Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tl xhhyt tác động của covid 19 ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với việc học trực tuyến ở học viện báo chí và tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.21 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019 đến nay,
dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) (gọi tắt
là Đại dịch COVID-19)đã tạo ra một bước ngoặt và sự thay đổi lớn trong đời
sống kinh tế-xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong đó, giáo dục
được xem là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Theo tổ
chức UNESCO, kể từ khi đại dịch bùng phát đến ngày 8/4/2020, trên thế giới
có gần 1,6 tỉ học sinh và sinh viên bị ảnh hưởng; 188 quốc gia buộc phải đóng
cửa các trường học trên toàn quốc, gây tác động đến 91.3% tổng số học sinh,
sinh viên trên toàn thế giới. Sau đây là một số đề tài tiêu biểu liên quan đển
việc giảng dạy, học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
1.1.

Các công trình nghiên cứu về học trực tuyến trên thế giới

Tác động tồn cầu của q trình học trực tuyến trong COVID 19 . Việc
thực hiện của giãn cách xã hội đã được thi hành là một trong những biện pháp
phòng ngừa để lây nhiễm coronavirus đó đã dẫn đến tê liệt hoàn toàn các hoạt
động toàn cầu. Đặc biệt là hệ thống giáo dục đã hồn tồn đóng cửa và để tiếp
tục với chương trình giảng dạy học thuật, có sự chuyển đổi từ q trình học
tập thơng thường sang học tập trực tuyến. Điều này có thể thấy được với một
số lượng tăng của các lớp học trực tuyến, hội nghị, cuộc họp, ... Có thể lưu ý
rằng thế giới hồn tồn phụ thuộc vào cơng nghệ thơng tin trong thời kỳ
khủng hoảng này. Do đó, trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về việc học trực tuyến trong đại dịch COVID-19 đạt nhiều thành quả, tiêu
biểu như:
Nghiên cứu của Vishal Dineshkumar Soni, Đại học Campbellsville
năm 2020 “Global Impact of E-learning during COVID 19” (Tác động toàn
cầu của giáo dục trực tuyến trong COVID 19). Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng



thế giới đang hồn tồn phụ thuộc vào cơng nghệ thông tin trong cuộc khủng
khoảng COVID-19 bỏi số lượng ngày càng tăng của các lớp học trực tuyến,
hội nghị, cuộc họp… Đồng thời, nghiên cứu này cũng cung cấp một cái nhìn
sâu sắc về quá trình học trực tuyến và những ưu điểm của nó cùng với phiên
bản cập nhật mới trong quá trình sử dụng.
Một nghiên cứu khác của đồng tác giả Jijun Yao, Jialong Rao, Tao
Jiang, Changqian Xiong năm 2020 “What Role Should Teachers Play in
Online Teaching during the COVID-19 Pandemic? Evidence from China”
(Giáo viên nên đóng vai trị gì trong việc giảng dạy trực tuyến trong Đại dịch
COVID-19? Bằng chứng từ Trung Quốc). Nghiên cứu đã thảo luận về tác
động của hai phương pháp giảng dạy trực tuyến, quay video so với phát sóng
trực tiếp, về hiệu suất của học sinh, và vai trò của giáo viên trong giảng dạy
trực tuyến. Nghiên cứu cho thấy rằng, so với việc giảng dạy bằng video được
ghi lại dựa trên việc tự học, việc giảng dạy qua truyền hình trực tiếp với nhiều
sự tương tác giữa giáo viên và học sinh sẽ có lợi hơn trong việc cải thiện kết
quả học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy trực tuyến, giáo viên
khơng nên chỉ đảm nhận vai trị truyền tải kiến thức.
Nghiên cứu của Longjun Zhou, Shanshan Wu, Ming Zhou, Fangmei Li
năm 2020 “'School’s Out, But Class’ On', The Largest Online Education in
the World Today: Taking China’s Practical Exploration During The COVID19 Epidemic Prevention and Control As an Example” ('School's Out, But
Class' On ', Giáo dục Trực tuyến Lớn nhất Thế giới Hiện nay: Lấy Khám phá
Thực tế của Trung Quốc trong q trình Phịng chống và Kiểm sốt Dịch
COVID-19 làm ví dụ). Đây là đề tài nghiên cứu Chiến dịch “School's Out,
But Class's On” do chính phủ Trung Quốc phát động trong trận dịch COVID19 đã tạo ra một ứng dụng giáo dục trực tuyến bình thường, quy mơ lớn.
nghiên cứu đã phân tích nền tảng của giáo dục trực tuyến quy mô lớn này,


làm rõ nền tảng của giáo dục trực tuyến quy mô lớn và tiết lộ tác động của các
hoạt động giáo dục trực tuyến lớn nhất đối với xã hội và giáo dục.

Một nghiên cứu khác về Chiến dịch “School's Out, But Class's On” do
chính phủ Trung Quốc phát động của tác giả Longjun Zhou, Fangmei Li năm
2020 “A Review of the Largest Online Teaching in China for Elementary and
Middle School Students During the COVID-19 Pandemic” (Đánh giá về
chương trình giảng dạy trực tuyến lớn nhất ở Trung Quốc dành cho học sinh
tiểu học và trung học cơ sở trong Đại dịch COVID-19). Đề tài này nghiên cứu
chủ yếu vào việc lựa chọn các nền tảng và tài nguyên dạy học trực tuyến, tổng
quan về tổ chức dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó cịn có những câu hỏi khiến
chúng ta suy nghĩ: làm thế nào để chúng ta thiết kế chương trình giáo dục cấp
cao nhất cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tương tự? Làm
thế nào để các trường có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và tồn diện?
Làm thế nào để hình thành một kế hoạch thích ứng dựa trên nhu cầu thực tế?
Đề tài nghiên cứu của Oksana Wasilik, Doris U. Bolliger năm 2020
“Factors influencing faculty satisfaction with online teaching and learning in
higher education” (Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên đối
với việc dạy và học trực tuyến trong giáo dục đại học). Kết quả của nghiên
cứu này đã xác nhận rằng ba yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của giảng viên
trong mơi trường trực tuyến: các yếu tố liên quan đến sinh viên, người hướng
dẫn và các yếu tố liên quan đến tổ chức.
Một số nghiên cứu sau “Online Teaching and Learning Experiences
During the COVID-19 Pandemic – A Comparison of Teacher and Student
Perceptions”, “Philippine Teachers’ Practices to Deal with Anxiety amid
COVID-19”, “Effectiveness of online learning: a multi-complementary
approach research with responses from the COVID-19 pandemic period”,
“Impact of Pandemic COVID-19 on Education in India”… Những đề tài này


chủ yếu nghiên cứu về những tác động của học trực tuyến và hiệu quả của nó
đối với thành tích của học sinh.
1.2.


Các cơng trình nghiên cứu về học trực tuyến ở Việt Nam

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về việc học trực tuyến trong thời kì
đại dịch COVID-19 đã bắt đầu thu hút sự chú ý của những nhà báo, nhà
nghiên cứu. Có những nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của COVID-19 đến việc
học trực tuyến nhưng chưa lý giải ngun nhân, q trình dẫn đến nó. Hay là
chỉ ra được một chiều ảnh hưởng của việc học trực tuyến đến sinh viên nói
chung, học sinh nói riêng chứ chưa quan tâm tới những kết quả xảy ra của
việc học trực tuyến của sinh viên, và tác động đến với cuộc sống. Ta có thể
chỉ ra những cơng trình nghiên cứu về học trực tuyến như sau:
Nghiên cứu “Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong
bối cảnh đại dịch covid-19” của đồng tác giả Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị
Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi. Bài báo nghiên cứu những khó khăn của
sinh viên trong quá trình học trực tuyến trong thời gia vừa qua. kết quả nghiên
cứu đã chỉ rõ các yếu tố tâm lý, môi trường và phương tiện/thiết bị học tập
được xem là những nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của sinh
viên gặp nhiều trở ngại. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu này, bài báo đã
đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm điều chỉnh việc dạy và học trực
tuyến đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai.
Nghiên cứu “Yếu tố tác động đến sự hài lòng của giảng viên dạy trực
tuyến trong đại dịch COVID-19” của tác giả Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Quỳnh
Hương,Trần Minh Thành. Bài báo nghiên cứu yếu tố tác động tới sự hài lòng
của giảng viên khi dạy trực tuyến trong giai đoạn xảy ra Covid-19 ở một
trường đại học lớn ở Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố chính
tác động đến sự hài lịng của giảng viên là sự tương tác của họ với sinh viên,
kỹ năng thao tác trên nền tảng công nghệ của họ, sự hỗ trợ của cơ sở giáo dục


trong triển khai dạy học trực tuyến, ý thức học trực tuyến của sinh viên. Kết

quả phân tích dữ liệu định tính (câu hỏi mở và phỏng vấn) củng cố phát hiện
nêu trên, từ đó giúp tác giả đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao
mức độ hài lòng của giảng viên và chất lượng của dạy -học trực tuyến; đồng
thời cho thấy nhu cầu triển khai tổ chức dạy kết hợp giữa trực tuyến và trực
tiếp trong q trình số hóa giảng dạy tại cáctrường đại học trong tương lai
Đề tài “Học trực tuyến: Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người
đọc” đồng tác giả Phạm Thị Mai Vui, Nghiêm Hồng Vân, Nguyễn Hoàng
Dượng, Phạm Ngọc Thạch. Bài báo nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới sự hài
lòng của người học trực tuyến trong giai đoạn xảy ra Covid-19. Kết quả phân
tích cho thấy, các loại hình tương tác giữa người học với bạn học, với giảng
viên và nội dung có ý nghĩa dự báo tới sự hài lòng của người học trực tuyến.
Năng lực sử dụng internet và năng lực tự học có mối tương quan nhưng
khơng có ý nghĩa dự báo sự hài lòng của người học trực tuyến. Sinh viên
tham gia khảo sát cho rằng mặc dù việc học trực tuyến trong giai đoạn xảy ra
đại dịch Covid-19 đã phần nào đáp ứng nhu cầu duy trì việc học tập nhưng
trong tương lai, nên kết hợp cả học trực tuyến với trực tiếp nhằm mang lại kết
quả học tập tối ưu.
Nghiên cứu “Giải pháp học online trên hệ thông E-Learning trong mùa
đại dịch covid 2019” đồng tác giả Hứa Văn Thành, Đinh Văn Huệ, Trương
Thị Thanh Trang, Trần Duy Chung. Bài báo nghiên cứu về thực trạng triển
khai hệ thống học trực tuyến E-Learning tại trường Cao đẳng Sư phạm Thừa
Thiên Huế đối với sinh viên và giảng viên. Từ đó tác giả đưa ra một số
khuyến nghị về việc học trực tuyến và hiệu quả của nó đối với thành tích của
học sinh.
Tóm lại, tổng quan nghiên cứu đã mang lại cho chúng ta một bức trang
khái quát về chủ đề liên quan đến ảnh hưởng của COVID-19 đến học tập. Các
cơng trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề và đưa ra các lý giải dưới nhiều góc độ


và chiều cạnh khác nhau, giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn vào vấn đề

nghiên cứu. Đồng thời cũng giúp cho nhà nghiên cứu nhân ra rằng, ảnh hưởng
của COVID-19 đối với học tập của học sinh nói chung và sinh viên nói riêng
là chủ đề mang tính cấp thiết hiện nay, cần đi sau vào phân tích.
2. Tên đề tài nghiên cứu cụ thể
Đề tài: “Tác động của COVID-19 ảnh hưởng đến sự hài lòng của
sinh viên đối với việc học trực tuyến ở học viện báo chí và tuyên truyền”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Luận giải tìm hiểu những tác động của COVID-19 ảnh hưởng đến sự
hài lòng của sinh viên đối với việc học ở học viện báo chí và tuyên truyền.
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện việc học trực tuyến của
sinh viện.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi học trực tuyến
- Đánh giá thực trạng các khóa học trong nghiên cứu.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: “Tác động của COVID-19 ảnh hưởng đến sự hài
lòng của sinh viên đối với việc học trực tuyến ở học viện báo chí và tuyên
truyền”
4.2.


Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực địa nhằm thu tập thông tin cho
đề tài dự kiến từ 1/2022 đến 3/2022.


- Phạm vi không gian: Sinh viên của trường học viện báo chí và tuyên
tuyền.
4.3.

Khách thể nghiên cứu

Khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học tại học viện báo chí
và tuyên truyền.
5. Giả thuyết nghiên cứu, biến số nghiên cứu
5.1.

Giả thuyết nghiên cứu

- Tương tác người học-người học có ý nghĩa tới sự hài lịng người họ
trực tuyến
- Tương tác người học-giáo viên có ý nghĩa tới sự hài lòng của người
học trực tuyến
- Giáo viên và yếu tố liên quan đến nhà trường ý nghĩa tới sự hài lòng
của người học trực tuyến
- Năng nực sử dụng internet của người học có ý nghĩa tới sự hài lịng
của người học
- Năng lực tự học có ý nghĩa tới sự hài lòng của việc học trực tiếp.
5.2.


Biến số nghiên cứu

Biến độc lập: Phân tích mối liên quan từng người dân thức hiện khảo
sắt
Một số yếu tố cá nhân của người dân: tuổi: giới; nơi ở; học vấn; tính
trạng hơn nhân; thu nhập.


6. Khung phân tích

GIẢNG VIÊN

SINH VIÊN

Năng lực internet, Thái độ
về dạy trực tuyến, Tương
tác với sinh viên, Năng
lực quản lý lớp

Năng lực internet, Ý thức
học trực tuyến, Tương tác
với bạn họcKhả năng tự học

Sự hài lòng
của sinh viên

YẾU TỐ KHÁC

Giới, tuổi,thâm niên, Lĩnh

vực giảng dạy, Kết nối
internet

TRIỂN KHAI CỦA CƠ
SỞ ĐÀO TẠO

Nền tảng công nghệ, Hỗ
trợ chuyên môn, Hỗ trợ kỹ
thuật

7. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
7.1.

Học trực tuyến

Dạy học trực tuyến (E-learning) là hình thức giảng dạy và học tập ở các
lớp học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng
học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thơng
minh (laptop, smartphone, máy tính bảng,...).
Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa
lên các nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi


nơi. Bên cạnh đó cịn có các khóa học cùng thời gian thực có sự tham gia và
tương tác giữa giáo viên và học viên. Học sinh học trực tuyến Dạy học trực
tuyến đang trở nên phổ biến không chỉ trong đại dịch mà trong thời đại cơng
nghệ số. Hình thức học trực tuyến đã và đang thể hiện được những ưu điểm
nổi trội như sau:
- Hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh: Việc áp dụng dạy học trực tuyến
đã đảm bảo các lớp học vẫn diễn ra theo kế hoạch, giáo viên và học sinh

không phải đến lớp nên giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thúc đẩy tính tự học: Người học có thể chủ động lựa chọn khóa học
mình mong muốn và học bất cứ lúc nào, ở đâu. Họ có thể rút ngắn thời gian
học vì khơng phụ thuộc vào thời gian biểu ở các lớp học truyền thống.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục: Giáo viên cần phải trau
dồi năng lực, tìm tịi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học. Từ
đó, chất lượng giảng dạy được nâng cao.
Phương pháp dạy học trực tuyến nổi bật với các đặc điểm sau:
- Giảng dạy và học tập thông qua các phần mềm cơng nghệ thơng tin
- Có thể kết hợp hình thức nghe – nhìn và tương tác giữa người dạy và
người học
- Có học, chấm điểm, thi và cấp chứng chỉ
- Người dạy có thể tạo các khóa học và tải các tài liệu (video, văn bản)
lên các nền tảng dạy học trực tuyến. Họ có thể cung cấp bài giảng miễn phí
hoặc trả phí cho người học
- Người học có thể tham gia các khóa học bất cứ lúc nào họ muốn.
Dễ dàng nhận thấy dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm hơn nhược
điểm. Hơn nữa, dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và
đang trở thành xu hướng bởi:


- Tăng tính chủ động cho người học: Dạy học trực tuyến giúp người
học chủ động hơn trong việc lựa chọn mơn học, hình thức học, thời gian học
tập, địa điểm học
- Đa dạng các chương trình đào tạo: Bên cạnh chương trình đào tạo bắt
buộc trong trường học, người học có thể lựa chọn được nhiều mơn học khác
theo sở thích hoặc để rèn luyện thêm kỹ năng.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Các cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi
phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê giáo viên… Các
khóa học trực tuyến có chi phí khơng lớn nên phù hợp với cả những người

học không dư dả về tài chính.
- Tăng kết nối với nhiều học viên và giáo viên trên thế giới: Ví dụ như
trong nền tảng học Coursera có phần thảo luận. Các thành viên trong cùng 1
khóa học có thể đưa ra các vấn đề và cùng thảo luận. Điều này giúp người dạy
và người học từ nhiều quốc gia có thể tương tác với nhau.
- Được cấp nhiều chứng chỉ có giá trị từ các trường đại học nổi tiếng
trên thế giới như Harvard, Yale...Điều này sẽ tạo thêm cơ hội thăng tiến trong
sự nghiệp cho người học hơn
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1.

Phương pháp phân tích tài liệu
Khi nghiên cứu lý luận , chúng tơi tiến hành thu thập các tài liệu

lý luận , các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, bài báo, tạp chí, cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước,..) về các vấn đề liên quan đến đề tài.
Các tư liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp , hệ thống hóa để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài .
Đề tài thu thập các thơng tin có sẵn từ các cơng trình nghiên cứu
khoa học của các tác giả, các bài báo, tạp chí Khoa học… Dựa vào đó sử


dụng các thông tin phù hợp để học tập, phân tích, so sánh với kết quả nghiên
cứu của đề tài này.
8.2.

Phương pháp điều tra bằng phương pháp bảng hỏi Anket
Điều tra hương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả được xử lý và phân

tích qua phần mềm thống kê SPSS 2.0 để xử lý các thông tin định lượng.

8.3.

Cách thức chọn mẫu
Cỡ mẫu: 200 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cách thức chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng với khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bao gồm cả sinh viên khối nghiệp vụ
và sinh viên khối lý luận, đảm bảo khách thể nghiên cứu được lựa chọn một
cách khách quan, và có cơ hội lựa chọn như nhau.
Cụ thể đề tài sẽ khảo sát thu thập thông tin từ Sinh viên đang học
và làm việc tại Học viện Báo chí và tun truyền. Trong q trình thu thập số
liệu chúng tôi đã phỏng vấn 200 sinh viên và cố gắng thu thập đủ số liệu sử
dụng cho quá trình phân tích và xử lý thơng tin.
Chia khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Học
viện Báo chí và Tun truyền thành 4 nhóm là sinh viên năm Nhất, sinh viên
năm Hai, sinh viên năm Ba và sinh viên năm Bốn. Tiếp theo, lại chia thành
nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ. Như vậy, sẽ có danh sách 8 nhóm.
Tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 25 sinh viên ở mỗi nhóm trên thu về 200 mẫu
kết quả.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tg Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân
Nhi bài báo nghiên cứu “Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến
trong bối cảnh đại dịch covid-19” Khoa Xã hội học & Công tác xã hội,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
/>Bui_Quang_Dung,_Nguyen_Thi_Hoai_Phuong,_Truong_Thi_Xuan_Nhi__Nhung_kho_khan,_rao_cua_sinh_vien_doi_voi_viec_hoc_truc_tuyen_trong
_boi_canh_dich_benh_Covid_-19.pdf?
fbclid=IwAR3txwYMrB5b8aPERrfH7KZzlqdVMNViRR7iGm1J3MPXkeL

UkO1c8E_uq_o
2. Tg Phạm Thị Mai Vui, Nghiêm Hồng Vân, Nguyễn Hoàng Dường,
Phạm ngọc Thạch, bài báo nghiên cứu: “Học trực tuyến: Các yếu tố tác động
đến sự hài lòng của người đọc”, Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn, tập 7,
sô 1(2021)
/>3. Tg Hứa Văn Thành, Đinh văn Huệ, Trương Thị Thanh Trang, Trần
Duy Chung, bài báo nghiên cứu: “Giải pháp học on line trên hệ thống ELEARNING trong mùa đại dịch civid-19”
/>4. Tg Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Quỳnh Hương,Trần Minh Thành, bài báo
khoa học: “Yếu tố tác động tới sự hài lòng của giảng viên dạy trực tuyến
trong đại dịch Covid-19”, VNU Journal of Science: Education Research, Vol.
37, No. 1 (2021) 22-39
/>

5. Tg Doris U. Bolliger, Oksana Wasilik, báo cáo khoa học: “Factors
influencing faculty satisfaction with online teaching and learning in higher
education”
/>6. Tg Veli Batdı, Yunus Doğanb, Tarık Talanc, bài báo nghiên cứu:
“Effectiveness of online learning: a multi-complementary approach research
with responses from the COVID-19 pandemic period”
/>10.1080/10494820.2021.1954035?scroll=top&needAccess=true
7. Tg Sut Ieng Lei, Amy Siu Ian So, bài báo nghiên cứu: “Online
Teaching and Learning Experiences During the COVID-19 Pandemic – A
Comparison of Teacher and Student Perceptions”
/>8. Tg Karen Joy B. Talidong, Cathy Mae D. Toquero, bài báo nghiên
cứu: “Philippine Teachers’ Practices to Deal with Anxiety amid COVID-19”
/>9. Tg Longjun Zhou, Fangmei Li, bài báo nghiên cứu: “A Review of
the Largest Online Teaching in China for Elementary and Middle School
Students During the COVID-19 Pandemic”
/>10. Tg Vishal Dineshkumar Soni, bài báo nghiên cứu: “Global
Impact of E-learning during COVID 19”, Campbellsville University, Date

Written: June 18, 2020
/>11. Tg Jijun Yao, Jialong Rao, Tao Jiang, Changqian Xiong, bài báo
nghiên cứu: “What Role Should Teachers Play in Online Teaching during the
COVID-19 Pandemic? Evidence from China”
/>12. Tg Pravat Kumar Jena, bài báo nghiên cứu: “Impact of Pandemic
COVID-19 on Education in India”, Indira Gandhi National Open University
(IGNOU)
/>

13. Tg Longjun Zhou, Shanshan Wu, Ming Zhou, Fangmei Li, bài
báo nghiên cứu: “'School’s Out, But Class’ On', The Largest Online
Education in the World Today: Taking China’s Practical Exploration During
The COVID-19 Epidemic Prevention and Control As an Example”
/>


×