Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Bài Giảng An Toàn Lao Động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 89 trang )

Phần I. Những vấn đề chung về an toàn và vệ sinh lao động
 I.1. Mở đầu
I. Khái nệm, Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng.
An toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng là một bộ phận của an
toàn và vệ sinh lao động,
An tồn và vệ sinh lao động là mơn khoa học chủ yếu nghiên cứu
các nguy cơ và nguyên nhân gây mất an toàn và gây mất vệ sinh cho
người lao động, kết hợp nghiên cứu nguy cơ và nguyên nhân gây ra sự
cố kỹ thuật cho cơ sơ vật chất sản xuất. Từ đó là nghiên cứu biện pháp
cải thiện điều kiện lao động; các biện pháp phòng, chống, loại trừ, ngăn
ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm cho người
lao động và cơ sơ vật chất của sản xuất, các yếu tố có hại và độc hại cho
người lao động, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động, sự cố
cháy nổ trong xây dựng; biện pháp bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho
người lao động.
An tồn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố
nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con
người trong quá trình lao động. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an
toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao
động. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong
quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con
người trong quá trình lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do
điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao
động.
Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết


bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong
quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con
người, tài sản và mơi trường.
2. Nội dung.
Kỹ thuật an tồn và vệ sinh lao động trong xây dựng nghiên cứu ở
bốn vấn đề chính:
1


* Pháp luật an toàn và vệ sinh lao động: Bao gồm những văn bản
pháp luật, những chính sách của Nhà nước về bảo vệ con người trong quá
trình lao động sản xuất.
* Vệ sinh lao động: Nghiên cứu môi trường sản xuất, những ảnh
hưởng của nó và điều kiện lao động đến sức khỏe con người, những biện
pháp để cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh
nghề nghiệp cho người lao động.
* Kỹ thuật an toàn trong xây dựng: Nghiên cứu những nguyên nhân
gây chấn thương trong sản xuất xây dựng, những biện pháp về tổ chức và
kỹ thuật để hạn chế và loại trừ nguyên nhân gây chấn thương.
* Kỹ thuật phòng chống cháy: Nghiên cứu các nguyên nhân gây cháy
nổ trong sản xuất, những biện pháp tổ chức và kỹ thuật phòng để phịng
cháy và chữa cháy một cách có hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng vận dụng kiến
thức và kỹ năng của các môn khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa
học nhân văn như: hóa học, vật lý, vật lý kiến trúc, kỹ thuật điện, cơ học
cơng trình, kết cấu cơng trình, vật liệu xây dựng, cơ học đất, các môn công
nghệ và tổ chức xây dựng, kỹ thuật môi trường, khoa học egomic, khoa
học tâm sinh lý người lao động và giải phẫu sinh lý người (y sinh học) vào
xem xét yếu tố nguy hiểm, có hại và độc hại, (cho con người trong lao

động), có thể xảy ra trên quy trình cơng nghệ, máy móc, thiết bị, ngun,
nhiên, vật liệu, trình độ nghiệp vụ của cơng nhân... đề ra những biện pháp
phòng tránh các yếu tố nguy hiểm và có hại đó.
.
II. Mục đích, ý nghĩa tính chất của cơng tác an tồn và vệ sinh
lao động.
1. Mục đích.
Thơng qua các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội
để hạn chế loại trừ các yếu tố nguy hiểm độc hại, tạo ra điều kiện lao động
thuận lợi cho người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức
khỏe, bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
3. Tính chất của an tồn và vệ sinh lao động.
* Tính pháp luật: Thể hiện qua chế độ, chính sách, luật lao động,
thơng tư, chỉ thị, điều lệ, quy phạm, tiêu chuẩn…(luật lao động 1995; quy
phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 – 91...), bắt buộc tất cả
các tổ chức nhà nước, kinh tế, xã hội và mọi người tham gia lao động sản
xuất phải thực hiện nghiêm chỉnh.
* Tính quần chúng:
2


- Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản
xuất, họ là những người vận hành, sử dụng cơng cụ, thiết bị máy móc,
ngun - nhiên vật liệu, có thể phát hiện thiếu sót trong cơng tác bảo hộ
lao động, đóng góp xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động của đơn vị để góp
ý kiến cho việc xây dựng quy trình quy phạm an toàn và vệ sinh lao động.
- Dù các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động
có hồn chỉnh đến đâu nhưng những người có liên quan đến lao động sản
xuất chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì cơng tác
bảo hộ lao động cũng không thể đạt kết quả mong muốn.

* Tính khoa học kỹ thuật: Là tính chất quan trọng đối với mọi người,
nhất là với cán bộ kỹ thuật. Muốn làm tốt để loại trừ tai nạn lao động
trước hết phải hiểu được tính nguy hiểm trong cơng nghệ, ở máy móc thiết
bị, ngun - nhiên vật liệu..., trình độ nghiệp cụ của người cơng nhân,
những biến đổi tâm sinh lý cơ thể người trong quá trình lao động. Như
vậy, nó địi hỏi cán bộ kỹ thuật phải có những kiến thức nhất định của
nhiều mơn khoa học ( cơ, lý, hóa, cơng trình, kiến trúc, cơng nghệ, vật
liệu..., tâm sinh lý, y học...).
 I.2. Công tác an toàn và vệ sinh lao động ở Việt Nam
I. Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và vệ sinh lao động

3


Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, luật lao động
Luật Lao động năm 2012, Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015.
NĐ39-2016NĐ-CP, NĐ44-2016NĐ-CP, TCVN về ATVSLĐ. quy chuẩn
QCVN 18:2014/BXD.
Quyền lợi là cách xử sự được phép của mỗi chủ thể để mang lại lợi
ích cho chủ thể đó nhưng phải phù hợp với lợi ích của xã hội và nhà nước.
Nghĩa vụ là cách xử sự bắt buộc mà các chủ thể phải thực hiện.
Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng
lao động và đang có việc làm.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc cơng bằng, an tồn, vệ sinh lao
động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện
làm việc an tồn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm
việc;
4



b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn
luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định
thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động
đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám
giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều
chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí cơng việc phù hợp sau khi điều
trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền
lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của
mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử
lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách
cơng tác an tồn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động
trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra
sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc

bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao
động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của
người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ
gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
5


a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an tồn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi
phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố,
tai nạn lao động.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ
chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc
phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên
quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao
động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp
bảo đảm an tồn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao
động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm cơng việc hoặc trở lại nơi làm
việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng

hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo
đảm an tồn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm cơng tác an toàn, vệ sinh lao động; phối
hợp với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh
viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về cơng tác an tồn, vệ sinh lao
động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
thống kê, báo cáo tình hình thực hiện cơng tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp
hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành cơng đồn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy,
quy trình, biện pháp bảo đảm an tồn, vệ sinh lao động.
II. Cơng tác an toàn và vệ sinh lao động ở doanh nghiệp sản xuất
xây dựng
3. Khối chuyên trách An toàn Vệ sinh LĐ.
6


a. Phòng (ban) ATVSLĐ, cán bộ ATVSLĐ:
* Định biên cán bộ ATVSLĐ trong doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất 1 cán bộ bán
chun trách cơng tác ATVSLĐ.
- Doanh nghiệp có từ 300 1000 lao động cũng phải bố trí ít nhất 1
cán bộ chuyên trách ATVSLĐ.
- Doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên phải bố trí ít nhất 2 cán
bộ chun trách ATVSLĐ, có thể tổ chức thành phịng hoặc ban
ATVSLĐ.
- Các tổng công ty quản lý nhiều doanh nghiệp hoặc nhiều yếu tố độc
hại phải bố trí phịng hoặc ban ATVSLĐ.

(Thực tế các cơng ty có số cơng nhân từ 2.000  3.000 đã có phịng
ATVSLĐ với 5 - 7 kỹ sư chuyên ngành và kỹ sư ATVSLĐ)
b. Nhiệm vụ quyền hạn của phòng, ban, cán bộ chuyên trách
ATVSLĐ:
* Nhiệm vụ:
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động để xây dựng nội quy, quy
chế quản lý công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp.
- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn
và vệ sinh lao động của Nhà nước, các nội quy, quy chế, chỉ thị về
ATVSLĐ đến người lao động.
- Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, đôn đốc các bộ phận
có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch
ATVSLĐ.
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng (đội trưởng)
để xây dựng quy trình, biện pháp an tồn vệ sinh lao động, phòng chống
cháy nổ, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng (máy,
thiết bị...) và phải có u cầu nghiêm ngặt về an tồn - vệ sinh lao động.
- Phối hợp với các bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản
đốc phân xưởng để tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động.
- Phối hợp với y tế tổ chức đo đạc các yếu tố độc hại trong môi
trường lao động, theo dõi tình hình bệnh nghề nghiệp, TNLĐ, đề xuất với
người sử dụng lao động các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe.
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ ATVSLĐ, tiêu chuẩn
AT - VSLĐ trong doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại.
- Điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh
nghiệp.
- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động để giải quyết kịp
thời các yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.
7



- Dự thảo: Trình lãnh đạo doanh nghiệp, ký nhận các báo cáo về
ATVSLĐ theo quy định.
* Quyền hạn:
- Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ - tổng kết tình hình sản
xuất của doanh nghiệp và kiểm điểm thực hiện kế hoạch ATVSLĐ.
- Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh,
lập và duyệt các đồ án thiết kế thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào
sử dụng nhà xưởng (xây dựng, cải tạo, mở rộng) hoặc các máy móc thiết bị
mới sửa chữa, lắp đặt để tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao
động.
- Trong khi kiểm tra sản xuất, nếu phát hiện các vi phạm hoặc
nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động thì có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ cơng
việc hoặc u cầu người phụ trách các bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ
cơng việc để thi hành các biện pháp an toàn cần thiết, đồng thời báo cáo
người sử dụng lao động.
III. Nội dung của công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp.
1. Kế hoạch ATVSLĐ.
a. * Cơ sở pháp lý:
Luật An tồn và vệ sinh lao động 2015. Thơng tư 07/2016/TTBLĐTBXH, ngày 15/5/2016, Quy định một số nội dung về tổ chức thực
hiện cơng tác an tồn vệ sinh lao động cơ sở sản xuất, kinh doanh.
* ý nghĩa của kế hoạch bảo hộ lao động:
- Kế hoạch ATVSLĐ của doanh nghiệp là một văn bản pháp lý nêu
lên những nội dung công việc doanh nghiệp phải làm nhằm mục tiêu ngăn
chặn TNLĐ và BNN.
- Mặt khác đây là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử
dụng lao động về An toàn vệ sinh lao động.
- Căn cứ vào kế hoạch An tồn vệ sinh lao động, có thể đánh giá sự
nhận thức, sự quan tâm đến công tác BHLĐ và ý thức chấp hành pháp luật
của người sử dụng lao động và tình hình vệ sinh, an toàn lao động của

doanh nghiệp.
b. Nội dung của kế hoạch An toàn vệ sinh lao động:
+ Các biện pháp về kỹ thuật an tồn và phịng chống cháy nổ.
+ Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm
việc.
+ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
+ Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa BNN.
c. Yêu cầu của kế hoạch An toàn vệ sinh lao động:
- Phải đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
8


- Phải đủ các nội dung nêu trên với các biện pháp cụ thể kèm theo về
kinh phí, vật tư, thời gian thực hiện...
d. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch An toàn vệ sinh lao động:
* Căn cứ để lập kế hoạch.
- Nhiệm vụ phương hướng sản xuất và tình hình lao động của năm kế
hoạch.
- Kế hoạch ATVS lao động của năm trước và những tồn tại.
- Kiến nghị, phản ảnh của người lao động, của công đồn, thanh tra,
kiểm tra.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kinh phí trong kế hoạch
ATVSLĐ được hạch tốn vào giá thành sản phẩm.
* Tổ chức thực hiện.
- Bộ phận ATVSLĐ hoặc cán bộ chuyên trách ATVSLĐ phối hợp
với bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp để đôn đốc, kiểm tra và thường
xuyên báo cáo với người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động định kỳ kiểm điểm, đánh giá thực hiện kế
hoạch ATVSLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động biết.

2. Huấn luyện kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.
* Cơ sở pháp lý:
Luật An toàn và vệ sinh lao động 2015. Nghị định chính phủ NĐ442016NĐ-CP về Huấn luyên An toàn và vệ sinh lao động.
* ý nghĩa:
Huấn luyện ATVSLĐ (an toàn và vệ sinh lao động) là một trong
những biện pháp phòng tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp có hiệu quả rất
cao nhưng rất kinh tế, khơng địi hỏi nhiều tiền bạc và thời gian.
* Yêu cầu của cơng tác huấn luyện an tồn và vệ sinh lao động:
- Tất cả mọi người tham gia quá trình lao động sản xuất đều phải
được huấn luyện về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. Gồm huấn luyện
khi mới đến nhận việc và huấn luyện tại nơi làm việc. Phải tiến hành huấn
luyện định kỳ nhằm củng cố kiến thức an tồn vệ sinh lao động.
- Có kế hoạch huấn luyện hàng năm.
- Có đầy đủ hồ sơ huấn luyện theo quy định (sổ đăng ký huấn luyện,
biên bản, danh sách và kết quả huấn luyện...).
- Đảm bảo đầy đủ các nội dung (mục đích, ý nghĩa của cơng tác an
tồn và vệ sinh lao động, nội dung cơ bản của pháp luật ATVSLĐ, quy
trình quy phạm an toàn, biện pháp tổ chức sản xuất làm việc an toàn và vệ
sinh lao động...).
- Đảm bảo chất lượng của huấn luyện (bố trí giảng viên có chất
lượng cung cấp đầy đủ yêu cầu huấn luyện, kiểm tra, sát hạch nghiêm túc).
* Nội dung của huấn luyện ATVSLĐ: Chia làm 3 bước
9


- Bước 1: Huấn luyện khi mới đến nhận việc bao gồm
+ Mục đích, ý nghĩa và tính chất của ATVSLĐ.
+ Nội quy về cơng tác an tồn lao động của đơn vị.
+ Những vấn đề sơ đẳng về kĩ thuật an tồn và vệ sinh lao động
đối với cơng việc mà người công nhân sẽ thực hiện

+ Tác dụng và cách sử dụng các dụng cụ bảo hộ cá nhân.
+ Tác dụng và cách sử dụng các thiết bị an toàn.
- Bước 2: Huấn luyện tại nơi làm việc về kĩ thuật an toàn và vệ sinh
lao động đối với công việc mà người công nhân sẽ thực hiện.
+ Các đặc điểm của máy móc, thiết bị mà người công nhân sẽ
thực hiện.
+ Nội quy đối với công việc mà người cơng nhân sẽ thực hiện.
Hai bước này có kiểm tra sát hạch. Đối với công nhân ngành xây
dựng nên tiến hành kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.
- Bước 3: Huấn luyện hàng ngày dưới hình thức ghi sổ giao nhiệm vụ
hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện. Người tổ trưởng kí và chịu trách
nhiệm việc thực hiện công việc.
3. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ.
* Cơ sở pháp lý: Luật An toàn và vệ sinh lao động 2015.
- Khai báo điều tra TNLĐ được thực hiện theo NĐ39-2016NĐ-CP
ngày 15/5/2016 (chương III).
a. Khai báo về TNLĐ:
* Khi khai báo TNLĐ cần chú ý.
- Tính chất cơng việc.
- Địa điểm: (xảy ra trong doanh nghiệp hay đi làm nhiệm vụ hoặc
trên đường đi đến nơi làm việc..).
- Thời gian: (xảy ra khi đang làm việc, chuẩn bị, hay giải lao.. ).
* Phân loại Tai nạn lao động (điều 9 chương 3, NĐ39-2016NĐ-CP).
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai
nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị
chết thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chết tại nơi xảy ra
tai nạn; b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp
cứu; c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết
thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám
10



định pháp y; d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận
của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây
gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao
động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định 39 này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi
tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường
hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
* Nguyên tắc khai báo TNLĐ.
- Tất cả các TNLĐ chết người (trừ ở cơ sở lực lượng vũ trang) đều
phải khai báo bằng cách nhanh nhất ( điện thoại....) với thanh tra nhà nước
về ATLĐ, liên đoàn lao động, cơ quan công an nơi gần nhất, cơ quan quản
lý cấp trên.
- Tai nạn xảy ra ở địa phương nào phải khai báo ở địa phương đó.
- Tai nạn xảy ra ở cơ sở nào thì cơ sở đó phải có trách nhiệm khai
báo.
(có thể người bị tai nạn khơng thuộc đơn vị sử dụng lao động quản
lý).
b. Điều tra TNLĐ:
* Mục đích:
- Xác định nguyên nhân.
- Quy trách nhiệm để xử lý và giáo dục.
- Đề ra biện pháp ngăn ngừa tái diễn.
* Yêu cầu:
- Phản ánh chính xác, đúng thực tế tai nạn.
- Đúng thủ tục điều tra (hồ sơ, trách nhiệm, chi phí...).
- Tìm ra các biện pháp xử lý.

* Nguyên tắc điều tra.
- Tất cả các vụ TNLĐ đều phải điều tra theo quy định.
- Thanh tra nhà nước về ATLĐ - VSLĐ, Liên đoàn lao động cấp tỉnh
có nhiệm vụ điều tra các vụ TNLĐ chết người (tai nạn lao động trầm
trọng).
- Các vụ TNLĐ xảy ra trên phương tiện giao thông phải phối hợp với
cảnh sát giao thơng.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra các vụ TNLĐ nhẹ,
trong thành phần đoàn điều tra gồm có:
+ Người sử dụng lao động
+ Đại diện cơng đồn cơ sở
+ Cán bộ ATLĐ chun trách.
11


c. Trách nhiệm của người sử dụng ở cơ sở xảy ra TNLĐ:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn.
- Khai báo bằng cách nhanh nhất với cơ quan hữu quan
- Giữ nguyên hiện trường (tai nạn chết người hoặc nặng).
- Cung cấp thơng tin có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu cơ
quan điều tra.
- Tạo điều kiện cho những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai
nạn cung cấp thông tin cho đoàn điều tra.
- Tổ chức điều tra các vụ TNLĐ nhẹ, TNLĐ nặng theo quy định.
- Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do TNLĐ, chịu trách
nhiệm các khoản chi phí phục vụ điều tra TNLĐ.
- Gửi báo cáo, kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên
bản điều tra tới cơ quan tham gia điều tra TNLĐ.
- Lưu giữ hồ sơ (chết người lưu 15 năm, TNLĐ khác lưu cho
đến khi người bị tai nạn nghỉ hưu).

 I.3. phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp
I. Một số khái niệm.
1. Tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao
động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
2. Chấn thương: Chấn thương xảy ra đối với người lao động trong
sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về ATLĐ.
Nhiễm độc cấp tính cũng coi như chấn thương.
3. Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao
động có hại đối với người lao động.
4. An tồn lao động: Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy
hiểm trong sản xuất.
Yếu tố nguy hiểm trong lao động là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn
thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. (luật AT
và VSLĐ 2015)
5. Kỹ thuật an toàn: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ
chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
đối với người lao động.
6. Vệ sinh lao động: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ
chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phịng ngừa sự tác động của các yếu tố có
hại trong sản xuất đối với người lao động.

12


Yếu tố có hại trong lao động là yếu tố làm vệ sinh, gây bệnh tật, làm
suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. (luật AT và
VSLĐ 2015)
7. Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức
kỹ thuật, tự nhiên, thể hiện qua quy trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối

tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động
qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người
trong q trình sản xuất.
II. Phân tích điều kiện lao động.
1. Điều kiện lao động nói chung.
Từ định nghĩa (I.8), có thể thấy điều kiện lao động được đánh giá bởi
một mặt là quá trình lao động, mặt khác là tình trạng vệ sinh của mơi
trường, trong đó q trình lao động được thực hiện.
* Quá trình lao động: Là tập hợp của một số động tác nhằm tạo ra
một sản phẩm nào đó. Khi thực hiện các động tác cơ thể con người có
những căng thẳng nhất định về mặt thần kinh, cơ bắp, thể lực... Sự căng
thẳng này tùy thuộc vào tính chất của cơng việc, mức độ di chuyển, tư thế
làm việc, mức độ tập trung và các cơng cụ hỗ trợ (dụng cụ cầm tay, máy
móc mà người lao động điều khiển...).
* Tình trạng vệ sinh của môi trường: Các hoạt động của người lao
động đặt trong một mơi trường mà trong đó có các yếu tố:
- Vi khí hậu (nhiệt độ, gió, độ ẩm, bức xạ nhiệt).
- Nồng độ bụi độc hại (bụi và chất độc từ vật liệu, sản phẩm...)
- Tiếng ồn và rung động (tiếng ồn của máy móc hoặc sự va đập giữa
các máy móc, thiết bị và vật liệu, sản phẩm...).
- Tình trạng chiếu sáng: (ánh sáng do thiết kế nhà xưởng, do thiết kế
chiếu sáng nhân tạo...).
* Các yếu tố kể trên có thể xảy ra đồng thời hoặc dưới dạng tổ hợp,
trong những điều kiện nhất định sẽ ảnh hưởng xấu đến người lao động có
thể dẫn đến TNLĐ, BNN hoặc làm giảm năng suất lao động.
VD: - Tiếng ồn có thể là nguyên nhân dẫn đến TNLĐ
- Bụi dẫn đến bệnh nghề nghiệp, nhiễm bụi phổi
- Chiếu sáng không tốt làm giảm NSLĐ...
2. Điều kiện lao động của công nhân ngành xây dựng.
Căn cứ điều kiện lao động nói chung thấy rằng cơng nhân xây dựng

có những điều kiện đặc thù sau:
- Có nhiều cơng việc nặng nhọc nhưng chưa được cơ giới hóa hoặc
cơ giới hóa ở mức độ thấp (bốc xếp vật liệu vào nơi tập kết trên công
trường).
13


- Di chuyển trên một địa hình rất phức tạp (khi trên cao, khi dưới
tầng hầm...), tư thế làm việc của nhiều cơng việc là gị bó...
- Các cơng việc chủ yếu tiến hành ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết
(mùa hè, mùa đơng, nắng, mưa, rét, gió…).
- Có nhiều cơng việc độc hại (bụi - có thành phần silic ở phần lớn các
vật liệu xây dựng).
- Công nhân xây dựng Việt Nam chưa được đào tạo một cách có hệ
thống (hiểu biết về cơng nghệ, về an tồn lao động thấp..).
III. Các nguyên nhân tai nạn lao động.
1. Tai nạn lao động nói chung.
Cho đến nay chưa có phương pháp phân loại nguyên nhân tai nạn
cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên người ta có thể phân
thành các nhóm:
- Nguyên nhân kỹ thuật.
- Nguyên nhân tổ chức.
- Nguyên nhân vệ sinh môi trường.
- Nguyên nhân chủ quan (do bản thân gây nên).
a. Nguyên nhân kỹ thuật: Có thể chia ra như sau:
- Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc khơng hồn chỉnh (hư
hỏng, thiếu thiết bị phịng ngừa...)
- Vi phạm quy trình kỹ thuật an tồn (trình tự tháo dỡ khơng đúng, sử
dụng phương tiện chở vật liệu để chở người...).
- Thao tác làm việc khơng đúng, vi phạm quy tắc an tồn (hãm phanh

đột ngột khi nâng hạ cẩu, lấy tay làm cữ khi cưa cắt...).
b. Nguyên nhân tổ chức:
- Bố trí mặt bằng khơng gian sản xuất khơng hợp lý (chật hẹp, máy
móc không đủ khoảng cách để thao tác...).
- Tuyển dụng sử dụng cơng nhân khơng đúng u cầu (người có bệnh
tim làm việc trên cao, không được đào
- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những
vi phạm về an tồn lao động.
- Thực hiện khơng nghiêm chỉnh chế độ ATVSLĐ.
(Giờ nghỉ ngơi, phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ lao động nữ...).
c. Nguyên nhân vệ sinh lao động:
- Khí hậu, vi khí hậu khơng tiện nghi, phịng khơng thơng thống.
- Các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn (bụi, ồn, rung động...).
- áp suất cao hoặc thấp hơn bình thường.
- Khơng phù hợp tiêu chuẩn egơnơmi (tư thế gị bó, cơng việc đơn
điệu, buồn tẻ hoặc nhịp độ lao động quá khẩn trương, dụng cụ máy móc
khơng phù hợp với nhân trắc học..).
14


- Thiếu hoặc chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân kém.
- Không đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân (khơng có nước uống,
khơng có chỗ tắm rửa...).
d. Nguyên nhân do bản thân:
- Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý khơng phù hợp.
- Trạng thái thần kinh bất ổn (vui, buồn, lo lắng khi làm việc...).
- Vi phạm kỷ luật lao động (nô đùa, uống rượu trong giờ làm việc,
không chịu sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân...).
2. Tai nạn lao động trong xây dựng cơ bản.
Trong xây dựng cơ bản có thể nhìn nhận về các nguyên nhân từ các

yếu tố sau:
- Thiết kế công trình (sơ đồ kết cấu, tổ hợp tải trọng, lựa chọn vật
liệu...)
- Thiết kế biện pháp thi công (thiết kế ván khuôn, biện pháp đào
đất...).
- Tổ chức thi công (mặt bằng thi công chồng chéo, thi công trên cao
cùng một phương đứng, khơng có tấm chắn....).
- Kỹ thuật thi cơng (nghiệp vụ thấp, khơng được học biện pháp an
tồn lao động...).
IV. Phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động.
1. Phương pháp thống kê.
- Nội dung của phương pháp: Dựa vào số liệu ghi tai nạn lao động và
các biên bản tai nạn lao động, tiến hành phân nhóm các tai nạn theo những
quy ước nhất định (nghề nghiệp, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, đặc tính
chấn thương...), xác định nhóm nào tai nạn nhiều nhất. Trên cơ sở đó có kế
hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu biện pháp thích hợp để phịng ngừa.
- Điều kiện để thực hiện phương pháp này là phải có đầy đủ các dữ
liệu thống kê TNLĐ.
2. Phương pháp địa hình.
- Nội dung phương pháp: Xem xét loại địa hình nơi thường xảy ra tai
nạn, trên cơ sở nơi đó đánh dấu (vẽ, chụp ảnh...) một cách chính xác, kịp
thời, để phân tích nguyên nhân tai nạn và đưa ra dấu hiệu cảnh báo có tính
trực quan nhằm ngăn ngừa tái diễn.
- Điều kiện của phương pháp là phải đánh dấu ngay, đầy đủ và có hệ
thống các trường hợp tai nạn.
3. Phương pháp chun khảo.
- Khảo sát tồn bộ tình hình sản xuất, bao gồm: Cơng nghệ, máy móc
thiết bị, sản phẩm, nguyên nhiên liệu, trình độ nghiệp vụ và sự biến động
về số lượng công nhân, tiến độ, mặt bằng sản xuất... Phân tích, đánh giá
15



(có thể là bằng hàm dự báo để chỉ ra thời gian và địa điểm có thể xảy ra tai
nạn nhiều nhất).
- Ưu điểm cho phép xác định khá đầy đủ các nguyên nhân gây tai
nạn để từ đó quyết định biện pháp loại trừ những tai nạn đó.
V. Phương pháp đánh giá tình hình tai nạn.
Để đánh giá cơng tác bảo hộ lao động ở đơn vị sản xuất, cần căn cứ
vào:
- Kế hoạch bảo hộ lao động của đơn vị.
- Triển khai thực hiện kế hoạch bảo hộ của đơn vị.
- Các số liệu cụ thể thông qua các hệ số:
* Hệ số tần số chấn thương: Kts
+ Là tỷ số giữa số người bị tai nạn trên số người làm việc trung bình
trong khoảng thời gian xác định (quý, năm).
Kts 

S
.1000
N

Trong đó: S - Số người bị tai nạn
N - Số người làm việc trung bình trong khoảng thời
gian có
các tai nạn.
Như vậy, hệ số này là tần suất số người bị tai nạn tính theo phần
nghìn, chưa cho biết mức độ tai nạn là nặng hay nhẹ.
* Hệ số nặng nhẹ: Kn
Là số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi trường hợp tai
nạn.

Kn 

D
S

- D: tổng số ngày phải nghỉ việc cho tai nạn lao động gây ra trong
khoảng thời gian xét.
- S: số trường hợp tai nạn ( không kể đến trường hợp chết người
hoặc mất sức lao động vĩnh viễn - các trường hợp này xét riêng ).
* Hệ số tai nạn nói chung: Ktn = Kts . Kn

16


Phần II: vệ sinh lao động
II.1. Những vấn đề chung về vệ sinh lao động
I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của vệ sinh lao động.
* Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của
những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, các
biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
nhằm nâng cao khả năng lao động cho người lao động.
* Nội dung của vệ sinh lao động:
- Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của mơi trường mà trong đó các q
trình lao động được thực hiện.
- Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể.
- Tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Các biện pháp chống mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng
của các yếu tố nghề nghiệp.
- Quy định tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, vệ sinh cá
nhân, chế độ bảo hộ lao động.

- Khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân làm việc ở các bộ phận
khác nhau trong đơn vị.
- Quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để
phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Giám định khả năng lao động cho công nhân.
- Đôn đốc kiểm tra thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động
trong sản xuất.
II. Các bệnh nghề nghiệp.
Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam mới chỉ quy định 34 bệnh nghề nghiệp trong
Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng
bảo hiểm xã hội, gồm: nhóm I bệnh bụi phổi-viêm phế quản (08 bệnh),
nhóm II bệnh nhiễm độc (10 bệnh), nhóm III bệnh tác hại Vật lý (06
bệnh), nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (05 bệnh), nhóm V: Các bệnh
nhiễm khuẩn nghề nghiệp (05 bệnh).
1. Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp, (nhóm I): là bệnh phổ biến trong
xây dựng liên quan đến các vật liệu có thành phần silic (đá và luyện
thép ).
2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng), (nhóm I)
3. Bệnh bụi phổi bơng, (nhóm I)
4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, (nhóm I, 167/BYT-QĐ)
5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp, (nhóm I, 27/2006/QĐ-BYT)
6. Bệnh bụi phổi-Talc nghề nghiệp, (nhóm I, 44/2013/TT-BYT)
17


7. Bệnh bụi phổi-Than nghề nghiệp, (nhóm I, 36/2014/TT-BYT)
8. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
9. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì, (nhóm II, )
10.
Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen,

(nhóm II, )
11.
Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân,
(nhóm II, )
12.
Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan, (nhóm
II, )
13.
Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen), (nhóm II, )
14.
Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp, (nhóm II, )
15.
Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp, (nhóm II, )
16.
Bệnh nhiễm độc hố chất trừ sâu nghề nghiệp, (nhóm II, )
17.
Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp, (nhóm II,
27/2006/QĐ-BYT)
18.
Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, (nhóm II, 42/2011/TTBYT)
19.
Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
20.
Bệnh điếc do tiếng ồn
21.
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
22.
Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
23.
Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân

24.
Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
25.
Bệnh sạm da nghề nghiệp (VD: Sạm da nghề nghiệp do tia
hồng ngoại )
26.
Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
27.
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
28.
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh
kéo dài
29.
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất
phụ gia cao su
30.
Bệnh lao nghề nghiệp
31.
Bệnh viêm gan virut B nghề nghiệp
32.
Bệnh viêm gan virut C nghề nghiệp
33.
Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp
34.
Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
III. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp.
- Biện pháp kỹ thuật cơng nghệ: Cơ giới hóa, tự động hóa...
18



- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Cải tiến hệ thống thơng gió, chiếu
sáng...
- Biện pháp phịng hộ cá nhân: Quần áo, kính mũ mặt nạ...
- Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Bố trí giờ làm việc hợp lý
theo đặc điểm sinh lý của công nhân...
- Biện pháp bồi dưỡng sức khỏe: Khám tuyển, bồi dưỡng nâng cao
thể lực công nhân...
IV. Các biến đổi sinh lý của cơ thể người lao động.
- Thông thường để đánh giá mức độ nặng nhọc của lao động thể lực
người ta dùng chỉ số tiêu hao năng lượng. Tiêu hao năng lượng càng cao
thì cường độ lao động càng lớn.
Bảng tiêu hao năng lượng ở các dạng lao động khác nhau
Tiêu hao năng lượng
Nghề tương ứng
KCalo/
KCalo/
phút
24giờ
2300 –
Lao động nhẹ
2,5
Giáo viên, thầy thuốc
3000
Lao động trung
3110 –
2,5 - 5
Thợ dệt, thợ nguội
bình
3900
4000 –

Thợ mỏ, thợ bốc vác,
Lao động nặng
5 - 10
4500
XD...
- Thay đổi nhịp thở, nhịp tim.
Lúc bình thường:
Nhịp thở 16  18 lần/phút. Khi lao động tăng 30  40 lần/phút
Nhịp tim 60  70 lần/phút. Khi lao động tăng 90  150 lần/phút
Sau khi lao động các biến đổi trong cơ thể khơng trở về bình thường
ngay lập tức. Thời kỳ phục hồi dài hay ngắn nói lên sự tích lũy các sản
phẩm dị hóa chưa bị ơ xi hóa trong cơ thể nhiều hay ít và tình trạng rèn
luyện thích nghi của cơ thể.
- Đếm mạch là một phương pháp đơn giản và chính xác để kiểm tra
mức độ chịu tải về thể lực trong khi lao động và kiểm tra diễn biến của quá
trình phục hồi trong thời gian nghỉ ngơi.
Nếu lao động nhẹ, ngừng công việc 2  4 phút thì mạch trở lại bình
thường.
Nếu lao động nặng, thời gian phục hồi có thể 20  40 phút hoặc lâu
hơn.
Cường độ lao
động

19


Bảng các thông số đánh giá mức chịu tải thể lực đánh giá mức chịu tải thể lựcánh giá mức chịu tải thể lựcc chịu tải thể lựcu tải thể lựci thể lực lựcc

Mức chịu tải
Rất nhẹ, nghỉ

ngơi
Nhẹ

Thơng
Tiêu thụ
khí phổi
ơ xi l/ph
l/p

Nhiệt
thân oC

Tần số
tim đập
lần/phút

Axit
lactic
trong
100cm3
(mg)

60-70

10

0,250,5

67


37,5

0,51

1020

37,5

75100
10
10012
Trung bình
11,5
2031 37,538
15
5
125Nặng
1,52,0 3143 3838,5
15
150
Rất nặng
22,5
356 38,539 50175
20
Cực nặng
2,54 60100
> 39
> 175
5060
- Theo dõi khả năng lao động của người cơng nhân trong một ngày

có thể thấy biểu hiện sau:
+ Lúc đầu năng suất lao động tăng theo thời gian. Cao nhất là sau
11,5 giờ , duy trì sau một vài giờ và bắt đầu giảm xuống. Sau khi được
nghỉ ngơi sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt mức tối đa ở giai đoạn 11,5 giờ.
Khi xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, năng suất lao động giảm dần.
V. Vấn đề tăng năng suất lao động, chống mệt mỏi.
- Thao tác lao động cần được tiến hành thoải mái nhất, ngắn nhất, tiết
kiệm nhất, hết sức tránh những thay đổi đột ngột và những cử động lặp đi
lặp lại đơn điệu.
- Tiến hành liên tục hợp lý các vận động theo nhịp điệu bình thường
sẽ làm giảm mức chịu tải của thế lực, bớt căng thẳng của thần kinh, giảm
mệt mỏi và hạn chế tai nạn lao động.
- Tư thế lao động thoải mái khi bố trí các dụng cụ lao động hợp lý,
tránh lãng phí năng lượng và thời gian.
- Chỗ đặt dụng cụ, nguyên vật liệu, phương tiện và đối tượng lao
động phải sắp xếp rõ ràng để tránh tìm kiếm.
- Lợi dụng trọng lực một cách hợp lý để chuyển nguyên vật liệu là
tiết kiệm năng lượng nhất.
- Thời gian lao động hàng ngày không nên quá dài, chỉ nên theo quy
định 8h/ngày (người ta đã nghiên cứu thấy nếu kéo dài >8h/ngày thì nhiều
công việc năng suất lao động giảm).

20



×