Biện pháp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ lớp 10
MỤC LỤC:
TRANG
Lời mở đầu……………………………………………………………………..3
I.
Cơ sở lí
luận……………………………………………………………..3
I.1.
Hướng nghiệp là gì ?.................................................................3
I.2.
Khái niệm dạy học, công nghệ dạy học, khái quát dạy học
môn công nghệ 10…………………………………………….6
II.
I.3.
Những vấn đề chung về tích hợp GDHN…………………….7
I.4.
Hướng nghiệp qua dạy học môn công nghệ…………………10
Cơ sở thực
tiễn…………………………………………………………..11
II.1. Dạy và học môn công nghệ…………………………………...11
II.2. Dạy và học môn GDHN……………………………………....11
III.
Cơ sở pháp lý…………………………………………………………12
III.1. Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trường học
năm học 2011 – 2012………………………………………….12
III.2. Căn cứ Luật giáo dục 2005…………………………………...13
III.3. Căn cứ quyết định về công tác hướng nghiệp trong trường
phổ thông ……………………………………………………...14
III.4. Thông tư 31-TT……………………………………………….14
III.5. Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về GDHN đối với học sinh trung học
phổ thông………………………………………………………14
1
IV.
Đề xuất các biện pháp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn
công nghệ lớp 10……………………………………………………..16
IV.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận
thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp, giáo dục công
nghệ, việc đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học,
nhận thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép……….16
IV.2. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về các phương pháp, hình
thức, tổ chức dạy học và các kĩ thuật dạy học………………18
IV.3. Tăng cường cơ sở vật chất……………………………………19
IV.4. Lập kế hoạch, thiết kế chương trình lồng ghép……………..22
IV.5. Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá…………………….37
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..37
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..38
2
Lời mở đầu
Sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia gắn liền với sự phát triển của giáo dục đào tạo. Hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp đã có một lich sử ra đời và
phát triển với bề dày trên dưới 100 năm trên thế giới và thực tế đã trở thành một
lĩnh vực chuyên môn trong hệ thống giáo dục – đào tạo ở nhiều nước trong khu
vực và quốc tế. Hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát
huy nguồn lực của con người ở mỗi quốc gia. Đảng và nhà nước ta đã xác định
GDHN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn nhân
lực. Chỉ thị số 33/2003/CT - BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường
GDHN cho học sinh phổ thông đã nêu rõ: “...Giáo dục hướng nghiệp là một bộ
phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật
giáo dục. Chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng
nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích
cực và có hiệu quả vào phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc
sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân và
nhu cầu của xã hội...”. Trước thực tế hiện nay, hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong nhà trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, việc thực hiện lồng
ghép, tích hợp giáo dục hướng nghiệp với môn công nghệ 10 sẽ tạo ra một bước
chuyển biến rõ rệt trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
I. Cơ sở lí luận
1.1. Hướng nghiệp là gì ?
3
a. Khái niệm hướng nghiệp
- Khái niệm hướng nghiệp trên bình diện xã hội:
Hướng nghiệp là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội
học, kinh tế học, nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng
thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của các nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu
nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
=> HN là quá trình dẫn dắt thế hệ trẻ đi vào thế giới nghề nghiệp
- Khái niệm hướng nghiệp trên bình diện trường phổ thông: Hướng nghiệp là một
hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò;
Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, Hướng nghiệp được coi là công việc của
tập thể giáo viên, tập thể sư phạm có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn
nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở các phân tích
khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành
sản xuất trong xã hội;
Với tư cách là hoạt động học của học sinh thì qua hoạt động này học sinh phải
lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề
nghiệp ở địa phương, phải nắm được yêu cầu của các nghề mình muốn chọn và
phải có kỹ năng đối chiếu những phẩm chất năng lực, đặc điểm tâm sinh lý của
bản thân với các yêu cầu của nghề để quyết định chọn nghề phù hợp.
- HN là một quá trình được thực hiện qua 3 khâu cơ bản: Định hướng nghề, tư
vấn nghề và chọn nghề.
b. Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
- Ý nghĩa Giáo dục
- Ý nghĩa chính trị
- Ý nghĩa kinh tế
- Ý nghĩa xã hội
c. Chức năng, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp.
4
* Chức năng của giáo dục hướng nghiệp:
Chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng đi vào lao động sản xuất.
* Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp:
+ Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường Trung
học phổ thông
+ Giúp học sinh có hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu
nền kinh tế quốc dân, sự phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, làm quen
với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản, đặc biệt nghề truyền thống của địa
phương.
+ Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến
khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
+ Giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề mà Nhà nước, địa
phương đang cần phát triển.
Sơ đồ 1: Nội dung của nhiệm vụ hướng nghiệp
Định hướng nghề
Đặc điểm, yêu cầu
Thị trường lao động
nghề xã hội cần phát
triển
1
___________________________________________________________
2
3
Tư vấn nghề
Phẩm chất, năng lực
hoàn cảnh cá nhân
Tuyển chọn nghề
d.Mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp trung học phổ thông.
- Kiến thức: Phát hiện, bồi dưỡng phẩm chất và nhân cách nghề nghiệp cho
5
học sinh giúp học sinh hiểu năng lực bản thân, yêu cầu nghề nghiệp, trang bị
cho học sinh một số kiến thức về nững nghề cơ bản trong xã hội.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin nghề nghiệp, phân tích các
yếu tố cơ sở để chọn nghề, kỹ năng định hướng và chọn nghề phù hợp với
bản thân và yêu cầu xã hội.
- Thái độ: Điều chỉnh động cơ và thái độ chọn nghề, chủ động tự tin khi
chọn nghề và hình thành hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn
cho học sinh.
1.2. Khái niệm dạy học, công nghệ dạy học, khái quát dạy học môn công nghệ
10
1.2.1. Khái niệm dạy học
Dạy học là một quá trình gồm toang bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng
giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục
đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn
hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các
bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học.
1.2.2. Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học hiểu theo nghĩa rộng nhất là việc tổ chức các quá trình của
hoạt động dạy, hoạt động học đồng thời với việc tổ chức các thành tố khác tham
gia vào hai hoạt động đó. Nói dạy học theo công nghệ dạy học là nói đến quá
trình tổ chức dạy học được thiết kế tỉ mỉ, được chia thành các nguyên công và các
qui tắc tiến hành công việc dạy học một cách chặt chẽ. Các nguyên công này bao
gồm: Tổ chức môi trường dạy học, phương pháp dạy, phương pháp học, phương
tiện dạy học
1.2.3. Khái quát dạy học môn công nghệ 10
Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật
tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh
6
thần của con người. Tiếp theo chương trình môn Công nghệ ở Trung học cơ sở,
Công nghệ 10 sẽ giúp học sinh làm quen với một số ứng dụng của Công nghệ
sinh học, hóa học, kinh tế học …trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâ
nghiệp, ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và trong tạo lập
doanh nghiệp. Những hiểu biết này sẽ lam cơ sở để học sinh học tiếp các ngành,
nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng
đồng. Dựa trên tinh thần đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực, chủ
động, sáng tạo, môn công nghệ 10 thiết kế các bài học theo cấu trúc: mục tiêu;
cung cấp dữ liệu – thông tin về điều kiện, quy trình kĩ thuật … và gợi ý về
phương pháp xử lĩ thông tin. Do vậy, trong quá trình học tập, đòi hỏi học sinh cần
tích cực tham gia các hoạt động do thầy, cô giáo tổ chức để tự mình khám phá tri
thức, chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng những kiến thức đó, biến nó thành hiểu
biết có ích của mình. Vai trò của người giáo viên là dẫn dắt, định hướng cho học
sinh nắm được kiến thức trọng tâm, trau dồi tri thức cho học sinh.
1.3. Những vấn đề chung về tích hợp GDHN
1.3.1. Khái niệm tích hợp GDHN:
Tích hợp trong giáo dục phổ thông được hiểu là hội nhập mục tiêu và nội dung
của hai hoặc nhiều môn học thành một môn học nhằm đạt được kết quả giáo dục
cao hơn mà không làm tăng thời lượng dành cho các môn học. Tích hợp giáo dục
phải được thực hiện ngay từ khi xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn sách
giáo khoa đến khi tổ chức dạy học.
Mức độ đơn giản hơn của tích hợp có thể là lồng ghép hoặc kết hợp nội dung của
môn học này vào môn học khác nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào các môn học ở
mức độ lồng ghép là phù hợp và thuận lợi hơn. Tính chất lồng ghép hướng
nghiệp vào các môn văn hóa thể hiện ở việc mở rộng và làm phong phú thêm
7
kiến thức bài học bằng cách bổ sung những kiến thức về hướng nghiệp. Tích chất
tích hợp thể hiện ở sự liên kết, nối liền các tri thức khoa học về hướng nghiệp và
các môn văn hóa thành một tập hợp kiến thức thống nhất.
Qua giờ dạy, việc giáo dục của môn văn hóa vẫn như cũ, chỉ có nội dung và ý
nghĩa về mặt giáo dục hướng nghiệp được làm phong phú thêm.
1.3.2. GDHN thông qua các môn học
Hướng nghiệp qua các bộ môn nhằm khai thác mối liên hệ giữa kiến thức khoa
học với các ngành, nghề, gắn nội dung của các bài học với cuộc sống sản xuất.
Hướng nghiệp qua các môn học có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học
tập, lôi cuốn thế hệ trẻ bước vào thế giới nghề nghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến
cho bản thân nghề nghiệp trong tương lai.
Các môn học đều phải tham gia vào việc gắn nội dung giảng dạy với công tác
giáo dục tư tưởng, chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của người lao động
mới. Các môn học phải gắn việc truyền thụ những tri thức cơ bản với việc giới
thiệu sự phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương làm cho HS có hiểu biết
khái quát về cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của các ngành, nghề có
liên quan tới các môn học và những đòi hỏi của chúng đối với người lao động về
phẩm chất đạo đức và năng lực.
Mỗi môn học có vị trí, tầm quan trọng khác nhau, có liên hệ với những ngành
nghề khác nhau. Do đó, tuỳ thuộc vào từng môn học mà giới thiệu những ngành,
nghề có liên quan chặt chẽ với môn học.
Hướng nghiệp qua các môn học không được cắt xén bài học, mất tính hệ thống
của môn học mà tuỳ thuộc vào từng bài, chương có thể liên hệ và giới thiệu các
ngành, nghề khác nhau sao cho không gò bó, cứng nhắc. Nội dung dạy học của
môn học đều có phần thực hành. Nâng cao kĩ năng thực hành chẳng những có tác
dụng nâng cao chất lượng học tập mà còn là cơ sở của việc chọn nghề, phát triển
kĩ năng tay nghề.
8
Giới thiệu về ngành nghề không chỉ thông qua các bài giảng trên lớp mà còn tổ
chức cho học sinh tham quan những ứng dụng của môn học trong sản xuất.
Trong giảng dạy giáo viên cần cải tiến phương pháp giáo dục sao cho thu hút sự
chú ý của học sinh, kích thích chúng hăng say học tập, bồi dưỡng năng khiếu, tổ
chức các hoạt động ngoại khoá bộ môn.
Để thực hiện hướng nghiệp qua các bộ môn đòi hỏi nhất thiết các môn phải quán
triệt tinh thần kỹ thuật tổng hợp và những hình thức hướng nghiệp qua bộ môn
cũng phải dựa trên nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp.
1.3.3. Một số nguyên tắc khi đề xuất nội dung GDHN qua môn văn hoá
+ Không gây nên sự quá tải cho môn học khi tích hợp với nội dung giáo dục
hướng nghiệp.
+ Nội dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với trình độ học sinh.
+ Nội dung giáo dục hướng nghiệp cần góp phần làm cho môn học gắn với thực
tiễn và tăng khả năng vận dụng cho học sinh.
+ Nội dung lựa chọn phù hợp với các hoạt động dạy và học đặc thù của môn học.
giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động được thực hiện bởi nhiều con đuờng
trong trường học và ngoài xã hội. Thông qua các môn học chỉ là một trong những
con đường trên
1.3.4. Phương thức lồng ghép và phương pháp GDHN khi lồng ghép vào các
môn học
a, Phương thức lồng ghép
+ Toàn phần: bài học, hoạt động có nội dung thích hợp hầu như tất cả với nội
dung giáo dục hướng nghiệp tương ứng. Loại bài này không nhiều và chủ yếu
giới thiệu những ứng dụng thực tiễn của môn khoa học tự nhiên.
+ Bộ phận: bài học, hoạt động chỉ có một phần nội dung có thể kết hợp giáo dục
hướng nghiệp. Loại bài, hoạt động này hầu như ở môn nào cũng có.
Liên hệ: những bài học, hoạt động chỉ có thể liên hệ, mở rộng bài về nội dung
9
giáo dục hướng nghiệp. Khi liên hệ cần đảm bảo tính logic, sự hài hòa của nội
dung
b, Phương pháp GDHN khi lồng ghép vào các môn học
Giáo dục hướng nghiệp lồng ghép vào môn học sử dụng những phương pháp đặc
thù dùng cho môn học là chủ yếu để đảm bảo đạt được mục tiêu về nhận thức, kỹ
năng và thái độ của chủ đề và bài học.
Giáo viên có thể vận dụng phương pháp thường dùng trong giáo dục hướng
nghiệp như khảo sát, điều tra, phỏng vấn, làm việc theo dự án với hình thức cá
nhân hoặc theo nhóm... Đặc biệt là phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học
theo tình huống và thảo luận.
Đối với mức độ lồng ghép bộ phận và liên hệ thì khó vận dụng các phương pháp.
Ở hai mức độ này, giáo viên vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với các giai
đoạn, hoạt động của giờ học nhưng vẫn có thể đạt được mục tiêu lồng ghép
1.4. Hướng nghiệp qua dạy học môn công nghệ
Những đặc trưng của các bộ môn công nghệ hoàn toàn đáp ứng những nhiệm vụ
của công tác hướng ngiệp trong trường phổ thông cả về mặt nhận thức và rèn
luyện kĩ năng nghề nghiệp, cho nên có thể thừa nhận quan điểm cho rằng, dạy
học môn công nghệ là bộ phận xung kích đem lại hiệu quả cao nhất trong công
tác hướng nghiệp, tác dụng của nó là trực tiếp và cụ thể. Vì thế, mặc dù môn
công nghệ và hướng nghiệp là hai bộ phận có cấu trúc chương trình, nội dung và
phương pháp tổ chức tiến hành khác nhau, song đó là hai bộ phận gần gũi nhau
hơn cả có quan hệ xen kẽ và kế thừa lẫn nhau. Phần công nghệ giúp cho học sinh
nắm được những nội dung cơ bản của một công nghệ trong sản xuất. Một công
nghệ áp dụng vào sản xuất bao giờ cũng có 4 phần: Phần thiết bị bao gồm những
thiết bị, máy móc mà ta thường gọi là phần cứng; phần con người là đội ngũ
những người vận hành, điều khiển, quản lí thiết bị; phần thông tin và phần quản
lí. Việc học sinh nắm vững được công nghệ sẽ giúp các em có được những hiểu
10
biết về các nghề nghiệp có liên quan với công nghệ, nắm được những đòi hỏi của
công nghệ với phẩm chất và năng lực của con người, sự phát triển công nghệ đó
ở Việt Nam và trên thế giới … Những công việc này chính là một phần nội dung
quan trọng phục vụ đắc lực vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Do vậy việc lồng ghép giáo dục hướng nghiệp với môn công nghệ nói chung và
công nghệ 10 nói riêng là phù hợp, đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, tính thực
tiễn cao.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Dạy và học môn công nghệ
Xuất phát từ thực tiễn ở nhiều trường phổ thông hiện nay, việc dạy giáo dục
hướng nghiệp và dạy công nghệ là hai môn học độc lập, nhận thức còn xem nhẹ
môn công nghệ cho rằng đây là môn học phụ không tính vào các môn thi tốt
nghiệp và cao đẳng, đại học. Nhiều trường phổ thông còn bố trí cắt giảm thời
lượng các tiết học công nghệ để tăng thời lượng các tiết học một số môn như
Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh … đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp. Học sinh học
môn công nghệ chỉ mang tính chất đối phó, chưa nhận thấy ý nghĩa thiết thực và
tầm quan trọng của môn học. Do vậy, việc dạy và học môn công nghệ hiện nay
khiến lãng phí thời gian, kinh phí và hiệu quả.
2.2. Dạy và học môn GDHN
Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một vấn đề rất quan trọng nhưng chưa
được quan tâm đúng mức. Giáo dục hướng nghiệp chỉ mang tính hình thức, qua
loa có chăng chỉ tập trung vào hướng nghiệp trong công tác định hướng trường
thi, khối thi cho học sinh cuối cấp. Hướng nghiệp dạy nghề chỉ nhằm mục đích để
tính điểm khuyến khích mà không quan tâm đến nội dung truyền đạt kiến thức
cho học sinh, hoặc ở nhiều trường phổ thông hiện nay có các giáo viên dạy môn
“hướng ngiệp – dạy nghề” chỉ dạy nghề chứ chưa thật sự hướng nghiệp. Các giáo
viên dạy bộ môn này chưa được trang bị những kỹ năng để hướng nghiệp mà chủ
11
yếu truyền cho học sinh bằng kinh nghiệm của mình. Ở hầu hết các trường đều
phân công giáo viên chủ nhiệm, thành viên ban giám hiệu hoặc các giáo viên
thiếu tiết … làm công tác hướng nghiệp cho học sinh. Trong khi đó, công tác
hướng nghiệp cho học sinh đòi hỏi sự hợp tác của giáo viên nhiều bộ môn bởi
chương trình của môn học nào cũng có tiềm năng hướng nghiệp. Ngoài thời gian
học theo chương trình hướng dẫn, học sinh rất cần biết nhu cầu nguồn nhân lực
của địa phương và cả nước, ở thời điểm hiện tại cũng như tương lại. Điều này đòi
hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng, bao quát, nắm bắt tình hình. Tuy nhiện, thực
tế không phải giáo viên nào cũng đáp ứng được những yêu cầu đó. Nhà trường
phổ thông chưa phát triển được các phẩm chất, năng lực, đặc tính, động cơ nghề
nghiệp cũng như các năng lực cốt yếu như là những tiền đề cơ bản để khi ra
trường học sinh có thể đáp ứng thị trường lao động. Nhiều học sinh đã mắc sai
lầm trong việc chọn nghề do những nguyên nhân khác nhau như: chọn nghề theo
suy nghĩ chủ quan, không căn cứ vào năng lực, … không đánh giá đúng năng lực
lao động của bản thân, không có đầy đủ thông tin về các nghề …
3. Cơ sở pháp lý
3.1. Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trường học năm học
2011 – 2012
A. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục triển khai sáng tạo, có hiệu quả cuộc vận động và các phong
trào thi đua của ngành.
2. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp
tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
2.1. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, đáp ứng mục tiêu
giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tích cực chuẩn bị cho việc
xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
12
Chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục
ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ
năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục.
2.2. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ
năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến mới về đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ
chức nghiêm túc, an toàn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học sinh giỏi
quốc gia năm 2012.
2.3. Tổ chức đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 11 vào
tháng 12/2011. Tích cực chuẩn bị và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tham gia
Chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông (PISA)
vào tháng 4/2012.
3. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục trung học theo hướng tăng cường
phân cấp quản lí và giao quyền chủ động cho các nhà trường; nâng cao năng lực
của các cơ quan quản lí giáo dục.
4. Phối hợp triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
THCS và THPT thông qua các hoạt động tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, thanh
tra giáo viên.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên
giai đoạn 2010 - 2020, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc thực hiện nhiệm vụ phát
hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao,
bồi dưỡng nhân tài của đất nước.
3.2. Căn cứ Luật giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung 2009)
13
Điều 27: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh …có những hiểu biết thông
thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để
lựa chọn hướng phát triển”
Điều 28: “Nội dung giáo dục phổ thông bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn
diện, hướng nghiệp và có hệ thống …”
3.3. Căn cứ quyết định về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông
Ngày 19/03/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 126/CP về công tác
hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lí học sinh các cấp phổ
thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường.
Quyết định 126/CP đã quy định mục đích, nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp
và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phối hợp với ngành giáo dục
thực hiện.
3.4. Thông tư 31-TT
1. Vị trí và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp
2. Việc tiến hành công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
3. Bước đi trong thời gian tới
Quy định 4 hình thức GDHN trong Nhà trường phổ thông:
- Hướng nghiệp qua các môn học
- Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất
- Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề
- Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa
3.5. Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về GDHN đối với học sinh trung học phổ thông
Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT, ngày 23/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông chỉ rõ:
14
“Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi
dưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nghiệm vụ: giáo dục
thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với
một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm
hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích,
hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học
sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bằng các hình thức: tích
hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề
phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác.
Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm kỹ thuật
tổng hợp - hướng nghiệp cần phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác
giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên có năng lực tổ chức sinh hoạt hướng
nghiệp cho học sinh.”
Hiện nay đổi mới 4 hình thức giáo dục hướng nghiệp như sau:
- Hướng nghiệp qua dạy – học các môn văn hóa
- Hướng nghiệp qua dạy – học môn công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt
động lao động sản xuất
- Hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Hướng nghiệp qua các hoạt động khác như: Tham quan, ngoại khóa …,
qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự hướng dẫn của gia đình và các
tổ chức xã hội.
15
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ
thông từ năm 2006 với thời lượng 36 tiết/ năm đối với lớp 9, 27 tiết/ năm đối
với các lớp Trung học phổ thông.
IV. Đề xuất các biện pháp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn công
nghệ lớp 10
Việc lồng ghép giáo dục hướng nghiệp với môn công nghệ 10 nằm trong chủ
trương đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sẽ giải quyết việc mất
thời gian, tiết kiệm kinh phí, đem lại hiệu quả, hứng thú học tập cao. Nhưng
một bài toán đặt ra đó là lồng ghép giáo dục hướng nghiệp với môn công nghệ
nói chung, công nghệ 10 nói riêng phải đảm bảo việc không bó hẹp chương
trình, không vượt thời lượng (thời gian) các tiết học. Các biện pháp được đề
xuất nhằm thực hiện việc lồng ghép trên đó là:
4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán
bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của
giáo dục hướng nghiệp, giáo dục công nghệ, việc đổi mới phương pháp,
hình thức, tổ chức dạy học, nhận thức được tầm quan trọng của việc lồng
ghép
4.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm làm cho mọi người hiểu rằng: Hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục
quan trọng trong nhà trường phổ thông, cùng với giáo dục công nghệ sẽ trang bị
cho học sinh những kiến thức hiểu biết thông thường về hướng nghiệp và công
nghệ để có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá
nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội, biết vận dụng những trí thức công
nghệ vào thực tiễn và đời sống. Việc lồng ghép giáo dục hướng nghiệp với công
nghệ nhằm định hướng cho việc đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức dạy
học đêm lại hiệu quả giao dục cao nhất.
16
4.1.2. Nội dung biện pháp
Qua việc tuyên truyền về các chính sách, các qui định, các chỉ thị về nhiệm vụ
năm học, về chương trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, chương trình
công nghệ sẽ gúp cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các cấp ngành hiểu
rằng:
- Hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu
giáo d ục toàn diện; góp phần vào việc phân luồng học sinh phổ thông cấp
trung học, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân
lực xã hội.
- Công nghệ là môn học lí thú với những hệ thống trí thức đã được biên soạn
với cấu trúc phù hợp giúp học sinh có thêm những kĩ năng cơ bản về ứng
dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực để học sinh làm cơ sở cho việc học
tiếp các ngành, nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
của bản thân và cộng đồng. Do vậy, không nên xem nhẹ và học tập mang
tính hình thức.
- Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới giáo dace theo hướng tích
cực, chủ động, sáng tạo. Lồng ghép, tích hợp giáo dace hướng nghiệp vào
các môn học không làm thay đổi, xáo trộn thời lượng, chương trình các tiết
học, là chủ trương trong định hướng đổi mới giải quyết việc mất thời gian,
tiết kiệm kinh phí đem lại hứng thú học tập cho học sinh, công tác giảng
dạy cho giáo viên, dễ dàng quản lý cho người Cán bộ quản lý.
- Lồng ghép giữa giáo dục hướng nghiệp với môn công nghệ 10 là thực sự
cần thiết để tổ chức các tiết học với sự tích hợp của hai môn học, giải quyết
vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay, cần chú trọng và nâng cao.
17
4.2. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về các phương pháp, hình thức, tổ
chức dạy học và các kĩ thuật dạy học
4.2.1. Mục tiêu biện pháp
Tăng cường bồi dưỡng giáo viên để giáo viên có thể đáp ứng được yêu
cầu của sự đổi mới chương trình hiện nay, và để đáp ứng được nhiệm vụ của
GDHN đã được nói đến trong chỉ thị 33/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Ở các trường Trung học phổ thông giáo viên giữ vai trò rất quan
trọng trong GDHN. Giáo viên và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò
là cha mẹ của các em ở trường, luôn theo dõi sự biến đổi tâm lý, sự phát triển
nhân cách của các em hằng ngày qua công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ
nhiệm là người gần gũi với các em hơn cả, và ảnh hưởng đặc biệt tới nhận
thức và nhân sinh quan của học sinh.
4.2.2. Nội dung biện pháp
a, Bồi dưỡng về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
+ Tiến hành bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho giáo viên về việc lựa chọn
và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức trong giảng dạy, cách phối
hợp các phương pháp và hình thức tổ chức tiết học lồng ghép giữa giáo dục
hướng nghiệp với môn công nghệ 10 sao cho phù hợp, hiệu quả. Người giáo
viên cần chú ý đến những phương pháp, hình thức tổ chức mang tính phát
huy sự hứng thú, tìm tòi, khơi dậy sự sáng tạo của học sinh của các tiết học
lồng ghép như: Phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, …lựa
chọn hình thức tổ chức dạy học trên lớp, hình thức tổ chức dạy học ngoài
lớp, hình thức tổ chức dạy học cá nhân sao cho phù hợp nhất.
+ Khi lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần lựa chọn
các phương pháp và hình thức có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện
18
mục tiêu bài lồng ghép, tương thích với nội dung lồng ghép, chú ý đến thói
quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên và phù hợp với điều
kiện dạy học.
b, Bồi dưỡng các kĩ thuật dạy học
+ Chương trình lồng ghép sẽ không được thực hiện hiệu quả nếu trong các
tiết học thiếu các kĩ thuật dạy học cần thiết, cần chú trọng bồi dưỡng giáo
viên nâng cao việc vận dụng các kĩ thuật dạy học vào trong công tác giảng
dạy đặc biệt là các kĩ thuật dạy học tích cực. Các kỹ thuật dạy học tích cực là
những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia
tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và
sự cộng tác làm việc của học sinh. Các kĩ thuật dạy học tích cực cần nâng
cao bồi dưỡng như:
• Kĩ thuật dạy học Động não: ( Động não (công não) là một kỹ thuật
nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của
các thành viên trong thảo luận )
Động não viết
Động não không
Công khai
• Kĩ thuật XYZ (Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích
cực trong thảo luận nhóm)
• Kĩ thuật “bế cá”
• Kĩ thuật “ổ bi”…
4.3. Tăng cường cơ sở vật chất
4.3.1. Mục tiêu biện pháp
19
- Trước hết, xây dựng biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động GDHN thể hiện qua: dạy nghề phổ thông, dạy học môn công
nghệ, sinh hoạt hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, hoạt động chuẩn bị
những năng lực cần thiết cho việc làm cán bộ xã cho học sinh...
- Xây dựng tốt cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học nhằm tạo
điều kiện cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương
pháp GDHN theo chương trình GDHN mới của cấp Trung học phổ thông.
4.3.2. Nội dung biện pháp
Tập trung vào xây dựng, củng cố những cơ sở vật chất phục vụ cho GDHN
theo mô hình chuẩn:
1) Xây dựng phòng sinh hoạt hướng nghiệp
Là nơi có thể tổ chức trao đổi với các cá nhân và tập thể học sinh để
tìm hiểu hứng thú, khuynh hướng, nguyện vọng cũng như tâm tư, tình cảm,
những băn khoăn, thắc mắc của học sinh khi chọn nghề.
a) Nguyên tắc xây dựng, bố trí phòng sinh hoạt hướng nghiệp
- Tính hệ thống: xây dựng hệ thống kiến thức về thế giới lao động
theo hệ thống: các nghề phổ biến, quan trọng của đất nước; các nghề đang
cần nhiều nhân lực; các nghề đặc trưng trong chính quyền xã.
- Tính liên tục, kế tiếp: xây dựng, sắp xếp trình bày hệ thống kiến thức
theo các giai đoạn kế tiếp nhau tương ứng với các giai đoạn học nghề và hành
nghề.
- Trực quan, vừa sức, cụ thể: nguyên tắc trực quan đòi hỏi trong quá
trình thông tin nghề cần sử dụng nhiều dạng trực quan khác nhau để quá
trình lĩnh hội của học sinh có hiệu quả.
- Bảo đảm sự liên hệ giữa mục đích, nội dung và chức năng của thông
tin nghề, nguyên tắc này giúp tránh sự chồng chéo khi triển khai các mặt
công tác hướng nghiệp.
20
b) Nội dung phòng sinh hoạt hướng nghiệp
- Kiến thức về hệ thống nghề trong nước và địa phương bao gồm:
Các tư liệu: tư liệu giúp học sinh chọn nghề, tư liệu giới thiệu về các
cơ sở đào tạo (ĐH, CĐ, TCCN, trường dạy nghề), tư liệu giới thiệu các nghề
và việc làm phổ biến tại địa phương; Hiện vật, mô hình, biểu mẫu phản ánh
kết quả lao động, chỉ tiêu phát triển nghề của địa phương.
- Danh mục sách báo tham khảo, kế hoạch hoạt động hướng nghiệp
của trường, lớp; Trang thiết bị tư vấn nghề
2) Xây dựng phòng dạy học môn công nghệ và dạy nghề phổ thông
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề phổ thông trước hết
cần có các phòng học và các điều kiện cần thiết đi kèm (điện, ánh sáng,
nước, không khí, độ sáng,...) dành riêng cho từng nghề hoặc nhóm nghề. Các
phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy nghề bao gồm cả dạy lý thuyết và
thực hành nghề của học sinh
3) Xây dựng vườn trường
Cần xây dựng vườn trường theo hệ thống VAC (vườn, ao, chuồng) để
tổ chức cho học sinh thực hành lao động sản xuất theo kỹ thuật mới nhằm
giúp học sinh bổ sung thêm kiến thức về lâm sinh, trồng trọt
4) Xây dựng CSVC phục vụ cho hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt
hướng nghiệp
Máy vi tính, máy chiếu, các thiết bị âm thanh, ánh sáng... và các dụng
cụ phục vụ cho dạy một số nghề như nghề trồng vườn, nghề nuôi cá, nghề
cắt may, thêu tay, nghề tin học văn phòng...
Cán bộ quản lý cần có ý thức xây dựng và từng bước bổ sung trang
thiết bị cho sinh hoạt hướng nghiệp, dạy môn công nghệ, dạy nghề phổ
thông để hoạt động GDHN ngày càng có chất lượng hơn.
21
4.4. Lập kế hoạch, thiết kế chương trình lồng ghép
4.4.1. Mục tiêu biện pháp
Nhằm thiết kế được một chương trình (thiết kế theo chương, bài) có sự lồng
ghép giữa giáo dục hướng nghiệp với môn công nghệ 10, đảm bảo các nguyên
tắc và phương thức lồng ghép phù hợp.
4.4.2. Nội dung biện pháp
1, Lập kế hoạch chương trình lồng ghép
a, căn cứ vào phân phối chương trình môn công nghệ 10
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 2011 – 2012
(Sau khi có hướng dẫn giảm tải của Bộ GD và ĐT)
Cả năm : 37 tuần – 52 tiết (Học kì I : 19 tuần – 18 tiết, Học kì II: 18 tuần – 34 tiết
-------------HỌC KÌ I (19 tuần – 18 tiết)
Tiết
Nội dung
Ghi chú
Phần I: NÔNG, LÂM, NGƯ, NGHIỆP
Chương I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI
CƯƠNG
Bài
2:
Khảo
nghiệm
giống
câyLồng ghép giáo dục bảo
1
trồng
vệ môi trường
2 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
3 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp)
4 Bài 5: Thực hành: xác định sức sống của hạt
Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong
5
nhân giống cây trồng nông, lâm nghiêp.
Lồng ghép giáo dục bảo
6 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
vệ môi trường
7 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, Lồng ghép giáo dục bảo
8
đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
vệ môi trường
9 Ôn tập
10 Kiểm tra 1 tiết
22
11
12
13
14
15
16
17
18
Bài 11:Thực hành: Quan sát phẫu diện đất
Không dạy
Xem tranh về đất
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số Lồng ghép giáo dục bảo
loại phân bón thông thường
vệ môi trường
Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất Lồng ghép giáo dục bảo
phân bón
vệ môi trường
Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh Lồng ghép giáo dục bảo
hại cây trồng.
vệ môi trường
Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh
hại lúa
Ôn tập học kì I
Kiểm tra học kì I
HỌC KÌ II (18 tuần – 34 tiết)
Tiết
20
21
22
22
23
24
Nội dung
Ghi chú
Bài 17:Phòng trừ tổng hợp dịch Lồng ghép giáo
hại cây trồng
dục bảo vệ môi
trường
Bài 18: Thực hành: Pha chế
dung dịch Booc đô phòng trừ
nấm hại
Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc Lồng ghép
hoá học bảo vệ thực vật đến giáo dục bảo
quần thể sinh vật và môi vệ môi trường
trường
Bài 19:Ảnh hưởng của thuốcLồng ghép giáo
hoá học bảo vệ thực vật đếndục bảo vệ môi
quần thể sinh vật và môi trường
trường (Tiếp)
Bài 20:Ứng dụng công nghệ viLồng ghép giáo
sinh sản xuất chế phẩm bảo vệdục bảo vệ môi
thực vật
trường
Chương III: Bảo quản, chế
biến nông, lâm, thuỷ sản
Bài 40 + 41:Mục đích, ý nghĩaLồng ghép giáo
của công tác bảo quản, chếdục bảo vệ môi
biến nông, lâm, thuỷ sản. Bảotrường
quản hạt, củ làm giống
23
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Bài 42: Bảo quản lương thực,Bài 41: Chỉ dạy
thực phẩm
sơ lược mang
Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, tính giới thiệu
chỉ cần dạy cho
sữa và cá.
Bài 44: Chế biến lương thực,HS
hiểu bản chất,
thực phẩm
Bài 46: Chế biến sản phẩmkhông cần
thuộc các quy
chăn nuôi thủy sản.
Bài 48: Chế biến sản phẩm cây trình. Khi dạy
thường xuyên
công nghiệp và lâm sản
lồng ghép giáo
dục môi trường
và hướng
nghiệp, kết hợp
với xem tranh,
băng đĩa.
Bài 45 + 47: Thực hành: Chế**Hướng dẫn
biến xi rô từ quả. Làm sữalí thuyết
chua hoặc sữa đậu nành bằng
phương pháp đơn giản
Bài 45 + 47: Thực hành: Chế
biến xi rô từ quả. Làm sữa HS báo cáo kết
chua hoặc sữa đậu nành bằng
quả.
phương pháp đơn giản
**Lồng ghép
Chủ đề 5
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ GD hướng
THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, nghiệp
LÂM, NGƯ NGHIỆP
**Lồng ghép
(Sách hướng nghiệp 10)
GD hướng
nghiệp
Ôn tập
Kiểm tra 1 tiết
Phần II: Tạo lập doanh nghiệp
Chương IV: Doanh nghiệp và
lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
36 Bài 49: Bài mở đầu
Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt
37 động kinh doanh của doanh
nghiệp
Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh
38
doanh
24
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
Bài 52: Thực hành: Lựa chọn
cơ hội kinh doanh
**Lồng ghép
GD hướng
CHỦ ĐỀ 9: NGHỀ TƯƠNG
nghiệp
LAI CỦA TÔI (Sách hướng
**Lồng ghép
nghiệp 10)
GD hướng
nghiệp
Chương V: Tổ chức và quản
lí doanh nghiệp
Bài 53:Xác định kế hoạch kinh
doanh
Bài 54: Thành lập doanh
nghiệp
Bài 55:Quản lí doanh nghiệp
Bài 55:Quản lí doanh nghiệp
(tiếp)
Bài 56: Thực hành: Xây dựng
kế hoạch kinh doanh
Bài 56: Thực hành: Xây dựng
kế hoạch kinh doanh (tiếp)
**Lồng ghép
GD hướng
Hướng nghiệp
nghiệp
Hướng nghiệp (tiếp) và **Lồng ghép
xem phim mô hình kinh GD hướng
nghiệp
doanh giỏi.
50 Ôn tập tiết 1
51 Ôn tập tiết 2
52 Kiểm tra học kỳ II
b, Căn cứ phân phối chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
LỚP 10 - 2011 – 2012
25