MỞ ĐẦU
Trong những năm 40 của thế kỷ 19, dưới sự tác động của Cách mạng
Công nghiệp, Chủ nghĩa tư bản đã có sự phát triển quan trọng làm bộc lộ bản
chất và những mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển quan trọng ở đây đó là chủ nghĩa tư bản hình thành chưa đầy 1
thế kỉ nhưng nó đã tạo ra một khối lượng lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất
cả các xã hội trước cộng lại. Chính sự phát triển rất nhanh của lực lượng sản
xuất đã tác động tới phương thức sản xuất dẫn tới mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất mang tính Xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên
chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các cuộc khủng hoảng là minh
chứng cho sự mất cân bằng cung và cầu trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu
thì dẫn tới khủng hồng thừa, sau khủng hoảng thừa thì người ta lại hạn chế
sản xuất, thu hẹp quy mô sản xuất dẫn tới cung nhỏ hơn cầu và dẫn tới khủng
hoảng thiếu. Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra giai cấp vô
sản, là những người trực tiếp vận hành trong các dây chuyền sản xuất và cũng
là người đại diện cho lực lượng sản xuất. Đến thời điểm này, giai cấp công
nhân đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển của
giai cấp công nhân cũng đã hình thành nên những mâu thuẫn của giai cấp
cơng nhân với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này không chỉ thể hiện một cách
đơn thuần như trước mà đã biểu hiện một cách gay gắt và những mâu thuẫn
này là những mâu thuẫn đối kháng khơng thể điều hịa được.
Đặt ra yêu cầu cho các nhà khoa học nghiên cứu thực tiễn để khái quát
thành lý luận. Từ đó, Mác và Ăngghen trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về
kinh tế, sự phát triển của phong trào công nhân đã tạo ra những điều kiện
khách quan để cho ra đời Chủ nghĩa xã hội khoa học.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Những quy luật hình thành và phát triển của hình thái kinh tế- xã hội
cộng sản chủ nghĩa không chỉ là đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội
khoa học mà cịn của nhiều mơn học khác.
Chủ nghĩa xã hội khoa học còn luận giải một cách khoa học về phương
hướng và các nguyên tắc chủ yếu của chiến lược và sách lược của giai cấp
cơng nhân và Đảng tiên phong của nó trong các giai đoạn đấu tranh vì chủ
nghĩa cộng sản, về con đường và các hình thức đấu tranh của giai cấp công
nhân và của cách mạng xã hội chủ nghĩa, về vai trị, ngun tắc tổ chức và
hình thức thích hợp của chun chính vơ sản, về những tiền đề và điều kiện
của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về
những quy luật, bước đi và các hình thức, phương pháp của việc tổ chức xã
hội theo hướng xã hội chủ nghĩa, về các mối quan hệ gắn bó với phong trào
giải phóng dân tộc, các phong trào dân chủ và phong trào xã hội chủ nghĩa
trong quá trình cách mạng thế giới. Một nhiệm vụ quan trọng khác của chủ
nghĩa xã hội khoa học là phê phán và ngăn chặn những trào lưu tư tưởng
chống cộng và chống chủ nghĩa xã hội, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa
Mác - Lênin và những thành quả cách mạng.
Ph. Ăngghen đã nêu một cách cô đọng nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội
khoa học như sau:" Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại. Nghiên cứu những điều kiện lịch sử
và do đó, nghiên cứu chính ngay bản chất của sự biến đổi ấy, và bằng cách ấy
làm cho giai cấp hiện nay đang bị áp bức và có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp
ấy hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ- đó
2
là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thể hiện về mặt lý luận của
phong trào vô sản".
Từ những nội dung trình bày trên đây, có thể nêu lên một cách khái
quát đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ yếu là: Các
quy luật và tỉnh quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành
và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc
cơ bản, những điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa xã hội khoa học do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, được
V.I. Lênin tiếp tục phát triển trong điều kiện lịch sử mới của thời kỳ đế quốc
chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. V.I.
Lênin đã phát triển lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về chiến lược,
sách lược chính trị của phong trào cộng sản, về các quy luật cơ bản và các con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện những quy luật phổ biến là điều bắt buộc đối với công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, song sự vận dụng những quy luật ấy phải phù hợp
với điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Nhiệm vụ của Đảng mácxít - lêninnít là tn theo những quy luật phổ
biến của cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, song phải biết cân nhắc những
đặc điểm vốn có của từng quốc gia dân tộc, xác định những hình thức,
phương pháp và bước đi phù hợp, hiệu quả để tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản.
2.PHƯƠNG PHÁP CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội
khoa học dựa vào phương pháp luận triết học mácxít là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp chung để luận giải
3
quá trình hình thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa, những quy luật chính trị - xã hội của cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Song, để xây dựng hệ thống lý luận của mình, chủ nghĩa xã hội khoa
học vừa phải vận dụng phương pháp luận chung một cách phù hợp vừa phải
sử dụng một cách tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Phương pháp kết hợp lịch sử, logic.
Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tư tưởng của quá khứ và
những giá trị mới của thời đại. Cùng với việc kế thừa những di sản của các
nhà tư tưởng tiền bối C. Mác và Ph. Lênin lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Nga, không những kế thừa, bảo vệ phát triển tư tưởng của
C. Mác và Ph. Ăngghen, mà còn nhắc nhở những người cộng sản rằng muốn
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải biết làm giàu trí tuệ của mình
bằng cả kho tàng kiến thức của nhân loại.
Chủ nghĩa xã hội không xuất phát từ mơ ước, nảy sinh một cách "hư
vơ" từ đầu óc con người mà chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ yêu cầu của thực
tế đời sống, từ những thành quả tích cực của thực tiễn quá trình phát triển
nhân loại. Giữa mối liên hệ khách quan, giữa cái cũ và cái mới theo quy luật
biện chứng phủ định của phủ định, nghĩa là không bác bỏ hoàn toàn cái cũ mà
bảo tồn và phát triển hơn nữa cái hợp lý, cái tiến bộ đã đạt được trong giai
đoạn trước, khơng như thế thì khơng thể có sự vận động tiến lên trong thực
tiễn cũng như trong tư duy. Vừa qua, bên cạnh những thành tựu to lớn không
thể phủ nhận được, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã phạm khơng ít sai lầm
khuyết điểm liên quan đến mặt này.
Khi chủ nghĩa xã hội ở vào thời kỳ cao trào đã chối bỏ một cách cực
đoan những giá trị tích cực của chủ nghĩa tư bản, khơng biết tiếp thu những
thành tựu của cách mạng khoa học và cơng nghệ mới. Sai lầm đó đã đưa cơng
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đến chỗ trì trệ, ngày càng bị các nước tư bản
4
chủ nghĩa bỏ xa về trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Ngược lại, khi chủ
nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng, tiến hành "cải tổ", lại phủ định chính
mình, bơi đen q khứ, đi tìm giải pháp ở ngoài những nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa xã hội. Những sai lầm ấy đã làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, làm mất lòng tin của quần chúng, gây mất ổn định về chính trị, tạo
ra cơ hội tốt cho các lực lượng thù địch bên trong và bên ngồi chống phá chủ
nghĩa xã hội.
Vì vậy, kế thừa một cách đúng đắn những giá trị của quá khứ, tiếp thu
có chọn lọc những giá trị thời đại là phương pháp quan trọng đối với chủ
nghĩa xã hội khoa học hiện nay. Kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể
khác để nghiên cứu xã hội, đặc biệt là phát hiện và tổng kết những vấn đề
chính trị - thực tiễn, góp phần phát triển lý luận. Phương pháp này cịn có
cách làm giàu trí tuệ của những người nghiên cứu bằng kiến thức phong phú
trong đời sống thực tế của xã hội. Đối với chủ nghĩa xã hội khoa học ngày
nay, một vấn đề cấp bách là phải triển khai nhiều cơng trình tổng kết thực tiễn
gắn với nghiên cứu lý luận để phát triển lý luận làm cho chủ nghĩa xã hội
khoa học phản ánh đúng thực trạng và xu thế của xã hội, của đất nước, của
loài người, soi sáng con đường đi lên của cách mạng.
Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành và phát triển trong mối liên hệ
chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và đấu tranh của phong trào công nhân, của
nhân dân lao động; đồng thời đấu tranh quyết liệt với những tư tưởng và hoạt
động thù địch dưới nhiều màu sắc.
Những tấm gương ấy của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
đến nay vẫn mang tính thời sự. Để lấy lại sức sống của phong trào, phải nắm
vững những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, vận dụng và phát triển
nó một cách linh hoạt, sáng tạo trong suốt quá trình đấu tranh trên mọi lĩnh
vực, nhất là lĩnh vực chính trị - thực tiễn, lĩnh vực đấu tranh tư tưởng vô cùng
phức tạp hiện nay. Đặc biệt là phải đấu tranh chống các quan điểm "phi chính
5
trị hoá", "phi ý thức hệ" là những quan điểm cực kỳ tác hại cho quá trình bảo
vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC
Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ
nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là
một thành tích chủ nghĩa Mác - Lenin.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Mác
và Ph.Ăngghen là những người cơng nhân sẽ xố bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa,
xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân
lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu,
xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Ph.Ăngghen phát biểu rằng: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới
ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vơ sản hiện đại”
Sau Lênin cũng phát biểu rằng: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của
Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là
người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp
gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính
cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp cơng nhân, đại biểu cho sự tiến bộ
của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một
phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại,
được rèn luyện trong nền sản xuất cơng nghiệp tiến bộ, đồn kết và tổ chức lại
6
thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột
nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản
chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư
bản chủ nghĩa.
Địa vị kinh tế - xã hội khách quan tạo cho họ khả năng làm việc đó, tức
là khả năng đồn kết thống nhất giai cấp và khả năng đi đầu trong cuộc đấu
tranh.
7
KẾT LUẬN
Thông qua việc được học môn Chủ nghĩa xã hội khoa học em đã đúc
kết ra cho mình nhiều bài học bổ ích khi đang cịn là một sinh viên, mỗi người
khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là
cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp
đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó khơng chỉ giúp cho chúng ta
được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Đồng thời em xin thay mặt lớp Văn hoá phát triển K40 gửi lời cảm ơn đến
giảng viên Nghiêm Sỹ Liêm đã mang đến cho lớp nhiều giờ học bổ ích và
những kiến thức mới mẻ về môn học này.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
2.Thư viện Pháp luật
3.Tạp chí Cộng Sản
4.Báo Cơng đồn
9