Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quốc hội –cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.71 KB, 10 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nhà nước ta,Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.Ngay
từ đầu Hồ Chủ tịch đã rất quan tâm đến việc bầu cử để thành lập ra cơ quan đại
diện cho nhân dân.Theo như lời văn của Hiến pháp năm 1946:” Quốc hội –cơ
quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra được gọi là Nghị viện”.Tiếp theo tại
Quốc hội khóa I đầu năm 1957 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp.Kì họp thứ
11.cuối năm 1959 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi theo bản Hiến
pháp này cơ quan đại biểu tối cao được gọi là Quốc hội.
Tại Hội nghị lần thứ hai,Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII,ngày
29/11/1991,đồng chí Đỗ Mười-Tổng bí thư nói:”Quốc hội ta là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ...”
Điều 83 Hiến pháp năm 1992 cũng viết “Quốc hội ta là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân ,cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Vậy em xin chọn câu hỏi “Quốc hội –cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”
làm đề tài phân tích.
B. NỘI DUNG
Quốc hội có tính chất đặc biệt quan trọng và vị trí tối cao trong toàn bộ bộ
máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không một cơ quan
Nhà nước nào trong bộ máy các cơ quan Nhà nước của ta có được một vị trí như
vậy.Bởi lẽ Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quốc bầu ra một cách
trực tiếp.Với cách thức thành lập bằng việc bầu cử trong cả nước cùng với quan
điểm “tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân,nhân dân thực hiện
quyền lực của mình bằng cách trao quyền cho cơ quan đại diên do mình bầu
ra”.Đây là cơ sở cho Quốc hội có quyến lực Nhà nước cao nhất ở nước ta
I.Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Bộ máy Nhà nước ở nước ta bao gồm nhiều cơ quan nhưng mỗi cơ quan
có chức năng,nhiệm vụ khác nhau.Quốc hội là cơ quan Nhà nước được nhân dân
1
giap nhiệm vụ thay mặt nhân dân quy định và thực hiện quyền lực thống nhất


trong cả nước.Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân tính đại
diện của Quốc hội được thể hiện rò ở các mặt sau
1.Về cách thức thành lập:
Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do cư tri cả nước bầu ra theo
nguyên tắc bầu cử:bầu cử phổ thông,bình đẳng,trực tiếp,gián tiếp và bỏ phiếu
kín.Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả
nước ,việc tuyển cử các đại biểu Quốc hội mới đảm bảo cho nhân dân có thể lựa
chọn và bổ sung những đại diện mới vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
của mình.
2.Về thành phần đại biểu:
Quốc hội gốm các đại biểu đại diện cho các vùng lãnh thổ,tập hợp nhân
dân.Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta.Quốc hội
đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, công nhân, nông dân, trí thức, quân nhân,
thợ thủ công, tôn giáo, các dân tộc...đại diện cho các tổ chức chính trị xã hội
như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam...
Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và người
lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân bầu ra và chịu
trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mồi liên hệ chặt chẽ với quần
chúng nắm vững tâm tư, quyện vọng của quần chúng.
3.Về chức năng, nhiệm vụ :
Quốc hội có chức năng và nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân
dân và dân tộc nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí nguyện vọng của
nhân dân trong cả nước.
Quốc hội do nhân dân bầu ra do đó Quốc hội chịu sự giám sát của nhân
dân , các dại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân
dân, phải giữ mối liên hệ thường xuyên với cử tri,chịu trách nhiệm trước cử tri
và có thể bị cử tri trực tiếp bãi miễn.Quốc hội ban hành luật là thể chế hóa
2
đường lối chủ trương của Đảng và thể hiện cao nhất, tập trung nhất ý chí,

nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.Quốc hội nước ta hiện nay vừa thể hiện chế
độ dân chủ đại diện vừa thể hiện chế độ trực tiếp của nhân dân
4.Về thẩm quyền:
Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thì cơ quan đó phải có quyền lực cần
thiết để hiện thực hóa ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội có nhiệm
vụ và quyền hạn to lớn để thiết lập trật tự chính trị, pháp lí trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội cuả đất nước. Quốc hội là cơ quan cao nhất có thẩm
quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, những vấn đề trọng
đại của đất nước. Các quyết định của Quốc hội bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng
của nhân dân cả nước và tất cả đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích dân tộc.
5.Về trách nhiệm:
Quốc hội chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi hành động của mình. Quốc
hội chịu sư giám sát của nhân dân, cư tri có quyền bãi nhiệm các đại biểu khi họ
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
II.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất ở nước ta
Theo Hiến pháp năm 1992 Điều 83 thì Quốc hội là cơ quan có quyền lực
cao nhất của nước ta, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của đất
nước,không có một cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước ta lại có được thẩm
quyền cao như Quốc hội.Mọi cơ quan Nhà nước đều phải trực tiếp hoặc gián
tiếp trực thuộc Quốc hội.Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyến ban hành các
quy phạm pháp luật làm chuẩn mực cho mọi hoạt động của xã hội, từ cao nhất ở
Trung ương đến các công dân bình thường nhất ở mọi miền xa xôi, hẻo lánh của
đất nước đều phải chấp hành các quy định được Quốc hội thông qua.
Quyền lực của Quốc hội được cụ thể hóa trong nhiệm vụ và quyền hạn
của Quốc hội cụ thể là:
1.Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
3
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp, thông qua
luật và thay đổi đạo luật hay nói cách khác Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất cí hiệu lực pháp lí tối cao quy định việc
tổ chức quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, cơ sở xã hội của
Nhà nước, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, quyền
hạn, trách nhiệm, cách thức hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Tiếp theo là các đạo luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội quan trọng và
để cụ thể hóa các chế định trong Hiến pháp.
Trong khi đó quyền làm luật và làm Hiến pháp là nhiệm vụ quan trọng
nhất của Quốc hội, việc thông qua Hiến pháp không thể thuộc thẩm quền của
một cơ quan nào khác trong bọ máy Nhà nước ngoài Quốc hội, và những đạo
luật cũng phải do Quốc hội thông qua.Quốc hội giữ quyền làm Hiến pháp thì
cũng có quyền sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền
sửa đổi luật.
Quốc hội có thẩm quyền ban hành mọi đạo luật trong mọi lĩnh vực hoạt
động của xã hội và các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác ban
hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật.Các cơ
quan được Quốc hội giao cho quyền sáng kiến lập pháp thì phải chuẩn bị, xây
dựng hoàn chỉnh và trình bày trước Quốc hội dự án đó để Quôc hội xem xét.
Một điểm mới mà Hiến pháp năm 1980 chưa quy định, nhưng đến Hiến
pháp năm 1992 đã bổ sung quyền này nhằm đảm bảo cho hoạt động lập pháp
của Quốc hội đạt hiệu quả hơn đó là Quốc hội có quyền quyết định chương trình
xây dựng pháp lệnh.
2.Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước thay mặt nhân dân quyết định
những vấn đề quan trọng thuộc về sinh mệnh của đất nước, quyết định những
4
mục tiêu pháp triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc kế, dân sinh; những vấn
đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của đất nước,
quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách

Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn ngân sách Nhà nước,
quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
Hơn nữa Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh
của đất nước như quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, các biện pháp đặc
biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia, quy định về tình trạnh khẩn
cấp, quyết định đại xá, quyết định việc trưng cầu ý dân...
Quốc hội còn quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc
bãi bỏ các điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí, phê chuẩn hoặc bãi bỏ
các điều ước quốc tế khác đã được kí kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ
tịch nước.
3.Quyền lực của Nhà nước thể hiện trong lĩnh vực tổ chức Nhà nước
Quyền lực tối cao của Quốc hội không chỉ được thể hiện ở việc Quốc hội
ban hành Hiến pháp, các đạo luật và việc tự mình quyết định những việc quan
trọng nhất của đất nước mà còn được thể hiện ở việc Quốc hội bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm ra các cơ quan cao cấp khác của Nhà nước, xây dựng, củng cố và
pháp triển bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Quốc hội lựa chọn, quyết định mô hình, nguyên tắc tổ chức hoạt động của
bộ máy Nhà nước tại các lì họp của mình và được thể hiện trong Hiến pháp,
Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức tòa án nhân dân,
Luật tỏ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân.
Quốc hội còn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch
nước, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dan tối cao, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc
5

×