Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Hồ Huy Hoàng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.1 KB, 126 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ



HỒ HUY HỒNG

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ
LUẬN
VÀ THỰC TIỄN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN
CHỈ HUY THÔNG TIN Ở TRƯỜNG
SĨ QUAN THÔNG TIN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC


HÀ NỘI - 2021


BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ



HỒ HUY HỒNG

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ
LUẬN
VÀ THỰC TIỄN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN


CHỈ HUY THÔNG TIN Ở TRƯỜNG
SĨ QUAN THƠNG TIN HIỆN NAY

CHUN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
MÃ SỐ: 831 02 04

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN : PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH BẮC


HÀ NỘI - 2021


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Binh chủng Thơng tin liên lạc

BCTTLL

Chính trị Quốc gia

CTQG

Chủ nghĩa xã hội

CNXH


Cơng nghệ thơng tin

CNTT

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNH - HĐH

Cơng tác đảng, cơng tác chính trị

CTĐ, CTCT

Giáo dục đào tạo

GDĐT

Nhà xuất bản

Nxb

Quân đội nhân dân

QĐND

Quân ủy Trung ương

QUTW

Thông tin liên lạc


TTLL

Trường Sĩ quan Thông tin

TSQTT


MỤC LỤC
Trang
3

MỞ ĐẦU

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC
THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN CHỈ HUY
THÔNG TIN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG
TIN HIỆN NAY

10

1.1. Nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
1.2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong đào tạo sĩ quan chỉ huy thông tin ở Trường Sĩ quan
Thông tin hiện nay

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ

10

31

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC
THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN CHỈ HUY
THÔNG TIN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG
TIN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan
chỉ huy thông tin ở Trường Sĩ quan Thông tin hiện nay
2.2. Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan
chỉ huy thông tin ở Trường Sĩ quan Thông tin hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

42

60
87
88


PHỤ LỤC


94


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc “thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn”. Người từng nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn khơng có lý
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông”. Điều này được thể hiện rõ trong tư tưởng của
Người và trong thực tiễn hoạt động cách mạng và chỉ đạo cách mạng Việt
Nam. Tư tưởng về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Người
đã phản ánh chân thực về việc vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn, trở thành tài sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc
Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, đem lại giá trị tinh thần vô cùng
to lớn cho dân tộc ta và nhân loại.
Thành quả của cách mạng Việt Nam nói chung, thành quả của hơn 35
năm đổi mới vừa qua của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là kết quả
của sự vận dụng và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trường Sĩ quan Thông tin là trung tâm
đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu thơng tin cho tồn qn; trong những năm
qua nhà trường đã đào tạo được nhiều thế hệ đội ngũ sĩ quan chủ huy thơng
tin có chất lượng cao phục vụ Binh chủng Thơng tin nói riêng và cho Qn
đội nói chung. Tuy nhiên, q trình đào tạo những năm qua cũng con nhiều
vấn đề hạn chế, một số chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra ngày càng cao của
thực tiễn hiện nay.
Trong những năm tới, Đảng ta xác định phương hướng xây dựng Quân
đội tiếp tục phát triển theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng

bước hiện đại”. Binh chủng Thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư để xây
dựng lực lượng thông tin quân sự hiện đại, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm
thơng tin liên lạc cho tồn qn. Trước u cầu đó Đảng ủy, Ban Giám hiệu


4
nhà trường đã chủ trương tập trung xây dựng Trường Sĩ quan Thơng tin theo
mơ hình nhà trường thơng minh tiếp cận công nghệ 4.0; trở thành trung tâm
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học có uy tín, chất lượng cao trong Quân
đội. Do vậy, nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan thơng tin ở Trường
Sĩ quan Thơng tin là một địi hỏi khách quan, mang tính cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo sĩ
quan chỉ huy thông tin ở Trường Sĩ quan Thông tin hiện nay”, làm luận
văn tốt nghiệp cao học Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
“Về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn” của Vi Thái
Lang [24]. Tác giả khẳng định quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là quan hệ
biện chứng và là một q trình mang tính lịch sử - xã hội. Việc nắm bắt tính
biện chứng của mối quan hệ đó là tiền đề quan trọng giúp chúng ta có một
quan điểm thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, giáo
điều, máy móc và bệnh lý luận sng.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh - nhận thức và hành động” của Phạm Ngọc
Anh [1]. Tác giả phân tích, làm rõ: Hồ Chí Minh đã có phương pháp tiếp cận
đúng đắn, khoa học trong kế thừa và phát triển học thuyết Mác - Lênin, đồng
thời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới. Trên bình diện nhà tư tưởng, Hồ

Chí Minh có những đóng góp sáng tạo lớn về nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực
nào chúng ta cũng đều nhận thức được ở Người những lời chỉ huấn sâu sắc và
thiết thực. Đồng thời tác giả cũng khẳng định: Hồ Chí Minh đã có những luận


5
điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin trong
vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một số nước phương Đông, thuộc địa
nửa phong kiến trong điều kiện kinh tế nơng nghiệp nghèo nàn, lạc hậu.
“Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của Hồng Chí Bảo [2]. Trong
cuốn sách này tác giả đã trình bày tổng quan những nghiên cứu về phương
pháp Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra từ lý luận đến thực tiễn; vận dụng
phương pháp Hồ Chí Minh để tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh; cảm
nhận về triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh; đạo đức Hồ Chí Minh một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động. Đặc biệt tác giả
cũng nhận định phương pháp Hồ Chí Minh là phương pháp ở tầm tư tưởng, lý
luận, thể hiện sự nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn trong các lĩnh vực
hoạt động của Người. Lý luận hóa thực tiễn gắn liền với thực tiễn hóa lý luận.
“Hồ Chí Minh và phong cách lý luận gắn liền với thực tiễn” của Phạm
Hồng Chương [3]. Bài viết khẳng định sự gắn chặt giữa lý luận với thực tiễn
là đặc điểm nổi bật của phong cách tư duy Hồ Chí Minh và được thể hiện rõ
nét trong tồn bộ q trình hoạt động cách mạng của Người. Trong đó, đặc
trưng và ổn định là tư duy lý luận dựa trên thực tiễn Việt Nam, là hướng đích
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc và con người Việt Nam.
“Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Trung
[66]. Bài viết đề cập và khẳng định nguyên tắc phương pháp luận cơ bản,
xuyên suốt, có ý nghĩa đầu tiên và quyết định mọi nhận thức, tư duy của Hồ
Chí Minh là “nguyên tắc thực tiễn” và “Sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn”. Tác giả khẳng định: Hồ Chí Minh là con người thực tiễn, từ thực tiễn
yêu cầu cứu nước, cứu dân mà Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin.

Từ thực tiễn tồn tại và phát triển của xã hội Việt Nam và các dân tộc thuộc
địa, của dân tộc áp bức mà Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa


6
Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là nguyên nhân cơ bản
đầu tiên, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam cả trong cách mạng
dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
“Liên hệ giữa lý luận và thực tiễn trong dạy và học” của Lê Xuân Lựu
[27]. Tác giả đã chỉ ra phương châm căn bản, chủ yếu nhất là gắn lý luận với
thực tiễn trong dạy học; chỉ ra quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Theo tác giả hoạt động dạy phải gắn lý luận với thực tiễn, tri thức khoa học
với kinh nghiệm, người học phải đóng vai trị là chủ thể trong quá trình tiếp
nhận tri thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện phẩm chất đạo
đức, tác phong cơng tác
“Thấm nhuần, thực hiện có hiệu quả phương châm học đi đôi với
hành như Bác Hồ đã dạy” của Bùi Mạnh Hùng [22]. Bài viết đã chỉ ra
nguyên lý dạy học Mácxít và luận giải nét đặc sắc trong quan điểm về dạy
học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là, học tập phải xuất phát từ cơng việc,
chú trọng tính sát thực của lý luận; nội dung học phải gắn sát với thực tế;
học phải nắm cặn kẽ, sâu sắc bản chất vấn đề. Học phải đi đôi với hành,
hành là chỗ đến, là cái đích của hiểu biết. Lý luận phải liên hệ với thực
tiễn, làm kim chỉ nam cho hành động; phải khắc phục tình trạng lý luận
suông, thực tiễn mù quáng. Bài viết chưa chỉ ra sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan cấp phân đội.
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu, phát
triển sáng tạo lý luận ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
của Nguyễn Xuân Trung [65]. Tác giả đã đề cập đến những

chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nghiên cứu, phát triển
sáng tạo lý luận ở Việt Nam càng mang giá trị lý luận và thực
tiễn sâu sắc. Nghiên cứu và phát triển lý luận được coi là công


7
cụ nền tảng để xây dựng Đảng, nâng cao vai trị lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng; đồng thời, tìm ra lời giải cho những bài
tốn hóc búa mà thực tiễn đặt ra, hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của giai cấp và dân tộc trong thời đại mới.
“Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhận thức lý luận và hoạt động
thực tiễn” của Huỳnh Thị Gấm [19]. Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ
bản nhất về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong việc nhận thức tư
tưởng Hồ Chí Minh về: Đảng Cộng sản Việt Nam, về nhà nước; xây dựng đội
ngũ cán bộ, nhân tài; kinh tế - văn hoá - đối ngoại; học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh và những vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
hoạt động thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
“Vận dụng quan điểm:“Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế” trong
giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường quân đội” của Đồng Anh
Dũng [4]. Tác giả đề cập đến việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh phải tồn
diện trên tất cả các lĩnh vực và phải chú ý lựa chọn, đưa vào giảng dạy những
học phần, chuyên đề có chất lượng sát với đối tượng học viên, sát với loại
hình đơn vị Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội và bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Tác giả cũng nhấn mạnh cần phải tiếp tục bổ
sung kiến thức phần giá trị thực tiễn trong các chuyên đề, bài giảng; đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Những cơng trình trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau, với nội
dung khá đa dạng về vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan

chỉ huy thông tin ở Trường Sĩ quan Thông tin hiện nay” một cách sâu sắc,
chuyên biệt với tư cách là một đề tài khoa học.


8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, từ đó vận dụng vào đào tạo sĩ
quan chỉ huy thông tin ở Trường sĩ quan Thông tin hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
- Làm rõ quan niệm và tiêu chí đánh giá vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục đào
tạo tại Trường Sĩ quan Thông tin.
- Đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đào tạo sĩ quan chỉ huy thông tin ở
Trường Sĩ quan Thông tin.
- Đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đào tạo sĩ quan chỉ huy thông tin ở
Trường Sĩ quan Thông tin hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan chỉ huy thông tin ở Trường Sĩ quan thông tin
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Vận dụng nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào đào tạo sĩ quan chỉ huy thông



9
tin cấp phân đội, bậc đại học ở Trường Sĩ quan thơng tin.
Về khơng gian: Tiểu đồn 14, 26, 28 của Trường Sĩ quan Thông tin
Về thời gian: Từ năm 2015 - 2020
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục đào tạo; các chỉ
thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phịng, Bộ tư lệnh Thơng
tin liên lạc về công tác giáo dục đào tạo.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà trường về giáo dục, đào tạo; kết
quả điều tra, khảo sát thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan thông tin ở
Trường Sĩ quan Thông tin; Các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo sơ, tổng kết
của Trường Sĩ quan Thông tin về những nội dung có liên quan trực tiếp.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài
sử dụng các phương pháp: Lơgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp,
so sánh, thống kê và điều tra xã hội học trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn làm rõ nội dung và giá trị vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh


10
về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đào tạo sĩ quan chỉ
huy thông tin ở Trường Sĩ quan Thơng tin hiện nay
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Luận văn thành cơng sẽ góp phần định hướng nâng cao chất lượng giảng
dạy, học tập của đội ngũ cán bộ giảng viên, học viên Trường Sĩ quan Thông tin
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN CHỈ HUY THÔNG TIN
Ở TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN

1.1. Nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn
1.1.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và vai trò của lý luận


11
đối với thực tiễn
Khái niệm lý luận
Theo nghĩa chung nhất, lý luận là sự khái quát hóa những kinh nghiệm
thực tiễn, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy
trong suốt q trình tồn tại của nhân loại. Như vậy, lý luận là sản phẩm cao
cấp của nhận thức, là tri thức về bản chất, quy luật của hiện thực khách quan.
Nhưng do là sản phẩm của nhận thức, nên lý luận là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm

của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại
trong q trình lịch sử” [37, tr. 274]. Lý luận là đem thực tế trong lịch sử,
trong kinh nghiệm trong các cuộc tranh đấu xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng,
rõ ràng, làm thành kết luận, rồi lại đem nó chứng minh trên thực tế. Đó là
lý luận chân chính.
Lý luận chỉ trở thành khoa học khi xuất phát từ thực tiễn, được thực
tiễn kiểm nghiệm. Điều này đã từng được V.I.Lênin khẳng định: Thực tiễn
cao hơn lý luận, khơng những ở tính phổ biến, mà cả ở tính hiện thực. Vai trị
thực tiễn với lý luận, trước hết được thể hiện: thực tiễn là cơ sở, mục đích là
động lực, trực tiếp của nhận thức lý luận.
V.I.Lênin viết: “Khơng có lý luận cách mạng thì cũng khơng có phong
trào cách mạng” [58, tr. 30], chỉ có đảng nào có lý luận tiên phong hướng dẫn
thì đảng đó mới làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Nhờ có lý luận mà hoạt
động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mị mẫm, tự
phát. Như vậy, lý luận một khi đã thâm nhập vào quần chúng thì biến thành


12
sức mạnh vật chất to lớn.
Kế thừa và phát triển tư tưởng đó của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh cho
rằng: lý luận có vai trị hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên,
cùng với nhận thức được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của lý luận thì chủ
thể hoạt động khơng nên cường điệu vai trị của lý luận, coi thường thực tiễn,
tách lý luận khỏi thực tiễn
Một trong những cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam là chăm lo công tác giáo dục lý luận, tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Một trong những điểm đặc sắc nhất ở Hồ Chí Minh
là chỉ ra nguyên tắc giáo dục lý luận gắn liền với thực tiễn.
Theo quan điểm của Người, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần
nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế. Lý luận gắn với thực tế là một

yêu cầu tự thân của lý luận, là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Lý luận là sự tổng kết thực tế, rồi đem nó chứng minh với thực tế.
“Lý luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà
khơng bắn hoặc bắn lung tung, cũng như khơng có tên” [36, tr. 275].
Mặt khác, lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới
rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Hồ Chí Minh giải thích điều này một
cách dễ hiểu: “Gom góp ý kiến và kinh nghiệm trong sự chỉ đạo từng bộ
phận, đem làm ý kiến chung. Rồi lại đem ý kiến chung đó để thí nghiệm
trong các bộ phận. Rồi lại đem kinh nghiệm chung và mới, đúc thành chỉ
thị mới. Cứ thế mãi” [37, tr. 331].
Hoạt động thực tiễn chỉ đạt được mục đích khi được lý luận soi sáng,


13
cùng với việc coi trọng vai trò của thực tiễn đối với lý luận thì vai trị của lý
luận đối với thực tiễn khơng hề bị hạ thấp, mà cịn thể hiện rõ hơn tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của nó. Hay nói cách khác, bản thân lý luận, khơng có
mục đích tự thân. Lý luận ra đời chính chủ yếu vì chúng cần thiết cho hoạt
động thực tiễn của con người.
Khi miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực tiễn lại đặt ra yêu cầu
mới về nguồn nhân lực. Hồ Chí Minh xác định: “Muốn có chủ nghĩa xã hội
thì phải có con người xã hội chủ nghĩa” [44, tr. 68]. Nền giáo dục cần
hướng vào mục tiêu đào tạo những con người xã hội chủ nghĩa, những
người "vừa hồng", "vừa chuyên", có đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và những người tiếp tục chiến đấu để giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì vậy, phải thực hiện cải cách giáo
dục, sửa đổi nội dung, chương trình giáo dục cho phù hợp với tình hình
thực tiễn của đất nước. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo ngành giáo dục phải thường
xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung lý luận, tìm ra hướng đi
cho nền giáo dục mới sao cho vừa mang tính chất của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa, vừa phù hợp với đặc điểm văn hoá, phản ánh truyền thống của

dân tộc Việt Nam anh hùng.
Về nội dung, chương trình giáo dục phải phù hợp với mục tiêu đào tạo
trong từng giai đoạn cụ thể. Nội dung, chương trình giáo dục phải chú trọng
đủ các mặt nhưng phải thiết thực với người học, thiết thực với yêu cầu của xã
hội. Cương quyết cắt bỏ những nội dung, chương trình dài dịng, khơng thiết
thực, học xong khơng sử dụng được. Hồ Chí Minh xem kinh nghiệm thực
tiễn là một nguồn tài liệu quan trọng trong dạy học. Nội dung dạy học không


14
phải chỉ có các tài liệu lý luận trong sách vở mà phải chú ý đến cả các nguồn
tài liệu thực tiễn do người học mang đến. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở
rằng, dạy học bất cứ môn khoa học nào cũng phải lấy thực tiễn lịch sử của
chuyên ngành đó mà chứng minh để làm rõ lý luận.
Về phương pháp dạy học, Hồ Chí Minh phê phán cách dạy và học
tách rời lý luận với thực tiễn dưới mọi hình thức, lý luận một đường, thực
tiễn một nẻo, “trống đánh xi, kèn thổi ngược”. Tính thực tiễn của phương
pháp dạy học được biểu hiện ra bằng cách sử dụng các tình huống trong
cơng việc và trong cuộc sống sinh hoạt gần gũi hàng ngày mà luận giải cho
những vấn đề khoa học.
Hồ Chí Minh khuyên những người đi tuyên truyền và cũng là khuyên
các thầy giáo, cô giáo nên học cách nói của dân, đơn giản, mộc mạc, dễ
hiểu, dễ nhớ; tức là cố gắng trực quan hoá, thậm chí dân gian hố các vấn
đề khoa học trừu tượng. Mọi vấn đề lý luận đều phải chỉ ra hiện nay trong
thực tiễn nó đang diễn ra như thế nào. Đồng thời, trong quá trình học tập
phải tổ chức cho người học đi thăm quan, nghiên cứu thực tiễn có liên quan
đến vấn đề học tập.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh: Lý luận đóng một vai trị rất quan trọng đối với thực tiễn. Chung quy
lại việc phát huy vai trò của lý luận đối với thực tiễn là vô cùng cần thiết.

Vấn đề này yêu cầu phải nâng cao trình độ tư duy lý luận, đổi mới phương
pháp tư duy của toàn Đảng, toàn dân nghĩa là chuyển từ tư duy kinh
nghiệm sang tư duy lý luận; đổi mới công tác lý luận, hướng công tác lý
luận vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra; làm rõ những căn cứ khách
quan trong đường lối, chính sách của Đảng. Đây là một trong những vấn đề


15
quan trọng mang tính định hướng cho mọi hoạt động thực tiễn, đặc biệt
trong giai đoạn khi mà thực tiễn và lý luận đã có những biến đổi to lớn như
giai đoạn hiện nay.

* Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực tiễn và vai trò của
thực tiễn đối với

lý luận

Khái niệm thực tiễn:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là những hoạt động vật
chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội. Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa
chủ thể và khách thể.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vơ
giá, đó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng của Người trên nhiều lĩnh vực, về
nhiều vấn đề trong đó có quan điểm “lý luận gắn với thực tiễn”. Có thể nói,
trong giai đoạn hiện nay việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng quan điểm này
của Hồ Chí Minh vào trong hoạt động giảng dạy nói chung, giảng dạy lý luận
chính trị nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phương
diện lý luận và thực tiễn.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất có

mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên, xã
hội và bản thân con người. Đây là hoạt động cảm tính của con người, hoạt
động có tính đối tượng và là sự thống nhất giữa hoạt động cải tạo hoàn cảnh
với hoạt động của con người hoặc với hoạt động tự cải tạo của con người, do
quá trình tác động và trao đổi qua lại lẫn nhau mà chủ thể và khách thể đều có
sự biến đổi, khách thể hoá chủ thể và chủ thể hoá khách thể.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×