Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Bccđ bcdlxh ý kiến công chúng về vai trò của báo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.83 KB, 82 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Chương

Tính cấp thiết của chuyên đề
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của chuyên đề
Bố cục của chuyên đề
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG

4
7
13
13
13
14
15
16

CHUYÊN ĐỀ
Chương 2. ĐÁNH GIÁ CỦA CƠNG CHÚNG VỀ VAI TRỊ



32

CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG TRUYỀN THÔNG VỀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

50
52
55


STT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam
Việt Nam

Bộ quy tắc ứng xử
Kinh tế thị trường
Nghiên cứu sinh
Dư luận xã hội

Viết tắt
TNXHDN
TNXHDN.VN
VN
COC
KTTT
NCS
DLXH


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Chuyên đề đánh giá bước đầu về những tác động truyền thông vấn đề
TNXHNDN đối với công chúng báo điện tử. Chuyên đề sử dụng kết quả khảo
sát ý kiến của độc giả, chuyên gia và những người liên quan, về việc truyền
thông trên báo điện tử về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN)
trong thời gian nghiên cứu từ 2016-2020 và chủ yếu tập trung vào đánh giá
tần suất “ bị tác động truyền thông” của công chúng và mức độ “ áp dụng”
sau nhận thức của công chúng. Sau khi tìm hiểu về mối quan tâm, nhu cầu của
cơng chúng, kết hợp với những nghiên cứu, phân tích khác, luận án xây dựng
đề xuất có được căn cứ chắc chắn hơn..
Tiêu chí thiết kế bảng hỏi là những câu hỏi đóng nhằm mục đích đánh
giá tập trung “ phản ứng” của công chúng, dư luận đối với các nhiệm vụ mà

báo điện tử đã thực hiện góp phần xây dựng và phát triển một xã hội phát triển
bền vững theo các nội dung chỉ đạo của các Nghị quyết Đảng đề ra. Điều nay
khơng hồn tồn khiên cưỡng, vì qua kết quả khảo sát, những vấn đề nội dung
phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của công chúng vẫn được thể hiện minh bạch.
Mục đích của chun đề là tìm sự tác động của truyền thông tới công
chúng sau khi tiếp nhận vai trị thơng tin của báo điện tử về vấn đề liên quan
tới TNXHDN như một góc nhìn về báo chí và dư luận xã hội.
Tóm tắt về đối tượng nghiên cứu.
Dư luận xã hội, một tác động của báo chí trong vai trị định hướng cơng
chúng là đối tượng nghiên cứu rộng của chuyên đề này. Ý kiến công chúng là
đối tượng truyền thông của báo điện tử đối với TNXHDN là đối tượng nghiên
cứu trực tiếp của chuyên đề này.
Liên quan tới báo chí và dư luận xã hội, báo điện tử là một loại hình báo
chí mới trên thế giới và ở Việt Nam, được cho là có những ưu thế so với báo
chí truyền thống và dư luận xã hội mà nó tham gia định hướng, tạo ra cũng có
những đặc điểm khác với báo truyền thống ở sự tương tác, nhanh, tiếp cận rộng
rãi. Chủ đề truyền thông được nghiên cứu khảo sát ở chuyên đề này là


TNXHDN, một hiện tượng mới mà nhà nước, doanh nghiệp và xã hội quan
tâm trong bối cảnh hội nhập và kiến tạo nền kinh tế bền vững ở Việt Nam.
Lý do: Việc chọn đối tượng nghiên cứu dựa trên sự cần thiết nghiên
cứu xu hướng hình thành quan điểm và sự quan tâm của công chúng về i) một
vấn đề mới hình thành ở Việt Nam, ii) được đăng tải trên báo điện tử và iii)
chủ đề này được suy đốn là quan hệ tới mỗi người, nhưng khơng hấp dẫn
người đọc phổ thông như các chủ đề thời sự nóng hổi hoặc văn hố, giái trí.
Tác giả đi từ giả thiết rằng báo điện tử mới xuất hiện, do đó có thể có
những khác biệt trong việc tạo dư luận công chúng; đối tượng truyền thông là
TNXHDN cũng mới được du nhập vào Việt Nam, do nhận thức mới và khác
nhau nên cơng chúng có thể có những quan điểm, ứng xử khác biệt. Trong bối

cảnh tràn lan các vi phạm kinh doanh như hàng kém chát lượng, độc hại, ô
nhiễm môi trường, dịch bệnh, cạnh tranh khốc liệt, có thể cơng chúng sẽ quan
tâm hơn tới chủ đề TNXHDN. Tác giả cũng giả thiết rằng Nhà nước Việt
Nam chủ trương pháp triển bền vững và khuyến khích, cổ vũ TNXHDN, do
đó chủ đề này có thể nhận được những dư luận xã hội thuận chiều từ công
chúng và được xem như một kênh ý kiến cơng chúng đóng góp với quản tri
quốc gia về phát triển bền vững.
Bối cảnh nghiên cứu:
Tăng trưởng bền vững và TNXNDN đã trở thành quy định và điều kiện
của kinh doanh quốc tế, trong các cơ chế thuế quan và phi thuế quan hỗ trợ
nước nghèo trong WTO và các hiệp định tự do thương mại. Với xu thế đó,
TNXHDN ở Việt Nam đã có những thay đổi, từ tự nguyện thiện nguyện của
doanh nghiệp, trở thành cam kết TNXHDN, theo đó, doanh nghiệp bên cạnh kế
hoạch tài chính, kinh doanh có thêm cam kết và kế hoạch hành động theo các
mục tiêu ngồi lợi nhuận như: văn hố doanh nghiệp, đối xử với người lao
động, trách nhiệm với môi trường, với xã hội và với khách hàng. Đây là xu
hướng phát triển bền vững và TNXHDN được truyền thông trong thời gian
nghiên cứu. Dấu ấn truyền thông ở Việt nam về TNXHDN và Phát triển bền


vững thời gian này phải kể đến Giải thưởng năm 2005 về Doanh nghiệp kinh
doanh bền vững. Trước đó, các doanh nghiệp VN quen với thực hành thiện
nguyện. Khi các cơng ty đa quốc gia nước ngồi đem chuẩn kinh doanh
TNXHDN vào Việt Nam, thì nội dung truyền thơng về TNXHDN ở Việt Nam
vẫn còn nghiêng nhiều về thiện nguyện của doanh nghiệp. Thực tế này đã có
thay đổi trên truyền thông quảng bá hiểu biết về nội hàm hiện đại của
TNHXDN và do hành động tiên phong của nhà nước Việt Nam trong cam kết
thực hiện chiến lược phát triển bền vững thay thế cho các mục tiêu thiên niên
kỷ đã khép lại thành cơng.
TNXHDN từ cam kết chính phủ: Ngày 12 tháng 4 năm 2012, Chính phủ

Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011 -2020,
trong đó bao hàm nội dung thúc đẩy thực hiện TNXHDN. Với chiến lược này,
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được định hướng vào tiến trình hội nhập,
gia nhập thị trường thế giới với các chuẩn ứng xử có trách nhiệm với xã hội,
mơi trường và con người. Thực hành TNXHDN địi hỏi chi phí vốn cho một
hoạt động chưa từng có, nhưng mang lại những lợi ích đáng cho sự đầu tư đó,
đó là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giảm chi phí, tăng năng suất lao động,
tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên bỏ việc, mở rộng thị trường,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
TNXHDN như một tư duy kinh doanh mới: Thế giới ngày càng xem
TNXHDN như một tiêu chí bắt buộc trong kinh doanh, tức là kinh doanh phải
gắn với việc cư xử có đạo đức với người lao động, người tiêu dùng, với xã
hội, ứng xử tôn trọng môi trường thông qua các hành động doanh nghiệp
đóng góp vào bảo vệ mơi trường, phát triển giáo dục, văn hố, y tế cộng đồng,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội. Truyền
thơng đóng vai trị quan trọng trong việc truyền tải những thực tiễn tốt, sự
giám sát xã hội và hình thành ý thức của cộng đồng, xã hội về giá trị mà
doanh nghiệp cống hiến cho họ, từ đó hình thành lựa chọn của cơng chúng
đối với thương hiệu, nhãn hàng uy tín với xã hội. ác tổ chức quốc tế đã hình


thành các quy tắc ứng xử (COC), một số doanh nghiệp dựa vào đó cịn xây
dựng các bộ COC riêng như tuyên ngôn về chiến lược kinh doanh của họ để
thu hút nhà đầu tư và khách hàng. Như vậy, trong quá trình vận động của kinh
doanh quốc tế, TNXHDN từ chỗ cam kết của doanh nghiệp về những vấn đề
đạo đức đã trở thành chiến lược đầu tư .
TNXHDN.VN trong bối cánh hội nhập: Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua thị phần xuất
khẩu, đầu tư nước ngoài, trở thành bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu. Như
vậy, hiển nhiên là chiến lược kinh doanh dựa trên TNXHDN là yêu cầu bắt

buộc. Tuy nhiên với 97% doanh nghiệp ở Việt nam là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, mức độ thâm nhập thị phần thế giới còn ở mức thấp, do đó nhận thức và
thực hành về TNXHDN còn nhiều bất cập. Đánh giá về thực trạng doanh
nghiệp đã tuyên bố mà vi phạm nội dung TNXHDN trong thời gian qua, tiến
sỹ Võ Khắc Thường cho rằng: “Từ năm 1990 đến nay, thu nhập bình quân
theo đầu người tăng hàng năm, tuy nhiên, dường như TNXHDN không theo
kịp với tốc độ phát triển kinh tế của họ. Những chuyện doanh nghiệp này vi
phạm các quy định về môi trường, hoặc doanh nghiệp kia vi phạm quyền lợi
của người lao động đã trở thành câu chuyện thường nhật của mọi tầng lớp
người trong xã hội” [ 26, tr.78].
Báo điện tử với truyền thông cổ vũ Phát triển bền vững: Việc nhiều
doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục vi phạm các tuyên bố về TNXHDN đã
làm nổi lên quan tâm của cơng chúng về khoảng cách giữa lời nói và việc
làm. Diễn đàn công luận thu hút nhiều nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác
nhau, đặc biệt trong nghiên cứu liên ngành báo chí học, xã hội học và kinh tế
học và cũng là một mảng chủ đề lớn được các phương tiện truyền thông đại
chúng khai thác, trong đó có báo điện tử. Với đặc thù dựa vào sự phát triển
nhanh chóng của cơng nghệ Internet ở Việt Nam, báo điện tử có ưu thế nhanh
chóng đưa tin, hình thành diễn đàn tương tác về chính sách, pháp luật, hoạt
động của doanh nghiệp, doanh nhân tới các đối tượng liên quan. Tuy nhiên,


những ưu thế đó cũng đồng thời là thách thức. Nguy cơ đưa tin một chiều về
TNXHDN trên báo điện tử sẽ hình thành định kiến trong cơng chúng về tác
nghiệp đánh bóng, quảng cáo hoặc gây sự cố truyền thông cho doanh nghiệp.
Trong lúc công chúng vừa dễ bị tổn thương vì truyền thơng do khơng có nguồn
kiểm chứng, trong lúc năng lực quản lý của nhà nước về truyền thơng cịn hạn
chế, thì sự cân bằng, khách quan, trung thực và có ý thức khích lệ phát triển
bền vững, và vai trị giáo dục cơng chúng nói chung và doanh nghiệp nói riêng
trên phương tiện báo điện tử là điều đáng đi sâu nghiên cứu và khuyến nghị để

có giải pháp cho truyền thơng đóng góp vào phát triển bền vững.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Hướng nghiên cứu báo điện tử và chức năng thông tin
Các nghiên cứu trên thế giới có thể khái quát theo một số hướng chính
sau đây:
Một là, hướng nghiên cứu mang tính tổ hợp kỹ thuật công nghệ. Các
nghiên cứu theo hướng này đề cập tới đặc điểm, ưu thế kỹ thuật, nguồn, cách
làm báo, các trang thiết bị kĩ thuật làm báo; dự báo, xu hướng, tác động của
của báo điện tử trên nền tảng cơng nghệ máy tính, internet [ Journalism
Online của tác giả Mike Ward - Vũ Tuấn Anh dịch – 2004].
Hai là, các nghiên cứu về nghiệp vụ, kỹ năng làm báo điện tử. Tổng
quan về nghiệp vụ làm báo điện tử phải kể tới cơng trình “Làm báo và viết
báo” [Alfred Lawrence Lozenz và John Vivian, Vũ Thu Hồng dịch năm
2003]. Tiếp theo, cũng về nghiệp vụ làm báo điện tử và đi sâu hơn về kỹ năng
là công trình “Journalism Online” (Báo chí trực tuyến) của Mike Ward, 2016,
trong đó có kỹ năng thu thập, lựa chọn và trình bày tin tức, thơng tin. Nghiên
cứu về nguồn, xác minh nguồn trên web sỉte và các báo trực tuyến có thể tìm
thấy ở cơng trình

“Search: Theory and Practice in Journalism Online”

[ Murray Dick, Nghiên cứu: Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến,2013].


Ba là, hướng nghiên cứu các vấn đề đạo đức, pháp lý liên quan báo điện tử ,
có thể tìm thấy hướng nghiên cứu này trong cuốn “The Online Journalists
Using the Internet and other electronic resources” của tác giả Randy Reddick
& Elliot King (Nhà báo trực tuyến sử dụng internet và các nguồn điện tử
khác).

Tác giả chưa thấy có cơng trình nào đề cập một cách trực tiếp và riêng
biệt về vai trị thực hiện chức năng thơng tin trên báo điện tử, ngoại trừ một số
nội dung liên quan tới vai trị thực hiện chức năng thơng tin trong kỹ năng
sáng tạo tác phẩm báo chí và nghiên cứu các yếu tố gây ảnh hưởng của truyền
thông.
2.1.2. Hướng nghiên cứu về TNXHDN
2.1.2.1.Nghiên cứu lý luận chung về quan hệ giữa sản xuất kinh doanh
với việc thực hiện TNXHDN
Những công trình nghiên cứu về TNXHDN xuất hiện ở nước ngồi
sớm hơn, phong phú và đa dạng hơn ở Việt Nam. Có thể liệt kê một số cơng
trình tiêu biểu:
Về nội hàm của TNXHDN, tiêu chí đánh giá sự thành đạt xã hội của
doanh nghiệp
Các tác giả Crane, A., Matten, D., Mcwilliams, A., Moon J. và Siegel,
D. S trong cơng trình “Handbook of Corporate Social Responsibility”, Oxford
University, UK, 2008 nhấn mạnh sự thay đổi quan niệm của xã hội và giới
kinh doanh về uy tín xã hội của doanh nghiệp, thay vì chỉ coi kết quả kinh
doanh là chủ yếu sang hướng kết hợp với các giá trị từ cống hiến xã hội của
doanh nghiệp. Mcwilliam mô tả “Sự thành công và được xã hội đánh giá cao
không chỉ ở sự cải thiện không ngừng về các chỉ tiêu thị phần, doanh số, lợi
nhuận, nộp thuế, mà còn phải coi trọng và cải thiện tốt hơn mức lương, phúc
lợi, các điều kiện làm việc, sự bình đẳng về giới cho người lao động trong
doanh nghiệp; đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng; đồng
thời chủ động tham gia các hoạt động từ thiện xã hội; tuân thủ đầy đủ, thực


chất hơn luật pháp kinh doanh, các cam kết chất lượng: quảng bá sản phẩm
trung thực, phát triển dịch vụ hậu mãi, bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; đề cao sử dụng tiết kiệm tài nguyên quốc gia và không gây
hại cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh chung của nền kinh tế, cũng như

không được phép làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức khác [131, tr. 127].
Về vai trò của đạo đức kinh doanh là nền tảng của TNXHDN
Các tác giả Zerk và Jennifer trong công trình “Multinationals and
Corporate

Social

Responsibility:

Limitations

and

Opportunities

in

International Law", Cambridge University, UK, 2006 định nghĩa đạo đức kinh
doanh chính là khi “…doanh nghiệp [làm] lợi cho mình đồng thời đem lại lợi
ích cho người khác, cho đất nước, xã hội”, như đóng góp vào giải quyết vấn
đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo, là nền tảng dẫn tới giữ uy tín với
khách hàng [142, tr. 57]
Tác giả Kalinda trong cơng trình “Social Responsibility and
Organizational Ethics", Encyclopedia of Business and Finance, New York,
1999, nhận định: Đạo đức doanh nghiệp là yếu tố quyết định TNXHDN và sự
thành đạt xã hội của doanh nghiệp bên cạnh một báo cáo tài chính sáng sủa,
và trong tương lai gần, Đạo đức doanh nghiệp là thước đo và là yếu tố nền
tảng cho sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp trong xu thế cạnh
tranh khốc liệt [136, tr. 27].

Về quan hệ nhân quả giữa kết quả kinh doanh và TNXHDN
Xác nhận có mối quan hệ nhân quả lâu dài giữa kết quả kinh doanh với
TNXHDN và xu thế của tư duy TNXHDN sẽ trở thành “ các quy định kinh
doanh toàn cầu mới” trong “lý thuyết quản trị tồn cầu và mạng lưới chính
sách cơng cộng tồn cầu” là những luận điểm cốt lõi trong cơng trình
“Building Social Business: The New Kind of Capitalism That Serves
Humanity's Most Pressing Needs", Good work News, Working Central”
[Muhammad Yunus 138, tr. 65].
2.1.2.2 Nghiên cứu nước ngoài về TNXHDN ở Việt Nam


Sau đây là những cơng trình tiêu biểu:
Về những rào cản và thách thức
Tác giả Brigitte Hamm trong bài viết Corporate Social Responsibility
(TNXHDN);

Vietnam,

Private

Governance;

Global

Governance:

Globalization (TNXHDN (TNXHDN); Việt Nam, quản trị tư, quản trị tồn
cầu, tồn cầu hóa), tạp chí Pacific News, Số 38, năm 2012, điểm danh những
rào cản thực hiện TNXHDN ở Việt Nam như: Nhận thức về TNXHDN, lo
ngại về giảm năng suất lao động và kết quả kinh doanh do phải thêm chi phí

thực hiện nhiều bộ quy tắc ứng xử, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ; sự khác biệt giữa Bộ luật Lao động và bộ quy tắc ứng xử của doanh
nghiệp trong quy định về thời gian lao động, mức lương, phúc lợi, điều kiện
tuyển dụng, về hoạt động của cơng đồn; thiếu minh bạch trong truyền thông,
giám sát về TNXHDN [126, tr. 15].
Về những lợi thế ở Việt Nam trong thực thi TNXHDN
Hai tác giả Chan và Wang trong cơng trình: “Raising Labor Standards,
Corporate Social Responsibility and Missing Links - Vietnam and China
Compared" (Những tiêu chuẩn về người lao động đang nâng cao, TNXHDN
và thiếu những liên kết – So sánh Việt Nam và Trung Quốc) đã cho rằng lý do
dẫn tới bức tranh tích cực về TNXHDN ở Việt Nam so với Trung quốc là
những giá trị về văn hóa, lịch sử của Việt Nam .
2.1.2.3 Để xuất của học giả nước ngoài về giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện TNXHDN trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
Về các giải pháp chung
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp được tác giả Uting P. đề cập tới trong
tác phẩm “Trách nhiệm hợp tác và hành động xã hội trong kinh doanh", xuất
bản năm 2005 tại Mỹ. Tác giả cho rằng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
là giải pháp để thực thi TNXHDN ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới hiện
đại nói chung . [141, tr. 102]. Chapple và Moon ["Introduction: TNXHDN
Agenda for Asia. Corporate Social Response-sibility and Environmental
Management” (Mở đầu: Nghị sự về TNXHDN đối với châu Á. TNXHDN và


quản trị môi trường), xuất bản năm 2007 tại Liên hiệp châu Âu [130, tr. 72]
cũng coi xây dựng văn hoá danh nghiệp nên là giải pháp cốt lõi và lâu dài đối
với các doanh nghiệp Việt Nam.
Giải pháp cải thiện hành vi đạo đức bên trong doanh nghiệp và với
cộng đồng Giải pháp này dựa trên nhận thức rằng TNXHDN trước hết phải
bắt đầu từ bên trong doanh nghiệp. Tác giả Haynes trong bài viết “Discuss

how organizations shape ethical behavior” (Thảo luận về cách tổ chức hình
thành hành vi đạo đức), in trong cơng trình "Social responsibility and ethical
organization" (Trách nhiệm xã hội và tổ chức đạo đức), xuất bản năm 2010 tại
Mỹ, nhận định: Cách thức tổ chức hành vi đạo đức trong doanh nghiệp tạo cơ
hội đồng đều cho tất cả nhân viên đều được bảo vệ bởi pháp luật, có nơi làm
việc an tồn, lành mạnh, hưởng lương đủ để trang trải các nhu cầu cơ bản, có
cơ hội cải thiện kỹ năng và khả năng của họ. Đối với hành vi đạo đức hướng
ra bên ngoài, tác giả đề xuất sự chủ động hợp tác của doanh nghiệp với chính
quyền và cộng đồng để đóng góp vào giáo dục, văn hóa, kinh tế và xã hội
trong các cộng đồng đó [133, tr. 57].
Giải pháp lắng nghe và tương tác với khách hàng và cộng đồng
Các tác giả Zerk, Jennifer A, trong cơng trình “Đa quốc gia và trách
nhiệm xã hội hợp tác về luật quốc tế”, phần "Summarize the responsibilities
of business to the general public, customers, and employees” (Tổng quan về
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công chúng, khách hàng và nhân viên)
và “Explain why investors are concerned with business ethics and social
responsibility" (những giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư quan tâm đến
đạo đức kinh doanh và TNXH), xuất bản năm 2006 tại Đại học Cambridge Vương quốc Anh dẫn tới giải pháp để tạo lập quan hệ trung thành với khách
hàng chính là lắng nghe ý kiến của cơng chúng, của khách hàng để cải thiện
hình ảnh của cơng ty trong tâm trí của họ. [142, tr. 61].
Giải pháp đề xuất xây dựng bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp
Brigitte Hamm khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam nên tuỳ theo khả
năng và điều kiện lãnh thổ mà xây dựng bộ quy tắc ứng xử phù hợp trên cơ sở


tự nguyện. Đó chính là những cam kết hành động hướng tới phát triển bền
vững của doanh nghiệp về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, quản lý, và
văn hóa. [ đã dẫn, 126, tr. 14: "Corporate Social Responsibility (TNXHDN);
Vietnam, Private Governance; Global Governance; Globalization" (Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN); Việt Nam, quản trị cơng, quản

trị tồn cầu, tồn cầu hóa)]
Nghiên cứu cảnh báo về TNXHDN ở Việt Nam
Không nên du nhập nguyên xi các cam kết TNXHDN từ nước ngoài mà
nên xây dựng những cam kết khả thi và phù hợp về TNXHDN với các điều
kiện cụ thể nơi kinh doanh, đó là cảnh báo của Debroux trong cơng trình
“Corporate social responsibility in Asia: the Beginning of the Road"
(TNXHDN ở châu Á: Sự khởi đầu của một con đường) [132, tr. 97].
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1. Hướng nghiên cứu báo điện tử và chức năng thông tin của báo
điện tử
Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam trực tiếp về báo điện tử có thể
nêu một số cơng trình tiêu biểu sau đây:
Một là, các sách giáo trình cung cấp các tri thức về lý luận báo chí: Cơ
sở lý luận báo chí (Nguyễn Văn Dững); Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính và
phong cách (Hà Minh Đức); Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng (Đinh Hường
- Dương Xn Sơn - Trần Quang); Cơ sở lý luận báo chí, Truyền thơng đại
chúng (Tạ Ngọc Tấn); Truyền thông- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Nguyễn
Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng)... đã hệ thống những kiến thức cơ bản về lý
luận báo chí.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu về thể loại báo chí như: Các thể ký
báo chí (Đức Dũng), Thể loại báo chí thơng tấn (Đinh Hường), Thể loại báo
chí chính luận nghệ thuật (Dương Xuân Sơn), Thể loại báo chí chính luận và
Các thể loại chính luận báo chí (Trần Quang), Phê bình tác phẩm văn học
nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn Thị Minh Thái); Các thể loại báo chí (A.A


Chertechnei), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí (Tạ Ngọc Tấn), Thơng tấn báo

chí- Lý thuyết và kỹ năng (Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn).
Ba là, các nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí - truyền thơng ở Việt Nam
có thể nói tới giáo trình Biên tập ngơn ngữ sách và báo chí (Nguyễn Trọng
Báu), Ngơn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào, Một số vấn đề về sử dụng ngơn
ngữ trên báo chí (Hồng Anh) giúp nắm được sự chuẩn xác ngơn ngữ đóng
góp vào tác ộng xã hội của truyền thông.
Bốn là, các nghiên cứu về lý thuyết, kỹ năng và phương pháp sáng tạo
tác phẩm báo chí như: Tác phẩm báo chí đại cương (Nguyễn Thị Thoa), Tác
phẩm báo chí (Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Dững, Trần Thế Phiệt), và một số
cơng trình nghiên cứu về cách thức tổ chức sản xuất sản phẩm báo in như Tổ
chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in (2006), Tổ chức sản xuất sản phẩm
báo in (2015) của tác giả Hà Huy Phượng.
Năm là, các cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thể loại báo
điện tử.
Nghiên cứu chuyên biệt về báo điện tử ở Việt Nam phải kể đến cơng
trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang. Đó là các nghiên cứu
“Báo điện tử: Những vấn đề cơ bản "(2011); "Sáng tạo tác phẩm báo điện tử"
(2014); “Báo điện tử: Đặc trưng và phương pháp sáng tạo" (2014); Tổ chức
diễn đàn trên báo điện tử (2014); và Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng báo điện
tử (2016).
Tác giả chưa thấy có cơng trình nào nghiên cứu về dư luận xã hội về
TNXHDS và báo điện tử ở Việt Nam.
2.2.2. Hướng nghiên cứu về vấn đề TNXHDN
2.2.2.1 Lý luận chung về TNXHDN ở Việt Nam
Một số cơng trình tiêu biểu có thể nêu như sau:
Về vai trò của TNXHDN
TNXHDN hướng theo chuẩn đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
đóng vai trị giúp doanh nghiệp và xã hội chung tay giảm thiểu những tác



động tiêu cực của kinh tế thị trường và kinh doanh thời hội nhập [Nguyễn
Trọng Chuẩn, “Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội” [21, tr. 43].
TNXHDN là chuẩn mực mới bắt buộc của kinh doanh quốc tế [Lê
Thanh Hà, “TNXHDN trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập
kinh tế quốc tế" [40, tr. 59].
Về nội dung TNXHDN
TNXHDN xuất phát từ nền tảng của quan hệ đạo đức giữa con người
với cộng đồng và môi trường, bao gồm 3 yếu tố, Thứ nhất: quan hệ chung
sống và khoan dung giữa người với người trong xã hội; thứ hai: sự gắn bó
giữa cá nhân với cộng đồng xã hội; thứ ba, trách nhiệm tự nhiên, tự nguyện và
là nghĩa vụ của người kinh doanh trong đóng góp vào sự bảo vệ và phát triển
của cộng đồng và xã hội. [97, tr. 17 , Nguyễn Văn Thức “Vai trò của nhà
nước và vấn đề trách nhiệm xã hội”]
Sáu yếu tố nội hàm của TNXHDN được tác giả Đỗ Hoài Nam tổng kết
trong bài viết “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, gồm
(1) Bảo vệ mơi trường; (2) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (3) Trách nhiệm
với nhà cung cấp; (4) Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; (5)
Quan hệ tốt với người lao động; và (6) Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người
lao động trong doanh nghiệp. Bốn yếu tố đầu tiên thế hiện trách nhiệm bên
ngoài, hai yếu tố sau cùng thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh
nghiệp [70, tr. 22].
Ba trụ cột nội dung quan trọng của TNXHDN ở Việt Nam, không phân
biệt quy mơ và loại hình doanh nghiệp nên bao gồm (1) Trách nhiệm về kinh
tế, (2) Trách nhiệm trả công thoả đáng cho người lao động, (3) Trách nhiệm
đối với hệ sinh thái là quan điểm của tác giả Trần Nguyên Việt trong bài viết
“TNXHDN về vấn đề sinh thái và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay”.
[118, tr. 305].
Tóm lại, các tác giả Việt Nam khá thống nhất với ba trụ cột Kinh tếNgười lao động- Môi trường, xã hội là nội dung của TNXHDN ở Việt Nam.



2.2.2.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN ở Việt Nam
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường
Xuất phát từ phân tích cho rằng kinh doanh là sử dụng nguồn lực thiên
nhiên, xã hội và gây tổn hại tới môi trường, do đó TNXHDN chính là một
phần đền bù từ kết quả kinh doanh cho xã hội và môi trường [Nguyễn Trọng
Chuẩn, "Trách nhiệm của chúng ta hôm nay đối với những thế hệ đi trước và
các thế hệ đi sau”, 22, tr. 15-16).
Thực trạng thực hiện TNXHDN ở Việt Nam:
Hiện tượng TNXHDN và truyền thông về TNXHDN ở Việt Nam đã
nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người trong bối cảnh có nhiều
phản ứng xã hội về đời sống bấp bênh của người lao động, vấn nạn mơi
trường, tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, đó là quan điểm của tác giả Cao
Thu Hằng trong bài viết “Về lợi ích và trách nhiệm xã hội trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”. [45, tr. 107].
Lợi nhuận từ vi phạm pháp luật kinh doanh và đối xử bất công bằng
với người lao động là lợi nhuận bất chính, đó là quan điểm đánh giá của
Nguyễn Ngọc Hà trong bài viết "TNXHDN và Nhà nước trong việc đảm bảo
công bằng xã hội”. [41, tr. 139].
Những đánh giá của các nhà nghiên cứu Việt Nam về thực trạng
TNXHDN ở Việt Nam nặng về cảnh báo những xu hướng nhận thức hạn chế
và hành động thiếu chuẩn mực về TNXHDN ở Việt Nam. Tại chuyên đề này,
tác giả muốn tìm hiểu xu hướng quan điểm, ứng xử của công chúng với hiện
tượng TNXHDN ở Việt Nam sau khi tiếp cận với các bài viết liên quan trên
báo điện tử.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nghiên cứu góc nhìn báo chí học về ý kiến cơng chúng đối với vai trò
của báo điện tử với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ



Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên
quan đến đề tài nhằm làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, và định
hướng nghiên cứu chuyên đề này
Hai là, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Ba là, khảo sát ý kiến công chúng bằng bảng hỏi
Bốn là, kết luận tìm ra xu hướng ứng xử của công chúng đối với tin, bài
về TNXHDN trên báo điện tử.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Ý kiến cơng chúng về vai trị của báo điện tử với vấn đề trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp tại Việt Nam
4.2 Phạm vi
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu chính thức là giai đoạn 2016 –
2020. Thời gian nghiên cứu bổ sung từ năm 2010 - 2012 (kế thừa kết quả
nghiên cứu thạc sĩ của tác giả). Tổng cộng thời gian luận án nghiên cứu và kế
thừa là 7 năm
Không gian nghiên cứu: khảo cứu các tác phẩm báo chí về vấn đề
TNXHDN tại Việt Nam trên 4 trang báo điện tử: vietnamnet.vn, laodong.vn,
baotainguyenmoitruong.vn, doanhnhansaigon.vn đồng thời tìm hiểu sự phản
hồi từ phía cơng chúng ở Việt Nam thơng qua phương pháp điều tra bảng hỏi
và phỏng vấn sâu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng – khảo sát ý kiến công
chúng qua bảng hỏi (anquette survey)
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an két). NCS phát 600 bảng hỏi
và thu về được 190 phiếu điều tra đến từ các địa phương của 3 tỉnh, thành phố
là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, lấy ý kiến của công chúng về chức
năng cung cấp thông tin và chức năng tuyên truyền, phổ biến của báo điện tử



về vấn đề TNXHDN.VN để từ đó có cứ liệu và cơ sở xác đáng giúp NCS thực
hiện chuyên đề và luận án.
Nguyên tắc chọn mẫu: Độc giả đọc báo điện tử
5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính – Phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn các cán bộ phụ trách mảng TNXHDN tại các
doanh nghiệp, giảng viên, chuyên gia nghiên cứu về vấn đề TNXHDN tại
Việt Nam, các nhà quản lý tư pháp phát triển bền vững theo chương trình nghị
sự 21 của chính phủ Việt Nam, về TNXHDN tại Việt Nam để có những kiến
thức về vấn đề nghiên cứu, giúp thao tác hố các khái niệm, có những số liệu,
tư liệu về thực trạng vấn đề TNXHDN tại Việt Nam. Đồng thời thu nhận các
đánh giá và nhận định về thực trạng phản ánh vấn đề TNXHDN tại Việt Nam
trên báo điện tử hiện nay, mặt khác nhằm so sánh kết luận giữa các nghiên
cứu đã có trong thực tế và thực tế phản ánh của báo điện tử.
Phỏng vấn các nhà quản lý báo chí, các phóng viên, biên tập viên của
các báo khảo sát nhằm tổng hợp các thông tin, tư liệu về phương thức tổ chức
và thiết kế thông điệp TNXHDN tại Việt Nam trong các tòa soạn báo hiện
nay, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là thông điệp TNXHDN tại Việt Nam trên
các báo điện tử điện tử hiện nay được thiết kế và xây dựng như thế nào?
Đối tượng phỏng vấn sâu cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các nhà báo làm cơng tác quản lý tại 4 cơ quan báo chí trong
diện khảo sát (4 người), Các cán bộ phụ trách mảng phát triển bền vững,
chương trình nghị sự 21 của Chính phủ ( 01 người)
Nhóm 2: Các phóng viên, biên tập viên của các tờ báo thuộc diện khảo
sát, mỗi cơ quan báo chí phỏng vấn 03 người (tổng số 12 người)
Nhóm 3: Cán bộ quản lý về vấn đề TNXHDN tại Việt Nam của Phịng
Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam ( 01 người), Công ty bảo hiểm Bảo
Việt (01 người); Công ty Dược Traphaco (01 người), 04 chuyên gia nghiên
cứu về vấn đề TNXHDN thuộc các tổ chức phi Chính Phủ (01 chun gia
nước ngồi đến từ tổ chức phi chính phủ GIZ tại Việt Nam, 01 chuyên gia



Việt Nam đến từ tổ chức phi chính phủ GIZ tại Việt Nam, 01 chuyên gia Việt
Nam đến từ tổ chức phi chính phủ LIN tại Việt Nam, 01 cán bộ đến từ trung
tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển RED), Giảng viên ( 02 người)
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của chuyên đề
6.1 Ý nghĩa lý luận
Chuyên đề đóng góp vào nghiên cứu vai trị của báo chí đối với dư luận
xã hội, cụ thể là xu hướng nhận thức và hành động của công chúng báo điện
tử khi tiếp cận các tin, bài liên quan tới TNXHDN.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đinh vị được xu hướng nhận thức và hành vi của cơng chúng báo điện
tử có thể giúp các nhà làm báo, người viết báo tác động vào mục đích truyền
thơng và định hướng dư luận tốt hơn, giúp các nhà nghiên cứu đánh giá tác
động, hiệu quả truyền thơng của báo điện tử đối gi dục nhận thức và dư
luận xã hội.
Đối với doanh nghiệp, việc phân tích xu hướng nhận thức và hành vi
của công chúng trên báo điện tử về chủ đề TNXHDN sẽ giúp các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp có những thay đổi trong kế hoạch truyền thơng hiệu quả.
Bên cạnh đó, báo chí có nhiệm vụ tham gia cơng tác truyền thơng cho
chiến lược của Đảng, Nhà nước và Chính phủ phát động. Do đó, kết quả của
luận án cũng sẽ giúp các cơ quan báo chí có thể nhìn nhận lại hoạt động của
mình, trên cơ sở đánh giá khả năng nhận thức, thái độ của công chúng lựa
chọn những nội dung phù hợp để đăng tải, nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt
động truyền thông cho vấn đề TNXHDN tại Việt Nam
7. Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
hình vẽ, bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, mục lục, phụ lục thì nội dung
chuyên đề gồm 2 chương:
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ



Chương 2. ĐÁNH GIÁ CỦA CƠNG CHÚNG VỀ VAI TRỊ CỦA
BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM


Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
1.1. Truyền thông
Truyền thông bắt nguồn từ tiếng La- tinh “communicare”, nghĩa là biến
nó (hiện tượng, đối tượng truyền thơng) thành cái thông thường (dễ tiếp cận
bởi công chúng đọc), chia sẻ, truyền tải thơng tin hướng đích.
Theo Dean C. Barnlund (1964), truyền thơng là q trình liên tục nhằm
làm giảm độ khơng rõ ràng để có hành vi hiệu quả hơn.
Theo từ điển Oxford, truyền thông là một hoạt động hoặc một quá trình
nhằm trao đổi ý tưởng và cảm xúc hoặc trao đổi thơng tin cho một ai đó.
Theo PGS,TS. Nguyễn Văn Dững (2012), truyền thơng là q trình liên
tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm
giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức và tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển
của cá nhân/ nhóm, cộng đồng, xã hội.
Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở
Việt Nam hiện nay, truyền thơng cịn có vai trị quan trọng trong việc giáo
dục, động viên nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của xã hội, nâng
cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân. Có 3
cấp độ trong hoạt động truyền thơng: truyền thông nội cá nhân, giao tiếp liên
cá nhân, và cao nhất trong các hoạt động truyền thông là truyền thông đại
chúng. Truyền thông cũng được sử dụng nhiều trong quá trình phát triển bền
vững của cộng đồng, hình thành diện mạo văn hoá của mỗi con người và của

cộng đồng, quốc gia.
1.2. Truyền thông đại chúng
Theo James R. Wilson và Stan R. Wilson (1998), truyền thông đại
chúng là một quy trình mà những nhà truyền thơng chun nghiệp sử dụng



×