Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học quận hai bà trưng thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.53 KB, 131 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2 • • •

—GaCQso—

NGÔ THI ÁNH TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ
NĂNG Sư PHẠM THEO CHUẲN NGHÈ NGHIỆP
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUÂN VĂN THAC sĩ KHOA HOC GIÁO DUC • • • •

Hà Nội-2016


TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2 • •
••
—csaCũlso—

NGÔ THI ÁNH TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ
NĂNG Sư PHẠM THEO CHUẲN NGHÈ NGHIỆP
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẶN HAI BÀ TRƯNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ:
60 14 01 14

LUẬN VÃN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH


3

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm kính trọng và chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Khoa sau đại học Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tác giả học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn; Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công chức
trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy và tư vấn, giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Oanh - Khoa tâm lý giáo dục Trường đại học sư phạm Hà Nội, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ
dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, bồi dưỡng cho
tác giả phương pháp nghiên cứu khoa học và kiến thức khoa học quản lý hết sức bổ ích.
Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội; Quận ủy,
UBND quận Hai Bà Trưng; Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục & đào tạo quận Hai
Bà Trưng; Các đồng chí Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, các thầy cô giáo bậc tiểu học
quận Hai Bà Trưng; Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên,
khích lệ, cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân tác giả đã hết sức cố gắng nhưng chắc
chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong được nhận sự đóng góp ý
kiến của quý thầy, cô để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

LỜI CAM ĐOAN

Ngô Thị Ánh Tuyết



4

Luận văn là sự thể hiện kết quả học tập nghiên cứu của tác giả và sự tận tâm
giảng dạy, giúp đỡ, động viên của quý Thầy cô giáo truờng Đại học sư phạm Hà Nội,
trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Luận văn với Đề tài “Quản lý hoạt động bồi

dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên Tiểu học quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” đến nay đã hoàn thành.
Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp vói các đề tài khác. Tác giả cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Ngô Thị Ánh Tuyết


MUC LUC
••
Nội dung
Lời cảm ơn.

Tran
g
1

Lời cam đoan.


2

Mục lục

3

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn.

6

Danh mục các Bảng, Biểu đồ, Sơ đồ.

7

MỞ ĐÀU

9

1. Lý do chọn đề tài

9

2. Mục đích nghiên cứu

11

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

11


4. Giả thuyết khoa học

11

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

12

6. Phạm vi nghiên cứu

12

7. Phương pháp nghiên cứu

12

8. Cấu trúc luận văn

13

NÔI DUNG •
CHƯƠNG 1 : Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG SƯ PHAM THEO CHUẨN

NGHỀ NGHIÊP CHO GIÁO VIÊN
TIỂU HOC.
••
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.


14
14

14
17

1.2.1. Khái niệm quản lí

17

1.2.2. Khái niệm hoạt động bồi dưỡng

21

1.2.3. Kĩ năng sư phạm

22

1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm.

26

1.2.5. Chuẩn nghề nghiệp GVTH

27

1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo
chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên


27

1.3.1. Giáo viên Tiểu học và chuẩn nghề nghiệp của GVTH

27

1.3.2. Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho

35


giáo viên tiểu học.

1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn
nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học.
1.4.1. Vai trò của Phòng GD&ĐT trong quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ

38
38

năng sư phạm cho giáo viên Tiểu học.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo

39

chuẩn nghề nghiệp
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng

43


sư phạm cho giáo viên
45

CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG KĨ NĂNG SƯ PHẠM THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG
2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học
quận Hai Bà Trưng

45

2.1.1. Quy mô phát triển

45

2.1.2. Cơ sở vật chất các trường Tiểu học

46

2.1.3. Chất lượng giáo dục từ năm 2013-2016
2.1.4. Thực trạng về đội ngũ giáo viên TH quận Hai Bà Trưng so với

46
48

yêu cầu Chuẩn hoá

2.2. Thực trạng kĩ năng sư phạm và bồi dưỡng kĩ năng sư phạm
cho giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng.


51

2.2.1. Thực hạng kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học so với chuẩn

51

nghề nghiệp.
2.2.2. Thực trạng việc bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm
cho giáo viên.

56
63

2.3.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.

63

2.3.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung bồi dưỡng.

65

2.3.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp bồi dưỡng.

68

2.3.4. Thực trạng quản lý việc thực hiện hình thức bồi dưỡng.

69


2.3.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng.

71


2.3.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng.

2.4. Đánh giá chung về thực
trạng.

73
74

2.4.1. Ưu điểm

74

2.4.2. Hạn chế

75

2.4.3. Nguyên nhân

75
79

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG KĨ NĂNG SƯ PHẠM THEO CHUẨN NGHÈ NGHIỆP
CHO GIÁO VIÊN TIÊU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG.

3.1. Nguyên tắc để xây dựng các biện pháp.

79

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục tiểu học.

79

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa.

80

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.

81

3.2. Các biện pháp.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về việc cần thiết đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
cho giáo viên.
3.2.2. Tổ chức khảo sát kĩ năng sư phạm của giáo viên, làm căn cứ cho
việc bồi dưỡng.

82
82
86

3.2.3. Tổ chức các hình thức bồi dưỡng phù hợp với GYTH.

91


3.2.4. Tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng.

98

3.2.5. Kiểm ứa, đánh giá việc bồi dưỡng dựa vào chuẩn nghề nghiệp.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện
pháp
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

101
109
110

3.4.1. Khái quát về khảo sát.

110

3.4.2. Kết quả khảo sát

110

KẾT LUÂN VÀ KHUYẾN
NGHI • •

115

Kết luân •
Khuyến nghị


115

TÀI LIÊU THAM KHẢO •
PHU LUC • •

120

117


DANH MUC CÁC CHỮ VIẾT

Giáo viên tiểu học

BDTX

Hoạt động dạy học

CBQL

Hoạt động giáo dục

CSVC

Học sinh

CMHS

Kĩ năng sư phạm


ĐNGV

Nghề nghiệp giáo viên tiểu học

ĐDDH

Phương pháp dạy học

GD&ĐT

Quản lý giáo dục

GV

ủy ban nhân dân

GVTH
HĐDH
HĐGD
HS
KNSP
NNGVTH
PPDH
QLGD
UBND
TẮT TRONG LUÂN VĂN
Bồi dưỡng thường xuyên
Cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất
Cha mẹ học sinh

Đội ngũ giáo viên
Đồ dùng dạy học
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên


DANH MỤC BẢNG, BIÊU ĐỒ, sơ ĐỒ
Nội dung
Bảng 2.1: Quy mô phát triển các trường Tiểu học giai đoạn 2013-

Trang
45

2014 đến 2015-2016
Bảng 2.2: Thống kê về phòng học các trường Tiểu học

46

Bảng 2.3a. xếp loại hạnh kiểm học sinh Tiểu học

46

Bảng 2.3b: xếp loại năng lực, phẩm chất (Đánh giá theo

47

TT30/2014/TT-BGD ĐT)

Bảng 2.4a. xếp loại học lực học sinh Tiểu học môn Tiếng Việt
Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp bồi dưỡng kĩ

Bảng 2.4b: xếp loại học lực học sinh Tiểu học môn Toán

47
68

Bảng
2.5:
Thựccho
trạng
đội ngũ
viên
Tiểunghiệp
học quận
Hai Bà
năng sư
phạm
GVTH
theogiáo
chuẩn
nghề
mà Phòng

49

GD&ĐT quận Hai Bà Trưng đã thực hiện.
Trưng
Bảng 2.6:
thànhGV
phần
trị chủ

Bảng
2.15Thống
: Đánhkê
giáGV
củatheo
CBQL,
về chính
hình thức
bồiyếu
dưỡng kĩ

49
70

Bảng sư
2.7:
xếp loại
giáo viên
theo
chuẩn
nghề
nghiệp
năng
phạm
cho GVTH
theo
chuẩn
nghề
nghiệp
màGVTH

Phòng

50

Bảng 2.8:quận
TổngHai
hợpBà
đánh
giá đã
kếtthực
quả hiện.
về lĩnh vực kĩ năng sư phạm
GD&ĐT
Trưng

52

Bảng 2.16: Ý kiến của CBQL và GVTH về nguồn kinh phí cho

72

của GVTH quận Hai Bà Trưng
Bảngđộng
2.9: Những
khóGVTH.
khăn mà GVTH quận Hai Bà Trưng hay gặp.
hoạt
bồi dưỡng

47


53

Bảng 2.10:
nhânCBQL
của những
khó khăn
GVTH
thường
Bảng
2.17.Nguyên
Ý kiến của
và GVTH
về kiểm
tra đánh
giágặp
kết

55
73

Bảnghoạt
2.11:
Đánh
của CBQL,
về hoạt
bồi dưỡng
quả
động
bồigiá

dưỡng
kĩ năng GV
sư phạm
chođộng
GVTH.

62

GVTH
theo
chuẩn
Hai độ

Bảng 3.1
: Kết
quảnghề
khảonghiệp
nghiệmmà
vềPhòng
mức độGD&ĐT
cần thiếtquận
và mức

111

khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Trưng đã thực hiện.
Bảng 2.12:
Đánh
CBQL,

mục tiêu
bồi dưỡng
Biểu
đồ 2.1:
Kếtgiá
quảcủa
đánh
giá vềgiáo
lĩnhviên
vực về
kĩ năng
sư phạm

65
53

kĩ năng
phạm
GVTH
theo
chuẩn nghề nghiệp mà Phòng
của
giáosư
viên
THcho
quận
Hai Bà
Trưng.

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

GD&ĐT quận Hai Bà Trưng đã thực hiện.
Bảng
đã
đề 2.13:
xuất. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng kĩ

112
67

năng
phạm
GVTH
theolýchuẩn nghề nghiệp mà Phòng

đồsư1.1:
Môcho
hình
về quản

19

GD&ĐT
quận
HaihệBàcác
Trưng
thựcquản
hiện.lý
Sơ đồ 1.2:
Quan
chứcđã

năng

21

Sơ đồ 3.1: Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi

110

dưỡng kĩ năng sư phạm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho GVTH.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Trung uơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã đề ra
nhiệm vụ giải pháp: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với
đổi mới giáo dục và đào tạo”. Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống
chính trị và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục;
gia đình có trách nhiệm phối họp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách,
lối sống cho con em mình. Trong đó, người giáo viên có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc
thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới, bởi:
Người thầy giáo giữ một vai trò quyết định đối với quá trình đào tạo con người. Nhà
giáo thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần cung cấp những kiến thức cơ
bản, cần thiết cho học sinh, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo
viên là lực lượng có chức năng đặc biệt chi phối và định hướng cho nguồn nhân lực tương
lai của một đất nước.
Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học trong đó việc bồi dưỡng kĩ năng sư
phạm cho giáo viên là trọng tâm, trở thành vấn đề mang tính thời sự của từng nhà trường,

từng địa phương. Đồ ra các biện pháp bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên tiểu học
sát, đúng với mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính khoa học, đưa vào áp dụng thành công trong
thực tế là một yêu cầu thiết thực, nghiêm túc và thực sự bức thiết trong khoa học giáo dục
hiện nay.
Đồ cập đến vấn đề này, Giáo sư Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
đã khẳng định vai trò có tính chất quyết định của đội ngũ giáo viên: “Giáo viên là lực
lượng chủ chốt của ngành giáo dục, giáo viên quyết định chất lượng giáo dục đồng thời
quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Nghị quyết TW8 (khóa XI) đã


khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn
vinh - giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Do đó phải:
+ Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến
tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm.
+ Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, tự bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm, phẩm chất chính trị cho đội ngũ.
Luật giáo dục 2005 quy định trình độ chuẩn đối với giáo viên tiểu học là người có
bằng tốt nghiệp Trung học sư phạm. Cho đến nay trong các trường tiểu học, tỷ lệ giáo viên
đạt chuẩn về trình độ đào tạo rất cao, trong đó một bộ phận không nhỏ giáo viên đã và đang
được đào tạo trên chuẩn. Thách thức đòi hỏi với giáo viên tiểu học là cần có thêm những
yêu cầu nâng cao về năng lực nghề nghiệp sau khi đã đạt chuẩn đào tạo ban đầu như: Tiêu
chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên (gồm: nhận thức tư tưởng
chính trị, chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, quy chế của ngành, quy định của
nhà trường,...); tiêu chuẩn về lĩnh vực kiến thức (gồm kiến thức cơ bản, kiến thức phổ
thông về chính trị xã hội, nhân văn,... kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
xã hội,...trên địa bàn cồng tác, kiến thức về tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi); tiêu
chuẩn thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm (gồm kế hoạch dạy học, cách thức tổ chức và thực
hiện các hoạt động dạy học, công tác chủ nhiệm lớp,...)
Trong những năm qua, quận Hai Bà Trưng cũng đã có nhiều biện pháp quản lý hoạt

động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên tiểu học được áp dụng, đã tạo nên những
hiệu quả như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên ngày càng được cải thiện và
từng bước được phát triển.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời
kỳ công nghiệp hóa, đội ngũ giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trung vẫn còn có hạn
chế, bất cập. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của bộ phận giáo viên có tuổi và
đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát


triển xã hội. Trong giai đoạn tới đây, giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục Tiểu học
quận Hai Bà Trưng nói riêng phải tập trung giải quyết những nhiệm vụ lớn theo yêu
cầu đổi mới giáo dục. Vận dụng lý luận khoa học giáo dục để phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu
học nói riêng từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư
phạm cho giáo viên bậc tiểu học cũng như hệ thống giáo dục địa phương là một yêu
cầu bức thiết.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản ỉỷ hoạt động bồi

dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên Tiểu học quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư
phạm cho giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của quận, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Khách thể: Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho GVTH.


3.2.

Đối tượng: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho

giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên Tiểu học quận Hai Bà
Trưng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo
dục hiện nay, giáo viên cần có những kĩ năng sư phạm để đáp ứng yêu cầu đó. Nếu xác
định và thực thi các biện pháp Quản lý bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên Tiểu
học đúng đắn, thích hợp thì sẽ xây dựng được đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về chất
lượng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở quận Hai
Bà Trưng, thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm cho giáo viên nói chung và cho giáo viên
Tiểu học nói riêng.
- Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng các biện pháp Quản lý hoạt
động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội.
- Đồ xuất mội số biện pháp Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn
nghề nghiệp cho giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng.

6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu biện pháp Quản lý của Phòng GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng kĩ
năng sư phạm cho giáo viên Tiểu học trong quận Hai Bà Trưng.

- Số liệu khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm
cho giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng từ năm 2014 đến năm 2016.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận.

Phân tích, tổng họp các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của Ngành giáo dục và đào
tạo về nhiệm vụ nâng cao chất lương giáo viên và việc quản lý hoạt động bồi dưỡng
kĩ năng sư phạm cho giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng đáp ứng chuẩn nghề
nghiệp.

-

Phân tích, tổng họp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản về cồng tác
quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo viên, các quy phạm hiện hành về cấp Tiểu
học, giáo viên Tiểu học và các tài liệu có liên quan.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-

Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Xem xét, đánh giá thực trạng công
tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên Tiểu học quận Hai
Bà Trưng để tổng kết kinh nghiệm và rút ra mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân thành


công, thất bại trong cồng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo
viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng.

-

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đổ trưng cầu ý kiến các nhà quản lý giáo dục,
giáo viên về thực trạng và chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học. Tính cấp thiết,
tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho
giáo viên Tiểu học quận Hai Bà Trưng.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đối với các nhà quản lý giáo dục, Giáo
viên tiểu học để thu thập thêm thông tin về những vấn đề đã được trả lời theo bảng
hỏi.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến cán bộ lãnh đạo địa phương, các ngành,
các nhà giáo có kinh nghiệm về việc quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm
cho giáo viên Tiểu học.

7.3Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống
kê để xử lý các kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luân văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo
chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn
nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn
nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học quận Hai Bà Trưng.


NÔI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG sư PHAM THEO CHUẨN NGHÈ NGHIÊP CHO
• •

GIÁO VIÊN TIÊU HOC.


1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò quyết định

và tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ nhà giáo và (CBQL) trong việc điều hành hệ
thống giáo dục và đào tạo đang ngày càng mở rộng và phát triển . Nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định cần thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục”, trong đó đổi mới thể chế quản lý; tập trung đào tạo nguồn
nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng cơ sở hạ tầng là các
nội dung then chốt. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng đã chỉ rõ mục tiêu về xây dựng, và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt
chú trọng đến nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của
nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lục, đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Luật giáo dục, nêu
rõ Nhà giáo giữ vai trỏ quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo
phải không ngừng học tập , rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nhà giảo, cổ chỉnh sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất

và tỉnh thần để nhà giảo thực hiện nhiệm vụ của mình..." [31]. Với nhận thức hoạt động
trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Đổ phát triển toàn diện học sinh, giáo
viên là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng
giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi
dưỡng kĩ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học nhằm phát triển
đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Tăng cường
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng
chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu
dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước.


Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, họp lý
cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Giáo viên phải là người hiểu sâu về kiến thức
chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói
chung. Bước sang thế kỷ XXI nền giáo dục hiện đại có những xu hướng đổi mới sâu
sắc từ quan niệm về vị trí ,vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung và phương
pháp giáo dục...Sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầu xây dựng, xây dựng lại đội
ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó. Sự phát triển vũ bão của khoa học-công
nghệ đòi hỏi mỗi giáo viên phải luồn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ IX; Nghị quyết 40 của Quốc hội; chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính
phủ. Trong hơn 20 năm đổi mới, nhiều giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các
cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Đặc biệt từ khi có chủ trương
của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì
một số dự án, công trình nghiên cứu khoa học lớn có liên quan đến đội ngũ giáo viên ở
các cấp học, bậc học đã được thực hiện. Những năm gần đây, đã có nhiều bài viết của
nhiều tác giả bàn về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở các cấp học,
ngành học. Trong các bài viết đó, các tác giả đã đề cập đến vai trò, vị trí của đội ngũ

nhà giáo, đến yêu cầu về chất lượng đội ngũ trong đổi mới giáo dục phổ thông. Đồng
thời cũng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu
đổi mới GDPT hiện nay. Việc tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các
cấp học, bậc học trong giai đoạn mới đảm bảo các yếu tố cơ bản theo Chuẩn nghề
nghiệp đã đề ra là việc làm hết sức cần thiết. Như thế, có thể nói rằng: Quản lý hoạt
động bồi dưỡng KNSP để nâng cao chất lượng đội ngũ GV là một yêu cầu khách quan,
một việc làm phù họp với xu thế phát triển của đất nước.
Nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng KNSP cho GVTH nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, đã có một số công trình khoa học mang tính lý luận


chung về xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, quản lý, bồi dưỡng, đào tạo nhằm
nâng cao trình độ, năng lực cho GVTH ở các đơn vị trường học hoặc ở địa phương, như
đề tài: "Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu
cầu Chuẩn nghề nghiệp GVTH" của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân, hay đề tài: "Những
biện pháp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện
nay" của tác giả Dương Văn Đức; đề tài: "Biện pháp quản lý bồi dưỡng GVTH thành
phố Nam Định đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Dương Thị Minh Hiền,...
Qua các công trinh khoa học đã được công bố cho thấy các nghiên cứu về xây
dựng, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học được triển khai ở nhiều bình diện khác nhau,
tập trung chủ yếu vào vấn đề phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các cơ sở giáo
dục. Các tài liệu của các dự án GDTH cũng đã đề cập đến nội dung chuẩn hóa đội ngũ
GV tiểu học nói chung. Đốn nay chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt
động bồi dưỡng KNSP theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học ở quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội. Đề tài luận văn này sẽ đưa ra thực trạng cồng tác quản lý
hoạt động bồi dưỡng KNSP theo chuẩn NNGVTH cho giáo viên các trường tiểu học
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp có tính
cấp thiết, tính khả thi phù họp với đặc điểm tình hình của địa phương trong công tác
quản lý đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH quận Hai Bà

Trưng, theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Các khái niệm Ctf bản của đề tài nghiên cứu.
1.2.1. Khái niệm quản lý
Từ khi xuất hiện xã hội loài người, trước nhu cầu sinh tồn và phát triển, con người
đã biết quy tụ thành bầy, thành nhóm. Từ lao động đơn lẻ đến lao động phối hợp, phức
tạp, con người đã biết phân công, hợp tác với nhau trong cộng đồng nhằm đạt được
năng suất lao động cao hơn. Sự phân công, họp tác đó đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối
họp, điều hành,... đó chính là hoạt động quản lý.
Khi nói đến sự cần thiết của quản lý, coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến


về mặt lịch sử của đời sống xã hội, Các - Mác đã viết: "Bất cứ lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn đều yêu cầu phải cổ
một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những
chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động
chung của toàn bộ cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khỉ quan
độc lập họp thành cơ thể sản xuất đổ. Một nhạc sỹ độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lẩy
mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng." [10, tr. 480]
Với nhiều cách tiếp cận ở các góc độ kinh tế, xã hội, giáo dục,... các nhà khoa học
trong và ngoài nước đã đưa ra những định nghĩa tương đối đồng nhất về khái niệm
quản lý.
Theo nhà khoa học người Mỹ Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915), người
được hậu thế coi là "cha đẻ của thuyết quản lý khoa học", là người rất thảnh công trong
quản lý sản xuất. Ông đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình ừong quản lý : “Quản lỷ là
khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy xã hội phát triển”. Ông cho rằng:
"Quản lỷ là biết được chinh xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được
rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất." [37]
Henry Fayol, nhà nghiên cứu người Pháp (1841 - 1925) cho rằng: Quản lý là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động : kế hoạch hoá, tổ

chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Ồng còn khẳng định "Khỉ con người lao động hợp
tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành
và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức." [20]
Còn H.Koontz (người Mỹ) lại khẳng định: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu,
nó đảm bảo phổi hợp những nỗ lực hoạt động mỗi cá nhân nhằm đạt được các mục
đích của nhóm (tố chức). Mục tiêu của quản lỷ là hình thành một môi trường mà trong
đó con người có thể đạt được các mục đích của nhỏm với thời gian, tiền bạc, vật chất
và sự bất mãn cá nhân ít nhất." [27]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có những định nghĩa khác nhau về thuật
ngữ quản lý, tùy theo các cách tiếp cận khác nhau.


Tiếp cận trên phương diện hoạt động của một tổ chức, tác giả Nguyễn Ngọc
Quang cho rằng "Quản lỷ là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lỷ đến
người lao động nói chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được những mục tiêu
dự kiến." [34]
Tác giả Trần Khánh Đức khẳng định "Quản lỷ là hoạt động có ỷ thức của con
người nhằm phối hợp hành động của một nhổm người, hay một cộng đồng người để đạt
được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất." [19, tr.328]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển
nhất về quản lý là: "Quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kể hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, (lãnh đạo) và kiểm tra.’’'’ [12,
tr.9]
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: Thuật ngữ "Quản lý" (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả
được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào
nhau, gắn kết với nhau. Quá trình "Quản" gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng
thái "ổn định"; quá trình "Lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi
mới hệ, đưa hệ vào thế "phát triển". Quản lý là ổn định và phát triển hệ thống. Người
quản lý phải luôn xác định và phối họp tốt, sao cho trong "Quản" phải có "Lý" và trong
"Lý" phải có "Quản", làm cho trạng thái của hệ thống quản lý luồn được ở trạng thái

"cân bằng động."
Qua các khái niệm trên, có thể hiểu khái niệm quản lý bao gồm các nội hàm chủ
yếu: quản lý là hoạt động được tiến hành trong một tổ chức; với các tác động có tính
hướng đích của chủ thể quản lý, nhằm phối họp nỗ lực của các cá nhân để thực hiện mục
tiêu của tổ chức.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến
tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó
là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác
nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.
Có thể mô tả bản chất của hoạt động quản lý qua sơ đồ 1.1:


Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.
Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các quan hệ
giữa những con người , giữa các nhóm người khác nhau ; là các nhiệm vụ cần giải quyết để
tổ chức thực hiện sứ mạng của mình...
Khi cá nhân chưa xác định được đối tượng quản lý, đương nhiên quản lý chưa diễn
ra, và cá nhân đó chưa phải là chủ thể quản lý. Như vậy, chỉ có những yếu tố nào đó của
khách thể quản lý tham gia vào hoạt động, có tác dụng động cơ hoá (chứa đựng mục đích
quản lý) một cá nhân (tập thể) nào đó thì nó mới trở thành đối tượng quản lý.
Công cụ quản lý và phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý
như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ,...
Mục tiêu là cái đích cuối cùng của hoạt động quản lý.
* Các chức năng cơ bản của quản lỷ. Quản lý có bốn chức năng chính như sau:
-

Chức năng kế hoạch hoá.

-


Chức năng tổ chức.

-

Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo).


-

Chức năng kiểm tra.
Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xen

vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này,
yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương
tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý. Tác
giả Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quản lý: "không có thông
tin, không có quản lý". Mối liên hệ các chức năng quản lý được thể hiện qua sơ đồ 1.2:

Sơ đồ 1.2: Quan hệ các chức năng quản lý
Như yậy, thuật ngữ quản lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào
góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Có thể nói rằng: quản lý vừa là một
khoa học, vừa là một nghệ thuật. Là hoạt động khoa học, bởi lẽ các hoạt động quản lý có tổ
chức, có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động
cụ thể. Đồng thời, quản lý cũng là một nghệ thuật vì nó vận dụng sáng tạo trên những điều
kiện cụ thể trong sự kết họp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong xã hội.
Quản lý đúng sẽ giúp cho tổ chức hạn chế được các tồn tại, phát huy những mặt mạnh góp


phần tạo niềm tin, sức mạnh và truyền thống của một tổ chức.


1.2.2.

Khái niệm hoạt động bồi dưỡng

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2010 về đào tạo và bồi
dưỡng công chức.
Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
Khái niệm Bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến
thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm
những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng...
Như vậy, đối với nghiệp vụ tổ chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có vai trò
đặc biệt quan trọng, là khâu không thể thiếu trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện
tổ chức.
Những cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng càng rộng, phẩm chất, trình độ, năng lực
cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng càng cao thì càng tạo được nguồn cán bộ đồng và có chất
lượng. Không có nguồn cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng và thử thách qua thực tiễn thì
không có đủ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới hiện nay.
Cùng vói nhiều công tác khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần rất quan trọng,
thiết thực vào việc tạo ra những “sản phẩm” cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ của tình hình mới.

1.2.3.Kĩ năng sư phạm *
Định nghĩa kỹ năng:
Trong các công trình nghiên cứu về tâm lí học - giáo dục học, nhiều tác giả đã coi kĩ
năng sư phạm là một thành phần của năng lực sư phạm.
A.V.Peetrovski cho rằng quá trình nắm vững những kĩ năng kĩ xảo và trong các tình
huống khác nhau sẽ đảm bảo việc hình thành năng lực sư phạm một cách có kết quả. Ông
cho rằng: “Sự phát triển những năng lực sư phạm liên quan một cách hữu cơ với việc nắm
vững kĩ năng, kĩ xảo sư phạm.” Ồng quan niệm kĩ năng sư phạm như là những năng lực

dạy học, thiết kế, tri giác, truyền đạt, giao tiếp.
Tác giả Đặng Vũ Hoạt nhấn mạnh vai trò của việc nắm vững hệ thống kĩ năng sư


phạm là điều kiện để đảm bảo hoạt động sư phạm có kết quả.
Ông cho rằng: “Một yêu cầu có tầm quan trọng đáng kể là người giáo viên cần nắm
vững hệ thống các kĩ năng đảm bảo tiến hành các hoạt động sư phạm có hiệu quả.” [24]
Tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm kĩ năng sư phạm là mặt hiện thực hóa của năng
lực sư phạm cùng với tri thức và kĩ năng sư phạm. Ông cho rằng kĩ năng sư phạm khác với
năng lực sư phạm ở chỗ: năng lực sư phạm là một thuộc tính, đặc điểm của nhân cách, còn
kĩ năng sư phạm chỉ là những hành động riêng lẻ của hoạt động sư phạm mà thôi. [21]
Theo quan niệm trên có mấy điểm cần lưu ý sau đây:
- Kĩ năng sư phạm là sự vận dụng các tri thức và các kĩ xảo đã có vào việc giải quyết
một số hay một loạt các thao tác phức tạp của hành động sư phạm.
- Cách vận dụng tri thức vào thực tiễn này phải tiến hành theo qui trình hợp lí với cách
thức đúng đắn. Vai trò của sự rèn luyện là đặc biệt quan trọng.
- Trong quá trình phát triển kĩ năng có một số thao tác đạt đến trình độ thành thạo,
được tự động hóa trở thành kĩ xảo. Kĩ xảo là loại hành động được luyện tập thành
thạo, được tự động hóa, không cần có sự kiểm tra trực tiếp, thường xuyên của ý thức
mà vẫn đạt kết quả.
Đứng về chất lượng mà xét thì kĩ xảo đạt trình độ cao hon, tốt hon trình độ kĩ năng.
Đứng về phạm vi cấu trúc thì kĩ năng phức họp thường bao gồm một số kĩ năng bộ phận
ban đầu và một số kĩ xảo nhất định đã có.
Kỹ năng sư phạm là kĩ năng có tính chất thứ sinh, những kĩ năng phức tạp trong
hoạt động sư phạm của người thầy giáo.
Từ các quan niệm của các tác giả về các kĩ năng sư phạm, chúng tôi cho rằng: Kĩ
năng sư phạm là sự thực hiện có kết quả những hành động giáo dục và dạy học bằng cách
vận dụng những tri thức sư phạm, những kinh nghiệm sư phạm đã có để tiến hành hoạt
động dạy học, giáo dục trong những điều kiện cụ thể. Kỹ năng sư phạm thể hiện trình độ
các thao tác tư duy sư phạm của giáo viên và mặt kĩ thuật của hành động sư phạm.

* Phân loại kĩ năng sư phạm:


Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại kĩ năng sư phạm. A.v. Pêtrôvski
chia kĩ năng sư phạm thành 2 loại:
Kĩ năng sư phạm chung, bao gồm: kĩ năng, kĩ xảo thông tin; kĩ năng, kĩ xảo động
viên; kĩ năng, kĩ xảo phát triển; kĩ năng, kĩ xảo định hướng.
Kĩ năng sư phạm riêng, bao gồm: kĩ năng xây dựng kế hoạch; kĩ năng tổ chức các
hoạt động giáo dục, kĩ năng giao tiếp; kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức và Nguyễn Như An quan niệm có 2 loại kĩ
năng sư phạm: Kĩ năng sư phạm nền tảng và kĩ năng sư phạm chuyên biệt.
Kĩ năng sư phạm nền tảng bao gồm các lớp kĩ năng sau: nhóm kĩ năng thiết kế,
nhóm kĩ năng tổ chức, nhóm kĩ năng nhận thức.
Kĩ năng sư phạm chuyên biệt bao gồm các kĩ năng: nhóm kĩ năng giảng dạy; nhóm
kĩ năng giáo dục; nhóm kĩ năng nghiên cứu khoa học; nhóm kĩ năng hoạt động xã hội;
nhóm kĩ năng tự học.
Tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan cho rằng: Năng lực sư phạm bao gồm các
nhóm năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động sư phạm.
Khi phân tích các nhóm năng lực thành phần họ cho rằng năng lực sư phạm được
biểu hiện ra bằng kĩ năng sư phạm. Cụ thể là năng lực giao tiếp thường được biểu hiện ở
các kĩ năng chính như: kĩ năng định hướng giao tiếp, kĩ năng định vị, kĩ năng điều khiển
quá trình giao tiếp, kĩ năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, kĩ năng sử dụng
phương tiện giao tiếp.
Tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Hữu Dũng khi đề cập đến năng lực sư phạm
của người giáo viên thì cho rằng năng lực sư phạm của người giáo viên
là tổng họp của một hệ thống kiến thức và kĩ năng khá đa đạng và phức tạp. Theo các tác
giả này thì hệ thống kĩ năng sư phạm bao gồm: nhóm kĩ năng thiết kế; nhóm kĩ năng thiết
lập mối quan hệ thuận lợi vói học sinh; nhóm kĩ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo
dục; nhóm kĩ năng nhận thức và nghiên cứu khoa học; nhóm kĩ năng hoạt động xã hội;
nhóm kĩ năng tự học [26]. Họ cho rằng việc phân loại hệ thống kĩ năng sư phạm thành các



nhóm kĩ năng mang tính tưong đối. Hệ thống các tri thức và hệ thống kĩ năng tổ họp lại
thành năng lực sư phạm của người giáo viên.
Tác giả Hà Nhật Thăng và Lê Tiến Hùng khi nêu lên những phẩm chất và năng lực
của người giáo viên chủ nhiệm lớp đã coi kĩ năng sư phạm và năng lực là những thành
phần như nhau trong cấu trúc của năng lực sư phạm. Chẳng hạn, những kĩ năng sư phạm
cần thiết bao gồm: kĩ năng tiếp cận đối tượng và đối xử cá biệt; năng lực chẩn đoán về đối
tượng, công việc, hiệu quả của giao tiếp, hoạt động giáo dục; năng lực cảm hóa, thuyết
phục, xây dựng uy tín vị trí giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục, kĩ năng biểu lộ và
kiềm chế chủ định, tình cảm khi cần thiết ở những hoàn cảnh khác nhau; năng lực tổ chức
hoạt động giáo dục; năng lực sử dụng ngồn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm bằng tri
thức, nghệ thuật ứng xử. [38]
Như vậy việc phân loại hệ thống kĩ năng sư phạm có hai quan niệm:
- Một là, căn cứ vào chức năng công tác của giáo viên để nêu lên hệ thống kĩ năng sư
phạm gồm hai nhóm, nhóm kĩ năng nền tảng và nhóm kĩ năng chuyên biệt. Hai
nhóm này có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhóm kĩ năng cơ bản làm nền tảng để nhóm
kĩ năng chuyên biệt phát triển.
- Hai là, coi kĩ năng sư phạm như là một thành phần của năng lực sư phạm như: năng
lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực giao tiếp, năng lực chẩn đoán...
Chúng tôi nghĩ rằng kĩ năng sư phạm là một thành phần, mặt biểu hiện của năng lực
sư phạm đồng thời nó còn mang yếu tố kĩ thuật và thao tác. Bởi vì năng lực sư phạm
được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành động giáo dục và dạy học, những hành động đó
có đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc vào việc giáo viên tiến hành những hành
động đó như thế nào, có đúng kĩ thuật hay không?
Từ đó chúng tôi tán thành việc phân loại kĩ năng sư phạm thành hai nhóm: nhóm kĩ
năng nền tảng bao gồm kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng dự kiến thiết kế, kĩ
năng tổ chức sư phạm, nhóm kĩ năng chuyên biệt bao gồm kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo
dục, kĩ năng nghiên cứu học sinh, kĩ năng tự học, kĩ năng hoạt động xã hội. Hai nhóm kĩ



×