Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Báo cáo thực tập ctxh hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tại tỉnh lào cai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.85 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

2

Chương I: Thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế ở địa phương Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

2

1.1 Một số khái niệm cơ bản

2

1.1.1 Khái niệm thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế

2

1.1.2 Về mối quan hệ giữa thông tin đối ngoại và truyền thơng quốc tế

2

1.2 Chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước về hoạt
động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế

3


Chương II Thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông
quốc tế tại tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp

5

2.1 Hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tại tỉnh Lào
Cai hiện nay
2.1.1 Khái quát về tỉnh Lào Cai

6
6

2.1.2 Thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
tỉnh Lào Cai hiện nay

6

2.2 Đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tại
tỉnh Lào Cai

7

2.3 Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tại tỉnh Lào Cai

7

KẾT LUẬN

8


Tài liệu tham khảo

9


MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và
lãnh đạo là quá trình tìm tịi, trải nghiệm, sáng tạo và liên tục đổi mới tư duy
trên mọi lĩnh vực, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Công tác thông tin
đối ngoại nhằm giới thiệu với cộng đồng quốc tế về Việt Nam, giúp thế giới
hiểu đúng, và đầy đủ về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời đáp ứng
nhu cầu tìm hiểu về Việt Nam của nhiều đối tượng khác nhau trên thế giới.
Trong những năm gần đây tình hình trong nước và quốc tế có nhiều
chuyển biến to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Sự mở
rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
bên cạnh những mặt thuận lợi cũng tạo ra những thách thức gay gắt hơn, phức
tạp hơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự chống phá của các
thế lực thù địch trong và ngoài nước cũng ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn,
nhất là trên mặt trận thơng tin tư tưởng.
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường thông tin tuyên truyền cho cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giúp họ hiểu biết đúng đắn và kịp thời về
Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng.
Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, hoạt động thông tin đối ngoại được
tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đẩy mạnh và đã đem lại hiệu quả tích cực; góp
phần thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói
chung và tỉnh Lào Cai nói riêng ra thế giới.
Chính vì những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài "Hoạt động
thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tại tỉnh Lào Cai hiện nay" làm đề
tài báo cáo.


1


NỘI DUNG
Chương I: Thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế ở địa phương Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
Theo từ điển tiếng Việt, “Thông tin” là “Truyền tin cho nhau để
biết”[48, tr.953], “Đối ngoại” là “Đối với nước ngồi, bên ngồi, nói về
đường lối, chính sách, sự giao thiệp của một Nhà nước, một tổ chức”[48,
tr.338]. Từ đó ta có thể xây dựng định nghĩa về thơng tin đối ngoại với nội
dung:
Thơng tin đối ngoại có thể được hiểu là những tin tức, thông báo, tri
thức về một sự vật, hiện tượng được con người tiếp nhận và chọn lựa một
cách có chủ đích để sử dụng trong hoạt động truyền tải thơng điệp ra bên
ngồi lãnh thổ một quốc gia hay cho các đối tượng là người nước ngồi nhằm
mục đích cung cấp thơng tin chính thống, xác thực và tích cực nhằm nâng cao
hình ảnh quốc gia đó trong mắt bạn bè quốc tế, để họ hiểu rõ, ủng hộ, giúp đỡ,
hợp tác cùng phát triển[31, tr.25].
Dù khác nhau về từ ngữ, nhưng ta có thể nhận thấy những đặc điểm
chung của khái niệm thông tin đối ngoại. Đó là việc đưa thơng tin có chủ đích
ra ngồi lãnh thổ nhằm phục vụ cho một số lợi ích của quốc gia.
1.1.2 Về mối quan hệ giữa thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
Do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin, ranh giới giữa truyền thông quốc tế và thơng tin đối ngoại khó có thể phân
định rõ ràng. Đối với mỗi quốc gia, thông tin đối ngoại là giới thiệu, quảng bá
hình ảnh của quốc gia đó ra bên ngồi, từ đó làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ
hơn tình hình trong nước để tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ từ bên ngồi,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

2


quyền của Tổ quốc. Vì vậy, thơng tin bên ngồi là thông tin khách quan, trung
thực, chắt lọc, phù hợp với từng đối tượng để giúp bạn bè quốc tế hiểu đầy đủ
và đúng đắn về tình hình đất nước, các chủ trương ưu tiên, những vấn đề cần
quan tâm để tránh bị lợi dụng ... Cịn truyền thơng quốc tế là hoạt động tuyên
truyền, quảng bá giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, sự tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo quốc tế
thường trực hoặc theo sự kiện, như các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở
nước ta, thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế là bộ phận thống nhất
trong chính sách thơng tin của Đảng và Nhà nước. Truyền thông quốc tế và
thông tin đối ngoại cần được liên kết chặt chẽ với nhau. Làm tốt cơng tác
truyền thơng quốc tế hỗ trợ tích cực cho cơng tác đối ngoại và ngược lại.
Bên cạnh đó, truyền thơng quốc tế và thơng tin đối ngoại có những đặc
điểm chung. Trước hết, hai bên có mục tiêu chung là thực hiện đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước, giữ vững và tạo mơi trường quốc tế hịa bình, ổn
định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do sự
phát triển nhanh chóng của ngành cơng nghệ thơng tin và truyền thông, đặc biệt
là mạng internet, ranh giới giữa truyền thông quốc tế và thơng tin đối ngoại rất
khó phân định rõ ràng. Trên thực tế, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng
đều tham gia vào công tác thông tin đối ngoại. Thông tin trên internet đã thực
sự trở nên “không biên giới”. Thực tế này đang đặt ra vấn đề lớn cho việc xử lý
thơng tin, địi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng các tác động bên ngoài của từng thông
tin trước khi đưa lên các phương tiện thơng tin đại chúng.
1.2 Chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước về
hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thơng quốc tế
Trong q trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa, Đảng ta luôn quán triệt đường lối ngoại giao kết hợp sức mạnh dân tộc
và thời đại. Quan điểm đó được thể hiện qua chính sách ngoại giao khơn

khéo, vì hịa bình và độc lập dân tộc của Nhà nước ta. Đường lối và chính

3


sách đúng đắn đã thể hiện sự quan tâm đến công tác Thông tin đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta.
Kể từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ ra đời năm
1945, Nhà nước ta đã thể hiện quan điểm đối ngoại độc lập tự chủ, bình đẳng
mở cửa và hợp tác để phát triển đất nước. Ngày 10-5-1962, Bộ Chính trị
Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 45 CT/TW “Về công
tác tuyên truyền đối ngoại”. Chỉ thị đầu tiên về lĩnh vực đối ngoại đã đánh
dấu sự phát triển và kết quả bước đầu của việc giới thiệu đất nước và con
người Việt Nam ra thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân
dân tiến bộ trên toàn thế giới, phục vụ cho những mục tiêu cách mạng to lớn
của dân tộc. Chỉ thị đã xác định: ”Công tác tuyên truyền đối ngoại là một bộ
phận của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của nước ta trên phạm vi tồn
thế giới. Nó phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”. Kể từ
đây, mặc dù có những sự điều chỉnh nhất định, nhưng đường lối chung về đối
ngoại luôn được Đảng ta nhất quán.
Sau khi giành độc lập năm 1975, đất nước mới thống nhất lại gặp
nhiều bất lợi trong việc tái thiết và phát triển kinh tế. Nội lực đất nước suy
yếu sau chiến tranh và sự cô lập ngoại giao, cấm vận kinh tế của các quốc gia
tư bản đẩy Việt Nam vào tình trạng hết sức khó khăn. Đứng trước tình hình
đó, Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực. Về đối
ngoại, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 khẳng định sự cần thiết
phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hịa
bình. Sau 5 năm thực tiễn hóa quan điểm đó, đến Đại hội VII năm 1991, Đảng
ta đã đưa ra đường lối đối ngoại chung trong thời kỳ đổi mới : “Việt Nam
muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc

lập và phát triển.” Nhằm cụ thể hóa đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại
hội VII, ngày 13-6-1992, Ban Bí thư khóa VII đã ra chỉ thị số 11CT/TW “về
đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”.

4


Thơng báo số 188-TB/TW của Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII đã
bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, địa bàn ưu tiên, những trọng điểm tổ
chức lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại.
Đến Đại hội IX, lần đầu tiên công tác thông tin đối ngoại đã được đưa
vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc.
Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10/9/2008 ra đời là sự tiếp nối của Chỉ thị
số 11-CT/TW với nội dung “tiếp tục đổi mới và tăng cường cơng tác thơng tin
đối ngoại trong tình hình mới”. Chỉ thị số 26 chỉ rõ: để đáp ứng u cầu của
đất nước trong tình hình mới, cơng tác thông tin đối ngoại cần phải được tiếp
tục đổi mới và tăng cường mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Nội dung của chỉ thị
nhấn mạnh nhiều đến tính chủ động trong các hoạt động thơng tin đối ngoại,
trong đó đáng chú ý là việc tăng cường công tác nắm bắt tình hình, nghiên
cứu, dự báo để hoạt động thơng tin đối ngoại chủ động, kịp thời và hiệu quả
hơn. Chỉ thị cũng đã đề ra những biện pháp tăng cường đổi mới phương thức
hoạt động và hiệu lực tham gia thông tin đối ngoại; quy định cụ thể việc tổ
chức và phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại giữa các ban,
ngành.
Tiếp theo Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 14/02/2012, Bộ Chính trị đã ra
Kết luận số 16 thông qua Đề án “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại
giai đoạn 2011 - 2020”, trong đó khẳng định thông tin đối ngoại là một bộ
phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của
Đảng ta, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Đề án đã đề ra quan điểm chỉ đạo
cho việc phát triển thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới, xác định các mục

tiêu, đồng thời nêu lên các giải pháp chủ yếu nhằm đạt được các mục tiêu này.

5


Chương II Thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông
quốc tế tại tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp
2.1 Hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tại tỉnh
Lào Cai hiện nay
2.1.1 Khái quát về tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới có 182,086 km đường biên giới
giáp với nước bạn Trung Quốc. Thời gian qua, được sự quan tâm của Bộ
Thông tin và Truyền thông, tỉnh Lào Cai đã được đầu tư xây dựng 01 Cụm
thông tin đối ngoại tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (theo Chương trình Mục tiêu
quốc gia đưa thơng tin về cơ sở giai đoạn 2010-2015) và sau khi thấy hiệu quả
tỉnh tỉnh Lào Cai tiếp tục kêu gọi xã hội hóa Cụm thơng tin đối ngoại Cửa
khẩu đường bộ số II Kim Thành (từ nguồn vốn xã hội hóa) do Tổng Công ty
viễn thông Mobifone đầu tư xây dựng với kinh phí gần 6 tỷ đồng, góp phần
tun truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước đến với mọi người dân; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.1.2 Thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
tỉnh Lào Cai hiện nay
Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác
đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một phần không thể thiếu
trong chiến lược thông tin để phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần quan
trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Sự ra đời của Nghị định số
72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại đã
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trong bối cảnh mới.
Thời gian qua, hoạt động thông tin đối ngoại được tỉnh Lào Cai đặc biệt
quan tâm đẩy mạnh và đã đem lại hiệu quả tích cực; góp phần thu hút đầu tư,

quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai
nói riêng ra thế giới.

6


Do xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động thông tin đối ngoại của
tỉnh Lào Cai trước yêu cầu mới và hội nhập quốc tế, ngay từ năm 2010,
UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo xây dựng Cổng thông tin đối ngoại chuyên
biệt phục vụ nhiệm vụ đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam, cũng như hình ảnh, con người Lào Cai ra thế giới; quảng bá, thu hút cơ
hội đầu tư, xúc tiến thương mại với các tỉnh khu vực Tây Bắc, đặc biệt là với
Trung Quốc trong thời gian qua.
2.2 Đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
tại tỉnh Lào Cai
● Thành tựu
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, Lào Cai đã thực hiện hiệu quả công
tác thông tin đối ngoại tại địa phương. Thông tin đối ngoại đã và đang kết hợp
hài hịa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và
ngoại giao nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội.
Lào Cai luôn quan tâm, động viên, ghi nhận kịp thời những đóng góp
của các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, nhà báo cho sự phát triển kinh
tế và ổn định xã hội của địa phương. Các cơ quan báo chí địa phương, hệ
thống Cổng thơng tin điện tử của tỉnh và các cổng thành viên đã đăng tải gần
60.000 tin, bài trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội,… đem đến
cho độc giả góc nhìn toàn cảnh về sự ổn định, phát triển của tỉnh Lào Cai
trong bức tranh phát triển chung của đất nước.
● Hạn chế
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tại Lào cịn cịn mỏng, chưa đa dạng,

đa phần có tuổi đời trẻ nên còn non kinh nghiệm, thiếu những cây bút chủ lực
sắc sảo về chính trị, vững chun mơn, giỏi ngoại ngữ.

7


2.3 Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tại tỉnh Lào Cai
Thứ nhất, nâng cao chất lượng và hình thức của các sản phẩm thơng tin
đối ngoại và truyền thông quốc tế
Thứ hai, mở rộng tầm ảnh hưởng của đài truyền hình tỉnh Lào Cai trên
phạm vi cả nước.

8


KẾT LUẬN
Là một cơ quan truyền thống chiến lược, báo điện tử Việt Nam có vị trí
quan trọng trong hệ thống thơng tin nói chung và thơng tin đối ngoại nói
riêng. Ngay từ khi tự ra đời và trong quá trình hoạt động, báo điện tử Việt
Nam thực sự là một phương tiện truyền thơng mới góp phần đưa những chính
sách, đường lối của Đảng và Nhà nước; tình hình trong nước và thế giới đến
với bạn đọc trong và ngồi nước có hiệu quả. Đặc biệt trong những năm gần
đây, các báo điện tử Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nâng
cao chất lượng trang thiết bị, kĩ thuật và đặc biệt là nội dung thông tin để đáp
ứng xu hướng hội nhập cũng như nhu cầu thông tin của các đối tượng độc giả.
Tuy nhiên, trước sự biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới, thơng
tin đối ngoại ở các địa phương cịn tồn tại một số hạn chế, chưa ngang tầm
với yêu cầu và nhiệm vụ. Biểu hiện rõ nhất là việc làm thông tin đối ngoại
theo kiểu tư duy đối nội, chưa chú ý nhiều đến nhu cầu của đối tượng. Vì vậy,

để khắc phục những yếu kém nhược điểm, các báo địa phương nói chung và
tỉnh Lào Cai nói riêng cần có sự thay đổi, làm mới trong tư duy làm thông tin
đối ngoại và truyền thông quốc tế; nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ để từ đó có
những sản phẩm chất lượng hơn.
Với những sự điều chỉnh về cách nhìn mới, vận dụng các phương thức
mới, sử dụng kĩ thuật truyền thông tiên tiến hiện đại, tỉnh Lào Cai đang dân
một vững mạnh, trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy cho độc giả trong
nước và thế giới. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, tỉnh cũng còn
một số mặt hạn chế do các điều kiện khách quan, chủ quan. Tuy nhiên với nỗ
lực của chính mình cũng như sự quan tâm của thơng tin đối ngoại, hoạt động
thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế tỉnh Lào Cai đang dần hoàn thiện
về mọi mặt.

9


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Dũng, Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, năm
2011
2. Nguyễn Văn Dũng, Báo chí truyền thơng hiện đại (Từ hàn lâm đến
đời thường), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011.
3. Nguyễn Thị Trường Giang, Đạo đức nghề nghiệp báo chí, Nxb
Chính trị- Hành chính, năm 2011.
4. Việt Hồn, Thơng tin đối ngoại qua báo chí- Kênh quan trọng- để
Việt Nam hội nhập quốc tế, Tạp chí Thơng tin đối ngoại, 2005, số 7, tr.5-8.
5. Trần Thị Thanh Hương, Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt
Nam ở nước ngoài- thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học quốc
gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, năm 2010.
6. Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006),
Đại cương về Thông tin đối ngoại, tập đề cương bài giảng, Hà Nội

7. Nguyễn Thế Kỷ, Quản lý, phát huy tốt vai trị của báo điện tử, trang
thơng tin điện tử và mạng xã hội trước yêu cầu mới, Tạp chí Quốc phịng tồn
dân, số 6/2012.

10



×