Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận cao học xhhct nhận thức của thanh niên nông thôn về chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chống phá đảng, nhà nước trên mạng xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.27 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
Phần A. Đề cương nghiên cứu...................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................2
2.1 Mục đích nghiên cứu:..........................................................................................2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:.........................................................................................2
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...........................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................................3
3.2 Khách thể nghiên cứu:.........................................................................................3
3.3 Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................3
4. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu:.............................................................................3
4.1 Câu hỏi nghiên cứu:.............................................................................................3
4. 2 Giả thuyết nghiên cứu:.......................................................................................3
5. Thao tác hóa các khái niệm...................................................................................4
5.1 Khái niệm thanh niên:.........................................................................................4
5.2 Khái niệm diễn biến hịa bình và liên quan:........................................................4
5.3 Khái niệm Mạng xã hội và liên quan:.................................................................5
6. Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................6
6.1. Các vấn đề đặt ra trong công tác tư tưởng, lý luận chính trị trên khơng gian
mạng..........................................................................................................................7
6.2 Đấu tranh, ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chiến
lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước
trên mạng xã hội........................................................................................................8
7. Chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu...................................................................11
7.1 Phương pháp thu thập thông tin:.......................................................................11
7.2 Phương pháp xử lý số liệu:................................................................................12
8. Bộ công cụ...........................................................................................................12
8.1 Bảng hỏi Anket:.................................................................................................12
8.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu:................................................................................18
2. Biện pháp giải quyết vấn đề................................................................................21
Phần C. Kết luận......................................................................................................23


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................24


Phần A. Đề cương nghiên cứu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Kể từ khi ra đời cho đến nay, mạng xã hội đã phát triển với tốc độ như vũ
bão, nhanh chóng bao trùm lên tồn bộ các châu lục và trở thành một mạng
thơng tin phức hợp tồn cầu. Mạng xã hội được coi là cuộc bùng nổ truyền
thông lần thứ ba với những ưu điểm nổi trội hơn các kênh truyền thơng khác.
Nổi bật trong số đó phải kể đến các mạng xã hội như: Facebook, Youtube,
Tiktok…, nó cho phép người dùng kết nối và truyền tải một dung lượng thông
tin khổng lồ, vô hạn định và với tốc độ siêu nhanh. Mạng xã hội có vai trị quan
trọng và chi phối mạnh mẽ đến đời sống con người, tác động đến nhiều tầng lớp
trong xã hội, trong đó tầng lớp chịu tác ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là thanh niên
vì nhóm này được tiếp cận với mạng xã hội từ rất sớm, thường xuyên xử dụng
mạng xã hội để học tập, làm việc cũng như giao lưu kết bạn, chia sẻ thông tin.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới cũng như khu vực,
các tổ chức phản động sử dụng Internet, bao gồm “vũ khí lợi hại” là các mạng
xã hội để truyền bá những thông tin và quan điểm sai trái phủ nhận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt
Nam; tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; vu cáo, bịa đặt, bơi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
qua các thời kỳ, nhằm chia rẽ khối đoàn kết trong Đảng và đại đoàn kết toàn dân
tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; tuyên truyền,
lơi kéo, kích động thanh niên nhằm tập hợp lực lượng, tạo điều kiện đẩy mạnh
các hoạt động chống phá cách mạng nước ta, thực hiện chiến lược “diễn biến
hòa bình” để tiến đến mục đích cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết số 35-NQ/TW của
Bộ Chính trị, Kết luận số 53-KL/TW ngày 04/6/2019 của Ban Bí thư là giải
pháp tăng cường cơng tác tuyên truyền và đấu tranh phản bác các thông tin và

luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội.

1


Thanh niên có vai trị to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; đặc biệt là trách nhiệm đấu tranh với những thế lực thù địch đang lợi dụng
cơ hội để chống phá Nhà nước trên Internet. Trách nhiệm của thanh niên đối với
việc đấu tranh với những thế lực thù địch, quan điểm sai trái trên không gian
mạng đặc biệt là trên mạng xã hội không phải cầm súng như các thế hệ cha anh
đi trước mà cần hiểu rõ và thông suốt các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp
luật của Nhà nước để tuyên truyền đến mọi người. Vì vậy, việc nắm bắt được
nhận thức của thanh niên về quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện
nay là rất cần thiết.
So với thành phố, thì thanh niên ở các vùng nơng thơn được tiếp cận với
internet nói chung và mạng xã hội nói riêng là muộn hơn, ít kỹ năng chọn lọc và
xử lý đối với các thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trên các
trang mạng xã hội. Vì thế thanh niên nơng thơn là nhóm đối tưỡng dễ bị các thế
lực thù địch dụ dỗ, lơi kéo, kích động nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà
nước ta.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nói trên, tơi quyết định lựa chọn vấn đề
nghiên cứu “Nhận thức của thanh niên nông thôn về chiến lược “diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã
hội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu, và tiến hành khảo sát tại xã Nam Thịnh
thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu nhận thức của thanh niên nông thôn về chiến lược “diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch trên mạng xã hội và phân tích mối quan hệ
với các yếu tố xã hội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh

viên trong việc ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã
hội.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

2


- Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài.
Vận dụng các lý thuyết và khái niệm liên quan vào lý giải, làm sáng tỏ vấn đề
nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên về quan điểm sai
trái, thù địch trên mạng xã hội Facebook hiện nay.
- Luận giải mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội tới nhận thức của sinh viên
về quan điểm sai trái, thù địch trên Facebook hiện nay.
- Đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức của sinh viên về
những quan điểm sai trái, thù địch cũng như “chiến lược diễn biến hịa bình”
trên Facebook.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức của thanh niên nông thôn về chiến lược “diễn biến hịa bình”
của các thế lực, chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội hiện nay.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Thanh niên nông thôn, độ tuổi từ 16 đến 30.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2021.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu tiến hành khảo sát tại xã Nam Thịnh,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
4. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu:
4.1 Câu hỏi nghiên cứu:
- Hiểu biết của thanh niên nơng thơn về chiến lược “diễn biến hịa bình”

của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội hiện nay
như thế nào?
- Thanh niên có biết đến các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước
về vấn đề ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian
mạng hay không?

3


- Các yếu tố xã hội nào ảnh hưởng đến nhận thức của thanh niên về chiến
lược :diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước
trên mạng xã hội?
4. 2 Giả thuyết nghiên cứu:
- Đa phần thanh niên sử dụng mạng xã hội để giải trí, học tập và làm việc
nên ít quan tâm tới vấn đề chính trị, có chăng chỉ là những vấn đề nóng, mang
tính giật gân.
- Hàng ngày thanh niên tiếp xúc với thơng tin, quan điểm chính trị trên
mạng xã hội nhưng đa phần trong số đó chưa được kiểm duyệt nên phần lớn
chưa phân biệt được đâu là những quan điểm sai trái, thù địch trong chiến lược
“diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, nhà nước.
- Phần lớn thanh niên nông thôn chưa tìm hiểu các chủ trương, quan điểm
của Đảng, Nhà nước về ngăn chặn chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế
lực chống phá, thù địch trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội.
- Các nhóm xã hội ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của thanh niên nông
thôn về các vấn đề chinh trị của đất nước và chiến lược “diễn biến hịa bình” của
các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước; trong đó ảnh hưởng lớn nhất là
nhóm bạn bè và đồng nghiệp…
5. Thao tác hóa các khái niệm.
5.1 Khái niệm thanh niên:
Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 –

24.
Các quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh
niên. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích
khi xác định khái niệm thanh niên mà quy định độ tuổi thanh niên cũng khác
nhau. Tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh niên 2005 quy định “Thanh niên
là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

4


Hiện nay thế hệ trẻ đất nước ta được tiếp cận với mạng internet từ rất
sớm, trong đó mạng xã hội là nền tảng rất được ưa chuộng, đặc biệt đối với
nhóm thanh niên.
5.2 Khái niệm diễn biến hịa bình và liên quan:
Chiến lược diễn biến hịa bình là “cuộc tiến công của các thế lực phản
động nhằm lật đổ chủ nghĩa xã hội, đây là chiến lược thâm độc của kẻ thù trên
tất cả các phương tiện nhằm giành chiến thắng mà không cần đến chiến tranh”.
Chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực chống phá, thù địch thể
hiện bằng cách sử dụng, lan truyền,... những quan điểm lệch lạc, sai lầm, sai trái,
thù địch tác động mạnh mẽ đến đông đảo tầng lớp nhân dân ta qua báo điện tử,
trang tin điện tử, blog hải ngoại, các fanpage, group trên mạng xã hội,...
Quan điểm sai trái, thù địch là “những quan điểm không đúng, không phù
hợp với đường lối của Đảng và chính sách Pháp luật của Nhà nước ta. Những
quan điểm này không nên tồn tại trong xã hội.”
Nội dung của quan điểm sai trái, thù địch bao gồm:
- Phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phê phán, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam
(cho rằng Việt Nam chọn con đường XHCN là ảo tưởng, là sự trượt dài theo vết
xe đổ của Liên Xô và Đông Âu).
- Phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo cấp cao của Đảng.
- Phủ định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; cơng kích
đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
5.3 Khái niệm Mạng xã hội và liên quan:
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây
dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề
nghiệp… hoặc với cả những người có mối quan hệ ngồi đời thực.

5


Mạng xã hội hiện nay có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, và có
thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính bảng , laptop,
điện thoại di động,…
Đặc điểm mạng xã hội cụ thể như sau:
– Mạng xã hội là nền tảng trên Internet.
– Người dùng trên mạng xã hội phải có tài khoản và hồ sơ riêng.
– Mạng xã hội tạo ra các liên kết thông qua các tài khoản ảo do người
dùng tạo ra.
– Mọi nội dung trên mạng xã hội đều do chính người dùng sáng tạo ra.
Một số ví dụ về mạng xã hội đang sử dụng ở Việt Nam hiện nay :
– Facebook là mạng xã hội được rất nhiều người sử dụng, có thể nói là
phổ biến nhất hiện nay. Người dùng có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc
email.
Sau khi đã có một tài khoản cá nhân riêng, có thể sử dụng để chia sẻ hình
ảnh, video, tâm trạng, kết nối bạn bè…
+ Youtube là trang mạng xã hội chia sẻ video, người có tài khoản trên
youtube có thể lên bằng điện thoại hoặc máy tính. Hiện nay, có rất nhiều người
có thể tạo kênh riêng và kiếm tiền qua youtobe.
+ Instagram là một ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên điện thoại

, máy tính. Ứng dụng này có thể đăng tải hình ảnh hoặc video lên dịch vụ và
chia sẻ chúng với người theo dõi của mình hoặc với một nhóm bạn bè chọn lọc.
Họ có thể xem, bình luận và thích bài viết mà bạn bè chia sẻ trên Instagram.
+ TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội đến từ Trung Quốc,
được biết đến là một nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội, trên đó người
dùng khơng đăng status như Facebook mà đăng các video nhạc dài từ 15
giây nhưng thu hút được rất nhiều người dùng.
6. Tổng quan nghiên cứu
Ngày 19/02/2021, Microsoft công bố các phát hiện từ nghiên cứu thường
niên – “Văn minh, An toàn và Tương tác Trực tuyến 2020” và “Chỉ số Văn
6


minh trên Không gian mạng” năm 2020, kết quả cho thấy Việt Nam xếp thứ 5
trên tổng số 25 quốc gia có hành xử khơng văn minh trên mơi trường Internet.
Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng đối
với 21 rủi ro do các hành vi cư xử khơng đúng mực gây ra. Nhóm tham gia khảo
sát là thanh thiếu niên, người trưởng thành tới từ 25 quốc gia. Tại Việt Nam, có
500 người tham gia khảo sát với tuổi từ 13-74. Các rủi ro phổ biến trên không
gian mạng tại Việt Nam gồm: Liên lạc không mong muốn (49%), tin lừa đảo
(39%), tin nhắn gợi dục khơng mong muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ
gẫm gợi dục (29%). Các chủ đề mà người Việt hành xử thiếu văn minh trên
không gian mạng gồm: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại
hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).
Điều này cho thấy lĩnh vực chính trị bên cạnh là một trong những chủ đề
được người dân Việt Nam quan tâm, có trao đổi thể hiện quan điểm trên không
gian mạng tuy nhiên với tỷ lệ 23% hành xử thiếu văn minh về quan điểm chính
trị thì đây khơng cịn là những hoạt động mang tính cá nhân, khơng gây ảnh
hưởng mà nó đã trở thành một vấn đề có thể tác động tiêu cực đến tình hình tư
tưởng, dư luận xã hội, đội ngũ cán bộ… đặc biệt với nhiều tiện ích mà internet,

cụ thể là Mạng xã hội Facebook mang lại.
Theo đó, trong tình hình đổi mới, cách mạng công nghệ 4.0 phát triển
mạnh mẽ, trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu từ
tác động của internet tới công tác tư tưởng, lý luận chính trị… cho đến đấu tranh
ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được cơng bố, đăng tải
thành sách, báo tạp chí...
6.1. Các vấn đề đặt ra trong công tác tư tưởng, lý luận chính trị
trên khơng gian mạng.
Bài viết “Mạng xã hội: Đặc trưng, tác động và giải pháp về công tác
tư tưởng” của PGS.TS. Lương Khắc Hiếu & PGS.TS. Phạm Văn Chúc được
đăng tải trên Tạp chí Cộng sản năm 2019:Ngồi nhận định về bản chất, tính hữu
dụng mang tính tích cực của mạng xã hội thì các tác giả đã:
7


- Xác định những nội dung, tính chất, đặc điểm về tư tưởng, quan điểm
chính trị trên MXH là từ luồng thơng tin khơng chính thức, khơng chính thống,
khơng tích cực, bị phát tán bởi chủ thể truyền thông là các cá nhân có nhận thức,
quan niệm chính trị mơ hồ, lệch lạc, vô trách nhiệm hoặc các thế lực thù địch,
phản động Đảng, Nhà nước và nhân dân.
- Các tác giả cho rằng thông tin trên MXH thách thức tính khách quan,
đúng đắn của những kiến thức, tri thức, nguyên lý, quy luật của các tư tưởng,
quan điểm chủ trương, chính sách… của Đảng, Nhà nước ta + dẫn đến những
nhận thức, kiến thức, thế giới quan mơ hồ, lệch lạc đến thù địch, phản động.
- Từ đó đưa ra những giải pháp ứng phó, khắc phục vấn nạn tiêu cực này
trên MXH.
Bài viết “Tác động của mạng xã hội đối với công tác tư tưởng ở nước
ta hiện nay” - TS. Nguyễn Văn Quang & TS. Nguyễn Hải Thanh - Tạp chí Sinh
hoạt lý luận số 4 (169) năm 2020 cịn nói đến những mặt tác động tích cực như
MXH giúp phổ biến, tuyên truyền, củng cố niềm tin của quần chúng vào Đảng;

là diễn đàn trong đấu tranh chống lại các thế lực thù động, tư tưởng phản động,
thiết lập mối quan hệ mật thiết.
Tương tự nội dung này cũng có TS.Nguyễn Thị Ánh & ThS. Phạm Thị
Mai nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội đối với thơng tin lý luận chính
trị ở Việt Nam hiện nay” thuộc Tạp chí Thơng tin Khoa học lý luận chính trị 2019 - số 11(60) cho biết MXH gây nhiễu thơng tin lý luận chính trị, xun tạc,
bóp méo các thơng tin chính thống và đặc biệt quan điểm rằng, mối quan hệ
giữa người chuyên trách làm công tác thơng tin lý luận chính trị và cơng chúng
đã thay đổi, từ vị trí là người trung tâm truyền tải thơng tin đến cơng chúng qua
truyền thơng, sách báo… thì hiện nay cơng chúng lại có thể tự do lựa chọn thơng
tin cho mình.
Thơng qua 1 số bài viết trên cũng cho thấy được thực trạng về vấn đề có
những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, tác động tiêu cực như thế
nào, từ thực trạng này mà các tác giả đều nhận định đây là chủ đề mang tính cấp
8


thiết, ảnh hưởng đến tồn hệ thống CT, vì vậy các đề tài về đấu tranh ngăn chặn,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên MXH cũng nhiều nghiên cứu liên
quan.
6.2 Đấu tranh, ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, chống phá
Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội.
Luận văn ThS Chính trị học “Vai trò của báo điện tử trong đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn
Văn Hải, năm 2019:Đầu tiên nghiên cứu nhận diện nội dung của các quan điểm
sai trái, thù địch gồm những gì, như Các quan điểm sai trái, thù địch phổ biến
trên các trang báo hiện nay: (1). Xuyên tạc bản chất chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp danh dự, uy tín của lãnh đạo Đảng. (2). Phủ nhận
vai trị lãnh đạo của Đảng, lợi dụng sai lầm, khiếm khuyết đẻ cơng kích. (3).
Kht sâu tồn tại, hạn chế trong điều hành đất nước, quản lý kinh tế, xã hội (4).

Tung tin thất thiệt gây bất ổn, phức tạp trong dư luận.
Theo khảo sát, các quan điểm sai trái thù địch được các trang báo kịp thời
lên án, phản bác lại, làm rõ bản chất của những quan điểm sai trái, luận điệu
xuyên tạc của thế lực thù địch, các báo có tỷ lệ bài viết đấu tranh phản biện về
thơng tin sai lệch (liên quan đến Hội nghị lần thứ 9) khá cao với 30% ở báo
Vietnamnet và Công an nhân dân, 22% báo Đầu tư và 18% báo Vnexpress. Các
báo đều tích cực tham gia bảo vệ tính đúng đắn trong đường lối Đảng, góp phần
định hướng dư luận xã hội lành mạnh.
Hay bài viết “Góp phần đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội” (2019)
của tác giả Đỗ Duy Ánh đã nhấn mạnh các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính
trị đang triệt để lợi dụng Internet và MXH để tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn
biến hịa bình”; khẳng định vai trị của cả hệ thống chính trị trong việc đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, MXH nhằm bảo vệ nền

9


tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, là trách nhiệm của cấp ủy,
tổ chức đảng, hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Cũng trong đề tài nhận diện, TS Hoàng Vă
n Vâ
n, trong nghiên cứu
“Nhận diện âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với
quân đội trên Internet và mạng xã hội hiện nay”, Thông tin chuyên đề số
3/2021, tác giả nêu một số biểu hiện thủ đoạn chống phá đối với qua ̂
n độ
i của
các thế lực thù địch trên không gian mạng như:
(1) tuyê

n truyền các nộ
i dung dối trá, lừa bịp; bới móc, thổi phồng, xuyê
n
tạc những khuyết điểm, sai lầm hoặ
c lợi dụng những hạn chế, sơ hở trong quản
lý, giáo dục bộđộ
i hiệ
n nay để vu cáo, bô
i nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò của quâ
n
độ
i. Các thô
ng tin dối trá, lừa bịp được tuyê
n truyền lặ
p đi lặ
p lại nhiều lần trê
n
nhiều diễn đàn, trang mạng xã hộ
i, kéo dài theo kiểu “mưa dầm thấm lâ
u”, dần
cũng sẽ tác độ
ng tâ
m lý đối với mộ
t bộphậ
n cán bộ
, đảng viê
n, quần chúng những người nhẹ dạ, cả tin, dễ dao độ
ng trước luậ
n điệ
u của chúng;

(2) lậ
p ra hàng ngàn trang web, blog, tài khoản trê
n mạng xã hộ
i, như
Facebook, Youtube, Twitter... (phần lớn máy chủ đặ
t ở nước ngoài), để thu thậ
p,
bịa đặ
t, nhào nặ
n, trộ
n lẫn tốt - xấu, thậ
t - giả, tán phát những thô
ng tin, tài liệ
u,
hình ảnh xấu độ
c, tung ra các luậ
n điệ
u vu cáo, bình luậ
n thâ
m độ
c, kê
u gọi
trắng trợn, thu hút sự phụ họa của những phần tử bất mãn, co ̛ hộ
i chính trị,
chống phá Quâ
n độ
i nhâ
n dâ
n Việ
t Nam;

(3) xuyê
n tạc thô
ng tin mới, “làm mới” thô
ng tin cũ; triệ
t để lợi dụng
những thô
ng tin về mặ
t trái, tiê
u cực trong quâ
n độ
i, những ý kiến, quan điểm
sai lệ
ch từ các nguồn tin trê
n mộ
t số cơ quan truyền thô
ng đại chúng của ta gắn
với những bình luậ
n chủ quan, bóp méo, xuyê
n tạc sự thậ
t, thổi phồng và gâ
y
nhiễu loạn thô
ng tin, làm “nóng” tình hình, kích độ
ng tâ
m lý đám đô
ng nhằm
tậ
p hợp, lô
i kéo, kích độ
ng nhiều phần tử khác trong xã hộ

i cùng tham gia.
Bên cạnh việc đấu tranh ngăn chặn này được xác định vai trị, nhiệm vụ
của các cấp chính quyền mà cịn xuất hiện các vai trò của thanh niên, giáo dục ý
10


thức chính trị, những hành vi chính trị đúng đắn cho nhóm xã hội này, gồm 1 số
nghiên cứu:
Luận văn ThS Chính trị học “Giáo dục ý thức chính trị, tạo “sức đề
kháng” của sinh viên đối với các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
internet hiện nay” của tác giả Hoàng Kim Huệ, 2012.
Tác giả đưa ra thực trạng quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet
mà sinh viên thường xuyên gặp phải trên mạng xã hội hiện nay là: phủ định chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội của nước ta, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, bôi nhọ
lãnh đạo. Trong đó có tới 66,9% sinh viên thường xuyên bắt gặp các quan điểm
sai trái, thù địch trên mạng internet. Tuy nhiên theo số liệu khảo sát, phần lớn số
sinh viên đều có nhận thức đúng đắn sau khi tiếp nhận các thông tin sai trái, thù
địch, biểu hiện qua 55% sinh viên đều được điểm số khá về môn giáo dục ý thức
chính trị, 47,5% cho rằng giáo dục ý thức chính trị là rất cần thiết, 72,5% sinh
viên đều mong muốn trở thành Đảng viên. Đa số sinh viên đều nhận thức sâu
sắc hơn về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, về âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ
thù, khắc phục được những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trước âm mưu phá
hoại của kẻ thù.
Trong Nghiên cứu “Chống “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù
địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện
nay” của tác giả Lê Phương Nga, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(2013): cho thấy về tư tưởng – chính trị, nhiều thanh niên giảm lòng tin đối với
chủ nghĩa xã hội, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hoang mang, mất
phương hướng và hàng loạt các website mang nội dung phản động, chống đối

Đảng, Nhà nước “kiểu mới” ra đời.
Tuy nhiên trong khả năng tìm kiếm tổng quan tài liệu, chưa có nghiên cứu
thuộc chuyên ngành Xã hội học tìm hiểu quan điểm sai trái, thù địch đặt trong
nhận thức của thanh niên nói chung, thanh niên nơng thơn nói riêng cũng như
các nghiên cứu trên chưa chỉ ra sự khác biệt cụ thể của các yếu tố xã hội, hoặc
11


có sẽ chỉ nêu lý thuyết chung như đánh giá chủ quan thanh niên thì nhận thức rõ
ràng về năng lực bản thân, có cơ hội trải nghiệm… rồi các số liệu chung về sự
tiếp cận internet, mạng xã hội… nghĩa là chỉ nói một cách chủ quan, ko dựa vào
mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ với yếu tố xã hội thơng qua số liệu thực. Từ
đó, tơi quyết định tiến hành nghiên cứu “Nhận thức của thanh niên nơng thơn về
chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà
nước trên mạng xã hội hiện nay” để đưa ra những số liệu nghiên cứu cụ thể, góp
phần bổ sung vào kho dữ liệu của vấn đề lớn này.
7. Chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu.
7.1 Phương pháp thu thập thông tin:
Nghiên cứu định tính
- Phân tích tài liệu: Tìm hiểu khái qt những vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài, nắm bắt tổng quan về “Nhận thức của thanh niên
nơng thơn về chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, chống
phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội hiện nay” đồng thời phát hiện ra những
khía cạnh mới chưa được nghiên cứu, đề cập hoặc chưa được phân tích sâu ở
những nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Quá trình tổng hợp và phân tích tài
liệu thơng qua các cơng trình nghiên cứu, tạp chí, các báo cáo, các bài viết đã
được cơng bố và có liên quan đến quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội,
internet hiện nay. Việc phân tích những tài liệu có sẵn này nhằm mục đích làm
sáng tỏ các khái niệm liên quan của tài, tiếp thu các thành tựu đi trước. Đồng
thời cũng là tiền đề, cơ sở cho nghiên cứu “Nhận thức của thanh niên nơng

thơn về chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, chống phá
Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội hiện nay”
- Phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn
phỏng vấn sâu 12 thanh niên độ tuổi từ 16 đến 30 tại xã Nam Thịnh, trong đó có
4 nữ và 8 nam nhằm thu thập thêm thơng tin mang tính chiều sâu sâu về nhận
thức của thanh niên.
Nghiên cứu định lượng

12


- Điều tra định lượng 100 thanh niên bằng bảng hỏi anket. Mẫu nghiên
cứu được chọn ở 5 thôn trong xã:
- Phương pháp chọn mẫu cụ thể:
+ Bước 1: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 5 trong 7 thôn tại xã.
+ Bước 2: Dựa vào danh sách thanh niên ở mỗi thôn, chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống 20 thanh niên.
+ Bước 3: Phát 20 bảng hỏi cho thanh niên/thôn trong mẫu nghiên cứu.
Đối với thanh niên từ chối tham gia vào nghiên cứu, thanh niên khác trong danh
sách sẽ tiếp tục được chọn vào mẫu.
7.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Đối với dữ liệu định lượng: Thông tin thu thập được từ bảng hỏi Anket sẽ
được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Đối với dữ liệu định tính: Sử dụng phần mềm NVIVO 7.0 để xử lý thông
tin định tính.
8. Bộ cơng cụ.
8.1 Bảng hỏi Anket:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN VỀ CHIẾN
LƯỢC “DIỄN BIẾN HỊA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH,

CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯƠC TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY.
Chào anh/chị,
Tôi sinh viên lớp Xã hội học K38 thuộc khoa Xã hội học và Phát triển,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện nay tơi đang tham gia nghiên cứu và
tìm hiểu về “Nhận thức của thanh niên nông thôn về chiến lược “diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã
hội hiện nay”. Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu, chúng tôi rất cần sự ủng
hộ và giúp đỡ của các bạn.
Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất
bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng.

13


Tôi xin đảm bảo những thông tin bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích
nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thơng tin từ anh/chị!
A. THƠNG TIN CHUNG
A1. Giới tính của anh/chị:
1. Nam

2. Nữ

A2. Năm nay anh/chị bao tuổi? (Tính theo lịch dương) …
A3. Trình độ học vấn của anh/chị?
1. Khơng đi học/Tiểu học

2. THCS


3. THPT

4. Trung cấp/Cao đẳng

5. Đại học

6. Trên Đại học

A4. Nghề nghiệp của anh/chị chính hiện nay
1. Học sinh, sinh viên
2. Lao động tự do
3. Cán bộ/công chức, viên chức
4. Công nhân
5. Khác, ghi rõ
A5. Điều kiện kinh tế của gia đình anh/chị hiện nay:
1. Giàu có
2. Khá giả
3. Đủ ăn
4. Khó khăn
A6. Hiện nay bạn đang sinh sống tại thôn nào?
1. Quang Thịnh
2. Đồng Lạc
3. Hợp Châu
4. Thiện Châu
14


5. Thiện Tường
B. NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN
BIẾN HỊA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, CHỐNG PHÁ

ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY.
B1. Hiện nay anh/chị đang sử dụng những mạng xã hội nào? (có thể
chon nhiều đáp án)
1. Facebook
2. Youtube
3. Instargram
4. Tiktok
5. Khác (ghi rõ)…
B2. Thời gian trong bình trong 1 ngày anh/chị dùng để sử dụng mạng
xã hội là bao nhiêu?
1. Dưới 30 phút
2. Từ 30 phút đến 1 giờ
3. Từ 1 giờ đến 3 giờ
4. Trên 3 giờ
B3. Những nội dung tin tức nào anh/chị thường xuyên quan tâm khi
sử dụng mạng xã hội? (chọn tối đa 3 đáp án)
1. Giải trí
2. Thể thao
3. Sức khỏe, y tế
4. Kinh tế
5. Thời sự, chính trị
6. Văn hóa, du lịch
7. Khác (ghi rõ)…
B4. Mức độ theo dõi các tin tức liên quan tới vấn đề chính chị của
anh/chị khi sử dụng mạng xã hội:
1. Thường xuyên
15


2. Thỉnh thoảng

3. Hiếm khi
4. Không bao giờ

B5. Anh chị hãy đánh giá mức độ tin cậy của những tin tức chính trị
được đề cập trên các mạng xã hội:
Rất
đáng

Đáng

tin tin cậy

cậy

Khôn

Khôn

g đáng tin g biết
cậy

Facebook
Youtube
Instagram
Tiktok
Khác (ghi rõ)

B6. Anh chị đã từng nghe đến chiến lược “diễn biến hịa bình” chưa?
1. Đã từng
2. Chưa từng

B7. Anh/chị đã từng tìm hiểu các chủ trương, quan điểm của Đảng,
Nhà nước về vấn đề ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trên khơng gian mạng chưa?
1. Đã từng tìm hiểu kĩ
2. Đã từng nhưng chưa tìm hiểu kĩ
3. Chưa từng tìm hiểu
B8. Theo anh/chị thì đâu là những biểu hiện của “diễn biến hịa bình”
của các thế lực chống phá, thù địch trên mạng xã hội? (có thể chọn nhiều đáp
án)
1. Lập lờ, lấp lửng thông tin làm ra vẻ khách quan

16


2. Cắt xén sự thật, lấy hiện tượng làm bản chất, lấy cục bộ, tiểu tiết làm
toàn thể, tổng thể
3. Tập trung tìm đúng “chỗ ngứa” của đối tượng để “gãi”
4. Sử dụng, xoáy sâu vào những khuyết điểm sai lầm, yếu kém của Đảng,
Nhà nước
5. Kích động với thái độ khác nhau làm cho đối tượng hoài nghi, hoang
mang với tình hình đất nước và cuộc sống, xúi giục thái độ phi chính trị, gây
tâm lý chán chường, bất mãn, đi tới chống đối chính quyền
6. Chú ý tác động hịng chinh phục những phần tử thối hóa, biến chất,
tham nhũng, những kẻ bất mãn cơ hội, nhiều tham vọng cá nhân chủ nghĩa bằng
cách đề cao cái “tôi” kiểu phương Tây gắn với tự do, dân chủ kiểu phương Tây
7. Thông tin rất nhanh về cái gọi là “tình hình nội bộ” của ta, làm cho đối
tượng tin tưởng về sự “nhanh nhạy” của mạng, nghi ngờ ta bưng bít thơng tin
8. Liên tục cải tiến “thực đơn diễn biến hịa bình” trên mạng internet ngày
càng đa dạng, nhiều màu sắc, lắm ngón nghề.
B9. Anh/chị hãy đánh giá về mức độ đưa tin, quan điểm sai trái, thù

địch nằm trong chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch
trên các mạng xã hội:
Thườn
g xuyên

Thỉn
h thoảng

Hiế
m khi

Khơn
g bao giờ

Facebook
Youtube
Instagram
Tiktok
Khác (ghi
rõ)…
B10. Những thơng tin về chính trị từ nguồn nào trên mạng xã hội
khiến anh/chị quan tâm nhất?
1. Bạn bè, đồng nghiệp
2. Người thân trong gia đình
17


3. Những kênh, trang tin tức có nhiều người theo dõi
4. Những nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng
5. Khác (ghi rõ)…

Xin cảm ơn bạn đã tham gia!

18


8.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu:
1. Anh/chị có sử dụng những mạng xã hội nào? Có thường xuyên sử dụng
không? Những tin tức anh/chị quan tâm khi sử dụng MXH là gì?
2. Anh/chị có biết đến chiến lược “diễn biến hịa bình” của các thế lực
chống phá, thù địch trên mạng xã hội hay không? Anh chị đã từng tìm hiểu về
nó hay chưa? Anh chị có biết đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với chiến lược đó trên khơng gian mạng khơng?
3. Anh/chị thường đọc tin tức, bài viết trên mạng xã hội vậy có phân biệt
được đâu là những quan điểm sai trái, xuyên tạc, gây chia rẽ của các thế lực thù
địch hay không? Anh chị dựa vào đâu mà phân biệt được? Điều gì khiến anh/chị
cẩn trọng hơn khi theo dõi các bài liên quan đến vấn đề chính trị nhạy cảm?
4. Anh/chị có thường xuyên tương tác, trao đổi về các vấn đề chính trị
trên mạng xã hội hay khơng? Anh/chị tương tác,trao đổi hay chia sẻ vấn đề đó
với ai? Những người đó có đồng quan điểm với anh/chị hay không?
Đây là 4 nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu chính, ngồi ra sẽ có những câu
hỏi khác tùy thuộc vào sự chia sẻ của người trả lời để khai thác sâu vấn đề.

19



×