Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khung chương trình đào tạo thạc sĩ ngành thông tin thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.53 KB, 5 trang )


1

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
Ngành: Thông tin – thư viện
Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Mã số: 60 32 20
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4016/SĐH, ngày 26 tháng 10 năm 2007
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Về kiến thức:

Có trình độ lí luận chuyên môn cao, nắm vững những kiến thức cơ bản của
khoa học thông tin – thư viện từ việc lựa chọn, thu thập, bổ sung nguồn tin,
xử lí, lưu giữ, phân tích, tổng hợp tin. Đánh giá thực trạng tình hình hoạt
động thông tin - thư viện của đơn vị và đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác.

Có kiến thức tốt về công nghệ thông tin, am hiểu các loại hình cơ quan
thông tin – thư viện hiện đại. Có khả năng triển khai và ứng dụng các công
nghệ hiện đại vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.

Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
- Về năng lực:

Có khả năng giảng dạy chuyên ngành Thông tin – Thư viện trong các
trường đại học, cao đẳng.

Có thể đảm nhiệm tốt các công việc ở tất cả các vị trí trong các cơ quan
thông tin – thư viện.



Có khả năng định hướng hoạt động đối với tất cả các loại hình cơ quan
thông tin - thư viện: phân tích, thiết kế hệ thống, xác định được chức năng,
nhiệm vụ và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lí cho từng cơ quan thông tin -
thư viện cụ thể theo hướng hiện đại.
- Về kĩ năng:

Thông thạo các kĩ năng quan trọng trong việc quản lí, chỉ đạo, giải quyết
vấn đề, ra quyết định, đánh giá và tiến hành nghiên cứu, giảng dạy chuyên
ngành Thông tin - Thư viện.

Có kĩ năng thiết kế và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin truyền
thống và hiện đại nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của cơ quan thông
tin – thư viện.

2
- Về nghiên cứu:

Nắm vững những vấn đề lí luận cơ bản của Khoa học Thư viện (Lịch sử;
Hệ thống khái niệm; Thuật ngữ; Phạm trù; Nguyên lí; Quy luật,…quan hệ
của Khoa học Thông tin - Thư viện nói chung và chuyên ngành khoa học
Thư viện nói riêng với các khoa học khác).

Có khả năng định hướng nghiên cứu của ngành phù hợp với những vấn đề
thuộc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế -
xã hội nói chung và sự nghiệp Thông tin - Thư viện nói riêng trong giai
đoạn cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xây dựng Bộ sách công cụ làm phương tiện giảng dạy và học tập (Từ điển
thuật ngữ chuyên ngành Thông tin - Thư viện)


Nghiên cứu kinh nghiệm, phương pháp và thành tựu mới của hoạt động
thực tiễn của các cơ quan thông tin - thư viện các nước tiên tiến trong khu
vực và trên thế giới. Đặc biệt nghiên cứu việc ứng dụng những thành tựu
công nghệ thông tin, và công nghệ truyền thông hiện đại vào hoạt động
thông tin - thư viện ở Việt Nam.

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH
1. Tên văn bằng
- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Thông tin – thư viện
- Tên tiếng Anh: Master in

Library and Information Science
2. Môn thi tuyển sinh
- Môn thi cơ bản: Đại cương văn hóa Việt Nam
- Môn thi cơ sở: Thông tin học
- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc
(trình độ B).

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
+ Bắt buộc: 24 tín chỉ
+ Lựa chọn: 12 tín chỉ/ 32 tín chỉ
- Luận văn: 13 tín chỉ

3
2. Khung chương trình đào tạo

STT
Mã số
môn học
Tên môn học
Số
tín chỉ
Số giờ tín chỉ:
TS (LL/ThH/TH)*
Số tiết học:
TS (LL/ThH/TH)**
STT môn học
tiên quyết
I Khối kiến thức chung 11
1. Triết học 4 60(60/0/0) 180(60/0/120)
2. Ngoại ngữ chung 4 60(30/30/0) 180(30/60/90)
3. Ngoại ngữ chuyên ngành 3 45(15/15/15) 135(15/30/90)
II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
II.1. Bắt buộc
4. Thư viện học nâng cao 2 30(18/06/06) 90(18/12/60)
5. Thông tin học nâng cao 2 30(18/06/06) 90(18/12/60)
6. Quản trị và phát triển nguồn tin 2 30(16/10/04) 90(16/20/54) 5
7. Biên mục tự động 2 30(12/12/06) 90(12/24/54) 4
8. Phân loại khoa học và phân loại tài liệu 2 30(15/10/05) 90(15/20/55) 4
9. Xử lí thông tin nâng cao 2 30(14/10/06) 90(14/20/56) 8
10. Lưu trữ và bảo quản vốn tài liệu 2 30(14/10/06) 90(14/20/56) 4
11. Thư mục học nâng cao 2 30(14/10/06) 90(14/20/56) 4
12. Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hiện đại 2 30(12/12/06) 90(12/24/54) 4
13. Người dùng tin và nhu cầu tin 2 30(14/10/06) 90(14/20/56) 4
14. Quản lí sự nghiệp thông tin - thư viện 2 30(18/08/04) 90(18/16/56) 4
15. Tổ chức và quản lí các cơ quan Thông tin – Thư viện hiện đại 2 30(16/08/06) 90(16/16/58) 15

II.2. Lựa chọn

4
STT
Mã số
môn học
Tên môn học
Số
tín chỉ
Số giờ tín chỉ:
TS (LL/ThH/TH)*
Số tiết học:
TS (LL/ThH/TH)**
STT môn học
tiên quyết
16. Chuẩn hoá hoạt động Thông tin – Thư viện 2 30(18/06/06) 90(18/12/60) 4
17. Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu 2 30(12/12/06) 90(12/24/54)
18. Thông tin kinh tế thương mại 2 30(18/06/06) 90(18/12/60) 5
19. Thông tin KHCN phục vụ doanh nghiệp 2 30(16/08/06) 90(16/16/58) 5
20. Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lí 2 30(16/08/06) 90(16/16/58) 5
21. Thông tin khoa học & công nghệ 2 30(14/10/06) 90(14/20/56) 5
22. Thông tin văn hóa nghệ thuật 2 30(18/08/04) 90(18/16/56) 5
23. Thông tin giáo dục và đào tạo 2 30(18/08/04) 90(18/16/56) 5
24. Thông tin y tế 2 30(16/08/06) 90(16/16/58) 5
25. Kinh tế tri thức 2 30(18/08/04) 90(18/16/56)
26. Công nghệ nội dung 2 30(16/10/04) 90(16/20/54)
27. Phương pháp nghiên cứu trong Thông tin – Thư viện học 2 30(14/10/06) 90(14/20/56)
28. Lịch sử sách và thư viện nâng cao 2 30(16/08/06) 90(16/16/58) 4
29. Đánh giá dịch vụ Thông tin - Thư viện 2 30(16/08/06) 90(16/16/58)
30. Thư viện điện tử 2 30(14/10/06) 90(14/20/56) 4

31. Tra cứu tin và tìm tin trực tuyến 2 30(12/12/06) 90(12/24/54)
III Luận văn


Tổng cộng:


Ghi chú:
* Tổng số giờ tín chỉ (số giờ tín chỉ lên lớp/số giờ tín chỉ thực hành/số giờ tín chỉ tự học)
** Tổng số tiết học (số tiết lên lớp/số tiết thực hành/số tiết tự học)

5

×