Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận gltbvh giao lưu tiếp biến văn hóa giữa việt nam và hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 27 trang )

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................2
CHƯƠNG I. GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA.......................................2
1.1. Khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa.....................................................2
1.2. Hình thức và tính chất giao lưu tiếp biến văn hóa................................2
CHƯƠNG II. GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HĨA GIỮA VIỆT NAM VÀ
HÀN QUỐC.....................................................................................................4
2.1. Giới thiệu về Hàn Quốc và những đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc.4
2.2. Những biến đổi của văn hóa Việt Nam dưới tác động của giao lưu
tiếp biến văn hóa với Hàn Quốc...................................................................14
2.3. Hàn lưu – một số vấn đề tiêu cực và giải pháp....................................23
C. KẾT LUẬN...............................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................25


A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa như hiện nay, việc vừa
tiếp nhận các tinh hoa của giá trị văn hóa bên ngồi, vừa giữ gìn các tinh hoa
của giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của dân tộc là một trong những việc
làm vô cùng cần thiết và phải cần được chú trọng. Việt Nam chúng ta ln
chủ động hội nhập văn hóa quốc tế, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân
loại để làm giàu cho nền văn hóa nước nhà, trong đó bao gồm cả văn hóa của
đất nước Hàn Quốc.
Sự giao lưu và trao đổi văn hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang diễn
ra vô cùng sôi động, sự hợp tác thiết thực của mối quan hệ song phương này
đang tiến triển ngày càng sâu rộng hơn. Hai nước luôn coi trọng tiến hành các
hoạt động giao lưu văn hóa, tạo sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau để hướng tới
phát triển con người toàn diện. Nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử,
tâm lý xã hội giữa hai nước cộng thêm những điều kiện tương đồng trong mục


tiêu phát triển đất nước thì những kinh nghiệm của Hàn Quốc là những bài
học thực tế nhất cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc vừa tiếp nhận những giá trị văn hóa mới từ nước bạn,
vừa gìn giữ, phát huy được truyền thống, nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa
của mình cũng là vấn đề cần phải được bàn luận tới.
Vì vậy, trong bài tiểu luận của mơn Giao lưu tiếp biến văn hóa, em xin
phép được chọn và gửi đến thầy/cô đề tài mang tên: “Giao lưu tiếp biến văn
hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc”.

1


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA
1.1. Khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa
Giao lưu tiếp biến văn hóa chính là sự gặp gỡ, đối thoại, thâm nhập và
học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác biệt nhau, kết quả là các nền văn
hóa ấy thay đổi bổ sung, làm giàu cho nhau để cùng hướng tới sự phát triển
bền vững lâu dài.
1.2. Hình thức và tính chất giao lưu tiếp biến văn hóa
1.2.1. Hình thức giao lưu tiếp biến văn hóa
Hình thức bạo lực qua chiến tranh, xâm lược, đối đầu (xung đột) văn
hóa. Nền văn hố A mạnh hơn nền văn hố B, áp đặt văn hóa của mình; nếu
bản sắc văn hóa B khơng đủ sức chống lại, nó sẽ bị phá hủy từng phần và có
khi bị tiêu diệt. Vấn đề bảo tồn bản sắc dân tộc phụ thuộc vào sức mạnh của
văn hố dân tộc ấy, đó là yếu tố văn hoá nội sinh. Nếu văn hoá B mạnh hơn
bởi có bản sắc dân tộc, thì văn hố B sẽ chủ động tiếp nhận và biến đổi những
giá trị của văn hoá A cho phù hợp với đặc trưng văn hố của chính mình.
Hình thức hịa bình qua bn bán, truyền bá tơn giáo tư tưởng, trao đổi
văn hóa nghệ thuật tức là đối thoại văn hóa. Tác động của hình thức giao lưu

tiếp biến văn hố này vào lúc đầu thường có phản văn hóa bởi sự khác biệt
của văn hoá tạo nên rào cản tâm lý trong tiếp nhận. Nhưng khi vượt qua rào
cản văn hố thì văn hoá của các dân tộc sẽ được bổ sung, thay đổi, làm giàu,
trên tinh thần sáng tạo.
1.2.2. Tính chất giao lưu tiếp biến văn hóa
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, quá trình tiếp xúc, giao lưu tiếp
biến văn hố thường diễn ra theo hai hình thức và cũng mang hai tính chất: tự
nguyện hoặc cưỡng bức. Thơng qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi,
du lịch, hơn nhân, q tặng,… mà văn hố được trao đổi trên tinh thần tự
2


nguyện. Cịn tính chất cưỡng bức thường gắn liền với các cuộc chiến tranh
xâm lược thơn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với
một quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các tính chất này lắm khi khơng
thuần nhất. Trong chiến tranh thơn tính, tuy hình thức áp đặt văn hóa dùng
bạo lực là chủ yếu, nền văn hoá bị phụ thuộc vẫn tự ý tìm đến những giá trị
nhân văn của văn hố kẻ thống trị. Trong tiếp biến văn hóa vừa có thể chống
lại vừa có thể tiếp thu. Có khi trong cái vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang
tính cưỡng bức. Hoặc trong q trình bị cưỡng bức văn hố, vẫn có những
yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện. Kẻ đi xâm lược đôi khi lại bị xâm lược
dưới góc nhìn văn hố.

3


CHƯƠNG II. GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA GIỮA VIỆT NAM
VÀ HÀN QUỐC
2.1. Giới thiệu về Hàn Quốc và những đặc trưng văn hóa của Hàn
Quốc

2.1.1. Giới thiệu về Hàn Quốc
Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Korea, là một
trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Tokyo của Nhật Bản và
là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ơn đới, địa hình chủ
yếu là đồi núi và được biển bao quanh. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,210
km vuông (2022). Dân số của Hàn Quốc vào khoảng 51,8 triệu người (2022)
và là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trong số các quốc gia có diện tích
đáng kể. Hàn Quốc được thành lập năm 1948 như một nền dân chủ sau khi
chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn. Kinh tế Hàn Quốc
phát triển vượt bậc từ đó. Phần lớn lực lượng lao động Hàn Quốc làm nông
nghiệp, các loại cây trồng chính là lúa và lúa mạch. Nền cơng nghiệp do một
số tập đồn gia đình lớn chi phối, công nghiệp dệt là cơ sở quan trọng của nền
kinh tế. Hàn Quốc là một trong những nước đứng đầu thế giới về các ngành
cơng nghiệp như đóng tàu, thiết bị điện tử, đồ điện, thép, hoá dầu, xe động cơ,

Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ và theo chế độ cộng hòa tổng
thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Với dân số gần 52 triệu người, Hàn
Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển. Hàn
Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á (2021) và thứ 10 trên thế giới (2021).
Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy
móc, hóa dầu và rơ-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc, WTO,
OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng
lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á, là đồng minh không thuộc

4


NATO của Hoa Kỳ. Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa
bằng chính đặc trưng văn hố của mình.
2.1.2. Những đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc

2.1.2.1. Ẩm thực
Bắt nguồn từ khu vực châu Á, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc có nét tương
đồng với văn hóa ẩm thực Châu Á. Gạo là nguyên liệu chính làm nên nhiều
món ăn. Từ món chính, món phụ hay món tráng miệng như “bánh gạo cay” –
đều được làm từ gạo. Món ăn Hàn Quốc thường mang màu sắc đậm đà, có
hương vị thơm nồng. Đặc biệt, người Hàn Quốc rất u thích những món ăn
có vị cay và nóng. Những món cay là lựa chọn được ưu tiên trong các bữa ăn
khi mùa đơng đến. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc được phân hóa theo mùa. Như
đã nói ở trên, vào mùa đông, những món nướng hay món hầm nóng hởi đi
cùng vị cay cực kì được u thích. Vào mùa hè đến mì lạnh (Naengmyeon)
hay patbingsu đậu đỏ sẽ giúp bạn phần nào xua tan đi cái nóng. Trong văn
hóa ẩm thực của người Hàn, mỡi vùng miền có những loại đặc sản độc nhất
khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác như: Tỉnh Gyeonggi có rượu gạo đạm đà
hương vị truyền thống, hay Ulsan nổi tiếng với món thịt bị nướng Bulgogi,…
Đặc điểm mà bất cứ ai cũng dễ dàng nhận biết được khi đã vài lần
thưởng thức món Hàn chính là kim chi “có mặt” trong mọi bữa ăn, là món ăn
nổi tiếng nhất của người Hàn. Nên không phải ngẫu nhiên mà Hàn Quốc được
mệnh danh là Xứ sở kim chi. Ngồi ra những món ăn nhanh như kimbab,
tokbokki, mì ăn liền,… rất được người dân Hàn Quốc ưa chuộng.
Uống rượu đóng vai trị quan trọng trong sinh hoạt ứng xử của người
Hàn. Người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu.
Nếu ai đó đưa cho bạn một cái ly khơng, bạn phải chờ khi người đó rót cho
bạn một ly rượu đầy. Người trẻ tuổi ln rót rượu cho người lớn tuổi. Nếu
người lớn tuổi trao ly rượu cho người trẻ tuổi, người ấy phải cầm ly bằng cả
hai tay và uống rượu sao cho ly rượu không đối mặt với người lớn tuổi. Khi
5


rót rượu cho ai đó, phải rót bằng tay phải để tỏ rõ phép lịch sự. Loại rượu nổi
tiếng của Xứ sở kim chi mà chúng ta đã quá quen thuộc chính là rượu Soju.

Đến việc sắp xếp, bài trí món ăn trên bàn tưởng như tùy ý “vơ phạt”
nhưng lại tuân theo một “quy tắc ngầm” trong văn hóa ẩm thực của quốc gia
này. Thứ nhất, món chính và món phụ được bày biện độc lập; thứ hai mỡi
người sẽ có một bộ thìa đũa và bát canh riêng của mình, đũa dùng để gắp thức
ăn từ đĩa vào bát và thìa để đưa thức ăn vào miệng. Khi ăn họ không bưng bát
lên mà đặt bát cơm xuống bàn, nguyên nhân của quy tắc này là vì người Hàn
Quốc cho rằng bưng bát lên như thế là thô tục, bất lịch sự, và có vẻ phàm ăn
tục uống. Điều này hoàn toàn trái ngược so với các nước có nền văn hóa
tương đồng trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông
hay Đài Loan.
2.1.2.2. Thời trang
Để chống chọi với mùa đông lạnh giá và mùa hè nóng bức, người Hàn
Quốc đã tìm tịi nhiều loại chất liệu đa dạng để làm trang phục như vải xô, vải
gai, vải bông, lụa,… để tạo nên trang phục truyền thống của mình. Ví dụ tiêu
biểu là vào mùa đơng người Hàn có áo được may từ vải bơng hoặc vải lụa
được nhồi thêm bơng ở trong, cịn mùa hè có áo được may từ vải xô hoặc vải
gai. Hanbok là trang phục truyền thống lâu đời của Hàn Quốc được thiết kế
với những đường nét duyên dáng, tạo nên khí chất thanh cao, quý phải trên
nền các chất liệu như vậy. 
Hanbok luôn là một phần cơ bản trong cuộc sống của người dân Hàn
Quốc trong hơn 5.000 năm qua và có hình dạng, thiết kế thay đổi đa dạng
theo văn hóa sinh hoạt, tình hình xu thế, thẩm mỹ về cái đẹp của thời đại.
Người Hàn Quốc thường thích màu trắng giản dị hơn là những bộ quần
áo màu sắc sặc sỡ nhiều họa tiết và cũng vì tơn sùng màu trắng nên Hàn Quốc
được gọi là “Dân tộc áo trắng” hay “Dân tộc u hịa bình”. Tuy nhiên, tùy

6


theo từng thời kì và địa vị xã hội, người Hàn Quốc cũng mặc những bộ quần

áo có màu sắc sặc sỡ và họa tiết cầu kì.
Tại Hàn Quốc ngày nay người ta thường mặc Hanbok trong dịp đặc
biệt như ngày tết, ngày lễ. Cũng có người mặc Hanbok cách tân vào ngày
thường tuy nhiên phần lớn người Hàn mặc các trang phục hơi hướng phương
Tây mang lại cảm giác hiện đại. Điều này cho thấy người Hàn Quốc với bản
tính sáng tạo và gu thẩm mỹ về thời trang tuyệt vời đã thay đổi để phù hợp
với thời đại.
2.1.2.3. Kiến trúc
Người Hàn Quốc từ xa xưa đã phát triển kỹ thuật xây dựng nhà ở sáng
tạo để thích nghi với môi trường tự nhiên gọi là Hanok. Một đặc điểm riêng
biệt của nhà Hanok là hệ thống làm sưởi sàn nhà để chống lại giá rét mùa
đông được gọi là Ondol. Ondol có nghĩa là hịn đá ấm. Đây là một phương
pháp sưởi ấm rất độc đáo được sử dụng từ trước khi phát triển kĩ thuật xây
nhà Hanok. Phương pháp sưởi Ondol sử dụng hệ thống đường ống dẫn nhiệt
chạy bên dưới sàn gọi là Gudul. Đây là một hệ thống truyền nhiệt khoa học.
Khi bếp nổi lửa hơi nóng từ bếp lị trong nhà bếp đi qua các ống dẫn rồi thốt
ra ngồi bằng đường ống khói.
Một đặc điểm khác của Hanok là Maru – một phong cách kiến trúc
được phát triển để giữ cho ngôi nhà giữa mùa hè nóng và ẩm được thống
mát. Các tấm lót sàn Maru được đặt cách mặt đất một khoảng nhất định, tạo
điều kiện cho khơng khí nóng và khơng khí lạnh được tự do lưu thơng. Có thể
gọi đây là hệ thống điều hòa tự nhiên. Lối kiến trúc sáng tạo và khoa học kết
hợp giữa Ondol và Maru tạo cho ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc một không
gian sống thoải mái, giúp gia chủ giữ ấm trong mùa đông khắc nghiệt và mát
mẻ, thư thái trong cả mùa hè thiêu đốt.
Ngày nay, người Hàn Quốc thường thích sống trong những căn hộ
chung cư hiện đại. Hơn 60% dân số Seoul sống trong các căn hộ chung cư.
7



Tuy nhiên, những tòa nhà cao tầng này vẫn sử dụng phương thức sưởi ấm
Ondol lâu đời, chỉ khác rằng ống khói đã được thay bằng ống nước nóng dưới
sàn nhà. Ngay cả nhà riêng cũng dùng cùng phương pháp như vậy. Hệ thống
sưởi này không chỉ rất thịnh hành ở Hàn Quốc mà gần đây đã dần trở nên
được ưa chuộng ở nhiều quốc gia có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày đêm
lớn.
2.1.2.4. Giao thông
Xe buýt là phương tiện giao thơng chính tại Hàn Quốc. Xe bt ở đây
nhanh chóng, đúng giờ. Hơn thế điểm đợi xe buýt có ở mọi nơi trong thành
phố nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. So với các phương tiện khác, xe
buýt có lợi thế về giá cả nếu chỉ di chuyển một quãng đường ngắn.
Tàu cao tốc hay tàu điện ngầm cũng là phương tiện giao thông của Hàn
Quốc được người dân ưa chuộng. Trong trường hợp phải di chuyển xa và
muốn rút ngắn thời gian di chuyển.
Ở Hàn Quốc khi tham gia các phương tiện cơng cộng thì đều có chỗ ưu
tiên dành riêng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi hay người tàn
tật. Việc xếp hàng chờ, nhường đường cho người xuống trước rồi mới lên, để
điện thoại ở chế độ rung, đi nhẹ nói khẽ nơi công cộng hay sử dụng tai nghe
để không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh,… đã trở thành một
nét văn hóa khi tham gia giao thơng của người dân Hàn Quốc.
2.1.2.5. Tôn giáo
Tôn giáo ở Hàn Quốc cũng là điều đặc biệt. Có khoảng 40% của cơng
dân Hàn Quốc không theo tôn giáo nào, Người theo đạo Cơ đốc chiếm
khoảng 30% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18%, Công giáo 12%), 23%
là Phật tử, 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% cịn lại theo các tơn giáo khác. Tại
Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân
số). Những nghi lễ cổ truyền vẫn cịn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng
hiện nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân
8



Hàn Quốc, dù tín đồ của đạo Khổng chiếm số lượng khiêm tốn trong bảng tôn
giáo của đất nước này.
2.1.2.6. Chữ viết
Ngơn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Khác với
chữ viết của các nước vùng Đông Á, hangeul – chữ viết chính của người Hàn
Quốc sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 ký tự, 24 ký tự đơn và 27 kí tự kép.
Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ.
2.1.2.7. Ngày Lễ Tết
Cho đến đầu thế kỷ 20, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia nông nghiệp và
chủ yếu sử dụng lịch âm. Do vậy, ở Hàn Quốc có rất nhiều sự kiện cầu
nguyện cho sự thịnh vượng của nông nghiệp. Những ngày lễ và lễ hội ở Hàn
Quốc thường được tính theo lịch âm và gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng dân
gian. Trong ngày Tết âm lịch (ngày 1 tháng 1 âm lịch) là ngày đầu tiên của
năm mới, người Hàn Quốc thường ăn canh bánh gạo, gọi là “Tteokguk”. Đó
là lý do tại sao ăn canh bánh gạo được cho là thêm một tuổi nữa. Vào ngày
này, cịn có phong tục là quỳ lạy chúc người lớn trường thọ được gọi là
Sebae. Người được lạy sau đó sẽ phát tiền mừng tuổi cho trẻ em, và tiền này
được gọi là Sebaetdon.
Ngày 15 tháng 1 âm lịch, hay còn được gọi là rằm tháng Giêng, mọi
người ăn “Ogokbap”, cơm được nấu từ năm loại ngũ cốc và dùng với các loại
rau trộn. Mỗi vùng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên vào dịp này người dân
Hàn Quốc thường tổ chức chơi trò chơi thể hiện ước nguyện về mùa màng bội
thu và cuộc sống hịa thuận đồn kết.
Ngày Tết Trung thu, gọi là “Chuseok”, được tổ chức vào ngày 15 tháng
8 âm lịch. Vào Tết trung thu, ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, các thành viên
trong gia đình lại quây quần bên nhau và cùng cúng bái tổ tiên bằng lương
thực và hoa quả mới thu hoạch trong năm. Đây chính là mùa thu hoạch các
9



loại ngũ cốc nên thực phẩm rất đa dạng và phong phú. Có câu nói rằng: “Hãy
vẹn tồn giống như ngày rằm trung thu, không thừa cũng không thiếu”.
2.1.2.8. Âm nhạc
K-pop chính là viết tắt của cụm từ “Korean pop” hoặc “Korean Popular
music”. Đây chính là một thể loại âm nhạc đến từ đất nước Hàn Quốc, bao
gồm nhiều thể loại nhạc khác nhau từ nhạc hip-hop, rock, R&B và cả nhạc
điện tử. Mặc dù nhạc pop đã được ra đời từ khá lâu, ngay cả ở Hàn Quốc, thể
loại K-pop cũng được biết đến từ những năm 1950, tuy nhiên phải từ những
năm 2000 K-pop mới thực sự bắt đầu phát triển rầm rộ và đạt được những
tiếng vang vô cùng to lớn như ngày hôm nay. Những nghệ sĩ và nhóm nhạc
tiêu biểu của K-pop có thể kể đến như ca sĩ PSY với bài hát nổi tiếng
Gangnam Style hay những nhóm nhạc như Bigbang, Blackpink, BTS, SNSD,
2NE1,… luôn nhận được sự thu hút đông đảo từ hàng triệu người hâm mộ
trên khắp thế giới.
2.1.2.9. Điện Ảnh
Năm 1997, bộ phim “Tình u là gì?” sau khi phát sóng trên đài CCTV
đã nhanh chóng chiếm vị trí thứ 2 trong danh sách các sản phẩm video nhập
khẩu từ nước ngồi được u thích nhất trong lịch sử của Trung Quốc, và kể
từ đây, thuật ngữ : “Hallyu” chỉ làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã chính thức
xuất hiện. Năm 2003, bộ phim “Bản tình ca mùa đơng” phát sóng trên kênh
NHK của đài truyền hình quốc gia Nhật Bản đã gây được tiếng vang rất lớn,
một trong số những trường quay của bộ phim, đảo Nami cũng trở thành địa
điểm du lịch không thể bỏ qua của khách du lịch Nhật Bản. Từ làn sóng
Hallyu, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã phát triển hơn một bước, trở
thành một loại hình độc lập gọi là K-drama và ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm trên toàn thế giới.
Điện ảnh Hàn Quốc là một trong những thị trường điện ảnh tự hào có
quy mơ lớn trên thế giới. Theo thống kê từ Hiệp hội điện ảnh Mỹ (MPAA),
10



năm 2018, điện ảnh Hàn Quốc đạt quy mô 1,6 tỉ USD trong tổng số 41,1 tỉ
USD của thị trường điện ảnh toàn cầu, đứng thứ 5 thế giới sau Bắc Mĩ, Trung
Quốc, Nhật Bản và Anh. Hàn Quốc cũng đứng thứ 1 thế giới về số lần xem
phim điện ảnh bình quân trong năm trên đầu người, tỉ lệ khán giả xem phim
trong nước sản xuất đạt tới 51%. Năm 2019, bộ phim “Ký sinh trùng” của đạo
diễn Bong Joon-ho trở thành tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Hàn Quốc giành
được giải thưởng Cành cọ vàng tại liên hoan phim Cannes trong lịch sử điện
ảnh Hàn Quốc, tiếp sau đó là 4 giải thưởng quan trọng trong lễ trao giải Oscar
năm 2020 tại Mỹ, giúp cho sự quan tâm của khán giả toàn thế giới đến nền
điện ảnh Hàn Quốc được nâng cao hơn một bước.
2.1.2.10. Thể thao và Du lịch
Hàn Quốc đã có một nền văn hóa thể thao dựa trên nghệ thuật rất phát
triển từ thời cổ đại. Đã có nhiều các hoạt động vận động, ca múa trong các
buổi lễ tế trời và cúng bái thần linh, trong đó có các hoạt động thể chất liên
quan đến võ thuật, bắn cung, cưỡi ngựa, Taekkyeon (võ truyền thống của Hàn
Quốc), đấu vật, Chajeon nori. Ngoài ra, người Hàn Quốc đã duy trì và nâng
cao thể chất thơng qua các trị chơi dân gian khác nhau. Thể thao Hàn Quốc
cũng đã giành được những thành tích nổi bật trong các giải thi đấu quốc tế. Ở
bộ môn bóng đá, đội tuyển quốc Hàn Quốc đã lập nhiều kỷ lục, điển hình như
lọt vào vịng Bán kết Wolrd Cup lần thứ 17 tại Hàn Quốc - Nhật Bản năm
2002. Hay như ở bộ môn bắn cung, đây được coi là “mỏ vàng” số 1 của quốc
gia này tại các kỳ Olympic, khơng có bất cứ đội tuyển nào vượt qua được Hàn
Quốc ở bộ môn này về số huy chương Olympic giành được (41 huy chương
các loại, trong đó có tới 25 huy chương vàng), tất cả đều giành được kể từ
năm 1984. Từ khi Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc ra đời (15/8/1945), nền thể
thao của Hàn Quốc đã đạt được những thành quả vượt bậc. Đặc biệt, kể từ sau
Thế vận hội Mùa hè lần thứ 21 tổ chức năm 1976 tại Montreal và Thế vận hội
Mùa hè lần thứ 23 tổ chức năm 1984 tại Los Angeles, Hàn Quốc đã vươn lên

duy trì là cường quốc về thể thao nằm trong mười nước có nền thể thao mạnh.
11


Điều này có thể thấy qua việc các cuộc thi lớn trên thế giới như Thế vận hội
Mùa hè, Thế vận hội Mùa đơng, Giải vơ địch bóng đá thế giới, Đại hội thể
thao châu Á, Đại hội thể thao sinh viên thế giới, Giải Vô địch Điền kinh Thế
giới,… đều đã được tổ chức tại Hàn Quốc.
Nhắc đến du lịch, trong số những địa điểm nổi tiếng của Hàn Quốc, có
nhiều di sản văn hóa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc được bổ sung thêm các giá
trị hiện đại, đồng thời cũng có rất nhiều khơng gian đầy tính hiện đại nhưng
lại được thổi hồn thêm thông qua những yếu tố truyền thống. Đối với người
bản địa, đây vừa là không gian sinh hoạt đầy hơi thở cuộc sống, lại vừa là di
sản văn hóa q báu, cịn đối với du khách nước ngồi, đây chính là nơi bắt
đầu của hành trình du lịch khám phá xứ sở kim chi. Một số địa điểm bạn
không thể bỏ qua khi đến Hàn Quốc du lịch có thể kể đến như thủ đô Seoul,
đảo Jeju, đảo Cheongsando hay Điện Donggung và hồ Wolji,…

(Kim chi – món ăn truyền thống nổi tiếng của người dân Hàn Quốc)

12


(Hanbok – trang phục truyền thống nổi tiếng của người dân Hàn Quốc)

(Hình ảnh một show diễn lớn của Blackpink – nhóm nhạc nữ của Hàn Quốc)

13



(Hình ảnh 2 VĐV của Đồn thể thao Hàn Quốc ăn mừng sau khi giành được tấm huy
chương vàng bộ môn bắn cung tại Olympic Tokyo 2020)

2.2. Những biến đổi của văn hóa Việt Nam dưới tác động của giao
lưu tiếp biến văn hóa với Hàn Quốc
Trước hết, hình thức giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam và Hàn
Quốc diễn ra theo 2 hình thức, đó là: cưỡng bức và tự nguyện.
Hình thức cưỡng bức diễn ra trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, do
sự đàn áp của quân đội Hàn Quốc (hơn 300.000 quân) với tư cách là đồng
minh của Hoa Kỳ. Quá trình giao lưu văn hóa cưỡng bức này diễn ra chậm,
khơng sâu sắc và khơng có q nhiều ảnh hưởng.
Hình thức tự nguyện diễn ra ngày càng mạnh mẽ và có nhiều ảnh
hưởng kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức ký thiết lập quan hệ ngoại
giao ngày 22/12/1992. Hai quốc gia cũng đã bắt đầu nâng cấp mối quan hệ
lên thành “Đối tác chiến lược” kể từ năm 2009, và dự kiến sẽ được nâng cấp

14


lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện” vào năm 2022 nhân dịp kỷ niệm 30
năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
2.2.1. Ẩm thực
Khơng khó để chúng ta bắt gặp những quán ăn, những nhà hàng Hàn
Quốc trên các con phố lớn ở Hà Nội cũng như một số các tỉnh thành khác của
Việt Nam. Từ những qn ăn phục vụ các món ăn bình dân như mì cay, mì
tương đen, mì lạnh, kimbab, tokbokki,… cho đến những nhà hàng phục vụ
các món ăn cao cấp hơn như món nướng BBQ hay các món hải sản được đánh
bắt từ vùng biển của Hàn Quốc mang về Việt Nam (cua càng xanh, tơm
Jumbo),... Kim chi, một món ăn truyền thống của người Hàn, giờ đây đã len
lỏi vào các bữa cơm gia đình của người Việt. Các loại sâm hay nấm linh chi

của Hàn Quốc cũng được người Việt ưa chuộng và sử dụng. Lễ hội Văn hóa
ẩm thực Việt – Hàn (K-Food Fair Vietnam) là chương trình thường niên được
tổ chức từ năm 2008, được đông đảo người yêu mến văn hóa Hàn Quốc ở
Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ đón nhận và hưởng ứng.

2.2.2. Thời trang
Kể từ khi Hàn lưu du nhập vào Việt Nam, thời trang Hàn Quốc đã dần
trở thành xu hướng, chuẩn mực về phong cách thời trang đối với không chỉ
giới trẻ mà còn cả những người trung niên ở Việt Nam. Cũng giống như các
quán ăn hay nhà hàng Hàn Quốc, các cửa hàng thời trang theo phong cách
Hàn Quốc cũng khơng khó để chúng ta bắt gặp hay tìm kiếm. Cùng với đó,
các trang mua bán trực tuyến về thời trang Hàn Quốc cũng xuất hiện ngày
một nhiều. Hiện nay, phương thức thanh toán qua mạng internet
(internetbanking) đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, mọi người có thể dễ dàng
ngồi ở Việt Nam để chọn mua hàng hóa từ các trang web của nước ngồi
(Hàn Quốc có các trang web mua và bán nổi tiếng như Gmarket, Daum,…).
Thời trang Hàn Quốc được cho là phù hợp với thị hiếu và phong cách của
15


người Việt, với nhiều mẫu mã tạo sự thanh lịch và phong phú đã thu hút được
nhiều tầng lớp khách hàng Việt Nam. Chủ của các cửa hàng thời trang Hàn
Quốc cho biết những khách hàng trẻ thường ưa chuộng những bộ đồ mặc ở
nhà, giày dép mang phong cách trẻ trung và năng động, ngược lại với khách
hàng độ tuổi trung niên hay dân công sở lại ưa chuộng các bộ đồ sang trọng
và quý phái.
2.2.3. Kiến trúc
Trong vài năm trở lại đây, phong cách kiến trúc Hàn Quốc được rất
nhiều người Việt Nam ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi vì tính tiện lợi, đảm
bảo mọi nhu cầu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia chủ và các thành

viên trong gia đình. Với tiêu chí ưu tiên sử dụng sản phẩm nội thất đa năng,
phong cách này khai thác tối đa tính thoải mái và tiện nghi, đặc biệt là cho
phòng ngủ. Phong cách kiến trúc của Hàn Quốc còn gây ấn tượng với nét tối
giản nhưng khơng hề nhàm chán. Những thiết kế kiểu Hàn nhìn qua có vẻ nền
nã, tinh gọn nhưng vẫn tạo được điểm nhấn trẻ trung và độc đáo, mang tới sự
lôi cuốn riêng biệt đến mọi tầng lớp lứa tuổi.
Keangnam 72 Hanoi Landmark Tower – tòa tháp cao nhất Việt Nam
(2010 – 2018), tọa lạc trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội. Là một cơng trình kiến trúc tiêu biểu do Tập đoàn Keangnam (Hàn
Quốc) tư vấn, thiết kế, xây dựng và vận hành cơng trình.
2.2.4. Giao thông
Hàn Quốc là một trong những nền công nghiệp ô tô hàng đầu trên thế
giới hiện nay. Ở Việt Nam, trên đường phố, chúng ta rất dễ dàng có thể bắt
gặp những chiếc xe đến từ Hàn Quốc của hãng Hyundai hay của hãng KIA,
đây đều là những hãng xe lớn của thế giới. Người Việt luôn dành một sự quan
tâm đặc biệt đến các hãng xe của Hàn Quốc, đơn giản là vì giá cả hợp lý,
trang bị cũng như cập nhật rất nhiều các tính năng theo xu thế của công nghệ

16


hiện đại ngày nay. Các hãng xe của Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là một thị
trường lớn và đầy tiềm năng.
2.2.5. Âm nhạc
Sự bùng nổ của K-pop đã lan tỏa đến mạnh mẽ đến với các thị trường
âm nhạc khác trên tồn cầu, Việt Nam chúng ta khơng phải ngoại lệ. Với sự
bùng nổ của công nghệ số, các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, hay các nền
tảng xem video trực tuyến thì K-pop càng coi đây là một thời cơ vô cùng
thuận lợi để mang âm nhạc Hàn Quốc đến với các khán giả thế giới nói chung
và các khán giả Việt Nam nói riêng.

Người yêu K-pop tại Việt Nam không chỉ say mê những giai điệu hay
những ca từ của bài hát, mà họ còn say mê cả vẻ bề ngồi của ca sĩ hay nhóm
nhạc đó. Từ nhan sắc, cho đến phong cách ăn mặc, trang điểm,… Tất cả như
được hòa trộn vào để tạo nên một cộng đồng những người u thích văn hóa
K-pop tại Việt Nam. Những cụm từ mà những người hâm mộ gọi thần tượng
Hàn Quốc của mình là “idol” hay “oppa” đang vô cùng phổ biến thịnh hành.
Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của K-pop ở khu
vực Châu Á. Minh chứng là việc rất nhiều các sự kiện về âm nhạc của Hàn
Quốc đã, đang và sẽ tổ chức tại Việt Nam. Khi dịch bệnh COVID-19 đã dần
được kiểm sốt thì hứa hẹn trong thời gian sắp tới các sự kiện lớn nhỏ của Kpop sẽ lại đặt chân đến Việt Nam. Hay minh chứng tiếp theo có thể thấy như
các ca sĩ hay các thần tượng âm nhạc Hàn Quốc giao lưu trực tiếp, trực tuyến
với những người hâm mộ ở Việt Nam, thậm chí là gửi những lời chào hay
những câu nói bằng tiếng Việt cũng đã cho thấy K-pop đang ảnh hưởng lớn
như thế nào đến thị trường âm nhạc Việt Nam. Minh chứng cuối cùng chúng
ta có thể thấy là các trang nghe nhạc trực tuyến của Việt Nam như MP3 Zing,
Nhaccuatui,… hay một số nền tảng nghe nhạc trực tuyến của nước ngồi xuất
hiện tại Việt Nam ln có một bảng xếp hạng riêng, những album riêng cho
thể loại K-pop để phục vụ những người yêu âm nhạc Hàn Quốc tại Việt Nam.
17


2.2.6. Điện ảnh
Những bộ phim của Hàn Quốc được trình chiếu trên Đài truyền hình
Việt Nam, trên các cụm rạp chiếu phim hay trên các nền tảng xem phim trực
tuyến, đã đem đến cho khán giả Việt sự thích thú và yêu mến đặc biệt. Văn
hóa Hàn Quốc đã chọn cách thâm nhập vào Việt Nam rất nhẹ nhàng. Từ phim
ảnh mà ẩm thực, thời trang, mỹ phẩm hay âm nhạc,… của Hàn Quốc cũng đã
được người Việt biết đến và đón nhận.
Các đạo diễn, các nhà làm phim của Việt Nam chúng ta cũng đã học
hỏi những đạo diễn, những nhà làm phim của Hàn Quốc về cách xây dựng nội

dung phim, xây dựng nhân vật, cách quay và dựng phim,… để mang đến
những bộ phim, những cảnh quay hay, đẹp và lôi cuốn tới khán giả.
Hiện nay, các bộ phim truyền hình của Việt Nam đang được các khán
giả đón nhận một cách vơ cùng tích cực. Có thể kể đến một số những bộ phim
được các khán giả Việt ưa thích như: “Sống chung với mẹ chồng”, “Về nhà đi
con”, “11 tháng 5 ngày”, “Thương ngày nắng về” hay “Lối về miền hoa”,…
Cùng với đó, các bộ phim ngắn của Việt Nam luôn nhận được rất nhiều các
phản hồi tích cực từ người xem và đặc biệt những bộ phim này cũng được
tham gia tranh cử tại các lễ trao giải điện ảnh uy tín của thế giới.
Việt Nam – Hàn Quốc trong quá khứ đã có những lần cùng hợp tác để
sản xuất phim, có thể kể đến phim “Tuổi thanh xuân”. Trong phim, các bối
cảnh quay đều được quay ở cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc với mục đích là để
quảng bá cho du lịch của cả hai quốc gia.
Bên cạnh đó, các show truyền hình thực tế của Hàn Quốc cũng phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam, sự ảnh hưởng lớn từ “Running Man” – một
chương trình truyền hình thực tế của Hàn Quốc đã từng sang Việt Nam ghi
hình và chứng tỏ sức hút khi được đơng đảo giới trẻ đón nhận. Hàng loạt
show truyền hình thực tế của Hàn Quốc được các nhà sản xuất Việt Nam mua

18


bản quyền làm lại như: “Bố ơi mình đi đâu thế”, “Ăn đi rồi kể”, “Giọng ải
giọng ai”, “Chạy đi chờ chi?” hay “Sao nhập ngũ”,…
2.2.7. Thể thao và Du lịch
Trong lĩnh vực thể thao, Hàn Quốc luôn tạo điều kiện, cũng như đây là
một đất nước phù hợp để các đội tuyển thể thao của Việt Nam chúng ta có thể
sang tập huấn và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực thể thao của nước bạn.
Vào cuối năm 2017, ông Park Hang-seo được bổ nhiệm làm HLV của Đội
tuyển U23 nam Quốc gia và Đội tuyển nam Quốc gia Việt Nam, qua gần 5

năm dưới sự dẫn dắt của ông và ban huấn luyện, cả 2 Đội tuyển của chúng ta
đã dành được rất nhiều thành công vang dội và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục gặt hái
được những thành quả vô cùng to lớn trong những chặng đường tiếp theo.
Trong lĩnh vực du lịch, với việc các hãng hàng không của Việt Nam và
Hàn Quốc liên tục khai trương các chặng bay giữa hai nước hay các công ty
du lịch lữ hành mang đến cho khách hàng những gói tour vơ cùng hấp dẫn thì
Xứ sở kim chi đã và đang trở thành một điểm đến vô cùng yêu thích của
người Việt. Năm 2019 – trước khi dịch COVID-19 bùng phát, được coi là một
năm thành công của hoạt động giao lưu du lịch giữa Việt Nam – Hàn Quốc
với sự tăng trưởng vượt bậc lượng khách du lịch tới cả hai quốc gia. Tính đến
hết tháng 11 năm 2019, số lượng khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc đã
đạt hơn 521.000 lượt, tăng khoảng 21.9% so với cùng kỳ năm 2018. Ở chiều
ngược lại, lượng khách du lịch Hàn Quốc đến với Việt Nam đã đạt hơn 3,86
triệu lượt, tăng khoảng 24% so với cùng kỳ năm 2018 và là thị trường quan
trọng thứ 2 của du lịch Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.
2.2.8. Giáo dục và Lao động
Trải qua quá trình nỗ lực hợp tác cùng với sự phát triển ngày càng
nhanh và mạnh mẽ, hoạt động liên kết giáo dục đào tạo và trao đổi, giao lưu
giữa Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng đạt được những kết quả ấn tượng. Việt
Nam là quốc gia có số du học sinh tại Hàn Quốc lớn thứ hai với gần 40 nghìn
19



×