của bản thân giai cấp như đã trình bày ở trên.
Một số nước sứ mệnh lãnh đạo, của giai cấp tư sản đã kết thúc sau khi
phong trào do họ lãnh đạo thất bại thì con đường giải phóng dân tộc của
các nước tiếp tục theo xu hướng vô sản và giành thắng lợi ở giai đoạn
sau như ở Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á. Tuy
vậy con đường của giai cấp tư sản vẫn được tiếp tục lựa chọn như ở
Inđônêxia, Ấn Độ…do phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện riêng của các
nước và đã giải phóng thành công đất nước sau chiến tranh thế giới thứ
nhất.
1.5. Đánh giá, nhận xét về giai cấp tư sản trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc.
1.5.1.Tích cực
Giai cấp tư sản là lực lượng xã hội tiến bộ nhất trong xã hội lúc bấy giờ,
đại diện cho phương thức sản xuất mới TBCN và tư tưởng mới dân chủ
tư sản. vì vậy giai cấp tư sản cũng như phong trào đấu tranh của giai cấp
tư sản có những mặt tiến bộ:
Thứ nhất là Giai cấp tư sản đã có tinh thần dân tộc lòng yêu nước sâu
sắc, ngoài mâu thuẫn giai cấp họ còn có mâu thuẫn dân tộc vì vậy họ đã
tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh cùng quần chúng nhân dân.
Trong điều kiện khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở châu Á giai cấp tư
sản đã gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và họ giữ vai trò lãnh đạo
trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến tuy cương lĩnh của giai
cấp tư sản còn hạn chế nhưng đã trở thành ngọn cờ để tập hợp lực lượng
quần chúng nhân dân đấu tranh. Họ đi cùng quần chúng nhân dân liên
minh với họ tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại kẻ thù chung của dân
tộc điều đó thể hiện tính chất tiến bộ so với giai cấp phong kiến.
Giai cấp tư sản đã làm cho tư tưởng dân chủ tư sản xâm nhập vào quần
chúng nhân dân. Ta nhận thấy tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ hơn tư
tưởng phong kiến. Nó đã thức tỉnh nhân dân châu Á trong hàng trăm
năm của chế độ phong kiến tư tưởng này tiến bộ hơn so với tư tưởng
phong kiến.
Phong trào đấu tranh của giai cấp phong kiến và nhà nước phong kiến là
khôi phục bảo bệ độc lập của phong kiến còn của giai cấp tư sản tư
tưởng của nó là độc lập dân tộc gắn liền với tự do dân chủ.
1.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực thì trong quá trình đấu tranh giai cấp tư
sản đã bộc lộ những hạn chế nhất định đó là giai cấp tư sản mang tính
chất hai mặt bên cạnh việc yêu nước có tinh thần dân tộc do còn non trẻ
nên họ còn dễ thỏa hiệp không kiên quyết trong vai trò lãnh đạo của
mình. Trong các cuộc đấu tranh vẫn diễn ra sự thỏa hiệp họ chỉ mong
muốn đem lại lợi ích cho giai cấp mình mà quên đi quyền lợi của nhân
dân trong đó chủ yếu là nông dân lực lượng chính của cách mạng. Do
tính chất hai mặt này mà giai cấp tư sản đã không đáp ứng được nguyện
vọng của hầu hết quần chúng nhân dân do đó không liên minh với quần
chúng nhân dân trong một thời gian dài dẫn đến phong trào nhanh chóng
bị thất bại như ở Trung Quốc hay Việt Nam.
Giai cấp tư sản vẫn còn nhậ thức sai lầm về kẻ thù không xác định được
kẻ thù nào là chủ yếu như giai cấp tư sản ở Trung Quốc. Ở Ấn Độ ảo
tưởng vào đế quốc, lệ thuộc vào thực dân Anh.
Giai cấp tư sản châu Á còn yếu ớt, số lượng đã ít mà vốn liếng lại không
nhiều, trong khi đó thực dân phương Tây đã nắm hết những khu vực
rộng lớn, những tài nguyên giàu có, đã xây dựng được những công ty
lũng đoạn với những quyền lực có khả năng loại trừ được những địch
thủ trước kia. Chính vì sự yếu ớt về kinh tế mà giai cấp tư sản dân tộc
không có tinh thần cách mạng triệt để, không xây dựng cho mình một tổ
chức vững chắc không đề ra được tư tưởng chính xác.
Ở châu Á đầu thế kỉ XX phong trào tư sản là phong trào trung tâm
nhưng địa vị lãnh đạo của giai cấp tư sản trong phong trào thực ra không
xác định rõ rệt như các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Âu Mĩ trước
đây.
Sự thiếu xác định của vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản thể hiện sự
khủng hoảng chung về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở châu Á vào đầu
thế kỉ XX, khi mà giai cấp phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử, thậm
chí phản bội dân tộc, chống lại nhân dân, làm tay sai cho đế quốc và
thực dân. Còn giai cấp nông dân tuy có tinh thần cách mạng, tinh thần
chiến đấu nhưng không co lý luận cách mạng và khả năng lãnh đạo cách
mạng. Giai cấp công nhân còn non yếu, chưa tới giai đoạn trưởng thành,
tự giác. Trong điều kiện đó giai cấp tư sản đã giương cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc, nhưng vì nhược điểm của bản thân nên nó không thể lãnh
đạo cách mạng lâu dài và đưa cách mạng đi đến thắng lợi triệt để.
Bài học kinh nghiệm
Từ phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và kết quả của phong trào
mặc dù không giành được thắng lợi cuối cùng nhưng nó đã để lại bài học
kinh nghiệm quý báu cho những giai cấp lãnh đạo phong trào ở giai
đoạn tiếp theo cụ thể là:
Thứ nhất là bài học về việc luôn luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Thứ hai khi giai cấp đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh thì phải xây dựng
cho mình một chính đảng vững mạnh để lãnh đạo vạch ra cương lĩnh
đường lối đấu tranh đúng đắn.
Thứ ba là giai cấp lãnh đạo phải xác định rõ kẻ thù của dân tộc là ai và
kẻ thù nào là quan trọng nhất, nguy hiểm nhất cần phải đánh đổ ngay
trước mắt để đi đúng hướng.
Thứ tư là phải biết kết hợp giữa hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân
chủ không nên thiên về nhiệm vụ nào mà mắc phải sai lầm không đáng
có và đó cũng là cơ sở để huy động lưc lượng qần chúng nhân dân.
Thứ năm là trong phương pháp cách mạng phải biết kết hợp sao cho phù
hợp với từng điều kiện cụ thể của nước mình như có thể là bạo lực cách
mạng, cũng có thể là ôn hòa, hòa bình và cũng có thể xen kẽ các phương
pháp để giành thắng lợi cuối cùng.
Thứ sáu là phải biết xây dụng tập hợp lực lượng dựa vào quần chúng
nhân dân, coi dân là gốc của cách mang. Đáp ứng được tâm tư nguyện
vọng của nhân dân.
Thứ tám là giai cấp lãnh đạo phải có tính kiên quyết trong vai trò lãnh
đạo của mình, không lay động, không thỏa hiệp mà phải biết bảo vệ
vững chắc thành quả của giai cấp mình không được để rơi vào tay phái
khác.
Thứ bảy là phải biết đặt phong trào giải phóng của dân tộc mình trong
phong trào giải phóng của thế giới phải có sự học tập liên kết với nhau
cùng chống kẻ thù chung.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á do giai cấp tư sản
lãnh đạo với hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, đa dạng.
Tùy theo đặc điểm của mỗi nước đặc điểm của giai cấp tư sản nước đó
hay đặc điểm của nước thực dân chi phối tới mục tiêu, phương pháp,
hình thức đấu tranh của giai cấp tư sản ở mỗi quốc gia dân tộc đó. Nên
có những phong trào đưa đến thắng lợi nhưng cũng có những phong trào
không đi đến thắng lợi cuối cùng nhưng qua quá trình đó chúng ta có thể
thấy được vai trò quan trọng của giai cấp tư sản trong việc lãnh đạo
phong trào.
Tóm lại dù thắng lợi hay thất bại thì phong trào do giai cấp tư sản lãnh
đạo cũng thể hiện rõ sự tiến bộ của giai cấp mình so với giai cấp cũ
trong xã hội. Đồng thời phong trào của giai cấp tư sản đã có ảnh hưởng
to lớn đến việc giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc chung
của nhân dân châu Á trong những giai đoạn tiếp theo của lịch sử