Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Môn công nghệ biện pháp giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.78 KB, 25 trang )

UBND HUYỆN TIÊN DU
TRƯỜNG THCS NỘI DUỆ

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN: CÔNG NGHỆ
TÊN BIỆN PHÁP:
“ÁP DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG GIẢNG DẠY
MỘT SỐ BÀI MÔN CƠNG NGHỆ 7 ”

TÁC GIẢ

: Nguyễn Thị Tươi

Mơn giảng dạy : Cơng nghệ
Trình độ chun mơn : Đại Học
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Nội Duệ

Bắc Ninh, ngày 28 tháng 10 năm 2021
MỤC LỤC
0


STT

NỘI DUNG


TRANG

1

MỤC LỤC

1

2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2

3

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

3

4

PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4

5

1.Thực trạng cơng tác dạy học và tính cấp thiết


4

6

2. Một số bài dạy áp dụng kỹ thuật mảnh ghép

5

7

3. Thực nghiệm sư phạm

16

8

4. Kết luận

18

9

5. Kiến nghị, đề xuất

18

10

PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO


19

11

PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP

20

12

PHẦN V: CAM KẾT

22

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu viết tắt

Nội dung được hiểu là

1

BGH

Ban giám hiệu


2

THCS

Trung học cơ sở

3

TS

Tổng số

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6

PHT

Phiếu học tập


2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 27/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo cơng bố
Chương trình giáo dục phổ thơng mới. Chương trình này được xây dựng theo
định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển của các nước tiên
tiến, nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo
dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; phát
huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một
giải pháp then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này.
Hoạt động nhóm là hoạt động cần thiết trong dạy học theo hướng đổi mới
nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Trong q trình hoạt động
nhóm, có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực đem lại hiệu quả cao cho giờ học theo
đúng định hướng phát triển năng lực người học, học sinh đóng vai trị chủ đạo
trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào,
kỹ thuật dạy học nào cho phù hợp với từng bài trên lớp và với từng đối tượng
học sinh thì giáo viên cần lựa chọn để đạt hiệu quả cao nhất.

3


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết
Có một thực tế mà tôi nhận thấy là việc vận dụng các kỹ thuật dạy học
trong môn Công nghệ không phải là vấn đề đơn giản. Bởi để sử dụng các kỹ
thuật mới đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng
thời GV phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Nhà trường
chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ mơn như: chưa

có phịng thực hành bộ mơn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết…
Bên cạnh đó, trong tư tưởng của hầu hết HS và phụ huynh thì mơn Cơng
nghệ được coi là mơn phụ nên trong q trình học, HS cịn chưa tập trung, chưa
dành nhiều thời gian cho môn học. Phụ huynh cũng chưa dành nhiều sự quan
tâm, nhắc nhở các em học môn Công nghệ.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, tự tìm tịi, tham khảo và học tập của bản
thân thông qua việc dự giờ đồng nghiệp và qua các buổi tập huấn về phương
pháp dạy học tôi nhận thấy: Việc thay đổi phương pháp dạy học là điều quan
trọng nó giúp học sinh chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong học tập. Từ đó
nâng cao đáng kể chất lượng học tập.
Trong rất nhiều các kỹ thuật dạy học tích cực, kỹ thuật dạy học mảnh
ghép có nhiều ưu điểm, mang lại hiệu quả cao trong việc phát huy năng lực
người học. Kỹ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học
sinh được tham ra vào các hoạt động với nhiệm vụ khác nhau và các mức độ
yêu cầu khác nhau. Kỹ thuật mảnh ghép khiến học sinh chủ động, tích cực,
nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hồn thành vai trị trách
nhiệm của mỗi cá nhân.
Thơng qua các hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động,
năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối
với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ
năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề...
Chính vì các lý do trên mà trong năm học 2020 - 2021 tôi đã thực hiện “Áp
dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy một số bài môn công nghệ 7”
4


2. Một số bài giảng áp dụng kỹ thuật mảnh ghép
Ví dụ 1: Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học “ Bài 3: Một số
tính chất chính của đất trồng”
*Quy trình thiết kế hoạt động học tập:

Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học có khả năng áp dụng kỹ thuật
mảnh ghép:
Xác định nội dung trong một bài học, có thể phân tích cấu trúc nội dung
bài học. Mỗi nội dung tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt, từ đó xác
định nội dung có thể áp dụng kỹ thuật mảnh ghép. Trong bài này tôi chọn cả 4
nội dung:
- Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Độ chua, độ kiềm của đất.
- Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất.
- Độ phì nhiêu của đất là gì.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học:
* Về kiến thức
- Trình bày được thành phần cơ giới của đất trồng.
- Nêu được các trị số PH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
- Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng . So
sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét.
- Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trị độ phì
nhiêu của đất đối với năng suất cây trồng.
*Về năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng cơng nghệ cụ thể, năng lực
phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
* Về phẩm chất

5


- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất
tốt đẹp: chăm chỉ, trách nhiệm.

Bước 3: Thiết kế các nhiệm vụ hoạt động học tập bằng phiếu học tập
tương ứng với từng giai đoạn của kỹ thuật mảnh ghép
- Vịng 1: “Nhóm chun gia”
Tơi đã chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 11-12 HS,việc chia nhóm phải đảm
bảo học lực của các thành viên trong nhóm là tương đương nhau để có thể thực
hiện tốt một nhiệm vụ. Mỗi nhóm nghiên cứu, thảo luận nội dung được nêu
trong PHT cho mỗi nhóm như sau: (Tơi đã thiết kế phiếu để từng em có thể hồn
thiện trực tiếp vào phiếu)

PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” SỐ A
Thời gian hoàn thành : 8 phút
Tên các thành viên trong nhóm:…………………………..

STT:A-……

Nhóm trưởng:………….
1. Phần vơ cơ của đất bao gồm các cấp hạt gì?
............................................................................................................................
............................................................
2. Thành phần cơ giới của đất là gì?
..............................................................................................................................
3.Căn cứ vào thành phần cơ giới, ngườ ta chia đất làm mấy loại chính? Là
những loại nào?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
(Lưu ý : Nếu còn thời gian các em hãy tìm hiểu tiếp các phần cịn lại của bài)

6



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” B
Thời gian hoàn thành : 8 phút
Tên các thành viên trong nhóm:…………………………..

STT:B-……

Nhóm trưởng:………….
Nội dung: Tìm hiểu phần II “ Độ chua, độ kiềm của đất”
1.Độ chua, độ kiềm của đất được xác định bằng gì?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Nêu trị số PH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Mục đích của việc xác định đất chua, đất kiềm hay đất trung tính để làm gì?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

7



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” C
Thời gian hoàn thành : 8 phút

STT:C- …
Tên các thành viên trong nhóm:…………………………..
Nhóm trưởng:………….
Nội dung: Tìm hiểu phần III “Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng”
1.Nhờ đâu mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2 Sắp xếp các loại đất theo thứ tự tăng dần về khả năng giữ nước và các chất dinh
dưỡng
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
(Lưu ý : Nếu cịn thời gian các em hãy tìm hiểu tiếp các phần còn lại của bài)


8


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” D
Thời gian hoàn thành : 8 phút
Tên các thành viên trong nhóm:…………………………..

STT:D-

Nhóm trưởng:………….
Nội dung: Tìm hiểu phần IV “ Độ phì nhiêu của đất là gì?”
1.Độ phì nhiêu của đất là gì?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Để làm tăng độ phì nhiêu của đất ta có thể làm gì?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Để tăng năng suất cây trồng thì ngồi độ phì nhiêu cịn cần các yếu tố nào khác?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

(Lưu ý : Nếu còn thời gian các em hãy tìm hiểu tiếp các phần cịn lại của bài)

9


- Vịng 2 “Nhóm mảnh ghép”
Sau khi các nhóm chun gia đã hồn thành nhiệm vụ của mình, đảm bảo
các thành viên trong nhóm đều nắm rõ những nội dung yêu cầu, GV tiếp tục
chia nhỏ các thành viên của nhóm chuyên sâu để hợp thành nhóm “mảnh ghép”
theo nguyên tắc các em có STT phiếu giống nhau thì hợp thành 1 nhóm ví dụ
nhóm mảnh ghép số 1 sẽ gồm các em có PHT mang số thứ tự là A-1, B-1, C- 1.
D-1, nhóm số 2 gồm các em có PHT mang số thứ tự là A-2, B-2, C-2, D-2,…

Hình 1. Sơ đồ cách di chuyển trong kỹ thuật mảnh ghép
Các nhóm “mảnh ghép” cùng thực hiện nhiệm vụ là hoàn thành PHT số 5
để lắp ráp các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 DÀNH CHO CÁC NHĨM “MẢNH GHÉP”
Thời gian hồn thành : 12 phút
1) Các thành viên trong nhóm truyền thụ lại kiến thức đã thu được ở nhóm
chuyên gia cho các thành viên còn lại,
2) Thảo luận để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Sơ đồ hóa kiến thức tồn bài vào bảng phụ

10



Vòng 3: GV kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên tổ chức hoạt động cho các nhóm lên trình bày sản phẩm của
nhóm mình.
- GV tổng kết hoạt động học tập bằng nhận xét, đánh giá học sinh và củng
cố kiến thức cần nắm vững trong bài học
*Tổ chức dạy học:
Sau khi thiết kế các hoạt động học tập bằng PHT, tiến hành tổ chức dạy
học trên lớp theo quy trình sau
* Hoạt động 1: Làm việc với nhóm chuyên gia:
Bước 1: Thành lập nhóm
Sau khi giới thiệu cấu trúc tổng thể của bài học, tôi đã chia lớp thành 4 nhóm.
Lớp 7B có 46 HS, hai nhóm 11 HS, hai nhóm có 12 HS. Tơi bố trí vị trí ngồi của
các nhóm, sau đó phát cho mỗi nhóm phiếu học tập có đánh số từ 1 đến 12 (tùy
vào số HS trong nhóm) cho từng thành viên của nhóm. Tơi đã thiết kế phiếu để
từng em có thể hồn thiện trực tiếp vào phiếu.
Bước 2:Thảo luận hoàn thành nội dung trong PHT

Hình 2. Các nhóm chun gia thảo luận

Hình 3. Phiếu học tập của các nhóm

11


* Hoạt động 2: Làm việc với nhóm “mảnh ghép”
Bước 1: Lắp ghép nhóm và giao nhiệm vụ :
- Sau khi hồn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, tơi tiếp tục chia nhỏ các
thành viên trong nhóm chuyên sâu để hợp thành các nhóm “mảnh ghép”, mỗi
nhóm có 11-12 thành viên và ngồi theo vị trí quy định. Lúc này, mỗi HS
“chuyên gia” trở thành những “mảnh ghép” trong nhóm mới. Các em lắp ráp

các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm mới: Hệ thống lại kiến thức bằng sơ
đồ tư duy.
Bước 2: Thảo luận:
HS thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mình. Trong q trình
này GV phải theo dõi, quan sát và hỗ trợ kịp thời cho các nhóm để đảm bảo tất
cả đều tham gia thảo luận và nắm chắc nội dung của nhóm.

Hình 4. Nhóm mảnh ghép thảo luận thực hiện nội dung chung

12


- Các “chuyên gia” lần lượt trình bày lại nội dung hiểu biết của mình
cho nhóm.
- Cả nhóm thảo luận, bàn bạc để thực hiện nội dung chung.
- GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ cho các nhóm.
Hoạt động 3: GV kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên quay vòng quay kì diệu (hoặc rút thẻ tên) có tên các thành
viên làm chuyên gia để chọn người lên chia sẻ kết quả.

Hình 5. Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
- Các thành viên khác quan sát, lắng nghe cho nhận xét, nêu ý kiến hoặc
nêu những điều muốn tìm hiểu thêm( phỏng vấn chuyên gia)
- Chuyên gia sẽ trả lời, nếu không trả lời được thành viên khác sẽ trả lời
giúp. Nếu khơng ai có câu trả lời, giáo viên sẽ giải đáp trong quá trình dạy học.
- GV tổng kết hoạt động học tập bằng nhận xét, đánh giá hoạt động của
học sinh và củng cố kiến thức cần nắm vững trong bài học

13



Ví dụ 2: Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học “ Bài 11: Sản xuất
và bảo quản giống cây trồng”
Vịng 1: Nhóm chun gia
- GV chia lớp thành 4 nhóm chun gia
- Nhóm 1, 3. Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt
- Nhóm 2,4. Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống
vơ tính.
- Các nhóm chun gia học tập tại nhóm của mình bằng cách hồn thành
bài tập trong PHT cá nhân

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” A,B
Thời gian hoàn thành : 7 phút
Tên các thành viên trong nhóm:…………………………..
Nhóm trưởng:………….
Nội dung: Tìm hiểu phần sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
1.Sản xuất giống cây trồng tiến hành qua mấy năm? Nêu nhiệm vụ của từng năm.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..
2. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng cho những loại cây nào?
.....................................................................................................................................

14



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 DÀNH CHO NHÓM “CHUYÊN GIA” C,D
Thời gian hoàn thành : 7 phút
Tên các thành viên trong nhóm:…………………………..
Nhóm trưởng:………….
Nội dung: Tìm hiểu phần sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vơ tính.
1.Trình bày các phương pháp nhân giống vơ tính thường dùng
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..
2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vơ tính thường áp dụng cho những
loại cây nào?
.....................................................................................................................................

Vịng 2: Nhóm mảnh ghép
- GV chia 4 nhóm chun gia thành 4 nhóm mảnh ghép.
Ví dụ:
+ Nhóm mảnh ghép 1: Các chuyên gia 1,2,3 của nhóm A và B, C và D.
+Nhóm mảnh ghép 2: Các chuyên gia 4,5,6 của nhóm A và B, C và D.
- Các nhóm mảnh ghép mới được tạo thành sẽ học tập tại nhóm. Tại các nhóm
mảnh ghép, các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của nhóm mình ở vịng 1 để hồn
thành u cầu chung “ Hệ thống lại kiến thức bài 11 bằng sơ đồ tư duy”.

15


Vòng 3: GV kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên quay vịng quay kì diệu (hoặc rút thẻ tên) có tên các thành

viên làm chuyên gia để chọn người lên chia sẻ kết quả.
- Các thành viên khác quan sát, lắng nghe cho nhận xét, nêu ý kiến hoặc
nêu những điều muốn tìm hiểu thêm ( phỏng vấn chuyên gia).
- Chuyên gia sẽ trả lời, nếu không trả lời được thành viên khác sẽ trả lời
giúp. Nếu khơng ai có câu trả lời, giáo viên sẽ giải đáp trong quá trình dạy học.
- GV tổng kết hoạt động học tập bằng nhận xét, đánh giá hoạt động của
học sinh và củng cố kiến thức cần nắm vững trong bài học.
3. Thực nghiệm sư phạm
a) Mô tả cách thức thực hiện
- Chọn nội dung và tài liệu thực nghiệm để áp dụng kỹ thuật mảnh ghép
trong môn công nghệ 7.
- Chọn lớp dạy thực nghiệm; tiến hành dạy thực nghiệm.
- Trao đổi với các GV về phương pháp và cách tiến hành dạy thực nghiệm.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên các góc độ: chất lượng, hiệu quả
và tính khả thi của các biện pháp
b) Kết quả đạt được
Các giáo án dạy thực nghiệm được điều chỉnh cụ thể hơn về mục đích của
bài dạy, cũng như chỉ rõ mục đích của từng hoạt động.
Trong các giáo án thực nghiệm, GV đã xây dựng được các phiếu học tập
thích hợp giúp HS tự tìm ra kiến thức, hệ thống các được các kiến thức đã học
dưới nhiều góc độ khác nhau. Cách đặt vấn đề có trọng tâm, mang tính thiết thực
giúp HS thấy được ứng dụng của bài học trong thực tiễn.
Giáo án có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép. Thơng qua các hoạt động thảo
luận nhóm, HS phát huy được vai trị, trách nhiệm của mình, cách hợp tác với
các bạn khác, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em được học tập các thành
viên khác trong nhóm. Việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép đã từng bước giúp HS
biết cách tự thực hiện các nhiệm vụ học tập và học cách trình bày quan điểm của
mình trước lớp.
16



Các hoạt động trong tiết dạy chú trọng, quan tâm đến việc rèn luyện cho
HS sự tự tin, kỹ năng tự học và kỹ năng trình bày thể hiện qua việc HS phải tự
tìm tịi, khám phá tìm ra kiến thức mới và chia sẻ, trình bày kiến thức mới cho
các thành viên khác trong nhóm.
Tiết dạy đã thu hút được sự chú ý của HS, thúc đẩy HS suy nghĩ, khám
phá. Từ đó giúp HS nắm vững kiến thức, áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
Trong một số tiết dạy thực nghiệm, các GV dự giờ có ghi nhận thái độ
học tập của HS. HS có thái độ học tập tích cực, tích cực thảo luận nhóm sơi nổi,
đặc biệt có HS trình bày nội dung kiến thức rất tự tin và sáng tạo.
Như vậy, có thể thấy: Việc áp dụng kỹ thuật mảnh ghép không chỉ giúp
HS hứng thú hơn trong các tiết học, yêu thích mơn học hơn mà cịn rèn luyện
cho các em kỹ năng trình bày, làm vệc nhóm, giải quyết vấn đề. Từ đó, kích
thích sự tị mị, muốn tìm hiểu khám phá và sự sáng tạo ở mỗi HS.
a) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
 Đối với học sinh :
- Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp
- Trong q trình di chuyển về các nhóm cần nhanh nhẹn, linh hoạt
- Phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm phải phù hợp, rõ ràng.
Vai trị
Trưởng nhóm
Hậu cần
Thư kí
Phản biện
 Đối với giáo viên:

Nhiệm vụ
Phân cơng nhiệm vụ
Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Ghi chép kết quả

Ghi chép kết quả, đặt các câu hỏi phản biện

- Vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn bị bài chu đáo.
- Nhiệm vụ giao cho HS phải rõ ràng, dễ hiểu, sát với mục tiêu của bài
- Trong quá trình HS thảo luận, cần quan sát, nhận biết được những khó
khăn, vướng mắc của HS để hỗ trợ kịp thời.
- Động viên, khích lệ HS thảo luận, trình bày.
- Có phương án đánh giá học sinh phù hợp.

17


- Nghiên cứu, tham khảo tài liệu, sách báo để bổ sung kiến thức cho
bản thân.
- Tích cực thăm lớp dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng
cao chun mơn.
4. Kết luận
Qua q trình nghiên cứu và hồn thành báo cáo, tơi đã trình bày được
một số nội dung sau đây:
Trình bày được thực trạng cơng tác dạy học và tính cấp thiết của việc “
Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào giảng dạy một số bài môn công nghệ 7”.
Đưa ra kế hoạch tổ chức một số tiết dạy mơn cơng nghệ 7 có áp dụng kỹ
thuật mảnh ghép
Tiến hành thực nghiệm bằng các tiết dạy ở trên lớp. Kết quả thực hiện
bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của biện pháp.
5. Khuyến nghị và đề xuất
a) Đối với tổ / nhóm chuyên môn:
Khi nhận xét dự giờ các bài dạy, tổ chuyên mơn cần khuyến khích, quan
tâm nhiều hơn đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy đặc biệt là áp dụng các
kĩ thuật dạy học tích cực.

b) Đối với Lãnh đạo nhà trường
- Nhà trường cần có kế hoạch tham mưu với cấp trên để xây dựng phịng
học bộ mơn cơng nghệ riêng với đầy đủ trang thiết bị đồ dùng nhằm tăng cường
hiệu quả quá trình dạy và học.
- Sắp xếp sĩ số trong một lớp từ 30-35 HS để việc quản lí HS được dễ
dàng hơn và nâng cao chất lượng tiết học.
c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT
Tổ chức tập huấn những buổi đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt các
tiết học có áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.

18


Thành lập các nhóm GV chun dạy mơn cơng nghệ để trao đổi kinh
nghệm và phương pháp giảng dạy.

PHẦN III.TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Sách giáo khoa công nghê 7 - Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên) - Nhà
xuất bản giáo dục
[2] Sách giáo viên công nghê 7 - Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên) - Nhà
xuất bản giáo dục
[3] Tài liệu BDTX Module 18 “Phương pháp dạy học tích cực” – Bộ Giáo dục
và Đào tạo
[4] Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo
[5] Tài liệu tập huấn: Bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích
cực năm 2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo
[6] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet về kỹ thuật mảnh ghép Nguồn: Tailieu: text.123doc.org
- Nguồn:


19



×