Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

quản lý giáo dục quản lý hoạt động đánh giá học sinh tại các trường tiểu học ở huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (klv02804)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục trên thế giới trong thời gian qua đã có những thay đổi về
cách thức truyền thụ và học tập. Áp dụng các hình thức dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm, tập trung phát triển năng lực của người học. Một điều
tất yếu là khi phương pháp dạy học đã thay đổi thì các hình thức đánh giá cũng
phải đổi mới cho phù hợp.
Đánh giá học sinh là hoạt động khơng thể tách rời của q trình dạy học
và có thể nói, đánh giá học sinh là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình
dạy và học. Ngày nay, nhiều hình thức đánh giá học sinh cùng tồn tại song song
nhau, mỗi hình thức có những điểm mạnh và hạn chế riêng, do vậy, nếu giáo
viên, nhà quản lí vận dụng tốt các hình thức đánh giá học sinh sẽ đem lại hiệu
quả cao cho sự tiến bộ của học sinh.
Tại Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư
27/2020/TT-BGDĐT. Quy định Mục đích đánh giá là cung cấp thơng tin chính
xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng
yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học và sự tiến bộ
của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó: Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi
mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục;
kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ
và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn,
giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của
học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học; Giúp học sinh có khả
năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp,
hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ; Giúp cha mẹ học sinh
hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện,
quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực
hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh; Giúp cán bộ


quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới
phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục; Giúp
các tổ chức xã hội nắm thơng tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã
hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Tại đa số các trường tiểu học hiện nay, chúng ta thấy rằng, hoạt động
đánh giá học sinh còn nhiều hạn chế, chưa xác định đúng và rõ về triết lí đánh
giá học sinh: đánh giá để làm gì? tại sao phải đánh giá học sinh?, đánh giá nhằm


2

thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở học sinh?... Chủ yếu mới chỉ tập trung vào
đánh giá kết quả học tập theo nội dung, cho điểm nhưng không phản hồi hoặc
phản hồi cho có.
Đối với các trường tiểu học tại huyện Thủy Ngun, thành phố Hải
Phịng, qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy, quản lí hoạt động đánh giá học sinh
cịn một số hạn chế, có thể nói đến: nhận thức của mỗi giáo viên, nhà quản lí về
mục đích của hoạt động đánh giá học sinh chưa cao; hoạt động đánh giá học
sinh chưa đem lại hiệu quả như kì vọng, hoạt động đánh giá học sinh cịn thiếu
nhiều nội dung cần được đánh giá...
Thay đổi hình thức từ đánh giá nội dung sang đánh giá năng lực, đánh giá
q trình... dẫn đến năng lực quản lí hoạt động đánh giá ở giáo viên, nhà quản lí
giáo dục phải được cập nhật và bồi dưỡng.
Những kết quả nghiên cứu về quản lí hoạt động đánh giá học sinh đã có,
tuy nhiên, vẫn là chưa đủ trước những địi hỏi của xã hội, của sự biến động về
nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng nói chung và nhà trường tiểu học
nói riêng. Bởi vậy, nghiên cứu này là cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu: “Quản
lý hoạt động đánh giá học sinh tại các trường tiểu học ở huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng hiện nay”.

2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được các biện pháp có căn cứ
lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đánh giá học sinh
ở các trường Tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lí hoạt động đánh giá học sinh tiểu
học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh
ở các trường Tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học ở các trường Tiểu
học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quản li hoạt động đánh giá học sinh tiểu học
theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.


3

4.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động đánh giá học sinh theo
hướng tiếp cận năng lực ở các trường Tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu: ghiên cứu quản lí của nhà trường đối với
hoạt động đánh giá học sinh ở trường Tiểu học.
5.2. Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý; Giáo viên; Phụ huynh học sinh,
ọc sinh
5.3. Số liệu khảo sát từ năm 2019 đến năm 2022
6. Giả thuyết khoa học:

Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 2018 đã đặt ra những yêu cầu mới
cho quản lí hoạt động đánh giá học sinh tiểu học. Nếu đề xuất được các biện
pháp quản lí đánh giá học sinh ở trường tiểu học hướng vào đánh giá năng lực
học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn sẽ nâng
cao được hiệu quả hoạt động đánh giá học sinh tiểu học, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục ở trường tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc của luận văn:
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn này được trình bày trong 03 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lí hoạt động đánh giá học sinh ở
trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá học sinh tại các trường
tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Chương 4: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh tại các trường
tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông hiện nay.
Kết luận và khuyến nghị


4

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực,
các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn
biến động.
1.2.1.2. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhà trường đến tất cả các nguồn lực
nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục tiến tới mục
tiêu giáo dục mà trọng tâm của nó là đưa hoạt động dạy học và giáo dục tiến lên
trạng thái mới về chất.
1.2.2. Khái niệm đánh giá, kiểm tra, đo lường
1.2.2.1. Đánh giá
Đánh giá là: “đưa ra những nhận định, những phán xét về giá trị của
người học trên cơ sở xử l những thông tin, những chứng cứ thu thập được đối
chiếu với mục tiêu đề ra nhằm đưa ra những quyết định về người học và việc tổ
chức quá trình dạy học”
1.2.2.2. Kiểm tra
Kiểm tra là công việc nhằm đo hay xác định mức độ về kiến thức, k
năng, thái độ mà người học đạt được sau một quá trình học tập.
1.2.2.3. Đo lường
Đo lường là sử dụng các số cho q trình lượng hóa các thuộc tính và có
thể dùng các số đại diện này cho các so sánh.
1.2.3. Khái niệm quản lý đánh giá học sinh
Quản lý đánh giá học sinh tiểu học là quản lí q trình thu thập, xử lý
thơng tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận

xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học


5

sinh; diễn giải thơng tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện,
sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
1.3. Đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay
1.3.1. Những vấn đề cơ bản trong đổi mới giáo dục phổ thông liên quan tới
đánh giá học sinh
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, nội dung của chương trình
đã cụ thể hố mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ
thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, k năng đã học vào đời sống và tự học
suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát
triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn
phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý ngh a và đóng góp tích cực vào sự
phát triển của đất nước và nhân loại.
1.3.2. Đổi mới trong đánh giá học sinh phổ thông
Bảng 1.1. Đánh giá nội dung và đánh giá năng lực học sinh
Tiêu chí

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức, kĩ năng

1. Mục
đích chính

- Đánh giá khả năng S vận dụng
các kiến thức, kỹ năng đã học vào

giải quyết vấn đề thực tiễn của
cuộc sống.
- Vì sự tiến bộ của người học so
với chính mình.
Gắn với ngữ cảnh học tập và thực
tiễn cuộc sống của HS.

- Xác định việc đạt kiến thức,
kỹ năng theo mục tiêu của
chương trình giáo dục.
- Đánh giá, xếp hạng giữa
những người học với nha

2. Ngữ
cảnh đánh
giá

Gắn với nội dung học tập
(những kiến thức, kỹ năng,
thái độ) được học trong nhà
trường
- Những kiến thức, kỹ năng,
thái độ ở một môn học.
- Quy chuẩn theo việc người
học có đạt được hay không
một nội dung đã được học.

- Những kiến thức, kỹ năng, thái
độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt
động giáo dục và những trải

nghiệm của bản thân HS trong
cuộc sống xã hội (tập trung vào
năng lực thực hiện).
- Quy chuẩn theo các mức độ phát
triển năng lực của người học.
4. Công cụ Nhiệm vụ, bài tập trong tình Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ
đánh giá
huống, bối cảnh thực.
trong tình huống hàn lâm
hoặc tình huống thực.
3. Nội
dung đánh
giá


6

Tiêu chí
5. Thời
điểm đánh
giá
6. Kết quả
đánh giá

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức, kĩ năng

Đánh giá mọi thời điểm của quá Thường diễn ra ở những thời
trình dạy học, chú trọng đến đánh điểm nhất định trong quá

giá trong khi học.
trình dạy học, đặc biệt là
trước và sau khi dạy.
- ăng lực người học phụ thuộc - ăng lực người học phụ
vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài thuộc vào số lượng câu hỏi,
tập đã hoàn thành.
nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn
- Thực hiện được nhiệm vụ càng thành.
khó, càng phức tạp hơn sẽ được - Càng đạt được nhiều đơn vị
coi là có năng lực cao hơn.
kiến thức, kỹ năng thì càng
được coi là có năng lực cao
hơn.

1.4. Đánh giá học sinh ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông
1.4.1. Mục tiêu đánh giá
Mục đích đánh giá giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và
kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến
bộ đồng thời phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để
động viên, khích lệ cũng như hướng dẫn, giúp đỡ học sinh; giúp học sinh có
khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao
tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ; giúp CBQL giáo dục
các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học,
phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
1.4.2. Yêu cầu đối với đánh giá học sinh ở trường tiểu học
1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt
và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động
giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo u cầu của

chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số
kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh,
trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động
viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học


7

sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng,
khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực
cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
1.4.3. Nội dung đánh giá
Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo
chuẩn kiến thức, k năng từng môn học và hoạt động giáo dục; đánh giá sự hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS.
Cách đánh giá: đánh giá thường xuyên bằng Rubic và đánh giá định kì
giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm (dùng cả điểm số và
nhận xét).
1.4.4. Phương pháp và hình thức đánh giá
Nghiên cứu sản phẩm qua bài kiểm tra viết (trắc nghiệm khách quan, tự
luận) và thực hành vận dụng kiến thức, k năng; quan sát qua hoạt động học tập;
vấn đáp qua kiểm tra miệng và đàm thoại trên lớp; tự đánh giá.
1.4.5. Hình thức đánh giá
Đánh giá bằng nhận xét; đánh giá bằng điểm số.
1.5. Quản lý hoạt động đánh giá học sinh ở trường tiểu học đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông
1.5.1. Quản lí thực hiện mục tiêu đánh giá
ục tiêu của việc đánh giá là cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, xác

định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt
của học sinh tiểu học và sự tiến bộ của học sinh. Từ đó, để hướng dẫn hoạt
động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục.
1.5.2. Quản lí thực hiện nội dung đánh giá
Chỉ đạo GV thực hiện đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả
học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành
phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo
dục phổ thơng cấp tiểu học.
1.5.3. Quản lí thực hiện phương pháp đánh giá
Chỉ đạo giáo viên cập nhật các phương pháp đánh giá hiện đại, phối kết
hợp các phương pháp đánh giá. Một số phương pháp đánh giá thường được sử
dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm: Phương pháp quan sát, phương
pháp hỏi đáp, phương pháp phỏng vấn, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp
kiểm tra viết…


8

1.5.4. Quản lí thực hiện các hình thức đánh giá
1.5.4.1. Quản lý hoạt động đánh giá thường xuyên
1.5.4.2. Quản lý hoạt động đánh giá định kỳ
1.5.4.3. Quản l hoạt động đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người
khuyết tật
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo
phát triển năng lực ở trường tiểu học
1.6.1. Yếu tố ảnh hưởng thứ nhất
Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính có ảnh hưởng lớn tới quản lý hoạt động
đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học.
Trong công tác quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng

lực, sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà
trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng hoạt động. Đồng thời việc
kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ
sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của nhà trường đạt được
mục tiêu đề ra.
1.6.2. Yếu tố ảnh hưởng thứ hai
Nhận thức của các cấp quản lý nhà nước về giáo dục về vai trò và tầm
quan trọng của việc quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
ở trường tiểu học hết sức quan trọng.
Phẩm chất và năng lực quản lý của CBQL trường tiểu học có ảnh hưởng
rất lớn đến công tác quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
ở trường tiểu học.
Cha mẹ học sinh vẫn thích đánh giá bằng điểm số hơn cách đánh giá mới.
Phẩm chất năng lực và k năng đánh giá của GV tiểu học.
Kết luận chương 1
Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được lí thuyết về đánh giá học sinh.
Dựa vào các nội dung này, tác giả thực hiện đánh giá thực trạng cơng tác quản
lí hoạt động đánh giá học sinh được trình bày tại Chương 2.


9

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
2.1. Khái qt về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội

Thủy Nguyên là một huyện lớn nằm bên sông Bạch Đằng, nằm ở cửa ngõ
phía Bắc thành phố Hải Phịng, huyện có diện tích tự nhiên 242 km², dân số trên
300.000 người, có 2 thị trấn và 36 xã trực thuộc, trong đó có 6 xã miền núi.
Phía Bắc giáp thành phố ng Bí và thị xã Đơng Triều (đều thuộc tỉnh Quảng
Ninh), Phía nam giáp các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An; tây nam
giáp huyện An Dương, Phía đơng giáp thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh;
Phía tây giáp thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
2.1.2. Vài nét về sự phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phịng
2.1.2.1. Quy mơ phát triển
Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020- 2021, mạng lưới các trường
TH huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng ổn định vững chắc. Tồn huyện
có 38 trường T đóng trên 36 xã, thị trấn.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất các trường TH
100% các trường TH trong huyện đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, phòng
học cho học 2 buổi/ngày.
2.1.2.3 Cơ cấu đội ngũ GV TH huyện Thủy Nguyên
Về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chuẩn và trên chuẩn
100%về trình độ đào tạo. Số lượng giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm
trở lên chiếm đa số, và chủ yếu đang ở độ tuổi từ 30-50 - độ tuổi có nhiều kinh
nghiệm giảng dạy tốt, là lực lượng quan trọng trong hoạt động dạy học cũng
như nhiều hoạt động khác ở các nhà trường.
2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
2.2.2. Mẫu khảo sát
2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn


10


2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá học sinh tiểu học tại huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động đánh giá học sinh tiểu học
Dựa trên các biểu đồ có được, thấy rằng, nhận thức về các nội dung được
các nhóm nghiệm thể đánh giá là khá đồng đều, nội dung được đánh giá cao
nhất là nội dung nâng cao năng lực chuyên môn cho cho đội ngũ giáo viên được
đánh giá quan trọng ở mức 53%, nội dung Nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh tiểu học được đánh giá 52% đánh giá rất quan trọng, 31% cho là ít quan
trọng và 17% cho là ít quan trọng. Đối với nội dung Nâng cáo nhận thức cho
giáo viên về vị trí của bậc tiểu học, được đánh giá ở mức tốt 50%, khá 31.9%,
trung bình 18.1%.
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh
Mức độ nhận thức về các nội dung được các nhóm nghiệm thể, với cả 4
nội dung, chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ mức độ tốt và khá cũng cao, chiếm từ 44.7%
đến 51.1% và mức độ khá chiếm từ 29.8% đến 31.9%. Thể hiện ở mức độ trung
bình của 4 nội dung là gần như đồng đều với tỷ lệ 17% đến 18.1%. Tuy nhiên,
đáng chú ý, ở nội dung “Giúp S có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét;
tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác” có tỉ lệ đánh giá yếu là lớn,
với 7.4%.
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá học sinh
Nhìn chung việc thực hiện nội dung đánh giá học sinh được giáo viên tiến
hành và đạt kết quả ở việc đảm bảo phù hợp với các quy định đánh giá học sinh
theo quy định, cũng như phản ánh được nội dung và mục tiêu
đánh giá.
2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức đánh giá
Thực trạng thực hiện phương pháp
Bảng 2.7. Thực trạng phương pháp đánh giá
TT


Phương pháp

Kết quả thực hiện (%)
Tốt

Khá

TB

Yếu

1

PP trắc nghiệm khách quan

58.5

33.0

7.7

0

2

Kết hợp phương pháp tự luận và trắc nghiệm

39.4

53.2


21.3

0

3

PP Kiểm tra thực hành

31.2

63.8

5.0

0

4

PP Kiểm tra vấn đáp

47.9

50.0

2.1

0



11

Thực trạng hình thức đánh giá
Bảng 2.8. Thực trạng hình thức đánh giá
Kết quả thực hiện (%)
Hình
Tổng
TT
SL
thức
(%)
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Nhận xét 26
100
57.7
34.6
7.7
0
2
Điểm số
68
100
26.6
24.5
21.3
0

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh tại các trường tiểu học
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng
2.4.1. Thực trạng quản lí thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh
Bảng 2.9. Thực trạng quản lí thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh
(N=94)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Điểm
Nội dung
TB
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Giáo viên chú trọng
đến việc cung cấp
thơng tin chính xác,
kịp thời, xác định
được thành tích học

16 17.0 31 33.0 41 43.6 6 6.4 2.61
tập, rèn luyện theo
mức độ đáp ứng yêu
cầu cần đạt của học
sinh tiểu học và sự
tiến bộ của học sinh
Bồi dưỡng nâng cao
năng lực hướng dẫn
17 18.1 30 31.9 40 42.6 7 7.4 2.61
hoạt động học tập
của học sinh
Quản lý hoạt động
dạy học của giáo
viên, chú trọng khả
năng biết điều chỉnh
19 20.2 30 31.9 37 39.4 8 8.5 2.64
các hoạt động dạy
học của giáo viên
nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục


12

2.4.2. Thực trạng quản lí thực hiện nội dung đánh giá học sinh
Bảng 2.10. Thực trạng quản lí thực hiện nội dung đánh giá học sinh
(N=94)
Mức độ
Tốt
Khá

Trung bình
Yếu
Điểm
Nội dung
TB
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Quản lí hoạt động
của giáo viên cho
tham gia đánh giá 15 16.0 30 31.9 43 45.7 6
6.4 2.57
quá trình học tập
của học sinh
Bồi dưỡng giáo
viên trong xác định
các thành phần 16 17.0 32 34.0 38 40.4 8
8.5 2.60
năng lực theo môn
học
Giáo viên xác định

phẩm chất, năng lực
chung, năng lực đặc 11 11.7 33 35.1 39 41.5 11 11.7 2.47
thù của học sinh đối
với từng mơn học
Xây dựng các nội
dung, tiêu chí đánh 19 20.2 27 28.7 38 40.4 10 10.6 2.59
giá
hư vậy có thể thấy, ở các nội dung khảo sát, chúng tơi đều nhận thấy,
hiệu quả quản lí trong các nhà trường tiểu học ở “Quản lí thực hiện nội dung
đánh giá học sinh” còn nhiều vấn đề chúng ta cần khắc phục, nhìn chung, tỉ lệ
đáp ứng ở mức độ tốt và khá là chưa cao, mức độ trung bình vẫn còn lớn và
hhown nữa, đánh giá ở mức độ yếu còn một tỉ lệ nhất định.


13

2.4.3. Thực trạng quản lí thực hiện phương pháp đánh giá học sinh
Bảng 2.11. Thực trạng quản lí thực hiện phương pháp đánh giá học sinh
(N=94)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Điểm
Nội dung
TB
Số
Số
Số

Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Tổ chức hoạt động
bồi dưỡng giáo
viên thiết kế mẫu 19 20.2 27 28.7 38
40.4 10 10.6 2.59
phiếu đánh giá
Rubric
Tổ
chức
bồi
dưỡng giáo viên k
13 13.8 32 34.0 41
43.6
8
8.5 2.53
năng vấn đáp khi
kiểm tra-đánh giá
Giáo viên xây
dựng
đề
trắc
nghiệm, tự luận

phù hợp với yêu 14 14.9 33 35.1 37
39.4 10 10.6 2.54
cầu đổi mới công
tác đánh giá trong
giáo dục
Tổ
chức
bồi
dưỡng giáo viên
năng lực phối hợp
các phương pháp 11 11.7 36 38.3 37
39.4 10 10.6 2.51
đánh giá truyền
thống

phi
truyền thống
Bồi dưỡng giáo
viên về năng lực
nhận xét sự tiến bộ
của học sinh theo 32 34.0 32 34.0 25
26.6
5
5.3 2.97
định hướng đổi
mới đánh giá học
sinh hiện nay


14


2.4.4. Thực trạng quản lí thực hiện hình thức đánh giá
Bảng 2.12. Thực trạng quản lí thực hiện hình thức đánh giá học sinh
(N=94)
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Điểm
Nội dung
TB
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Chỉ đạo giáo viên
cơng tác đánh giá
học sinh bằng nhận 40 42.6 37 39.4 17 18.1
0
0.0 3.24
xét theo Thông tư

hướng dẫn
Chỉ đạo giáo viên
thực hiện đánh giá
học sinh bằng điểm 42 44.7 36 38.3 16 17.0
0
0.0 3.28
số theo các Thông
tư hướng dẫn
Chỉ đạo các hoạt
động đánh giá học
sinh bằng các hình 31 33.0 38 40.4 22 23.4
3
3.2 3.03
thức phi truyền
thống
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đánh giá học
sinh tiểu học, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
2.5.1. Thực trạng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt
động đánh giá học sinh tiểu học theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay
Qua số liệu ở Bảng 2.5 cho thấy, yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản
lí hoạt động đánh giá học sinh theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay ở trường
tiểu học là : Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh và Điều kiện cơ sở vật
chất, tài chính, cùng nhận được trên trên 80% ý kiến đánh giá là Tốt và Khá.
Điều này là phản ánh rất đúng thực tiễn là nhận thức của xã hội và cha mẹ học
sinh rất quan trọng, vì phụ huynh học sinh là những người có ảnh hưởng lớn tới
học sinh tiểu học, tâm lý của phụ huynh và nhận thức xã hội vẫn còn nhiều e
ngại với hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học.



15

2.5.2. Thực trạng những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
đánh giá học sinh tiểu học theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay
Qua số liệu ở Bảng 2.14 cho thấy, yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí
hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay là: Phẩm chất và năng lực quản lý của CBQL trường tiểu học được đánh giá
cao nhất với (45,7% cho là tốt, 43,6% cho là Khá), trong khi đó Trình độ
chun mơn của CBQL trường tiểu học cũng được đánh giá khá cao (43,6%
cho là tốt, 40,4% cho là Khá). Tuy nhiên, vẫn có 16,0% đánh giá phẩm chất này
ở CBQL nhà trường ở mức trung bình, đây là do ngun nhân trình độ chun
mơn của CBQL các trường tiểu học khác nhau thì sẽ khơng giống nhau, sự
khơng đồng đều này cũng ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá
học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng hiện nay
huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng
2.6.1. Mặt mạnh
Từ kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, thực trạng quản lý hoạt động
đánh giá học sinh tiểu học theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ở mức độ khá.
Nhìn chung, cơng tác quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo định
hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay ở các trường tiểu học huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng đã được tiến hành một cách khá thường xuyên và
đạt kết quả tương đối tốt. Đa số CBQL, GV và học sinh toàn trường đã nhận
thức đúng, đánh giá cao vai trò của hoạt động đánh giá học sinh. Một số khâu
được thực hiện tương đối tốt.
2.6.2. Mặt tồn tại, hạn chế
Thứ nhất: Ban Giám hiệu nhà trường chưa thực sự nhận thức sâu sắc về

vai trò, nhiệm vụ và nội dung quản lý hoạt động đánh giá học sinh đáp ứng yêu
cầu đổi mới để từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm thực hiện chặt chẽ các
biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh trong nhà trường.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đánh giá kết quả học
sinh theo hướng đánh giá năng lực chưa khả thi và chưa hiệu quả.
Thứ ba: ăng lực ra đề, thực hiện việc đánh giá, chấm bài còn hạn chế.
Đội ngũ nhân sự phụ trách chuyên môn thường xuyên thay đổi do chế độ chính
sách quản lý của Trường khơng thỏa đáng..


16

Thứ tư: Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá còn chưa được chú
trọng, thiếu đi sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời của các cấp lãnh đạo trong trường.
2.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, là do năng lực quản lý của Hiệu trưởng, CBQL ở nhiều nhà
trường cịn hạn chế.
Thức hai, là do trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ GV về hoạt động
đánh giá học sinh còn thiếu đồng đều.
Thức ba, là do cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác kiểm tra,
đánh giá cịn thiếu đồng bộ.
Thứ tư, là do sự thay đổi về quan điểm, chính sách của nhà nước về hoạt
động đánh giá học sinh dẫn tới sự thay đổi của các hình thức kiểm tra, đánh giá.
Tiểu kết chương 2
Thơng qua việc tìm hiểu, điều tra khảo sát thực trạng có thể thấy quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, bên cạnh những kết quả đạt
được vẫn còn một số hạn chế ở một số khâu trong quá trình quản lý tổ chức
hoạt động đánh giá học sinh.
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trên luận văn đề xuất một số biện pháp

góp phần nâng cao hiệu quả và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nói riêng và
đổi mới quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục
phổ thông hiện nay tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.


17

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG ĐÁP ỨNG U CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THƠNG HIỆN NAY
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục tiểu học
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông hiện nay
3.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch đánh giá theo quy định của đánh giá phát
triển năng lực học sinh
- ục đ ch
+ Lập kế hoạch, xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện
pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của hoạt động đổi mới dạy học
theo hướng tích cực và kiểm tra đánh giá học sinh theo quy định của đánh giá phát
triển năng lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục khi kết thúc một giai đoạn phát
triển của học sinh;
- Nội dung
Lập kế hoạch là hoạt động liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần
thiết cho sự phấn đấu của một trường tiểu học trong hoạt động đổi mới đánh giá

học sinh theo phát triển năng lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục;
- Cách tiến hành
Phân tích môi trường đổi mới đánh giá học sinh theo theo phát triển năng
lực gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, vì có kiểm tra thì
mới có dữ liệu để đánh giá. Bởi vậy, việc phân tích mơi trường bao gồm cả việc
xem xét các tác động của các yếu tố KT - X tác động đến hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trong bối
cảnh đổi mới giáo dục; so sánh kết quả đạt được, các bài học kinh nghiệm và các
vấn đề cần lưu ý,... trong tổ chức hoạt động cũng như trong công tác quản lý của
nhà trường với kết quả đạt được của cả thành phố hay cả nước.
- Điều kiện thực hiện


18

CBQL các trường tiểu học phải chỉ đạo thống nhất từ BG đến GV. Phân
công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân phụ trách theo từng cấp độ quản lý và thực
hiện nghiêm túc theo kế hoạch.
Các trường tiểu học cần tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị phục
vụ cho hoạt động đánh giá học sinh theo phát triển năng lực, có kế hoạch đầu
tư, thời gian, kinh phí thỏa đáng và kịp thời cho cơng tác này.
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện đa dạng các phương pháp và các hình
thức đánh giá tập trung vào đánh giá năng lực thực hành
- Mục đ ch
Chỉ đạo giáo viên thực hiện đa dạng phương pháp và hình thức đánh giá,
chú trọng đến các hoạt động thực hành của học sinh theo hướng tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh, phát huy tính độc lập, sáng tạo, tính tích cực,
vai trị chủ động, năng lực tự học nhằm khai thác tiềm năng vốn có của học
sinh, khắc phục phương pháp đánh giá truyền thống kém hiệu quả và nâng cao
k năng thực hành, k năng dạy học của giáo viên.

- Nội dung
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, cho nên, các
nhà trường cần kết hợp hài hóa giữa phương pháp đánh giá hiện đại và truyền
thống để phát huy tối đa hiệu quả của từng phương pháp.
- Cách tiến hành
Hiệu trưởng chỉ đạo toàn giáo viên trong nhà trường, nghiên cứu chương
trình giáo dục tiểu học hiện nay trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018,
các phương pháp và hình thức đánh giá học sinh theo.
- Điều kiện thực hiện
+ Đổi mới phương pháp đánh giá học sinh phải bắt đầu từ nhận thức của
chính các cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên, từ đó, có sự phối kết hợp đồng
bộ, hiệu quả giúp quá trình học tập đạt mục tiêu. Qua đó, nâng cao sự tiến bộ
của học sinh nói chung.
+ Có sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo nhà trường tới giáo viên trong
đổi mới từ nội dung, hình thức và phương pháp đánh giá học sinh.
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện kết hợp đánh giá của giáo viên, học
sinh, cha mẹ học sinh
- Mục đ ch
Trong quá trình học tập, các giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh
phải tuân theo những nguyên tắc đảm bảo cho mục tiêu giáo dục tiểu học. Biện
pháp này tập trung vào kết hợp các kiểu đánh giá cho đánh giá học sinh.


19

- Nội dung
1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt
và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động
giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của
chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.

2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số
kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh,
trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động
viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh.
- Cách tiến hành
Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên thường xuyên
dõi theo, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu
quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng
làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Điều kiện thực hiện
CBQL, BGH phải xây dựng được kế hoạch và thống nhất thực hiện kế
hoạch bồi dưỡng trong hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình giáo dục
phổ thơng 2018, và theo Thơng tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tới toàn thể cán bộ, giáo viên,
các đối tượng liên quan.
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ năng đánh giá học
sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018
- Mục đ ch
Phát triển k năng đánh giá của giáo viên khi thực hiện hoạt động đánh
giá học sinh trong nhà trường tiểu học, phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay.
- Nội dung
Đội ngũ giáo viên là đối tượng trực tiếp của quản lý hoạt động dạy; họ là
lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế
hoạch dạy học, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục của nhà
trường. Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên là yếu tố mang tính
quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường.
- Cách tiến hành
àng năm trong kế hoạch của nhà trường, cần xác định rõ nội dung bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên về phương


20

pháp, kỹ thuật, năng lực đánh giá học sinh tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay. Kế hoạch sử dụng và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải
được triển khai và kế hoạch này thành một nội dung chính trong kế hoạch của
tổ chun mơn của mỗi giáo viên.
- Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các giáo viên dự giờ trực tiếp cùng tổ
nhóm chun mơn để đảm bảo tính khách quan, đánh giá linh hoạt, đánh giá
công khai, công bằng và nghiêm túc, động viên kịp thời những sáng tạo trong
tiết dạy.
3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đánh giá
- Nội dung
Đánh giá bài tập của học sinh không chỉ là cho điểm và đưa nhận xét mà
cịn giải thích cách chấm điểm và tình nguyện trao đổi cởi mở với người học về
điểm số và làm thế nào để làm tốt hơn.
- Cách tiến hành
Quán triệt đến giáo viên, với vị trí một giáo viên, điều quan trọng là các
điểm số giáo viên mang đến cho học sinh phải cơng bằng và phù hợp. ó cũng
là điều mà các giáo viên mong muốn, với quan điểm việc chấm điểm sẽ mang
lại hiệu quả như nó có thể.
- Điều kiện thực hiện
Giáo viên tâm huyết với dạy học, chấm nhận bỏ thời gian để thực hiện
hoạt động chấm điểm tỉ mỉ và cẩn thận.
Giáo viên nhận thức đúng vai trò của chấm điểm đến sự tiến bộ của học sinh.
Cán bộ quản lí khuyến khích giáo viên chấm điểm vì sự tiến bộ của học
sinh mà khơng phải vì áp lực của u cầu hồn thành điểm số cho nhà quản lí.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.3.1. Khái quát về phương pháp khảo nghiệm
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đã đề xuất


21

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá tính cấn thiết
của các biện pháp
(N=94)

Nội dung

Lập kế hoạch đánh giá
theo hướng đánh giá
năng lực học sinh
Chỉ đạo thực hiện đa
dạng các phương pháp và
các hình thức đánh giá
tập trung vào đánh giá
năng lực thực hành
Chỉ đạo thực hiện kết
hợp đánh giá của giáo
viên, học sinh, cha mẹ
học sinh
Tổ chức bồi dưỡng cho
giáo viên về k năng đánh
giá học sinh theo chương
trình giáo dục phổ thơng

2018
Tổ chức sinh hoạt tổ
chun môn, tập trung
vào bồi dưỡng năng lực
nhận xét chấm điểm của
giáo viên

Rất
cần thiết
Số
%
lượng

Mức độ
Khơng
Cần thiết
cần thiết
Số
Số
%
%
lượng
lượng

Điểm
trung
bình

Thứ
tự


48

51.1

46

48.9

0

0.0

2.51

2

48

51.1

45

47.9

1

1.1

2.50


4

45

47.9

45

47.9

4

4.3

2.44

5

49

52.1

45

47.9

0

0.0


2.52

1

48

51.1

46

48.9

0

0.0

2.51

2


22

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá tính khả thi của các biện pháp
(N=94)

Nội dung

Lập kế hoạch đánh giá theo

hướng đánh giá năng lực học
sinh
Chỉ đạo thực hiện đa dạng các
phương pháp và các hình thức
đánh giá tập trung vào đánh
giá năng lực thực hành
Chỉ đạo thực hiện kết hợp đánh
giá của giáo viên, học sinh, cha
mẹ học sinh
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo
viên về k năng đánh giá học
sinh theo chương trình giáo
dục phổ thơng 2018
Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên
môn, tập trung vào bồi dưỡng
năng lực nhận xét chấm điểm
của giáo viên

Mức độ
Rất
Không
Khả thi
Điểm
khả thi
khả thi
Thứ
trung
tự
Số
Số

Số
%
%
% bình
lượng
lượng
lượng
49

52.1

45

47.9

0

0.0

2.52

1

47

50.0

47

50.0


0

0.0

2.50

3

45

47.9

47

50.0

2

2.1

2.46

5

50

53.2

43


45.7

1

1.1

2.52

1

47

50.0

45

47.9

2

2.1

2.48

4

+ Về tính khả thi của các biện pháp, kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả
5 biện pháp đưa ra đều được đánh giá rất khả thi và khả thi, khơng có biện pháp
nào có điểm trung bình nằm trong giới hạn không khả thi.

Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
đánh giá học sinh tại các trường tiểu học ở huyện Thủy guyên, thành phố ải
Phòng, chương 3 đã tiến hành một số công việc như sau:
Nêu những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá
học sinh tại các trường tiểu học ở huyện Thủy guyên, thành phố Hải Phòng.
Những nguyên tắc này là nền tảng xuyên suốt quá trình xây dựng các mục tiêu,
nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện các biện pháp.


23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: việc quản lý hoạt động đánh
giá học sinh tại các trường tiểu học ở huyện Thủy guyên, thành phố Hải
Phòng là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập, sự phát triển của
khoa học, công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công cuộc
CNH- Đ của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần
phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành, của lãnh đạo Phòng GD&ĐT,
UBND huyện Thủy Nguyên và đặc biệt là Lãnh đạo thành phố ải Phòng.
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá học sinh tại các trường
tiểu và phân tích thực trạng của hoạt động quản lý này tại các trường tiểu học
huyện Thủy Nguyên, thành phố ải Phòng, tác giả đã làm rõ được thực trạng
quản lý hoạt động đánh giá học sinh như sau: Công tác lập kế hoạch; tổ chức
bồi dưỡng k năng đánh giá…, nhìn chung được tiến hành một cách khá thường
xuyên và đạt kết quả tương đối tốt. Đa số CBQL, GV các trường tiểu học đã
nhận thức đúng, đánh giá cao vai trò của hoạt động đánh giá học sinh theo
chương trình đổi mới giáo dục, theo Thông tư 27/. Tuy nhiên trong tổng thể các
hoạt động đó vẫn cịn một số tồn tại và hạn chế, chẳn hạn, bởi đây là giai đoạn

chuyển đổi hình thức đánh giá, có những thay đổi từ Thông tư 22 sang Thông tư
27, chưa thể hiện được tính khoa học và rõ ràng cụ thể. Cơng tác tổ chức phổ
biến các quy định mới về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực còn chưa
được tổ chức thường xuyên và chưa đem lại kết quả tốt. Công tác chỉ đạo các
hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 của đa
số các trường cịn nhiều lúng túng, chưa có sự chủ động và ứng biến kịp thời.
Những hạn chế, thiếu sót này cần phải kịp thời khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh
bằng những biện pháp có tính chất đồng bộ và khả thi trên cơ sở phân tích khoa
học thực tiễn công tác quản lý trong nhà trường.
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn (Chương 1 và Chương 2) và
qua khảo sát thực trạng, lấy ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, tác giả đã đề xuất
05 biện pháp để đẩy mạnh việc quản lý hoạt động đánh giá học sinh tại các
trường tiểu học ở huyện Thủy guyên, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay.
Những biện pháp của đề tài là sự vận dụng, cụ thể hoá của khoa học quản
lý vào quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành
phố ải Phòng. Các biện pháp đưa ra là kết quả tổng kết các kinh nghiệm và


24

qua các ý kiến tham khảo, góp ý của các CBQL và đặc biệt là giáo viên các
trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố ải Phòng.
Các biện pháp đưa ra đã được khảo nghiệm qua việc trưng cầu ý kiến của
CBQL và giáo viên các trường tiểu học huyện Thủy guyên, thành phố ải
Phòng về mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp. Các biện pháp
đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức cao.
Việc nghiên cứu của đề tài có thể góp phần giúp cho Phịng GD&ĐT,
lãnh đạo các trường tiểu học có được các biện pháp, phương pháp cải tiến trong
quá trình quản lý hoạt động đánh giá học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

dục hiện nay, từ đó, tạo được hiệu quả cao trong cơng tác quản lý, tăng hiệu
suất cơng việc, nâng cao uy tính và chất lượng của các trường tiểu học.
2. Khuyến nghị
* Đối với Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo
* Đối với các trường tiểu học./.



×