Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích án lệ số 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.28 KB, 8 trang )

ÁN LỆ SỐ 34/2020/AL
Về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị
Nhà nước thu hồi có bồi thường
Được Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thơng qua ngày 05 tháng 02 năm
2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án dân sự “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công
chứng vô hiệu” tại tỉnh Vĩnh Phúc giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Y với bị đơn là
Phòng công chứng M; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyên Văn D1.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 5 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó cịn sống, Nhà
nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi
thường.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm
bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị
bồi thường đó.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Các điều 163, 181, 634, 646, 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với
khoản 1 Điều 105, các điều 115, 612, 624, 626 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).
Từ khóa của án lệ:


“Thu hồi đất”; “Bồi thường Khi Nhà nước thu hồi đất”; “Thừa kế”; “Di chúc”.
NỘI DUNG ÁN LỆ


“[5]... di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản
đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn
được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc
định đoạt tài sản trên cho ông D1...”
PHÂN TÍCH ÁN LỆ
I. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
1. Bộ luật Dân sự 2005
Điều 163. Tài sản
"Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản."
Điều 181. Quyền tài sản
"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân
sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ."
Điều 634. Di sản
"Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác."
Điều 646. Di chúc
"Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết."
Điều 648.Quyền của người lập di chúc
"Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;


4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."
2. Bộ luật dân sự 2013
Điều 42. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi

"1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ
các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các
điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 43 của Luật này.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục
đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử
dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái
định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở
mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên
cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp khơng có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền
và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị;
bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở
bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng
tiền đối với phần chênh lệch đó.
4. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà khơng có đất
để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngồi việc được bồi thường bằng tiền, người
bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành
nghề, bố trí việc làm mới.
5. Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi giá trị
nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường, hỗ trợ.


6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ
trợ để thực hiện thu hồi đất."
II. Sự cần thiết phải công bố án lệ
Án lệ số 34/2020/AL được Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thơng

qua ngày 05/02/2020 và được công bố theo Quyết định 50/QĐ-CA ngày 25/02/2020 của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, trong đó quy định về quyền lập di chúc định đoạt giá
trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường. Quy định
này xuất phát từ chính sách thu hồi đất của nhà nước và việc thu hồi đất đó thuộc trường
hợp được bồi thường. Thu hồi đất là việc Nhà nước thu hồi lại diện tích đất cá nhân, tổ
chức đang có quyền sử dụng đất. Khi thu hồi đất, người có quyền sử dụng đất (nếu đủ
điều kiện) sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật. Giá trị bồi thường khi thu hồi
đất được căn cứ vào từng khu vực, địa phương để bồi thường. Các khoản bồi thường có
thể bao gồm: Bồi thường về đất, bồi thường về tài sản trên đất, bồi thường về giá trị đầu
tư vào đất,... Như vậy, về nguyên tắc, để được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, người
sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật Đất đai
2003 mà chưa được cấp. Điều 39 Luật đất đai 2003 quy định điều kiện được bồi thường
về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế – xã
hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng.
Theo quy định pháp luật, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có
cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân
sự 2015 thì "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.". Do đó, nếu có căn cứ xác định rằng người để lại di
sản có quyền sở hữu đối với giá trị bồi thường khi bị thu hồi đất, thì rõ ràng đây là tài sản
của họ. Do đó, họ có quyền lập di chúc để lại di sản của mình cho người thừa kế.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay thường xảy ra trường hợp quyền sử dụng đất của cá
nhân bị Nhà nước thu hồi và được bồi thường. Sau khi quyền sử dụng đất bị thu hồi và
trước khi được đền bù thì cá nhân là chủ quyền sử dụng đất có được định đoạt theo di
chúc hay không? Để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đối với loại vụ việc này,


bảo đảm các vụ việc có tình tiết pháp lý tương tự nhau phải được giải quyết như nhau,

Tòa án nhân dân tối cao đã lựa chọn, công bố Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc
định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi
thường. Án lệ này được phát triển từ Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT
ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án dân sự “Tranh chấp
yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” tại tỉnh Vĩnh Phúc giữa nguyên đơn là
ông Trần Văn Y với bị đơn là Phịng cơng chứng M; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là ông Nguyên Văn D1.
III. Nội dung án lệ
Trong vụ việc cụ thể tạo lập nên Án lệ số 34/2020/AL, Tại thủ phủ Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc, có gia đình Nguyễn Văn D (gọi tắt: cụ D) và Nguyễn Thị C (gọi tắt: cụ C),
sinh sống với nhau trong thời gian dài nhưng không đăng ký kết hơn. Trong q trình đó,
bởi cụ C khơng thể sinh con, đã đồng ý để cụ D đi bước nữa, lấy thêm một người khác là
cụ H, có một người con là Nguyễn Văn D1 (gọi tắt: ông D1). Trước khi lấy người thứ hai
là cụ H, cụ D cùng cụ C xác lập nên một mảnh đất ở chung; để rồi sau khi có thêm cụ H
và con trai là ông D1, cụ D di chuyển qua lại giữa hai mảnh đất của hai người vợ. Trong
những năm tháng đó, cụ C có giao kết dân sự, sang nhượng một phần mảnh đất tạo lập
chung cho người thứ ba là Trần Văn Y (gọi tắt: ông Y). Nhiều năm sau, cụ H qua đời; cụ
D, cụ C và ông D1 định cư cùng nhau. Cụ D và cụ C cũng qua đời vì tuổi già, trước đó,
cả hai cùng đã xác lập các di chúc để lại di sản là quyền sử dụng đất cho con trai mình,
được cơng chứng thơng qua Phịng cơng chứng M; những tài sản trong di chúc bao gồm
cả mảnh đất mà cụ C đã giao dịch sang nhượng cho ông Y. Cũng trong những năm này,
mảnh đất di sản này nằm trong diện thu hồi, có bồi thường của cơ quan Nhà nước. Ở khía
cạnh là bên được sang nhượng, chịu ảnh hưởng từ di chúc thừa kết, ngày 26 tháng 6 năm
2013, nguyên đơn Trần Văn Y khởi kiện bị đơn là Phịng cơng chứng M, u cầu tịa án
tun các bản công chứng di chúc là vô hiệu.
Để giải quyết tranh chấp này, Tòa án phải xác định:
Thứ nhất, yếu tố giá trị bồi thường khi thu hồi đất là tài sản hay không là tài sản?
Thứ hai, đối với cơ chế điều chỉnh giá trị bồi thường sau khi đất bị thu hồi thì
người có đất bị thu hồi được quyền định đoạt giá trị này theo di chúc hay không?



Tại Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã lập luận rằng quyền sử dụng đất của cụ D và T1 đương
nhiên là quyền tài sản ( trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của
cụ D và C. Do đó, ơng D1 - con của cụ D là hàng thừa kế thứ nhất, khơng cịn hàng thừa
kế nào khác được hưởng di chúc thừa kế của cụ D và C và được nhận giá trị bồi thường
sau khi quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi. Tuy nhiên, năm 1987 cụ C đã chuyển
nhượng thửa đất số 38 cho ông Y và đến năm 1998 hai bên lập Giấy bán nhà và chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo quy
định tại Điều 45 Luật Cơng chứng thì người có quyền đề nghị Tịa án tun bố văn bản
cơng chứng vơ hiệu gồm có: “Cơng chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm
chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Để chứng
minh mình có quyền, lợi ích liên quan đến văn bản công chứng, quyền khởi kiện, ông Y
xuất trình: giấy ủy nhiệm chi ngày 20-5-2005, số tiền 100.000.000 đồng, Hợp đồng ủy
quyền ngày 23-7-2009 của cụ C cho ông, Giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng
đất thổ cư ngày 08-02-1998, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 08-021998 giữa cụ C và ông... kèm theo đơn khởi kiện. Tuy nhiên, thửa đất tại xứ M là tài sản
chung của cụ C và cụ D nhưng các tài liệu do ông Y xuất trình thể hiện chỉ có cụ C
chuyển nhượng cho ơng Y mà chưa có ý kiến của cụ D. Trường hợp chỉ cụ C tự ý định
đoạt tài sản chung của hai cụ mà khơng có sự đồng ý của cụ D thì cần xem xét tính hợp
pháp của hợp đồng chuyển nhượng giữa cụ C và ông Y. Vậy nên, trong q trình giải
quyết vụ án, Tịa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy Bản án dân sự phúc thẩm
số 23/2015/DS-PT ngày 27-4-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Bản án dân
sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc về vụ án “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” giữa
nguyên đơn là ông Trần Văn Y với bị đơn là Phịng cơng chứng M tỉnh Vĩnh Phúc; người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ơng Nguyễn Văn D1 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của ông Y và ông D1. Về phần cụ D và C, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp
phúc thẩm đã khẳng định quyền sử dụng đất của 2 cụ là quyền tài sản nên 2 cụ có quyền
định đoạt giá trị bồi thường bằng di chúc cho mảnh đất bị Nhà nước thu hồi đó. Nhưng cụ
C đã chuyển nhượng phần đất của mình trong tài sản chung của 2 vợ chồng cho ơng Y,

có Giấy Giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Hợp đồng chuyển nhượng


quyền sử dụng đất hợp pháp, nên ông Y vẫn sẽ nhận được bồi thường từ phần đất mà cụ
C bị thu hồi trong thửa đất chung của 2 vợ chồng cụ D và C.
Vấn đề pháp lý nêu trên trong quyết định Giám đốc thẩm đã được Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn để phát triển thành Án lệ số 34/2020/AL. Theo đó,
nội dung án lệ được lựa chọn như sau: “[5]... di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử
dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐUBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng
đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất
đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1...”.
Bằng Án lệ số 34/2020/AL, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa
ra ý kiến chính thức về câu hỏi nêu trên và khẳng định được tính thuyết phục của Án lệ,
cụ thể là:
Về vấn đề thứ nhất, Án lệ số 34/2020/AL không khẳng định rõ giá trị được bồi
thường khi quyền đất bị thu hồi là tài sản, là quyền tài sản nhưng Án lệ này khẳng định
người có đất bị thu hồi có quyền định đoạt giá trị bồi thường bằng di chúc. Theo quy định
của Pháp luật dân sự, đối tượng được định đoạt trong di chúc là tài sản, mà Án lệ số 34
khẳng định người sử dụng đất được định đoạt bằng di chúc giá trị bồi thường quyền sử
dụng đất bị thu hồi. Như vậy, Án lệ đã gián tiếp thừa nhận giá trị bồi thường khi quyền sử
dụng đất bị thu hồi là tài sản. Đây là cái đóng góp thứ nhất mà Án lệ đã đưa ra.
Về vấn đề thứ hai, Án lệ khẳng định cơ chế điều chỉnh giá trị được bồi thường khi
quyền đất bị thu hồi, cụ thể Án lệ theo hướng người có quyền đất bị thu hồi được quyền
định đoạt giá trị này theo di chúc. Đây rõ ràng là hướng làm rõ thực trạng pháp luật, hiện
nay chưa có văn bản nào nói rõ người có quyền đất bị thu hồi được quyền định đoạt bằng
di chúc. Như vậy, rõ ràng Án lệ này bổ sung, bổ khuyết cho văn bản.
Ngoài ra, về nội dung có thuyết phục khơng, cho người có quyền sử dụng đất định
đoạt bằng di chúc có thuyết phục không? Theo Án lệ, giá trị được bồi thường khi quyền
đất bị thu hồi gắn liền với quyền sử dụng đất và trị giá được bằng tiền nên ta hồn tồn có
thể coi nó là quyền tài sản. Khi nó là quyền tài sản thì đó chính là tài sản, khi nó là tài sản

thì khi người có quyền sử dụng đất mất thì tài sản đó sẽ thành di sản. Theo Điều 609 Bộ
luật Dân sự 2015 quy định "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình;
để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc


theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.".
Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, người quá cố trước khi mất được định đoạt
tài sản của họ theo di chúc. Chính vì vậy, cơ chế điều chỉnh cho phép định đoạt tài sản
bằng di chúc theo Án lệ số 34 này là hồn tồn thuyết phục.

IV. Tình huống tương tự áp dụng Án lệ
Án lệ số 34 đã đưa ra các hướng xử lý liên quan đến giá trị bồi thường khi quyền
sử dụng đất bị thu hồi. Án lệ có một số điểm lưu ý về tính tương tự như sau:
Thứ nhất, về đối tượng bị thu hồi, Án lệ số 34 được hình từ việc thu hồi quyền sử
dụng đất thuộc về cá nhân. Tuy nhiên trong thực tế có thể xảy ra trường hợp quyền sử
dụng đất bị thu hồi thuộc về hộ gia đình. Trong trường này có áp dụng Án lệ hay khơng?
Trong trường hợp này, quyền đất thuộc hộ gia đình bị thu hồi thì họ cũng được bồi
thường và giá trị bồi thường nên được coi là quyền tài sản là tài sản nên vẫn được định
đoạt giống như Án lệ số 34/2020/AL.
Thứ hai, về tính tương tự liên quan tới cách thức định đoạt, Án lệ theo hướng là
giá trị bồi thường được định đoạt theo di chúc, như vậy là định đoạt theo di chúc khi cá
nhân chết có quyền chuyển giá trị bồi thường cho người khác. Tuy nhiên ta có thể gặp
trường hợp, người sử dụng đất thay vì định đoạt sau khi họ chết thì họ định đoạt trong
q trình họ cịn sống, ví dụ họ tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng,...thì có áp dụng được
Án lệ số 34 này không? Án lệ 34 bàn về định đoạt theo di chúc tức là định đoạt cho người
khác khi cá nhân đó chết. Xét về vấn đề quyền tài sản, một khi đã coi quyền tài sản là tài
sản thì họ hồn tồn có thể định đoạt trong q trình họ cịn sống. Như vậy, Án lệ số
34/2020/AL có thể áp dụng tương tự vào trường hợp này
Như vậy, việc xác định về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất
trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường là cần thiết.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×