ERP - Enterprise Resource Planning
Chủ nhật, 21 Tháng 11 2010 23:52 DienDanTreTho.com
Bộ giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp HelloERP được thiết kế theo mô hình và tự động hoá các qui trình
cơ bản của doanh nghiệp, từ tài chính đến sản xuất với mục tiêu tích hợp thông tin của tất cả các phòng ban trong
công ty và loại bỏ các đường truyền kết nối phức tạp giữa các hệ thống máy tính riêng lẻ không “khớp” với
nhau. HelloERP tạo ra liên kết các phòng ban với nhau và trong nội bộ các phòng ban, hình thành quy trình,
trình tự xử lý nghiệp vụ để thành viên trong công ty tuân theo.
HelloERP là hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa,
thống kê, kiểm toán, phân tích, điều hành, HelloERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động,
đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của các tác nhân bên ngoài.
HelloERP là sản phẩm phần mềm mở theo đặc thù của doanh nghiệp có thể xử lý tất cả các giao dịch của doanh
nghiệp trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu thống nhất.
Công nghệ
Framework: Microsoft .NET 2005
Database: Microsoft SQL Server 2005/Oracle 8i/9i/10G
Mô hình: 3 lớp
Đối tượng
Hầu hết các mô hình doanh nghiệp: Thương mại, sản xuất, xây dựng, …
Ưu điểm nổi bật
• Được thiết kế theo từng phần nghiệp vụ (module): với từng chức năng, nhiệm vụ sẽ một
module phần mềm tương ứng.
• Có tính tích hợp chặt chẽ: Việc tích hợp các module cho phép kế thừa thông tin giữa các phòng, ban;
đảm bảo đồng nhất thông tin, giảm việc cập nhật xử lý dữ liệu tại nhiều nơi; cho phép thiết lập các quy
trình luân chuyển nghiệp vụ giữa các phòng ban. Cung cấp thông tin nhất quán, kịp thời cho quá trình ra
quyết định và đánh giá hoạt động tạo khả năng đưa quá trình quyết định xuống các cấp thấp hơn trong
doanh nghiệp; điều đó giúp các cấp lãnh đạo có nhiều thời gian xây dựng, phát triển chiến lược công ty.
• Có khả năng phân tích quản trị: HelloERP cho phép phân tích dựa trên các trung tâm chi phí (cost
center) hay chiều phân tích (dimension); qua đó, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
• Tính mở: Với HelloERP có thể thiết lập các thông số để thích ứng với thực tế (cấu hình hệ thống).
Thông qua thay đổi thông số, người dùng có thể thiết lập quy trình quản lý mới trong DN. Với cách này
DN có thể thêm, mở rộng quy trình quản lý của mình khi cần. Hệ thống đảm bảo có kiến trúc mở có thể
thêm các tính năng mới trong tương lai.
• HelloERP luôn luôn tuân thủ, cập nhật các chuẩn nghiệp vụ và các quyết định mới nhất của Bộ Tài
Chính quy định.
• An toàn và bảo mật là vấn đề rất quan trọng trong quản lý tài chính. HelloERP đã áp dụng công nghệ
bảo mật đa lớp với nhiều mức bảo mật khác nhau, bao gồm: bức tường lửa, bảo mật máy chủ, bảo mật
đường truyền, mã hóa thông tin trên mạng nhằm đảm bảo tuyệt đối các thông tin về tài chính của doanh
nghiệp.
Các phần mềm tích hợp trong hệ thống HelloERP
Bộ giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp HelloERP là 1 sản phẩm ERP mở rộng CEA (comprehensive
enterprise applications) với 9 modules PlugAndPlay được tích hợp vào trong sản phẩm.
(Các Module phần mềm này có thể tách dời hệ thống và hoạt động độc lập như một phần mềm chuyên dụng)
1. HelloACC: Quản lý tài chính kế toán (Accounting system)
2. HelloOPS: Quản lý đơn hàng (Order Processing System)
3. HelloSMS: Quản lý bán hàng (Sale Management System)
4. HelloSTM: Quản lý kho (Stock Management)
5. HelloIAM: Quản lý thiết bị và tài sản (Instrument & Asset Man)
6. HelloMRP: Quản trị sản xuất (Manufacture Resource Planning)
7. HelloHRM: Quản lý nhân sự
8. HelloTKM: Quản lý chấm công (Timekeeper System)
9. HelloSLM: Tính lương (Salary Management)
10. HelloSYS: Quản trị hệ thống
CHI TIẾT CÁC MODULE NHƯ SAU:
HelloACC: Quản lý tài chính kế toán (Accounting system)
Module Quản lý Tài chính Kế toán gồm 7 sub Modules được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn kế toán Việt Nam.
Những số liệu tập hợp luân chuyển từ các phòng ban khác được kế thừa, xử lý thống nhất trên cùng một Cơ sở
dữ liệu. Phòng Kế toán không phải nhập lại toàn bộ chứng từ phát sinh mà chỉ thực hiện xử lý số liệu theo đúng
trình tự, quy trình, chức năng và nhiệm vụ được giao.
HelloOPS: Quản lý đơn hàng (Order Processing System)
Module HelloOPS bao gồm 2 sub module là : SO Đơn hàng người mua (Sale Order) và PO Đơn đặt hàng người
bán (Purchase Order). Chức năng chủ yếu của Module này là giúp các nhân viên kế hoạch, soạn đơn hàng theo
dõi tiến độ thực hiện các đơn mua hàng và bán hàng hóa, vật tư. SO - Đơn hàng mua còn giúp phòng kế hoạch
lập kế hoạch sản xuất, lập lệnh sản xuất.
HelloSMS: Quản lý bán hàng (Sale Management System)
Module Quản lý Bán hàng có các chức năng hỗ trợ cho nhân viên bán hàng như ghi nhận và lưu giữ tất cả thông
tin liên quan đến khách hàng, sản phẩm dịch vụ; có các chức năng hỗ trợ để gia tăng hiệu quả công tác bán hàng
như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, tình hình biến động của thị trường..; có các chức năng hỗ trợ nhà
quản lý như phân tích hiệu quả kinh doanh, hiêu quả làm việc của nhân viên, lập báo cáo, thống kê và lập kế
hoạch. Đồng thời, đây cũng là cánh tay đắc lực hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động Marketing.
HelloSTM: Quản lý kho (Stock Management)
Theo dõi nhập, xuất, tồn kho theo từng kho,nhóm hàng, mã hàng, đơn hàng (khách hàng đặt hàng). Quản lý tổng
kho cho phép liên kết số liệu với bộ phận kế toán tạo nên một quy trình khép kín từ khâu nhập, xuất vật tư, hàng
hóa của bộ phận kho đến khâu kiểm tra, định khoản chốt số liệu của phòng kế toán.
Với Moudule này giúp doanh nghiệp, nhà quản lý giảm được thời gian luân chuẩn chứng từ, tiết kiệm được công
sức, không phải nhập số liệu 2 lần (1 lần từ bộ phận quản lý kho và 1 lần nhập lại từ phòng kế toán - kế toán vật
tư). Nhưng ưu điểm nhất là giúp cho thời gian thống kê, phân tích số liệu trở nên đơn giản, nhanh chóng. Khắc
phục hoàn toàn tình trạng số liệu của bộ phận quản lý kho chênh lệch với số liệu của phòng kế toán.
HelloIAM: Quản lý thiết bị và tài sản (Instrument & Asset Management)
Module HelloIAM quản lý tất cả các thông tin liên quan đến trang thiết bị, tài sản trong doanh nghiệp. Module
này có mối liên hệ chặt chẽ với Module HelloMAM Quản trị sản xuất khi lập kế hoạch sử dụng các trang thiết bị
phục vụ sản xuất.
HelloMRP: Quản trị sản xuất (Manufacture Resource Planning)
Module Quản trị sản xuất chịu trách nhiệm về tất cả các thông tin liên quan đến Kế hoạch sản xuất và quá trình
sản xuất. Quản trị sản xuất là công cụ để cung cấp các thông tin kịp thời cho người điều hành nắm bắt được tiến
độ sản xuất so với kế hoạch đề ra, có các điều chỉnh kịp thời, trong trường hợp sự cố, hoặc do những lý do khách
quan, chủ quan mà tiến độ diễn ra không đúng kế hoạch. Trong trường hợp đặc biệt có thể điều chỉnh lại cả kế
hoạch sản xuất.
Module quản trị sản xuất có điểm xuất phát là sản phẩm. Bắt đầu từ việc khai báo cấu trúc sản phẩm theo nguyên
vật liệu, các chi phí và các nguồn lực khác bao gồm máy móc, thiết bị và nhân công... Về phương diện kế toán là
cấu trúc chi phí của sản phẩm, về phương diện điều hành sản xuất là cấu trúc các nguồn lực phục vụ sản xuất ra
sản phẩm. Các chưc năng của HelloMAM gồm:Khai báo cấu trúc thành phẩm (BOM); Lên giá thành kế hoạch;
So sánh tiến độ thực tế và kế hoạch; Cập nhật số lượng sản lượng sản xuất cho từng xí nghiệp, công đoạn và
từng công nhân.
HelloHRM: Quản lý nhân sự
Lập hồ sơ lý lịch theo từng phòng ban, bộ phận. Quản lý tiền lương, BHXH, BHYT (được thiết kế dựa trên
Quyết định của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và theo chế độ tiền lương của Nhà nước áp dụng cho mọi loại
hình Doanh nghiệp). Quản lý số lượng lao động của các bộ phận; Theo dõi kỷ luật lao động; Theo dõi tăng giảm
lao động; Theo dõi các quá trình (tăng lương, nghỉ phép, đào tạo, khen thưởng ...) Lập các báo cáo chi tiết về
nhân sự
HelloTKM: Quản lý chấm công (Timekeeper System)
Cho phép chấm công theo ngày công hành chính, theo sản phẩm, chấm công làm thêm giờ, chấm công thời vụ.
Áp dụng các công nghệ nhận dạng hiện đại như mã vạch, thẻ từ, polyme, sinh học.Chương trình liên kết, kế thừa
sử dụng chung CSDL với Module nhân sự để quản lý chấm công cho nhân viên cũng như có thể vận hành độc
lập.
HelloSLM: Tính lương (Salary Management)
Xây dựng hệ thống tính đơn giá chuẩn cho từng đơn hàng. Xây dựng dây chuyền cập nhật sản lượng cho từng
công nhân một cách nhanh nhất, chính xác nhất và có thể kiểm tra được. Tự động cập nhật ngày công, sản lượng
và một số đầu vào phát sinh khác lên hệ thống tính lương. Lập bảng lương và in lương theo mẫu của doanh
nghiệp. In được quĩ tiền lương công nhân đã nghỉ việc và công nhân còn làm việc tại công ty...
Hệ thống báo cáo được hỗ trợ với công cụ thiết kế và lập báo cáo động, người dùng có thể tự thiết kế ra những
báo cáo theo nhu cầu công việc. Hệ thống báo cáo động giúp người dùng lập các báo cáo quản trị cho ban lãnh
đạo một cách nhanh chóng và chính xác.
HelloSYS: Quản trị hệ thống
Cho phép khai báo, sửa đổi, xóa và phân quyền cho từng người sử dụng theo từng phần hành và chức năng của
chương trình. Đồng thời cho phép phân quyền đến từng phạm vi phân vùng dữ liệu, chi tiết đến từng thao tác
(thêm. sửa, xóa) cho từng người sử dụng. Module HelloSYS có thể phân quyền sử dụng theo từng phòng ban,
tức là mỗi phòng ban chỉ được phép truy cập và điều chỉnh số liệu trong phạm vi của phòng ban đó.
8888********************************
ERP là gì? (Enterprise Resources Planning)
Thứ tư, 16/04/2008 13:50
ERP là gì?
ERP - Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp (Enterprise resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông
tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể
tự động hoá các quy trình quản lý. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý
dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm,
trao đổi với các đối tác, với khách hàng đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất.
Trên thế giới, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn triển khai và sử dụng trọn bộ giải phá ERP cho hoạt động
quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, kinh doanh dịch vụ. Qua thực tế đã được
kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả và
là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí,
tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
Theo các nghiên cứu của Meta Group đối với 63 công ty thì chi phí trung bình cho một dự án ERP bao gồm
phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và phần cứng là 15 triệu USD. Mặc dù các dự án ERP rất phức tạp
và đắt tiền nhưng nếu được triển khai phù hợp sẽ đem lại những lựi ích không nhỏ. Cụ thể, nếu triển khai
được đầy đủ, một hệ thống ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm trung bình hàng năm khoảng 1.6 triệu
USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia của Công ty SAP, lợi ích lớn nhất của ERP là sự kế thừa các mô hình
tiến trình nghiệp vụ tốt nhất được các nhà cung cấp nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm và áp dụng thành
công ở một loạt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên thế giới. Đối với các nhà quản
lý doanh nghiệp, ERP là một công cụ đắc lực để quản lý tập trung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
ERP giúp doanh nghiệp đánh giá được dịch vụ hoặc vùng tập trung nhiều khách hàng, đánh giá dịch vụ
khách hàng ưa thích sử dụng cũng như khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, ERP còn thể hiện nhiều lợi
ích khác với tính năng tích hợp như: Phát triển khả năng mua bán và đặt hàng cũng như đăng kí dịch vụ
trên mạng; điều phối toàn bộ giá cả cho các dự án; Theo dõi, quản lí và sử dụng các tài sản; Xác định
quyền hạn và trách nhiệm của từng người tham gia hệ thống ...
Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ ứng dụng ERP
ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh một cách chuyên nghiệp và sử dụng nó như một công cụ
đắc lực cho phát triển bề vững và cạnh tranh lành mạnh đang là xu hướng phát triển được nhiều doanh
nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt quan tâm. Các ứng dụng CNTT sẽ giúp
các doanh nghiệp tăng cường quản lý và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thông qua dữ liệu tức
thời một cách chính xác và đồng nhất, phản ánh trung thực tình trạng của doanh nghiệp, giúp cho lãnh đạo
doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả nhất. Và ERP đã thoả mãn nhu cầu của phần
lớn các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong việc tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua quản lý tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên mọi phương diện bằng một hệ thống duy nhất.
Nằm trong kế hoạch từng bước áp dụng các mô hình quản lý sản xuất kinh doanh tiên tiến chuẩn bị cho
việc phát triển thành tập đoàn kinh tế nhà nước, lãnh đạo Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã
chủ trương tiến hành nghiên cứu để lựa chọn giải pháp ERP thích hợp cho hoạt động quản lý sản xuất
kinh doanh của mình. Và theo CdiT, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng kế hoạch tổng thể
về phát triển hệ thống ERP, trong thời gian tới, ERP sẽ sớm được áp dụng trong các doanh nghiệp viễn
thông thuộc Tổng công ty.
Cấu trúc của hệ thống ERP gồm 5 phần chính:
- Quản lý giao dịch khách hàng (CRM - Customer Relationship Management): cung cấp các tính năng
và công cụ phục vụ cho tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, hỗ trợ tìm kiếm, thu hút và giữ khách.
- Kinh doanh thông minh (Business Intelligence): cung cấp thông tin đặc thù về kinh doanh ở mọi lĩnh vực
của công ty - từ tiếp thị và bán hàng, vận hành của hệ thống mạng đến các chiến lược và kế hoạch về tài
chính.
- Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain Management): tích hợp hệ thống cung cấp mở rộng và
phát triển một môi trường kinh doanh thương mại điện tử thực sự. Chương trình cho phép doanh nghiệp
cộng tác trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua và bán, chia sẻ thông tin.
- Thương trường (Marrketplace): cung cấp một hạ tầng cộng tác tạo nên môi trường kinh doanh ảo, giúp
mở rộng khả năng hiểu biết về thị trường cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các quy trình kinh doanh với
nhau.
- Nơi làm việc (Workplace): Là một cổng ra của công ty cho phép truy xuất thông tin, ứng dụng, dịch vụ
bên trong cũng như ngoài công ty bất kỳ lúc nào. Mọi nhân viên, khách hàng, nhà phân phối, đầu tư, các
đối tác môi giới trung gian... đều có thể sử dụng cổng vào này với chế độ bảo mật và phân quyền theo
chức năng.
Ngoài ra chương trình này còn cung cấp các chức năng cơ bản dành riêng cho lĩnh vực viễn thông như: hỗ
trợ số lượng lớn tài khoản khách hàng, phân cấp khách hàng, tự động hóa các quy trình quan trọng. Giải
pháp tích hợp nhiều loại thanh toán, xử lý việc nhắc và đòi nợ, trả chậm, tính toán lợi nhuận, hoãn nợ, xử
lý thu hồi, trả lại,...
Oracle E- Business Suite: Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Oracle E-Business Suite là giải pháp hàng đầu thế giới về quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP), áp dụng
cho các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn. Oracle E-Business Suite giúp doanh nghiệp tích hợp và
chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ, quản lý và điều hành xuyên suốt các hoạt động: tài chính kế toán, mua
hàng, bán hàng, kho và vật tư, sản xuất, nguồn nhân lực, quan hệ khách hàng, … của doanh nghiệp.
■ Oracle E- Business Suite Special Editon:
Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa có khả năng triển khai giải pháp quản lý một cách
tổng thể nhưng vẫn có mong muốn áp dụng một sản phẩm quốc tế được chuẩn hoá nhằm chuẩn bị cho
quá trình mở rộng trong tương lai thì FPT-ERP vẫn dành cho họ một sự lựa chọn với sản phẩm Oracle E-
Business Suite Special Edition. Đây là phiên bản đặc biệt dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ. FPT-ERP sẽ cùng với doanh nghiệp tìm hiểu, khảo sát và phân tích nhu cầu từ đó đưa ra được quyết
định lựa chọn phù hợp nhất. Các phân hệ của Oracle có tính hệ thống cao nhưng mỗi phân hệ vẫn có tính
độc lập tương đối chính vì vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn việc áp dụng một hoặc một vài phân hệ riêng
rẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mình.
Quản lý Tài chính
Quản lý tài chính là cốt lõi của các hoạt động kinh doanh và báo cáo của doanh nghiệp. Oracle E-Business
Suite tích hợp chức năng quản lý tài chính vào hệ thống quản lý tổng thể nhằm quản lý chính xác các
nghiệp vụ tài chính kế toán và phát sinh báo cáo theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Quản lý Mua sắm
Giải pháp quản lý tổng thể của Oracle giúp doanh nghiệp tự động hóa hoàn toàn qui trình mua hàng từ lúc
đặt hàng cho đến lúc thanh toán, qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể trong hoạt động quản
lý mua hàng.
Quản lý Bán hàng
Giải pháp quản lý tổng thể của Oracle giúp tự động hóa hoàn toàn qui trình bán hàng từ lúc nhận đơn đặt
hàng cho đến khi thu tiền khách hàng, giúp doanh nghiệp có khả năng nắm bắt được nhiều kênh phân
phối, theo dõi quản lý và đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
Quản lý Sản xuất
Oracle cung cấp giải pháp quản lý sản xuất tổng thể từ quản lý nguyên vật liệu đầu vào cho đến kiểm soát
sản phẩm đầu ra giúp cho doanh nghiệp có khả năng sản xuất theo nhu cầu đặc thù của khách hàng đồng
thời vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm với chi phí thấp nhất.
Triển khai ERP - Quản lý bán hàng (Ngọc Mai - Chuyên
viên tư vấn FPT - ERP)
(Trích từ Tạp chí PCWORLD Tháng 10 Năm 2005)
Khi triển khai ERP, tất cả các phân hệ đều có tính chất quan trọng như nhau, trong đó,
phân hệ "Quản lý bán hàng"(Order Management - OM), liên quan trực tiếp
đến doanh số, đầu ra của doanh nghiệp.
Thông thường, OM được hiểu là phân hệ đơn giản: nhập yêu cầu, in hóa đơn, xuất hàng
và thu tiền. Nếu chỉ dừng ở góc độ này thì OM chỉ đơn thuần là công cụ ghi nhận, thống
kê không hơn không kém, trong khi điều quan trọng đối với doanh nghiệp (DN), ERP nói
chung hay OM nói riêng phải là công cụ hỗ trợ cho việc quản lý, bao gồm đủ các khâu
lên kế hoạch, theo dõi, phân tích và ra quyết định.
Yêu cầu của quản lý bán hàng
Một quy trình bán hàng chuẩn thường bắt đầu khi có đơn đặt hàng hoặc hợp đồng bán
hàng cho đến quá trình xuất kho, giao hàng, thu tiền của khách hàng. Tuy vậy, bên cạnh
những khả năng cơ bản của việc quản lý bán hàng, DN cần chú ý đến những tính năng
sau:
1.Quản lý quá trình thương thảo
Quản lý quá trình thương thảo đầy đủ sẽ bao gồm việc quản lý quá trình từ đàm phán
cho đến hẹn giao hàng.
Đàm phán: Theo dõi quá trình đàm phán với khách hàng. Hệ thống phải cho phép ghi
nhận được nội dung của các lần đàm phán và cho phép theo dõi cả quá trình. Đây là cơ
sở để lãnh đạo xem xét, phê duyệt (trên hệ thống) đồng thời đánh giá nguyên nhân
thành công hay thất bại của quá trình đàm phán. Khi giá, số lượng, ngày giao, điều kiện
thanh toán ... được thoả thuận, kết quả đàm phán này phải được hệ thống chuyển thành
hợp đồng bán hàng chính thức (Sales Order - SO).
Hẹn giao hàng: Đối với DN bán hàng theo đơn đặt hàng thì "hẹn giao
hàng" là một mục tiêu quan trọng thể hiện việc có tiếp nhận đơn hàng được hay
không sau khi đã cân đối với khả năng hiện có. Để đảm bảo được chức năng này, hệ
thống ERP phải kết nối được với phân hệ sản xuất, tính toán nguồn lực về nhân công,
máy móc, về tồn kho nguyên vật liệu, về đơn hàng đã nhận trước đó ... Hỗ trợ DN thông
tin phản hồi với khách hàng ngày giao và số lượng có thể giao. Nếu đơn hàng mang tính
chiến lược, DN có thể điều chỉnh lịch hẹn của các đơn hàng khác hoặc huy động thêm
nguồn lực để đáp ứng ...
2.Quản lý giá bán
Giá bán là một vấn đề nhạy cảm của DN. Khi đưa hệ thống vào vận hành, giá bạn cần
được định nghĩa trước dựa vào loại khách hàng, nơi giao hàng, mặt hàng, số lượng
bán ... Danh sách "giá" này cần được phân quyền để đảm bảo được chỉ một
số người có thể hiệu chỉnh được nó. Điều này vừa đảm bảo được tính chính xác về giá
bán cho người nhập liệu vừa tạo sự an tâm cho lãnh đạo khi duyệt hoá đơn bán hàng.
3.Quản lý chính sách khuyến mại, chiết khấu
Để đạt được mục tiêu mở rộng thị phần, DN thường phải đa dạng hóa các hình thức
khuyến mại, chiết khấu. Hệ thống bán hàng ngoài việc đảm bảo khả năng quản lý đa
dạng các hình thức khuyến mại, phải đồng thời cung cấp cho DN thông tin hiệu quả của
các chương trình khuyến mại thông qua việc tính doanh số, chi phí bỏ ra khi triển khai
chương trình. Hiệu quả đó thấy rõ cho mặt hàng nào, khách hàng nào, thị trường nào,
vùng nào ...
4.Kiểm tra hạn mức tín dụng
Việc khống chế số nợ tối đa với mỗi khách hàng là một trong những biện pháp giảm
thiểu rủi ro tài chính thường áp dụng. Một số nơi, nhân viên kinh doanh bắt buộc phải
gửi đơn bán hàng qua phòng kế toán công nợ trước rồi mới được phép bán hàng. Phân
hệ bán hàng phải đáp ứng được chức năng này ngay khi nhân viên kinh doanh tiếp nhận
đơn hàng. Việc kiểm tra công nợ phải đảm bảo tính chính xác và linh hoạt (có thể tách
và gộp hạn mức tín dụng của một khách hàng có nhiều chi nhánh; đơn hàng khi vi phạm
hạn mức tín dụng vẫn có thể được bán nếu có sự phê duyệt của lãnh đạo có thẩm
quyền).
5.Quản lý thực hiện hợp đồng, đơn hàng
Đây là chức năng chính của phân hệ bán hàng. Tuy nhiên, nó chỉ có ý nghĩa đối với
nhưng đơn hàng dài hạn, nhiều đợt, đơn hàng xuất khẩu. Theo dõi tình hhình thực hiện
hợp đồng bao gồm: số lượng nhận, số lượng giao, số lượng đã xuất theo hóa đơn, tình
hình sản xuất của đơn hàng ... Việc theo dõi được tình trạng của SO giúp lãnh đạo chủ
động trong việc đôn đốc tiến độ và phản hồi một cách chính xác nhất với khách hàng.
6.Hình thức bán hàng đa dạng
Thực tế, hình thức bán hàng của một DN sẽ thay đổi và phát sinh liên tục trong quá trình
kinh doanh. Đây là vấn đề cần chú ý khi triển khai phân hệ này. Nếu hệ thống ERP không
đa dạng, không lường trước được các tình huống xảy ra sẽ dễ dẫn đến phải quản lý
ngoài hệ thống. Có một số hình thức bán hàng phải tính đến: giao thẳng; bán hàng nội
bộ (giữa các công ty có nhiều chi nhánh, nhiều công ty con); bán hàng nội bộ giao thẳng
(là sự kết hợp của hai hình thức trên); bán dịch vụ.
7.Những điều cần chú ý
Một vấn đề quan trọng trong việc triển khai ERP nói chung và phân hệ quản lý bán hàng
nói riêng là phần đối chiếu số liệu. Cần đặc biệt chú ý đối chiếu với hai số liệu: kế toán
và kho.
Yếu tố quản lý dữ liệu tập trung cũng là một điểm cần chú ý, nhất là với công ty có nhiều
chi nhánh ... Nhờ quản lý tập trung, phần mềm giúp lãnh đạo dễ dàng đưa ra các chính
sách khuyến mại, giá bán mang tính đồng nhất trên toàn quốc; quyết định điều chuyển
hàng qua lại giữa các nơi để tối ưu hóa hàng tồn kho. Đối với những mặt hàng có sự
thay đổi giá hàng giờ liền như: bánh trung thu, điện thoại di động ... thì thông tin bán
hàng là yếu tố sống còn để ra quyết định.
Khả năng ứng dụng online cũng là một yếu tố cần quan tâm. Phân hệ OM chỉ phát huy
tác dụng khi DN sử dụng online trên hệ thống. Thông thường khi triển khai phân hệ này,
thời gian đầu DN phải nhập đuổi số liệu do tồn kho đầu kỳ. Để khắc phục, DN nên chuẩn
bị số đầu kỳ càng nhanh càng tốt khi đưa hệ thống vào vận hành; nếu số đầu kỳ có trễ,
phải sắp xếp nhân viên nhập đuổi số liệu trong thời gian ngắn nhất nhằm nhanh chóng
đưa phân hệ OM vào vận hành chính thức.
Lời kết
Trên đây là một số vấn đề mà DN nên quan tâm khi triển khai phân hệ OM. Tất nhiên,
đây chỉ là một số vấn đề cơ bản của việc bán hàng, nhưng để làm tốt, đòi hỏi DN phải ý
thức được vấn đề và nỗ lực thực hiện. Có như vậy hệ thống ERP nói chung và phân hệ
OM nói riêng mới thực sự mang lại giá trị thặng dư cho DN trong quá trình kinh doanh.
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #2
bibinew
Khách vãng lai
Bibinew đang tìm hiểu về quy trình bán hàng chuẩn! Các bác nào có tài liệu chuẩn, chi
tiết hơn xin chia sẻ cho bibinew với! Thanks
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #3
erpvn
Khách vãng lai
Qui trình bán hàng rất khó chuẩn thường là mỗi DN sẽ khác nhau vì thế khỏi mất công
tìm kiếm. Có thể tham khảo qui trình sau nhé:
- Tạo đơn bán hàng
- Xác nhận đơn hàng (kiểm tra tồn kho/tín dụng)
- Chuẩn bị giao hàng (soạn hàng)
- Giao hàng, xác nhận giao hàng
- Phát hành hóa đơn
- Theo dõi và thu hồi công nợ
have fun.
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #4
PAT
Khách vãng lai
Chào các bác!
Mấy hôm nay máy bibinew có vấn đề không vào mạng được.
Bibinew xin tóm tắt một số vấn đề mà bibinew đang tìm hiểu về “Quản lý bán hàng”
Lợi ích của Quản lý bán hàng:
Bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ với chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất
Có quan hệ tốt với khách,mở rộng khách hàng, chăm sóc các khách hàng tiềm năng(một
phần của CRM).
Kiểm soát được tín dụng của khách hàng, giảm thiểu các khoản quá hạn, các khoản khó
đòi
Có chính sách bán hàng, các thỏa thuận bán hàng hợp lý với từng nhóm khách hàng
Giảm thiểu thời gian bán hàng
Dự đoán được lượng hàng hóa sẽ bán; dự báo được lượng tiền thu vào
Các quy trình cần thực hiện trong Quản lý bán hàng:
Quản lý chính sách giá, chiết khấu, hoa hồng.
Quản lý đơn mua hàng
Quản lý việc xuất hóa đơn, phiếu giao hàng.
Quản lý các dịch vụ chuyên chở hàng hóa
Quản lý hàng trả lại
Các chỉ tiêu đánh giá một hệ thống Quản lý bán hàng tốt:
Tổng lượng hàng hóa tiêu thụ
Tổng thời gian và chi phí để bán hết hàng
Số lượng các POS
Thời gian thực hiện một đơn đặt hàng
Trên đây chỉ là ý kiến của Bibinew khi đọc một số tài liệu về bán hàng.
Mong các bác thảo luận thêm.
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #5
bibinew
Khách vãng lai
hehe, đó là viết báo, và nói theo từ tiếng Tây mà em học được là làm "PR"
thôi - he he vào thực tế thì viết ra bấy nhiêu ăn thua gì - và ở bán hàng thì lý thuyết
"vô biên" được áp dụng và được xây dựng trên Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ (rất
đơn giản).
He he - tùy vào từng cty, nhân viên tư vấn triển khai ERP sẽ triển khai thôi
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #6
yukos
Khách vãng lai
Bác yukos nói vậy em biết thế nào! Em đang tìm hiểu mà! Vậy hôm nào bác với các bác
"Yêu ERP" tổ chức một buổi nói chuyện về ERP để hướng mở đường cho anh
em với!
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #7
bibinew
Khách vãng lai
Đúng là tùy theo tình hình thực tế mà triển khai, ai cũng muốn có 1 hệ thống OK cả (SAP
chẳng hạn) nhưng nhiều lúc nguồn lực k cho phép. Do đó để có 1 hệ thống tối ưu thì
phải căn cứ vào thực tế của mình kết hợp với nhà tư vấn (có kinh nghiệm thực tế) lúc đó
mới tạo ra dc 1 hệ thống tối ưu cho từng đối tượng.
Trước kia mình cũng đi tư vấn và triển khai như vậy, đúng là muôn hình vạn trạng
"phê" quá nên nghỉ 1 thời gian và chuyển sang làm việc khác, giờ lại thấy
thích đi tư vấn lại, chắc vài hôm nữa kiếm chổ nào để tái xuất mới được.
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #8
congvinh
Khách vãng lai
Theo em thì với quản lý bán hàng này chỉ áp dụng với các Mô hình doanh Nghiệp lớn.
Chứ em thấy các doanh nghiệp nhỏ họ bán hàng theo dạng khác, và với mỗi doanh
nghiệp kinh doanh nghành nghề khác nhau thì cũng đã có cái khác rồi.
Trả lời với trích dẫn
07-30-2010 03:45 AM #9
ketoandn
Khách vãng lai
Cho mình hỏi 1 tí (Trên Oracle). Về hạn mức tín dụng, thì rõ là so với tổng công nợ rồi.
Tuy nhiên, nếu khách hàng có 1 deposit cho 1 hợp đồng mới. Hoặc có 1 cái guarantee
(bởi 1 ngân hàng) cho hợp đồng đó. Cái hợp đồng này được duyệt (Có thể là manual
release phần hạn mức tín dụng). Vậy total Order Amount sẽ bị ảnh hưởng.
Cái Deposit hoặc guarantee trên AR có giải quyết được vấn đề này không nhỉ?
8*********************************
• Những môn học nào có trong khoá học:
o Phần 1: CHÂN DUNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
Đây là phần khởi đầu giới thiệu các tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành một
Quản lý Bán hàng Chuyên nghiệp. Trong phần này học viên sẽ được BMG
International Education giới thiệu những chân dung Quản lý Bán hàng điển hình
thành công và những yêu cầu cần thiết cho nghề Quản lý Bán hàng.
Nội dung bài giảng:
• Chân dung Quản lý bán hàng / Sales manager roles and portraits
• Tố chất cần có của Sales Manager / Qualities needed by the Sales Manager
• Cơ cấu phòng Bán hàng chuyên nghiệp / Structure Sales Professional
Phần 2: CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG DÀNH CHO QUẢN LÝ BÁN HÀNG
Đây là phần học quan trọng giúp học viên có tư duy chiến lược trong bối cảnh cạnh
tranh, tầm nhìn chiến lược trong bán hàng, cùng hiểu và hoạch định chiến lược kinh
doanh và xây dựng chiến lược bán hàng cụ thể. Đồng thời trong phần này học viên
sẽ được tiếp cận việc quản trị mối quan hệ giữa phòng bán hàng và Marketing.
Nội dung bài giảng:
• Chiến lược kinh doanh và tình huống nghiên cứu / Business strategy and case
study
• Chiến lược bán hàng và tình huống nghiên cứu / Sales strategy for sales
manager
• Tư duy chiến lược trong phân phối-bán hàng / Strategic thinking in distribution
and selling
• Quản trị hiệu quả mối quan hệ giữa Marketing & Sales / Sales and marketing
management
Phần 3: KỸ NĂNG BÁN HÀNG CHO QUẢN LÝ BÁN HÀNG
Phần học này được bổ sung trong quá trình học nhằm trang bị cho học viên những
kỹ năng cần thiết trong quá trình quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Từ kỹ năng giao
tiếp thông thường đến các kỹ năng trưng bày hàng hóa, thúc đẩy bán hàng chuyên
dành cho Quản lý Bán hàng sẽ tạo ra sự tự tin và chuyên nghiệp cho từng người
quản lý bán hàng.
Nội dung bài giảng:
• Kỹ năng giao tiếp trong bán hàng / Communication skill in Sales
• Kỹ năng trưng bày sản phẩm tại điểm bán / Merchandising management and
skill
• Kỹ năng thúc đẩy chỉ tiêu bán hàng / Improvement targeting skill
• Kỹ năng lãnh đạo đội ngũ bán hàng / Leadership in sale management
• Kỹ năng theo dõi, quản lý công nợ bán hàng / Debt management in sale
professional
• Kỹ năng đàm phán-thương lượng trong bán hàng / Negotiation in sale
professional
Phần 4: CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI
Mỗi sản phẩm cần có một hệ thống phân phối được đội ngũ bán hàng xây dựng
từng ngày trên cơ sở của một chiến lược phân phối được Giám đốc Bán Hàng thiết
lập. Trong phần học này, học viên BMG được giảng viên chia sẻ thực tiễn về chiến
lược xây dựng kênh phân phối hiệu quả và chính sách phân phối bán hàng.
Nội dung bài giảng:
• Bản chất của kênh phân phối / The nature of distribution channels
• Các mô hình phân phối / Distribution models
• Xây dựng hệ thống phân phối / Distribution channels design and strategy
• Chiến lược phân phối trong hệ thống bán sỉ và lẻ / Wholesaling and Retailing
management
• Chính sách phân phối cho các nhà bán sỉ và lẻ / Wholesaling and Retailer
policies
• Phương pháp tuyển chọn nhà phân phối sỉ / Wholesaler selection and
recriutment
• Chiến lược bán hàng kênh Modern Trade / MT strategy and management
• Hệ thống bán hàng theo hình thức nhượng quyền / Franchise system
management
• Bán hàng qua hệ thống e-commerce / Direct sale and Internet sale
Phần 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG
Dự báo bán hàng là kiến thức không thể thiếu đối với bất kỳ một Sales Manager
nào. Phần học này được BMG Intenrational Education thiết kế dựa trên những kinh
nghiệm thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam và trên thế giới để rút ra cho học viên
một kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh nhất. Sau phần học này học viên sẽ nắm rõ
phương pháp lập kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp.
Nội dung bài giảng:
• Lập dự báo bán hàng / Sale forecasting
• Quy trình xây dựng kế họach bán hàng / Sales planning
• Thiết lập quy trình bán hàng chuyên nghiệp / Building Sale proccess
• Thiết lập ngân sách bán hàng / Sales budget planning
• Thực hành lập kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp / Exercise: Sales planning
Phần 6. QUẢN TRỊ BÁN HÀNG DÀNH CHO QUẢN LÝ BÁN HÀNG
Nhà quản lý bán hàng cần có kiến thức quản trị, đặc biệt là quá trình vận hành tổ
chức và đội ngũ bán hàng. Phần học này được thiết kế nhằm mang đến cho học
viên nắm bắt những xu hướng quản lý chuyên nghiệp và hiện đại. Qua phần này
học viên sẽ nắm bắt kiến thức quản trị thông tin, lực lượng bán hàng, logistic…
Nội dung bài giảng:
• Xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin bán hàng / Sales information system
• Phương thức giám sát lực lượng bán hàng / Sale supervisor management
• Huấn luyện lực lượng bán hàng chuyên nghiệp / Saleforce Training
• Tuyển dụng lực lượng bán hàng chuyên nghiệp / Saleforce recruitment
• Quản trị dịch vụ khách hàng / Customer service management
• Quản trị các khách hàng trọng điểm / Key account management in selling
• Quản trị vận tải_hậu cần trong phân phối, bán hàng / Logistic strategy and
planning
• Quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng / Supply chain management
• Quản trị hành chính cho Sales Manager / Sales Admin for Sales manager
Phần 7: GIAO LƯU KHÁCH MỜI
Phần giao lưu với người có kinh nghiệm kinh doanh và bán hàng được sắp xếp gặp
gỡ học viên trong quá trình học viên học tại lớp. Đây là chương trình giao lưu mở
rộng giúp cho học viên nắm bắt nhanh kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước.
Chương trình giao lưu theo chủ đề và theo nhu cầu từng lớp học sẽ dựa vào một
trong những chủ đề sau đây:
Nội dung chuyên đề giao lưu:
• Kinh nghiệm quản lý bán hàng ngành bất động sản / Sales experience in real
estate
• Kinh nghiệm quản lý bán hàng qua mạng internet / Sales experience on internet
• Kinh nghiệm quản lý bán hàng ngành hàng tiêu dùng nhanh / Sales experience
in consumer goods
• Kinh nghiệm quản lý bán hàng ngành dịch vụ / Sales experience in service
• Kinh nghiệm quản lý bán hàng ngành công nghiệp / Sales experience in
industrial goods
• ….
Phần 8: THAM KHẢO TÀI LIỆU & THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sau khi hoàn tất chương trình học trên lớp, các nhóm / cá nhân sẽ thực hiện đề tài
tốt nghiệp trong vòng 01 tháng. Trong quá trình làm thực hành bài tập cuối khóa
của mình, học viên sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách thức làm tốt nghiệp. Đây là
phần tự học rất quan trọng, giúp cho học viên có thời gian tự đánh giá kiến thức và
kỹ năng của mình và tiếp tục hoàn thiện trước khi báo cáo tốt nghiệp.
Buổi báo cáo tốt nghiệp sẽ được BMG International Education thông báo rộng rãi
trên hệ thống thông tin của trường. Học viên sẽ phải nộp 01 CD Rom, 02 cuốn in
tốt nghiệp cho BMG để được sắp lịch báo cáo.
Tham khảo
Trong quá trình học, BMG International Education sẽ cung cấp thêm cho học viên
những nhóm tài liệu tham khảo trên CD Rom và thể hiện trên Thư viện Online như
sau:
• Mẫu lập kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp dành cho Quản lý bán hàng.
• Phầm mềm, data bán hàng
• Tài liệu tham khảo về bán hàng
TÊN MÁY CHỦ MEDIAFIRE RAPIDSHARE
Phiên bản 2.4.7.0, Cập nhật ngày 23/10/2010
Phần mềm Quản Lý Bán Hàng tải về tải về tải về
Tài liệu hướng dẫn tải về tải về tải về
• 3. CHỨC NĂNG
HỆ THỐNG DANH MỤC NGHIỆP VỤ BÁO CÁO
- Quản lý, phân quyền
và theo dõi người dùng
trong hệ thống.
- Sao lưu và phục hồi dữ
liệu, giúp hệ thống ổn
định và an toàn.
- Thiết lập số dư đầu kỳ.
- Thiết lập mật khẩu.
- …
- Quản lý danh mục
nhóm hàng hoá, khách
hàng, nhà phân phối…
- Quản lý đơn vị tính,
hạn sử dụng, giá bán…
- Quản lý thông tin
khách hàng.
- Quản lý thông tin nhân
viên, bộ phận.
- …
- Quản lý xuất, nhập,
tồn kho.
- Quản lý bán hàng.
- Quản lý công nợ.
- Quản lý thu chi.
- …
- Báo cáo tổng hợp nhập
xuất tồn kho.
- Báo cáo tình hình kinh
doanh, lợi nhuận...
- Báo cáo tình hình thu
chi, công nợ...
- …
• 4. BẢNG GIÁ
•
PHIÊN BẢN STANDARD PROFESSIONAL ENTERPRISE
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để có thêm thông tin Mr Hiển 0939.003.930
Quản lý hệ thống - người dùng
Quản lý danh mục
Sao lưu và phục hồi dữ liệu
Quản lý bán hàng
Quản lý nhập xuất kho
Báo cáo tổng hợp
Quản lý thu chi
Quản lý công nợ
Nhập số dư đầu kỳ từ excel
Báo cáo chi tiết
Xử lý dữ liệu đa luồng
Hoạt động qua mạng LAN
Hệ thống quy đổi đơn vị
Hoạt động qua mạng Internet
Module kết nối phần mềm ERP
•
• 5. HÌNH ẢNH MINH HỌA
•
•
•
•
• Các Phần Mềm Khác
Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng
Lưu ý: (Xem nhanh video h ướ ng d ẫ n s ử d ụ ng)
Phần I: H ướ ng D ẫ n C ơ B ả n
• Đăng Nhập
• Kết Thúc
• Hệ Thống
• Danh Mục
• Bán Hàng
• Trợ Giúp
Phần II: Thi ế t L ậ p Nhanh
• Bước 1
• Bước 2
• Bước 3
• Bước 4
• Bước 5
Phần III: H ướ ng D ẫ n Nâng Cao
• Hệ Thống
• Danh Mục
• Bán Hàng
• Trợ Giúp
PHẦN I: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
Đăng nhập
Cách 1: Ta tiến hành theo các bước như sau:
Start -> All Programs -> Hoàn Hảo Software -> Quản Lý Bán Hàng -> Quản Lý Bán Hàng
Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Quản Lý Bán Hàng trên Desktop
Kết thúc
Chọn Hệ Thống -> Kết Thúc để thoát khỏi phần mềm
Chức năng và cách sử dụng các thanh công cụ.
1. Hệ Thống: thiết lập thông tin hệ thống.
Kết Thúc: thoát khỏi phần mềm.
Đăng Xuất: đăng xuất khỏi phần mềm (lưu ý phải đặt mật khẩu hoặc có từ hai tài tài khoản người
dùng trở lên mới sử dụng được chức năng này).
Thông Tin: thiết lập thông tin đơn vị sử dụng, địa chỉ, điện thoại...
Phân Quyền: quản lý người dùng, phân quyền vai trò người dùng.
Thay Đổi Mật Khẩu: tạo hoặc thay đổi mật khẩu người dùng hiện tại.
Nhật Kí Hệ Thống: xem lại thông tin nhật ký hệ thống (ghi nhận thao tác người dùng, như thêm
xóa sửa dữ liệu… Chức năng này quan trọng cho việc quản lý và khắc phục khi gặp sự cố).
Sao Lưu: sao lưu dữ liệu dự phòng.
Phục Hồi: phục hồi dữ liệu đã sao lưu.
Sửa Chữa: sửa chữa dữ liệu trong trường hợp dữ liệu sai hoặc lỗi.
Kết Chuyển: kết chuyển số dư đầu kì.
2. Danh Mục: quản lý thông tin người dùng.
Khu Vực: quản lý khách hàng, nhà phân phối.
Khách Hàng: quản lý thông tin khách hàng.
Nhà Phân Phối: quản lý thông tin nhà phân phối.
Bán Hàng: quản lý các nghiệp vụ Bán Hàng (VD: Bán Hàng nguyên liệu, Bán Hàng bán thành
phẩm, Bán Hàng thành phẩm, Bán Hàng chính, Bán Hàng phụ…)
Đơn Vị Tính: thiết lập đơn vị tính (VD: bộ, cái, thùng,...)
Nhóm Hàng: thiết lập nhóm hàng hóa (VD: máy tính, tủ lạnh, máy lạnh, đồng hồ, sắt, thép, điện
thoại...)
Hàng Hóa: nhập danh mục hàng hóa, để khi xuất hoặc nhập Bán Hàng chỉ cần chọn hàng hóa đó
không cần phải nhập lại (VD: tủ lạnh Toshiba 2.5HP, máy tính Compaq 3.0Ghz,...)
In Mã Vạch: quản lý mã vạch hàng hóa, in, đọc mã vạch.
Bộ Phận: thiết lập cơ cấu phòng ban công ty (VD: Phòng Nhân Sự, Phòng Kinh Doanh…)
Nhân Viên: quản lý thông tin nhân viên...
3. Chức Năng: Quản lý các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, thu tiền, trả tiền, công nợ...
Mua Hàng: nhập hàng vào kho.
Bán Hàng: xuất hàng trong kho ra để Bán Hàng.
Tồn Bán Hàng: xem lại thông tin hàng tồn.
Báo Cáo: quản lý tổng hợp thông tin hàng tồn theo ngày, hàng hóa, số lượng, giá trị...
Chuyển Bán Hàng: luân chuyễn hàng hóa giữa các kho Bán Hàng.
Kiểm Kê: kiểm kê hàng hóa trong Bán Hàng.
Tổng Hợp Tồn Bán Hàng: quản lý thông tin hàng hóa chi tiết trong Bán Hàng, xem hàng tồn...
Nhập Số Dư Ban Đầu: nhập dữ liệu đầu kỳ hoặc chuyển dữ liệu (import) từ file excel vào hệ
thống phần mềm.
Lịch Sử Hàng Hóa: ghi lại các thao tác nhập xuất Bán Hàng.
Quản Lý Chứng Từ: xem lại thời gian nhập, xuất chứng từ thành tiền.
4. Trợ Giúp: hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng sử dụng phần mềm.
PHẦN II: THIẾT LẬP NHANH
Bước 1
Đăng nhập vào phần mềm
Bước 2
Thiết lập danh mục Bán Hàng, nhóm hàng, đơn vị, hàng hóa, khách hàng, nhà phân phối.
Chọn Danh Mục -> Hàng Hóa -> Thêm.
Nhập thông tin hàng hóa -> Lưu & Đóng
(Áp dụng tương tự cho danh mục Bán Hàng, nhóm hàng, đơn vị, khách hàng, nhà phân phối)
Bước 3
Mua Hàng
Chọn Chức Năng -> Mua Hàng
Chọn Nhà Phân Phối -> Chọn Hàng Hóa -> Số Lượng -> Lưu
Bước 4
Bán Hàng: xuất hàng trong kho ra để Bán Hàng.
Chọn Chức Năng -> Bán Hàng
Chọn Khách Hàng -> Hàng Hóa -> Số Lượng -> Lưu
Bước 5
Tồn Bán Hàng: xem hàng tồn và báo cáo.
Chọn ngày cần xem báo cáo (VD 01/01/2010 đến 20/08/2010) chọn Xem Trước
PHẦN III: HƯỚNG DẪN NÂNG CAO
1. Hệ Thống: thiết lập thông tin hệ thống.
Kết Thúc: thoát khỏi phần mềm.
Đăng Xuất: đăng xuất khỏi phần mềm (lưu ý phải đặt mật khẩu hoặc có từ hai tài khoản người
dùng trở lên mới sử dụng được chức năng này).
Thông Tin: thiết lập thông tin đơn vị sử dụng, địa chỉ, điện thoại...
Chọn Hệ Thống -> Thông Tin
Phân Quyền:(VD: phân quyền cho nhóm kinh doanh chỉ xem được báo cáo mà không thể xem
tồn Bán Hàng được…)
Chọn Hệ Thống -> Phân Quyền -> Chọn Nhóm Người Dùng Cần Phân Quyền (VD Nhóm Admin
(là nhóm quản trị)) -> Phân Quyền (sau đó điều chỉnh vai trò quyền hạn của nhóm người dùng này
và chọn Lưu).
Thêm Người Dùng Nhấn vào Thêm để thêm người dùng mới. Sau đó chọn Lưu & Đóng.
(áp dụng cho vai trò)
Thay Đổi Mật Khẩu: tạo hoặc thay đổi mật khẩu người dùng hiện tại.
Hướng dẫn thay đổi mật khẩu
Chọn Hệ Thống -> Thay Đổi Mật Khẩu
Nhập mật khẩu hiện tại (nếu cài đặt lần đầu thì mật khẩu để trống)
Nhập mật khẩu mới (mật khẩu mới bạn muốn đặt cho tài khoản đang dùng)
Nhập xác nhận mật khẩu mới (mật khẩu mới)
Nhật Kí Hệ Thống: xem lại thông tin nhật ký hệ thống (ghi nhận thao tác người dùng, như thêm
xóa dữ liệu… Chức năng này quan trọng cho việc quản lý và khắc phục khi gặp sự cố).
Chọn Hệ Thống -> Nhật Kí Hệ Thống
Sao Lưu: sao lưu dữ liệu dự phòng để tránh trường hợp bị mất do hư hỏng phần cứng hoặc virus.
Phục Hồi: phục hồi dữ liệu đã sao lưu.
Chọn Hệ Thống -> Sao Lưu
Đặt tên tập tin sao lưu dự phòng
Nhập đường dẫn thư mục chứa tập tin sao lưu dự phòng (có thể thiết lập đường dẫn qua ổ D:\ hoặc
USB)
Phục Hồi: phục hồi dữ liệu đã sao lưu.
Chọn Hệ Thống -> Phục Hồi Nhấn vào nút … -> chọn tập tin đã được sao lưu (cần phục hồi) ->
Phục Hồi
Kết Chuyển: kết chuyển số dư đầu kì từ số dư đầu kì phiên bản đang sử dụng lên phiên bản mới
hơn.
2. Danh Mục: quản lý tất cả các thông tin khu vực, khách hàng,nhà phân phối,Bán Hàng hàng
và các danh mục khác.
Khu Vực: quản lý khu vực khách hàng, nhà phân phối (vd khách hàng ở khu vực An Giang)