Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tl xhh chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.35 KB, 43 trang )

Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ cơ bản, tồn tại khách quan
trong mọi xã hội có phân chia giai cấp và được tổ chức thành nhà nước, có
mối quan hệ mật thiết với quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
giữa cái khách quan và cái chủ quan giữa cái tất yếu và cái có thể Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, kinh tế là yếu tố cốt lõi của cơ sở hạ tầng, cịn
chính trị là yếu tố cốt lõi của kiến trúc thượng tầng. Bởi vậy, mỗi quan hệ
giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thực chất là mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị. Nói cách khác, quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc
thượng tầng được thể hiện cô đọng nhất, tập trung nhất trong quan hệ giữa
kinh tế. và chính trị, trong đó kinh tế suy đến cùng quyết định chính trị; ngược
lại, chính trị định hướng cho quá trình phát triển kinh tế và điều chỉnh các
quan hệ kinh tế. Kinh tế phát triển là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho ổn định
chính trị- xã hội và sự ổn định chính trị- xã hội là tiền đề, điều kiện để thúc
đẩy phát triển kinh tế. Nhận thức đúng và giải quyết thành cơng quan hệ giữa
kinh tế và chính trị (nhấn mạnh mặt khách quan của vấn đề), giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị (nhấn mạnh mặt chủ quan của vấn đề) là vấn đề
có ý nghĩa quyết định chiều hướng, nội dung, nhịp độ, hiệu quả và mức độ
bền vững của sự phát triển. Xuất phát từ nhận thức và tư duy đổi mới, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã từng bước vận dụng đúng đắn và giải quyết sáng tạo
quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong q trình đổi mới, nhờ đó cách mạng
nước ta đã thu được những thành tựu to lớn đất nước ra khỏi tình trạng khủng
hoảng kinh tế xã hội bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức và hội nhập sâu, rộng vào đời sống quốc tế.
Ngay từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước; đồng thời nhấn mạnh đổi mới phải có bước đi và cách làm
thích hợp. Tổng kết 5 năm đầu đổi mới 1986-1991, Đại hội VII của Đảng đã
rút ra những bài học kinh nghiệm: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để,
1



nhưng phải có bước đi, hình và cách làm phù hợp... Về quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế... Đồng
thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt
động của HTCT..., việc đổi mới HTCT nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu
và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn
đến sự rối loạn. Nhưng khơng vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới HTCT,
nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và
các đoàn thể nhân dân”. Đến Đại hội VIII, trên cơ sở tổng kết 10 năm đổi
mới. Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm: kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng
thời từng bước đổi mới chính trị. Tổng kết 20 năm đổi mới, với bản lĩnh từng
trải và sự trưởng thành trong nhận thức và tư duy, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X đã khẳng định: đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình
thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động
thực tiễn, từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực lửa đời sống
xã hội. Thực hiện nguyên tắc gắn phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng
Đảng là then chốt với phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, Đại
hội X của Đảng đã khẳng định quyết tâm sớm đưa đất nước thốt khỏi tình
trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chủ
trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế tham gia tích cực và chủ động vào q
trình tồn cầu hóa, đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO, chúng ta cần phải đổi
mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế và chính trị để phù hợp với những chuẩn
mực chung của thế giới, đồng thời giữ vững được định hướng XHCN. Trên
thế giới và khu vực, nhiều nước đã giải quyết khả tối vẫn đề quan hệ giữa
kinh tế và chính trị, nhờ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Những thành
công và cả những thất bại trong giải quyết vấn đề này ở một số nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước Đông Á, Đông Nam Á và Trung Quốc, là những bài
học chúng ta có thể kế thừa.

2


Tuy nhiên cho đến nay, công bằng mà đánh giá, chúng ta vẫn chưa
nhận thức thấu đáo và có hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác Call
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính làm rõ về mặt
lý luận quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong điều kiện cụ
thể ở Việt Nam. Còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau xoay quanh vấn đề
quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Có ý kiến cho rằng, KTTT và CNXH không
thể dung hợp, tương ứng với nền kinh tế có nhiều thành phần phải là nền
chính trị đa nguyên. Có ý kiến quá đề cao KTTT, coi đó là “liều thuốc vạn
năng” có thể giải quyết được mọi vấn đề chính trị - xã hội, khơng đánh giá
đúng vai trị lãnh đạo, định hướng của chính trị (vai trò của Đảng) trong giải
quyết các vấn đề kinh tế. Loại ý kiến khác lại quá đề cao vai trị của chính trị
trọng giải quyết các vấn đề kinh tế, tách rời chính trị khỏi kinh tế, tuyệt đối
hố sức mạnh của các quyết sách chính ty làm cho nó mất cơ sở khách quan
trên nền tảng kinh tế. Vì vậy, có tình trạng ở nơi này, nơi khác, lúc này, lúc
khác muốn đẩy nhanh quá trình tự do hóa kinh tế hoặc gia tăng sự can thiệp
của chính trị vào kinh tế, làm cho hai quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị bị tách rời nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau gây ra hậu quả xấu
cho cả kinh tế lẫn chính trị. Ở nước ta hiện nay khơng khó để nhận ra một
thực tế: kinh tế đổi mới nhanh hơn chính trị, các yếu tố của KTTT phát triển
mạnh mẽ và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trong khi đó, đổi mới chính
trị cịn tồn tại khá nhiều vấn đề chưa phù hợp, thậm chí cịn bất cập so với đổi
mới kinh tế, đặc biệt là hệ thống pháp luật. Do vậy, có lúc chính trị cản trở
kinh tế và làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực (tham nhũng, quan liêu). Một số
cải cách chính trị chưa theo kịp tốc độ phát triển của KTTT. Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: Bên cạnh những thành tựu to lớn, cho đến nay
nước ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển. Các lĩnh vực văn hóa, xã
hội, xây dựng HTCT, còn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được một số

vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta, đặc biệt là trong
việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát
3


triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định và phát triển; giữa độc
lập tự chủ chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc nghiên
cứu để làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện năm: tổng kết những thành
công, chỉ rõ những mâu thuẫn, cản trở để rút ra bài học kinh nghiệm và đề
xuất những giải pháp hữu hiệu trong giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và
chính trị là vấn đề cấp bách, là địi của chính cơng cuộc đổi mới vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề quan hệ giữa kinh tế và chính trị nói chung, quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam nói riêng là một trong những vấn
đề lớn, phức tạp, nhạy cảm nhưng vô cùng quan trọng thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà chính trị, nhà khoa học. Cho đến nay, đã có khá
nhiều cơng trình liên quan đến vấn đề này. Có thể chia thành bốn nhóm như
sau: Nhóm thứ nhất: Các tác phẩm của C.Mác, Ph.ăngghen, V.Lênin, Hồ Chí
Minh và các văn kiện của Đảng ta về quan hệ giữa kinh tế và chính trị - Thứ
nhất, chủ nghĩa Mác- Lênin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị Trong các tác
phẩm của mình, các nhà kinh điển làm rõ phạm trù kinh tế, phạm trù chính trị,
quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế giữ vai trị
quyết định; chính trị tác động trở lại bằng cách lãnh đạo, định hướng, tạo
động lực cho phát triển kinh tế. Kinh tế là cơ sở của đời sống xã hội; sản xuất
vật chất là cơ sở của nhà nước, pháp quyền và ý thức xã hội; sở hữu tư nhân
là cơ sở của xã hội đối kháng giai cấp; sở hữu xã hội là cơ sở của xã hội
XHCN. Các nhà kinh điển cũng phân tích bản chất của chính trị, cấu trúc

chính trị; nhà nước với tư cách là hạt nhân của thượng tầng kiến trúc. Khi
phân tích quan hệ biện chứng giữa kinh tế với chính trị, chủ nghĩa Mác- Lênin
khẳng định, quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ biện chứng, chi phối
các quan hệ khác trong đời sống xã hội. quyết định suy đến cùng của kinh tế
4


đối với chính thể hiện vai trị của cơ sở kinh tế, nguyên nhân, điều kiện và các
quan hệ giữa kinh tế đối với các hiện tượng chính trị. Vai trị tích cực của
chính trị đối với kinh tế thể hiện tập trung nhất vai trò của kiến trúc thượng
tầng đối với cơ sở hạ tầng; vai trò của đảng chính trị đối với đời sống xã hội...
Những nội dung trên được phản ánh trong các tác phẩm: C.Mác và
Ph.Ăngghen Toàn tập: T.1, 2, 3, 4, 6, 7, 11, 13, 14, 16, 17, 19, 20, 21, 23, 24,
25, 26, 35, 36, 39, 41, 42, 46 (trong đó, tiêu biểu là các cơng trình Tun ngơn
của Đảng cộng sản, Tư bản, Phê phán cương lĩnh Göta, Chống Đuyrinh,
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước...); VI Lênin
Toàn tập: T. 1, 2, 3, 11, 16, 33, 35, 36, 39, 42, 43, 44, 45 (trong đó tiêu biểu là
các cơng trình: Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xơ viết; Kinh tế
chính trị trong thời đại chun chính vơ sản, Thà it mà tốt...). kinh tế và chính
trị - Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về quan hệ
giữa kinh tế và chính trị
Khi xét quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định tính chất quyết định của kinh tế đối với chế độ chính trị, đồng thời đánh
giá cao sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Vấn đề kinh tế, chính
trị, quan hệ giữa kinh tế và chính trị được Người đề cập đến trong nhiều tác
phẩm của mình: Hồ Chí Minh Tồn tập: T.1, 2, 4, 5, 6, 7, 10, 11, trong đó tiêu
biểu là các tác phẩm: Đường cách mệnh, Đời sống mới, Thường thức chính
trị, Dân vận, Sửa đổi lối làm việc... Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về quan hệ giữa kinh tế và chính trị được cụ thể hố trong các văn kiện của
Đảng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới - từ năm 1986 đến nay. Nhận thức về quan

hệ giữa kinh tế và chính trị được phát triển, sáng tỏ hơn qua các kỳ Đại hội,
các hội (nghị trung ương: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
VII, VIII, IX, X; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương
khóa VI, Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khóa VII, Nghị quyết Trung ương 5
khóa IX, Nghị quyết Trung ương 6 khóa X... Trong đó, quan hệ giữa đổi mới
5


kinh tế với đổi mới chính trị được khắc họa cụ thể nhất trong Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ VIII. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau gần 25 năm
đổi mới chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong giải quyết quan hệ
cốt yếu này. - Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị nhiều cơng
trình phân tích quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về quan hệ giữa kinh tế
và chính qua thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga và Việt Nam. Tiêu biểu
là các cơng trình của Nguyễn Ngọc Cường (2006): Lý luận học thuyết kinh
tế- xã hội của Mác - phương pháp tiếp cận khoa học cho việc định hướng phát
triển ở nước ta, Trần Kim Cúc (2006): Tư tưởng của C.Mác về vai trò của nhà
nước đối với sự phát triển kinh tế và thực tế hiện nay ở nước ta... Các cơng
trình này trình bày tư tưởng của C.Mác về vai trò của nhà nước đối với sự
phát triển kinh tế, cho rằng, mọi chính quyền nhà nước đều là phương tiện
chính trị phục vụ lợi ích kinh tế của giai cấp cầm quyền. Một số cơng trình đã
đi sâu phân tích vai trị của Nhà nước ta hiện nay đối với phát triển kinh tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị được phân tích
trong các cơng trình: Ngơ Văn Minh (2006): Quan niệm của Hồ Chí Minh về
những trở lực trong q trình xây dựng CNXH ở Việt Nam; Trần Sỹ Phán
(2007): tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Các tác giả
trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, về đặc điểm các thành phần kinh
tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta; vai trò lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo,
định hướng, tạo động lực phát triển kinh tế; chỉ rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển kinh tế, chính trị, văn hố. Nhờ vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí

Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn
quan hệ cơ bản này, nhờ đó chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát
triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhóm thứ hai: Lý luận chung về quan hệ giữa
kinh tế và chính trị Những vấn đề chung mang tính lý luận về quan hệ giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được phản ánh trong các cơng trình sau:
Đào Hữu Hải (2000): Quan hệ giữa nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
6


với nhất nguyên chính trị nước ta; Phạm Ngọc Quang (2004): Sự phát triển
quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phương hướng xây dựng CNXH
trong quá trình đổi mới; Lê Xuân Tùng (2004): Những đột phá tư duy lý luận
về kinh tế thị trường ở nước ta, Hà Đăng (2005): Nhìn lại 20 năm đổi mới:
Đổi mới bắt đầu từ đâu ? Lê Cần Tĩnh (2005): Mấy suy nghĩ về tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội; Lê Hữu Nghĩa (2006); Hệ thống quan điểm lý
luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; Nhân Đăng (2006):
Đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới... Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác
- Lênin, các tác giả phân tích quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng - kinh tế
và kiến trúc thượng tầng - chính trị. mọi sự phát triển xã hội đều bắt nguồn từ
kinh tế và đều trên cơ sở của sự phát triển kinh tế, nhưng chính trị là yếu tố
hiệu nghiệm nhất để phát triển kinh tế. Thực tế Việt Nam chỉ rõ, việc phát
triển theo định hướng XHCN của nền KTTT chỉ có thể thực hiện được khi có
định hướng chính trị đúng đắn. Nhưng một nền chính trị thực sự vững vàng
nếu trước hết nó phù hợp với cơ sở kinh tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải tìm mọi cách để đổi mới chính trị, làm
cho nó phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế hàng hố nhiều thành
phần, làm cho chính trị vừa phản ánh được nhu cầu phát triển của kinh tế vừa
định hướng được cho sự phát triển kinh tế. Khẳng định đổi mới ở Việt Nam
không chấp nhận đa nguyên chính trị, các nhà nghiên cứu chứng minh thực
tiễn giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị: trên cơ sở đổi mới kinh

tế chúng ta đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước,
vai trị của các đồn thể chính trị - xã hội. Các tác giả phân tích những bước
phát triển tư duy lý luận về KTTT của Đảng ta qua các kỳ Đại hội, bắt đầu từ
Đại hội VI và nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
gắn với phát triển nền KTTT định hướng XHCN, kết hợp đổi mới kinh tế với
đổi mới chính trị trong từng bước phát triển. Nhóm thứ ba: Về quan hệ giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - Thứ nhất, các cơng trình của các tác giả
nước ngoài bằng tiếng Việt Đề cập đến quan hệ giữa kinh tế và chính trị: 1) Ở
7


Liên Xơ có: Bơgơn rốp (1974): Chủ nghĩa Lênin và vấn đề quan hệ hàng hoá
- tiền tệ trong thời kỳ xây dựng CNXH ở Liên Xô; 2) Ở Trung Quốc có:
Wang Mao Lin (1994): Coi trọng cao độ vấn đề địa vị cầm quyền của Đảng
trong điều kiện kinh tế thị trường; Mã Hồng (chủ biên) (1995): Kinh tế thị
trường XHCN; Cung Kim Quốc (1996): CNH cũng có thể áp dụng kinh tế thị
trường; Tăng Ngọc Thành- Chu La Canh (1997): Mốc thúc đẩy cải cách tiến
lên phía trước; Giang Trạch Dân (2002): Mục tiêu phấn đấu xây dựng toàn
diện xã hội khá giả; Lý Thiết Ánh (2002): Về cải cách mở cửa ở Trung Quốc;
Lý Cảnh Nguyên (2005): Tiêu chuẩn lực lượng sản xuất - hòn đá tảng của lý
luận Đặng Tiểu Bình.... 3) Ở Nhật Bản và các nước Đơng Nam Á có:
M.Y.Yoshino (1988): Hệ thống quản lý của Nhật Bản: truyền thống và sự đổi
mới; Yoshihara K. (1991): Sự phát triển kinh tế Nhật Bản; Nhật Bản – bước
chuyển biến tới thế kỷ XXI (1996); Bruno Amoroso (1998): Phân tích đánh
giá tình hình khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam Á; Azizul Islam- Syed
M.Naseem (1999): Những bài học từ kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực
Đông và Đông Nam Á; Kinh tế Đông Ả, nền tảng của sự thành công (1995);
Sự thần kỳ Đông Á – Tăng trưởng kinh tế và chính sách cơng cộng (2001);
Trần Văn Thắng (2007): Cải cách hành chính ở một số nước châu Á; Nguyễn
Phương Nam (2007): Một số kinh nghiệm cải cách hành chính của Nhật

Bản... Các cơng trình này phân tích những thành cơng, thất bại trong giải
quyết quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở các nước trong những thời kỳ khác
nhau, đặc biệt những kinh nghiệm, Nhật Bản rất có giá trị đối với nước ta.
Ngồi ra, một số cơng trình đề cập đến những quan điểm khác nhau về kinh tế
và về chính trị, như: M.Gillis và các tác giả (1990): Kinh tế học của sự phát
triển; A.Toffler (1991): Thăng trầm quyền lực; G.Lukas (1991): Chênh lệch
của sự phát triển; Paul Kennedy (1992): Hưng thịnh và suy vong của các
cường quốc; H.Kurth - A.Romulo, H.Elsenhans (1993): Tăng trưởng kinh tế
và phân phối thu nhập; Adam Forde và Stefan de Vylder 1997): Từ kế hoạch
đến thị trường - sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam Douglass C.North (1998):
8


Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế; E.Wayne Nafziger
(1998): Kinh tế học của các nước đang phát triển; Harry Shutt (2002): Chủ
nghĩa tư bản, những bất ổn tiềm tàng; Ngân hàng thế giới (năm 2003): Tăng
trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội; Henrik Hansen, John Rand và
Finn Tarp (2005): Tăng trưởng và tồn tại của doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của
nhà nước... da bom Thứ hai, các cơng trình của các tác giả nước ngoài bằng
tiếng Anh Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả nước ngồi, biểu hiện qua số lượng
lớn các cơng trình với sự phong phú về vấn đề, đối tượng, thời gian, phương
pháp được lựa chọn để nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung
tìm hiểu những lĩnh vực, những quốc gia có nhiều nét tương đồng về bối cảnh
lịch sử, trình độ phát triển và chế độ chính trị với Việt Nam. Có thể phân loại
các nghiên cứu vào một số hướng chủ yếu sau: + Trước hết, những vấn đề lý
luận chung về quan hệ giữa kinh tế và chính trị ln được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm xem xét, tìm hiểu. Các tác giả tập trung phân tích quan hệ và sự
tác động qua lại chặt chẽ giữa chính trị và kinh tế, cũng như trình bày về quan
hệ giữa phát triển nền KTTT và chế độ dân chủ trong chính Trong số đó đáng

những cơng trình của Anthony Downs (1997); An Economic Theory of
Democracy Một học thuyết kinh tế của nền dân chủ). Đặc biệt là cuốn sách
của John O'Neill (1998): The Market. Ethics, Knowledge and Politics Economics As Social Theory (Thị trường: đạo đức, hiểu biết và chính trị Một
học thuyết mang tính xã hội về kinh tế) cung cấp những đánh giá còn gây
nhiều tranh cãi về hạn chế của thị trường, sự phồn thịnh trong tương lai và
nền kinh tế phi thị trường. Cuốn Politics and Development: A Critical
Introduction (Chính trị và sự phát triển: Lời giới thiệu mang tính phê bình)
của Olle Torquist (2002) chỉ ra cách thức nghiên cứu về chính trị và sự phát
triển, những khó khăn trong việc tiếp cận nghiên cứu các vấn đề về sự phát
triển trong bối cảnh chính trị thay đổi. + Nhiều tác giả phân tích quan hệ đặc
biệt giữa kinh tế và chính trị trong những giai đoạn chuyển đổi của nền kinh
9


tế cũng như khi có sự thay đổi lớn về chính trị trong nước cũng như quốc tế.
Trong số đó đáng chú ý là cuốn sách của Gérard Roland (2000): Transition
and Economics: Politics, Markets and Firms (Thời kỳ chuyển đổi và nền kinh
tế: chính trị, thị trường và các nhà máy) cung cấp cách nhìn nhận về CNTB
như một hệ thống kinh tế và đánh giá sự năng động trong thay đổi thể chế
trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở tư duy lý luận và thực tiễn nhận thức, giải quyết mối quan
hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam sau gần 25 năm đổi
mới, có tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, đề tài đề xuất
quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết hài hoà quan hệ giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị nhằm bảo đảm phát triển kinh tế, giữ vững định hướng
XHCN, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu cụ thể:

- Luận giải những nội dung mới dưới góc độ lý luận chính trị về quan
hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, góp phần giải quyết những vấn
đề bức chin xúc nảy sinh trong thực tiễn, thúc đẩy đổi mới đất nước toàn diện,
mạnh mẽ theo XHCN giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
THANH định hướng
- Cung cấp những luận cứ khoa học mới dưới góc độ lý luận chính trị
về ohn, quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phục vụ trực tiếp bổ
sung, phát hộ të va triển Cương lĩnh năm 1991, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và; soạn thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng, t.Làm - Làm
cơ sở cho việc chỉ đạo thực tiễn của các cấp, các ngành.
- Làm cơ sở cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề về quan hệ
giữa đổi mới A mới kinh kinh trị. tế và đổi mới chính tế Got mot cand a Cung

10


cấp những cơ 50 cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phản bác các quan g
điểm, tư tưởng sai trái về vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là làm rõ về lý luận và tổng kết thực
tiễn giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt
Nam. Phạm vi nghiên cứu: chủ yếu trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến
nay. Địa bàn nghiên cứu: trên cả nước, bao gồm các vùng, miền tiêu biểu cho
các thành phố lớn, đồng bằng, đồng bằng ven biển, miền núi, trung du; đại
diện cho ba miền: Bắc, Trung, Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu K
- Cơ sở lý luận của đề tài là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về kinh tế, về chính về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị. đề tài là thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới rement kinh tế và
đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. trị, ng,

- Cơ sở thực tiễn của - Đề tài sử dụng các phương pháp chung trong
nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn theo quan điểm mắc - xít, kết hợp chặt
chẽ lịch sử và lơgic, lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp.

11


Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ cơ bản, tồn tại khách
quan.Theo quan điểm đời sống xã hội của mọi chế độ xã hội có phân chia giai
cấp và được tổ chức thành nhà nước. của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan hệ
giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng được thể hiện cô đọng nhất trong
quan hệ giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế quy định nội dung, kết cấu
của chính trị; ngược lại chính trị định hướng cho quá trình phát triển kinh tế
và điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Một cách tổng quát, kinh tế phát triển là cơ
sở, điều kiện bảo đảm chắc chắn cho ổn định chính trị một cách tích cực và sự
ổn định chính trị tích cực là tiền đề cho đổi mới, phát triển kinh tế. Nhận thức
đúng và giải quyết thành cơng quan nhệ giữa kinh tế và chính trị (nhấn mạnh
mặt khách quan của vấn đề), giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị (nhấn
mạnh mặt chủ quan của vấn đề) có ý nghĩa quyết ichinh tri to As định chiều
hướng, nội dung, nhịp độ, hiệu quả và mức độ bền vững của sự phát triển.
Xuất phát từ nhận thức và tư duy đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước
vận dụng và giải quyết đúng đắn, sáng tạo quan hệ giữa kinh tế và chính trị
trong mow q trình đổi mới, nhờ đó cách mạng nước ta đã thu được những
thành tựu to lớn: đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội
bước vào giai đoạn đầy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
và hội nhập quốc tế. THU HONG Trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt từ khi
nước ta chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và là
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (11-2006), ở

nước ta, một nền KTTT định hướng XHCN hội nhập quốc tế từng bước hình
thành và được vận hành theo những qui luật vốn có của nó. Thích ứng với nền
kinh tế như vậy, một nền chính trị dân chủ XHCN mà trụ cột là Nhà nước
pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã,
đang hình thành và ngày càng phát huy vai trò bảo đảm, thực thi quyền làm
12


chủ của nhân dân. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay, là công việc hết sức
phức tạp, trước hết bởi sự đa dạng, phức tạp và tính thường xuyên biến đổi
của kinh tế và chính trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Hơn nữa,
do sự khơng tương thích giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nên mục
tiêu của việc nghiên cứu là cần tìm 1 nguyên nhân của thực trạng và chỉ ra
thực chất, nội dung, những quan điểm có tính ngun tắc giải quyết mối quan
hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đây là việc làm không dễ dàng,
bởi vậy, yêu cầu trước hết cần đứng vững trên lập Lương trường thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đầy
mình, 7 mạnh cơng tác tổng kết thực tiễn. cá nhân nă 1.1. Phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị theo chủ nghĩa duy vật biện tạo thực tiễn chứng Cho đến nay tuy vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau, song về cơ bản có thể xem: Phương pháp luận là
một hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát, những cách thức
chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận MácLênin trang bị cho chúng ta thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy
vật biện chứng, những quan điểm, nguyên tắc, cách thức chung đúng đắn để
nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác Lênin, học thuyết
được xây dựng trên nền tảng của chủ và chủ nghĩa duy vật lịch sử, hoạt động
nhận thức và cải gười. Nói cách khác, học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh chính là lý luận, phương pháp luận cho việc nhận thức và cải tạo
thế giới. Sự thống nhất giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận

đúng đắn, theo Lênin, đã làm cho triết học của Mác là một “chủ nghĩa duy vật
triết học hồn bị, đồng thời là “cơng cụ nhận thức vĩ đại ". Hơn thế nữa, với
thế giới quan và phương pháp luận khoa học, khi nghiên cứu mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị sẽ góp phần phát triển lý luận và những nguyên lý
được xây dựng bởi các nhà kinh điển cho phù hợp với điều kiện mới.
A.Anhxtanh đã nhận xét: “Các khái quát hoá triết học cần phải dựa trên các
13


kết quả khoa học. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi,
chúng thường ảnh hưởng đến sự phát triển của các tư tưởng khoa học khi
chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương pháp phát triển có thể có ". Cần thiết
phải nhắc lại một cách khái quát thực chất của phương pháp biện chứng mác
xít và của chủ nghĩa duy vật mác xít trong nghiên cứu quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở ở nước ớc ta được thể hiện ở bốn đặc trưng cơ
bản: a) Các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ và tác động
qua lại với nhau; b) các sự vật, hiện tượng ln vận động và chuyển hố
khơng ngừng; e) sự phát triển không phải là sự tăng trưởng giản đơn mà được
diễn ra từ sự thay đổi về lượng đến thay đổi về chất; 1 d) đấu tranh giữa các
mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động phát triển của sự vật. Thực chất của
chủ nghĩa duy vật mácxít được thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: a) thế giới
thống nhất ở tính vật chất và luôn vận động biến đổi không n ngủng; b); ay
dad www. th var la car vật chất là cải có trước, ý thức, tư duy là cái có được
thế giới và các qui luật của nó. Đây sau c) con người có thể nhận thức ó thấ
chính là nội dung căn cốt của chủ nghĩa cun www.gior va cac 10. Day 3 coi
Trong 0 30 cod và kiến trúc va truc duy vật biện chứng do Mác- Ănghen và
sau đó là V.Lênin xây dựng. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào
nghiên cứu đời sống xã hội mà trực tiếp là chủ nghĩa ma tư bản, các nhà kinh
điển đã phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội kì dung cơ bản của nó
là: sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại xã hội và phát triển xã hội, răng

cùng với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ thượng tầng là
những yếu tố hợp thành không thể thiếu được của hình thái kinh tế xã hội và
mối quan hệ biện chúng trong quá trình vận động của các yếu tố đó là những
qui luật của sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội với tư cách là quá
trình lịch sử tự 7 nhiên. Ph.Ăngghen viết: “Trong mỗi thời đại lịch sử, phương
thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do
phương thức c quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời
đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại, cải cơ sở mà chỉ có xuất
14


phát từ đó mới cắt nghĩa Parmen In te được lịch sử đónê: đó i Vận dụng
phương pháp luận Mác- Lênin đòi hỏi khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị phải quán triệt nguyên tắc: Lý luận phải gắn
với thực tiễn. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn khơng có
lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông”. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin rất
coi trọng vai trò của phương pháp, nhất là trong hoạt động cách mạng. Theo
các ông, vấn đề không phải B chỉ là chân lý mà còn là con đường (phương
pháp) đến chân lý và chính phương tính pháp cũng phải có tính chân lý. Hiện
nay, có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về phương pháp, song, một
cách chung nhất, phổ quát nhất có thể xem phương pháp là hệ thống những
nguyên tắc được đúc rút từ những tri thức về các qui luật khách quan để điều
chỉnh nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau tùy theo cách tiếp cận, mục nghiên cứu
và phân loại. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới đích 3
kinh tế và đổi mới chính trị cần sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp xuất phát từ cơ sở khách quan của

chính cấu tạo của sự vật và trong tính quy luật của bản thân sự vật, hiện tượng
cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Hiện thực khách quan luôn
tồn tại cái aging toàn bộ và cái bộ phận, yếu tố và hệ thống, phân tán và kết
hợp. Trong hoạt động thực tiễn của con người cũng bao gồm hai quá trình:
quá trình chia tách các đối tượng và quá trình hợp nhất các đối tượng bị chia
tách để thành cái thống nhất mới. Những q trình h đó 5 được thể hiện trong
tư duy bởi những thao tác tư duy, phương pháp tư duy,
Phương pháp phân tích tổng hợp của tư duy chỉ là sự phản ánh những
quá trình hoạt động thực tiễn của con người.

15


Phân tích và tổng hợp + là hai phương pháp nhận thức khác nhau
nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau. Khơng phân tích thì khơng nhận
thức cái bộ phận, cịn khơng tổng hợp thì khơng thể nhận thức cái tồn bộ như
một chinh thể. Phân tích đi liền với tổng hợp, chuẩn bị cho tổng hợp, được bổ
sung bởi tổng hợp và tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu vào cái bản chất của
sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp từ trừu tượng đến cụ thể
Cơ sở khách quan của phương pháp này xuất phát từ sự tồn tại khách
quan 05 dưới dạng cái cụ thể của các sự vật hiện tượng của thế giới khách
quan. Song cái cụ thể khách ở lại được được phản ánh vào nhận thức dưới hai
hình thức: cái cụ thể khách quan lại cảm tính và cái cụ thể trong tư duy, trong
đó, cái cụ thể cảm tính là điểm bắt đầu của nhận thức, cái cụ thể trong trong
tư duy là kết quả của tư duy lý luận, kết quả của sự nghiên cứu khoa học phản
ánh cái cụ thể khách quan bằng hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật.
1.2 Cách tiếp cận đề tài nghiên cứu
Trong đời sống hiện thực, mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong
nhiều dạng thức với nhiều mối quan hệ khác nhau. Bởi vậy, để hiểu sâu sắc,

thấu đáo bản chất, nội dung, xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng cần
thiết phải có những cách tiếp cận, những " lát cắt” tiếp cận khác nhau. Nghiên
cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta cũng đòi
hỏi phải kết hợp tổng hòa những cách tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận hệ thống
Cách tiếp cận này cho phép nhận diện quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị trong một chính thể thống nhất của q trình đổi mới tồn
diện đất đổi mới cả thi chính sách lối,, A nước: đổi mới kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, trong đó, đổi mới kinh tế là trong tâm, đổi mới chính trị là quyết
định. Trong từng lĩnh vực, cần thiết phải nhận thức, tư duy, lý luận (khoa
học); đổi mới cả tổ chức, đường (chính trị) và đổi mới hoạt động thực tiễn.
16


Với cách tiếp cận hệ thống, vấn đề nghiên cứu được đặt trong quan hệ đối
chứng với kinh nghiệm của các nước trên thế giới; trong quan hệ biện chứng
với sự tác động của nhiều yếu tố: yếu tố truyền thống, yếu tố thời đại, yếu tố
trong nước, yếu tố quốc tế, yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan... Hơn nữa,
với cách tiếp cận này, vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế bị 3 và đổi mới
chính trị được xem xét trong q trình phát triển trên nền tảng của triết lý phát
triển tổng quát Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; phát triển kinh
tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đảng là khâu then chốt, xây dựng và phát
triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
Tiếp cận theo lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa MácLênin, trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng won to
Kinh tế là tổng hòa các quan hệ sản xuất tạo nên kết cấu kinh tế- xã hội, là
hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất, thuộc cơ sở hạ tầng; cịn chính trị là
tổng hịa các quan hệ giai cấp, dân tộc trong việc giành, giữ, tổ chức, sử dụng
quyền lực nhà nước, quản lý các quá trình kinh tế- xã hội, thuộc kiến trúc
thượng tầng. Trong mối quan hệ này thì kinh tế quyết định chính trị, chính trị
ra đời từ kinh tế. Tuy nhiên, chính trị có tính độc lập tương đối, tác động trở

lại cả theo hướng tích cực và tiêu cực.
2.THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƠI MỚI
KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986
ĐẾN NAY
2.1. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - những thành tựu và hạn
chế
2.2.1. Đổi mới kinh tế- những thành tựu và hạn chế
Nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và việc thực hiện đường lối
đó đã đem lại những thay đổi căn bản trong kinh tế Việt Nam:
- Từ chỗ nền kinh tế chỉ tồn tại phổ biến là hai thành phần quốc doanh
và tập thể, dựa trên chế độ sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể chuyển sang

17


nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở
hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
- Từ nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật (quan hệ hàng hố - tiền
tệ chỉ được thừa nhận về mặt hình thức, cịn trên thực tế là thực hiện chế độ
cấp phát, giao nộp, phân phối theo kế hoạch đến tận tay người tiêu dùng), các
đơn vị kinh tế khơng có quyền tự chủ trong sản xuất
- kinh doanh, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, các đơn vị kinh tế có
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thống nhất cao độ chuyển
sang KTTT định hướng XHCN. Hơn thế nữa, chúng ta đã dần dần xóa bỏ cơ
chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp; tách quản lý nhà nước về kinh tế và
quản sản xuất kinh doanh, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp; từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế,
chính sách, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tự chủ, cạnh tranh bình đẳng
của mọi thành phần kinh tế; dần dần hình thành và phát triển đồng bộ các thị

trường cơ bản. Nền KTTT từng bước được hình thành, phát triển, huy động
được các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra
được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giữ vững định hướng XHCN.
- Trong kinh tế đối ngoại, từ chỗ chủ yếu trao đổi ngoại thương với các
nước XHCN dưới hình thức các nghị định thư, hợp tác kinh tế, Nhà nước độc
quyền ngoại thương, chuyển sang nền kinh mở, thực hiện đa phương hóa và
đa dạng hóa các quan hệ và các hình thức kinh tế đối ngoại; từ nền kinh tế
khép kín, kinh tế Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế mở, hội nhập sâu,
rộng với kinh tế quốc tế, và đã là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Đánh
giá về thành tựu đổi mới kinh tế đất nước, Đảng ta khẳng định: “Sau hơn 20
năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế KTTT định hướng XHCN.
Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật
tạo hành lang pháp lý cho nền KTTT định hướng XHCN hình thành và phát
18


triển. Chế độ sở hữu cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu
sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp, trong
đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, tạo động lực và điều kiện thuận lợi
cho khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.
Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong
cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân được tự
chủ kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Quản lý nhà nước về
kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào
hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang quản lý bằng luật pháp, chính
sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công
cụ điều tiết vĩ mô khác. Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề

xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực ".
- Về tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu đổi mới (19861991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng chậm. Nhưng khi quá trình đổi
mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP luôn
đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ
quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. GDP/người/năm
cũng tăng lên đáng kể, từ 289 USD (năm 1995) lên 1.024 USD (năm 2008),
cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh giới của quốc gia đang phát
triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát triển có thu nhập
trung bình thấp. - Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở
hữu. Khu vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4%
GDP (năm 2005). Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu
quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát
triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh
tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP) Kinh tế
19


có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trường tương đối cao, chiếm 15,9%
GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông
quốc tế. Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng
được cải thiện rõ rệt. đánh giá của hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm
với mục tiêu “xóa đói giảm nghèo " trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa, tích
cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới
cho nền kinh tế Việt Nam t mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ
một quốc gia bị phong tỏa, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và
“đóng cửa ", sau gần 25 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới.
Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh
thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về hạn chế của đổi mới kinh tế, Đảng ta đã thẳng thắn chỉ rõ: “Quá
trình xây dụng thể chế KTTT định hướng XHCN còn chậm, chưa theo kịp
yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hệ
thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Việc
xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Vấn đề sở hữu,
quản lý và phân phối trong các doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt,
gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là khi
tiến hành cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn
bị phân biệt đối xử. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành,
phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Tình trạng cạnh
tranh khơng lành mạnh, gian lận thương mại, trốn, lậu thuế còn nhiều, chậm
được khắc phục. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Chính sách tiền
lương cịn mang tính bình qn, chưa bảo đảm đời sống của người hưởng
lương, chưa khuyến khích, thu hút và sử dụng được người tài. Hệ thống thuế
chưa thực hiện tốt chức năng điều tiết và bảo đảm công bằng xã hội, thúc đẩy
đầu tư, đổi mới công nghệ, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Cơ cấu tổ
chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×