Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận cao học môn đối ngoại công chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 28 trang )

Top 20 các quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực mềm
toàn cầu.
Nguồn: Brand Finance

1


I.

TIN 1: Nhật Bản – Báo điện tử

1. Nội dung

-

Vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, tờ báo Mainichi bằng Tiếng Anh

của Nhật Bản đã đưa tin về ga xe lửa ở Tokyo gây ấn tượng khi được trang trí
bằng hình tượng nhân vật truyện tranh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng
Nhật Bản “Captain Tsubasa”.
-

Tóm tắt nội dung tin:

Bài viết nói về Ga Yotsugi trên Tuyến Keisei Oshiage ở Phường
Katsushika của thủ đô mang một diện mạo mới lấy cảm hứng từ bộ truyện
tranh và anime nổi tiếng về chủ đề bóng đá "Captain Tsubasa", biến trạm
dừng chân thành một điểm đến nổi tiếng theo đúng nghĩa của nó. Loạt phim
này nổi tiếng trên toàn thế giới và nhà điều hành Keisei Electric Railway hy
vọng giao diện mới sẽ ghi được một cú hat-trick về lượng khách quốc gia và
quốc tế tăng lên, cũng như thúc đẩy sự hồi sinh trong khu vực.


Bài viết cũng cung cấp thông tin sơ lược về bộ truyện Manga nổi tiếng
“Captain Tusbasa”. Công việc tân trang lấy cảm hứng từ Captain Tsubasa đã
được hoàn thành vào cuối tháng 2 năm 2019. Kể từ đó, nhà điều hành cho
2


biết đây đã trở thành địa điểm phổ biến để xem những người hâm mộ chụp
ảnh nội thất mới. Hình ảnh trên phương tiện truyền thơng xã hội bình luận về
việc nó trơng thú vị và hấp dẫn như thế nào cũng rất nhiều.
2. Phân tích nguồn của “quyền lực mềm”
-

Nguồn của quyền lực mềm: Truyện tranh (Manga) và phim hoạt

hình Nhật Bản (anime) - biểu tượng của văn hóa đại chúng Nhật Bản
-

Thông tin về bộ truyện tranh “Captain Tsubasa”: Captain Tsubasa

còn được biết đến với tên Tsubasa – Giấc mơ sân cỏ, là một bộ manga
lấy đề tài bóng đá do Takahashi Yōichi sáng tác, được Shueisha phát
hành lần đầu năm 1981. Nhân vật chính là một cậu bé thần đồng của bóng đá
Nhật Bản có tên Oozora Tsubasa. Trải qua thời gian Tsubasa trở thành đội
trưởng của đội tuyển trẻ và sau đó là Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản.
Loạt manga Tsubasa Giấc mơ sân cỏ lần đầu được in trên tạp chí
Weekly Shōnen Jump của hãng Shueisha từ năm 1981 tới 1988, sau đó
được in thành 37 tập tankōbon. Bộ truyện sau khi ra mắt cơng chúng đã
được đón nhận nồng nhiệt và tạo nên một cơn sốt về các tác phẩm manga,
anime lấy đề tài bóng đá.
Loạt truyện gốc Captain Tsubasa sau đó được chuyển thể thành phim

hoạt hình. Hầu hết các phiên bản của phim hoạt hình Captain Tsubasa từng
phát sóng trên hệ thống truyền hình vệ tinh Animax tại Nhật Bản, sau đó
phim phổ biến rộng rãi bao gồm Đơng Á, Hồng Kông, Đông Nam Á, Nam
Á, và nhiều khu vực khác. Phim cũng từng phát sóng nhiều nơi trên thế giới
như Nam Mỹ, Châu Âu và Trung Đông.
Sau khi ra mắt độc giả, Captain Tsubasa không chỉ tạo nên cơn sốt về
manga, anime lấy đề tài bóng đá mà cịn thực sự lôi cuốn nhiều cậu bé Nhật
Bản tham gia đá bóng. Nhiều tuyển thủ bóng đá nổi tiếng của Nhật và quốc
tế. Họ đã nói rằng họ tìm được cảm hứng với nghề cầu thủ bóng đá từ chính
bộ manga này. Đạo diễn và diễn viên chính của bộ phim bóng đá nổi tiếng
3


Đội bóng Thiếu Lâm là Châu Tinh Trì cũng cho biết ông lấy cảm hứng từ
Đội trưởng Tsubasa để làm tác phẩm này. Bộ truyện nổi tiếng tới mức các
đoàn xe cứu trợ Nhật ở Iraq đã vẽ hình Tsubasa lên thành xe để tỏ ý thân
thiện với người dân bản địa.
- Phân tích:
Có thể thấy, Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai đã bị nhiều
nước lên án, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên sau đó, Nhật đã
từ bỏ quân đội, phát triển ngoại giao thông qua con đường hợp tác. Nhật Bản
ngày nay hấp dẫn nhân loại bằng nền kinh tế, giáo dục tốt, văn hóa đậm nét
truyền thống và đặc biệt là văn hóa đại chúng với tên gọi “Cool Japan”.
Trong đó manga và anime là một trong những nguồn chủ lực của văn hóa đại
chúng.
Manga và anime Nhật Bản có sự ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, bắt
đầu du nhập vào các thị trường Âu Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á từ những
năm 70 qua con đường in ấn lậu là chủ yếu. Thị trường Âu Mỹ là thị trường
lớn nhất nhờ ý thức về bản quyền cao, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tuy nhiên hiện
nay, xu hướng đang chuyển sang thị trường châu Á. Manga và anime là lý do

khiến người nước ngoài muốn học tiếng Nhật và du học tại Nhật Bản. Manga
và anime Nhật có ảnh hưởng lớn tới phong cách vẽ và sản xuất truyện tranh,
phim hoạt hình của các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc,
Hồng Kơng… và thậm chí cả Việt Nam.
Từ ý tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Aso, giải thưởng
Manga quốc tế được thành lập năm 2007. Là một độc giả nhiệt thành của
Manga, ông Taro Aso cho biết "Tôi mong muốn Nhật Bản như là cội nguồn
của Manga, phải đạt được một chuẩn mực cho Manga toàn thế giới. Giải
thưởng Manga phải là một giải thưởng có quyền lực, có giá trị tương đương
với giải Noben. Tôi hy vọng rằng bằng cách nhận giải thưởng, các tác giả sẽ
có một cảm giác liên kết với Nhật Bản”. Lời phát biểu này không chỉ riêng
4


ông Taro Aso thể hiện sự kỳ vọng lớn về sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyện
tranh Nhật Bản mà bao hàm cả nền văn hóa đại chúng quốc gia này. Việc sử
dụng văn hóa đại chúng là nguồn lực chính của quyền lực mềm cịn góp phần
thúc đẩy sự hiện diện của Nhật Bản trên toàn thế giới, nâng cao hình ảnh
quốc gia, tăng cường hơn nữa quyền lực mềm trong thời đại tồn cầu hóa.
Như vậy, ngành cơng nghiệp tỷ đơ này chắc chắn đã có tác động khơng
nhỏ đến thể loại phim hoạt hình hiện đại ở nhiều quốc gia cũng như thu hút
một lượng lớn người hâm mộ đến Nhật Bản. Có thể nói ngành cơng nghiệp
này đã rất thành công trong việc quảng bá văn hóa và du lịch Nhật Bản.

Chính vì như thế, với số lượng khách tại ga Yotsugi cũng như nền
công nghiệp Manga-anime vơ cùng hồnh tráng tại Nhật Bản, việc thiết kế
ga tàu với hình ảnh các bộ truyện Manga là vô cùng khéo léo để kết hợp hai
yếu tố này để tạo nên một bức tranh tường như một địa điểm thu hút khách du
lịch kiểu mới với tiềm năng khai thác lớn, có thể đem lại nhiều lợi nhuận
cũng như quảng bá hình ảnh văn hóa Manga Nhật Bản để ngày càng có nhiều

người biết đến.
Ở đây, hình họa Nhật Bản (Japanimation) đã thực sự được sử dụng như
một mã văn hóa Nhật. Đội trưởng Tsubasatruyền đạt một tinh thần Nhật yêu
5


hịa bình, u thể thao và hết mình vì cơng bằng chính nghĩa. Nhân vật chính
trở thành “hình ảnh thương hiệu” quảng bá cho nước Nhật cũng như cho các
mặt hàng Nhật Bản.

Theo Keisei Electric Railway, số lượng hành khách sử dụng nhà ga
khơng có thẻ đi lại tăng 10% so với năm ngoái, mà họ tin là do "hiệu ứng
Tsubasa". Katsushika Ward đã tưởng nhớ manga theo những cách khác, bao
gồm việc đặt những bức tượng đồng của các nhân vật trong truyện xung
quanh khu vực, và dựng một bảng hiệu Captain Tsubasa để quảng bá cho
phường. Một đại diện của Keisei Electric Railway cho biết, "Chúng tôi hy
vọng rằng du khách nước ngoài đến Nhật Bản sẽ xuống xe tại nhà ga này khi
đi đến trung tâm Tokyo từ Sân bay Quốc tế Narita và thích trải nghiệm khu
vực địa phương, qua đó giúp hồi sinh nó."
Một trong những mục đích quan trọng khác của các hình tượng nhân
vật trong Manga tại ga là tạo được sự kết nối giữa người hâm mộ và khách du
lịch. Với những người có niềm u thích với anime hay một bộ truyện tranh
bất kỳ nào đó, đây sẽ là cơ hội để tụ tập, bàn luận và cùng nhau chia sẻ. Qua
đó góp phần đưa mọi người xích lại gần nhau hơn. Theo chia sẻ của những
6


người dân sống xung quanh ga Yotsugi, từ sau khi nhà ga được trang hồng
lại với hình ảnh "Captain Tsubasa" lượng khách đến Yotsugi đã tăng lên rất
nhiều, trong đó phần đơng là các du khách nước ngồi, đặc biệt là khách đến

từ châu Á.
Như vậy có thể thấy, Nhật Bản đã tận dụng tốt sức mạnh mềm của đất
nước để thơng qua đó quảng bá văn hóa, con người, du lịch…đến với bạn bè
quốc tế. Việc đưa hình ảnh các nhân vật trong Manga vào các bến ga đã thực
sự mang lại thành công và thu hút người dân trên thế giới với thông điệp: Cho
dù bạn là một người u thích văn hóa giới trẻ Nhật Bản như manga hoặc
anime, hay là một người u thích bóng đá hoặc có niềm đam mê với tàu
điện đi chăng nữa thì chắc chắn bạn cũng sẽ tìm thấy một điều gì đó thú vị tại
nhà ga Yotsugi này.
II.

TIN 2: New Zealand – Mạng xã hội Youtube

1. Nội dung

7


-Vào ngày 23 tháng 3 năm 2020, trên trang web youtube của
nzherald.co.nz ( New Zealand Herald là tờ báo hàng ngày thuộc sở hữu của
New Zealand Media and Entertainment và được coi là tờ báo kỷ lục của New
Zealand) đã phát video live về vấn đề thủ tướng New Zealand sẽ triển khai
quyết liệt cấp độ cao nhất của “ Elimination Strategy”- chiến lược loại trừ để
dập dịch COVID-19 mà nước này đã công bố vào ngày 21 tháng 3 năm 2020.
-

Tóm tắt nội dung tin: New Zealand sẽ trong tình trạng đóng cửa

trong bốn tuần tới sau khi thủ tướng New Zealand nâng trạng thái cảnh báo về
tình trạng của nước này. Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết mức cảnh báo

trong chiến dịch "Elimination strategy" của đất nước sẽ tăng lên 3 ngay lập
tức và lên 4 trong vòng 48 giờ. Mức cảnh báo 4 sẽ có hiệu lực từ 11h59 tối
Thứ Tư.
Theo đó, bà phát biểu: các trường học và các dịch vụ không thiết yếu
trên khắp New Zealand sẽ đóng cửa trong ít nhất bốn tuần tới sau khi Chính
phủ đặt quốc gia này vào tình trạng đóng cửa trên tồn quốc để cố gắng ngăn
chặn sự lây lan của coronavirus. Người dân nên ở nhà trừ khi đến thăm một
dịch vụ cần thiết, điều này sẽ cứu hàng chục ngàn mạng sống.
Thủ tướng Jacinda Ardern phát biểu đây là thời điểm quan trọng trong
lịch sử của New Zealand và chính phủ khơng hề xem nhẹ quyết định áp dụng
mức cao nhất trong chiến lược dập dịch. Bà cho rằng đây là việc làm đúng
đắn và tuyên bố nếu sự lây truyền từ cộng đồng diễn ra ở New Zealand, số
trường hợp mắc bệnh sẽ tăng gấp đôi sau mỗi năm ngày. Thủ tướng thừa
nhận tầm quan trọng của các biện pháp khi bà công bố và nói rằng chúng có
thể cứu sống hàng chục nghìn người New Zealand.
2. Phân tích nguồn của “ quyền lực mềm”

8


9


- Nguồn của quyền lực mềm: Khả năng đối phó tốt với đại dịch
COVID-19 với chiến lược dập dịch COVID-19 “Elimination Strategy” của
New Zealand.
- Thông tin về chiến lược: “Elimination Strategy”
Vào 21 tháng 3 năm 2020, New Zealand đã cam kết thực hiện Chiến
lược loại trừ để ứng phó với đại dịch COVID-19, cung cấp một phương pháp
tiếp cận bền vững để ngăn chặn, tìm ra và dập dịch. Đây là một cách tiếp cận

quan trọng đối với một loại vi-rút liên tục phát triển và giữ cho người dân
New Zealand an toàn khỏi COVID-19.
Theo chiến lược loại bỏ, tất cả các hoạt động đều tập trung vào việc đạt
được và duy trì "khơng COVID-19". Điều này rất quan trọng khi các phương
pháp điều trị và quan trọng là tiêm chủng hiệu quả khơng có sẵn.
Theo chiến lược, sẽ có một hệ thống cảnh báo được đưa ra. Các Mức
Cảnh báo do Chính phủ xác định và nêu rõ các biện pháp xã hội và sức khỏe
cộng đồng cần thực hiện trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Các vùng
khác nhau của đất nước có thể ở các Mức cảnh báo khác nhau. Các dịch vụ
bao gồm siêu thị, dịch vụ y tế, dịch vụ khẩn cấp, tiện ích và vận chuyển hàng
hóa sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ cấp độ nào. Người sử dụng lao động trong
những lĩnh vực đó phải tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ về sức khỏe và an toàn.
Các hạn chế được cộng dồn, ví dụ như ở Mức cảnh báo 4, tất cả các hạn chế
từ Mức cảnh báo 1, 2 và 3 đều được áp dụng.
- Phân tích:
Thay vì “làm phẳng đường cong“, New Zealand áp chiến lược “dập
dịch” và chỉ mất 10 ngày để thấy thành công đầu tiên trong cuộc chiến chống
Covid-19. Với chính sách quyết liệt mà giới truyền thơng Phương Tây gọi là
dập dịch (Elimination) thay vì ngăn chặn (Containment), New Zealand đã
thu được những kết quả khả quan.
10


Cách tiếp cận này của chính phủ New Zealand khác biệt thay vì kiềm
chế dịch và “làm phẳng đường cong” như chiến lược của Mỹ và nhiều nước
phương Tây.
Ngay từ khi dịch bắt đầu xuất hiện, bà Ardern cùng nhóm cố vấn của
mình đã đưa ra một thơng điệp ngắn ngọn và đơn giản: Hãy ở nhà. Đừng tiếp
xúc với bất kỳ ai ngồi gia đình mình. Hãy là người có trách nhiệm. Chúng ta
sẽ cùng nhau chiến đấu.

Những nỗ lực của New Zealand đã được đền đáp, Hệ thống y tế của
New Zealand khơng đối mặt với tình trạng q tải, bởi có rất ít bằng chứng
cho thấy dịch đang lây lan trong cộng đồng ở nước này.
Việc có thể ngăn chặn dịch ngay từ giai đoạn đầu đã cho thấy “chiến
thắng của khoa học và khả năng lãnh đạo”, theo Michael Baker, giáo sư về y
tế cộng đồng tại Đại học Otago và là nhà dịch tễ học hàng đầu đất nước. “Thủ
tướng Jacinda Ardern đã có cách tiếp cận quyết liệt và dứt khoát khi đối mặt
với mối đe dọa này. Các quốc gia khác ứng phó với dịch theo cấp độ tăng dần
nhưng chúng tôi làm thì ngược lại”
Hầu hết các nước phương Tây trên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ đã theo
cách tiếp cận giảm thiểu. Tuy nhiên, nó hoạt động kém với các trường hợp
COVID-19 áp đảo các dịch vụ y tế. Hầu hết các quốc gia sau đó đã chuyển
sang chiến lược loại trừ. Một số nhỏ các quốc đảo, chẳng hạn như Samoa,
Tonga và Quần đảo Cook, đã áp dụng cách tiếp cận theo New zealand bằng
cách đóng cửa phần lớn biên giới của họ cho khách du lịch đến. Cũng có bằng
chứng mạnh mẽ cho sự thành công của phương pháp loại trừ ở Đài Loan ,
Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc.
Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn trật tự thế giới. Ba trong số cường
quốc lớn nhất thế giới, gồm Mỹ, Anh và Nga, đã trở thành những ổ dịch lớn
nhất và có số người chết nhiều nhất. Các nước lớn khác cũng đang chật
vật trong việc ứng phó với dịch. Ngược lại, một số nước nhỏ hơn đã được
11


ghi nhận về năng lực ứng phó với Covid-19, sau khi thế giới chứng kiến
những thành công từ sớm của họ. Yanzhong Huang, nhà nghiên cứu cấp cao
tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ), nhận định: Những cường quốc lớn
nhất và mạnh nhất sẽ cần học tập những điều đúng đắn mà các nước nhỏ hơn
và yếu hơn đã làm được, trong đó có New Zealand.
Nhờ khả năng đối phó và chiến dịch dập dịch hiệu quả của mình, New

Zealand được coi là một trong những hình mẫu chống dịch lý tưởng trên thế
giới, thu hút các quốc gia khác làm theo. Và kết quả, New Zealand là quốc
gia cải thiện nhanh nhất trong Chỉ số quyền lực mềm năm 2021, xếp thứ 16
trong bảng xếp hạng với tổng điểm Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu là 49,3 tăng sáu bậc so với năm 2020. Quốc gia này dẫn đầu tồn cầu về ứng phó
với dịch COVID-19, được cả thế giới ca ngợi. Hành động nhanh chóng và
dứt khốt trong việc đóng cửa biên giới và thực thi kiểm dịch bắt buộc khiến
quốc gia này không bị nhiễm COVID-19 trong nhiều tháng, trong khi các
quốc gia khác có tỷ lệ trường hợp mắc hàng ngày lên tới hàng nghìn người.
Ơng David Haigh-Giám đốc điều hành của Brand Finance nhận
xét:“Sự lãnh đạo của Thủ tướng Jacinda Arden đã được nhiều người đánh giá
là tự tin và quyết đoán, được ca ngợi là chìa khóa thành cơng của quốc gia
trong việc chống lại đại dịch - điều này được phản ánh rõ ràng từ việc bà
nằm trong top 10 các nhà lãnh đạo được kính trọng trên thế giới. Đây cũng là
yếu tố giúp New Zealand được ghi nhận nhiều hơn trong Chỉ số Quyền lực
mềm Toàn cầu năm 2021.”
III. TIN 3: Nga – Báo điện tử
1. Nội dung

12


-Vào ngày 10 tháng 1 năm 2020, Tờ Krasnaia Zevezda (redstar.ru)- tờ
báo của Hồng quân Liên xô trước đây đã đưa tin về việc Nga tìm cách ổn
định tình hình ở Trung Đông trong chuyến thăm của Vladimir Putin tới Syria
và Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm mới.
- Tóm tắt nội dung tin:
Các chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir
Putin trong năm nay là các chuyến thăm làm việc của ông tới Syria và Thổ
Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm Syria ngày 7/1 diễn ra trong bối cảnh tình hình Trung
Đơng đang có những phức tạp rõ rệt. Các nguyên thủ quốc gia đã nghe báo

cáo về tình hình cơng tác các vùng trong cả nước. Vladimir Putin cảm ơn các
chỉ huy và nhân viên của nhóm lực lượng Nga tại Cộng hòa Ả Rập Syria đã
tận tâm hoàn thành nghĩa vụ quân sự của họ và nhấn mạnh rằng ở Syria, họ
đang giải quyết vấn đề khơng chỉ giúp người dân tự giải phóng khỏi các tổ
chức và băng đảng khủng bố.
Tổng thống Bashar al-Assad cảm ơn Vladimir Putin về chuyến thăm
và bày tỏ lòng biết ơn đối với Nga và quân đội Nga vì sự giúp đỡ của họ
trong cuộc chiến chống khủng bố và khơi phục cuộc sống hịa bình ở nước
13


cộng hịa. Theo Tổng thống Syria, chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng
nhằm thảo luận về những trở ngại và khó khăn nảy sinh trên con đường tiến
trình chính trị, cũng như cách chúng ta có thể tương tác và cùng nhau đạt
được thành công hơn nữa, phối hợp hành động trong cuộc chiến chống khủng
bố.
Từ Damascus, ông Vladimir Putin đã tới Istanbul, nơi ngày 8/1 đã diễn
ra lễ khởi động đường ống dẫn khí đốt Dịng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và đàm phán
với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Tại buổi tiếp, các nhà
lãnh đạo hai nước đã thảo luận về sự phát triển của hợp tác song phương,
cũng như một số chủ đề quốc tế, đặc biệt là tình hình Syria và Libya, khu vực
Trung Đơng nói chung. Kết quả của cuộc hội đàm, một tun bố chung đã
được thơng qua, trong đó lãnh đạo hai nước bày tỏ hài lòng về sự hợp tác
giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ phục vụ lợi ích của nhân dân mà cịn góp
phần giải quyết các vấn đề khu vực. Họ cũng ghi nhận mối quan ngại sâu sắc
của họ về sự leo thang căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran, cũng như những hậu
quả tiêu cực của nó đối với Iraq, đồng thời kêu gọi tất cả các bên hành động
với sự kiềm chế, thực hiện ý thức chung và ưu tiên ngoại giao.
2. Phân tích nguồn của “quyền lực mềm”
- Nguồn của quyền lực mềm: Chính sách đối ngoại thân thiện, linh hoạt

với nỗ lực ổn định hịa bình của Nga đối với vấn đề tại khu vực Trung Đông

14


- Phân tích:
Trong bối cảnh cuộc chiến tại I-rắc là nguyên nhân tạo nên cái gọi là
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria cũng như cuộc chiến ở
Syria bắt đầu từ năm 2011 kéo theo sự dính líu, can dự của các nước, trong
đó có Nga và Mỹ, Nga cơng bố bản “Học thuyết chính sách đối ngoại của
Liên bang Nga” mới, được phê duyệt theo Sắc lệnh số 640 của Tổng thống
Nga ngày 30-11-2016 (sau đây gọi tắt là Học thuyết năm 2016). Có thể nói,
tính đến thời điểm này, đây là văn bản đối ngoại rõ ràng, cụ thể, hoàn chỉnh
nhất của Nga.
Liên quan đến chính sách đối với Trung Đơng, nêu rõ các quan điểm,
chính sách của Nga trong giải quyết những vấn đề nổi cộm của Trung Đông,
như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đề ra phương hướng tăng cường quan hệ
song phương và đa phương với các tổ chức và các quốc gia trong khu vực.
Nga ủng hộ giải quyết bằng chính trị cuộc nội chiến ở Syria, dựa trên kết quả
các hội nghị quốc tế về Syria và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc. Nga ủng hộ sự thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ
của Syria như một quốc gia thế tục, dân chủ, đa nguyên, những người đại
15


diện của tất cả các nhóm dân tộc và tơn giáo của quốc gia này sẽ sống trong
hịa bình, an ninh, được hưởng các quyền và cơ hội bình đẳng. Đối với I-ran,
Nga theo đuổi đường lối phát triển hợp tác tồn diện với nước Cộng hịa Hồi
giáo I- ran, cũng như tìm kiếm giải pháp thực hiện nhất quán thỏa thuận tồn
diện về giải quyết tình hình xung quanh chương trình hạt nhân của I-ran.

Có thể thấy quan điểm, chính sách Trung Đơng của Nga rõ ràng hơn,
vừa thể hiện rõ vai trị của một cường quốc “có trách nhiệm” trong xử lý các
vấn đề quốc tế, vừa tuân thủ tính thực dụng của chính sách đối ngoại Nga
(được hiểu là coi trọng các lợi ích quốc gia). Nga chủ trương duy trì và phát
triển quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các lực lượng chính trị ở Trung
Đông (ngoại trừ chủ nghĩa khủng bố), cho dù họ rất khác nhau trong đường
hướng, chính sách đối ngoại. Quan điểm nhất quán của Nga khi giải quyết
các vấn đề Trung Đông là phản đối sử dụng vũ lực, nhấn mạnh biện pháp
chính trị và ngoại giao, thơng qua đàm phán, đối thoại, có tính đến lợi ích hợp
pháp của tất cả các bên, cũng như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của các nước tại Trung Đơng.
Thời gian qua, Nga đã tích cực, chủ động tham gia giải quyết các cuộc
khủng hoảng ở Trung Đông như một đối tác trung gian tích cực, tin cậy và có
trách nhiệm, trong đó có vấn đề hồ sơ hạt nhân I-ran, khủng hoảng ở Y-êmen, Li-bi, xung đột Isarel- Palestin và đặc biệt là thúc đẩy các giải pháp
chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria. Thông qua việc đề xuất các giải pháp
hịa bình, sử dụng sức mạnh mềm ngoại giao linh hoạt, cách tiếp cận cân
bằng, khéo léo, Nga đã và đang thể hiện như một quốc gia khơng những có
khả năng dàn xếp, tháo gỡ nút thắt cho những vấn đề tồn tại trong khu vực,
mà còn là đối tác có uy tín và vị thế đáng kể ở Trung Đơng hiện nay
Trên cơ sở chính sách đối với Trung Đơng được Nga triển khai tích
cực, năng động, Nga cịn coi Syria là “chìa khóa mở đường” để Nga mở rộng
ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông. Chính vì vậy, khi cuộc chiến ở Syria gây
16


ra nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ đối với người dân Syria, mà còn đe dọa
bùng phát bạo lực cũng như sự trỗi dậy của lực lượng khủng bố khắp khu vực
Trung Đơng, nhất là khi chính quyền của Tổng thống Ba-sa An Át-xát bị đẩy
tới bờ vực của sự sụp đổ, Nga đã triển khai các hoạt động quân sự nói riêng,
sự can dự nói chung tại đất nước này.

Nga cũng là nhân tố chủ chốt xây dựng chương trình nghị sự nhằm tái
lập sự ổn định chính trị cho Syria thông qua sáng kiến cùng I-ran và Thổ Nhĩ
Kỳ bảo trợ cho tiến trình hịa bình Syria. Có thể nói, những thành cơng của
Nga trong việc can dự vào cuộc chiến Syria đã “mở đường” cho Nga tăng
cường, cải thiện, nâng cao quan hệ với các nước Trung Đông, như Các Tiểu
vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, A-rập Xê-út, Ca-ta
và cả I-xra-en. Trên thực tế, chính sách “làm bạn với tất cả” của Nga ở Trung
Đơng đã có từ lâu trước khi cuộc chiến ở Syria diễn ra, song chính những
hành động quân sự quyết đốn và hoạt động chính trị - ngoại giao tích cực
của Nga ở Syria đã khiến vai trị, vị thế của Nga được nâng cao trên trường
quốc tế nói chung, ở Trung Đơng nói riêng. Nga nổi lên với hình ảnh một
cường quốc “có trách nhiệm”, một nhà trung gian hòa giải các xung đột và
kiến tạo hòa bình. Và hơn hết, Nga xác lập chỗ đứng ở Trung Đông như là
một trong những nhân tố chủ chốt, cho dù Mỹ đã và đang muốn đẩy Nga ra
khỏi khu vực này.
IV. TIN 4: Hàn Quốc – Phát thanh
1. Nội dung

17


-

Vào ngày 17 tháng 2 năm 2020, kênh KBS World Radio của đài

KBS Hàn Quốc đã phát sóng về vấn đề: Hiệu ứng kinh tế của bộ Phim Hàn
Quốc đã đoạt giải Oscar -“ Parasite”
- Tóm tắt nội dung tin:
Bộ phim “Parasite” của đạo diễn Bong Joon-ho đã giành được bốn giải
Oscar tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 92 được tổ chức vào ngày 9 tháng 2 (giờ

Hoa Kỳ) bao gồm hình ảnh và đạo diễn xuất sắc nhất, cho thấy sức mạnh của
điện ảnh Hàn Quốc với thế giới. Hiệu quả kinh tế của bộ phim đã viết lại lịch
sử 92 năm của Viện Hàn lâm cũng như lịch sử hàng thế kỷ của điện ảnh Hàn
Quốc. Điều này không chỉ giới hạn ở ngành điện ảnh mà còn ở các ngành
khác như du lịch, phân phối, hàng tiêu dùng, v.v. để giúp nâng cao giá trị
thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc.
“Parasite” đã tạo cơ hội cho thế giới đánh giá lại các bộ phim Hàn
Quốc và hơn nữa là văn hóa Hàn Quốc. Vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử 92
năm của Viện hàn lâm mà một bộ phim không phải tiếng Anh giành được
giải Phim hay nhất, nên toàn bộ sự chú ý của thế giới đều đổ dồn vào bộ phim
này.
18


Ngành nội dung không chỉ liên quan đến nghệ thuật mà còn liên quan
đến du lịch và phân phối. Và ngày càng có nhiều du khách trong và ngồi
nước đến các địa điểm quay phim này. Sự bùng nổ phim Hàn cũng có thể dẫn
đến việc tăng xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, thực phẩm và
quần áo. Hàng tiêu dùng xuất khẩu như quần áo, ô tô, thiết bị gia dụng, thiết
bị không dây, v.v. đang bị ảnh hưởng bởi Hallyu. Điều này đang chuyển nội
dung của Hàn Quốc sang một giai đoạn mới, hay còn gọi là Hallyu 4.0.
Bloomberg dự báo chiến thắng giải Oscar của Parasite sẽ trở thành
động lực thúc đẩy quyền lực mềm của Hàn Quốc phát triển hơn nữa. Vì vậy,
sử dụng “Parasite” như một bước đệm, Hallyu cần phải tiến lên và kiểm soát
mặt sản xuất và phân phối của mọi thứ. Khi khả năng cạnh tranh quyền lực
mềm của Hàn Quốc tăng thì ngành cơng nghiệp văn hóa có thể trở thành động
lực cho nền kinh tế Hàn Quốc. Chìa khóa là tái tạo nội dung Hallyu thơng qua
sự hội tụ của văn hóa và kinh tế. Khi Hallyu có thể kết hợp với cảm xúc, nghệ
thuật, cơng nghệ và công nghiệp, K-content chắc chắn sẽ trở thành thế mạnh
xuất khẩu mới của Hàn Quốc.

2. Phân tích nguồn của “ quyền lực mềm”
- Nguồn của quyền lực mềm: Nền cơng nghiệp văn hóa của Hàn quốc
- Phân tích:

19


Tại châu Á, Hàn Quốc được đánh giá là quốc gia thành công trong xây
dựng và phát huy nguồn sức mạnh mềm, góp phần vào các thành tựu quan
trọng mà quốc gia này đạt được cho đến nay. Với việc triển khai bền bỉ và
thống nhất các chính sách dựa trên trụ cột là phát triển cơng nghiệp văn hóa,
gắn với các mục tiêu khác của đất nước, gắn chính sách đối nội với chính
sách đối ngoại, Hàn Quốc đã và đang tạo nên nhiều bất ngờ cho người dân
nước này và cả thế giới.
Được coi là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu nhất khu vực Đông Bắc Á
trong những năm 60 của thế kỷ XX, chỉ sau gần 40 năm, Hàn Quốc giờ đây
khơng chỉ là một “hình mẫu” phát triển kinh tế năng động bậc nhất khu vực
mà còn là một trong mười quốc gia “xuất khẩu” văn hóa hàng đầu thế giới.
Đây được coi là điểm nổi bật trong sức mạnh mềm của Hàn Quốc hiện nay.
Để đạt được thành tựu như vậy, Hàn Quốc ngay từ sớm đã nhận thức và đánh
giá đúng về vai trò của sức mạnh mềm đối với sức mạnh tổng hợp quốc gia,
trên cơ sở đó đưa ra chiến lược xây dựng sức mạnh mềm với tầm nhìn dài
hạn bên cạnh “sức mạnh cứng” dựa vào ba nguồn lực chính là văn hóa, tiềm
lực kinh tế và chính sách đối ngoại.
Hàn Quốc phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa (nhất là văn hóa giải
trí) gắn với các yếu tố quốc tế (các sản phẩm văn hóa khơng chỉ tiêu thụ ở
trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu). Ngay từ những năm 50 của thế kỷ
XX, Hàn Quốc đã triển khai nhiều kế hoạch và chính sách văn hóa nhằm thúc
đẩy sự phát triển của ngành văn hóa, đưa văn hóa trở thành một trong những
ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia; thành lập nhiều cơ

quan, tổ chức, viện nghiên cứu Hàn Quốc học, như Cơ quan văn hóa sáng tạo
Hàn Quốc, Hội Ủy viên nhãn hiệu quốc gia... Qua các giai đoạn phát triển,
Hàn Quốc đều kiên định mục tiêu chung là “xuất khẩu” văn hóa ra các thị
trường quốc tế, đưa Hàn Quốc trở thành “cường quốc” về cơng nghiệp giải
trí.
20



×