Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lê Nin (luận CNXH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.5 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƢỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Vũ Anh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Vân Anh
Mã số sinh viên: 31211023317
STT: 4
Lớp: KM002 – K47
Mã lớp học phần: 22D1POL51002544

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học UEH đã tạo điều kiện cho em
một môi trường học tập thật tốt, cảm ơn trường đã đưa bộ môn “Chủ nghĩa xã hội khoa
học” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn bộ môn “Chủ nghĩa xã hội khoa học” là PGS.TS Vũ Anh Tuấn đã đồng hành
cùng em ở những tiết học tâm huyết, sâu sắc và ý nghĩa. Thầy đã biến một bộ mơn tưởng
chừng như khó hiểu và nhàm chán thành một môn học vô cùng cuốn hút và tuyệt vời.
Cùng với đó là những tri thức, những tư duy mới và những bài học vơ cùng bổ ích và tâm
huyết giúp chúng em hồn thiện bản thân hơn từng ngày. Khơng chỉ vậy, “Thư gửi sinh
viên” của thầy cũng đã tiếp thêm cho em động lực để cố gắng hơn nữa trên con đường
học vấn và trong cuộc sống. Thầy như một tấm gương sáng để thế hệ chúng em học tập và
noi theo.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn nhưng sự tiếp thu kiến thức của bản thân mỗi người ln
tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận, chắc


chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, bản thân em rất mong nhận được những góp ý đến
từ thầy để bài tiểu luận của em có thể hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống cũng như trong sự nghiệp giảng dạy của mình.


MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
1. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin.................................................................1

2. Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam................................................................................2
3. Những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Việt Nam...................................................................................................4
Kết luận
Tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề dân tộc ln có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội của mỗi
quốc gia. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn vong và phát triển của nhà nước, thể chế
chính trị ở quốc gia đó nếu khơng được giải quyết đúng đắn. Việt Nam là một quốc gia đa
dân tộc, với 54 dân tộc anh em sống trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Trong suốt chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc anh em đã đoàn kết chung tay xây dựng và
phát triển nên đất nước Việt Nam giàu mạnh và ngày càng khẳng định vị thế trên trường
quốc tế. Do vậy, các vấn đề về dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, dành sự
quan tâm đúng mực với tầm quan trọng của nó, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế
hiện nay. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, cần phải nắm rõ cương lĩnh dân tộc, đặc điểm
các dân tộc ở Việt Nam cũng như những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra.



1. Cƣơng lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp;
kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc; dựa vào kinh
nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân
tộc với ba nội dung chính, bao gồm:
Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc, khơng phân biệt đa số hay
thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, không phân biệt màu da hay chủng tộc. Các dân
tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong quan hệ xã hội cũng như quan hệ quốc
tế; không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị và văn hố,...
Trong một quốc gia đa dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ
sở pháp lý và quan trọng hơn nó phải được thực hiện trong thực tế ở tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Trên phạm vi quốc tế, bình đẳng dân tộc phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chủ nghĩa dân tộc cực đoan
và chủ nghĩa phát xít mới. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc giúp đỡ nhau phát
triển trên con đường tiến bộ.
Quyền bình đẳng dân tộc là nội dung quan trọng của Cương lĩnh dân tộc và là mục
tiêu phấn đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để
thực hiện quyền tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.
Các dân tộc được quyền tự quyết định
Quyền tự quyết là quyền cơ bản thiêng liêng của mọi dân tộc. Quyền tự quyết dân
tộc trước hết là quyền tự quyết về chính trị, tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường
phát triển riêng cho dân tộc mình, thực hiện quyền làm chủ vận mệnh dân tộc mình mà
khơng một dân tộc nào được phép can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc khác.
Quyền tự quyết bao gồm: quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc
độc lập; và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, giúp

nhau cùng tiến bộ.
Do đó, khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp công
nhân. Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ và kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết”
nhằm can thiệp vào công việc nội bộ và chia rẽ dân tộc.

1


Quyền tự quyết dân tộc góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ hiềm khích, thù hằn
giữa các dân tộc; phát huy tiềm năng của các dân tộc vào sự phát triển chung của nhân
loại, từ đó đồn kết xây dựng nên một xã hội văn minh, tiến bộ.
Liên hiệp cơng nhân tất cả dân tộc
Đồn kết giai cấp cơng nhân của các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh
dân tộc của V.I.Lênin, phản ảnh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, sự thống nhất
giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Đồn kết giai cấp cơng nhân của các dân tộc có vai trị quyết định đến việc xem
xét, thực hiện quyền bình đẳng của dân tộc cũng như quyền dân tộc tự quyết; bởi chỉ khi
đứng vững trên lập trường của giai cấp cơng nhân mới có thể thực hiện quyền bình đẳng
và quyền tự quyết một cách đúng đắn nhất.
Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dân
tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì
vậy, đồn kết giai cấp cơng nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung trong
cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin thành một chỉnh thể, phù hợp với tinh thần
quốc tế nên đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn của thời đại.
Tóm lại, Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận trong cương
lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận quan trọng của đường lối, chính sách dân tộc
của Đảng Cộng Sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Sự vận dụng cương lĩnh dân tộc ở các nước xã hội chủ nghĩa đã đem lại nhiều
thành tựu to lớn trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, cùng với đó các
nước cũng phạm phải những sai lầm thiếu sót trầm trọng gây hậu quả tiêu cực buộc một
số nước phải trả giá đắt. Qua đó, Việt Nam cần phải thận trọng, cân nhắc kĩ lưỡng để đưa
ra những chính sách phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

2. Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam
Thứ nhất, có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh có khoảng 73.594.341 người
chiếm 85,7% dân số; 53 dân tộc thiểu số cịn lại có khoảng 12.252.656 người chiếm
14,3% dân số. Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc khơng đồng đều, có dân số có dân số lớn hơn
1 triệu người (Tày, Thái,...), nhưng cũng có dân tộc có số dân chỉ vài ba trăm người (Sila,
Pu péo, Rơ măm...).
Thứ hai, các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.
Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đơng Nam Á. Tính
chất chuyển cư như vậy đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen kẽ
2


và làm cho dân tộc ở Việt Nam khơng có lãnh thổ tộc người riêng. Do vậy, khơng có một
dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn nhất định.
Đặc điểm này vừa có mặt thuận lợi nhưng cũng nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn trong
quá trình phát triển của dân tộc. Một mặt, đây là cơ hội để tăng cường hiểu biết nhau,
đồn kết, xích lại gần nhau, xây dựng cộng đồng các dân tộc ngày càng gắn bó vững chắc,
cùng nhau tiến bộ và phát triển, sự cách biệt về trình độ phát triển từng bước thu hẹp lại.
Mặt khác, do sự khác biệt về phong tục, tập quán,... làm xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp
về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn đến xung đột giữa các dân tộc sinh sống trên một địa
bàn.
Thứ ba, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bản có vị trí chiến
lược quan trọng.

Các dân tộc thiểu số nước ta tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước
(14,3%), nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh
tế, an ninh và giao lưu quốc tế.
Phần lớn các dân tộc thiểu số nước ta chủ yếu cư trú ở miền núi và các vùng biên
giới – khu vực có tiềm năng về đất đai, rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy năng,...;
đồng thời cũng là lá chắn bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi để mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước láng giềng, qua đó tới
các nước trong khu vực và trên thế giới. Song đây cũng là địa bàn hiểm trở, khó khăn cho
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tại
địa bàn; khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm sốt, ngăn chặn bn lậu, ma tuý xâm nhập…
Đặc biệt, tại đây, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo, dân
chủ, nhân quyền nhằm kích động, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các dân tộc.
Đối với quốc phòng an ninh Việt Nam, miền núi, biên giới là địa bàn chiến lược
quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chống âm mưu xâm nhập,
gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ sự nghiệp hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển khơng đồng đều, cịn có sự
chênh lệch lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Về phương diện xã hội, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã hội của các dân tộc
thiểu số khác nhau. Về phương diện kinh tế, sự khác biệt càng được thể hiện rõ, tiêu biểu
như kỹ thuật canh tác. Bà con dân tộc miền núi thì kỹ thuật canh tác thơ sơ, chủ yếu dựa
vào sức người là chính, địa hình đồi núi gây khó khăn cho việc áp dụng những tiến bộ
khoa học kĩ thuật. Trong khi đó, cư dân ở khu vực đồng bằng đã chuyển sang phương
thức sản xuất tiến bộ, tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước. Về văn hóa, trình
độ dân trí, chun mơn kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn khá thấp. Sự chênh lệch
này còn thể hiện ở nhiều phương diện như: đường xá, phương tiện, dịch vụ chăm sóc y
tế,....
3


Tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ngày 13/8/2018,

bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi Tây Bắc là
28,1%, miền núi Đông Bắc 14,87%; Tây Nguyên 12,86%; các tỉnh Bắc Trung bộ là 8,2%
(tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 6,7%). Tính chung, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến
52,66% số hộ nghèo trên tồn quốc, với thu nhập bình qn chỉ khoảng 7-8 triệu đồng/
người/ năm; bằng khoảng 1/5 thu nhập bình qn cả nước. Ngồi ra, theo điều tra chính
thức của Ủy ban Dân tộc và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tỷ lệ mù chữ rất cao, đặc
biệt là trong độ tuổi 20-60 lên tới khoảng 21%, đại biểu Đinh Thị Phương Lan bày tỏ tại
phiên họp.
Thứ năm, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đồn kết, gắn bó lâu đời trong
cộng đồng dân tộc.
Đồn kết dân tộc là truyền thống quý báu của các dân tộc ở Việt Nam, được hình
thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữa nước, tạo nên một
cộng đồng dân tộc Việt Nam gắn bó keo sơn. Đồn kết dân tộc là ngun nhân và động
lực tiên quyết cho mọi thắng lợi của dân tộc trong các giai đoạn lịch sự phát triển đất
nước. Ngày nay, để thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam, các dân tộc cần phải ra sức phát huy nội lực, giữ gìn và phát huy truyền thống
đồn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ sáu, các dân tộc ở Việt Nam có bản sắc văn hóa riêng đã góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, văn hóa của mỗi dân tộc đều có những sắc
thái độc đáo riêng góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Điều này được thể hiện ở sự đa dạng về ngôn ngữ, kiến trúc, văn hóa, phong tục, lối
sống,.... Ví dụ như, tổ chức xã hội của dân tộc Kinh có xóm, làng, xã; dân tộc Thái có
bản, mường; dân tộc Êđê có bn, xã; dân tộc Khmer có phum, xóc... Già làng, già bản ở
nhiều dân tộc thiểu số có uy tín cao. Đặc biệt, các dân tộc ở nước ta có kho tàng văn hóa
dân gian, bao gồm các làn điệu dân ca, các điệu múa, các bản trường ca,..., vô cùng phong
phú và có giá trị nghệ thuật lớn. Tất cả hịa quyện lại với nhau tạo nên một nền văn hóa
Việt Nam đa dạng, độc đáo và đầy màu sắc.


3. Những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nƣớc Việt Nam
Thứ nhất, cần tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, học sinh, sinh viên, tri thức và
đồng bào các dân tộc về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
vấn đề dân tộc. Từ đó, tạo sự thống nhất về nhận thức tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước; phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, ý
4


thức tự lực tự cường, đề cao tinh thần cảnh giác, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh,
nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn các
dân tộc. Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện
từng vùng, từng địa phương đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số khai thác được thế
mạnh của địa phương nhằm làm giàu cho gia đình và xã hội. Xây dựng kết cấu hạ tầng mà
trước hết là giao thơng nơng thơn, cơng trình thủy lợi, nước sinh hoạt, điện thắp sáng và
các cơng trình phúc lợi cơng cộng khác. Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các dân
tộc nói chung và từng dân tộc nói riêng. Đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa, gia đình văn
hóa; xây dựng và đầu tư các trang thiết bị cho các trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Thực
hiện tốt phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm trong việc xây dựng các thiết chế
văn hóa ở cơ sở, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở địa phương.
Thứ tư, tiếp tục phát triển mạnh và thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách về
giáo dục dân tộc; khơng ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhất là hệ
thống các trường dân tộc nội trú các cấp. Thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục
trung học phổ thông trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, chú trọng nâng cao công
tác đào tạo và bồi dưỡng chất lượng cán bộ cũng như trình độ lao động, đặc biệt là tại

vùng nông thôn và dân tộc thiểu số.
Thứ năm, triển khai thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ tồn dân. Thực hiện
tốt chế độ bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia trên khắp cả nước, đặc biệt
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là chương trình dân số - kế hoạch hố gia đình,
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tăng cường củng cố mạng lưới y tế trên khắp cả
nước, nhất là tại các vùng sâu vùng xa, cịn gặp nhiều khó khăn.
Thứ sáu, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đẩy mạnh thực hiện quy chế
dân chủ ở các cơ sở. Tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ cơ quan dân
tộc từ tỉnh đến cơ sở và các cơ quan tham mưu, giúp việc liên quan đến công tác dân tộc ở
các huyện, thành, thị. Xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách dân tộc, nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Thứ bảy, giữ vững chủ quyền quốc gia, đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Phối hợp
chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong
đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, vạch trần những âm mưu thủ đoạn của các thế lực
thù địch nhằm chia rẽ dân tộc. Thường xuyên củng cố tình đồn kết sâu sắc giữa đồng bào
các dân tộc. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phịng chống tội phạm, giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc.
5


KẾT LUẬN
Có thể nói, vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa quan trọng
và to lớn trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trong tồn bộ sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Thành cơng của việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc chỉ có thể đạt được dưới sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực, tự
cường, đoàn kết của toàn dân tộc. Bên cạnh đó, vấn đề dân tộc cũng đóng vai trị tiên
quyết để Việt Nam có thể phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành sứ mệnh “sánh vai
cùng các cường quốc năm châu”.
Với nhận thức sâu sắc về vấn đề dân tộc, chúng ta – những chủ nhân tương lai của

đất nước, đặc biệt trên cương vị là sinh viên UEH, cần phải luôn phấn đấu, tu dưỡng đạo
đức lối sống của bản thân theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh; ln có tư tưởng chính
trị vững vàng, đồn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; đồng thời, ra sức cố gắng học tập và
rèn luyện để trở thành một cơng dân tồn cầu, đóng góp sức mình vào sự nghiệp phát
triển của nước nhà.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn chủ nghĩa xã hội khoa học, Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh
2.
/>3.
/>4.
/>5.
/>


×