Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Trình Bày Xuất Nhập Khẩu Của Hàng Hóa Việt Nam, Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Mở Cửa. Thực Trạng Và Giải Pháp Trong Thời Gian Tới..docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.64 KB, 32 trang )

BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
Đề tài: Trình bày xuất nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam,
thành phố Hà Nội trong thời kỳ mở cửa. Thực trạng và giải pháp
trong thời gian tới.

1


MỤC LỤC
Phần 1: Trình bày xuất nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam, thành phố Hà Nội trong
thời kỳ mở cửa. Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới.
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU...................................................................3
1.1

Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu..............................................................3

1.1.1.

Khái niệm hoạt động xuất nhập khẩu.......................................................................................3

1.1.2.

Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu.....................................................................................3

1.2

Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu................................................................4

1.2.1. Các yếu tố kinh tế..........................................................................................................................4


1.2.2. Các yếu tố xã hội...........................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI MỞ CỬA.................................................................................9
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và thành phố Hà Nội giai đoạn 1986 đến nay..........9
2.2. Đánh giá thành cơng và hạn chế tình hình xuất nhập khẩu sau 35 năm mở cửa (1986~2021)15
2.2.1

Thành công............................................................................................................................15

2.2.2. Hạn chế........................................................................................................................................18
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
.................................................................................................................................................................. 20
3.1 Triển vọng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.................................................................20
3.1.1. Cơ hội phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.........................................................20
3.1.2. Thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam......................................................21
3.2 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam............................................24
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................27

Phần 2: Trả lời câu hỏi vì sao cạnh tranh làm giá cả thị trường giảm xuống? Mua
bán và cung ứng theo giá cả thị trường là động lực để thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của thị trường?

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một
điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải
thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao đáng kể.
Qua 35 năm thực hiện mở cửa và công cuộc đổi mới, nền kinh tế nói chung,
thương mại Việt Nam nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Trong lĩnh vực
thương mại có nhiều dấu ấn quan trọng, đặc biệt là các lĩnh vực - ngành hàng “mới” trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt, xuất nhập khẩu là điểm sáng của Việt Nam sau thời kỳ mở cửa. Thặng
dư thương mại năm 2020 đạt 19,95 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,8 tỷ
USD) và năm 2018 (6,5 tỷ USD); gấp hơn 10 lần năm 2017 và gần 13 lần so với mức
thặng dư thương mại năm 2016. Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
và bảo hộ mậu dịch gia tăng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn bứt phá, thiết lập “kỳ
tích” mới với kim ngạch đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Với tỷ lệ xuất,
nhập khẩu/GDP năm 2021 đạt 184,7%, năm 2020 là 158,6% và năm 2016 là 136,7%,
kinh tế Việt Nam có độ mở cao (đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á, thứ 4 thế giới).
Vì vậy, việc khai thác đề tài “Trình bày xuất nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam,
thành phố Hà Nội trong thời kỳ mở cửa. Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới.” là
cần thiết để tổng kết lại những thành tựu về xuất nhập khẩu mà Việt Nam và thành phố
Hà Nội đã đạt được sau khi mở cửa, đồng thời phân tích đề xuất giải pháp cho những
năm tiếp theo.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ giữa các
quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ với nhau trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức
thanh toán.
Theo điều 28, Luật thương mại năm 2005, định nghĩa cụ thể:

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài
hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.
Hoạt động xuất nhập khẩu được đo lường, đánh giá thông qua chỉ tiêu kim ngạch
xuất nhập khẩu. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu là tổng giá trị xuất nhập khẩu của
một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thương là năm, quý, tháng hoặc một giai đoạn
cụ thể. Tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu được tính theo đơn vị USD.
1.1.2. Vai trị của hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là công cụ thúc đẩy
sự phát triển kinh tế. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện ở các mặt sau:
Đối với hoạt động xuất khẩu
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Nguồn ngoại tệ quan trọng chi dùng cho nhập khẩu chính là từ xuất
khẩu.
 Hoạt động xuất khẩu góp vào việc chuyển dich cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi
phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất
nguyên liệu như bông, thuốc nhuộm…Mặt khác sẽ kéo theo sự phát triển của ngành
công nghiệp chế tạo phục vụ nó.
 Xuất nhập khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển và ổn định, tạ điều kiện rộng mở khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước
 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta. Xuất khẩu là một hình thức của kinh tế đối ngoại, điều này giúp nền kinh tế
4



nước ta găn chặt với nền kinh tế thế giới và khu vực, tham gia vào phân công lao động
quốc tế.
Đối với hoạt động nhập khẩu
 Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm
bảo một sự phát triển cân đối và ổn định. Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và
khả năng kinh tế.
 Thông qua nhập khẩu các thiết bị máy móc được trang bị hiện đại, bổ sung nguyên
vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động, góp
phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
 Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy móc để sản
xuất hàng xuất khẩu. Từ đó, thúc đẩy nhanh q trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Tóm lại, hoạt động xuất nhập khẩu có vai trị cực kỳ quan trọng trong quá trình
phát triển của nền kinh tế đất của đất nước.
1.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
1.2.1. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa
các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết
thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể
 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ
của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đối là nhân tố quan trọng để
doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hố quốc tế nói
chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế
nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái
danh nghĩa (TGDN) và tỷ giá hối đối thực tế (TGTT)
Tuy nhiên tỷ hối đối chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng. Vấn đề đối với các nhà

xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hố cạnh tranh với các nhà nhập khẩu là có
được hay khơng một tỷ giá chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm
phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ.Một tý giá hối đối chính thức
được điều chỉnh theo các q trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế.

5


Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập
khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi
phí nhân công rẻ hơn làm cho gia thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước
nhập khẩu. Cịn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải
mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có
thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối .
Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như: “Một chiếc gậy vơ hình ” đã làm
thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp
xuất khẩu.
 Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các
chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển
kinh tế theo hướng CNH- HĐH đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập
khẩu cac trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước
đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng…
 Thuế quan, hạn nghạch và trợ cấp xuất khẩu
*Thuế quan
Trong hoạt động xuất xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng hóa.
Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều
hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng

lên khơng có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung cơng cụ
này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ
sung cho nguồn thu ngân sách. Ngược lại, với nhập khẩu thuế quan đánh hầu hết các mặt
hàng, nhẳm cân bằng cán cân thương mại, đồng thời bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất
trong nước.
*Hạn ngạch
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui
định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được
phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có
cơng cụ này vì khơng phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đơi khi về
quyền lợi quốc gia phải kiểm sốt một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc
biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…
*Trợ cấp xuất khẩu
6


Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để
tăng mức độ xuất khẩu hàng hố của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh
tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng
xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.
1.2.2. Các yếu tố xã hội
Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định.
Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu
tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể
nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng.
Văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định các thức tiêu dùng, thứ
tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con người sống
trong đó. Chính vì vậy văn hố là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn
luôn phải qua tâm tìm hiểu yếu tố văn hố ở các thị trường mà mình tiên hành hoạt động
xuất khẩu.

 Các yếu tố chính trị pháp luật
Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoạc hạn chế q trình quốc tế hố hoạt động
kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc
đây tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi
thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi khơng ổn
định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt
cho các nhà kinh doanh.
Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Các
công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia
vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thơng lệ quốc tế.
Ngồi những vấn đề nói trên chính phủ cịn thực hiện các chính sách ngoại thương khác
như :Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan....
Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó
là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy họ phải nắm
bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của
nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
 Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ
- Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thới gian thực
hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn
hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu…

7


- Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ ví
dụ: Việc mua bán hàng hố với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các
nước khơng có cảng biển.
- Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động
đất…
- Sự phát triển của khoa hóc cơng nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà

kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả
hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố cơng nghệ cịn tác động đến q trình sản xuất, gia
cơng chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng…
 Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu,
chẳng hạn như:
- Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ,
kho tàng…hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao
nhận cũng như đảm bảo an tồn cho hàng hố xuất khẩu.
- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh
xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh tốn, huy động vốn. Ngồi ra ngân hàng là một nhân
tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh băng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
- Hệ thống bảo hiểm ,kiểm tra chất lượng hàng hoá cho phép các hoạt động xuất khẩu
được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có
rủi ro xảy ra…
 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Trong xu thế khu vực hố, tồn cấu hố thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng
tăng. Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đều ít nhiều
trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Lĩnh vực xuất khẩu hơn
bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất, ở đây cũng do một phần tác
động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Khi xuất khẩu hàng hoá từ nước này sang
nước khác, người xuất khẩu phải đỗi mặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Mức
độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế
song phương giữa hai nước nhập khẩu và xuất khẩu.
Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau,
nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết với mục tiêu đẩy mạnh
hoạt động thương mại quốc tế. Nếu quốc gia nào tham gia vào các liên minh kinh tế này
8



hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu
của mình. Ngược lại, đó chính là rào cản trong việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó.
 Sự biến động thị trường trong nước và nước ngồi
Có thể hình dung hoạt động nhập khẩu như một chiếc cầu nối thông thương giữa hai
thị trường: đầu cầu bên này là thị trường trong nước, đầu cầu bên kia là thị trường ngồi
nước. Nó tạo sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại giữa chúng, phản
ánh sự biến động của mỗi thị trường, cụ thể như sự tôn trọng giá, giảm nhu cầu về một
mặt hàng nào đó trong nước sẽ làm giảm lượng hàng hố đó chuyển qua chiếc cầu nhập
khẩu và ngược lại. Cũng như vậy, thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn các
nhu cầu trên thị trường trong nước. Sự biến đổi của nó về khả năng cung cấp, về sự đa
dạng của hàng hoá, dịch vụ cũng được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác dụng đến
thị trường nhập khẩu.

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI MỞ CỬA
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và thành phố Hà Nội giai đoạn 1986
đến nay
Trong suốt 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và mở cửa, thế và lực của đất
nước được nâng lên tầm cao mới. Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, có cơ sở vật chất- kỹ
thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu, trình độ rất thấp, ngày nay, Việt Nam đã
vươn lên trở thành một quốc gia có quy mơ dân số gần 100 triệu người, thuộc nhóm nước
đang phát triển, có thu nhập bình qn thấp; văn hóa- xã hội có bước phát triển mạnh mẽ;
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể; sức mạnh về mọi mặt
của đất nước được nâng lên; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên
trường quốc tế.
Một trong những điểm sáng kinh tế của Việt Nam sau mở cửa là tình hình xuất

nhập khẩu của Việt Nam khơng ngừng được cải thiện và nâng cao, đóng góp tích cực cho
nền kinh tế chung.
Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức,
đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã và đang trở thành một trong
những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới qua các cấp độ (song phương, đa
phương, khu vực) và theo các hình thức, khn khổ khác nhau, đối tác chiến lược, hiệp
định (thương mại, đầu tư, môi trường), diễn đàn (APEC, ASEM..), tổ chức quốc tế (Ngân
hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á), trong đó, việc trở thành
thành viện WTO là sự kiện quan trọng nhất đánh dấu một mốc mới trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế Việt Nam hội
nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, thị trường
xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã xuất khẩu
hàng hóa đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc; các nước EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản... Q
trình hội nhập đã góp phần cải cách tồn diện nền kinh tế Việt Nam và có đóng góp lớn
cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và
tăng trưởng xuất khẩu.Việt Nam được đánh giá là nước phát triển đầy tiềm năng, có nền
chính trị ổn định, có thị trường với gần 100 triệu dân với thu nhập ngày càng tăng, lực
lượng lao động dồi dào với cơ cấu dân số vàng và chất lượng nguồn lao động có trình độ
cơng nghệ cao được cải thiện, có khơng gian phát triển rộng mở với 13 FTA đã ký kết có
hiệu lực. Sau 35 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh doanh, Việt Nam đã
trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2005-2018,

10


vốn FDI đăng ký đạt gần 360 tỷ USD, năm 2017 đạt 38,2 tỷ USD, năm 2020 đạt 28,53 tỷ
USD.
Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (19861990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Trong các giai đoạn tiếp
theo, tỷ lệ này được cải thiện đáng kể: giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%

năm; giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP tăng 7%; giai đoạn 2001- 2010 GDP tăng
bình quân 7,26%; giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng GDP giảm nhẹ còn 6% năm,
giai đoạn 2016-2019 mức tăng GDP đạt 6,8%, năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại
dịch Covid-19, mức tăng GDP chỉ đạt 2,91% năm nhưng vẫn nằm trong số ít các quốc gia
có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Quy mơ nền kinh tế được mở rộng đáng kể, năm
2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu
người đạt 3.521 USD.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế - thương mại logistics Việt Nam 35 năm đổi
mới 1986 – 2021
STT
1
2
3
4
4.1
4.2
4.3
4.4
7
8

Năm
Tốc độ tăng trưởng
GDP (bình quân)
%
GDP theo giá hiện
hành (tỷ USD)
Dân số (triệu
người)
Tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu
(triệu USD)
Tổng kim ngạch
xuất khẩu (triệu
USD)
Tốc độ tăng xuất
khẩu (%)
Tổng kim ngạch
nhập khẩu (triệu
USD)
Tốc độ tăng (%)
nhập khẩu
GDP/người (USD)
Xuất khẩu bình
quân
người
(USD)

1986

1996

2005

2016

2019

2020


2021

2021 so
với 1986
(lần)

2022

6,50

9,34

8,40

6,70

7,02

2,91

2,58

-

8,02

1,90

21,10


53,00

252,10

262,00

343,20

366,1

192,68

409

61.109

75,40

83,16

92,40

96,48

97,58

97,47

1,6


98,56

2.944

18.399

69.600

350.740

517.260

545.350

668.500

227,07

732.500

789

7255

32.300

176.630

264.190


282.650

336.310

426,25

371.850

12,90

33,20

21,60

16,40

8,40

7,00

19

-

10,6

2.155

11.144


37.300

174.110

253.070

262.700

332.230

154,17

360.650

16,00

36,60

16,70

5,20

6,80

3,70

26,5

-


8,4

31,10

280,00

640,00

2445,00

2715,60

3521,00

3756,49

120,79

4.110

12,90

96,22

382,00

1969,00

2738,30


2896,60

3450,39

267,47

3772,83

Nguồn: Sách chuyên khảo Thương mại và logistics Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2021
triển vọng đến năm 2045 của GS.TS. Đặng Đình Đào, Cập nhật Báo cáo tình hình kinh
tế – xã hội quý IV và năm 2022 của Tổng cục thống kê ngày 29/12/2022 và tính tốn của
tác giả.
Từ bảng 1, có thể thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trong giai
đoạn 1986 đến 2021. Sau 35 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 đã hơn 277 lần so
11


với năm 1986 với giá trị trên 668,5 tỷ USD. Trong đó, năm 2021 xuất khẩu đạt 336,31 tỷ
USD, tăng hơn 426 lần, nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng hơn 154 lần. Năm 2021 ghi
nhận nỗ lực của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng
như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Đồng thời, cán cân thương mại đã dương từ năm 2016 và được duy trì. Đây là một
tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế nói chung và các nhà sản xuất trong nước nói riêng.
Thể hiện được phần nào nội lực trong nền kinh tế đã có thể tự cấp được nhiều mặt hàng
cho cả thị trường trong nước và quốc tế.

 Xét theo khu vực kinh tế
Theo khu vực xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi liên tục tăng, năm 2020 đạt trên 203,432 triệu USD và tăng 93.86 lần so với
năm 1996. Cùng với đó, giá xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cũng liên tăng,

năm 2020 đạt 78,196 triệu USD, tăng 14.33 lần so với năm 1996.
Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo khu vực kinh tế

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo khu
vực kinh tế (Triệu USD)
100%
90%
80%

2155

70%

18553.7

39152.4

2005

2010

60%

114380.4

204432.1

2015

2020


50%
40%
30%
20%
10%
0%

1996

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi(*)

Nguồn: Tổng cục thống kê

 Xét theo cơ cấu mặt hàng
Theo cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, từ năm 1996 đến 2020 đã có những sự thay
đổi đáng kể, chuyển từ chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nơng sản, khống sản thô sang
xuất khẩu thành phẩm từ nông sản, thiết bị linh kiện điện tử, thiết bị điện tử… đồng thời
đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng, tận dụng tối đa những lợi thế có sẵn như nguồn tài nguyên,
điều kiện tự nhiên, lao động…
12


Cụ thể theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục thống kê năm 2022, về
cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2022, nhóm hàng cơng nghiệp chế biến chiếm 89%. Về
cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng
năm trước
Bảng 2: Trị giá và sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt

Nam giai đoạn 1996 đến 2020
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
21
22
23
26
27
28
29
30
31

32
36

Mặt hàng xuất khẩu
Hàng thủy sản (Triệu USD)
Hàng rau, hoa, quả (Triệu USD)
Hạt điều nhân (Triệu USD)
Cà phê (Triệu USD)
Chè (Triệu USD)
Hạt tiêu (Triệu USD)
Gạo (Triệu USD)
Sắn và các sản phẩm của sắn (Triệu USD)
Clanhke và xi măng (Triệu USD)
Than đá (Triệu USD)
Dầu thô (Triệu USD)
Xăng, dầu (Triệu USD)
Hóa chất (Triệu USD)
Sản phẩm hóa chất (Triệu USD)
Chất dẻo nguyên liệu (Triệu USD)
Sản phẩm từ chất dẻo (Triệu USD)
Cao su (Triệu USD)
Ba lơ, túi, cặp, ví, mũ ơ, dù (*) (Triệu USD)
Gỗ và sản phẩm gỗ (Triệu USD)
Xơ, sợi dệt các loại (Triệu USD)
Hàng dệt, may (Triệu USD)
Giày, dép (Triệu USD)
Sắt thép (Triệu USD)
Sản phẩm từ sắt thép (Triệu USD)
Kim loại thường khác và sản phẩm (Triệu USD)
Hàng điện tử, máy tính và linh kiện (Triệu USD)

Điện thoại các loại và linh kiện (Triệu USD)
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (Triệu USD)
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (Triệu USD)
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (Triệu USD)

 Xét theo thị trường xuất nhập khẩu

13

1996
696,5
90,2
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

993,1
530
..
..
..
..
..
..
..
..

2005
2732,5
235,5
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
357,7
..
470,9

1561,4
..
4772,4
3038,8
..
..
..
1427,4
10,4
..
..
..

2015
6568,8
1839,3
2397,6
2671
217,2
1259,9
2796,3
1320,3
667,3
185,1
3823,8
734,7
918,9
744
398,1
2060,3

1531,5
2874,7
6797,5
2549,8
22808,7
12012,6
1692,2
1772,9
959,8
15607,6
30239,6
3025,3
8159,6
447,7

2020
8389
3271,6
3213,9
2742
219,3
660,6
3120
1017,9
1435,9
119,6
1572,8
957,3
1748,6
1485,4

1347,9
3652,6
2384,4
3145,8
12133,9
3737,6
29812,4
16791
5258,9
3077,2
2719,6
44581,1
51183,9
3268,6
27201,8
2894

Nguồn: Tổng cục thống kê


Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa phân theo nước và vùng lãnh thổ, hiện tại
Việt Nam đang có một số bạn hàng lớn chiếm hơn 10% giá trị xuất khẩu năm 2021 là:
EU(12%), Trung Quốc (17%), Hoa Kỳ (29%).
Đồng thời giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các năm cũng liên tục tăng nhờ sự
hỗ trợ từ chính sách thương mại của chính phủ và tận dụng cơ hội từ các hiệp định
thương mại.
Biểu đồ 2: Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nước và vùng lãnh
thổ năm 2021
Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo nước và vùng lãnh thổ
năm 2021

ASEAN
EU
Hàn Quốc
Nhật Bản
CHND Trung Hoa
Hoa Kỳ
Khác

Nguồn: Tổng cục thống kê
Cập nhật số liệu năm 2022, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn
nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.
Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nước và vùng lãnh
thổ năm 2021
Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo nước và vùng lãnh thổ năm
2021
ASEAN
EU
Hàn Quốc
Nhật Bản
CHND Trung Hoa
Hoa Kỳ
Khác

14


Nguồn: Tổng cục thống kê

 Xét kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 , kim ngạch xuất khẩu của cả
nước đạt 336,310 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.
Hà Nội là một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu gồm:
TPHCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Hà
Nội, Hải Dương, Phú Thọ.
Biểu đồ 2: Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong 11
tháng đầu năm 2022

Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Xét riêng về kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội, theo Cục Thống kê Hà Nội,
năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 17,1 tỷ
USD, tăng 10,3% so với năm 2021; kim ngạch nhập khẩu đạt 40,9 tỷ USD, tăng 16,9%.
Năm 2022 ghi nhận nỗ lực vượt bậc của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh
kinh tế thế giới chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, xung đột tại Ukraine kéo dài và
lạm phát cao ở nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm ước tính đạt trên 58 tỷ USD, tăng
14,9% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 17,1 tỷ USD, tăng
10,3%; nhập khẩu hàng hóa đạt 40,9 tỷ USD, tăng 16,9%.
15


Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 9 tỷ USD,
tăng 5,8%; khu vực có vớn đầu tư nước ngồi đạt 8,1 tỷ USD, tăng 15,6%. Một sớ nhóm
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn năm nay tăng so với năm trước: Hàng dệt, may đạt
2.570 triệu USD, tăng 15,7%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 2.525 triệu USD,
tăng 16,3%; máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 2.015 triệu USD, tăng 1,6%; xăng dầu đạt
1.258 triệu USD, tăng 83,6%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 883 triệu USD, tăng 17,5%; hàng
nông sản đạt 871 triệu USD, tăng 12,2%; hàng hóa khác đạt 4.175 triệu USD, tăng 4,6%.
Một sớ nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước: Phương tiện vận tải
và phụ tùng đạt 1.589 triệu USD, giảm 0,7%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 294

triệu USD, giảm 30,6%; hàng gốm sứ đạt 217 triệu USD, giảm 4%; điện thoại và linh
kiện đạt 140 triệu USD, giảm 52%.
Cùng với đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2022 của khu vực kinh tế trong
nước đạt 33,1 tỷ USD, tăng 20,6%; khu vực có vớn đầu tư nước ngồi đạt 7,8 tỷ USD,
tăng 3,3%. Một sớ mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong năm nay: Máy móc thiết bị
phụ tùng đạt 6.681 triệu USD, giảm 1,4%; xăng dầu đạt 5.542 triệu USD, gấp 2,9 lần
cùng kỳ; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện 2.971 triệu USD, tăng 9,4%; phương tiện
vận tải và phụ tùng 2.673 triệu USD, giảm 1%; sắt thép 1.986 triệu USD, tăng 24,5%;
chất dẻo 1.522 triệu USD, tăng 5,2%; sản phẩm hóa chất đạt 1.196 triệu USD, giảm
11,5%; hàng hóa khác đạt 12,8 tỷ USD, tăng 14,3%.
2.2. Đánh giá thành cơng và hạn chế tình hình xuất nhập khẩu sau 35 năm mở cửa
(1986~2021)
2.2.1 Thành công
 Thị trường hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu được mở rộng và phát triển sơi động
theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa
Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2021 đạt 668,0 tỷ USD gấp gần 227,3 lần
năm 1986, trong đó xuất khẩu đạt 336,0 tỷ USD, gấp gần 426,7 lần. Nếu như năm 1986
xuất khẩu bình quân đầu người chỉ có 12,9 USD, năm 2000 đạt 184,2 USD, đưa nước ta
ra khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển thì đến năm 2021, xuất
khẩu bình quân đầu người đã lên tới 3450,29 USD, gấp 246,1 lần năm 1986. Năm 1986
nước ta mới có quan hệ buôn bán chủ yếu với các nước XHCN, năm 1995 con số này là
100 nước và vùng lảnh thổ và đến nay trên 240 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hoạt động
thương mại trong nước cũng như ngoài nước ngày càng mở rộng, nhất là hoạt động xuất
nhập khẩu đã tạo được chỗ đứng vững chắc và mở ra nhiều cơ hội mới trong hội nhập và
phát triển. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, đồng bộ và
đạt nhiều kết quả quan trọng. Quan hệ với các quốc gia, đối tác tiếp tục được mở rộng, đi
vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là đối với 16 đối tác chiến lược và 12 đối
tác hợp tác toàn diện; Đến nay, đã có 71 quốc gia cơng nhận nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Từ khi gia nhập
16



WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2
FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các
châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có
15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam
thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đơng Á, trong đó có
các hiệp định tiêu chuẩn cao, thị trườn rộng lớn là CPTPP và EVFTA. Do đó, việc tham
gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới
phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm..
Hoạt động xuất nhập khẩu liên tục được mở rộng và duy trì được mức phát triển, tạo
thế cho ngoại thương Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu (tổng mức lưu chuyển ngoại thương) và cả chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối là những chỉ
tiêu kinh tế quan trọng thường được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm ở nước ta.
 Phát huy các lĩnh vực thế mạnh
Xuất khẩu hàng hóa là một thế mạnh của Việt Nam trong những năm gần đây, khi giá
trị kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên và đã có 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ
năm 2016. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt trên 545 tỷ USD,
tăng 5% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 282,6 tỷ USD,
tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,6%, xuất siêu 19 tỷ USD, mức
cao nhất trong 5 năm qua.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tăng đều
qua các năm, đạt 41,3 tỷ USD năm 2019. Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, kim
ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt khoảng 41,2 tỷ USD, duy trì 9 nhóm mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có
mặt ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục, trong đó có cả các thị
trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zeland... Trong bối cảnh dịch
COVID-19 hiện nay, vai trò của Việt Nam trong hỗ trợ an ninh lương thực cho các quốc

gia khác càng tăng.
Bên cạnh thế mạnh xuất khẩu nơng sản, với nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư liên
tục được cải thiện, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho
phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển tồn xã hội thực hiện đạt trên 2.046
nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, đến nay đã có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư
tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 đạt 38 tỷ USD, bao gồm đăng ký
cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phẩn. Năm 2020, do dịch COVID-19, đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng chỉ đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm
17


2019. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp đang dần phục hồi, nhiều nhà đầu tư nước ngoài
quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
Đặc biệt, du lịch là lĩnh vực gặt hái được nhiều thành công, trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước. Trong những gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước
phát triển ấn tượng. Từ dấu ấn 10 triệu lượt khách quốc tế, 62 triệu lượt khách nội địa
năm 2016, đến năm 2019 các con số này đã tăng lên đáng kể, lần lượt là 18 triệu và 85
triệu. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt hơn 720.000 tỷ đồng. Việt Nam đạt được
nhiều giải thưởng quốc tế về du lịch, như: “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á 2018”,
“Điểm đến hàng đầu châu Á 2019”, “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019”, “Điểm
đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019”, “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á
2019: Hội An”…
 Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước
là thị trường xuất khẩu của ta; có quan hệ với hơn 500 tổ chức quốc tế; 71 nước công
nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Đặc biệt, với việc tham gia 17 hiệp định
thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương (15 FTA đã ký kết và 2 FTA đang
đàm phán), Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng
lớn, chiếm gần 90% GDP thế giới, góp phần gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu

hết các đối tác hàng đầu khu vực và thế giới.
Trong đó, gần đây nhất, điểm sáng của thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam chính là: thúc đẩy ký kết, phê chuẩn và triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác Tồn
diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), thúc đẩy ký Hiệp định Đối tác Kinh
tế Toàn diện Khu vực (RCEP); phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 thúc đẩy triển
khai Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên kết kinh tế giữa ASEAN với các đối tác…
Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, trọng tâm hàng đầu trong hội
nhập kinh tế của Việt Nam là việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các hiệp
định thương mại tự do, nhất là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, các hiệp định của
ASEAN với các đối tác để phục hồi và phát tiển kinh tế. Đồng thời, tăng cường sự tham
gia của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng trong quá trình triển khai các
cam kết, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành hàng,
hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại.
Vượt qua những thử thách chưa từng có tiền lệ, Việt Nam đã xây dựng một mơ
hình kinh tế tổng qt là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện
đại và hội nhập quốc tế; hướng tới mục tiêu phát triển, lấy con người làm trung tâm, vì
một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, phát triển bền
vững, bao trùm và hội nhập.
18


Về đối tác xuất khẩu tính theo khu vực, châu Á đang là thị trường xuất khẩu lớn
nhất với tỷ trọng 48,2% (2021), tiếp theo là châu Mỹ (33,9% năm 2021) và châu Âu
(15,2%). Nhưng tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất thuộc về thị trường châu Mỹ với tốc độ
26,6% (2021), tiếp theo là châu Đại Dương (23,9%) và châu Á (15,5%). Đối với châu
Âu, sau hai năm 2019 - 2020 liên tiếp tăng trưởng âm, kim ngạch xuất khẩu năm 2021
mới phục hồi gần mức xuất khẩu năm 2018 (nhờ lực đẩy từ Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam - EU có hiệu lực từ tháng 8/2020).
Về thị trường xuất khẩu song phương, số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu của

Việt Nam Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường lớn của Việt Nam, năm 2021 đóng góp của
2 thị trường này lên tới 45,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (tăng 2,5 lần về
trị giá xuất khẩu và tăng 27,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2016). Với 15 hiệp
định thương mại tính đến cuối năm 2021 đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu nước ta vươn tới
một số thị trường trước đây còn khiêm tốn như Canada, Mexico, Peru, New Zealand…
với tốc độ tăng trưởng trên 2 con số.
2.2.2. Hạn chế
 Xuất khẩu vẫn dựa chủ yếu vào khu vực FDI
Mặc dù cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự dịch chuyển đáng kể sang các mặt hàng
có giá trị cao hơn so với giai đoạn trước. Tỷ trọng hàng hóa thuộc nhóm hàng thơ, mới sơ
chế, khống sản giảm từ 34,8% (2010) xuống 17,2% (2016) còn 12,46% (2020) và ước
còn 10,9% (2021), nhóm hàng cơng nghiệp chế biến chế tạo tăng từ 65,1% (2010) lên
82,7% (2016), đạt 87,53% (2020) và tiếp tục tăng lên 89,1% (2021). Tuy nhiên, xuất
khẩu nhóm hàng cơng nghiệp điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện của Việt Nam lại
phụ thuộc nhiều vào khối FDI và đầu vào nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu… nên đóng
góp của Việt Nam vào chuỗi giá trị chưa cao. Điển hình năm 2021, trị giá xuất khẩu điện
thoại, linh kiện và nhóm hàng máy tính và linh kiện điện tử của khối doanh nghiệp FDI
chiếm đến 98,96% và 97,8% tổng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của cả nước
(Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, 2022).
Một ví dụ điền hình cho việc Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường,
và thậm chí phụ thuộc vào một số DN là hiện tượng Samsung thu hồi điện thoại Samsung
Galaxy Note 7 vừa qua đã ảnh hưởng lớn tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm
2016.
 Giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu chưa cao
Xuất khẩu vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều ngành hàng chủ lực như dệt may, da
giày chủ yếu là gia công, trong khi các mặt hàng nông sản - thế mạnh của Việt Nam lại
xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thu về không nhiều.
Đáng chú ý nhất là sức cạnh tranh của hàng hóa cịn kém. Các ngành sản xuất của
Việt Nam còn một số tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện, cũng như đang phải đối diện với
19



nhiều thách thức, khó khăn. Các doanh nghiệp (DN) quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ
sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế; sức cạnh tranh kém so với
các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
 Chưa đảm bảo được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục thống kê năm 2022, về cơ cấu
nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%. Điều này cho thấy rõ
nguồn cung trong nước cho nguyên liệu vẫn còn rất hạn chế. Ngun nhân xuất phát từ
quy mơ, trình độ và cơng nghệ của các doanh nghiệp. Ví dụ đối với ngành thủy sản, quy
tắc xuất xứ là yếu tố then chốt để đáp ứng quy tắc xuất xứ tại EVFTA, tuy nhiên nguồn
nguyên liệu cho thủy sản chế biến hiện nay của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập
khẩu, đặc biệt là tôm và EU không phải là thị trường nhập khẩu nguyên liệu thủy sản
phục vụ cho sản xuất xuất khẩu trong nước. Do vậy, năng lực sản xuất, kinh doanh,
nguồn hàng nguyên liệu cho sản xuất của ngành thủy sản Việt Nam trong ngắn hạn chưa
thể đáp ứng hồn tồn tiêu chí xuất xứ thuần túy của Hiệp định EVFTA.

20



×