Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

[Tiểu luận] Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức và trách nhiệm của bản thân với vai trò là người lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.87 KB, 11 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế phát triển hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, các
doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày càng cao khơng
chỉ từ phía các doanh nghiệp, tổ chức của nước ngồi, mà cịn khốc liệt ngay cả
với các tổ chức trong nước thậm chí ngay trong nội bộ mỗi cơ quan, tổ chức.
Thực tế trong và ngồi nước đang chứng minh rằng, xây dựng mơi trường văn
hố tích cực sẽ tạo ra nền tảng vững chắc góp phần tạo dựng thành cơng, thắng
lợi trong cạnh tranh và tạo lập sự phát triển bền vững cho tổ chức, doanh nghiệp.
Văn hóa quyết định sự trường tồn của tổ chức, văn hoá giúp cho tổ chức giảm
xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh.
Khi tổ chức phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hố chính là
yếu tố giúp mọi người hịa nhập thống nhất lại với nhau. Khi phải ra một quyết
định phức tạp, văn hoá giúp cho tổ chức thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem
xét, tạo động lực làm việc, giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng công
việc mình làm, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường
làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa tổ chức có vai trị quan trọng không chỉ
đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tồn diện của tổ chức mà cịn là một
giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Văn hóa tạo ra sự khác
biệt, giúp ta phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Văn hóa tổ chức là tài sản
tinh thần, là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững. Tâm lý làm
việc thoải mái, tinh thần gắn kết là yếu tố quyết định sự phát triển tổ chức. Tuy
nhiên trong thời gian qua việc nghiên cứu xây dựng và phát triển văn hóa tổ
chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được hiểu và thực hiện một cách thấu đáo,
rộng rãi.
Việc nghiên cứu "Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức và trách nhiệm của
bản thân với vai trò là người lãnh đạo"sẽ giúp đánh giá thực trạng vấn đề này tại

1


cơ sở từ đó bản thân với vai trị là người lãnh đạo sẽ đưa ra giải pháp phù hợp


trong xây dựng cơ quan, đơn vị.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC
1. Khái niệm lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác nhằm
khơi dậy cảm xúc và cam kết cùng hành động vì mục tiêu chung. Khái niệm nêu
trên cho thấy, hành động lãnh đạo chỉ diễn ra trong các mối quan hệ xã hội khi
có ít nhất hai chủ thể trở lên: chủ thể lãnh đạo - hành động lãnh đạo - đối tượng
của lãnh đạo. Chủ thể thực hiện hành động lãnh đạo là cá nhân người lãnh đạo
được lựa chọn theo quy trình trong một tổ chức, một thể chế nhất định hoặc
được suy tôn. Những người được lãnh đạo là con người trong tư cách là cộng
sự, nhân viên, thành viên của nhóm, cộng đồng và xã hội (gọi chung là người
được lãnh đạo).
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết,
phương thức hành động, kinh nghiệm đã có để thực hiện các hoạt động lãnh đạo
phù hợp với điều kiện cụ thể và mang lại kết quả tốt.
Nghệ thuật lãnh đạo là tài vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức, kinh
nghiệm, phương pháp lãnh đạo nhằm khơi dậy cảm xúc và sự cam kết ở đối
tượng lãnh đạo cùng hành động vì mục tiêu chung.
2. Xây dựng văn hóa tổ chức
2.1. Văn hóa tổ chức và nguồn gốc của văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức được mơ tả như một tập hợp các giá trị, niềm tin, quy
chuẩn hành vi ứng xử và cách thức hoạt động được các thành viên trong tổ
chức cùng chia sẻ và cùng thực hiện. Văn hóa tổ chức, vì thế, vừa góp phần quy
định mơ hình hoạt động của tổ chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ
chức đó, vừa góp phần “định dạng sự khác biệt của tổ chức” trong môi trường
xã hội đa dạng.

2



Văn hóa tổ chức liên quan đến tồn bộ đời sống vật chất, tinh thần của
một tổ chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý,
các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, bầu khơng khí tâm lý. Thể hiện thành
một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là
tốt đẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận.
Văn hóa tổ chức, về cơ bản, đều xuất phát từ 3 nguồn gốc:
Thứ nhất, các niềm tin, giá trị và giả định của những người sáng lập tổ chức.
Thứ hai, các trải nghiệm học hỏi được của các thành viên trong quá trình
tổ chức hình thành và phát triển.
Thứ ba, những niềm tin mới, giá trị mới và giả định mới được các thành
viên mới hay người lãnh đạo mới đưa vào.
2.2. Chức năng của Văn hóa tổ chức
- Văn hóa có chức năng xác định ranh giới, nghĩa là văn hóa tạo ra sự
khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác.
- Văn hóa có chức năng lan truyền chủ thể cho các thành viên trong tổ chức.
- Văn hóa thúc đẩy phát sinh các cam kết của nhân viên đối với những gì
lớn hơn so với lợi ích riêng của cá nhân họ.
- Văn hóa làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội. Văn hóa là một chất
keo dính, giúp gắn kết tổ chức lại thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn thích hợp
để người lao động biết họ cần làm gì và nói gì.
- Văn hóa có tác dụng kiểm sốt để định hướng và hình thành nên thái độ
và hành vi của người lao động. Chức năng này có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi
chúng ta.
2.3. Quy trình xây dựng văn hóa tổ chức
Mơ hình xây dựng văn hóa tổ chức dựa trên 11 bước do hai tác giả
Julie Heifetz và Richard Hagberg xây dựng:
1. Nghiên cứu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng để hoạch định một

3



chiến lược phát triển phù hợp với tương lai.
2. Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công của bản thân tổ chức.
3. Xây dựng tầm nhìn - mục tiêu sẽ vươn tới.
4. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi.
5. Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thu
hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai đã
hoạch định.
6. Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triển
văn hóa tổ chức.
7. Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tới
từng đơn vị thành viên và trực thuộc.
8. Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai cho tồn thể nhân viên
để cùng chia sẻ.
9. Có giải pháp cụ thể giúp các đơn vị nhận thức rõ những trở ngại, khó
khăn của sự thay đổi một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân
mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ khơng tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích
cực hơn.
10. Thể chế hóa, mơ hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa ở các đơn vị
thành viên và trực thuộc.
11. Thường xuyên đánh giá văn hóa tổ chức và thiết lập các chuẩn mực
mới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tập không
ngừng và tuyên truyền các chuẩn mực mới.
Những nhà lãnh đạo sáng lập tổ chức thường tập hợp các thành viên, thiết
kế tổ chức và vận hành tổ chức dựa trên các niềm tin, giá trị và giả định của
mình. Các nhà lãnh đạo sáng lập thường chủ động tuyên truyền, giáo dục, đề ra
các nguyên tắc, chuẩn mực, các hình thức thưởng - phạt,... để các niềm tin, giá
trị và giả định của mình được hiện thực hóa trong đời sống thực tiễn của tổ chức.

4



Sau đó, qua những thành cơng và thất bại, từ các trải nghiệm, những kinh
nghiệm đúc kết, học hỏi được trong q trình tương tác giữa tổ chức với mơi
trường và giữa các thành viên trong nội bộ tổ chức cũng sẽ có thể tự hình thành
nên một số giá trị mới, chuẩn mực mới, nguyên tắc mói sao cho phù hợp hơn với
mơi trường, hồn cảnh mà tổ chức đang tồn tại. Đặc biệt, những nhà lãnh đạo
mới, các thành viên mới của tổ chức, xuất phát từ một “nền văn hóa khác” có thể
đem vào tổ chức những giá trị mới, niềm tin mới, giả định mới mà họ đã từng
thực hành và chứng nghiệm là có ích để tạo nên sự “giao thoa” và “hội nhập”
nhằm phát triển văn hóa tổ chức.
PHẦN III: KỸ NĂNG XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI VAI TRÒ LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa tổ chức
- Tạo động lực làm việc: Văn hóa giúp cán bộ, cơng chức, viên chức thấy
rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc. Văn hóa cịn xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và tạo ra một mơi trường làm việc thoải mái, lành
mạnh. Văn hóa phù hợp giúp nhân viên có cảm giác hãnh diện về cơng việc
mình đang làm.
- Điều phối và kiểm sốt: Văn hóa điều phối và kiểm sốt hành vi các
nhân viên bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy
trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa sẽ giúp nhà lãnh
đạo thu hẹp phạm vi các lựa chọn khi phải phán quyết.
- Giảm xung đột: Văn hóa là chất keo gắn kết các thành viên của tổ chức,
giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định
hướng hành động. Khi phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa
chính là yếu tố giúp mọi người hòa đồng và thống nhất.
- Lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát,
tạo động lực... sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trong hoạt


5


động quản lý hay dịch vụ.
2. Vai trò của lãnh đạo trong xây dựng văn hóa tổ chức
Lãnh đạo phải thực hiện vai trò là người đề xướng, hướng dẫn các nỗ lực
thay đổi; xác định sứ mệnh, hoạch định tầm nhìn, truyền bá sứ mệnh và tầm
nhìn đến mỗi thành viên để tạo niềm tin và nỗ lực cho họ thực hiện.
Soạn thảo kế hoạch, phương án hành động cụ thể, chi tiết tới từng đơn vị
thành viên và trực thuộc, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực để có
thể thực thi được kế hoạch đó với trách nhiệm cụ thể. Xác định xem cái gì là ưu
tiên? Đâu là chỗ cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực nào? Ai chịu trách
nhiệm về những cơng việc cụ thể? Thời hạn hồn thành?
Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai cho toàn thể nhân viên
cùng chia sẻ, từ đó động viên tinh thần, tạo động lực để có sự đồng thuận, hiểu
rõ vai trị, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm trong việc nỗ lực tham gia xây dựng,
phát triển văn hóa tổ chức. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống các thành
viên nên họ cần được biết sự thay đổi đó sẽ đem lại điều tốt đẹp cho mình. Sự
động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trị của
mình là đóng góp và xây dựng tương lai tổ chức.
Cần có giải pháp giúp cho mỗi cá nhân nhận thức rõ những trở ngại, khó
khăn của sự thay đổi một cách cụ thể, từ đó động viên, khích lệ từ bỏ thói quen
cũ khơng phù hợp, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn. Nhà lãnh
đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ được
tăng lên trong quá trình thay đổi.
3. Yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở cấp ủy cơ sở Đảng trên địa bàn huyện Củ Chi hiện nay
Xuất phát từ thực tiễn về chức năng lãnh đạo, quản lý đòi hỏi phải gắn
liền với đạo đức cách mạng của người lãnh đạo, quản lý các cấp ở các cơ sở
đảng trên địa bàn huyện Củ Chi hiện nay: Người lãnh đạo, quản lý trong hệ


6


thống chính trị huyện là người đứng đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đề ra chủ trương, biện pháp, xây dựng và thực hiện
kế hoạch. Vì thế, họ phải có đạo đức cách mạng và năng lực lãnh đạo, quản lý,
nhất là năng lực trí tuệ. Người lãnh đạo, quản lý có đạo đức cách mạng, có năng
lực tổ chức sẽ biết kế thừa những giá trị tốt đẹp, đồng thời có tầm nhìn xa, trơng
rộng thấy được xu hướng phát triển mà quyết tâm vượt qua những nhận thức cũ,
khơng cịn phù hợp với thực tiễn, thực hiện cho được những mục tiêu đổi mới,
nhất là đổi mới tư duy cho cả bộ máy. Ngoài ra, họ phải biết tập hợp hết thảy
sức mạnh trí tuệ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng
hợp thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, xây dựng Huyện Củ Chi phát triển
kinh tế, xây dựng thành công các xã nơng thơn mới. Nên người lãnh đạo, quản
lý cịn phải có khả năng tun truyền, động viên, khích lệ và biết khơi dậy
những tiềm năng sáng tạo của nhân dân.
Người lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị huyện Củ Chi phải biết
phát huy tính sáng tạo trong khi thực hiện nhiệm vụ: Người lãnh đạo, quản lý
không phải là người chỉ biết phục tùng cấp trên một cách máy móc, thụ động mà
họ phải biết sáng tạo, chủ động đề xuất những sáng kiến cho cấp trên. Sáng tạo
ln là sản phẩm của mọi hình thức lao động chân chính, là sự kết hợp cao của
thể chất và tinh thần, đồng thời là sản phẩm lao động cao của trí tuệ cá nhân.
Hiện nay, trong hệ thống chính trị người lãnh đạo, quản lý phải là người có năng
lực đề xuất, phát hiện vấn đề và sáng kiến giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn trên địa bàn. Song, mức độ sáng kiến, đề xuất những ý kiến hay
phụ thuộc trực tiếp và năng lực trí tuệ của người lãnh đạo, quản lý, địi hỏi họ
phải nắm bắt được xu hướng vận động và phát triển của nghiệp cách mạng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh
thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập

những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, để áp dụng một cách sáng

7


tạo vào hoàn cảnh thực tế của đất nước ta…Lý luận đi đơi với thực tiễn. Chính
vì vậy, người lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổ chức, biết đặt cán bộ, nhân
viên cấp dưới của mình vào đúng vị trí, cơng việc phù hợp để họ phát huy sở
trường, đồng thời biết liên kết các cá nhân, các đơn vị với nhau trong tập thể tạo
nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của huyện.
Người lãnh đạo, quản lý ở các cơ sở Đảng của huyện Củ Chi là người
lãnh đạo nhân dân nhưng không được làm thay nhiệm vụ của nhân dân: Nhân
dân là lực lượng giữ vai trò quyết định đến sự nghiệp cách mạng của huyện. Do
vậy, người lãnh đạo, quản lý phải biết phát huy sức mạnh của nhân dân, tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng mà không phải là
làm thay, làm giúp. Qua đó, phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân, tăng
cường niềm tin của nhân dân đối với người lãnh đạo, quản lý. Để thực hiện được
điều đó, người lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất trong sáng và năng lực làm
việc, đồng thời có khả năng xử lý tốt các mối quan hệ. Với sự thành tâm, gương
mẫu, khéo léo, nhẫn nại và tính sáng tạo, ý chí kiên cường và tình u thương
nhân dân chính là nhân cách cần thiết của người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện
nay.
Người lãnh đạo phải phát huy tính gương mẫu, nghiêm khắc với bản thân
mình và bao dung với cấp dưới: Người lãnh đạo, quản lý phải là người kiểu mẫu
về văn hóa đạo đức và thực hành văn hóa đạo đức. Văn hóa đạo đức của người
lãnh đạo, quản lý có tác dụng dụng rất lớn về giáo dục và nêu gương cho cấp
dưới để quy tụ tập hợp được cán bộ và nhân dân nhằm phát huy sức mạnh của
tập thể, xây dựng khối đoàn kết. Trong đó, uy tín của người lãnh đạo, quản lý
được thể hiện ở tài năng, phẩm chất và lối sống của họ. Họ phải là những tấm
gương trong sạch, mẫu mực cho cán bộ cấp dưới học tập và noi theo. Trong điều

kiện hiện nay, do chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, những tâm lý ích
kỷ đời thường trỗi dậy trong mỗi con người, trong đó có cán bộ chủ chốt, nên

8


đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải giữ được những phẩm chất, đạo đức,
hòa nhập với tập thể với nhân viên cấp dưới, tránh tư tưởng bè phái, cục bộ vị
kỷ, ngăn cản được sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân mà hoàn thành tốt nhiệm
vụ được phân cơng phụ trách. Vì vậy, cùng với cơng tác nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ thì địi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải đặc biệt quan
tâm đến công tác rèn luyện phẩm chất, đạo đức trong điều kiện hiện nay.
Người lãnh đạo, quản lý phải giữ được mối liên hệ mật thiết với nhân
dân: Người lãnh đạo, quản lý phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, tin tưởng
nhân dân và được nhân dân tôn trọng. Vì thế, họ phải có phẩm chất, đạo đức
trong sáng và năng lực thơng qua lời nói, việc làm cụ thể, làm cho nhân dân, cấp
dưới tin tưởng, từ đó, họ nghe theo, làm theo. Đồng thời, người lãnh đạo phải
biết dựa vào nhân dân, khiêm tốn học hỏi, lo trước, vui sau nhân dân, đúng như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Người lãnh đạo, quản lý có sự nhạy cảm về tổ chức, tinh tế và khéo léo
trong ứng xử và nhạy bén với thực tiễn: Giao tiếp là phương thức chủ yếu nhất
tác động đến con người trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Cho nên, giao tiếp
không chỉ là những thành tố của năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị mà cịn là
nghệ thuật để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Người lãnh đạo, quản lý có năng lực giao tiếp, có kiến thức và phương pháp sẽ
hiểu được suy nghĩ, tâm trạng của đối tượng, từ đó khéo léo trong cách ứng xử,
hướng nhận thức, hành vi của đối tượng theo đúng ý định, tư tưởng của người
lãnh đạo.
Như vậy, người lãnh đạo, quản lý của các cơ sở đảng trên địa bàn huyện Củ
Chi hiện nay phải có phẩm chất, đạo đức và năng lực. Khi con người sinh ra,

phẩm chất và năng lực không tự có sẵn mà nó là kết quả của q trình tự tu
dưỡng, tự rèn luyện bền bỉ của người lãnh đạo, quản lý trong hoạt động thực tiễn
công việc và cuộc sống. Vì thế, người cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn phải phấn

9


đấu để trở thành mẫu mực cho cán bộ, nhân viên cấp dưới noi theo, góp phần to
lớn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương trong
thời kỳ mới.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Văn hóa đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh
hoạt động. Từ tổ chức quản lý hoạt động, các quan hệ trong và ngoài tổ chức
cho đến phong thái, phong cách của người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các
thành viên trong cơ quan. Văn hóa tạo nên phong thái của tổ chức, giúp phân
biệt tổ chức này với tổ chức khác. Văn hóa tổ chức tạo nên lực hướng tâm chung
cho toàn tổ chức. Trong một nền văn hoá tổ chức mạnh, các thành viên nhận
thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong tồn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục
đích và mục tiêu chung. Văn hố tổ chức cịn khích lệ quá trình đổi mới và sáng
tạo. Xây dựng văn hóa tổ chức, suy cho cùng là tạo động lực và mơi trường hình
thành các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai, định hướng suy
nghĩ và hành động của các thành viên sao cho phát huy cao nhất những ưu thế
sẵn có của nội lực, đồng thời khơi dậy và nhân lên các nguồn lực mới cho phát
triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.
Người lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ
của tổ chức, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn
ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại. Qua quá trình xây dựng và quản lý. Hệ tư
tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hố. Để hình
thành nên hệ thống giá trị, niềm tin và đặc biệt là quan niệm chung trong tồn tổ
chức địi hỏi một q trình lâu dài, thơng qua nhiều hình thức khác nhau. Người

lãnh đạo có vai trị chủ đạo trong hoạt động lãnh đạo và việc rèn luyện phẩm
chất của người lãnh đạo quan hệ tới sự thành công của sự nghiệp chung vì thế
việc rèn luyện phẩm chất của người lãnh đạo là hết sức cần thiết và quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính
trị: Khoa học lãnh đạo, Nxb.Lý luận chính trị, h.2018
2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị Quyết hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb Chính
trị Quốc gia.
3. Trần Hương Thanh, Các biện pháp tâm lý nâng cao tính tích cực lao động
của cán bộ, cơng chức trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, Nxb CTQG,
H.2010.
.

11



×