Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận xã hội học tôn giáo nhận diện hành vi tôn giáo của thanh niên công giáo hiện nay (nghiên cứu trên địa bàn tp hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.06 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch
sử xã hội loài người và đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của
xã hội. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người đã
có những bước phát triển vượt bậc về nhận thức, khả năng chinh phục tự
nhiên nhưng tôn giáo vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều tơn giáo, giáo phái mới
xuất hiện, tín đồ các tơn giáo tăng lên, hoạt động, nghi lễ tôn giáo diễn ra với
nhiều hình thức khác nhau. Việt Nam là quốc gia đa tơn giáo, có những tơn
giáo ngoại nhập và tơn giáo nội sinh. Hiện nay, số tín đồ các tơn giáo
chiếm khoảng ¼ dân số. Đồng bào tơn giáo là bộ phận quan trọng của khối
đại đoàn kết dân tộc. Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách tơn
trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tôn
giáo của công dân, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo pháp luật; đồn
kết đồng bào theo các tơn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không
theo tôn giáo; phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn
giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tiin đồ sống tốt đời, đẹp đạo,
tham gia đóng góp tích cực và cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Cũng như các tôn giáo khác, đạo Công giáo xem việc truyền đạo là sứ
mạng thiêng liêng và thường trực. Ngay từ sớm với lời thúc giục “Hãy đi
khắp trái đất và giảng phúc âm cho mọi người”, với các hoạt động truyền
giáo tích cực, đạo Cơng giáo từ một tơn giáo địa phương đã nhanh chóng
trở thành tơn giáo của Đế chế La Mã và từ tôn giáo của Đế chế La Mã đã
trở thành tôn giáo của Châu Âu, của thế giới. Q trình truyền bá Cơng giáo
vào Việt Nam bắt đầu từ các thập kỷ đầu của thế kỷ XVI (1533), song
thực tế phải đầu đầu thế kỷ XVII, hoạt động truyền bá mới được tổ chức
một cách có quy mô và đạt hiệu quả. Công giáo truyền vào Việt Nam, có
1



nhiều đóng góp tích cực cho văn hóa, xã hội của đất nước. Công giáo Việt
Nam là tôn giáo rất tích cực tham gia các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện
nhân đạo. Thời gian qua, cùng với các hoạt động tôn giáo, Giáo hội Công
giáo đẩy mạnh các hoạt động như thành lập các trường mẫu giáo, nhà trẻ; tổ
chức lớp học tình thương, bổ túc văn hố cho trẻ em cơ nhỡ, lang thang,
trẻ em nghèo thất học, trẻ em khuyết tật; lập quỹ khuyến học hỗ trợ, động
viên học sinh, sinh viên nghèo trao học bổng cho học sinh; mở phịng khám
nhân đạo, cơ sở ni dưỡng trẻ em nghèo, chăm sóc người già neo đơn,
khuyết tật, phong cùi, nạn nhân chất độc da cam, HIV-AIDS; làm đường liên
thôn, bắc cầu và làm cây nước cho bà con nghèo vùng sâu… đây là đóng góp
quan trọng của Công giáo vào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Cơng giáo Việt Nam có hơn 3.000 giáo xứ; tính đến đầu năm 2021 có
46 Giám mục, gần 6000 linh mục; khoảng 200 dòng tu, tu hội, tu đoàn với
hơn 31.000 nam nữ tu sĩ, trên 7 triệu tín đồ.
Thanh niên là lực lượng chủ chốt, có vai trò quan trọng trong sự phát
triển xã hội. Việt Nam là đất nước đa tơn giáo, số lượng tín đồ tơn giáo chiếm
gần 1/5 dân số, trong đó có thanh niên. Thanh niên tơn giáo có sự khác biệt
với nhóm thanh niên khơng theo tơn giáo ở chỗ bên cạnh việc tuân thủ chuẩn
mực xã hội còn phải thực hiện các chuẩn mực tơn giáo. Vì vậy hành vi tôn
giáo của thanh niên thường rất đa dạng giữa các nhóm và có tác động đáng kể
đến nhận thức và định hướng giá trị của họ. Cho đến nay, đã có khơng ít
nghiên cứu về vấn đề hoạt động tơn giáo và niềm tin tơn giáo hay về vai trị
và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên nhìn chung,
hành vi tơn giáo của thanh niên vẫn rất ít được đề cập và phân tích sâu trong
các nghiên cứu đã có về tơn giáo ở Việt Nam.
Từ những lý do xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã quyết định
lựa chọn đề Nhận diện hành vi tôn giáo của thanh niên công giáo hiện nay
(Nghiên cứu trên địa bàn TP.Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu.
2



2. Tổng quan tài liệu
Các tổng quan nghiên cứu về đề tài Nhận diện hành vi tôn giáo của
thanh niên công giáo hiện nay (Nghiên cứu trên địa bàn TP.Hà Nội) được
chia làm 2 nội dung chính:
✓ Nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tôn giáo và ảnh hưởng
của tôn giáo đến đạo đức lối sống
✓ Nghiên cứu về nghi lễ và phát triển cộng đồng Cơng giáo nói chung
2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tôn giáo và ảnh
hưởng của tôn giáo đến đạo đức lối sống.
Khảo sát xã hội học về tôn giáo lần đầu tiên được Viện Nghiên cứu
Tôn giáo thực hiện năm 1992 đến 1994 trên quy mơ tồn quốc. Kết quả
của cuộc khảo sát này được công bố trong cuốn Về tín ngưỡng, tơn giáo
Việt Nam hiện nay (Đặng Nghiêm Vạn, 1996) do Viện Nghiên cứu Tơn giáo
phát hành. Sau đó, cuốn sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở
Việt Nam do Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), xuất bản năm 1998 tập hợp
nhiều bài viết có giá trị về cả lý luận và thực tiễn tôn giáo Việt Nam. Bài viết
Bàn về tôn giáo của Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn sách này cho thấy niềm
tin tôn giáo của người Việt Nam thể hiện qua cuộc điều tra xã hội học tôn
giáo năm 1992-1994 là niềm tin mang tính đa dạng. Trung bình, một người
được hỏi tham gia vào từ 2 đến 3 hành vi tôn giáo khác nhau. Để củng cố
niềm tin tôn giáo, nghi thức thờ cúng, lễ thức, hành hương, kiêng cữ... đóng
một vai trị rất quan trọng. Tín đồ tơn giáo "hâm nóng" niềm tin tơn giáo của
mình qua các nghi thức khơng chỉ ở bản thân hành vi tơn giáo mà ở tính cộng
đồng của những ngƣời cùng nhu cầu tôn giáo.
Khảo sát xã hội học về tơn giáo trên phạm vi tồn quốc được Viện
Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành lần thứ 2 từ 1995 đến 1998. Cuốn Lý luận về
tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn (2001) là
3



một trong những cuốn sách đi sâu về thực trạng đời sống tôn giáo Việt
Nam trên cơ sở số liệu khảo sát của cuộc điều tra này. Diễn biến và tình
hình đời sống tơn giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử cho đến giai đoạn
đầu năm 2000 đã được tác giả mô tả sinh động, cung cấp cho người đọc nhiều
tƣ liệu hay về đời sống tôn giáo thời kỳ đầu đổi mới. Cuốn sách Đa dạng tôn
giáo và niềm tin tôn giáo tại Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Minh Ngọc
(2016) đi sâu vào mô tả đời sống tơn giáo Việt Nam, trong đó nhấn mạnh về
niềm tin tôn giáo trong bối cảnh đa dạng tôn giáo.
Nhóm nghiên cứu về vai trị và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời
sống xã hội Việt Nam hiện nay được nhiều tác giả bàn đến từ khía cạnh đạo
đức, nhận thức… Nhiều cơng trình đã chỉ ra những giá trị văn hóa, đạo đức,
lối sống của các tơn giáo phù hợp với giá trị của thời đại mới, cần thiết phải
được phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam hiện
nay. Nghiên cứu của Trần Ngọc Sơn (2012) đã nêu bật đƣợc ảnh hưởng của
đạo đức tơn giáo trong việc hình thành các chuẩn mực xã hội và quá trình
khắc phục sự suy giảm đạo đức xã hội. Cùng bàn về ảnh hƣởng của đạo
đức tôn giáo qua nghiên cứu trƣờng hợp, tác giả Trần Hồng Liên (2002) đã
phân tích ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đến đạo đức của cƣ dân thành
phố Hồ Chí Minh và cho rằng đạo đức tơn giáo đã góp phần vào việc ổn
định trật tự xã hội. Bài viết của Hoàng Thị Lan (2011) cho thấy việc phát huy
những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo phải đƣợc tiến
hành đồng thời với việc hạn chế dần các tác động tiêu cực của nó đối với xã
hội.
2.2 Nghiên cứu về nghi lễ và phát triển cộng đồng Cơng giáo nói
chung
Bài viết Nghi lễ, chuẩn mực, tính linh hoạt trong đời sống đạo của
vùng Công giáo Hố Nai, Đồng Nai

in trong sách


Sự biến đổi của tơn

giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đức Lộc, 2008). Bài viết
4


này quan tâm đến hệ giá trị trong nghi lễ của người Cơng giáo ở Hố Nam vì
đối với nhận thức của tín đồ ở đây thì trong đời sống tinh thần của họ đều tồn
tại song song hệ giáo trị Công giáo cũng như hệ giá trị về văn hóa truyền
thống Việt Nam.
Một nghiên cứu điền dã dân tộc học khác về Cơ cấu tổ chức cộng
đồng theo giáo xứ của người Việt công giáo di cư năm 1954 tại Nam Bộ
(Lộc, 2010). Nghiên cứu này chỉ ra rằng quá trình di cư vào miền Nam năm
1954 đã tạo điều kiện cho tồn bộ nhóm cư dân này tái hiện kết cấu cộng
đồng làng xã theo mơ hình Bắc Bộ. Song song với cơ cấu tổ chức làng xã thì
nhóm di cư Cơng giáo cũng lập ra một cơ cấu để vận hành trong giáo xứ
được gọi tên là Hội Đồng Giáo xứ đứng đầu với nhóm tinh hoa gồm cha
xứ và một số người được giáo dân tín nhiệm bầu lên. Nói chung, nghiên cứu
chỉ muốn làm rõ cơ cấu tổ chức cộng đồng trong Giáo xứ của người Việt
Công giáo di cư được điều hành từ trên xuống và cùng với các nhóm hội
đồn khác nhau để vận hành giáo xứ. Tóm lại, mơ hình tổ chức các cộng
đồng Công giáo của người Bắc di cư hiện nay tại Nam Bộ là biểu hiện sự
thích nghi, vay mượn các đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt vào
cơ cấu tổ chức tôn giáo của Giáo Hội Việt Nam.
Nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng Công
giáo người Việt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trần Hữu Hợp, 2004) bàn
về việc hình thành và phát triển cộng đồng Công giáo người Việt theo tiến
trình lịch sử. Nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân ở đây đều là những
người di cư Công giáo ở các vùng ngoài đến khẩn hoang và khai thác vùng

đất Nam Bộ. Lý do họ di cư là để trốn lính, thử vận may mới, khơng có
khả năng chi trả thuế, tránh thiên tai, nạn đón và tránh các chỉ dụ cấm đạo
thường được thi hành cách gắt gao,
Trong luận văn thạc sĩ Triết học của Dương Văn Biên (2011)
thuộc trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQGHN, đề tài Tổ
5


chức xứ, họ đạo Công giáo ở Hà Nội từ sau Cơng Đồng Vaticano II (1962
- 1965) đến nay có đề cập hầu hết đến việc tổ chức xứ đạo và một phần rất
nhỏ đề cập đến niềm tin và thực hành nghi lễ bằng cách phân tích trên dữ liệu
sẵn có của các Giáo xứ thuộc địa bàn Hà Nội. Đề tài nêu lên niềm tin chủ đạo
của giáo dân theo kết quả điều tra xã hội học cũ thì hầu hết người tín hữu
tin vào Chúa Ba Ngơi, tin vào thiên đàng, địa ngục, tội tổ tông, ngày tận thế,
phép lạ... Nghiên cứu cũng liệt kê được một số nghi lễ Công giáo như: lễ
Chủ Nhật, lễ rửa tội, xưng tội, Chầu Mình Thánh, lễ mồ (lễ an táng cho
người đã qua đời), các lễ trọng theo năm Phụng Vụ, lễ quan thày, lễ hôn
phối, lễ mai táng...từ thời điểm trước Công Đồng Vaticano mà chưa đi sâu
vào nội dung từng nghi lễ cũng như chưa lý giải được nguyên nhân, động cơ
của việc tin theo và thực hành nghi lễ này.
Một bài viết khác trên báo công giáo dân tộc nói về giáo xứ Thái Hịa
thuộc giáo phận Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. Giáo xứ chỉ có khoảng 40 gia
đình Cơng giáo gốc cịn hầu hết là những người di dân. Vì giáo xứ nằm giữa
hai khu công nghiệp Hố Nai và Sông mây nên giáo dân ở đây tồn là cơng
nhân. Nhìn thấy được nhu cầu của những người xa quê nên Giáo xứ đã tổ
chức bữa ăn Tất Niên vào ngày 28 Tết cho những anh chị em xa q khơng
có điều kiện về thăm quê, tổ chức phát học bổng cho những em nghèo cũng
như thăm hỏi các gia đình nghèo, tạo những giải thi đấu thể thao cho những
người trẻ Công giáo cũng như ngồi Cơng giáo với mục đích vừa tạo sân
chơi, vừa rèn luyện sức khỏe.

Bài viết Nhận diện hành vi tôn giáo của thanh niên phật giáo và công
giáo hiện nay (Qua khảo sát tại Hà Nội và Ninh Bình), đăng tải trên Tạp chí
Xã hội học ( số 4/2017) của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, bài viết đề cập
đến những hành vi tôn giáo của các thanh niên trong độ tuổi từ 15-29.Kết quả
khảo sát cho thấy, đa số thanh niên Công giáo tham gia lễ tại nhà thờ vào
chủ nhật hàng tuần, nhưng tỷ lệ thanh niên Phật giáo lễ chùa hàng tháng vào

6


ngày rằm, mùng một khơng cao. Mục đích đi lễ của thanh niên Phật giáo có
sự thay đổi hướng đến mục đích nhập thế thay vì xuất thế. Hành vi đi lễ của
các nhóm thanh niên có sự khác biệt theo giới tính, tình trạng hơn nhân.
Trong gia đình, thanh niên Công giáo và Phật giáo thực hiện nhiều hành vi
tôn giáo như đọc kinh, xưng tội, sám hối hay các hoạt động thờ cúng tổ tiên.
Đa số đều khẳng định họ mở rộng mạng xã hội qua tham gia sinh hoạt tơn
giáo, đồng thời thu được lợi ích từ việc mở rộng quan hệ này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu này hướng tới làm sáng tỏ, nhận diện hành vi tham gia tôn
giáo của những thanh niên người Cơng giáo, từ đó làm rõ đặc trưng thực
hành nghi lễ của người công giáo. Nghiên cứu đưa ra sự khác biệt về hành vi
tham gia lễ nghi giữa các nhóm thanh niên khác nhau; tần suất, mức độ, địa
điểm thực thi nghi lễ của thanh niên trên địa bàn Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:


Mơ tả những đặc điểm của thanh niên Cơng giáo trong độ tuổi từ

15-29 trên địa bàn TP. Hà Nội



Tìm hiểu niềm tin tôn giáo của thanh niên Công giáo trên địa bàn Hà



Phân tích sự tham gia thực hành các nghi lễ tơn giáo của thanh niên

Nội

Cơng giáo..


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia hoạt động tôn

giáo của thanh niên Công giáo trên địa bàn TP.Hà Nội.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hành vi tôn giáo của thanh niên Công giáo hiện nay
7


4.2 Khách thể nghiên cứu
Thanh niên Công giáo trong độ tuổi từ 15-29
4.3 Phạm vi nghiễn cứu
Nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu thanh niên người Công
giáo gồm những người đang sinh sống, học tập và làm việc trong độ tuổi từ
15-29 tuổi trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận:

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận
của Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng như Hệ thống các quan điểm của
Đảng, chính sách nhà nước.
5.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học:
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thơng tin như mục
nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu được thực hiện giữa phương pháp nghiên
cứu định lượng, định tính và phân tích tài liệu:


Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp Anket (điều tra

bằng bảng hỏi) nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về hành vi tôn giáo
của thanh niên Công giáo trong độ tuổi từ 15-29 đang sinh sống, học tập, làm
việc trên địa bàn TP. Hà Nội


Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối

với thanh niên. Với phương pháp này kết quả nghiên cứu sẽ được minh
chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket.


Phương pháp phân tích tài liệu:



Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được đăng

tải, công bố trên các phương tiện truyền thơng đại chúng có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.

8




Việc phân tích tài liệu giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về vấn đề

nghiên cứu, cụ thể là những đánh giá, quan điểm của các bạn thanh niên
Công giáo trong độ tuổi từ 15-29, đang học tập, sinh sống và làm việc tại
TP.Hà Nội. Ngồi ra, q trình này cịn giúp nhóm nghiên cứu so sánh
những kết quả phát hiện từ khảo sát với các kết quả được tìm thấy trong tài
liệu.


Q trình phân tích tài liệu giúp cho nhóm nghiên cứu đưa ra được

kết luận một cách khách quan và có hệ thống những đặc trưng của tài liệu
với mục đích nghiên cứu của đề tài.
5.3 Phương pháp chọn mẫu:


Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

+ Tổng số bảng hỏi được phát ra là 400 bảng hỏi.
+Thời đểm phát phiếu trưng cầu là vào các ngày lễ Chủ Nhật tại
các giáo xứ, nhà thờ lớn trên địa bàn TP. Hà Nội
• Đối với mẫu phỏng vấn sâu: Thực hiện 20 phỏng vấn sâu, trong đó
có 10 nam thanh niên và 10 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 15-29
5.4 Phương pháp xử lý thơng tin:



Thơng tin định lượng được xử lý bằng phần mềm dữ liệu định

lượng IBM SPSS statistics 20.


Thơng tin định tính được mã hóa, xử lý, phân tích bằng phần mềm

Nvivo 8.0.
6. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Đặc điểm của nhóm thanh niên Công giáo?
Câu hỏi 2: Đặc điểm hành vi tôn giáo cũng như thực thi nghi lễ tôn
giáo của thanh niên Công giáo trên địa bàn TP. Hà Nội
Câu hỏi 3: Những yếu tố tác động đến hành vi tôn giáo của thanh niên?
9


Câu hỏi 4: Niềm tin và sự thực hành các nghi lễ Công giáo của thanh
niên như thế nào.
7. Giả thuyết nghiên cứu


Đa số thanh niên Cơng giáo đã từng tham gia vào các hành vi tơn

giáo cơ bản


Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong hành vi tôn giáo




Thanh niên Cơng giáo đa số đề thực hiện quy định đi lễ ngày chủ nhật



Thanh niên Cơng giáo giữ đúng lối sống đại thông qua hành vi tụng

kinh cầu nguyện tại nhà hàng ngày.


Các hoạt động tơn giáo giúp Thanh niên gia tăng các mối quan hệ xã

hội
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1 Về mặt lý luận:
Nghiên cứu của nhóm có đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như
phương pháp nghiên cứu xã hội học tôn giáo ở Việt Nam, trên cơ sở vận dụng
những lý thuyết xã hội học tôn giáo kinh điển kết hợp với các lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu xã hội học hiện đại. Nghiên cứu sẽ góp phần vào
việc làm sáng tỏ cách thức vận dụng lý thuyết xã hội học phương Tây trong
nghiên cứu tôn giáo Việt Nam. Đồng thời góp phần nhỏ vào sự phát triển của
môn xã hội học tôn giáo ở Việt Nam.
8.2 Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu hành vi tôn giáo của thanh niên Công giáo đang sinh sống,
học tập và làm việc trên địa bàn TP. Hà Nội mang ý nghĩa thực tiễn hết sức
sâu sắc. Đề tài được thực hiện với mong muốn đem lại một bức tranh cụ
thể hơn về hoạt động tôn giáo. Kết quả nghiên cứu đóng góp mọt phần khơng
nhỏ trong việc xem xét mức độ hành vi tham gia hoạt động tôn giáo của
10



thanh niên Công giáo và chỉ ra mối liên hệ cụ thể giữa việc thực hành nghi lễ
tôn giáo với yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội khác.
9. Dự kiến kết cấu đề tài, thời gian biểu
9.1 Dự kiến kết cấu đề tài
Đề tài dự kiến sẽ có những tiểu mục chính sau đây:
➢ Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Phần này tác giá sẽ
thực hiện khái niệm công cụ và đưa ra các lý khuyết áp dụng. Bên cạnh
đó cũng đề cập cụ thể đến nội dung các hành vi tôn giáo của người Công
giáo và địa bàn nghiên cứu.
➢ Chương 2- Đặc điểm và niềm tin tôn giáo của thanh niên Công giáo
tại Hà Nội: Chương 2 sẽ chỉ ra các đặc điểm nhân khẩu học của thanh niên
Công giáo; đánh giá mức độ cần thiết của các hành vi tôn giáo, thực hành
nghi lễ trong Công giáo; địa điểm tham gia các hành vi tôn giáo; tần suất
thực hành nghi lễ, hành vi tôn giáo và các tác động đến hành vi này.
➢ Chương 3: Kết luận và khuyến nghị: Ở chương cuối này, tác giả sẽ
đưa ra kết luận cũng như các khuyết nghị, góp phần cho các nghiên cứu về đề
tài tơn giáo nói chung và hành vi tơn giáo của Cơng giáo nói riêng.
9.2 Thời gian thu thập mẫu
Tác giả và nhóm cộng tác sẽ thực hiện khảo sát thử với 10 mẫu anket
và 2 mẫu hỏi để chỉnh sửa lại bảng hỏi cho chính xác hơn. Chủ nhật tiếp
theo đó, vào trước mỗi giờ lễ, tác giả đến nhà thờ xin cha phụ trách của
mỗi giờ lễ rao trên nhà thờ để ai có thể có thời gian hơn thì giúp ở lại trả lời
phiết. Dự kiến, có từ 40 đến 60 tín đồ sẽ ở lại sau mỗi buổi lễ. Tác giả sẽ lấy
phiết trong vòng 10 tuần, tại 10 nhà thờ, giáo xứ khác nhau trên địa bàn thành
phố Hà Nội.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quang Hà, 2002, Xã hội học tôn giáo. NXB Đại Học Quốc Gia,
Hà Nội.
2. Lê Thanh Hà, Giáo trình tơn giáo học
3. Nguyễn Hồng Dương, 1995. Đời sống đạo đức của người dân theo
đạo Công giáo ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Xã
hội học số 1.
4. Lê Thanh Hà. Tơn giáo và những hình thức tơn giáo trong đời sống
hiện đại từ cách tiếp cận xã hội học. Tạp chí Xã hội học, số 3.
5. Luật dự lễ ngày Chủ nhật cùng các ngày lễ buộc, báo công giáo 24h.
6. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên). 1996. Về tín ngưỡng, tôn giáo Việt
Nam hiện nay. Nxb Khoa học xã hội,
7. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên). 1998. Những vấn đề lý luận và thực
tiễn tôn giáo ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội.
8. Đặng Nghiêm Vạn. 2001. Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo
ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia.
9. Đỗ Cơng Định. 2011. Tơn giáo trong đời sống tinh thần và xã hội
Việt Nam hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 5.
10.Hồng Thị Lan. 2011. Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa đạo
đức của tơn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên
cứu Tơn giáo, số 4/2011.
11.Nguyễn Tài Thư (chủ biên). 1997. Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng
và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

12


12.Nguyễn Thị Minh Ngọc. 2016. Báo cáo tổng quan Đề tài Vai trị
của niềm tin tơn giáo trong việc xây dựng niềm tin xã hội hiện nay. Viện Xã

hội học, 2014-2016.

13


13.Nguyễn Thị Minh Ngọc. 2016. Đa dạng tôn giáo và niềm tin tôn
giáo tại Việt Nam hiện nay. Nxb Phương Đông.
14.Trần Hồng Liên. 2002. Đôi nét về đạo đức tôn giáo và ảnh hưởng
của nó đối với cư dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu
Tơn giáo, số 2.
15.Trần Ngọc Sơn. 2012. Đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo những
điểm tương đồng và khác biệt. Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 12.
16. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nhận diện hành vi tôn giáo của thanh
niên phật giáo và công giáo hiện nay (Qua khảo sát tại Hà Nội và Ninh
Bình), Tạp chí Xã Hội học, số 4(2017).

14



×