NỀN VĂN HĨA KHẢO CỔ ĐỒNG ĐẬU,
NHỮNG VẾT TÍCH ĐANG BỊ LÃNG QUÊN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG.........................................................................................................................2
I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU............................................................2
1.
Vị trí địa lí...............................................................................................................2
2.
Hiện trạng di chỉ....................................................................................................2
3.
Các dấu tích............................................................................................................3
3.1. Nền nhà.........................................................................................................................3
3.2. Bếp lửa..........................................................................................................................4
3.3. Mộ táng.........................................................................................................................6
II. DI VẬT CỦA VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU...................................................................6
1.
Đồ đá.......................................................................................................................6
1.1.
Loại hình..........................................................................................................6
1.1.1.
Cơng cụ sản xuất......................................................................................6
1.1.2.
Vũ khí......................................................................................................9
1.1.3.
Đồ trang sức...........................................................................................10
1.1.4.
Hiện vật khác bằng đá............................................................................14
1.2.
Nguyên liệu và kỹ thuật chế tác.....................................................................14
1.2.1.
Nguyên liệu............................................................................................14
1.2.2.
Kỹ thuật chế tác đá................................................................................15
2.
2.1.
Đồ đồng.................................................................................................................16
Loại hình........................................................................................................16
2.1.1.
Cơng cụ sản xuất....................................................................................16
2.1.2.
Vũ khí....................................................................................................18
2.1.3.
Đồ trang sức...........................................................................................20
2.1.4.
Hiện vật khác bằng đồng.......................................................................20
2.2.
Nguyên liệu và kỹ thuật đúc đồng.................................................................20
2.2.1.
Ngun liệu............................................................................................20
2.2.2.
Kỹ thuật đúc đồng..................................................................................21
3.
3.1.
Đồ xương sừng.....................................................................................................21
Loại hình........................................................................................................21
3.1.1.
Cơng cụ sản xuất....................................................................................22
3.1.2.
Vũ khí....................................................................................................22
3.1.3.
Đồ trang sức...........................................................................................23
3.1.4.
Hiện vật xương, sừng khác....................................................................24
3.2.
Nguyên liệu và kỹ thuật chế tác.....................................................................24
3.2.1.
Ngun liệu............................................................................................24
3.2.2.
Kỹ thuật chế tác.....................................................................................24
4.
4.1.
Đồ gốm..................................................................................................................25
Loại hình........................................................................................................25
4.1.1.
Cơng cụ sản xuất...................................................................................25
4.1.2.
Tượng nghệ thuật...................................................................................26
4.2.
Chất liệu và kỹ thuật làm gốm.......................................................................27
4.2.1.
Chất liệu.................................................................................................27
4.2.2.
Kỹ thuật làm gốm..................................................................................27
III. ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU...........................................28
1.
Đời sống vật chất..................................................................................................28
2.
Đời sống tinh thần................................................................................................29
KẾT LUẬN.......................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................30
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời, trải qua mấy nghìn năm dựng nước
và giữ nước cho đến ngày nay đã để lại cho chúng ta rất nhiều giá trị về vật chất và cả về
tinh thần. Điều đó được thể hiện qua nét sống, nét sinh hoạt của con người hiện nay.
Nhưng đâu đó ẩn sâu dưới lịng đất vẫn cịn sót lại những giá trị vơ cùng to lớn mà hàng
nghìn năm về trước đã từng phát triển rất huy hoàng.
Theo PGS.TS.NGND Hán Văn Khẩn: “Khảo cổ học có ba mục tiêu chính, đó là
xác lập niên đại của hiện vật và di tích khảo cổ, phục dựng lối sống của con người trong
q khứ từ di tích cụ thể đến mơi trường sống, và diễn giải xã hội con người trong quá
khứ theo các chiều cạnh thời gian, không gian và văn hóa”. Khảo cổ học đã giúp làm
sáng tỏ những dấu tích bị chơn vùi hàng nghìn năm dưới mặt đất và giúp cho thế hệ con
cháu có thể hiểu được những nét sống, những thành tựu của các nền văn hóa khác nhau
trải dài từ bắc vào nam trên mảnh đất hình chữ S. Thơng qua đó, giúp thế hệ trẻ phát tăng
thêm đam mê học hỏi, tìm tịi và bảo vệ các giá trị văn hóa đó.
Văn hóa khảo cổ Đồng Đậu là di chỉ khảo cổ học cấp Quốc gia với vơ vàn những
di vật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Được phát hiện và khai quật từ nhiều năm trước đây, tuy
nhiên hiện nay Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu đã xuống cấp và đang bị xâm hại nghiêm
trọng. Mặc dù đã được các cơ quan báo đài, truyền thơng lên tiếng nhưng tình hình của
Di chỉ này vẫn không được khả quan mấy. Từ đó cho thấy được trách nhiệm của mỗi cá
nhân, tập thể trong việc bảo tồn và phát triển Văn hóa khảo cổ Đồng Đậu là hết sức lớn
lao. Là một sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí, em vơ cùng tiếc nuối khi một Văn
hóa khảo cổ cấp Quốc gia đang dần bị lãng quên nên em quyết định chọn đề tài “Nền văn
hóa khảo cổ Đồng Đậu, những vết tích đang bị lãng quên” để bản thân được hiểu thêm về
Văn hóa khảo cổ này và thể hiện tinh thần yêu quý, trân trọng những giá trị văn hóa của
dân tộc ta để sau này khi đứng trên bục giảng em sẽ là người truyền lại những kiến thức
và tinh thần này đến các thế hệ học sinh.
2
NỘI DUNG
I.
TỔNG QUAN VỀ VĂN HĨA ĐỒNG ĐẬU
1.
Vị trí địa lí
Khu di tích Đồng Đậu hiện nay thuộc địa phận thôn Đông Hai, xã Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc. Trước Cách mạng thuộc địa phận thôn Đông, xã Vĩnh Mỗ, tổng Đơng Lỗ,
huyện n Lạc, tỉnh Vĩnh n. Di tích nằm trên gò Đồng Đậu nên được đặt tên là di tích
Đồng Đậu. Gị có diện tích ước khoảng 86.000 m2. Từ nam đến bắc rộng khoảng 215
mét, từ đông sang tây dài khoảng 400 mét. Đỉnh gị phẳng, phía đơng cao, điểm cao nhất
là 14m80 so với mặt ruộng, phía tây mặt dốc thoải và thấp dần, như hình một con cá kình
đầu quay về phía đơng, đi quay về phía tây. (Lê Xn Diệm & Hồng Xn Chinh,
1983)
Đứng trên gị cao nhìn ra xung quanh, thấy phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Phía
đơng thế đất thấp phẳng rộng với những cánh đồng lúa nước mênh mơng. Phía tây và
phía tây bắc, thế đất cao dần, có những cánh đồng ruộng lúa nước xen lẫn ruộng trồng các
loại hoa màu. Phía nam là vùng trũng cấy lúa chiêm xen giữa là đầm hồ, dòng lạch do sự
bồi tụ dang dở của dịng sơng Hồng. Phía bắc, giữa hai thế đất cao ở phía tây, thấp ở phía
đơng, có một vùng trũng kéo dài, hình thành một con nước, mà xưa vốn nối liền Đầm
Vạc (Vĩnh n), với dịng sơng Hồng ở phía nam và chảy ngang qua mạn đơng của gị
này.
Nhìn chung gị Đồng Đậu ở ven rìa đồng bằng Bắc Bộ, nơi giao tiếp giữa những
vùng đồi đất đỏ la-tê-rit và vùng bồi tụ của phù sa châu thổ sơng Hồng. Đối với người
Việt cổ đang trên q trình rời bỏ vùng rừng núi tiến về chinh phục khai phá miền đồng
bằng sơng Hồng màu mỡ, thì đây là một điểm cư trú lý tưởng. Miền đất này vào thời Ngô
Quyền là địa bàn cát cứ của sứ quân Kiều Cơng Hãn và sứ qn Nguyễn Thái Bình (tức
Nguyễn Khoan). Nguyễn Khoan đã từng chọn gò Đồng Đậu làm nơi cư ngụ, đóng bản
doanh, đến nay nhân dân địa phương cịn lưu truyền nhiều truyền thuyết về ơng. (Lê
Xn Diệm & Hoàng Xuân Chinh, 1983)
2.
Hiện trạng di chỉ
Di chỉ Đồng Đậu là một di tích cư trú trên đồi gị. Cũng như khá nhiều khu di tích
trên đồi gị khác ở vùng giữa trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, do xối mòn của
mưa lũ, nhũng hoạt động canh tác của con người thuộc các thế hệ, đã làm cho những vết
tích trên mặt đất khơng lưu trữ được hoặc bị biến động.
Trước khi khai quật, toàn bộ khu gị đã được nơng dân san thành những thửa
ruộng bậc thang. Nơi cao nhất là những thửa ruộng bằng phẳng trồng khoai lang, ươm
cây con. Trong ruộng có một số nấm mồ. Về phía tây, mặt gị thoai thoải thấp dần, có
những vườn chuối, vườn xoan, vườn dâu tằm xen giữa là những cây điền thanh, dứa dại.
Ở đây cịn có vết tích móng tường của một kiến trúc hiện đại đã bị khóa sau khi thực dân
3
Pháp chiếm huyện lỵ Yên Lạc năm 1947. Cũng thời kì này ở điểm cao nhất, gần chính
giữa gị, một cột mốc đồ bản đã được xây dựng. Theo nhân dân kể lại, khi đào móng sâu
4 mét để chơn cột thì thấy có nhiều “lưỡi rầm sét” lẫn trong đất màu nâu đen.
Toàn bộ mặt vườn ở bậc cao này được phủ một lớp đất màu nâu đen. Lẫn trong đất
ngồi những rễ, củ, các loại cây trồng, có các loại mảnh gốm, mảnh đồ đá, đồng thau thời
cổ và những mảnh sứ sành hiện đại. Ở bậc thứ hai của gò thấp hơn bậc cao nhất khoảng
2m. (Lê Xuân Diệm & Hoàng Xuân Chinh, 1983)
Hiện nay, nếu ai đi trên tuyến đường Tỉnh lộ 303, đoạn từ thị trấn Yên Lạc đến xã
Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc) sẽ dễ dàng nhận thấy sự nhếch nhác ngay từ cổng khu di
tích. Rơm, rạ chất thành đống ngay trước, trong cổng và lối vào. Đi sâu tìm hiểu, chúng
tơi được biết, khu di tích này mới chỉ được đầu tư xây dựng cổng và đoạn tường rào phía
trước, cịn lại cây cỏ mọc um tùm, che kín hết cả đường đi lối lại. Khu đất nằm trong quy
hoạch xây dựng khu di tích rộng 4,2ha, hiện bị một số người dân tận dụng diện tích đất
bỏ khơng để trồng những loại cây, rau ngắn ngày như: Hành, rau thơm... Sự phơi pha của
thời gian, mưa nắng đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng và các điểm khai quật.
(ĐÀO DUY TUẤN, 2016)
3.
Các dấu tích
Trong các khu cư trú của văn hóa Đồng Đậu đã phát hiện được các dấu tích do
người xưa để lại như nền nhà, bếp lửa, lò nấu đồng, hố đào, hố đất đen... Đây là nguồn tư
liệu quan trọng để tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần cũng như các hoạt động kinh tế
của cư dân Đồng Đậu.
3.1. Nền nhà
Các địa điểm văn hóa Đồng Đậu đều phát hiện được trên các đồi gò cao ở vùng
trung du và đồng bằng. Để thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều
và thay đổi theo mùa, cư dân Đồng Đậu cũng như các cư dân thời đại Kim khí chắc chắn
đã có những cách thức xây dựng nhà cửa khác nhau.
Do diện tích khai quật hẹp nên
hầu hết các nền này mới chỉ xuất lộ một
phần. Đa số các nền nhà đã bị phá huỷ,
do vậy chưa thể xác định quy mơ và cấu
trúc nền. Các nền có một đặc điểm
chung là đều được đắp bằng loại đất sét
dẻo, mịn, ít cát có màu vàng, nâu vàng,
hồng nhạt. Đó là loại đất ít thấm nước.
Đất sau khi đắp được nện chặt rất cứng.
Bề mặt của chúng nhìn chung khá
phẳng, tuy nhiên cũng có mặt nền có
4
nhiều lỗ, rãnh nhỏ và hố ăn sâu xuống nền với các hình dạng khác nhau, thậm chí xun
thủng qua nền. Các rìa cạnh nền thường ngoằn ngoèo, lồi lõm, tuy nhiên có một số rìa
cạnh khá thẳng. Trong các nền nhà khơng tìm thấy vết tích của tường đất, bếp lửa, những
vật dụng hàng ngày. Dấu vết cột ít được bảo tồn. (Lê Xuân Diệm & Hoàng Xuân Chinh,
1983)
3.2. Bếp lửa
Vết tích bếp lửa phát hiện được trong hầu hết các di tích. Căn cứ vào cấu trúc, có
thể chia bếp lửa thành hai loại.
Loại 1: Bếp lửa được đắp
bằng đất hoặc kê bằng đầu
rau. Loại này phát hiện được
rất ít. Trong đợt khai quật di
tích Đồng Đậu lần thứ 4, theo
Ngô Sĩ Hồng đã phát hiện
những bếp lửa được đắp sơ sài
gần miệng các hố đào ở tầng
văn hóa sớm. Rất tiếc, những
người khai quật khơng thống
kê số lượng cũng như khơng
Ảnh 2: Di tích bếp ở Đồng Đậu (12.ĐĐ.F22). [Nguồn: mô tả chi tiết về cấu trúc, đặc
điểm những bếp lửa này. Bên
Đoàn khai quật, ảnh Bùi Hữu Tiến]
cạnh loại bếp lửa được đắp
cịn có loại được kê bằng đầu rau. Đầu rau đã phát hiện được 3 chiếc ở các di tích Đồng
Đậu, Thành Dền, Vườn Chuối. Chúng thường có hình nón cụt, đáy to trên nhỏ, mặt cắt
ngang hình trịn, được nung ở nhiệt độ cao, rắn. Rất tiếc những đầu rau mới chỉ phát hiện
được đơn lẻ, khơng đi kèm với các di tích bếp lửa, nhưng chắc hẳn người Đồng Đậu đã
dùng chúng để kê tạo thành bếp dạng kiềng ba chân như đã từng phát hiện trong đợt khai
quật di tích Gị Mun lần thứ tư. Đầu rau ở Gị Mun có cấu tạo rất giống với những chiếc
phát hiện được ở văn hóa Đồng Đậu. Các đầu rau được bố trí ở ba góc giống cách sắp xếp
đầu rau ở các bếp nấu ăn trong nơng thơn hiện nay. Bếp có ba khe hở, một khe rộng, hai
khe hẹp. Trong cuộc khai quật lần thứ sáu ở Đồng Đậu đã phát hiện 3 chạc gốm và 1 nồi
gốm trong một mộ táng. Quan điểm cho rằng, chạc gốm được sử dụng làm đầu rau tiếp
tục được củng cố với bằng chứng mới tìm được ở cuộc khai quật Đình Tràng năm 2010.
Ở đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện được các chạc gốm có vết ám khói trong một di tích
bếp lửa của giai đoạn Đơng Sơn. Bếp được đắp hay sử dụng đầu rau trên mặt đất nhanh
5
chóng hỏng, nhưng lại có ưu điểm là thống khí, dễ cời than. (Lê Xuân Diệm & Hoàng
Xuân Chinh, 1983)
Loại 2: Bếp được kht xuống đất, có đáy hình lịng chảo, bằng hoặc xiên. Loại bếp này
đã phát hiện được ở nhiều di tích
như Thành Dền, Vườn Chuối, Đồng
Đậu, Đại Trạch... Trong bếp có chứa
các loại di vật khác nhau như rìu,
mảnh vịng, bàn mài, xương động
vật, thóc gạo hóa than... Chỉ riêng
đợt khai quật lần 1, 3 và 5 ở Đồng
Đậu đã phát hiện được 77 bếp thuộc
loại này trong Phùng Nguyên muộn
- Đồng Đậu sớm. Phần lớn bếp lửa ở
Đồng Đậu cịn khá ngun, chỉ có
một số bị cắt phá, chồng lên nhau
khó nhận biết ranh giới cũng như
Ảnh 3: Di tích bếp ở Vườn Chuối (09.H1.F3)
hình dáng. Than tro trong các bếp còn
nguyên tạo thành từng lớp với nhiều [Nguồn: Đoàn khai quật, ảnh Bùi Hữu Tiến]
màu sắc và độ dày mỏng khác nhau.
Giữa các lớp tro than nhiều màu sắc thường có các lớp than đen. Những lớp than đen đó
là tàn tích của những nhiên liệu chưa đốt cháy hết và có thể là chứng tích của những lần
bếp lửa ngưng sử dụng hoặc bị dập tắt.
Ngoài những bếp được xác định khá rõ về hình dáng, trong các địa điểm văn hóa Đồng
Đậu cịn tìm thấy rải rác các đám tro bếp hoặc than vụn, bên cạnh là những cục đất nung
đỏ và mảnh gốm vỡ. Đó có thể là vết tích của những bếp đã bị phá. (Lê Xuân Diệm &
Hoàng Xuân Chinh, 1983)
3.3. Mộ táng
Tới nay, trong văn hóa Đồng Đậu đã
phát hiện được nhiều mộ táng, trong đó
ở di tích Lũng Hồ có 12 mộ, Đình
Tràng 9 mộ, Đồng Đậu 3 mộ, Bãi Mèn
61 mộ, Thành Dền 2 mộ, Vườn Chuối 2
mộ, Đại Trạch 1 mộ, Gò Diễn 1 mộ.
Các mộ ở Lũng Hồ, Đình Tràng, Đồng Ảnh 4: Mộ táng ở Đồng Đậu (99.ĐĐ.TS1.M1)
Đậu và Bãi Mèn đều thuộc giai đoạn
Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm, [Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam]
6
cịn lại mộ ở các di tích Thành Dền, Gị Diễn, Vườn Chuối, Đại Trạch thuộc giai đoạn
Đồng Đậu điển hình. (Lê Xn Diệm & Hồng Xn Chinh, 1983)
II.
DI VẬT CỦA VĂN HĨA ĐỒNG ĐẬU
Ngồi các loại di tích, các nhà khảo cổ học cịn tìm thấy một khối lượng di vật đồ sộ.
Sau khi chỉnh lý, tổng số hiện vật thu được là 1682 tiêu bản. Trong đó, cuộc khai quật lần
thứ nhất có 882 tiêu bản, cuộc khai quật lần 3 có 800 tiêu bản. Gồm 1154 đồ bằng đá,
200 đồ bằng đồng, 226 đồ bằng đất nung và 102 đồ bằng xương, sừng. (Lê Xuân Diệm
& Hoàng Xn Chinh, 1983)
1.
Đồ đá
1.1. Loại hình
1.1.1. Cơng cụ sản xuất
Cơng cụ sản xuất khơng chỉ nhiều về số
lượng mà cịn khá đa dạng về loại hình. Những loại
thường gặp là rìu, bơn, đục, dao, bàn mài, bàn đập,
hịn ghè...
Rìu: chủ yếu được làm bằng đá spilite, bazan;
một số được làm bằng đá ngọc. Rìu thường được
mài nhẵn bóng, góc lưỡi tập trung từ 30 - 400, rìa
lưỡi bằng hoặc hơi lồi hình cung. Rìu có thể chia Ảnh 5: Rìu đá có vai ở Đồng Đậu
làm 4 loại là: rìu tứ giác, rìu lưỡi xéo, rìu có vai và [Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
rìu có vai có nấc, trong đó rìu tứ giác là loại phổ biến
hơn cả, các loại khác có số lượng rất ít. (Bùi Hữu Tiến, 2016)
Bơn: được làm bằng các loại đá giống rìu. Bơn
có 2 loại là: bơn tứ giác và bơn có nấc, trong đó
loại thứ nhất phổ biến hơn, loại thứ hai rất hiếm
gặp. Chuyên dụng của nghề chế tác tre gỗ. Về
hình dáng đục gần giống rìu, nhưng có chiều dài
gấp 2 - 4 lần chiều rộng, lưỡi hẹp, đốc thon nhỏ.
Đục đa số làm bằng đá spilite, chỉ có một số ít
làm bằng đá ngọc. Kích thước phổ biến dài từ
3,5 - 10cm, rộng từ 1,3 - 1,5cm, dày từ 0,5 1cm. Dựa vào chức năng, đục được chia làm 2
loại là đục đinh và đục vũm.
Đột: không phổ biến, mới chỉ thấy 3 chiếc
ở Bãi Tự. Đột được làm bằng đá ngọc màu xanh.
Hình dáng của chúng rất giống những đột hiện
Ảnh 6: Bơn đá [Nguồn: Đồn khai
đại. Đặc điểm của loại hiện vật này là có dáng
quật, ảnh Bùi Hữu Tiến]
7
dài, có hai đầu tù, mặt cắt ngang khơng định hình, có thể vng, chữ nhật hoặc hơi trịn.
Trên thân loại di vật này có nhiều dấu cưa và cả dấu ghè. Người thợ thủ công sử dụng
chúng để đột tơng lõi vịng ra khỏi mảnh vịng khi đã hồn thành công đoạn khoan tách
lõi. (Nguyễn Kim Dung, 1996)
Dao: thường có kích thước nhỏ, được làm bằng các loại đá khác nhau như đá
ngọc, bazan.... Dao có kiểu dáng và chức năng khác nhau. Có chiếc có thể được sử dụng
với chức năng chính để khắc, rạch....
Mũi khoan: là loại cơng cụ khơng thể thiếu trong q trình chế tác đồ trang sức.
Loại di vật này ít gặp trong các khu cư trú, nhưng lại tìm được với số lượng rất lớn tại địa
điểm Bãi Tự - một công xưởng chế tạo mũi khoan. Mũi khoan ở Bãi Tự phát hiện được ở
cả ba dạng là mũi khoan hoàn chỉnh (854 tiêu bản), phác vật (228 tiêu bản) và phế vật.
Mũi khoan ở đây đều được làm bằng đá, một loại đá có độ cứng cao, giịn, dễ vỡ nhưng
lại rất sắc. Mũi khoan được chế tạo bằng kỹ thuật tu chỉnh ép rất tinh vi và tỉ mỉ. Mũi
khoan thường có mặt cắt hình vng, hình tam giác, hình trịn, ngũ giác và lục giác. Góc
lưỡi có loại vát hình chữ V lệch, vát hình chữ V cân, vát ba cạnh, vát bốn cạnh. Độ dài
mũi khoan tập trung trong khoảng 1 - 2cm. Ngoài ra, ở Bãi Tự cũng phát hiện một khối
lượng lớn các mảnh tước, vảy tước nhỏ li ti. Trong cả hai đợt khai quật đã tìm được tổng
số 75.324 mảnh tước và vảy tước. Chất liệu của chúng giống như mũi khoan, đó là đá
ngọc, có màu xanh, hồng trắng với nhiều vân hoa. Đợt khai quật di tích Vườn Chuối năm
2009 cũng đã phát hiện một mũi khoan làm bằng đá ngọc, màu mận chín, có mặt cắt
ngang hình trịn, được mài nhẵn tồn thân, mũi có vết mịn sử dụng, bị gãy phần đốc, dài
cịn lại 1,7cm, đường kính 0,3cm. (Bùi Hữu Tiến, 2016)
Bàn mài: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại di vật đá.
Bàn mài chủ yếu được làm bằng đá sa thạch có kết cấu hạt khác
nhau từ rất thô, thô, mịn đến rất mịn. Mỗi loại bàn mài đáp ứng
cho một cơng đoạn của q trình chế tác công cụ. Chẳng hạn
như trong chế tác đồ đá, ban đầu, người ta sử dụng các dạng bàn
mài có kết cấu hạt rất thô, hoặc thô để mài phá nhằm xoá các vết
ghè đẽo. Tiếp đến người ta sử dụng các bàn mài có kết cấu hạt
mịn để mài trau. Cuối cùng để hoàn thiện, người ta sử dụng các
bàn mài có kết cấu hạt rất mịn, ít nhám để mài bóng, gia cơng
cho đồ đá được đẹp, phẳng, nhẵn bóng và rìu lưỡi thêm sắc bén.
Bàn mài thường có hình dáng khơng định hình, do đa số bị vỡ,
kích cỡ to nhỏ khác nhau. Nhiều chiếc được mài lõm rất sâu đến
mức khó có thể tận dụng được nữa, các đường mài chồng chéo,
cắt phá nhau. Điều đó thể hiện tần suất sử dụng bàn mài là rất
lớn và khuynh hướng tiết kiệm nguyên liệu. Cá biệt có bàn mài
Ảnh 7: Bàn mài đá ở
Đồng Đậu [Nguồn:
Bùi Hữu Tiến]
8
còn được khoan lỗ để đeo như chiếc 69.ĐĐ.H4(2): 20. Căn cứ vào vết mịn và cơng
dụng, bàn mài được chia làm 5 loại là bàn mài phẳng, bàn mài có rãnh hình chữ V, bàn
mài lõm hình lịng máng, bàn mài hình trụ (bàn mài trong) và bàn mài kết. (Bùi Hữu
Tiến, 2016)
Khuôn đúc: làm bằng đá sa thạch có màu xám thẫm, xám trắng, hồng. Người xưa
chọn đá sa thạch làm khn đúc vì loại đá này vừa mềm nên dễ chế tác và tạo hình vật
đúc, vừa giúp thốt khí và nhiệt tốt do kết cấu của đá (là những hạt cát thô) tạo thành
nhiều khe hở nhỏ “li ti”.
Bàn đập: đều thuộc loại khơng
có cán, mặt cắt ngang hình chữ nhật
hoặc hình vng. Ở hai mặt rộng đối
nhau có các rãnh nhỏ với độ sâu và
rộng khá đều nhau chạy song song với
nhau theo chiều dài của bàn đập. Hai
mặt hẹp của bàn đập được tạo rãnh
rộng, lõm sâu hình lịng máng để kẹp
cán. Khi sử dụng, có thể người Đồng
Ảnh 8: Bàn đập bằng đá ở Thành Dền
Đậu đã dùng tre hoặc gỗ và dây để làm
cán. Bàn đập đã phát hiện được ở một [Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
số địa điểm như Thành Dền 3 chiếc, Đồng Đậu 7 chiếc...
Hòn ghè: là những hòn cuội được con người sử dụng để ghè, đập. Ở đầu hoặc mặt
hịn ghè thường có các vết xước và vết vỡ nhỏ. Loại di vật không phổ biến, ở Lũng Hoà
đã phát hiện 6 chiếc, Thành Dền 3 chiếc, Đồng Đậu 3 chiếc...
Chày và bàn nghiền: đây là bộ dụng cụ dùng để nghiền hạt
quả hoặc các loại củ cho bột. Từ văn hóa Hồ Bình, người tiền sử đã
biết dùng bộ dụng cụ này. Trong văn hóa Đồng Đậu, chày đã phát
hiện ở một số di tích như Đồng Đậu, Thành Dền, Vườn Chuối...
Chày thường được làm từ các hịn cuội tự nhiên, hình trụ dài, có chiếc
được chế tác cho dễ cầm. Mặt cắt ngang của chày thường có hình
trịn, hình bầu dục. Ở đầu thường có dấu mịn, sứt mẻ do sử dụng, dài
trung bình từ 8 - 16cm, rộng từ 4 - 5cm. Bàn nghiền rất ít gặp, tới nay
mới chỉ thấy ở Đồng Đậu. Người xưa thường sử dụng những hịn cuội
lớn, hình bầu dục, vng hoặc trịn để làm bàn nghiền. Do sử dụng Ảnh 9: Chày
nhiều nên mặt bàn nghiền thường có vết lõm sâu. (Bùi Hữu Tiến,
bằng đá
2016)
[Nguồn: Bùi
1.1.2. Vũ khí
Hữu Tiến]
9
Vũ khí đá chủ yếu được người Đồng Đậu chế tác và
sử dụng ở giai đoạn sớm. Đến giai đoạn muộn,
người Đồng Đậu gần như loại bỏ vũ khí đá, thay
vào đó họ chế tác và sử dụng các loại vũ khí bằng
đồng. Vũ khí đá gồm các loại hình như mũi tên,
qua, lao, giáo.
Lao: không phổ biến, đa số bị gãy, rất ít chiếc cịn
ngun hoặc gần ngun, thường được làm bằng đá
spilite hoặc đá phiến, dài từ 6,1 - 8,4cm, rộng 2,7 3,6cm, dày từ 0,25 - 0,9cm. Căn cứ vào kiểu dáng,
lao được chia làm 2 loại:
Loại 1: lao có 2 phần thân và chi phân biệt rõ
ràng.
Loại 2: lao có hình lá quế, mặt cắt ngang có hình bầu dục dẹt.
Giáo: đã phát hiện được 8 chiếc ở di tích Đồng Đậu, 2 chiếc ở Lũng Hoà, 1 chiếc ở
Thành Dền. Đa số bị gãy, mặt cắt ngang thân hình thoi, giữa thân có đường sống nổi.
Chiếc 69.ĐĐ.H2(2): 111 bị gãy một phần cán và mũi, thân dẹt, dài, hẹp ngang. Chuôi
phân biệt rõ với thân, dài còn lại: 9,8cm, rộng thân 2,5cm, dày 0,8cm.
Mũi tên: đã phát hiện được ở một số di tích, trong đó Đồng Đậu 5 chiếc, Thành Dền
6 chiếc, Lũng Hồ 3 chiếc... Mũi tên thường được làm bằng đá bazan, spilite... Căn cứ
vào mặt cắt ngang, mũi tên được chia làm 3 loại: mũi tên có mặt cắt ngang hình thoi, thân
và chi phân biệt rõ; mũi tên có mặt cắt ngang hình tam giác cân hoặc hình tam giác
đều; mũi tên có hình lá liễu, dẹt, mỏng.
Qua: đã phát hiện được ở một số di tích như Đồng Đậu (9
chiếc), Thành Dền (2 chiếc), Lũng Hoà (1 chiếc)... Qua
thường được làm bằng đá phiến. Hầu hết đều bị vỡ, số cịn
ngun hoặc gần ngun rất ít. Qua có hai phần lưỡi và chuôi
phân biệt. Chuôi hẹp hơn lưỡi, nơi tiếp giáp giữa lưỡi và
chi có một lỗ trịn. Tiêu bản 65.LH.M9: 1, bị vỡ nhỏ, dài
21cm, rộng 5cm, dày 0,9cm.
1.1.3. Đồ trang sức
Ảnh 11: Qua bằng đá Đồ trang sức trong văn hóa Đồng Đậu khơng chỉ nhiều về số
lượng, mà cịn phong phú về loại hình. Đồ trang sức chủ yếu
[Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
được làm bằng đá ngọc với nhiều màu sắc khác nhau, ngoài
10
ra một số làm bằng đá spilite. Về loại hình, đồ trang sức gồm có vịng, khun tai, hạt
chuỗi, khuy đá, trong đó vịng chiếm số lượng áp đảo.
Vịng: rất đa dạng về hình dáng,
căn cứ vào mặt cắt, chúng ta thấy có tới
12 loại, từ các loại có kiểu dáng đơn giản
như mặt cắt hình chữ nhật, hình vng,
hình thang, hình bình hành, hình đa giác,
hình bầu dục, hình bán nguyệt, hình tam
giác, hình chữ D, đến các loại có kiểu
dáng phức tạp như vịng có mặt cắt hình
chữ T, vịng có ren. Loại vịng đặc trưng
của giai đoạn này là vịng có mặt cắt hình Ảnh 12: Vịng trang sức bằng đá ở Đồng
chữ D, hình thang, hình tam giác. Chúng
thường có kích thước khá lớn và nặng. Ở Đậu [Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
di tích Đồng Đậu đã phát hiện được khá nhiều các loại vòng to được làm trau chuốt cơng
phu, điển hình là chiếc 65.ĐĐ.H1: 100 có mặt cắt vịng có hình thang cân, bản rộng
4,65cm, dày 3,25cm, đường kính ngồi 13cm. Trong đợt khai quật di tích Đồng Đậu năm
1999 đã tìm được một ngơi mộ mà chủ nhân là một người đàn ông khoảng 40 - 50 tuổi,
tay đeo một chiếc vòng đá khá to, mặt cắt hình tam giác cân, làm bằng đá spilite màu
xám xanh. Bản vòng rộng, dày, một mặt phẳng, mặt kia phần trong hơi lõm tạo thành
đường gờ nổi ở gần một nửa bản vịng. Vịng có đường kính 9,5cm, bản rộng 4,8cm, dày
1,3cm. Những loại vòng này đã được chế tạo rất phổ biến và là sản phẩm chính của cơng
xưởng đá Hồng Đà. (Bùi Hữu Tiến, 2016)
Nhìn chung, có thể dễ dàng nhận ra, sưu tập vịng trang sức tìm được trong các địa điểm
cư trú của văn hóa Đồng Đậu mang hai phong cách khác hẳn nhau. Một loại gồm những
vịng có hình dáng thanh thốt, nhẹ nhàng, mỏng manh, được làm bằng các loại đá ngọc.
Những vịng này giống với các loại vịng ở cơng xưởng Bãi Tự, Tràng Kênh. Một loại
khác gồm các loại vịng khá to, dày, thơ mà đa số được chế tác từ đá spilite, dường như
có nguồn gốc chủ yếu từ các công xưởng chế tác đá ở khu vực Phú Thọ như Hồng Đà, Ơ
Rơ...
Có thể nhận thấy, đeo các loại vịng có kích thước lớn, nặng là một sở thích đặc biệt của
một bộ phận cư dân lúc đó. Đây cũng là một nét đặc trưng riêng của đồ trang sức cũng
như nhu cầu thẩm mỹ của cư dân Việt cổ ở giai đoạn văn hóa Đồng Đậu.
Khuyên tai: rất phổ biến trong văn hóa Đồng Đậu. Tuy số lượng khơng nhiều bằng
vịng, nhưng lại rất phong phú về loại hình. Người Đồng Đậu đã chế tạo một sưu tập
khuyên tai với nhiều kiểu dáng lạ, độc đáo chưa từng gặp trước đó, bên cạnh một số kiểu
truyền thống được cải biến. Đa số khuyên tai được chế tác trên chất liệu đá ngọc với
11
nhiều màu sắc đa dạng mà dường như đã được tuyển chọn khá kỹ lưỡng, có chủ định từ
trước. Đây cũng là một điểm khác biệt so với sưu tập vòng đá. Quan sát những khuyên tai
phát hiện được ở những khu cư trú khác nhau, chúng ta không khỏi kinh ngạc bởi vẻ đẹp
hấp dẫn của chúng, cũng như không khỏi khâm phục về tài nghệ và kỹ thuật điêu luyện
của những thợ thủ công xưa. Sưu tập khuyên tai Đồng Đậu mang một nét riêng so với
những sưu tập khuyên tai của các văn hóa trước và sau nó. Căn cứ vào kiểu dáng, có thể
chia khuyên tai thành 8 loại:
Loại 1: khuyên tai hình gối quạ. Tới nay đã
phát hiện được 5 chiếc ở Đồng Đậu, 1 chiếc
ở Thành Dền, 1 chiếc ở Vườn Chuối, 1 chiếc
ở Đình Tràng, 2 chiếc ở Đồng Dền…. Loại
hiện vật này được làm bằng các loại đá ngọc
có màu xanh, ngoại trừ chiếc phát hiện ở
Thành Dền được làm bằng đá spilite.
Khun tai hình gối quạ tuy số lượng khơng
nhiều nhưng là một loại hình trang sức đặc
trưng, tiêu biểu của văn hóa Đồng Đậu.
Loại 2: khuyên tai bốn mấu. Loại này
có dáng hình trịn dẹt hoặc vng, 4
Ảnh 12: Khun tai loại 1: hình gối quạ
góc được khía thành 4 mấu, có chiếc
[Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
mấu lại được xẻ rãnh, chính giữa có
một lỗ trịn và một khe hở. Loại
khun tai này đều được làm bằng đá
ngọc, chế tác khá công phu. Tới nay đã
phát hiện được 2 chiếc ở Đồng Đậu, 1
Ảnh 13: Khuyên tai loại 2:khuyên tai
chiếc ở Lũng Hoà, 1 chiếc ở Thành
bốn mấu [Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
Dền. Những phát hiện về khuyên tai
bốn mấu trong văn hóa Đồng Đậu đã cho thấy q trình phát triển của loại khuyên tai này
từ đơn giản đến phức tạp hơn. Khun tai biến đổi từ loại có dáng hình vng, mấu nhọn,
sang loại dáng trịn, mấu trịn, sau đó lại được cải tiến thành dáng vuông mấu xẻ rãnh.
Loại 3: khun tai hình con đỉa.
Nó có hình dáng giống như
chiếc “mầm” tai ngày nay, và
thường được làm bằng đá ngọc.
Đặc điểm nổi bật của loại
khuyên này là lỗ thường được
khoan lệch về một phía, mép
Ảnh 14: Khuyên tai loại 3: khuyên tai hình con đỉa
[Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
12
được mài tròn, dày từ 0,3 - 1,1cm. Loại này số lượng khơng nhiều, đã phát hiện được ở di
tích Đồng Đậu, Vườn Chuối.
Loại 4: khuyên tai hình đồng xu. Loại này có hình trịn, mỏng dẹt, rìa cạnh trịn, lỗ ở giữa
rất nhỏ và có một khe hở từ lỗ ra ngoài. Loại này đã phát hiện được ở di tích Đồng Đậu,
Thành Dền, Lũng Hồ, Vườn Chuối....
Loại 5: khun tai hình vành khăn. Loại này có dáng
trịn dẹt, mỏng, rìa cạnh sắc, mặt cắt ngang hình
thang vng. Lỗ ở giữa khá to, nằm lệch về phía có
khe hở, thường làm bằng đá ngọc.
Hạt chuỗi: khá phổ biến trong các di tích văn
hóa Đồng Đậu. Đa số chúng được làm bằng đá ngọc,
Ảnh 16: Khuyên tai loại 5: chỉ có một số rất ít làm bằng đá spilite. Hạt chuỗi
gồm 4 loại:
khuyên tai hình vành khăn Loại
[Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
1: hạt
chuỗi
có dạng hình trụ trịn, mặt cắt có hình thang
vng hoặc thang cân, giữa có lỗ khoan để
xâu dây. Trong loại này có chiếc được làm
rất mỏng, dẹt, dài từ 0,3 - 6cm. Trong đợt
khai quật di tích Thành Dền năm 2010 đã
phát hiện 5 hạt chuỗi bằng đá ngọc, được
làm rất mỏng, dày từ 0,1 - 0,2cm, đường
kính từ 0,3 - 0,8cm, đường kính lỗ từ 0,15 0,3cm.
Loại 2: hạt chuỗi có hình hạt cườm, mới Ảnh 17: Hạt chuỗi đá ở Đồng Đậu
thấy 1 tiêu bản ở Thành Dền, làm bằng đá [Nguồn: Bùi Hữu Tiến]
ngọc màu vàng nhạt có lẫn vân nâu, có lỗ
nhỏ dọc thân, đường kính 0,8cm, đường kính lỗ 0,25cm.
Loại 3: hạt chuỗi có mặt cắt hình tang trống, ở giữa phình rộng thu hẹp dần về hai đầu.
Loại này đã phát hiện 2 tiêu bản ở Thành Dền, đều làm bằng đá ngọc, dài từ 0,9 - 3,15cm,
đường kính 0,7cm.
Loại 4: hạt chuỗi có hình “giọt nước”, hình bầu dục hoặc hình thoi, có khoan lỗ ở một
đầu để đeo. Loại này đã phát hiện được ở Đại Trạch (1 tiêu bản), Vườn Chuối (2 tiêu
bản), Thành Dền (1 tiêu bản). Dài từ 0,65 - 2,8cm, rộng 0,5- 0,8cm. (Bùi Hữu Tiến,
2016)
13
Nhẫn: thường có đường kính nhỏ từ 1,8 - 2,2cm, chế tác bằng đá ngọc, có mặt cắt
hình chữ D, hình chữ nhật, hay hình trịn. Loại hình này đã phát hiện ở Lũng Hoà, Đồng
Đậu, Thành Dền, Xuân Kiều...
Khuy đá: rất ít gặp, tới nay mới thấy 1 chiếc di tích Vườn Chuối (2001), 2 chiếc ở
Đơng Lâm (2002: một chiếc tìm được ở lớp Đồng Đậu trong hố khai quật 1, một chiếc
sưu tầm). Loại hiện vật này thường được chế tác bằng đá ngọc màu vàng nhạt phớt xanh,
có hình trịn, mặt trước lồi nhẹ ở giữa, mặt sau phẳng, ở giữa có một móc nổi cao rất
giống với những chiếc cúc áo hiện nay. Đường kính từ 1,4 - 2,4cm, dày 0,2 - 0,7cm.
Khuy đá là một loại hình trang sức độc đáo mới xuất hiện trong văn hóa Đồng Đậu.
Bùa đeo hình răng thú: có 3 chiếc, đều phát hiện được ở di tích Đồng Đậu. Chúng
được làm phỏng theo hình dáng những chiếc bùa đeo được làm từ răng nanh thú. Loại di
vật này được làm bằng đá ngọc màu trắng hoặc xanh, có mặt cắt ngang hình chữ nhật
hoặc hình bầu dục, đầu có một lỗ trịn nhỏ để xâu dây, dài từ 4 - 5,5cm.
Trang sức khác: ngoài các loại trang sức ở trên, ở địa điểm Đồng Đậu còn phát hiện
thỏi đá có cắt khấc hai đầu; mảnh đá hình cung giống mảnh vòng.
1.1.4. Hiện vật khác bằng đá
Ở một số địa điểm thuộc văn hóa Đồng Đậu cịn tìm thấy một số phác vật của rìu,
bơn, đục, vịng, hạt chuỗi, khuyên tai... Đó là phác vật đang được chế tác dở. Ngồi phác
vật, thì lõi vịng, lõi hạt chuỗi, mảnh đá có dấu vết gia cơng, mảnh đá có khoan lỗ, mảnh
đá có dấu cưa, mảnh tước cùng một số đá ngun liệu cũng được tìm thấy. Những hiện
vật nói trên đã phát hiện được với số lượng khá lớn ở các công xưởng chế tác đá như Bãi
Tự, Hồng Đà, Ơ Rơ, Gị Chè... Trong các di chỉ cư trú, tuy số lượng tìm được khơng
nhiều, nhưng hầu như di chỉ nào chúng ta cũng gặp. Sự có mặt của chúng trong các khu
cư trú chứng tỏ rằng, cư dân ở các di tích đã tự chế tác một số đồ đá để sử dụng.
Bên cạnh phác vật, phế vật, chúng ta cũng tìm được một số đồ đá đã hoàn chỉnh
nhưng chưa xác định được chức năng. Chẳng hạn như hiện vật hình nón cụt, một đáy to,
một đáy nhỏ, ở giữa có khoan lỗ thủng trịn theo chiều dọc của hiện vật, được mài nhẵn,
làm bằng đá màu xám hơi hồng, cao 3,7cm, đường kính 5 - 6,2cm tìm được ở di chỉ Đại
Trạch. Hay một hiện vật có khắc hoa văn hình học phát hiện được ở địa điểm Vườn
Chuối (2001). Hiện vật này mang ký hiệu 01.VC.H2.L2: 31 có hình gần chữ nhật, có hai
mặt lõm, trên một mặt lõm có một hình khắc kiểu kỷ hà, dài 10cm, rộng 5cm, dày 1,7cm.
Hoa văn trên hiện vật này khá giống với hoa văn thấy trên chiếc bàn chải đồng tìm được
ở địa điểm Gị Diễn. (Bùi Hữu Tiến, 2016)
1.2. Nguyên liệu và kỹ thuật chế tác
1.2.1. Nguyên liệu
Những di vật văn hóa Đồng Đậu được chế tác từ các loại đá khác nhau như đá sa
thạch, spilite, phiến thạch và đá ngọc. Cư dân Đồng Đậu đã biết lựa chọn và có ý thức sử
14
dụng từng loại đá cho thích hợp với từng loại hình và chức năng của hiện vật. Đá sa thạch
được sử dụng làm các dạng bàn mài và khuôn đúc. Đá sa thạch rất phổ biến, dễ tìm kiếm,
khai thác. Loại đá này thường nằm rải rác ở các bờ sông, suối, đôi khi cũng tập trung
thành các mỏ đá lớn như đã thấy ở Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đá spilite với đặc điểm có kết cấu hạt rất mịn, có độ cứng cao. Nắm được đặc
điểm đó, cư dân Đồng Đậu đã sử dụng chủ yếu để chế tác các dạng công cụ sản xuất cần
sức chịu lực lớn như rìu, bơn, đục… Ngồi ra, trong một số trường hợp, họ còn dùng để
chế tác một số loại vũ khí và đồ trang sức, đặc biệt là các loại trang sức có kích thước lớn
như vịng có mặt cắt ngang hình chữ D, hình tam giác, hình thang. Trong văn hóa Đồng
Đậu, đã hình thành một loạt công xưởng chuyên chế tác công cụ sản xuất và vòng trang
sức bằng đá spilite ở dọc theo hai bên bờ tả ngạn và hữu ngạn của sông Thao, sơng Đà ở
khu vực Phú Thọ. Đá spilite có ưu điểm là rất dễ khai thác. Xung quanh các công xưởng
ở khu vực Phú Thọ đều có các mỏ đá spilite. Đá này khi được khai thác tại chỗ, vì cịn
tươi, có độ ngậm nước cao nên tương đối mềm, dễ chế tác (Nguyễn Kim Dung, 1996).
Đá phiến có đặc điểm là dễ tìm kiếm nhưng có nhược điểm là mềm, giòn và dễ
gẫy. Người Đồng Đậu chủ yếu sử dụng loại đá này để chế tạo vũ khí, đặc biệt là các loại
qua và mũi tên. Ngoài sử dụng chế tác vũ khí, đơi khi người Đồng Đậu cịn dùng loại đá
này để chế tác một số loại công cụ hay đồ trang sức.
Một loại đá được sử dụng rất phổ biến và có vai trị đặc biệt quan trọng trong chế
tác công cụ và đồ trang sức là đá ngọc. Loại đá này có kết cấu hạt rất mịn, độ cứng cao,
có nhiều màu sắc, khi mài rất bóng, có ưu điểm vừa cứng vừa dẻo, do vậy rất thích hợp
để chế tác các dạng đồ trang sức, đặc biệt các dạng khó tạo hình, cần độ tinh xảo như
vịng có mặt cắt hình chữ T, vịng có ren, khuyên tai bốn mấu…. Ngoài ra loại đá này
cũng rất thích hợp để chế tác các loại mũi khoan, vũ khí và các rìu bơn có kích thước nhỏ,
cần độ sắc cao.
Nhìn chung, ngun liệu đá trong văn hóa Đồng Đậu về cơ bản giống với nguyên
liệu đá trong văn hóa Phùng Nguyên. Người Đồng Đậu chắc hẳn đã học hỏi, kế thừa trực
tiếp những kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, khai thác, tuyển chọn nguyên liệu từ những
thế hệ đi trước. Họ đã biết kết hợp một cách sáng tạo, tài tình giữa chất liệu, màu sắc đá
và loại hình hiện vật. Vì vậy, nhiều loại hình hiện vật đá tìm được trong văn hóa Đồng
Đậu có giá trị sử dụng cao đồng thời giàu tính thẩm mỹ.
1.2.2. Kỹ thuật chế tác đá
Cư dân Đồng Đậu đã sử dụng thành thạo, điêu luyện những kỹ thuật khó, địi hỏi
trình độ tay nghề cao như cưa, khoan bên cạnh những kỹ thuật cơ bản, có phần đơn giản
hơn như ghè đẽo, đục khoét, tu chỉnh, mài, chuốt bóng. Kỹ thuật cưa có thể giúp cho việc
chia các khối đá ngun liệu thành các phiến đá có kích thước phù hợp với mục đích sử
dụng. Đối với một số loại hình hiện vật có thể chế tác “hàng loạt” như rìu, bơn, vịng có
15
mặt cắt hình chữ nhật, hạt chuỗi mỏng dẹt... người thợ thủ công sau khi chế tạo các phác
vật, sẽ tiến hành cưa để chia những phác vật này thành nhiều hiện vật. Trong việc chế tác
khuyên tai, kỹ thuật cưa cũng được sử dụng để tạo khe hở, tạo mấu. Quan sát chiếc
khuyên tai có mấu ở Bãi Tự chúng ta còn thấy nhiều vết cưa, cắt trên thân. Trên một số
hiện vật hoàn chỉnh, mảnh đá nguyên liệu, phác vật tìm được ở các địa điểm cũng thấy
khơng ít những vết cưa chưa được mài hết. Việc sử dụng kỹ thuật cưa sẽ giúp tiết kiệm
được nguyên liệu, đồng thời giảm thiểu tối đa xác suất hiện vật bị vỡ.
Nhờ kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ thuật khác nhau trong quá trình chế tác đá, cư
dân Đồng Đậu chẳng những tiết kiệm tối đa nguyên liệu mà còn rút gọn thời gian, giảm
bớt được công sức, tăng năng suất lao động, nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Bộ
sưu tập hiện vật mà chúng ta phát hiện được trong văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là sưu tập
đồ trang sức như vịng mặt cắt hình chữ T, vịng ren, khun tai hình gối quạ, khun tai
bốn mấu, hạt chuỗi hình ống, khuy đá… chính là những minh chứng cho trình độ chế tác
đá điêu luyện của cư dân Đồng Đậu bấy giờ. (Bùi Hữu Tiến, 2016)
2.
Đồ đồng
2.1. Loại hình
2.1.1. Cơng cụ sản xuất
Cơng cụ sản xuất bằng đồng chiếm tỷ lệ cao. Qua thống kê đồ đồng ở một số di
tích đã cho thấy, cơng cụ sản xuất đã thu được 306 tiêu bản, chiếm tới 36,5% trong tổng
số đồ đồng. Công cụ sản xuất gồm nhiều loại hình khác nhau như rìu, đục, dao khắc, nạo,
dùi, thuổng, búa, bàn chải, lưỡi câu. (Bùi Hữu Tiến, 2015)
Rìu: khá phổ biến, đã phát hiện được ở các di tích như Đồng Đậu, Thành Dền,
Đồng Dền, Vườn Chuối, Đại Trạch, Gị
Diễn... Căn cứ vào kiểu dáng, rìu có thể
chia thành 4 loại là rìu tứ giác, rìu xịe
cân, rìu lưỡi trịn và rìu có thân dẹt, dài.
Đục: có số
lượng
khơng
nhiều, đã phát
Ảnh 18: Rùi đồng ở Đồng Đậu [Nguồn: Bùi hiện được ở
Thành Dền, Đồng
Hữu Tiến]
Đậu, Gò Mỏ
Phượng, Đại Trạch, Đồng Dền. Đục có 2 loại là đục đinh và đục
vũm.
Búa: có đầu nhỏ đặc, đầu kia có họng tra cán, mặt cắt họng
thường có hình bầu dục dẹt, lục giác. Loại di vật này đã tìm thấy ở
Ảnh 19: Đục đồng
ở
Đồng
Đậu
[Nguồn: Bùi Hữu
Tiến]
16
các địa điểm như Đại Trạch, Thành Dền, Đồng Đậu... Đây là loại búa đồng dùng để đập,
rèn các loại hiện vật bằng đồng. Hình dáng của búa gần giống nhau, có hình thang, trên
lớn dưới thu nhỏ, dài từ 3 - 6,8cm, rộng từ 2,8 – 3cm.
Thuổng: mới phát hiện được 2 chiếc ở di tích Đồng Đậu. Thuổng có thân hình
chữ nhật, tiết diện ngang hình thang cong, lưỡi hơi bóp vào.
Dùi: gặp nhiều trong các di tích văn
hóa Đồng Đậu như Thành Dền, Đồng
Đậu, Vườn Chuối… Căn cứ vào kiểu
dáng, dùi được chia làm 2 loại:
Loại 1: có họng, hình chóp nón dài,
thân hình ống trịn, rỗng trong, mặt cắt
họng hình trịn hoặc gần trịn. Từ họng
đến mũi dần thu nhỏ. Phần rỗng của
họng có chiếc gần tới đỉnh mũi. Loại
này được chế tạo bằng cách đúc, đã phát
hiện được ở Đồng Đậu, Đại Trạch. Dài
từ 2,5 – 10cm.
Loại 2: khơng có họng tra cán, và
trong các cơng trình nghiên cứu thường
được gọi là “mũi nhọn”. Loại di vật này
được làm bằng các thanh đồng nhỏ, có
tiết diện hình chữ nhật, hình bầu dục,
hình trịn... Chúng đa số bị gãy, số cịn
ngun rất ít. Chúng được chế tác bằng
Ảnh 20: Dùic đồng ở Đồng Đậu [Nguồn:Nguyễn
phương pháp đúc và rèn. Đầu dùi được
rèn và mài khá nhọn, sắc. Loại này rất Chiều]
phổ biến ở các di tích như Đồng Đậu,
Thành Dền, Đại Trạch...
Dao: đã tìm thấy ở nhiều địa điểm
như Đồng Đậu, Thành Dền, Đại Trạch..
Dao có thể chia làm 5 loại gồm:
Loại 1: dao trổ. Đây là một loại hiện
vật có cấu tạo khá đặc biệt, một đầu chế
tạo thành lưỡi dao, một đầu được mài
nhọn thành mũi dùi, khoảng cách giữa
hai đầu khá lớn, có thể cầm nắm rất dễ
dàng. Loại di vật này được chế tạo bằng
Ảnh 21: Dao bằng đồng [Nguồn: Bùi Hữu
Tiến]
17
phương pháp đập, rèn nguội từ một thanh đồng dài có hình chữ nhật hoặc vng. Đợt
khai quật di tích Thành Dền năm 2010 đã phát hiện được 4 chiếc, trong đó có 2 chiếc cịn
tương đối ngun, 2 chiếc bị gãy. Đầu dao có hình như lưỡi dao bầu, có chiếc lưỡi cịn
khá sắc, sống dao thẳng hoặc hơi cong vồng, dày hơn phần lưỡi. Đầu dùi được mài rất
nhọn. Những chiếc còn gần nguyên dài từ 5,1 - 10cm, lưỡi dao rộng từ 0,5 - 0,9cm, dày
0,2 - 0,3cm. Qua so sánh có thể xác định, những hiện vật được cho là “trâm” ở Đồng Dền
cũng thuộc loại hình hiện vật này.
Loại 2: dao khắc. Dao có mặt cắt thân hình vng, hình chữ nhật, hình bầu dục, hoặc
hình thang cân. Phần chi rộng thu hẹp dần về phía lưỡi. Lưỡi vát xiên hoặc vát dọc.
Loại này đã tìm thấy ở di tích Đồng Đậu, Thành Dền.
Loại 3: dao xéo. Loại di vật này mới phát hiện 2 chiếc ở Đại Trạch. Chúng có hình
thang, lưỡi khơng cân xứng. Mặt dưới bằng, mặt trên hẹp hơn do có hai đường gân ở hai
bên, thân trang trí các đường chỉ nổi. Chúng đều được đúc bằng khuôn một mang, dài từ
3,7 - 5,7cm, rộng lưỡi từ 2,2 - 2,8cm.
Loại 4: dao phạng. Loại này mới tìm thấy một chiếc ở địa điểm Gị Diễn. Dao có lưỡi
hình chữ nhật, bản rộng, rìa mũi bằng và nằm nghiêng một góc so với trục họng. Họng có
hình nón cụt, đầu họng hơi nhô dài khỏi sống lưỡi, chuôi họng ngắn, sống lưỡi dày. Hiện
vật có kích thước khá lớn, dài 16,3cm, rộng 5,7cm.
Loại 5: dao rạch. Dao làm bằng lá đồng mỏng, mũi cong trịn hơi hớt lên. Loại này có
thể sử dụng trong việc chế biến thức ăn như thái rau, pha thịt... Loại dao này đã phát hiện
được ở Đồng Đậu, Đại Trạch, Đồng Dền. Chiếc 69.ĐĐ.H4(1): 4, còn tương đối nguyên
vẹn, dài 7,6cm, rộng 2,4cm, dày 0,2cm. (Bùi Hữu Tiến, 2016)
Kim khâu: là những thanh đồng nhỏ, hoặc dây đồng được cắt ngắn, mài nhọn một
đầu, đầu kia uốn cong hoặc có thể tán dẹt và đục lỗ qua để xỏ chỉ. Tiết diện thường có
hình trịn, hoặc phía trên hình chữ nhật, hình vng cịn phía dưới hình trịn. Loại di vật
này đã phát hiện được ở Đại Trạch, Thành Dền, Đồng Đậu, Vườn Chuối. Đa số kim khâu
bị gãy đầu luồn chỉ, chỉ còn phần mũi nhọn, số cịn ngun rất ít. Ở di tích Đại Trạch
(2001) đã phát hiện được 12 chiếc, dài từ 4,8 - 5,8cm, trong đó có một chiếc cịn ngun.
Chiếc này có một đầu nhọn, trơn kim được uốn cong để xỏ dây.
2.1.2. Vũ khí
Vũ khí đồng có những ưu điểm trội vượt so với vũ khí đá hay xương như sắc hơn, cứng
hơn, độ sát thương cao hơn và có thể đúc hàng loạt. Về mặt loại hình, vũ khí đồng gồm
có lao, giáo, qua và mũi tên.
Lao: có số lượng khơng nhiều,
nhưng lại khá đa dạng về loại hình.
Căn cứ vào kiểu dáng và mặt cắt
ngang, lao có thể chia làm 5 loại: