Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận cao học xhhyt nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền chịu ảnh hưởng của đại dịch covid 19 tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.93 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Đại dịch Covid-19 đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, người
đứng đầu WHO cho biết số ca nhiễm virut corona chủng mới gây ra đại dịch
Covid-19 được xác nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy khả năng
lây lan của loại virus này và tất cả các nước đều phải có sự chuẩn bị về mọi
mặt. Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra tử vong mà còn ảnh hưởng đến mọi
mặt của tồn xã hội bao gồm: kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục, … Việt Nam
đã rất nỗ lực trong việc phòng và chống dịch, so với các nước khác khả năng
thương vong và lây nhiễm đã khá ổn định như vẫn có sự ảnh hưởng nhất định
đến tồn xã hôi. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tôi xin phép đặc biệt chú ý
đến đối tượng là sinh viên, cụ thể là Sinh viên đang theo học tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền. Với đối tượng là sinh viên – vừa đi học vừa đi làm thì
đại dịch Covid-19 ảnh hưởng khơng nhỏ, có rất nhiều vấn đề khó khăn đặt ra
đối với sinh viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà trong nghiên cứu ảnh
hưởng đại dịch Covid-19 nhắc đến. Vì vậy tơi xin tiến hành nghiên cứu: “
Nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chịu
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam với mong muốn làm rõ thực
trạng vấn đề sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền gặp phải trong bối
cảnh đại dịch, từ đó tìm ra những giải pháp kiến nghị để cải thiện thực trạng
trên. Đại dịch Covid-19 toàn cầu từ năm 2020 đã ảnh hưởng tới Việt Nam với
những thách thức kinh tế, xã hội và y tế chưa từng có. Việc này địi hỏi Chính
phủ phải nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp và biện pháp hữu hiệu
để đạt được mục tiêu kép đó là “ Khơng chỉ phòng chống dịch bệnh mà còn
phát triển kinh tế và anh sinh xa hội – đặc biệt là đối với những nhóm yếu
thế”. Các biện pháp giãn cách xã hội như đóng cửa trường học và các điểm
vui chơi giải trí, tự cách ly và cách ly bắt buộc, hạn chế đi lại, không tụ tập
đông người cùng các biện pháp khác nhau đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời

1



sống của mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là sinh viên. Việc đi học tại trường đã
thay thế bằng việc học trực tuyến, kiểm tra trực tuyến, khiến chất lượng học
tập bị giảm sút. Sinh viên là đối tượng năng động và tươi trẻ, việc cấm ra
ngồi, khơng được tụ tập thật sự là vấn đề khó khăn đối với sinh viên. Chưa
kể việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tại trường học, đi học và thi cử cũng bị
ảnh hưởng ít nhiều. Ngồi ra đa số sinh viên cịn đi làm thêm để trang trải các
phí sinh hoạt, đa phần sinh viên đều ở trọ, việc làm thêm phụ giúp kinh tế
khơng cịn xa lạ gì đối với đối tượng là sinh viên nhưng vì đại dịch Covid-19
khiến họ không thể đi làm hoặc buộc nghỉ làm, điều này là vơ cùng khó khăn
với họ. Tiền sinh hoạt, tiền trọ, học phí,.. là những khoản tiền khơng nhỏ, áp
lực học hành và kinh tế ảnh hưởng đến sinh viên khơng kém gì những đối
tượng khác. Vì lí do đó, hơm nay tơi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu
trợ giúp xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chịu ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam”, áp dụng phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp, phù hợp với yêu cầu của xã hội, nhằm tìm ra biện pháp ứng
phó để giảm thiểu tác động của đại dịch tới sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.

2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tài liệu
Đại dịch Covid-19 diễn ra trên quy mơ tồn thế giới, tác động nặng nề
đến tất cả các ngành trong đó có ngành giáo dục, kinh tế, y tế,.. Nghiên cứu
liên quan đến sinh viên nên tôi xin phép đề cập chủ yếu đến mảng giáo dục.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến giáo dục không chỉ về mặt chất
lượng giáo dục mà cịn liên quan đến việc du học nước ngồi cũng ảnh hưởng
ít nhiều. Một phân tích vào cuối năm 2020 của Viện nghiên cứu Chính sách

Cơng của Mỹ cho thấy số lượng du học sinh đến Mỹ năm học 2020-2021 suy
giảm từ 63-~98% so với năm học 2018-2019, rơi vòa khoảng 6000 đến
12000, thấp nhất kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc ( con số đầu tiên được ghi
nhận là 7800 vào năm 1947-1948). Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các
nước như Anh, úc, Canada, Nhật,.. Khi đại dịch xảy ra và chính phủ buộc
phải đóng cửa biên giới, thậm chí khi mở cửa biên giới trở lại thì cũng khơng
có thay đổi đáng kể vì nỗi sợ mang tên “ Đại dịch Covid-19”. Theo báo San
Joses Spotlight, tiến sĩ Byron D.Clift Breland chỉ ra nỗi khó khăn của sinh
viên đại học phải đối mặt đó là tỉ lệ nhập học sự kiến sẽ giảm ở mức lớn nhất
trong 2 năm trong lịch sử ( dữ liệu nghiên cứu từ Trung tâ nghiên cứu sinh
viên quốc gia Clearinghouse), nhiều sinh viên phải đối mặt với sự không chắc
chắn về sức khỏe, việc làm hoặc chỗ ở của bản thân và gia đình họ. Tuy có sự
hỗ trợ bởi tiểu bang và liên bang thông quan Đạo luật viện trợ, Cứu trợ an
ninh kinh tế, Quỹ cứu trợ khẩn cấp giáo dục đại học thì vẫn là thách thức đối
với sinh viên đại học. Khảo sát sinh viên đại học cộng đồng ở California chỉ
ra 50% sinh viên trải qua tình trạng mất an ninh lương thực trước khi họ được
khảo sát, 60% sinh viên đối phó với tình trạng mất an ninh nhà ở trong năm
trước. Tại Evergreen Valley Colege có 45% người cảm thấy khơng an tồn về
thực phẩm trong 30 ngày trước, 60% khơng an tồn về nhà ở trong năm trước
và 15% người từng vô gia cư vào một thời điểm nào đó trước khi thực hiện

3


khảo sát. Ở San Jose City College cũng không khả quan hơn với những con số
này lần lượt là 52%, 68% và 25%.
Ở Việt Nam, ĐHQG-HCM đã công bố kết quả nghiên cứu về sự tác
động của Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên ĐHQG-HCM.
Nghiên cứu do Trường ĐH Quốc tế ĐHQG-HCM thực hiện, dưới sự chỉ đạo
của Ban Giám đốc ĐHQG-HCM và sự phối hợp của các trường thành viên

trong khuôn khổ hợp tác giữa ĐHQG-HCM với Tập đoàn Hưng Thịnh. Khảo
sát trên nền tảng trực tuyến cho đối tượng là tất cả sinh viên đại học đang theo
học tại ĐHQG-HCM, bao gồm 6 nội dung: Việc giảng dạy và đánh giá sinh
viên trực tuyến; Tâm thần và sức khỏe của sinh viên trong giai đoạn Covid19; Covid-19 và quan điểm của sinh viên về nghề nghiệp; Covid-19 và tài
chính cá nhân, gia đình; Ý kiến về các chính sách hỗ trợ người học; Thơng tin
cá nhân. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hồi - Thành viên nhóm nghiên cứu cho
biết, có tất cả 37.150 sinh viên tham gia khảo sát. Trong đó có 17.969 nữ
(48,4%) và 19.181 nam (51,6%). Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực
tâm lý mà sinh viên phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi
nhận cao nhất (65,1%). Sinh viên có xu hướng lo lắng về việc này, cả vì lý do
trang thiết bị và căng thẳng liên quan đến đại dịch, cả vì sự mất đi nề nếp của
trường học cùng những khoản hỗ trợ chính thức hoặc khơng chính thức, cũng
như đặc biệt lo lắng về sự an tồn khi phải sống trong mơi trường, hồn cảnh
khó khăn hoặc nguy hiểm. Ngồi ra, cịn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên
sinh viên là: nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia
đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%). Nghiên
cứu cho rằng cần khai thác tốt những dịch vụ chăm sóc đời sống tâm thần cho
sinh viên để khắc phục những hậu quả về mặt phi vật chất do Covid-19 gây
ra. Đồng thời, cần triển khai nhanh, trên diện rộng những chính sách hỗ trợ tài
chính, gia hạn và tặng học bổng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên gặp khó
khăn vì Covid-19 yên tâm học tập. Luận văn “Khai thác các ứng dụng công
gnheej để tổ chức lớp học trực tuyến qua Microsoft Teams” của tác giả

4


Nguyễn Thành(2020) Nghiên cứu giới thiệu các ứng dụng trong tổ chức lớp
học trực tuyến, Quy trình tổ chức lớp học trực tuyến trên ứng dụng Microsoft
Teams và So sánh các ứng dụng để tổ chức lớp học trực tuyến. Cụ thể tác giả
đề cập và hướng dẫn cụ thể ba hoạt động là quản lý lớp học (gồm thêm sinh

viên vào lớp, quản lý và làm việc với Kênh); truyền tải kiến thức mới (Tải tài
liệu, giảng bài trực tuyến); Giao bài tập và đánh giá (soạn bài, chấm điểm bài
tập/kiểm tra). Ở nội dung 3, tác giả tiến hành so sánh các ứng dụng học tập
trực tuyến với các tiêu chí như: tính phổ cập, xếp hạng dễ sử dụng, các tính
năng, thế mạnh, khả năng tích hợp với các phần mềm khác, giới hạn thời gian
và người dùng. Luận văn đã làm rõ những mặt lợi hại của việc học trực tuyến,
cung cấp thêm tri thức cho giảng viên cũng như sinh viên biết thêm về phần
mềm học trực tuyến Microsoft Team. “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh
viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch
Covid-19” của tác giả Phạm Lê Dương - Trần Thùy Linh là Sinh viện Đại học
Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã Tìm hiểu về thực trạng học tập trực
tuyến của sinh viên và Đề xuất khuyến nghị nâng cao chất lượng học tập trực
tuyến. Luận văn cho biết phần lớn sinh viên nhận thấy học trực tuyến làm
cho người học thấy căng thẳng hơn bởi có quá nhiều deadline, khó tiếp thu
kiến thức khó tương tác trao đổi, giảng dạy khơng thu hút như trực tiếp. Tỷ lệ
sinh viên hoàn toàn đồng ý, chiếm tỷ lệ cao nhất cho rằng khó khăn trong học
tập trực tuyến là có quá nhiều deadline (85.5%) và chỉ 0.8% cho rằng khơng
đúng. Bên cạnh đó, công cụ học tập và internet cũng là một trong những yếu
tố tác động đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên: 61.1% đánh giá
mạng nhìn chung tốt nhưng có lúc chập chờn; 63.5% sinh viên hồn tồn
đồng ý Zoom bị ngắt kết nối bất ngờ. Học tập trực tuyến cũng dẫn đến suy
nghĩ của sinh viên về việc đánh giá kết quả học tập không công bằng do một
số bạn học thiếu nghiêm túc nhưng vẫn qua: có đến 53.7% đồng ý một phần
và 28.6% hồn tồn cho rằng đúng. So với phương pháp học tập truyền thống,
học trực tuyến được sinh viên đánh giá tiện lợi tương đương hoặc hiệu quả

5


hơn, chiếm 55.6%. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất về

phí nhà trường như: ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng hấp
dẫn,...
Ngồi ra có những cơng trình nghiên cứu khác nói về những khó khăn
của tồn xã hội gặp phải trong đại dịch Covid-19 như: “Đánh giá nhanh tác
động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một
số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi (Nghiên
cứu đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO)” Tìm hiểu quá trình điều
chỉnh của doanh nghiệp do tác động của Covid-19 và ảnh hưởng của các biện
pháp điều chỉnh liên quan tới lao động đối với việc làm, sức khỏe và cuộc
sống của người lao động của TS Đỗ Quỳnh Chi (2020) ; “Đánh giá tác động
kinh tế xã hội của đại dịch Covid - 19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ
bị tổn thương ở Việt Nam” là Báo cáo được thực hiện bởi Trung tâm Phân
tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam theo yêu cầu và hỗ
trợ tài chính bởi UNDP và UN WOMEN tại Việt Nam năm 2020 - Với mục
đích giúp cung cấp thêm thông tin cho những quyết sách của Chính phủ Việt
Nam trước tác động và sẵn sàng với đại dịch COVID-19. Hay như luận văn “
Đánh giá nhanh NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA TRẺ EM VÀ GIA
ĐÌNH CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM “
đã đánh giá nhanh này nhằm thu thập các bằng chứng quan trọng, phát hiện
các yếu tố dễ bị tổn thương của gia đình và trẻ em do tác động kinh tế và xã
hội của đại dịch cũng như khoảng trống chính sách liên quan đến việc ứng
phó của gia đình và trung tâm bảo trợ xã hội với đại dịch. Bằng chứng thu
được từ đánh giá này sẽ giúp Bộ LĐTBXH đề xuất sửa đổi Nghị quyết
42/NQ-CP cũng như các biện pháp ứng phó tiếp theo, nhằm giảm thiểu tác
động của đại dịch đối với các gia đình có trẻ em, đồng thời thừa nhận khả
năng. Đánh giá này cũng bổ sung cho hoạt động rà soát việc thực hiện Nghị
định 136/2013/NĐ-CP3 mà UNICEF đã và đang hỗ trợ Bộ LĐTBXH tiến
hành từ trước đại dịch COVID-19. Do vậy, đánh giá nhanh này cũng cung cấp

6



thêm thông tin cho công cuộc cải cách tổng thể hệ thống trợ giúp xã hội theo
Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn
đến năm 2030 - 2040.
2. Giá trị của các cơng trình nghiên cứu
Từ tìm hiểu và tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan, tơi xin
đưa ra những đánh giá khái quát như sau:
- Từ nhiều khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái
niệm từ nghĩa bao quát chung nhất cho đến ý nghĩa thu nhỏ phạm vi về ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 đến các đối tượng trong xã hội, nhu cầu hỗ trợ
cho ảnh hưởng của đại dịch Coivid-19 ,. Qua những phân tích và khái qt
vấn đề có thể đúc kết những nội dung cơ bản nhất nhưng cũng rõ ràng về các
khái niệm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nhu cầu trợ giúp đều chịu tác động trực
tiếp của đại dịch Covid-19, cụ thể là ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa, giáo dục,
du lịch và y tế. Họ khơng khẳng định qua quan sát hay phỏng đoán trực quan
mà dựa trên khảo sát, các số liệu thực tế, khảo sát thực trạng vấn đề để tìm ra
hạn chế bất cập của nó.
- Để xác định được mục tiêu nghiên cứu, nhà nghiên cứu tiến hành thao
tác khái niệm và dựa trên đó để vạch ra những tiêu chí rõ ràng về nhu cầu của
đối tượng. Các kết quả được chỉ ra chính là thành tựu có giá trị thực tiễn áp
dục trong thực tế, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu cùng đề tài.
Vấn đề ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới các đối tượng không hề xa
lạ đối với các cơ quan ban ngành trong thời gian gần đây tuy nhiên nghiên
cứu ảnh hưởng của đại dịch tới đối tượng là sinh viên còn khác mới chưa
được khai thác nhiều. Vì có khá ít nghiên cứu liên quan cho nên thực trạng và
vấn đề nổi cộm chưa thực sự được giải quyết và cải thiện được vấn đề ở các
trường đại học vì vậy đây có thể coi là một vấn đề cấp thiết và quan trọng cần
được đề xuất, phân tích và đưa vào thực tế nhằm đưa ra biện pháp ứng phó

giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch covid-19 tới đối tượng là sinh viên Học

7


viện Báo chí và Tun truyền nói riêng và sinh viên ở trường đại học nói
chung.
3. Những vẫn đề hạn chế trong các nghiên cứu cùng đề tài:
Khái quát chung lại các cơng trình nghiên cứu, có thể thấy do các nhà
nghiên cứu phân tích vấn đề ở các góc độ khác nhau nên kết quả nghiên cứu
đều có những khoảng trống và chưa có sự thống thất. Trên góc độ khoa học,
những thành tựu khoa học đó đã hồn thành được nhiệm vụ và mục tiêu
nghiên cứu của mình nhưng khi tổng hợp lại chưa thực sự nhất quán. Cơng
trình nghiên cứu cần tiếp tục làm rõ các vấn đề như sau:
- Việc khái quát, tổng hợp và phân tích vấn đề ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 tới tồn đối tượng xã hội.
- Điều kiện khách quan, chủ quan, yếu tố chủ quan – khách quan tác
động giải pháp cải thiện tác động của đại dịch Covid-19 đến các đối tượng xã
hội.
- Vấn đề đặt ra cho các ban ngành và nhà nước trong việc giải quyết
vấn đề xã hội liên quan đến đại dịch và các giải pháp áp dụng vào thực tiễn.
- Quan điểm, phương hướng của nhà nước trong việc tạo điều kiện
thuận lợi nhằm tác động tích cực đến giải quyết nhu cầu của các đối tượng xã
hội bị chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

8


NỘI DUNG
1. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đê tài này nhằm nghiên cứu thực trạng của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh đại dịch Covid-19
tại Việt Nam. Tìm hiểu những vấn đề khó khăn mà sinh viên gặp phải từ đó
tìm ra khoảng trống trong chính sách liên quan đến việc ứng phó với đại dịch
Covid-19. Số liệu nghiên cứu này sẽ là kết quả và bằng chứng phục vụ cho
các nghiên cứu sau này liên quan đến đại dịch Covid-19 cũng như từ thực
trạng để tìm ra biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu tác động của đại dich đối
với xã hội, đối tượng cụ thể trong đề tài này là sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
- Hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận liên quan đại dịch
Covid-19, nhu cầu và vấn đề tác động của đại dịch Covdi-19 đến sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của đại
dịch đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hệ chính
quy.

9


3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên khn khổ Học viện Báo

chí và Tuyên truyền
- Phạm vi thời gian: Tháng 1/2022 – tháng 3/2022.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
phát hiện các yếu tố dễ tổn thương của nhóm sinh viên do tác động của kinh
tế và xã hội của đại dịch Covid-19, tìm ra khoảng trống chính sách liên quan
đến việc ứng phó giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19.
5. Biến số nghiên cứu
5.1. Biến độc lập: - Tuổi, giới tính, hồn cảnh gia đình
5.2. Biến can thiệp: - Chính sách hỗ trợ của nhà nước và các đoàn thể
xã hội
5.3. Biến phụ thuộc: - Nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên
6. Khung phân tích:

10


7. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu:
Lý thuyết nhu cầu
Lý thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) là
lý thuyết đã đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng nhu cầu tự nhiên của con
người. Theo ông, nhu cầu là đòi hỏi thường xuyên của mỗi con người, là trạng
thái cảm thấy thiếu thốn của con người. Các nhu cầu của con người, một mặt
được tạo ra do những đòi hỏi bên trong cơ thể, mặt khác được tạo ra từ những
điều kiện nhất định của xã hội. Từ đó, ơng đưa ra một mơ hình miêu tả các
nhu cầu của con người với cấu trúc bao gồm năm tầng, các nhu cầu này được
liệt kê theo trật tự thứ bậc từ thấp nhất tới cao nhất trong một hình kim tự
tháp.
Năm tầng trong tháp nhu cầu của Maslow:


11


 Tầng thứ nhất: Các nhu cầu cơ bản nhất thuộc về sinh lý - thức ăn,
nước uống, nhà ở, tình dục, bài tiết, nghỉ ngơi.
 Tầng thứ hai: Nhu cầu an tồn - cần có cảm giác n tâm về an tồn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
 Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và thường trực thuộc
một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè tin cậy.
 Tầng thứ tư: Nhu cầu được q trọng, kính mến - cần có cảm giác
được tơn trọng, kính mến, được tin tưởng.
 Tầng thứ năm: Nhu cầu tự thể hiện bản thân - muốn sáng tạo, được
thể hiện khả năng, trình diễn mình, thành đạt và được công nhận là thành đạt.
Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:
Nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố
thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ
nghỉ,... Đây đều là nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người khơng đáp
ứng đủ những thứ này, họ sẽ khơng tồn tại được. Do đó, họ sẽ đấu tranh để
thỏa mãn những nhu cầu này nhằm tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các
nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu
này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui
vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng,... Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú
ý trước so với những nhu cầu bậc cao. Với một người bất kỳ, nếu thiếu thức
ăn, nước uống họ sẽ không quan tâm đến việc làm đẹp hay được tôn trọng.
Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng
mãnh liệt khi tất cả nhu cầu cơ bản đã được áp dụng đầy đủ.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Cơ sở phương pháp luận
Trợ giúp xã hội là trách nhiệm của các cơ quan đồn thể và chính sách
của nhà nước để trợ giúp các đối tượng yếu thế trong bối cảnh khó khan của

đại dịch covid-19.

12


Nghiên cứu Nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam cũng đề
cập đến các chính sách của nhà nước đối với các đối tượng xã hội chịu tác
động của đại dịch.
Tất cả các yếu tố trên nằm trong mối quan hệ tác động qua lại, việc tập
hợp các yếu tố trên sẽ tạo nên chất lượng vào hiệu quả thiết thực.
8.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết,các văn bản của
Đảng và Nhà nước nhằm tìm ra cơ sở lý luận để khảo sát và đề xuất một số
giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động.
8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Ạnket
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket. Kết quả được xử lý và
phân tích qua phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 để xử lý các thông tin
định lượng. Phương pháp này là công cụ nghiên cứu chính trong việc thu thập
thơng tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Được sử dụng để hỏi
sinh viên học tạihọc viện Báo chí và Tuyên truyền về Nhu cầu trợ giúp xã hội
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 tại Việt Nam.
8.4. Cách thức chọn mẫu
Cách thức chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng với khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bao gồm cả sinh viên khối nghiệp vụ
và sinh viên khối lý luận, đảm bảo khách thể nghiên cứu được lựa chọn một
cách khách quan, và có cơ hội lựa chọn như nhau. Chia khách thể là sinh viên
hệ chính quy đang theo học tại Học viện Báo chí và Tun truyền thành 4

nhóm là sinh viên năm Nhất, sinh viên năm Hai, sinh viên năm Ba và sinh
viên năm Bốn. Trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi đã tiến hành phỏng

13


vấn sâu. và cố gắng thu thập đủ số liệu sử dụng cho q trình phân tích và xử
lý thơng tin.

14


II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Điểm qua một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tác
động của đại dịch Covid-19 đến các đối tượng xã hội. Dẫn chứng những luận
điểm quan trọng nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề. Chỉ ra những thành tựu
và phát hiện những điều bất cập của vấn đề chưa được giải quyết.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước:
- Nêu những quan điểm, chính sách của Nhà nước về chính sách hỗ trợ
cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
- Nội dung chính sách hỗ trợ cho đối tượng là sinh viên chịu ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19.
- Công tác hỗ trợ cho sinh viên của các cơ quan, bộ, ngành ở nước ta
trong bối cảnh đại dịch.
- Tiểu kết/nhận xét mặt tốt – chưa làm được trong vấn đề hỗ trợ cho
sinh viên của nhà nước, cơ quan,ban, ngành…
1. Nghiên cứu thực trạng vấn đề
Tiến hành trong khuôn khổ Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
- Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, cơ cấu tổ chức của trường.

- Khái quát chung về mẫu nghiên cứu.
- Phỏng vấn sâu đối tượng là sinh viên đang theo học tại trường về vấn
đề nhu cầu trợ giúp xã hội cùa sinh viên chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid19, quan điểm của sinh viên về những mục tiêu đã đạt được – chưa làm được
của sợ trợ giúp xã hội trong vấn đề này, những khó khan sinh viên gặp phải
trong đại dịch Covid.
- Tìm hiểu thực trạng khó khăn của sinh viên trong bối cảnh đại dịch và
nhu cầu trợ giúp xã hội.

15


- Tìm hiểu thực trạng trợ giúp xã hội của Nhà trường / nhà nước / ban
ngành đoàn thể… đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong
bối cảnh đại dịch Covid-19.
- Xử lý số liệu và làm những tương quan đưa ra đánh giá, nhận xét.
- Nhận xét chung.

16


Tài liệu tham khảo

- “ Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền hiện nay”, Hoàng Quỳnh Lê, Luận văn thạc sĩ xã hội học,2019.
- “Đánh giá nhanh tác động của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp và
người lao động trong một số ngành kinh tế chính: ứng phó, điều chỉnh và khả
năng phục hồi “, TS Đỗ Quỳnh Chi, Tổ chức Lao động Quốc tế,2020.
- “ Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 đối với hộ
gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam”, Trung tâm phân tích
và dự bóa, Viện hàn lâm khoa học xã hôi Việt Nam theo yêu cầu và hỗ trợ tài

chính bởi UNDP và UN WOMEN tại Việt Nam, 2020.
- “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trường đại học giáo
dục, đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch Covid-19”,Phạm Lê Dương và
Trần Thùy Linh, 2020.
- “Khai thác các ứng dụng công nghệ để tổ chức lớp học trực tuyền
qua Microsoft Teams”, Nguyễn Thành Công và các cộng sự, 2020.
- :Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam”,
Nguyễn Thị Mai,2021.
- “ Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú và
đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới khoa bệnh nhiệt đới – bệnh viện E
“, Nguyễn Thị Mơ,2021.
- “Đại dịch Covid-19- khó khăn, cơ hội, lựa chọn nào cho du học
sinh?”,Báo tuổi trẻ Việt Nam.
- “Breland: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sinh viên đại học như
thế nào “, Tiến Sĩ Byron D.Clift Breland, Báo San Joses Spotlight.
- “Sự tác động của Covid-19 đến sức khỏe tâm thần của sinh viên
ĐHQG – HCM “, Ban giám đốc ĐHQG HCM và Tập đoàn Hưng
Thịnh,2021.

17



×