Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận giao tiếp sư phạm, nguyên tắc giao tiếp sư phạm và biện pháp thực hiện của giảng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.24 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp trồng người, giao tiếp giữa con người với con người
trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm.Hay nói cách khác giao
tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trao đổi thông tin giữa giáo viên/giảng
viên – học sinh/sinh viên, giữa Giáo viên với giáo viên, và giữa giáo viên với
các lực lượng giáo dục.Các thầy cô giáo càng cần phải có kỹ năng giao tiếp,
nguyên tắc giao tiếp tốt. Đó không chỉ là phương tiện để truyền đạt những nội
dung của bài giảng. Mà còn là con đường để tạo nên sự kết nối giữa giáo viên và
học trò. Vậy nên, ngồi giao tiếp chung chung, mỗi thầy cơ giáo tương lai cịn
phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp sư phạm.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người thì giao
tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng và hàng đầu, là những tri thức
cơ bản và nền tảng tác động tích cực đến tâm lý và nhân cách của chúng ta góp
phần vào q trình xây dựng và phát triển xã hội, đất nước.Để hoạt động giáo
dục đạt được hiệu quả cao thì người giáo viên hay giảng viên cần có những
nguyên tắc giao tiếp sư phạm và biện pháp thực hiện của giảng viên hợp lý
nhằm đảm bảo đạt kết quả cao trong hoạt động dạy và học.
Xuất phát từ lý do đó, tơi lựa chọn đề tài: “Ngun tắc giao tiếp sư phạm
và biện pháp thực hiện của giảng viên” với mục đích tìm hiểu hệ thống những
quy tắc chỉ đạo, định hướng hệ thống thái độ và hành vi ứng xử của giảng viên
đối với sinh viên. Từ đó tìm hiểu các biện pháp thực hiện của giảng viên trong
giao tiếp sư phạm.


NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP SƯ PHẠM
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Trong thực tế giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội, chủ thể giao tiếp
không phải lúc nào cũng thành cơng, cũng đạt mục đích đề ra. Có rất nhiều


nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là do không nắm vững và thực
hiện đúng các nguyên tắc trong giao tiếp.
Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng
thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương
pháp,phương tiệngiao tiếp của cá nhân.
Nguyên tắc giao tiếp mang tính bền vững và tương đối ổn định, có
tácdụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của
cánhân trong quan hệ giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp là kim chỉ nam cho quan
hệgiao tiếp ứng xử, nó được hình thành từ thói quen và từ vốn kinh nghiệm
cánhân và được rèn luyện trong hoạt động. Nền tảng của nguyên tắc giao tiếp
giữangười với người là “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Giao tiếp sư phạm cũng tuân thủ các nguyên tắc của giao tiếp nói chungvà
thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn các đặc trưng và yêu cầu của hoạt động sư
phạm.Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là hệ thống những quy tắc chỉ đạo, định
hướng hệ thống thái độ và hành vi ứng xử của giảng viên đối với sinh viên và
ngược lại.
Nguyên tắc giao tiếp sư phạm thể hiện đạo lý trong quan hệ giữa
conngười với con người mà cụ thể là giảng viên và sinh viên. Đồng thời, thể
hiệnđặc trưng của hoạt động sư phạm để đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt
2


đượcmục đích và hiệu quả mong muốn.
Mức độ quán triệt và thực hiện nguyên tắc sư phạm phụ thuộc vào
kinhnghiệm của giảng viên, những thói quen và phong tục tập quán vùng miền
nơihoạt động sư phạm điễn ra. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm còn dựa trên nền
tảng tư tưởng: Tất cả vì sự tiến bộ của sinh viên.
1.1.2. Một số nguyên tắc giao tiếp sư phạm
1.1.2.1. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp
Giảng viên phải đảm bảo là tấm gương về mọi mặt khi tiếp xúc với

sinhviên. Vì thế khi tiếp xúc, sinh viên bị tác động mạnh mẽ của giảng viên nên
cóthể bắt chước kế cái hay cái không hay. Trong lý luận Tâm lý học và Giáo dục
học đều khẳng định phương tiện chủ yếu của người thầy là nhân cách của
chínhhọ. Vì thế, giảng viên phải mẫu mực để giáo dục sinh viên. Giảng viên
được coilà linh hồn của nhà trường, là những tấm gương sáng để sinh viên noi
theo.
Đảm bảo tính mơ phạm trong giao tiếp thể hiện ở các yêu cầu cụ thể sau:
- Sự mẫu mực về trang phục, hành vi, cử chỉ và cách nói năng.. tất cả
đềuđáp ứng yêu cầu của hành vi giao tiếp có văn hố. Lời nói và việc làm
thốngnhất với nhau, lời nói và cử chỉ ln đúng u cầu giáo dục, đảm bảo tính
sưphạmtrong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động.
- Thái độ và biểu hiện qua hành vi phải phù hợp với nhau, không để
cónhững mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi khi tiếp xúc với sinh viên. Cần
thểhiện thái độ tôn trọng, quy mến bằng sự vui vẻ, hoà nhã với sinh viên.
- Khi sử đụng ngôn ngữ cần dùng từ ngữ phù hợp với tình huống, nộidung
và đối tượng giao tiếp. Những tình huống khó xử phải khoan dung và nhânhậu.
Những tình huống nhạy cảm phải tế nhị, khéo léo. Những tình huống khókhăn
phải bình tĩnh và sáng suốt.
1.1.2.2 Tơn trọng nhân cách sinh viên
3


- Nghĩa là tôn trọng tất cả các quyền của sinh viên, tơn: trọng những
đặcđiểm riêng như cá tính, khả năng nhận thức, hồn cảnh riêng...
- Là tơn trọng sự bình đẳng về mọi mặt với tư cách là một cá nhân.
Đặcbiệt, không được nhận xét sinh viên một cách tuỳ tiện, khơng được phán xét
sinhviên khi chưa có đầy đủ thông tincần thiết.
- Sự tôn trọng được thể hiện ở:
+ Ln lắng nghe sinh viên, khuyến khích sinh viên thể hiện hết những
gìmuốn nói ra. Khơng cậy mình là giảng viên để dừng lời sinh viên khi họ

chưanói xong, khơng có các cử chỉ, điệu bộ tỏ ra khơng chăm chú hay khơng
muốnnghe sinh viên nói.
+ Biết thể hiện những biểu cảm phù hợp với nội dung sinh viên trình
bày,biểu hiện tơn trọng những gì nghe được. Có thái độ chân thành, khích lệ
sinhviên nói và chia sẻ những gì họ nói ra.
+ Biểu hiện sự tơn trọng thơng qua cách sử dụng từ ngữ mô phạm
tronggiao tiếp, không đùng các từ khích bác hay có những ngơn từ thể hiện sự
coithường sinh viên.
+ Hành vi trong giao tiếp biểu hiện sự khoan hồ nghĩa là có sự cân
bằnggiữa ngôn ngữ và hành vi, cử chỉ, điệu bộ; không có những hành vi thái
qtrước sinh viên.
+ Dù ở tình huống nào trong giao tiếp với sinh viên cần phải có trang
phụcphù hợp với nội dung và hồn cảnh giao tiếp, đảm bảo lịch sự, đàng hồng.
Tơn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp cũng là tôn trọng nhân cách
củachính mình. Cổ nhân đã dạy: “Muốn nhận của người cái gì thì hãy cho người
ta cái đó”.
1.1.2.3. Có thiện ý trong giao tiếp
Thiện ý trong giao tiếp là thể hiện đạo đức của người tham gia giao tiếp.
4


Đâychính là cái tâm, lịng thiện, tính thiện, sự nhân hậu,...là phẩm chất đạo đức
củacon người trong quan hệ với người khác.
Người giảng viên có thiện ý trong giao tiếp với sinh viên là luôn nghĩ
đếnđiều tốt và làm điều tốt cho sinh viên, luôn tin tưởng và dành những tình cảm
tốtđẹp cho sinh viên-với mong muốn làm sao đem lại niềm vui cho sinh viên.
Luôn tôn trọng sinh viên cũng là biểu hiện của thiện ý. Khi tôn trọng
sinhviên, giảng viên ln tìm mọi cách để có được những tri thức hiện đại nhất,
phùhợp nhất để trang bị cho sinh viên giúp họ vươn lên, biết vui mừng với sự
tiếnbộcủa họ. Luôn khách quan trong nhận xét, đánh giá sinh viên. Những đánh

giáphải mang tính chất động viên, khuyến khích sinh viên vươn lên để xứng
đángvới lịng tin giảng viên mong đợi. Sự đánh giá cơng bằng có tính chất
khuyếnkhích đó đã nâng con người lên cao hơn cái hiện có một chút, tạo cho họ
có mộtsức bật vươn lên phía trước, giúp họ gặt hái được thành cơng đồng thời
vươngtới sự hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Thiện ý chính là sự tạo niềm tin cho
sinh viênvào sự khách quan, công bằng của giáng viên, nhăm xây dựng quan hệ
tốt đẹpgiữa giảng viên và sinh viên. Thiện ý thể hiện ở sự khéo kéo đối xử với
sinhviên còn gợi là khéo léo đối xử sư phạm. Có nhiều tình huống khó xử nhưng
vớithiện ý, giảng viên có thể giải quyết ổn thoả vì sinh viên tin vào sự cơng
minhcủa giảng viên. Có thiện ý thì giảng viên khi xử lý các mối quan hệ sẽ
khôngthành kiến. Khi sinh viên có sai sót trong học tập hoặc trong rèn luyện,
giảngviên có thể trách phạt hoặc cho điểm thấp. Nhưng với thiện ý mong muốn
sinhviên mình vươn lên thì họ khơng bao giờ thành kiến với những sai sót trước
đâycủa sinh viên.
1.1.2.4. Đồng cảm trong giao tiếp
Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm là biết cảm thông với sinh viên.
Biếtđặt mình vào vị trí của sinh viên, biết sống trong tâm trạng của sinh viên để
hiểuvà thông cảm với sinh viên. Do đó, giảng viên có cách ứng xử phù hợp với
dặcđiểm tâm lý của sinh viên và có biện pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu
5


giáodục cũng như đặc điểm của sinh viên.
Sự đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật giữa giảng viên và sinh viên
làmcho bầu khơng khí tâm lý của hoạt động sư phạm trở nên chân thành, thoải
mái.Đồng cảm là cơ sở hình thành hành vi ứng xử nhân hậu, khoan dung của
giảngviên đối với sinh viên, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của
sinhviên.
Sự đồng cảm không những giúp giảng viên hiểu được sinh viên mà
cịncảm hóa được sinh viên. Đây là phương pháp giáo dục có hiệu quả trong

hoạtđộng sư phạm. Ngược lại, nêu khơng có sự đồng cảm có thể làm giảm tác
dụngcủa giáo dục.
Nếu giữa giảng viên và sinh viên có sự đồng cảm với nhau sẽ rút
ngắnđược khoảng cách giao tiếp để gần gũi nhau, cởi mở và gắn bó với nhau
hơn.Điều đó giúp cho giảng viên và sinh viên hiểu biết về nhau nhiều hơn, đầy
đủ hơn, giúpgiảng viên nhanh chóng tìm ra và lựa chọn cách ứng xử cho phù
hợpvới nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên đồng thời có các quyết định phù
hợpvới sinh viên, với thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện tốt các
quyếtđịnh mà giảng viên đưa ra. Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu giáo
dục,điều đó có nghĩa là q trình giao tiếp sư phạm thành công.
Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm luôn thống nhất và tác động qua lại
lẫnnhau trong quá trình giải quyết các tình huống giao tiếp sư phạm cụ thể.
Thựchiện tốt các nguyên tắc này trong q trình giao tiếp với sinh viên, giảng
viên sẽhồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình.
1.2. Các biện pháp thực hiện nguyên tắc giao tiếp sự phạm của giảng
viên
Trong “Bảy nguyên tắc dạy tốt ở bậc đại học” do Arthur W. Chickeringvà
Zelda F. Gamson xây dựng và được Hiệp hội các trường Đại học Hoa Kỳ
phổbiến vào năm 1987, nguyên tắc đầu tiên được nêu ra đó là: Tăng cường giao
6


tiếpgiữa giảng viên và sinh viên. Các nguyên tắc còn lại: a) Khuyến khích các
hoạtđộng hợp tác trong sinh viên; b) Khuyến khích sinh viên sử dụng phương
pháphọc tập tích cực; c) Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời; d) Coi trọng yếu
tố thời gian; e) Kỳ vọng nhiều đối với sinh viên; g) Tôn trọng sự khác biệt về
nănglực và phương pháp học tập của sinh viên.
Tăng cường giao tiếp giữa giáng viên và sinh viên trong và ngồi lớp
họccó mục đích tạo nên một mơi trường sư phạm thây trị thân thiện, sinh viên
tíchcực học tập. Trong giao tiếp, giảng viên hiểu được tâm tư nguyện vọng của

sinhviên, trình độ, năng lực học tập. Qua giao tiếp với thầy, sinh viên sẽ có tình
cảmkính trọng thây, học tập noi gương thầy, được thầy chỉ bảo sẽ có ý thức học
tậptốt hơn và biết định hướng cho tương lai. Các biện pháp cần áp dụng:
Cố gắng nhớ tên sinh viên càng nhiều càng tốt; Có lịch tiếp sinh viên tại
nơi làm việc; Gặp gỡ sinh viên trong giờ nghỉ hoặc sau giờ lên lớp; Tham dự các
hoạt động chính khố và ngoại khố của tập thể sinh viên; Giúp sinh viên giải
quyết các thắc mắc về khoa học, nghiệp vụ, chunmơn trong và ngồi chương
trình học tập; Tư vấn cho sinh viên về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng
nghiệp; Khuyến khích sinh viên nêu ý kiến thắc mắc, trình bày quan điểm
họcthuật của cá nhân; Trao đổi với sinh viên về mục tiêu học tập và hướng phân
đấu và chia sẻkinh nghiệm của bản thân.
Dưới đây là những chỉ dẫn cụ thể và thiết thực cho người giảng viên
tronghoạt động giảng dạy.
1.2.1. Cách ứng xử của giảng viên
Cách ứng xử được xem là có hiệu quả của người giảng viên trong tổ
chứchoạt động dạy học đó là:
-Nhiệt tình giáng dạy; Vui vẻ, lạc quan.; Hài hước, tế nhị; Làm chủ bản
thân; Công bằng, khách quan; Kiên trì; Thơng cảm chia sẻ với sinh viên; Thân
thiện, gần gũi, hòa nhã; Sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn; Khen
7


ngợi, khích lệ sinh viên; Hài lịng với sự cố gắng của sinh viên; Phê bình nhẹ
nhàng, thiện chí khi sinh viên mắc khuyết điểm; Phát huy tính tích cực học tập
của sinh viên; Có kế hoạch hoạt động và được tơ chức tốt; Bài giảng có nhiều
thơng tin mới; Giải thích, chứng minh sinh động, Tõ ràng, mạch lạc; Khuyến
khích sinh viên giải quyết vấn đề; Dự đốn được các khó khăn của sinh viên để
giúp đỡ họ giải quyết.
Cách ứng xử trong giảng dạy của giảng viên được có là khơng hiệu quả:
- Mệt mỏi, uễ oải ; Chán nản, bị quan; Quá nghiêm khắc hoặc hài hước

thái quá; Mắt bình tĩnh, bối rối, cáu gắt; Thiên vị, vụ lợi; Nóng vội; Chấp nhặt,
châm chọc; Xa lánh, cách biệt; Không để ý đến yêu cầu của sinh viên, không
hoặc miễn cưỡng giúp đỡ; Chê bai, bắt bẻ sinh viên; Nghĩ ngờ động cơ học tập
của sinh viên.; Khiển trách đai dẳng, giểu cợt, chê bai ác ý; Không biết khuyến
khích, phát huy khả năng học tập của sinh viên; Khơng có kế hoạch hoạt động
và thực hiện khơng chu đáo; Bài giảng sử đụng tài liệu cũ; Giải thích và chứng
minh khơng logIc, thiếu mạch lạc, hệ thống; Không tạo điều kiện cho sinh viên
giải quyết vấn đề; Khơng có khả năng dự đốn những khó khăn của sinh viên để
giúp họ giải quyết.
1.2.2. Xây dựng môi quan hệ thầy trò tốt đẹp
Quan hệ thầy trò tốt đẹp đựa dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Sinh viên
tôntrọng giảng viên bởi kỹ năng giảng dạy, phẩm chất cá nhân, kiến thức và
trìnhđộ chun mơn của bọ; giảng viên tên trọng sinh viên như từng cá nhân
conngười và những nỗ lực học tập của sinh viên. Cần thấy rằng sự tôn trọng
từng cánhân sinh viên không giống như là một kiểu lịng tơn trọng chung chung
đối vớicả lớp và rằng sự tôn trọng của giảng viên phải được biểu lộ và được cảm
nhận,nếu không sinh viên sẽ không nhận ra nó.
Mỗi quan hệ cần có thời gian để hình thành, thường trải qua hai giai
đoạn.Trong giai đoạn thứ nhất, giảng viên đạt được một vị trí quyền lực chỉđơn
thuần vì họ là giảng viên. Giảng viên khơng thể trơng chờ rằng sinh viên sẽthích
8


mình ngay từ giờ học đầu tiên, giảng viên chưa có gì chung để xây dựngđược
mối quan hệ cánhân vì vậy dù muốn hay không giảng viên sẽ bắt đầu vớilớp học
bằng một quan hệ chính thức. Giảng viên đến lớp để dạy và sẽ khôngthể dạy
được nếu không ra lệnh, hãy sử dụng uy quyền của mình. Giảng viênphát triển
và sử dụng uy quyền chính thức này như thế nào? Điều này phụ thuộcvào tình
huống giảng dạy của giảng viên. Nếu sinh viên khơng hợp tác, rất cóthể giảng
viên thấy mình rơi vào tình huống khó khăn sau: Sinh viên chỉ chấpnhận uy

quyền của giảng viên nếu giảng viên sử dụng nó một cách tự tin. Tuynhiên,
giảng viên chỉ thấy tự tin khi sinh viên chấp nhận uy quyền của mình.Giảng viên
sẽ khơng bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo nên ấn tượng ban đầu. Đểbắt đầu,
giảng viên phải hành động. Hãy sải bước trong lớp học như thể hồntồn tin vào
khả năng kiểm sốt lớp học của mình. Hãy tỏ vẻ tự tin, thư thái vàlàm chủ tình
hình. Điều này cực kỳ quan trọng trong vài giờ giảng đầu tiên củagiảng viên
hoặc phải đương đầu với một khó khăn.
Uy quyền chính thức được duy trì bởi các phương pháp phi ngơn ngữ.Hãy
đứng thẳng, ưỡn ngực nhìn về phía sinh viên, ra các mệnh lệnh bằng giọngnói tự
tin và trông chờ sẽ được tuân thủ. Nếu giảng viên u cầu: một sinh viênlàm
việc gì đó thì đừng có nét mặt lo lắng, băn khoăn khơng biết chuyện gì sẽxảy ra.
Hãy ra mệnh lệnh với thái độ tự tin. Nếu sinh viên đó chưa thực hiệnđược yêu
cầu trong một thời gian phải chăng hãy tự tin và dứt khốt, giảng viêncó thể tỏ
ra ngạcnhiên, khó hiểu đối với việc phi lý đó song khơng bao giờ được lộ ra là
mình đangbối rối. Hiệu quả của chỉ thị đối với sinh viênsẽ tăng lênkhông bởi sự
giận dữ mà bởi:
+ Khoảng cách gần sinh viên: Giảng viên càng đứng gần sinh viên
baonhiêu, tác động của giảng viên càng lớn bấy nhiêu nhất là nếu giảng viên
chiếmđược không gian cá nhân của sinh viên và có một tư thế uy nghiêm.
+ Giao tiếp bằng mắt: Có nghĩa là giữ tiếp xúc bằng mắt trong khi giảng
viên nói để tăng hiệu quả cá trước và sau khi nói.
9


+ Đặt câu hỏi: Thông thường việc “xử lý” sinh viên bằng đặt câu hỏi
sẽcông hiệu hơn việc “lên lớp một bài”. Tuy nhiên, đôi lúc điều này đạt kết quả
tốtnhất khi chỉ có một mình giảng viên với sinh viên đó.
Ba biện pháp tăng cường trên có thể được ghi nhớ băng cụm từ để nhớ
“PEP” - viết tắt 3 từ trong tiếng Anh là khoảng cách gần (Proximity),
Giao tiếpbằng mắt (Eye contact) và Đặt câu hỏi (Posing questions). Khi sử dụng

nhữngbiện pháp này thành thục, giảng viên có thể tăng hiệu quả cho thơng điệp
củamình.Thường thường, khoảng cách gần và tiếp xúc bằng mắt đã đủ mà
khôngcần đặt câu hỏi, đương nhiên cần phải thử những biện pháp này trước với
mộtcâu độngviên như “nào chúng ta bắt đầu chứ” trước khi kết hợp chúng với
việcđặt câu hỏi. Nếu giảng viên sử dụng cách tiếp cận PEP có hiệu quả, họ hầu
nhưkhơng cần lên giọng để tối đa hố hiệu quả các chỉ thị. Trên thực tế họ sẽ
phảihạ thấp giọng để gây một ấn tượng ít ra cũng mạnh như vậy. Nếu giảng
viênđốn rằng sẽ có rắc rối, không bao giờ nên ngồi sau bàn làm việc hãy đi lại
tronglớp và sử dụng nhiều giaotiếp bằng mắt. Nếu thấy có cuộc nói chuyện
trong lớphãy đi đến đó và sử đụng giao tiếp bằng mắt.
Giai đoạn thứ hai trong việc phát triển mối quan hệ thầy-trò là một
sựchuyển dần từ uy quyền chính thức này tới uy quyền cá nhân của giảng
viên.Một giảng viên sử dụng uy quyền chính thức một cách công bằng và hiệu
quả thể hiện một số kỹ năng trong giảng dạy và cho thấy họ tôn trọng sinh viên
vànỗ lực học tập của sinh viên sẽ giành được sự tôn trọng của sinh viên. Nếu
mọichuyện sn sẻ, với thời gian, mối quan hệ đó sẽ chuyển biến thành mối
quan hệdựa trên tính cách cá nhân. Nguồn gốc sức mạnh của giảng viên sẽ là sự
mongmuốn của sinh viên được làm hài lòng giảng viên và tạo được hình ảnh của
riêngmình thơng qua sự chấp thuận của giảng viên. Điều này được gọi là uy
quyền cánhân. Uy quyền cá nhân tiến triển thế nào phụ thuộc vào thời gian có
thể hàngtuần, hàng tháng. Giảng viên sẽ giảnh được sự tôn trọng của sinh viên
bằng việcchứng tỏ mình là giảngviên có hiệu quả thơng qua các cách làm dưới
10


đây:
+ Thể hiện mối quan tâm thực sự đến công việc của mỗi sinh viên và chúý
sử dụng lời khen- đặc biệt để cơng nhận đóng góp hay nỗ lực học tập của
cánhânsinh viên- bất kể thành tích trước đó hay khả năng bâm sinh của sinh
viênđó thể nào.

+ Có một bộ quy tắc rõ ràng và vận dụng các quy tắc này một cách
côngbằng và nhất quán, không mang theo ác cảm từ giờ học này sang giờ học
khác.
+ Sử dụng tên gọi của sinh viên. Theo Dale Carnegie: “Hãy nhớ rằng
têncủamột người đối với anh ta là âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng
nhấttrong tiếngAnh”.
+ Tôn trọng sinh viên qua phép lịch sự thông thường bằng cách nói
“xinmời” hoặc “cảm ơn”.
+ Khơng bao giờ dùng những lời nói miệt thị hoặc nhạo báng.
+ Có nghiệp vụ trong công tác giảng dạy và tổ chức: bài lên lớp
đượcchuẩn bị kỹ càng, đâm bảo thời gian, ăn mặc gọn gàng,...
+ Kiên nhẫn
+ Lựa chọn phương pháp thu hút sự tham gia, ý kiến đóng góp của
sinhviên và có phản ứng tích cực đối với những đóng góp đó.
+ Thể hiện sự quan tâm đến thái độ, tình cảm và nhu cầu của sinh viên.
+ Thể hiện sự quan tâm đến sinh viên với tư cách các cá nhân con
ngườinhư: cười, tiếp xúc bằng mắt và nói chuyện riêng với các cá nhân sinh
viên, thừanhận cá tính của từng sinh viên.
+ Xây dựng một phong cách thư thái, tự tin mà khơng q kiểu cách,
sửdụng óc hài hước ở những nơi thích hợp, sự hài hước thoải mái chứng tỏ thái
độtự tin...
11


Phần lớn những điều trên chỉ đơn thuần chứng tỏ giảng viên là người
coitrọng sinh viên của mình như những cá nhân con người. Nếu giảng viên
thànhcông trong việc xây dựng mỗi quan hệ thuận hồ, cơng việc sẽ trở nên dễ
dànghơn nhiều và cũng thú vị hơn nhiều. Phần thưởng chủ yếu của nghề dạy
họcchính là mỗi quan hệ của người thầy với các trị của mình. Nếu khơng thiết
lậpđược mốiquan hệ thì một rào cản tâm lý sẽ được tạo ra và ngăn cản sinh

viêntham gia bàn luận, đặt câu hỏi hoặc yêu cầu giúp đỡ. Rào cản đó cũng sẽ
tácđộng tiêu cực đến động cơ học tập của sinh viên. Sinh viên ở Canada được
hỏixem họ ghét nhất thói quen giảng dạy nào của giảng viên đã trả lời như
sau(Theo dạy học ngày nay):Không quan tâm đến sinh viên.; Khơng khuyến
khích hoặc hạn chế sinh viên đặt câu hỏi. Giễu cợt ý kiến đóng góp của sinh
viên.; Chế nhạo, coi thường, thiếu thân thiện hoặc hay cáu giận.; Kiêu ngạo.; Cắt
ngang ý kiến đóng góp của sinh viên.; Khơng thành cơng trong việc khun
khích tranh luận và đặt câu hỏi.Những biểu hiện trên cho thấy thói quen giảng
dạy mà sinh viên khơng ưa thíchchính là việc giảng viên thiếu tơn trọng sinh
viên hoặc ít quan tâm đến sinh viên.

KẾT LUẬN
12


Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là hệ thống những quy tắc chỉ đạo, định
hướng hệ thống thái độ và hành vi ứng xử của giảng viên đối với sinh viên và
ngược lại. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm thể hiện đạo lý trong quan hệ giữa con
người với con người mà cụ thể là giảng viên và sinh viên. Đồng thời, thể hiện
đặc trưng của hoạt động sư phạm để đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt được
mục đích và hiệu quả mong muốn.
Để đạt được hiệu quả tốt trong giáo dục, các biện pháp thực hiện nguyên
tắc giao tiếp thì giảng viên nên:Giảng viên cần sự mẫu mực về trang phục, hành
vi, cử chỉ và cách nói năng;Tham dự các hoạt động chính khố và ngoại khố
của tập thể sinh viên;Tôn trọng nhân cách của sinh viên; Giúp sinh viên giải
quyết các thắc mắc về khoa học, nghiệp vụ, chunmơn trong và ngồi chương
trình học tập…. Cần tránh các biểu hiện như: Giễu cợt ý kiến đóng góp của sinh
viên. Chế nhạo, coi thường, thiếu thân thiện hoặc hay cáu giận…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Lý Minh Hằng, (2020), Giao tiếp sư phạm, Nxb Học viện Báo chí

và Tuyên truyền
13


2.

Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn, (2014), Giáo Trình Giao Tiếp Sư

Phạm, NXB Đại Học Sư Phạm
3.

Nguyễn Văn Đồng, Tâm lý học giao tiếp, Nxb Chính trị - Hành

chính, 2010.

14



×