Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quản lý giáo dục quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chương trình “lãnh đạo bản thân” cho học sinh trường tiểu học đoàn thị điểm – hà nội (klv02831)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286 KB, 19 trang )

Cơng trình được hồn thành tại:

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM NGỌC LONG

Phản biện 1: TS. Phạm Xuân Hùng
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Tình
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ
họp tại Học viện Quản lý giáo dục
Vào hồi 8 giờ 45 ngày 25 tháng 9 năm 2022

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thơng tin thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
MỞ ĐẦU
11. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và bùng nổ công nghệ như hiện nay, học sinh không
chỉ cần được trang bị kiến thức mà còn cần trang bị các kĩ năng khác như: giao tiếp,
chủ động, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, hợp tác, tự chủ…Đúc kết những cách ứng
xử tốt nhất và tư duy lãnh đạo của các nhà giáo dục thành cơng trên tồn thế giới,
chương trình “Lãnh đạo bản thân” của tổ chức giáo dục Franklin Covey đã giúp các
nhà trường thực hiện chương trình này phát triển những kĩ năng và các đặc điểm quan
trọng cho con người thành công trong thế kỉ 21.
Thực tế hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà
Nội trong những năm qua đã được chú trọng và phát triển khá tốt tuy nhiên đứng
trước những yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục Việt Nam, của xu thế
hội nhập quốc tế địi hỏi phải có chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một
cách khoa học và có tính hệ thống tạo gốc rễ cho sự phát triển tồn diện về tính cách,
năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Trong lĩnh vực Quản lý Giáo dục, việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhưng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học theo chương trình “ Lãnh đạo bản thân” ở cả hệ thống


trường công lập và trường tư thục chưa có tác giả nào nghiên cứu.
1


Từ những lý do đã trình bày ở trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: Quản lý
hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” cho học
sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng
sống ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo
chương trình “Lãnh đạo bản thân”
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm
- Hà Nội đã đạt được kết quả nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới hội nhập quốc tế còn
bộc lộ những hạn chế trong thiết kế và tổ chức hoạt động.
Nếu đề xuất và áp dụng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo bản
thân”, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nhằm phát triển kĩ năng và
các tố chất cần thiết cho con người thành công trong thế kỉ 21.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân” cho học sinh tiểu học.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chương trình

“Lãnh đạo bản thân” cho học sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” cho học
sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội được giới hạn thông qua hai hoạt động
chính là: hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Địa bàn khảo sát: Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội
- Thời gian lấy số liệu: Từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2020 - 2021
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Nhóm các phương pháp thống kê tốn học trong khoa học giáo dục.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo
chương trình “Lãnh đạo bản thân” cho học sinh tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở
trường tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội.
2


Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở
trường tiểu học Đoàn Thị Đim Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
THEO CHƯƠNG TRÌNH “LÃNH ĐẠO BẢN THÂN” CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
“Lãnh đạo là khả năng truyền đạt những giá trị và tiềm năng của con người một
cách thật rõ ràng để người đó có thể nhận ra những giá trị và tiềm năng ấy trong chính

bản thân mình.” Lãnh đạo bản thân là một quy trình được thiết kế để nâng cao năng
lực của học sinh, giúp các em học cách làm chủ chính mình và dẫn dắt người khác.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.Kĩ năng sống
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp
với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống.
1.2.2. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Hoạt động GDKNS cho HS là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế
hoạch, chương trình giáo dục nhà trường, nhằm hình thành và phát triển cho HS các kĩ
năng, năng lực cá nhân để các em có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với
người khác và với xã hội, ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống phù
hợp đặc điểm phát triển lứa tuổi, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tồn diện.
1.2.3. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh là quá trình khai thác, lựa chọn, tổ chức
và điều phối các nguồn lực của chủ thể quản lí theo kế hoạch để gây ảnh hưởng đến
hoạt động GDKNS cho học sinh nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết
của hoạt động này theo mục tiêu giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã
đề ra.
1.2.4. Chương trình Lãnh đạo bản thân
Chương trình “Lãnh đạo bản thân” được xây dựng trên cơ sở của “7 thói quen hiệu
quả”. Mơ thức chính của “Lãnh đạo bản thân” là:
- Mọi người đều có thể là lãnh đạo.
- Mọi người đều có ưu thế riêng.
- Mọi thay đổi bắt đầu từ chính tơi.
- Tạo cho mỗi người tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm.
- Phát triển con người tồn diện.
1.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và chương trình
“Lãnh đạo bản thân” đối với học sinh tiểu học
1.3.1. Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học thơng qua chương

trình “Lãnh đạo bản thân”
Chương trình “Lãnh đạo bản thân” có các bài giảng tương thích chặt chẽ với bộ các kỹ
năng của thế kỉ 21 gồm có kĩ năng làm chủ chính mình và kĩ năng dẫn dắt người khác:
Nhận trách nhiệm, thiết lập mục tiêu, quản lý thời gian, xây dựng mối quan hệ, quản

3


lý xung đột, nghe và nói, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tôn trọng quan điểm của
người khác, đưa ra lựa chọn lành mạnh.
1.3.2. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống thơng qua Chương trình “Lãnh đạo bản
thân” dạy ở các trường tiểu học
1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
Chương trình “Lãnh đạo bản thân” giáo dục con người các kỹ năng để hướng tới
việc hình thành thói quen như: chủ động, có mục tiêu, tự định hướng, xây dựng năng
lực bản thân; tiến tới sự tương tác làm việc cùng những người khác với các kỹ năng
như làm việc nhóm, có tinh thần hợp tác đơi bên cùng có lợi, giao tiếp, thích nghi với
các nền văn hóa khác, đồng thời không ngừng đổi mới để nâng cao thể chất, tình cảm,
trí tuệ, tâm hồn.
1.3.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
Nội dung cốt lõi của Chương trình “The leader in me” được xây dựng dựa trên
cuốn sách phát triển năng lực cá nhân nổi tiếng thế giới “7 thói quen hiệu quả” với
những quy tắc bền vững, mang tính khả dụng tồn cầu.
1.3.3.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống theo chương trình “Lãnh đạo bản
thân”
Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống theo chương trình Lãnh đạo bản thân:
- Phương pháp kể chuyện
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp trò chơi học tập

- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp tập thói quen
1.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống theo chương trình “Lãnh
đạo bản thân”
Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân”:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp kiểm tra viết
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân”
Quản lí hoạt động GDKNS cho HS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” là
quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDKNS cho HS; quản lí đánh giá
kết quả hoạt động GDKNS cho HS. Mục đích cuối cùng là hình thành cho HS những
năng lực cần thiết.
Từ các tiếp cận chức năng quản lý trong nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh theo Chương trình Lãnh đạo bản thân tại trường tiểu học đề tài đã
xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này như sau:
(1) Lập kế hoạch GDKNS cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
4


(2) Chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh theo chương trình “ Lãnh đạo bản
thân”.
(3) Tổ chức thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh theo chương trình “Lãnh
đạo bản thân” .
(4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh theo chương trình “Lãnh
đạo bản thân”.
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “ Lãnh

đạo bản thân” tại trường tiểu học
- Lập kế hoạch GDKNS cho học sinh theo chương trình “ Lãnh đạo bản thân” tại
trường tiểu học theo năm học, tháng, tuần, cho toàn trường và cho từng khối lớp một
cách chặt chẽ để đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh của kế hoạch năm học, kế
hoạch từng kỳ học của nhà trường.
- Xác định rõ các nội dung cần giáo dục và quyết định chọn hình thức nào để đưa
chương trình “Lãnh đạo bản thân” vào mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
- Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” tại trường tiểu học.
- Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” tại trường tiểu học.
1.4.2.Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “ Lãnh đạo
bản thân” tại trường tiểu học
1)Tổ chức bộ máy quản lý:
- Thành lập Đội hoa tiêu chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên trong Đội hoa tiêu.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong GDKNS
- Ban hành văn bản, tài liệu hướng dẫn về GDKNS cho học sinh.
2)Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục:
- Xác định rõ kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh.
- Xác định các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh
đạo bản thân” tại trường tiểu học phù hợp với đặc điểm học sinh, đặc điểm và điều
kiện vật lực và nhân lực của nhà trường,...
- Lồng ghép tích hợp một cách linh hoạt và sáng tạo việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh theo chương trình “ Lãnh đạo bản thân” tại trường tiểu học.
1.4.3. Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo
bản thân” tại trường tiểu học
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân” trong tiết học chính thức 1 tiết/ 1 tuần.

- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “
Lãnh đạo bản thân” thơng qua các hoạt động lồng ghép trong các giờ học khác.
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “
Lãnh đạo bản thân” thông qua hoạt động tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động
giao lưu, hoạt động nhân đạo, tình nguyện, hoạt động cộng đồng;
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “
Lãnh đạo bản thân” thông qua các hoạt động kết hợp giữa gia đình và nhà trường, các
buổi họp phụ huynh, các buổi chia sẻ với phụ huynh định kì trong năm học.
5


- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “
Lãnh đạo bản thân” thông qua hoạt động tổ chức và quản lý lớp học.
- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các
ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm và đặc biệt có riêng một ngày: “Ngày hội Lãnh đạo” để học
sinh được thực hiện vai trị và kĩ năng lãnh đạo của mình.
1.4.4. Kiểm tra đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân” tại trường tiểu học
Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân” tại trường tiểu học gồm các nội dung:
- Trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định trong kế hoạch, xây dựng hệ thống tiêu
chí đánh giá chuẩn gồm: chuẩn về quy trình, các hoạt động và chuẩn về các sản phẩm
của hệ thống qua các mục tiêu của hệ thống.
- Trên cơ sở so sánh với chuẩn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện và
kết quả đạt được.
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động, cần điều chỉnh nếu có sự chênh lệch.
Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục để có sự điều chỉnh kịp thời các nội
dung và hình thức, phương pháp GDKNS cho có hiệu quả nhất.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo
chương trình “Lãnh đạo bản thân” tại trường tiểu học

1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1 Các yếu tố về văn bản nghị quyết chính sách và chương trình bản quyền
1.5.1.2 Yếu tố về cơ sở vật chất và trang thiết bị
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1 Nhận thức năng lực trình độ kĩ năng quản lí của hiệu trưởng về quản lý giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”ở trường
tiểu học
1.5.2.2 Nhận thức năng lực trình độ của đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”ở trường tiểu
học
Kết luận chương 1
Trong chương 1 đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về việc quản lí giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”, trong đó làm
nổi bật yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng, giáo viên, nội dung quản lí, các yếu tố có
ảnh hưởng đến hoạt động GDKNS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
Trên đây là cơ sở lý luận của việc xác định các giải pháp quản lí hoạt
động GDKNS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”. Những giải pháp cụ thể
sẽ được xác định trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của việc quản lí hoạt động
GDKNS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” sẽ được trình bày ở chương
tiếp theo.

6


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN THỊ ĐIỂM HÀ NỘI THEO
CHƯƠNG TRÌNH “LÃNH ĐẠO BẢN THÂN”
2.1. Khái quát về nhà trường tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường

Cho đến hiện nay (năm học 2021-2022), trường đã có 123 lớp học, với 3.737 học
sinh và 450 CBGV. Đội ngũ giáo viên của trường là một tập thể trẻ, năng động, đoàn
kết và tâm huyết với nghề. 100% giáo viên đạt trên chuẩn.
2.1.2. Đặc điểm tình hình học sinh nhà trường
100% học sinh được tuyển chọn nên khả năng nhận thức khá tốt, ngoan, lễ phép.
Sĩ số học sinh ở mỗi lớp đảm bảo tiêu chuẩn chỉ từ 30 đến 32 học sinh nên có điều
kiện tốt để nâng cao chất lượng dạy học
2.1.2. Chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường
Trường Tiểu học Đồn Thị Điểm- Hà Nội là trường có thế mạnh về chất
lượng đào tạo, giáo dục toàn diện, rèn luyện tính tự lập chú trọng bồi dưỡng ngoại
ngữ và kĩ năng mềm cho học sinh để hội nhập quốc tế. Trường luôn chú trọng đổi
mới phương pháp dạy học để giúp các em hoạt bát, tự tin và có hành trang tốt khi
bước vào tuổi trưởng thành. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của nhà
trường đã được củng cố và khẳng định trong giáo dục thủ đô.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
- Xác định cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” hiệu quả.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học Đồn Thị Điểm
- Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học Đoàn
Thị Điểm - Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo
bản thân”.
2.2.3. Phương thức khảo sát
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Phương pháp phỏng vấn sâu
* Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

2.2.4. Tiêu chí và thang đánh giá
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy
ước bằng các mức điểm khác nhau.
2.2.5. Cách thức tiến hành khảo sát
- Khảo sát
7


+ Giáo viên chủ nhiệm: 94 phiếu
+ Phụ huynh: 200 phiếu
- Thời gian khảo sát: từ tháng 1/2022 đến tháng 3 năm 2022.
- Tiến hành phỏng vấn sâu và nghiên cứu điển hình
*Đánh giá độ tin cậy cơng cụ nghiên cứu
Thang đo đảm bảo độ tin cậy cao và thỏa mãn các điều kiện để sử dụng làm
thang đo chính thức.
*Mức độ phản hồi và quy ước thang điểm
Mức độ phản hồi
Rất khơng đồng ý / Hồn tồn khơng ảnh
hưởng
Khơng đồng ý /Khơng ảnh hưởng
Trung lập / Bình thường
Đồng ý /Ảnh hưởng
Rất đồng ý / Rất ảnh hưởng

Cách tính
điểm

Khoảng điểm
TB


Xếp loại

1

1.0 – 1.8

Yếu

2
3
4
5

1.81 - 2.6
2.61 - 3.4
3.41 - 4.2
4.21 - 5.0

Kém
Trung bình
Khá
Tốt

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo
chương trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà
Nội
Mức độ đạt được về việc đánh giá thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” đạt mức Tốt, thể hiện điểm trung
bình chung = 4,28. Biến quan sát được đánh giá cao nhất là “Chương trình đã giúp
học sinh làm việc nhóm hiệu quả.” và có điểm trung bình là = 4.52, xếp thứ 1/7. Nội

dung “Chương trình giúp học sinh biết đưa ra giải pháp để hòa đồng hơn với bạn.”
được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là là = 4.11.
Mức độ thực hiện các hình thức GDKNS cho học sinh theo chương trình
TLIM tại trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội được đánh giá Tốt với điểm trung
bình chung là 4.29. Hình thức GDKNS cho học sinh theo chương trình TLIM qua các
hoạt động quản lí và tổ chức lớp học được đánh giá cao nhất với 4.42 xếp thứ 1/6.
Hình thức GDKNS cho học sinh theo chương trình TLIM qua các hoạt động tham
quan dã ngoại hàng tháng được đánh giá thấp nhất với 4.06.
Mức độ thực hiện các phương pháp GDKNS theo chương trình TLIM được
đánh giá Tốt với điểm trung bình chung là 4.22. Nội dung “GV kết hợp giữa dạy lí
thuyết và thực hành 7 thói quen trong chương trình “Lãnh đạo bản thân” cho học
sinh.” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình 4.52 xếp thứ 1/6. Nội dung được
đánh giá thấp nhất là “GV sử dụng 14 công cụ lãnh đạo khi dạy chương trình “Lãnh
đạo bản thân” và các môn học khác.” với 4.02.
Từ bảng thống kê trên thấy được, đa số các khách thể nghiên cứu đều đánh giá
Tốt với tất cả các nội dung của hoạt động GDKNS theo chương trình TLIM . Đây là
8


các nội dung được đưa ra theo chuẩn cần đạt được theo mục tiêu giáo dục của nhà
trường. Điều đó thể hiện chương trình TLIM đã được giáo viên thực hiện nghiêm túc
và đạt được hiệu quả.
2.4. Thực trạng Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo
chương trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội
Nội dung quản lý lập kế hoạch GDKNS cho học sinh theo chương trình TLIM
được đánh giá mức độ Tốt với điểm trung bình chung là 4.22. Một số hạn chế trong
khâu quản lí cần được lưu ý đó là nội dung “ Thống nhất mẫu kế hoạch giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” với các cán bộ, giáo
viên (trong đó cần biểu đạt rõ nội dung, hình thức hoạt động theo chương trình “Lãnh
đạo bản thân”)”. Vì vậy, hiệu trưởng cần sâu sát hơn nữa trong việc chỉ đạo thiết kế

mẫu kế hoạch GDKNS theo chương trình TLIM để có tính đồng bộ trong tồn trường.
Nội dung quản lý tổ chức bộ máy GDKNS cho học sinh theo chương trình
TLIM được đánh giá mức độ Tốt với điểm trung bình chung = 4.27. Nội dung được
đánh giá thực hiện tốt nhất là: “Tổ chức phối hợp giữa chủ thể quản lý, giáo viên, cán
bộ chuyên trách thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân”” với điểm trung bình là = 4.48. Ngồi nội dung trên thì các nội
dung còn lại cũng được đánh giá Tốt, hiệu trưởng đã chú trọng tổ chức bộ máy giáo
dục trong nhà trường, phát huy điểm mạnh của từng cá nhân, tin tưởng trao quyền để
giáo viên, cán bộ nhân viên tự tin phát huy điểm mạnh bản thân, hợp tác với đồng
nghiệp để đạt được những mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất.
Nội dung quản lý chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động GDKNS cho học sinh theo
chương trình TLIM được đánh giá Tốt với điểm trung bình chung là = 4.28. Hoạt
động “Chủ thể quản lý tạo động lực cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong học tập
và tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân”” được đánh giá Tốt nhất với điểm trung bình = 4.64 xếp thứ
1/4. Hoạt động “Chủ thể quản lý chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, cán bộ chuyên trách
thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo
bản thân” cho từng cán bộ, giáo viên.” Mặc dù được đánh giá thấp nhất nhưng điểm
trung bình cũng rất cao là = 4.09.
Mức độ quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh theo
chương trình TLIM tại trường tiểu học Đồn Thị Điểm Hà Nội được đánh giá Tốt với
điểm trung bình chung là = 4.21. Nội dung “Chủ thể quản lý điều chỉnh kế hoạch hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” (cả
về hình thức, nội dung, phân bố thời gian…) cho phù hợp và đạt được mục tiêu đề
ra.” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình = 4.38. Nội dung “Các tiêu chí kiểm
tra hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản
thân” đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của chương trình.” được đánh giá thấp nhất.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học
Đoàn Thị Điểm - Hà Nội

Tất cả các yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng nhiều tới quản lý
hoạt động GDKNS cho học sinh theo chương trình TLIM với điểm trung bình chung
là = 4.20. Tuy nhiên, phân tích bảng ta thấy: các yếu tố thuộc về phía chủ thể quản lý
9


có tác động nhiều nhất, tiếp đến là các yếu tố thuộc về giáo viên, cán bộ chuyên trách.
Các yếu tố thuộc về mơi trường khách quan cũng có ảnh hưởng song mức độ ảnh
hưởng là không nhiều với điểm trung bình chung là = 3.34.
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học Đồn Thị Điểm - Hà
Nội
2.6.1 Thành cơng và nguyên nhân
2.6.1.1 Thành công
Đến nay, nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên tốt, đồng đều, đáp
ứng được yêu cầu của xã hội và các bậc cha mẹ học sinh. Trường là địa chỉ tin cậy của
phụ huynh và học sinh không chỉ trong thủ đô Hà Nội mà còn nhiều tỉnh thành trong
cả nước. Nhiều trường tiểu học trong cả nước đến tham quan mơ hình và học hỏi kinh
nghiệm. Trường đã giúp về mặt chuyên môn và định hướng chiến lược cho 1 số
trường tư thục và trường cơng tự chủ về tài chính. Mơ hình và chất lượng như trường
Tiểu học Đoàn Thị Điểm được chính phủ và UBND thành phố ghi nhận và khuyến
khích các trường khác học hỏi kinh nghiệm.
Sau nhiều lâǹ thâm
̉ định và kiểm tra trực tiếp của tập đoàn FranklinCovey
Education (Hoa Kỳ), các chuyên gia đánh giá cao tính hiệu quả trong quá trình áp
dụng chương trình Lãnh đạo bản thân tại nhà trường. Ngày 11/11/2019, tập đoàn chính
thức công nhạn̂ Trường tiêủ học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội trở thành một trong hai
trưoǹ̛ g hoa tiêu đâù tiên tại Việt Nam, đưń g trong hàng ngũ hơn 500 các trưoǹ̛ g hoa
tiêu thuộc 5000 trường Leader in Me trên toàn thế giới.
2.6.1.2 Nguyên nhân

- Trong hơn 20 năm qua, nhà trường đã chú trọng xây dựng được văn hóa Đồn
Thị Điểm, đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ
chun môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng lên. Nhà trường đã có mơi trường sư
phạm thân thiện, dân chủ, tơn trọng.
- Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội đã làm tốt cơng tác xã hội hố
giáo dục nên có thể động viên được mọi nguồn lực, tài năng, trí tuệ của xã hội đặc biệt
từ phía phụ huynh tham gia vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.
- HĐQT và BGH nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của việc GDKNS
cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
- Cán bộ giáo viên hiểu được “Mọi thay đổi của nhà trường đều bắt đầu từ tơi”.
Vì vậy cán bộ giáo viên đã chủ động nghiên cứu, học tập và thực hành 7 thói quen để
trở thành người lãnh đạo. Giáo viên là người lãnh đạo trong lớp học, trong trường học
và truyền cảm hứng cho học sinh thực hiện vai trò lãnh đạo của mình.
- Cơng tác bồi dưỡng thường xun, nâng cao nhận thức, năng lực sư phạm
cũng như nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được nhà trường
đưa thành mục tiêu lớn. Chính vì vậy, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi đào
tạo về chương trình “Lãnh đạo bản thân”, các buổi tọa đàm, chia sẻ về việc thực hành
7 thói quen của giáo viên và dạy 7 thói quen cho học sinh.
- Nhà trường đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên và học
sinh thuận lợi, tạo môi trưởng truyền cảm hứng để giáo viên và học sinh cùng thực
hành 7 thói quen.

10


2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.6.2.1 Hạn chế
- Một vài giáo viên còn hạn chế việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng
trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Một số cơ sở vật chất bên trong chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới.

- Một số bộ phận cán bộ giáo viên còn bằng lòng với thành tích hiện tại, chưa
kiên trì rèn luyện và thực hành 7 thói quen, đưa nó vào cuộc sống hàng ngày, chưa
tích cực đưa 7 thói quen vào từng hoạt động trong lớp học, chưa kết hợp chặt chẽ với
phụ huynh để rèn 7 thói quen ở nhà cho học sinh.
2.6.2.2 Nguyên nhân
- Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chưa thật sự
đồng đều.
- 1 bộ phận giáo viên chưa thực sự muốn thay đổi, chưa tích cực trong việc
thay đổi bản thân.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 này, chúng tôi đã tập trung vào việc phân tích thực trạng hoạt
động GDKNS cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học
Đồn Thị Điểm - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ thực hiện các hoạt
động GDKNS cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học
Đoàn Thị Điểm - Hà Nội mức độ tốt. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDKNS
cho học sinh theo chương trình TLIM ở trường tiểu học Đồn Thị Điểm - Hà Nội trên
4 nội dung theo cách tiếp cận chức năng quản lý hoạt động này cho thấy cả 4 nội dung
đã được thực hiện ở mức độ Tốt. Nội dung quản lý được thực hiện tốt nhất là chỉ đạo,
điều chỉnh hoạt động GDKNS cho học sinh theo chương trình TLIM ở trường tiểu học
Đồn Thị Điểm - Hà Nội. Nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh
theo chương trình TLIM ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội đã được đánh giá
mức độ thực hiện chưa tốt bằng 3 nội dung quản lý nêu trên. Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh theo chương trình TLIM ở trường
tiểu học Đồn Thị Điểm - Hà Nội cho thấy các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý và giáo
viên (nhận thức và năng lực) là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác tới
quản lý hoạt động này của chủ thể. Từ việc phân tích thực trạng nêu trên, luận văn
cũng đã tập trung vào việc đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới
ưu điểm và hạn chế của quản lý hoạt động này. Kết quả nghiên cứu thực trạng này là
cơ sở quan trọng để đề tài luận văn đề xuất các biện pháp tại chương 3.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG

SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒN THỊ ĐIỂM - HÀ NỘI
THEO CHƯƠNG TRÌNH “LÃNH ĐẠO BẢN THÂN”
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Các biện pháp quản lý GDKNS cho học sinh tiểu học theo chương trình TLIM
được đề xuất dựa trên một số nguyên tắc chính sau:

11


3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và kế thừa
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và đồng bộ
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường
Tiểu học Đoàn Thị Điểm thành phố Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo bản
thân”
3.2.1. Tích cực chỉ đạo nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục
về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
- Biện pháp này nhằm xây dựng nội dung, chương trình, hoạt động bồi dưỡng
nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục như: cán bộ quản lý, đội ngũ giáo
viên, cán bộ nhân viên, phụ huynh và học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Tổ chức các đợt tập huấn, các buổi đào tạo, chia sẻ nhằm giúp cán bộ quản lý,
giáo viên và cán bộ nhân viên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động
GDKNS cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
- Tổ chức các buổi Tọa đàm, hội thảo giữa giữa nhà trường với cha mẹ học sinh,
với chính các em học sinh và các lực lượng giáo dục để nhận thức đúng tầm quan

trọng của hoạt động GDKNS cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” đối
với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Cán bộ quản lý, giáo viên làm gương và truyền cảm hứng cho cán bộ nhân
viên, phụ huynh và học sinh trong việc thực hiện 7 thói quen trong chương trình
“Lãnh đạo bản thân”
3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp
- Điều tra khảo sát nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng: nội dung đào tạo; đối tượng đào
tạo, thời gian thực hiện, phạm vi thực hiện…
- Mời các chuyên gia trong và ngồi nước về chương trình “Lãnh đạo bản thân”
tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên.
- Kết nối các lực lượng giáo dục cùng hỗ trợ: Gia đình-Nhà trường-Xã hội
- Bản thân mỗi GV đã nghiêm túc nhìn lại bản thân, nghiên cứu kĩ về chủ
trương đổi mới, tự bồi dưỡng và rèn luyện luyện kĩ năng sống của mình theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân”, tự thay đổi mình trước khi thay đổi học trị.
- GV đặt niềm tin vào học trị, khơng đặt ra những giới hạn của trị để từ đó
dám mạnh dạn “trao quyền” giao cho HS những nhiệm vụ lớn hơn.
- Bản thân mỗi GV đã nghiêm túc nhìn lại bản thân, nghiên cứu kĩ về chủ trương
đổi mới, tự bồi dưỡng NL của bản thân, tự thay đổi mình trước khi thay đổi học trò.
GV mạnh dạn áp dụng 1 số phương pháp dạy học mới: dạy học dựa trên thực hiện dự
án, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên thiết kế sản phẩm mới.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
- Báo cáo HĐQT về kế hoạch bồi dưỡng để xin hỗ trợ về kinh phí, thời gian, cơ
sở vật chất….
12


- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động đóng góp của các ban ngành, tổ
chức ngồi trường, trong trường, cá nhân người hỗ trợ, phụ huynh… hỗ trợ về tài
chính, vật chất cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm

thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình “Lãnh đạo bản thân”
3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
- Lên kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, mời chuyên gia để tập huấn cho đội ngũ giáo
viên học tập, tìm hiểu về chương trình “Lãnh đạo bản thân” để cán bộ giáo viên hiểu
thế nào là “lãnh đạo bản thân” và “lãnh đạo bản thân” giúp ích gì cho cuộc sống của
mỗi người?
- Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường để giáo viên có khả năng dạy
chương trình “Lãnh đạo bản thân” cho học sinh, rèn cho học sinh những thói quen tốt
để có khả năng tự học, tự tin, tự lập, tự chủ trong cuộc sống sau này và lan tỏa
chương trình đến với phụ huynh.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
* Bước 1: Kí hợp đồng với cơng ty FCE Việt Nam để mua bản quyền về chương
trình “TLIM – The Leader In Me”.
* Bước 2: Tổ chức để 100% cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia lớp
tập do chuyên gia của tập đoàn Franklin Covey (Mỹ) giảng dạy.
* Bước 3: Đào tạo tại chỗ. Bước này rất quan trọng và khác so với các chương
trình khác vì có q trình theo dõi việc áp dụng.
- Làm gương.
- Xác định tầm nhìn và định hướng.
- Thiết lập tốc độ triển khai.
- Tổ chức và điều phối các nỗ lực ở cấp độ toàn trường.
- Huấn luyện cán bộ giáo viên tồn trường triển khai chương trình (coaching).
* Bước 4: Giáo viên thực hiện nguyên tắc làm gương và dạy chương trình 7 thói
quen cho học sinh.
* Bước 5: Tổ chức để giáo viên cùng chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và cùng nhau
khám phá các nguồn tài nguyên trên trang TheLeaderinMe.org.
* Bước 6: Theo dõi tiến triển của kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của
trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội đáp ứng chương trình “Lãnh đạo bản thân”,
xem xét giải quyết những vấn đề nảy sinh.
* Bước 7: BGH nhà trường tiến hành rà soát trình độ, nhu cầu bồi dưỡng của

cán bộ giáo viên để lên kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng cho năm tiếp theo..
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- BGH nhà trường có trách nhiệm nghiên cứu để triển khai thực hiện có hiệu
quả. Phân cơng hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh sự chồng chéo gây mất thời gian và ức
chế cho người thực hiện nhiệm vụ.
3.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân” theo hướng cá nhân hóa
3.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
GDKNS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” theo hướng cá nhân hóa là dựa
theo nhu cầu của từng học sinh, cho phép học sinh tham gia chủ động vào quá trình
13


học tập và có quyền kiểm sốt việc học của mình nhiều hơn tùy vào mơi trường học
tập cá nhân hóa. Học sinh được trao quyền làm chủ và có trọng trách cao nhất đối trải
nghiệm học tập của mình.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
- Giáo viên cần có sự đầu tư kĩ lưỡng chu đáo ngay từ khi nhận lớp và chuẩn bị
bài dạy cần quan tâm đến từng đối tượng HS .
- GV cần nắm chắc năng lực tiếp thu, trình độ kiến thức, mức độ thực hiện các
kỹ năng của mỗi HS.
- GV cần bám sát mục tiêu bài để không sa đà vào các hình thức muốn thể hiện
dạy theo hướng cá thể hóa.
- GV có thể chia nhóm theo trình độ để thực hiện cá thể hóa trong tiết dạy..
- GV tùy điều kiện thực tế phòng học, sĩ số HS, phương tiện dạy học hiện có…
mà lựa chọn, phối hợp phương pháp đặc trưng của giáo dục kĩ năng sống với các
phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực cho phù hợp để giảng dạy.
Các bước tổ chức thực hiện:
- Tổ chức họp Đội hoa tiêu để bàn bạc đi đến thống nhất mục tiêu giáo dục theo
hướng cá nhân hóa.

- Tìm hiểu đặc điểm HS của trường mình để xác định những kỹ năng cần giáo
dục.
- Xây dựng các dự án hành động theo tháng để giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
- Tổ chức Hội nghị để thống nhất những nội dung cần giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” theo hướng cá nhân hóa.
- Niêm yết cơng khai mục tiêu và những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” theo hướng cá nhân hóa để mọi thành
viên trong nhà trường đều biết để thực hiện.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp
- Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn phải nắm vững mục tiêu giáo dục
tiểu học, mục tiêu từng môn học và mục tiêu của các hoạt động giáo dục để có thể
hồn thiện mục tiêu GDKNS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” theo hướng cá
nhân hóa.
3.2.4. Xây dựng “Văn hóa lãnh đạo” trong nhà trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm –
Hà Nội
3.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
- Xây dựng văn hóa đặc thù riêng của Đoàn Thị Điểm mang màu sắc lãnh đạo
bản thân.
- Tổ chức các hoạt động để tất cả cán bộ giáo viên đều được thực hiện các vai
trò lãnh đạo; Tổ chức các sự kiện lãnh đạo
3.2.4.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
* Tạo ra một mơi trường lãnh đạo hay cịn gọi là môi trường truyền cảm hứng
trong trường học.
- Môi trường vật chất - những điều nhìn thấy
- Ngơn ngữ chung - những điều nghe thấy
- Môi trường cảm xúc - những điều cảm nhận thấy

14



* Tổ chức các hoạt động để mọi cán bộ giáo viên đều được nhận và thực hiện
vai trò lãnh đạo theo sở thích và điểm mạnh của từng người.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp
- Báo cáo HĐQT về kế hoạch bồi dưỡng để xin hỗ trợ về kinh phí, thời gian,
cơ sở vật chất….
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động đóng góp của các ban ngành, tổ chức
trong và ngoài trường.
3.2.5. Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kỹ năng sống cho học sinh theo hướng thực hành
3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
KTĐG kỹ năng sống cho học sinh theo hướng thực hành nhằm đánh giá khách
quan, chính xác kết quả rèn luyện kỹ năng sống của học sinh để có biện pháp điều
chỉnh hoạt động giáo dục giúp cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu
học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội đạt kết quả tốt nhất.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
a) Xác định quan điểm kiểm tra đánh giá
- Trước hết phải làm cho học sinh hiểu đúng được ý nghĩa của hoạt động kiểm
tra, đánh giá với chính bản thân họ; hai là, cần tạo cho học sinh tin tưởng ở sự công
bằng, vô tư, khách quan, khoa học ; ba là, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải
được bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá giáo viên; bốn là, hình
thức KTĐG cần phải được mở rộng và dân chủ trong đánh giá; năm là, khuyến khích học
sinh tự kiểm tra, đánh giá đối với bản thân.
Kết quả KTĐG kiểm tra, đánh giá giúp mỗi học sinh tự nhìn nhận lại bản thân,
xem xét lại những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục và tự hồn thiện
bản thân chứ khơng phải đếm điểm yếu để chỉ trích, phán xét. Quan trọng là mỗi học
sinh được tự đánh giá, xem xét và tự điều chỉnh. Có đánh giá cá nhân, đánh giá của
bạn bè, của phụ huynh, của giáo viên chủ nhiệm. Qua đó giúp hiệu trưởng có những
thơng tin chính xác, từ đó kịp thời điều chỉnh các quyết định quản lý.
b) Xác định nội dung kiểm tra đánh giá
- Nội dung kiểm tra: Học sinh đã áp dụng được 7 thói quen trong học tập và sinh

hoạt hàng ngày của mình chưa?
c) Tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá
- Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra là khả năng tự lập, tự
chủ, tự tin của học sinh.
d) Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá
Kết quả KTĐG là cơ sở điều chỉnh những kế hoạch trong hoạt động giáo dục
kỹ năng sống theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”, đảm bảo học sinh có được
những kỹ năng theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”, đảm bảo để học sinh phát
huy điểm mạnh bản thân, hợp tác với bạn bè, từ đó phát huy tinh thần chủ động
sáng tạo, tạo ra thế hệ công dân thế kỉ XXI, có khả năng thích ứng cao.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xác định rõ kế hoach, xây dựng bộ cơng
cụ cụ thể, có các minh chứng rõ ràng, song song và đồng bộ với kế hoạch bồi dưỡng.
- BGH cùng Gv cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng từ đầu năm học để giáo
viên có cơ sở tổ chức hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá học sinh.

15


3.2.6. Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
3.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Tạo được sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”. Trên cơ sở đó
tạo ra một mơi trường rèn luyện đồng bộ, sự thống nhất trong tác động giáo dục cho
học sinh.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
- Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của giáo viên chủ nhiệm:
- Tổ chức tốt sự phối hợp giáo dục giữa các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà
trường.

- Kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường, xã hội.
- Tổ chức các cuộc thi, hội thi, giao lưu tập thể theo đặc điểm lứa tuổi, vùng
miền.
- Các hình thức tham quan, học tập ngoại khóa.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Ngay từ đầu năm học, nhà trường cần có sự tham góp của các lực lượng giáo dục
trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường. Tăng cường xã hội hóa giáo
dục trên tất cả mọi lĩnh vực để lôi kéo sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào các
hoạt động của nhà trường, trong đó có giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo
chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Xét một cách tổng thể, mỗi biện pháp là một phần (một bộ phận) là một mảnh
ghép trong một bức tranh tổng thể, thiếu phần nào, mảnh ghép nào thì bức tranh
khơng hồn thiện, hoạt động khơng hiệu quả, khơng đạt được mục đích, u cầu đặt
ra. Nếu đứng độc lập, mỗi biện pháp sẽ mất đi nhiều tác dụng đối với việc quản lý
hoạt động GDKNS cho học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân”.
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” nhằm khẳng định tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp trong thực tiễn.
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Các chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm –
Hà Nội với tổng số 24 người.
3.4.3. Cách thức khảo nghiệm
- Sử dụng phiếu hỏi xin ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về chương trình “lãnh
đạo bản thân”, các nhà quản lý giáo dục về tính cần thiết, tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh

đạo bản thân”. Trong phiếu hỏi, chúng tơi ghi rõ 6 biện pháp. Mỗi biện pháp được hỏi
về tính cần thiết và tính khả thi

16


Bảng 3.2. Cách cho điểm và thang đánh giá kết quả khảo nghiệm
Cách cho
STT
Tiêu chí đánh giá
Chuẩn đánh giá
điểm
1
Rất cần thiết, rất khả thi
4
3,25 → 4,0
2
Cần thiết, khả thi
3
2,5 → 3,24
3
Ít cần thiết, ít khả thi
2
1,75 → 2,49
4
Khơng cần thiết, không khả thi
1
< 1,75
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát cho thấy, đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội về
“Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo
bản thân”” là hồn toàn phù hợp nhau. Các biện pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được
trong thực tiễn ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội.
Kết luận chương 3
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân” là rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội. Các biện pháp quản lý
đồng bộ bao gồm:
(1)Tổ chức tuyên truyền cho các lực lượng giáo dục về lợi ích của hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
(2)Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội
đáp ứng chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
(3)Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương trình
“Lãnh đạo bản thân” theo hướng cá nhân hóa.
(4)Xây dựng văn hóa lãnh đạo trong nhà trường.
(5)Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kỹ năng sống cho học sinh theo hướng thực hành.
(6)Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
(6) Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
Với 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo
chương trình “Lãnh đạo bản thân” nêu trên, chúng tôi tin rằng sẽ nâng cao được chất
lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDKNS cho
HS trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”
để làm điểm tựa, cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng để từ đó đề xuất những biện

pháp phù hợp để quản lí hoạt động GDKNS cho HS ở Tiểu học Đoàn Thị Điểm theo
17


chương trình “Lãnh đạo bản thân”. Mặt khác chương trình này cũng cần được nhân
rộng ở các trường tiểu học khác để nhiều học sinh được học tập và thực hành 7 thói
quen hiệu quả này.
Quản lí hoạt động GDKNS cho HS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường
tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội nói riêng và giáo dục tiểu học nói chung.
Luận văn đã khảo sát thực trạng, đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động
GDKNS cho HS theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học Đoàn Thị
Điểm. Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội đã có
nhận thức đúng đắn về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương
trình “lãnh đạo bản thân”. Thực trạng quản lí hoạt động GDKNS cho HS theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân” ở trường tiểu học Đồn Thị Điểm đã có nhiều điểm tốt về
nhận thức, về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục... Tuy nhiên thực tế cho
thấy nếu có các biện pháp phù hợp thì cịn có thể phát triển tốt hơn nữa.
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất một số biện pháp
và đánh giá mức độ khả thi cũng như tính cần thiết của một số biện pháp đã đề xuất:
Tổ chức tuyên truyền cho các lực lượng giáo dục về lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”. Tổ chức bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội đáp ứng chương trình
“Lãnh đạo bản thân”. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
theo chương trình “Lãnh đạo bản thân” theo hướng cá nhân hóa. Xây dựng văn hóa
lãnh đạo trong nhà trường. Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kỹ năng sống cho học sinh theo
hướng thực hành. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính cần thiết được đánh giá với trị TB (3.79), và
tính khả thi với trị TB (3.71).

2. Khuyến nghị
2.1. Đối với UBND thành phố Hà Nội
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục, có chủ trương xây dựng kế hoạch có tầm chiến
lược phát triển cho giáo dục của thành phố.
- Tạ o cơ chế phối hợp giữa UBND, cơ quan chức năng để nhiều trường trong
Quận được tiếp cận với chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
2.2. Đối với phòng GD&ĐT Quận Nam Từ Liêm
- Tăng cường tổ chức các chuyên đề GDKNS, chú trọng đến các nội dung phát
triển giá trị bên trong, sức mạnh nội tại, nâng cao nhận thức giá trị bản thân.
- Nhân rộng các phương pháp, cách làm hay GDKNS cho học sinh theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân” để các trường tham khảo, ứng dụng.
2.3. Đối với HĐQT – BGH trường Tiểu học Đồn Thị Điểm – Hà Nội
- Có chính sách cả về vật chất và tinh thần cho giáo viên tham gia chương trình
“Lãnh đạo bản thân”. HĐQT - BGH đặt niềm tin, “trao quyền” cho mỗi giáo viên.
- Mỗi thành viên của của HĐQT và BGH nhà trường đặc biệt là người cao nhất,
đứng đầu nhà trường cần trở thành một “hình mẫu” cho giáo viên tồn trường học tập.
2.4. Đối với mỗi giáo viên trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội
- Mỗi giáo viên cần ý thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng
sống theo chương trình “Lãnh đạo bản thân”.
18


- GV cần xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống, kết hợp chặt chẽ với các lực
lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chương
trình “Lãnh đạo bản thân” đạt hiệu quả cao nhất.
2.5. Đối với phụ huynh học sinh
- Phụ huynh cần nhận thức được việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ là
trách nhiệm của nhà trường mà cịn có vai trị quan trọng từ phía gia đình.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để cùng rèn thói quen cho con.
2.6. Đối với học sinh

- Chủ động tự học, tự rèn luyện các thói quen tốt mỗi ngày.
- Thực hiện tốt các vai trị lãnh đạo của mình và truyền cảm hứng cho các bạn
khác.

19



×