Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận cao học xhhyt tác động của dịch bệnh covid 19 tới tâm lý của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.38 KB, 10 trang )

1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

1.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá những tác động của dịch bệnh covid19 tới tâm lý của sinh viên Học viện Báo chí và Tun truyền, từ đó đề
xuất các khuyến nghị để giải quyết vấn đề tâm lý cho sinh viên.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa các khái niệm
- Mô tả tác động của dịch bệnh covid-19 tới tâm lý của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đề xuất các khuyến nghị để giúp sinh viên vượt qua giai đoạn khó
khăn về tâm lý.
2.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tác động của dịch covid-19 tới tâm lý của sinh
viên
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền
- Phạm vi thời gian: Từ1/1/2022 đến 1/5/2022
3.

Tổng quan nghiên cứu

3.1. Tác động của dịch covid-19 tới tâm lý của các nhóm xã hội


nói chung.


Trong nghiên cứu đã sử dụng số liệu điều tra trên thế giới để chỉ ra
những tác động của dịch covid-10 tới tâm lý của các nhóm xã hội, mức độ
tác động có sự khác nhau, tùy vào đặc điểm nhân khẩu học.Cụ thể:
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tinh
thần” của GS.TS. Đặng Nguyên Anh đã chỉ ra yếu tố về nơi sống có tác
động lớn tới tâm lý của người dân: Người dân sinh sống trong những nơi có
dịch, khu bị phong tỏa, cách ly là những đối tượng dễ bị tác động về tâm lý
hơn cả. Tiếp đến là trạng thái bệnh tật: Bệnh nhân mắc COVID-19 và
những người phải nhập viện rơi vào tâm trạng lo sợ, hoang mang, luôn
nghĩ đến cái chết. Họ phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã bị kỳ thị và phân
biệt đối xử liên quan đến tình trạng nhiễm COVID-19. Các nhóm yếu thế
có vấn đề tâm lý nặng hơn: Người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, lao động bị mất
việc, thất nghiệp là những đối tượng dễ bị sang chấn tâm lý, dễ mắc các rối
loạn tinh thần. Nhóm đối tượng tuyến đầu chống dịch bao gồm: các nhân
viên y tế trực tiếp đối mặt với bệnh tật, lây nhiễm, sự đau đớn hoặc từ cái
chết thì tâm trạng hẫng hụt, lo âu, căng thẳng còn nặng nề hơn. Tác giả chỉ
ra sự khác nhau về đặc điểm giới tính: cả giai đoạn trước và trong khi xảy
ra đại dịch, tỷ lệ lo âu, căng thẳng và trầm cảm của phụ nữ đều cao hơn so
với nam giới. Sức khỏe tinh thần còn liên quan đến tình trạng thu nhập và
việc làm trong đại dịch. Nhóm có thu nhập thấp chịu tác động nhiều hơn về
sức khỏe tinh thần, thành viên trong các hộ gia đình bị mất việc có tỷ lệ rối
loạn tinh thần cao hơn so với những hộ gia đình khác (53% so với 32%).
Ngoài ra, hạn chế giao tiếp xã hội cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh
thần của cá nhân. Các yếu tố gây căng thẳng khác bao gồm cả việc thay đổi
cách tổ chức các sự kiện như đám tang, làm việc từ xa, đóng cửa quán ăn,
phong tỏa nơi cư trú...Đặc biệt, học sinh nữ phổ thông trung học có nguy
cơ cao hơn học sinh nam, và càng lên lớp trên, tỷ lệ học sinh bị trầm cảm,

lo âu càng tăng.


Nghiên cứu có nhiều giá trị về mặt thơng tin, giúp cho đề tài của cá
nhân xây dựng được khung lý thuyết và bộ công cụ. Tuy nhiên, số liệu điều
tra ở phạm vi thế giới, nên chưa gần với thực tế ở Việt Nam.
3.2. Tác động của dịch covid-19 tới tâm lý của giới trẻ
Các nghiên cứu đã chỉ ra các áp lực tác động tói tâm lý của nhóm trẻ
bao gồm học sinh, sinh viên. Trong đó, yếu tố gia đình và học trực tuyến có
tác động đáng kể Cụ thể:
Trong nghiên cứu: “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức
khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh
Mai, Nguyễn Thị Phương Mai đã cho thấy: Tần suất trẻ vị thành niên tham
gia mạng xã hội với thời gian gia tăng quá mức có thể khiến trẻ vị thành
niên bị ngắt kết nối với thế giới thực, đơi khi trẻ có thể bị cuốn hút vào
những vấn đề tiêu cực của internet, dẫn đến xung đột với cha mẹ.Thời gian
sử dụng mạng xã hội có tương quan thuận với mức độ trầm cảm, lo âu và
stress. Nhóm trẻ từ 14 - 17 tuổi có thời gian ngồi trước màn hình trên 7 giờ/
ngày có nguy cơ tăng gấp 2 lần khả năng mắc lo âu, trầm cảm so với nhóm
thời gian ngồi trước màn hình 1 giờ/ngày . Sự cơ đơn, buồn chán của trẻ vị
thành niên có nguy cơ làm gia tăng triệu chứng trầm cảm lên gấp 40 lần.
Sức khỏe tâm thần của trẻ em và trẻ vị thành niên bị ảnh hưởng nặng nề bởi
trạng thái tinh thần, cảm xúc của người lớn mà trẻ tiếp xúc. Bạo lực gia
đình là mối quan tâm rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là bạo lực
gia đình đối với trẻ em và phụ nữ. Đây là một yếu tố gây stress nghiêm
trọng đối với trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình, chúng có khuynh hướng
mắc các rối loạn tâm thần, đặc biệt là tăng gấp 3 lần các rối loạn hành vi.
Ngồi ra, nhiều trẻ vị thành niên khơng được đến trường, gặp khó khăn với
việc học trực tuyến, không trực tiếp học cùng giáo viên và bạn học có thể
khiến trẻ khó duy trì sự tập trung chú ý, khó hồn thành nhiệm vụ một cách



kịp thời. Những khó khăn này có thể khiến kết quả học tập của trẻ giảm sút,
ảnh hưởng đến tâm lý của vị thành niên.
Nghiên cứu: “ Sự tác động của covid-19 đến sức khỏe tâm thần của
sinh viên ĐHQG-HCM” của tác giả Nguyễn Phương Thảo có những phát
hiện đáng chú ý: Vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến của sinh viên trong
giai đoạn Covid-19 gồm: Rối loạn giấc ngủ (56,2%); Tính tình thay đổi hay
cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do (35,7%); Mất nhận thức thống
qua, có những hành vi vơ thức, và hay qn (36,5%). Áp lực học trực
tuyến xuất hiện nhiều từ năm đầu đến năm 3 và giảm dần ở những năm về
sau, trong khi vấn đề ngại tiếp xúc với người khác gia tăng đều theo năm
học của sinh viên từ năm 1 tới năm 6.
Nghiên cứu: “Thực trạng trầm cảm, lo âu ở học sinh một số
trường THPT tại Nghệ An 2019-2020 và một số yếu tố liên quan” của
nhóm tác giả Trần Thị Hương Quỳnh, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Văn
Định, Lý Thị Thúy Vân cho thấy: Tỷ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm là
38,2%, lo âu là 39,2%. Về mức độ, tỷ lệ trầm cảm từ nhẹ, vừa, nặng, rất
nặng lần lượt là 15,3%; 12,9%; 5,0%; 5,0%. Tỷ lệ âu lo từ nhẹ, vừa, nặng,
rất nặng lần lượt là 10,5%; 15,1%;6,6%;7,0%. Các yếu tố tăng tỷ lệ trầm
cảm, lo âu ở học sinh là khối học (12,11 so với khối 10), có áp lực học tập,
bị bạn bè bắt nạt. Các yếu tố khiến học sinh trầm cảm lớn nhất đó là lo lắng
vì dịch Covid-19 và cảm thấy cơ lập chán nản vì ở nhà q lâu. Các yếu tố
liên quan đến lo âu ở học sinh là khó khăn trong việc học online và kinh tế
gia đình sụt giảm bởi dịch Covid-19. Có mối liên quan giữa lo âu với trầm
cảm ở các học sinh được nghiên cứu. Ngoài ra, học sinh cảm thấy bị cơ lập,
chán nản khi ở nhà q lâu có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1,69 lần học sinh
không cảm thấy điều này. Học sinh gặp khó khăn trong học online có nguy
cơ mắc lo âu cao gấp 2 lần nhóm khơng gặp khó khăn trong học online.



Các nghiên cứu trên đều có những phát hiện rất cụ thể, là tư liệu quý
cho nghiên cứu trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu. Tuy nhiên,
các số liệu trên chưa gần với thực tế sinh viên học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
4.

Giả thuyết nghiên cứu

Một là: Thời gian sử dụng mạng xã hội tỷ lệ thuận với mức độ trầm
cảm, lo âu và stress của sinh viên,
Hai là: Học online gia tăng mức độ trầm cảm, lo âu và stress của sinh
viên.
Ba là: Sinh viên không đi làm thêm/kinh tế kém sẽ chịu tác động tâm
lý nhiều hơn so với những sinh viên có thu nhập/kinh tế tốt.
Bốn là: Sinh viên nữ sẽ gặp phải khó khăn tâm lý nhiều hơn sinh viên
nam.
5.

Biến số, khung phân tích

5.1. Biến số
* Biến độc lập
- Đặc điểm nhân khẩu học: giới tính, ngành học, năm học, nơi sống,
tình trạng làm thêm, điều kiện kinh tế gia đình, tình trạng cha mẹ, quy mơ
hộ gia đình, tiền sử mắc covid/tiêm vắc xin, mức độ tiếp cận truyền thông/
mạng xã hội.
* Biến phụ thuộc
- Tâm lý của sinh viên.
* Biến môi trường

- Các chỉ thị về phòng chống dịch của nhà nước, địa phương cư trú.
- Các quy định từ nhà trường.


5.2. Khung phân tích

Các biện pháp
phịng chống dịch

Giãn cách xã hội,
cách ly, phong tỏa,
vắc xin

COVID 19

Thông tin về đại dịch và
hiệu quả kiểm sốt

Việc làm thêm,
học hành, kinh
tế

Truyền thơng, dư luận,
mạng xã hội

TÂM LÝ
SINH VIÊN

6.


Cơ sở lý thuyết

*Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết này nhìn nhận xã hội là một khối thống nhất, mỗi cá nhân
đóng một vai trị nhất định hình thành lên trật tự xã hội. Theo đó, sinh viên
chính là một bộ phận quan trọng, có vai trò trong giai đoạn “ chống dịch
như chống giặc”. Vai trị đó được thể hiện thơng qua việc thực hiện nghiêm
túc các chỉ thị của nhà nước và quy định của nhà trường về phòng chống
dịch, bao gồm cả việc giãn cách và cách ly.
Mặt khác, dưới góc độ y tế, thuyết cấu trúc chức năng còn cho rằng y
tế là một thiết chế xã hội có chức năng kiểm soát xã hội. Trong xã hội hiện
đại, y học trở thành một cơ chế kiểm soát xã hội, kiểm sốt những hành vi
lệch chuẩn của một nhóm hay một cá nhân khác. Theo các nhà chức năng,
cả bác sỹ và bệnh nhân đều đóng những vai trị đóng góp vào tạo lập trật tự


xã hội. Họ giúp ngăn cản việc ơm đau có thể làm phá vỡ hệ thông sản xuất,
mối quan hệ gia đình và các hoạt động xã hội. Để tạo lập được trật tự xã
hội, cả bệnh nhân và bác sỹ phải hồn thành tốt vai trị của mình. Gắn liền
với những vai trị khác nhau đó là những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định.
Đối với những sinh viên mắc covid-19, họ phải đóng vai trị của bệnh nhân,
phải thực hiện tất cả các khuôn mẫu hành vị dành cho người ốm theo chuấn
mực và kỳ vọng của mỗi xã hội đưa ra:
Về quyền hạn:
-Người ốm có quyền được chăm sóc, vì tự họ khơng chọn để ởm và vì
vậy họ cũng khơng nên bị đỗ lỗi cho hành vi ốm đau của mình.
- Họ cũng có quyền tạm thời vẫng mặt trong những nhiệm vụ mà họ
đang đảm trách và họ cũng không bị bắt buoc phải đến nơi làm việc.
Về nghĩa vụ:
- Họ có nghĩa vụ phải có những hành động tích cực theo chỉ dẫn của

nhân viên y
tế để bệnh mau khỏi, trở về với vai trị và trách nhiệm của mình.
- Họ khơng được cố tình ốm để mong nhận được những quyền lợi của
người ốm.
Họ có nghĩa vụ phải tìm kiếm sự hỗ trợ của khoa học, y học để mau
khỏi bệnh
- Khi đi khám bác sỹ, họ phải hợp tác với bác sỹ để tìm ra hướng điều
trị phù
hợp, giúp phục hối chức năng.
Như vậy, một người sinh viên đảm nhiệm ít nhất 2 vai trị trong bối
cảnh dịch bệnh. Đó là vai trị của của một cơng dân, vai trị của một sinh


viên Học viện Báo chí và Tun truyền, ngồi ra một bộ phận sinh viên
mắc covid-19 cịn có vai trị của một người bệnh và những vai trò khác.
Những vai trò này đã buộc họ phải giãn cách hoặc cách ly trong suốt thời
gian dài, không được giao tiếp trực tiếp với xã hội. Chính bởi vậy, tâm lý
của sinh viên sẽ gặp phải những vấn đề tiêu cực, họ thường xuyên bị căng
thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm. Nghiên cứu sẽ áp dụng lý thuyết để giải
thích các biểu hiện tâm lý của sinh viên.
*Lý thuyết mơ hình niềm tin sức khỏe
Đây là một trong những lý thuyết lâu đời nhất được dùng để lý giải
hành vi sức khỏe bằng cách hiểu rõ hơn về niềm tin liên quan đến sức khỏe.
Nó được áp dụng và phát triển để lý giải rất nhiều những loại hinh hành vi
sức khỏe. Mơ hình lý thuyết này cho rằng khả năng một cá nhân tham gia
vào một hành động liên quan đến sức khỏe là dựa trên sự tương tác của 4
loại hình niềm tin khác biệt:


Họ nhận thấy rằng chính bản thân họ có nhiều nguy cơ dính đến


tình trạng hay vấn để đó.


Họ tin rằng hậu quả của vấn để sẽ rất nghiêm trọng.



Họ tin rằng nếu hành động thì sẽ giảm thiểu nguy cơ hoặc giảm

tối thiểu hậu quả.


Họ tin rằng lợi ích của việc tham gia hành động sẽ lớn hơn chi

phí, giá phải trả hay những rào cản khác.
Ở nghiên cứu này, lý thuyết niềm tin sức khỏe sẽ được dùng để chỉ ra
yếu tố nào thúc đẩy sinh viên lại thực hiện theo các chỉ thị về phịng chống
dịch trong đó có giãn cách xã hội dù bản thân họ không thực sự thoải mái.
Đồng thời, lý thuyết này cũng giải thích vì sao họ lại có trạng thái tâm lý lo
lắng thậm chí sợ hãi trong giai đoạn dịch bệnh.


7.

Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu thu thập các tài liệu liên quan tới tác động của dịch covid19 tới sức khỏe tinh thần của người dân nói chung và của sinh viên nói
riêng, các số liệu thống kê để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu.

*Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket
Nhóm nghiên cứu khảo sát 120 sinh viên học viện Báo chí và Tuyên
truyền ở cả 2 khối lý luận và nghiệp vụ, mỗi khối chia ra các năm 1, năm 2
và năm 3, năm 4, mỗi năm lấy ngẫu nhiên 15 sinh viên.
*Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu sẽ tiến hành với 4 sinh viên ở 4 năm học khác nhau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Thị Hương Quỳnh, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Văn Định,

Lý Thị Thúy Vân, “Thực trạng trầm cảm, lo âu ở học sinh một số trường
THPT tại Nghệ An 2019-2020 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học
dự phịng, tập 30, số 6-2020.
2.

Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Phương Mai “ Ảnh hưởng

của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên” (2021),
Tạp chí Y học Việt, số đặc biệt chuyên đề về Covid.
3.

Nguyễn Phương Thảo (2021), Sự tác động của covid-19 đến sức

khỏe tâm thần của sinh viên ĐHQG-HCM, Đại học Quốc gia, Hồ Chí
Minh.
4.


GS.TS. Đặng Nguyên Anh, “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

đến sức khỏe tinh thần” (2021), Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận
Trung Ương
5.

Dương Thu Hương, Giáo trình Xã hội học Y tế.



×