Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiêu luận cao học plđc vai trò của nhà nước cộng hoà xhcn việt nam trong quản lý nền kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.06 KB, 14 trang )

A.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản
xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế
tự nhiên. Trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn
dậy nổi một cách vững chắc, hàng hố sản xuất ra khơng đủ phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng của người dân. Hơn thế nữa kinh tế hàng hố ở nước ta lại có
một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do
vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân. Việc
xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát
triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển là một việc làm tối quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta.
2. Kết cấu tiểu luận
I. Định nghĩa
II. Vai trị của nhà nước Cộng hồ XHCN Việt Nam trong quản lý nền
kinh tế quốc dân
III. Sự tác động trở lại của kinh tế đối với Nhà nước
IV. Một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị

1


B. NỘI DUNG
1. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Nhà nước, kinh tế
quốc dân định hướng XHCN và vai trò quản lý của nhà nước đối với
nền kinh tế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay.
2. Nội dung từng phần
I. Định Nghĩa


1.1 Nhà nước
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân. ... Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
1.2 Nền Kinh Tế Quốc Dân
Nền kinh tế quốc dân là cụm từ dùng để chỉ về sự phát triển
trong một quốc gia nào đó cụ thể, có nhiều yếu tố để thúc đẩy nền kinh
tế quốc dân được phát triển như công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế
tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế hỗn hợp,…
Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các mối quan hệ kinh tế, ngành
kinh tế cấu tạo nên nền kinh tế của một quốc gia trong đó các ngành,
các lĩnh vực kinh tế liên kết với nhau bởi sự phân công lao động xã hội
và sự trao đổi, lưu thơng có tính chất tất yếu với nhau.
Đặc điểm nền kinh tế ở nước ta
Nền kinh tế nước ta trước đây là nền kinh tế hàng hóa kém phát
triển mang tính tự cung tự cấp tuy nhiên, trong thời kì quá độ đang


chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo
định hướng XHCN.
II.

Vai trò của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong quản

lý nền kinh tế quốc dân
Sự tác động của Nhà nước đến các hoạt động kinh tế được thực
hiện thông qua một cơ chế phức tạp. Hoạt động sản xuất – kinh doanh
được tiến hành thơng qua hoạt động có ý thức của con người và phải

tuân theo những quy luật kinh tế khách quan. Nhà nước không đặt ra
các quy luật mà chỉ tác động đến hành vi của người kinh doanh, đặt ra
các tiêu chuẩn cho con người tuân thủ, chấp hành. Đồng thời Nhà nước
còn thể hiện yêu cầu đối với các đơn vị kinh tế dưới dạng quyền và
nghĩa vụ của chủ thể. Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế nước ta
được thể hiện ở những mặt sau:
2.1 Trước hết, nhà nước xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là quan hệ kinh tế cơ bản của xã hội nên quyền
sở hữu là một trong các quyền cơ bản của công dân và đã được nhiều
học giả quan niệm đó là một quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả
xâm phạm của con người. Ở Việt Nam, Nhà nước xác định rõ chế độ và
hình thức sở hữu, vai trị của từng hình thức cũng như việc xác lập và
bảo vệ quyền sở hữu. Thậm chí quan hệ sở hữu kinh tế đã được đưa
vào Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Hiến pháp còn quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà
nước, bình đẳng trước Nhà nước. Cơng dân có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản
xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức
khác.

3


Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể. Các
quy định trên của Hiến pháp cũng được cụ thể hóa trong bộ luật dân sự
và các văn bản Nhà nước khác.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế
có rất nhiều chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, sử dụng tư liệu sản
xuất theo nhiều cách khác nhau để thu được lợi ích kinh tế.

Ngồi ra, nhà nước cịn quy định nhiều biện pháp để bảo vệ
quyền sở hữu, từ các biện pháp dân sự như quyền khiếu kiện đòi lại tài
sản hợp pháp; quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp, đến các biện pháp hành chính, hình sự...
2.2

Nhà nước đóng vai trị tích cực vào việc tổ chức, quản lý và

điều tiết kinh tế.
Nhà nước xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các
hình thức sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả đầu tư, thu
nhập, cơ chế kinh tê, các phương pháp quản lý kinh tế qua đó tác động
tới cơ cấu, sự tăng trưởng à sự ổn định của nền kinh tế.
Nhà nước thể chế hóa các chính sách kinh tế của hà nước, điều
chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự thủ tục ký kết hợp đồng
kinh tế, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế bảo vệ lợi ích
kinh tế chính đáng của các chủ thể.
Để điều tiết kinh tế, nhà nước sử dụng nhiều cơng cụ khác nhau,
trong đó Nhà nước là cơng cụ quan trọng nhất và có tác động lớn nhất.
Vai trị này của Nhà nước được thể hiện thơng qua việc thể chế hóa
chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển đất nước trong từng giai
đoạn để triển khai thực hiện. Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và bình
đẳng của các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, tạo điều kiện
cho chúng phát triển và bảo vệ chúng, quy định quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm điều chỉnh các quan hệ

4


kinh tế theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Thông qua các quy định

về thuế, tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, Nhà nước góp phần cơ cấu lại
các ngành kinh tế nhằm cải biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu trở thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại đồng
thời điều tiết nền kinh tế theo hướng vừa đảm bảo sự tăng trưởng của
kinh tế, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế, nhất là trong thời điểm lạm
phát tăng cao như thế này. Trước năm 1986, nhà nước ta thực hiện
chính sách bao cấp về kinh tế, khơng cho phép những doanh nghiệp tư
nhân và những doanh nghiệp có vốn nước ngồi đầu tư vào Việt Nam.
Nhưng từ sau cơng cuộc đổi mới năm 1986, đất nước ta bắt đầu “cởi
trói” nền kinh tế bằng nhiều chính sách. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp
pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao cơng
nghệ tại Việt Nam. Nhà nước góp phần thiết lập cơ chế quản lý kinh tế
mới với sự kết hợp nhiều biện pháp quản lý khác nhau, trong đó các
biện pháp kinh tế là chủ yếu. Thông qua việc tác động trực tiếp đến lợi
ích kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh, bằng việc quy định các
biện pháp thưởng tiền, khuyến khích vật chất, phạt tiền, bồi thường
thiệt hại, Nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh
doanh theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Nhà nước cịn có thể góp
phần cơ cấu lại các ngành kinh tế thông qua việc quy định những mặt
hàng cấm xuất nhập khẩu, hỗ trợ giá, tỉ lệ đầu tư trực tiếp. Những quy
định trên có thể khuyến kích sự phát triển của ngành này cũng như kìm
hãm sự phát triển của ngành khác theo mong muốn của nhà nước. Ví dụ
như khi giá xăng dầu thế giới lên cao, để đảm bảo lợi ích cho người tiêu
dùng và các doanh nghệp kinh doanh xăng dầu, Nhà nước đã đưa ra
chính sách trợ giá đối với mặt hàng này giúp cho người tiêu dùng vẫn
được mua xăng dầu với mức giá hợp lý mà doanh nghiệp cũng khơng
bị thiệt hại. Bên cạnh đó, với những mặt hàng mà Nhà nước muốn kìm
5



hãm việc nhập khẩu nó thì thơng qua Nhà nước Nhà nước lại đánh
những mức thuế cao đối với những mặt hàng đó như thuốc lá (60% giá
bán); bia, rượu nhập khẩu (45%);...
2.3 Nhà nước điều tiết lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị
trường
Lợi ích kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị
trường bởi lẽ lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ thể sản
xuất kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất
kinh doanh sẵn sàng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm
kiếm thị trường, tìm kiếm các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu
quả,...nhưng đồng thời họ cũng sẵn sàng sử dụng các biện pháp tiêu cực
như: cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, lừa đảo,...Do vậy, Nhà
nước không thể thiếu trong việc điều tiết lợi ích các chủ thể.
Nhà nước quy định khuôn khổ cạnh tranh để khuyến khích hành
vi đúng, thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế; đồng thời quy định những
biện pháp xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo
vệ lợi ích của người sản xuất, người lao động và đặc biệt là người tiêu
dùng.
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn
định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị
trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho
khách hàng;
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau
nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua,
bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các
nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;


6


Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh
mới”.
Những quy định của Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng quy
đinh trách nhiệm, nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh đối với các
loại hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng,
đặc biệt là những loại hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn
của con người, xác định những chế tài cho hành vi làm hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng. Nhà nước thiết lập cơ chế hữu hiệu để giải
quyết nhanh chóng và hiệu quả các khiếu nại của người tiêu dùng.
Ngoài ra, Nhà nước còn khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng,
ghi nhận và tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiên nguyên tắc tự do kinh
doanh, mở rộng quyền cho các doanh nghiệp trong việc định đoạt các
vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc mọi
doanh nghiệp. khơng phân biệt hình thức sở hữu đều được bình đẳng
trước Nhà nước, tạo ra một “sân chơi chung” cho các chủ thể sản xuất
kinh doanh. Nhà nước quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế,
Nhà nước bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ và người lao động trong
trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể
sản xuất kinh doanh khi xảy ra tranh chấp giữa họ, đồng thời đảm bảo
tính nghiêm minh của Nhà nước.
Nhà nước góp phần tạo ra điều kiện để giải quyết những vấn đề
xã hội phát sinh từ nền kinh tế
Giống như các nước khác trên thế giới, nền kinh tế thị trường
nước ta cũng bộc lộ đầy đủ những ưu nhược điểm của nền kinh tế thị
trường nói chung. Nền kinh tế thị trường nước ta có những ưu điểm như
kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thúc đẩy
các nhà sản xuất, kinh doanh năng động, đổi mới thường xun; cơ chế

thị trường cịn có khả năng tự động điều tiết nền sản xuất xã hội, kích
thích sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế theo cả chiều rộng và
7


chiều sâu, tăng cường chun mơn hóa sản xuất,...Song bên cạnh những
ưu điểm trên nền kinh tế thị trường nước ta còn bộc lộ khá nhiều nhược
điểm, nhiều mặt tiêu cực cần phải khắc phục, nhiều vấn đề xã hội cần
phải giải quyết, để giải quyết những vấn đề này cần phải có sự tác động
của Nhà nước, vai trị của Nhà nước đối với những ảnh hưởng của nên
kinh tế thị trường đối với xã hội cũng thể hiện rõ thông qua việc giải
quyết những vấn đề này.
Cùng với khủng hoảng kinh tế, tình trạng thất nghiệp là căn bệnh
khó chữa của nền kinh tế thị trường. Hiện tại, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam còn ở mức độ cao và đang là một trong những vấn đề nóng bỏng
của xã hội. Nhà nước góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng việc
quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn
xã hội trong việc giải quyết việc làm.
Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo
lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ
quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm
việc làm hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài chính cho những địa
phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do
thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ”.
Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt trong xã hội cũng là
một hệ quả không mong đợi từ nền kinh tế thị trường. Ở nước ta hiện
nay, sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị
và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi,... khá sâu sắc. Nhà nước
góp phần tích cực vào việc giảm bớt sự phân hóa, sự chênh lệch nói
trên thơng qua việc quy định chế độ thuế thu nhập lũy tiến, chế độ trợ

cấp ưu đãi đối với những người có công với đất nước, chế độ cho vay
vốn để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo trong xã hội; quy định mức
lương tối thiểu cho người lao động,...

8


Ngồi ra, nền kinh tế thị trường cịn có một nhược điểm không
thể tránh khỏi nữa là ô nhiễm môi trường. Việc chạy theo lợi nhuận đã
khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh khai thác vô tổ chức các tài
nguyên thiên nhiên, thực hiện không nghiêm túc việc xử lý chất thải
cơng nghiệp, sử dụng các hóa chất,...gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm
trọng. Trước tình hình đáng báo động đó thì nhà mước cũng đã đặt ra
một số luật để bảo vệ môi trường như: các quy định của Hiến pháp,
Luật Đất đai, Luật tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường,...bồi
thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của
Nhà nước có liên quan.
Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che
cho người vi phạm Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách
nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì cịn phải bồi thường theo quy định
của Nhà nước”.
Tất cả các quy định của Nhà nước giúp cho việc kiểm soát việc
khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý; đồng
thời, có thể ngăn chặn tình trạng tàn phá và gậy ô nhiễm môi trường,
bảo vê môi trường sinh thái Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Nhà nước có tác dụng tạo dựng mội trường pháp lý cho các hoạt
động kinh tế của các tổ chức và cá nhân được tiến hành thuận lợi, có

trật tự và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì Nhà nước phải
thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, tạo điều kiện
cho chúng cùng tồn tại và phát triển, không nên loại trừ hay hạn chế
chúng mà phải cố gắng kiểm soát chúng, định hướng, điều tiết sự phát
triển của chúng, khai thác tối đa tính năng động, tính hiệu quả của
9


chúng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng của nền kinh
tế, góp phần tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân.
Có thể nói, trong thời đại hiện nay Nhà nước đã trở thành một
bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu Nhà nước, nền kinh tế, nhất là
nền kinh tế thị trường rất khó vận hành hoặc vận hành khơng có hiệu
quả, các hoạt động kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn, khơng thể kiểm sốt.
Đưa ra những biện pháp kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động
kinh tế của các tổ chức và cá nhân như chủ thể nào có thẩm quyền kiểm
tra, giám sát? kiểm tra giám sát những hoạt động kinh tế gì? Đối với
các tổ chức đơn vị kinh tế nào? Quy định các biện pháp bảo vệ lợi ích
của các chủ thể sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
và lợi ích chung của toàn xã hội. Xử lý những hiện tượng tiêu cực trong
quá trình hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế. Nhà nước thường
xác định chủ thể có thẩm quyền xử lý và các biện pháp mà họ có thể áp
dụng để ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm Nhà nước,
những hoạt động tiêu cực trong các hoạt động kinh tế.
Đối với các tổ chức, đơn vị kinh tế khi tiến hành các hoạt động
sản xuất, kinh doanh đều phải dựa trên những quy định của Nhà nước.
Nhà nước là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Những quy định Nhà nước về trình tự, thủ tục trong
đăng ký kinh doanh, liên quan đến các hoạt động kinh tế ngày càng trở

nên đơn giản, thuận lợi, thơng thống hơn đã làm cho các hoạt động
đầu tư trong và ngoài nước tăng lên, tiết kiệm được thời gian, công sức,
tiền bạc của các tổ chức và nhân dân.
Nhà nước giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt
động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần
kinh tế khác.
Khi nhà nước tuyên bố các thành phần kinh tế bình đẳng, Nhà
nước cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đã thu
10


hút được vốn, cơng nghệ của nước ngồi đầu tư vào Việt Nam, kích
thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam; việc giao quyền tự
chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã nâng cao tính năng động
sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả trong hoạt động kinh tế của các đơn
vị kinh tế.
Bên cạnh những tác động tích cực Nhà nước cũng gây ra một số
tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Khi Nhà nước phản ánh không đúng, những quy định của Nhà
nước quá cao hoặc quá thấp so với trình độ phát triển kinh tế thì chúng
sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế thậm chí làm kinh tế phát triển
lệch hướng và mang lại những tác hại nhất định cho nên nếu Nhà nước
không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tụt hậu so với tiến trình
pát triển kinh tế của thế giới.
Nếu các quy định của Nhà nước cao hơn trình độ của nền kinh tế
thì nền kinh tế sẽ khơng thể đáp ứng các quy định đó. Từ đó dẫn đến
khủng hoảng, thieeud hụt trầm trọng nguồn lực kinh tế. Còn nếu các
quy định của Nhà nước thấp hơn trình độ phát triển của nền kinh tế thì
nền kinh tế sẽ bị kìm hãm bởi các quy định lạc hậu bảo thủ.
III.


Sự tác động trở lại của kinh tế đối với Nhà nước
Nền kinh tế của nước ta hiện nay được xây dựng và phát triển

trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, dựa chủ yếu trên
hình thức sở hữu cơng, được quản lí bằng phương pháp hành chính,
phương pháp mệnh lệnh, phục tùng và theo cơ chế quan liêu, bao
cấp.Cho nên, Nhà nước nước ta cần phải trở thành công cụ xóa bỏ triệt
để cơ chế đó để thiết lập một cơ chế kinh tế mới đảm bảo cho kinh tế
thị trường vận hành theo đúng các quy luật riêng của nó như: quy luật
cạnh tranh, quy luật giá trị Sự thay đổi của hệ thống Nhà nước kinh tế
phải đáp ứng được việc chuyển các quy định mang tính chất mệnh lệnh,

11


phục tùng sang quy định mang tính chất bình đẳng kính thích sự năng
động, sáng tạo của người lao động, coi trong chất lượng, hiệu quả và lợi
ích.
Nền kinh tế của nước ta đang được xây dựng trên cơ sở nền sản
xuất nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và sự phát triển
kinh tế không đồng đều giữa các khu vực. Bởi vậy, Nhà nước phải tạo
tiền đề cho nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần với sự hình thành và
phát triển đồng bộ của các loại hình thị trường như thị trường hàng hóa,
thị trường lao động, thị trường dịch vụ.
Nền kinh tế của nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc
sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế, phương pháp
quản lí cuả kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất, đẩy nhanh q
trình CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế đúng hướng XHCN.
Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay lấy thành phần quốc doanh

làm chủ đạo. Nhà nước nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, giải phóng sức lao động.
IV.

Một số giải pháp đề xuất kiến nghị
Từ những tác động tiêu cực của Nhà nước đối với nền kinh tế,

cần phải có một số biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển:
Cần hoàn thiện hệ thống Nhà nước kinh tế nước ta để tạo ra mơi
trường pháp lí phù hợp cho sự phát triển kinh tế. Hiến pháp mới ban
hành là văn bản cơ bản khẳng định những nguyên tắc nền tảng trên lĩnh
vực kinh tế. Trước mắt cần khẩn trương sủa dổi bổ sung và ban hành
mới một số hệ thống văn bản Nhà nước kinh tế phù hợp với yêu cầu
mới. Để đảm bảo thực sự bình đẳng giữa các nền kinh tế, bảo đảm long
tin giữa các nhà doanh nghiệp trong và ngòai nước với Nhà nước, cần
phải ban hành các văn bản Nhà nước do cơ quan có quyền lực cao nhất
là Quốc hội ban hành.

12


Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực hiện pháp luật
trong kinh tế nói riêng và trong đời sống nói chung
Chăm lo phúc lợi xã hội cho mọi thành viên chú ý quan tâm tới
các đối tượng xã hội.
Phát triển nền kinh tế có kế hoạch, bảo đảm lợi ích kinh tế toàn
dân với kinh tế của các tổ chức sản xuất kinh doanh.
Tổ chức cung cấp thông tin, dịch vụ cho các chủ thể tham gia
kinh tế.
Cụ thể và đơn giản hóa các khâu trong q trình thực hiện, đặc

biệt trong các lĩnh vực đầu tư, tạo điều kiện để kinh tế thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.

13


KẾT LUẬN
Như vậy, Nhà nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay, đóng vai trị tích cực trong
việc tổ chức quản lý và điều tiết nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện các
chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế của nhà nước và xã hội đưa nền
kinh tế quốc dân nước ta phát triển sánh ngang với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Tuy nhiên cũng có thể kìm hãm sự phát triển, làm
nền kinh tế thụt lùi và trở nên lạc hậu nếu nó khơng phù hợp, tương
đồng với trình độ của nền kinh tế. Do vậy khi xây dựng, hoàn thiện và
thực hiện Nhà nước cần xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội
thực tế của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện
đại hóa của Viêt Nam hiện nay.Việc nhận thức đúng đắn vai trò của
Nhà nước đối với nền kinh tế có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và
phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt
Nam giàu đẹp, vững mạnh.

14



×