Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cao học xã hội học thực trạng nhận thức của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền đối với vấn đề biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.48 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................3
2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về các vấn đề cơ bản liên quan đến
BĐKH trong giai đoạn hiện nay..........................................................................3
2.2 Về các giải pháp nâng cao nhận thức của thanh niên niên hiện nay về biến
đổi khí hậu...........................................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................6
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..................................................6
5.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................6
1.2 Khách thể nghiên cứu....................................................................................6
5.3 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6
6. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................6
7. Giả thiết nghiên cứu........................................................................................7
8. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................7
8.1 Phương pháp luận..........................................................................................7
8.2 Phương pháp Anket.......................................................................................7
8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu..........................................................................7
8.4 Phương pháp xử lý thông tin.........................................................................8
8.5 Quá trình thu thập thơng tin...........................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề trọng tâm của toàn nhân
loại, khi mà cả thế giới đang đứng trước nhiều nguy cơ hủy diệt như sóng
thần, động đất, núi lửa, hạn hán, bão tố, lũ lụt ... hay sự nóng lên của trái đất,
ơ nhiễm mơi trường, thiếu cây xanh, dịch bệnh gia tăng ... Trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, sự phát triển của Việt


Nam hồn tồn khơng nằm ngồi tác động của những vấn đề mà nhân loại
đang từng ngày từng giờ phải đối mặt như biến đổi khí hậu. Nhận thức và
hành động đối với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng
được đặt ra một cách bức thiết đối với mọi tầng lớp dân cư nhằm hướng đến
xây dựng và phát triển môi trường bền vững, đảm bảo sự sống của mọi loài
sinh học trong đó có con người.
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy Ban Liên chính phủ về BĐKH
đã chỉ ra rằng các quốc gia ven biển ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt
Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và nước biển dâng. Ở Việt Nam,
trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 2-3 °C và mực
nước biển đã dâng thêm khoảng 20 cm. Dự đoán rằng, vào cuối thế kỷ 21,
theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm
2,5-3,7 °C và mực nước biển có thể dâng thêm 78-95 cm. Tác động của
BĐKH đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu
xố đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát
triển bền vững của đất nước.
Từ năm 2011 đến nay, bối cảnh thế giới và Việt Nam có nhiều thay
đổi. BĐKH diễn biến ngày càng mạnh hơn tác động đến phát triển kinh tế, xã
hội và tài ngun mơi trường. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH ngày 5/12/2011, đây được coi là
văn bản định hướng dài hạn (đến năm 2050) với tầm nhìn xuyên thế kỷ cho
1


cơng tác ứng phó với BĐKH ở nước ta, là nền tảng cho các chiến lược khác.
Cùng với đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực để xây dựng năng lực chủ động ứng
phó với BĐKH, tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người và
các hệ thống tự nhiên; bắt đầu thực hiện các hành động giảm phát thải khí nhà
kính, hướng tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm đạt được các mục
tiêu phát triển bền vững 2030, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ

thống khí hậu Trái đất.
Sinh viên là thế hệ tri thức trẻ của mỗi quốc gia, dân tộc; là lực lượng
chính trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức và ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật vào cuộc sống nhằm cải thiện, nâng cao mức sống của cá nhân,
gia đình và xã hội; là đội ngũ đã có sự chín muồi về tri thức, nhận thức, có đủ
khả năng để hành động trước các tình huống xảy ra trong đời sống xã hội một
cách khoa học, hợp pháp nhất và là lực lượng lao động trẻ có khả năng thích
ứng, ứng phó cao trước các tình huống phức tạp diễn ra xung quanh cuộc
sống của họ. Vì vậy, đối với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, sinh viên phải
là những người có nhận thức sâu sắc và hành động mạnh mẽ nhất.
Cũng đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu và bài viết cho thấy thực
trạng nhận thức của sinh viên đối với vấn đề biến đổi khí hậu đã diễn ra trên
phạm vi tồn thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Vì vậy việc nâng cao nhận thức
của sinh viên về BĐKH mang tính cấp thiết, cần phải thực hiện trong một thời
gian dài, liên tục, càng sớm càng tốt. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả
quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng nhận thức của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với vấn đề biến đổi khí hậu trong
giai đoạn hiện nay”, nhằm góp phần hỗ trợ học viện nói chung và các khoa
nói riêng có cơ sở vạch rõ kế hoạch hành động cụ thể nâng cao chất lượng
công tác giáo dục, đào tạo và hình thành kỹ năng ứng phó với BĐKH, giúp
SV có thái độ ứng xử đúng đắn với vấn đề BĐKH.

2


2. Tổng quan nghiên cứu
2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về các vấn đề cơ bản liên
quan đến BĐKH trong giai đoạn hiện nay
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi lĩnh

vực của đời sống kinh tế, xã hội, nhất là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và
người dân ở nông thôn. Nhận thức về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH là cơ
sở quan trọng để đề ra các biện pháp ứng phó phù hợp.
Nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên trường Đai học Nông nghiệp Hà
Nội về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển
nơng, lâm ngư nghiệp và đời sống người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam”,
Nguyễn Tất Thắng và một số tác giả khác. Nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp bảng hỏi Anket để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường
Đại học Nơng nghiệp Hà Nội về biến đổi khí hậu. Kết quả phân tích cho thấy
nhận thức của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu đều ở mức độ trung bình.
Trong đó, nhận thức của sinh viên các khóa cũng có sự khác nhau, cao nhất là
sinh viên khoa Tài nguyên môi trường (60,73%), tiếp theo là sinh viên khoa
Nông học (59,85%), nhận thức của sinh viên các khoa
Thú y, Cơ điện ở mức dưới 50%. Nhìn chung, đại đa số sinh viên có
nhận thức khá tốt về biến đổi khí hậu, từ đó sẽ định hướng được các hoạt
động bản thân cần làm để phòng chống biến đổi khí hậu, góp phần chung tay
bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, nghiên cứu “Thực trạng nhận thức của cư dân huyện Cần
Giờ về biến đổi khí hậu hiện nay”, ThS. Nguyễn Minh Nhựt - Đại học Sài
Gòn đánh giá thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của cư dân tại huyện
Cần Giờ trong khoảng từ 20 –30 tuổi, dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá: nhận
thức về mức độ nghiêm trọng và những biểu hiện của biến đổi khí hậu; các
nguồn tiếp nhận thơng tin về biến đổi khí hậu của cư dân và nhận thức về tác
3


hại của biến đổi khí hậu tới các hộ gia đình. Đặc biệt, sự trao đổi, chia sẻ
thơng tin về biến đổi khí hậu tại cộng đồng đã được đẩy mạnh hơn thông qua
phương tiện báo điện tử. Bằng cách tiếp cận đó, giới trẻ cũng đã nhận thức
được các tác hại của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nặng nề đến việc

làm/sinh kế, làm mất/hư hỏng nhà cửa, tài sản và ảnh hưởng đến sức khỏe của
các hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh niên đã có những thay đổi
tích cực, rõ rệt về cả hành vi, lối sống tiết kiệm năng lượng, tổ chức đa dạng
các hoạt động bảo vệ mơi trường...
Có thể kể đến tài liệu “Nhận thức của giới trẻ về biến đổi khí hậu”,
Katharine Lee,
Nathalia Gjersoe, Saffron O’Neill, Julie Barnett, Hội đồng Nghiên cứu
Kinh tế và Xã hội. Trong nghiên cứu này, thanh niên bày tỏ mối quan tâm
nhiều hơn và sẵn sàng hành động hơn so với những lứa tuổi còn lại. Khi thực
hiện một số cuộc khảo sát tại nhiều quốc gia khác nhau, nhóm tác giả đã nhận
thấy sự khác biệt giữa các độ tuổi. Trong nghiên cứu ở Ấn Độ đối với thanh
niên từ 17–18 tuổi và 19-25 tuổi, phần lớn thanh niên 17-18 tuổi (82%) rất
hoặc khá lo lắng về hiện tượng nóng lên tồn cầu hơn so với nhóm từ 19-25
tuổi. Ngồi ra, 67% những người 16-17 tuổi sẵn sàng sử dụng xe buýt hoặc
tàu hỏa thay vì ơ tơ để bảo vệ mơi trường, so với 67% người từ 20 tuổi trở lên.
Cuối bài viết, nhóm tác giả cũng nhấn mạnh việc đề xuất một số biện pháp
nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu đối với thanh niên, đó là tập trung vào
các phương pháp giảng dạy tích cực và hấp dẫn có liên quan đến cá nhân, tiếp
tục xây dựng các thơng điệp truyền thơng về biến đổi khí hậu phù hợp với các
vị trí địa lý và văn hóa xã hội khác nhau.
2.2 Về các giải pháp nâng cao nhận thức của thanh niên niên hiện
nay về biến đổi khí hậu
Việc hình thành và nâng cao nhận thức của thanh niên về biến đổi khí
hậu là rất cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Cơng trình nghiên cứu
4


“Giáo dục phổ thơng góp phần nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với
biến đổi khí hậu”, Nguyễn Thị Minh Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam. Bài viết này đề cập một số vấn đề liên quan và kiến nghị tăng cường

công tác giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thơng nhằm góp
thêm tiếng nói vào việc nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với những
hiện tượng biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Theo tác giả, hiện nay, chưa có một
yêu cầu riêng, chính thức đối với việc đưa giáo dục về biến đổi khí hậu trong
nhà trường phổ thơng Việt Nam. Vì vậy những vấn đề cấp bách như hậu quả
của tác động biến đổi khí hậu tới cuộc sống, tới sự sinh tồn của người dân
Việt Nam, tới sự phát triển nền kinh tế đất nước; những kịch bản dự kiến khi
nhiệt độ tăng 1°C, 2°C,... nước biển sẽ dâng cao làm ngập chìm bao nhiêu
diện tích đất trồng, bao nhiêu dân cư sẽ mất nơi cư trú,... chưa được phân tích
kỹ và lựa chọn cẩn thận như những nội dung cấp thiết nhất để đưa vào trong
chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông. Mặt khác do cách thức tổ
chức chương trình giáo dục của Việt Nam với những quy định chặt chẽ về
chuẩn kiến thức và kỹ năng nên khó có thể đan xen thêm những kiến thức, kỹ
năng gắn với cuộc sống thường nhật. Đó là vấn đề cần quan tâm khi quyết
định giao nhiệm vụ giáo dục về biến đổi khí hậu cho ngành giáo dục. Các
hoạt động yêu cầu tích hợp các nội dung giáo dục gắn bó mật thiết với nhu
cầu thường nhật của cuộc sống, hình thành nên kỹ năng, thói quen ứng xử phù
hợp với môi trường tự nhiên và xã hội, với chính bản thân học sinh liên tục
được đặt ra. Tuy nhiên cách thức tiến hành trong nhà trường vẫn thiên về giáo
dục nhận thức. Việc tác động tới hành vi, thói quen của người học chưa nhiều
nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Thay đổi cách thức tập huấn bồi dưỡng giáo
viên, thay đổi cách thức tổ chức dạy học để học sinh có được hành vi thói
quen phù hợp cũng là một thách thức lớn đối với giáo dục trong xã hội Việt
Nam.

5


3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và

Tuyên truyền đối với vấn đề BĐKH trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên và phát huy hiệu
quả công tác giáo dục nhận thức tại học viện và xã hội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu mức độ hiểu biết của sinh viên về biểu hiện, nguyên nhân
và tác động của BĐKH đến con người
- Tìm hiểu mức độ và tần suất tiếp cận của sinh viên đối với một số
vấn đề liên quan đến BĐKH, bao gồm biểu hiện, nguyên nhân và tác động
của BĐKH đến con người
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục nhận
thức của sinh viên đối với việc bảo vệ môi trường, phòng chống BĐKH
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đối với vấn đề biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay
5.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
5.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Phạm vi thời gian: từ tháng 1/2022 – 3/2022

6


6. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Mức độ hiểu biết và quan tâm của sinh viên về biểu hiện,
nguyên nhân và hậu quả của BĐKH như thế nào ? Sinh viên đã có những
hành động cụ thể nào góp phần giảm thiểu
Thứ hai: Sinh viên thường tiếp cận những thông tin về BĐKH thông
qua những phương tiện truyền thông nào và tần suất tiếp cận như thế nào ?

Thứ ba: Đề xuất về các giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn của
Chính phủ, Nhà nước và các đối tác khác nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục
nhận thức của sinh viên đối với việc bảo vệ môi trường, phịng chống BĐKH
7. Giả thiết nghiên cứu
Thứ nhất: Nhìn chung, nhận thức của sinh viên về các vấn đề chính
liên quan đến BĐKH là khá hoàn chỉnh, tuy nhiên đối với một số biểu hiện cụ
thể sinh viên chưa nắm bắt được rõ ràng.
Thứ hai: Sinh viên quan tâm, theo dõi chủ đề liên quan đến BĐKH trên
MXH là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất. Thời lượng tiếp nhận chủ đề đó
chiếm ⅔ trên tổng thời lượng sử dụng MXH trong ngày tức chiếm 6-7 phần
(trên thang đo từ 0 - 10).
Thứ ba: Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao
nhận thức của sinh viên đối với việc bảo vệ mơi trường, phịng chống BĐKH
trong thời gian hiện tại và tương lai.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp luận về kế hoạch, chủ trương
của Đảng và

7


Nhà nước về BĐKH; các lý thuyết xã hội học có liên quan làm cơ sở lý
luận để phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đối với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay.
8.2 Phương pháp Anket
Sử dụng bảng hỏi Anket - Đây là phương pháp cơ bản thu thập thông
tin bằng cách sử dụng bảng hỏi, tiến hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của sinh
viên về vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được tiến hành khảo sát online qua các
trang mạng xã hội và sử dụng công cụ hỗ trợ là Google Forms với tổng mẫu

điều tra là 150 mẫu.
8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Để phân tích sâu hơn về thực trạng nhận thức của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền đối với vấn đề biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện
nay, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu - tiến hành phỏng
vấn sâu nhằm đưa ra thực trạng nhận thức của sinh viên về BĐKH; để nhìn
nhận đa chiều về kết quả định lượng; hiểu sâu bản chất bên trong của vấn đề
và làm rõ các số liệu định lượng chưa được giải thích; đồng thời tìm hiểu sâu
những vấn đề liên quan mà về thực chất không thể phát hiện qua kỹ thuật định
lượng. Tổng số mẫu phỏng vấn sâu là 15 mẫu. Thơng tin định tính được xử lý
bằng phần mềm xử lý dữ liệu định tính Nvivo
8.4 Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin định lượng bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0. Để đảm bảo độ tin cậy, các bảng hỏi thiếu thông tin khoảng 25%
số lượng câu hỏi trở lên bị loại bỏ và không nhập vào cơ sở dữ liệu. Quá trình
xử lý và viết kết quả sẽ kết hợp phân tích định tính và định lượng, phối hợp
các nguồn thơng tin, dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích thơng tin
định lượng: 1) Phân tích tần suất; 2) Phân tích tương quan (Crosstabs).

8


8.5 Q trình thu thập thơng tin
Với dữ liệu định lượng: cá nhân chủ dộng trong việc tự tìm kiếm kênh
thơng tin có khách thể phù hợp. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến
phức tạp nên việc tiếp cận mẫu nghiên cứu gặp khó khăn nên đã chuyển sang
hình thức gửi bảng hỏi bằng Google Forms. Từ đó, cá nhân linh hoạt trong
việc lựa chọn, sắp xếp khách thể sao cho số lượng NTL cân bằng, không
chênh lệch quá nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Với dữ liệu định tính: Trong q trình thu thập thơng tin định lượng,

lựa chọn 1-2 người phù hợp để tiến hành phỏng vấn sâu và đáp ứng yêu cầu là
ghi âm lại phỏng vấn với sự chấp thuận của NTL, đảm bảo yếu tố khuyết
danh, tập trung vào các yếu tố được nêu trên, người phỏng vấn nắm rõ bảng
hướng dẫn, khai thác cả thông tin mà bảng hỏi chưa đề cập. Phỏng vấn sâu
không thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp mà đã chuyển qua hình thức phỏng
vấn online qua các ứng dụng có thể video call và chỉ có thể vận dụng các mối
quan hệ phù hợp với khách thể nghiên cứu để tiến hành phỏng vấn sâu.
9. Bộ công cụ nghiên cứu
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO
CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
Chào anh/chị,
Tơi là sinh viên lớp Xã hội học K38 thuộc khoa Xã hội học và Phát
triển, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Hiện nay tơi đang tham gia nghiên cứu và tìm hiểu về
“THỰC TRẠNG NHẬN
THỨC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ

9


HẬU HIỆN NAY”. Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu, tôi rất cần
sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn.
Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất
bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng.
Tôi xin đảm bảo những thông tin bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục
đích nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thơng tin từ bạn!

A. THƠNG TIN CHUNG
A1. Giới tính:
1. Nam

2. Nữ

A2. Bạn là người dân tộc:
1. Kinh

2. Dân tộc khác A3. Bạn thuộc nhóm tuổi nào?

1. Từ 16 đến 30 tuổi
2. Từ 31 đến 45 tuổi
3. Từ 46 đến 60 tuổi
4. Trên 60 tuổi
A4. Gia đình bạn sống ở khu vực thuộc:
1. Đô thị 2. Nông thôn
A4a. Địa bàn thuộc (ghi cụ thể): Tỉnh/Thành phố… Quận/huyện…
A5. Nghề nghiệp hiện tại của bạn là:
1. Nông, lâm, ngư nghiệp
2. Công nhân thợ thủ công
3. Cán bộ nhà nước

10


Nhân viên cơng ty tư nhân nước ngồi liên doanh
4. Tự kinh doanh, buôn bán, dịch vụ
5. Nội trợ
6. Thất nghiệp bán thất nghiệp

7. Khác|
A6. Trình độ học vấn của bạn ?
1. Không biết chữ
2. Tiểu học
3. Trung học cơ sở
4. Trung học phổ thông
5. Trung cấp Cao đăng 6. Đại học Sau đại học
B. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
B1. Biến đổi khí hậu là gì?
1. Sự thay đổi trang thai của khí hậu trung bình hoặc dao động của khí
hậu trong một thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc đài hơn.
2. Sự Biến đổi khí hậu lần thi tiết nóng hơn, bắt thương hơn
3. Nước biến dạng và xâm nhập mặn
4. Các dạng thiên tại như bào, là hạn hơn bất thưởng hơn
B2. Biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra như thế nào?
1.BĐKH là quá trình vận động tự nhiên của khí hậu
2. BĐKh diễn ra theo chu kỳ
3. BĐKH bắt đầu từ thế kỷ 19 với sự ấm lên toàn cầu, thiên tai và thời
tiết cực đoan gia tăng với biểu hiện dị thường hơn, ác liệt hơn.
11


4. BĐKH không diễn ra
B3. Trái đất ấm lên gây ra những hiện tƣợng gì?
1. Băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn; xói lờ bờ sơng, biển; sạt
lở đất; suy giảm tài nguyên nước.
2. Thiên tai như bão, lũ qt, giơng lốc,nắng nóng, hạn hán... xảy ra
nhiều hơn, dị thường hơn.
3. El Nino, La Nina xảy ra nhiều hơn, kéo dài hơn và cường độ mạnh

hơn.
4 Tất cả các hiện tượng trên.
B4. Ở Việt Nam có những loại thiên tai nào?
1. Bão, lũ, lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn.
2. Ngập, xâm nhập mặn.
3. Lũ quét, hạn hán, trượt lở đất.
4. Khác
B5. Khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu là gì?
1. Là mức độ mà một hệ thổng (tự nhiên, xã hội, kinh tế)có thể phải
chịu những tác động có hại do Biến đổi khí hậu gây ra.
2. Là sự khơng thích ứng với những tác động bất lợi của Biến đổi khí
hậu.
3. Là mức độ mà một hệ thổng (tự nhiên, xã hội, kinh tế)có thể phải
chịu những tác động có hại do Biến đổi khí hậu gây ra hoặc khơng có khả
năng thích ứng với những tác động bất lợi của Biến đổi khí hậu.
4. Là khả năng thích nghi với Biến đổi khí hậu.
B6. Hãy chỉ ra mức độ quan tâm đến các vấn đề BĐKH được nêu
dưới đây:
12


(Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: Khơng quan tâm -> ít quan tâm -- > quan tâm -->thường xuyên quan tâm-->Đặc biệt quan tâm)
STT Nội dung

Mức độ quan tâm

1

Hiệu ứng nhà kính


1

2

3

4

5

2

Nước biển dâng

1

2

3

4

5

3

Diện tích rừng giảm

1


2

3

4

5

4

Đơ thị hóa

1

2

3

4

5

5

Chất thải

1

2


3

4

5

6

Sự nóng lên tồn cầu

1

2

3

4

5

7

Thời tiết bất thường

1

2

3


4

5

(lũ lụt, hạn hán)
C. NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
C1. Bạn thường tiếp cận những vấn đề liên quan đến BĐKH ở
kênh truyền thông nào ?
1. Mạng xã hội (Facebook, Zalo,…)
2. Báo mạng điện tử
3. Qua người thân, bạn bè
4. Khác
C2. Bạn thường tiếp cận vào khoảng thời gian nào trong ngày ?
1. Buổi sáng (khoảng từ 8 – 9 giờ)
2. Buổi trưa (khoảng từ 11 – 12 giờ)
3. Buổi chiều (khoảng từ 2 – 5 giờ)
4. Buổi tối (khoảng từ 6 – 10 giờ)
5. Khác
13


C3 Theo bạn các hoạt động nào là nâng cao hiệu quả nhận thức
BĐKH đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay ?
1. Tích cực tuyên truyền cho sinh viên về BĐKH
2 Trồng cây xanh trong khuôn viên hoc viện và khu vực sống
4 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BĐKH
5 Khác
C4. Bạn đã từng tham gia vào các cuộc thi, phong trào về BĐKH
chưa ?

1. Có
2. Không
C5. Nếu đã từng tham gia, bạn thấy những cuộc thi, phong trào đó
có ý nghĩa gì ?
1. Nâng cao nhận thức cho sinh viên về BĐKH trong giai đoạn hiện
nay
2. Cung cấp kiến thức, hiểu biết cho sinh viên về các vấn đề liên quan
đến BĐKH
3. Tạo sân chơi, nơi giao lưu cho các bạn sinh viên tại các trường đại học
4. Khác
C6 Hãy chỉ ra mức độ hành động của bạn góp phần giảm thiểu tình
trạng BĐKH ? (Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: Khơng
nghiêm trọng-->ít nghiêm trọng-->nghiêm trọng-->rất nghiêm trọng-->đặc
biệt nghiêm trọng)
STT Nội dung
1

Mức độ hành động

Sử dụng phương tiện giao thông công 1
cộng (xe đạp, xe bus)

14

2

3

4


5


2

Trồng cây xanh

1

2

3

4

5

3

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng 1

2

3

4

5

4


Bảo vệ mơi trường sống xung quanh

1

2

3

4

5

5

Tích cực tham gia các phong trào bảo 1

2

3

4

5

2

3

4


5

vệ môi trường
6

Hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu tốn 1
năng lượng

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Hải Yến, Nguyễn Công Ước, Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn
Thị Ngọc Thúy, Trần Thị Hà Nghĩa (2013), “Nhận thức của sinh viên trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến sự phát
triển nông lâm, ngư nghiệp và đời sống người dân ở khu vực nông thôn Việt
Nam”, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
2. Hồng Thị Bình Minh, Michael Zschiesche (2017), “Nhận thức về
biến đổi khí hậu của thanh niên miền Trung từ khóa học mùa hè về biến đổi
khí hậu năm 2017”, Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung.
3. Trần Thị Minh Ngọc (2017), “Nhận thức và thái độ của học sinh
trung học phổ thơng về biến đổi khí hậu hiện nay (Nghiên cứu trường hợp
học sinh trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm – Hà Nội)”,
Luận văn thạc sí Biến đổi khí hậu, Đại họ Quốc gia Hà Nội.
4. ThS. Nguyễn Minh Nhựt (2019), “Thực trạng nhận thức của cư dân
huyện Cần Giờ về biến đổi khí hậu hiện nay”, Tạp chí khoa học trường Đại
học Sài Gòn số 62 (02/2019).
Tiếng Anh

1. Christopher A.M (2019), “Awareness and Attitude Towards Climate
Change of Selected Senior High Students in Cavite, Philippines”, Asia Pacific
Journal of Multidisciplinary Research, Vol.7, No.2, Part III May 2019.
2. Dr. Onkargouda Kakade, Shilpa Hiremath and Namrata Raut (2013),
“Role of Media in Creating Awareness about Climate Change- A Case Study
of Bijapur City”, IOSR Journal Of Humanities And Social Science (IOSRJHSS).

16


3. Katharine Lee, Nathalia Gjersoe, Saffron O'Neill, Julie Barnett
(2020), “Youth perceptions of climate change: A narrative synthesis”,
Economic and Social Research Council.
4.

United

Nations

Environment

Programme’s,

Division

of

Environmental Law and Conventions (2006), “Raising awareness of climate
change”, United Nations Office in Nairobi.


17



×