Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích tình hình thất nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.05 KB, 24 trang )

Bộ Công Thương
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
---o0o---

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Môn: Kinh tế vĩ mô

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP............................................................2
1. Các khái niệm...................................................................................................2
2. Phân loại............................................................................................................2
3. Nguyên nhân.....................................................................................................3
4. Ảnh hưởng của thất nghiệp.............................................................................3
5. Các biện pháp...................................................................................................3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM......4
1. Bối cảnh kinh tế xã hội ở Việt Nam năm 2020-2021.....................................4
2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020-2021.....................................6
2.1 Năm 2020:....................................................................................................6
2.2 Năm 2021:..................................................................................................10


3. So sánh tỉ lệ thất nghiệp năm 2020 và 2021.................................................14
4. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp................................................................14
5. Tác động của thất nghiệp...............................................................................16
5.1 Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát..................16
5.2 Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống xã hội.....................17
5.3 Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội..............................................17
6. Các chính sách vĩ mơ mà chính phủ đã sử dụng để ổn định tình trạng thất
nghiệp..................................................................................................................17
7. Giải pháp cần thực hiện để giảm thiểu thất nghiệp....................................18
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................21


PHẦN MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống, cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại, và tất nhiên kinh tế cũng
không ngoại lệ. Mặt tích cực của một nền kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP, thu
nhập bình quân đầu người cao, hội nhập quốc tế sâu rộng… Mặt khác lại gây ra
nhiều tổn thất nặng nề cho nền kinh tế có thể kể đến như là thất nghiệp, lạm phát…
Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay,
tình trạng thất nghiệp trở nên vô cùng phổ biến và thường gặp ở các nước trên tồn
thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, vấn nạn thất nghiệp ở nước ta vẫn đang
rất nhức nhối, bởi sức ép của nạn dịch vẫn rất lớn, số lao động thất nghiệp bị ảnh
hưởng ngày một nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới không chỉ người lao động,
mà còn ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Để cho mọi người nắm bắt được tình hình thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay,
nhóm em đã đưa ra sơ lược về tình hình thất nghiệp của người lao động năm 2020
và 2021 với số liệu rất cụ thể và chính xác. Trong q trình nghiên cứu và tìm hiểu
về đề tài này, chúng em nhận thấy rằng nước ta rất xuất sắc trong việc đưa ra các
giải pháp hỗ trợ kịp thời giúp người lao động thốt khỏi tình trạng thất nghiệp, đặc

biệt là trong mùa Covid. Vì vậy, nhóm cũng muốn đề xuất một số biện pháp giúp
giảm thiểu tình trạng tiêu cực này và ổn định nền kinh tế đất nước. Hơn nữa, tình
hình này chắc chắn sẽ có những tác động rất mạnh đến kinh tế - xã hội nói chung
và người lao động nói riêng. Tất nhiên, mọi thứ xảy ra đều có lý do, và thất nghiệp
cũng vậy.

1


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP
1. Các khái niệm

 Thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, đang sẵn sàng tìm việc nhưng chưa có việc làm.
 Lực lượng lao động gồm những người đang trong độ tuổi lao động (1), có khả
năng lao động (2), đang làm việc (3), những người chưa có việc làm nhưng
đang tích cực tìm việc (4).
- Người trong tuổi lao động: là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao
động được quy định trong Hiến pháp
+Nữ: 18-55 tuổi
+Nam: 18-60 tuổi
- Người ngoài tuổi lao động = dân số - tuổi lao động
2. Phân loại
- Thất nghiệp tự nhiên: xảy ra trong quá trình thay đổi các hoạt động sản xuất kinh
doanh hay thị trường lao động.
+ Thất nghiệp cơ học (frictional unemployment) hay còn gọi là thất
nghiệp cọ sát, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp do huyển đổi bao gồm: Những
người đang tìm việc xuất thân từ thành phần bỏ việc cũ tìm việc mới, hay những
người tái gia nhập vào lực lượng thất nghiệp do thay đổi chỗ ở, chỗ làm, nhu cầu…

Những người thất nghiệp do tàn tật hay do thời vụ, họ vẫn có khả năng lao động và
đang tìm việc.
+ Thất nghiệp cơ cấu (structural nemployment): Xảy ra khi cơ cấu kinh
tế có sự thay đổi dẫn đến sự thay đổi về cung và cầu lao động như sự chuyển đổi
về cơ cấu kinh tế như nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.
- Thất nghiệp chu kỳ (Lý thuyết của Keynes): Tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
Và do tổng cầu về hàng hóa dịch vụ sụt giảm.
Thất nghiệp tăng nhanh và gần như diễn ra ở khắp nơi và gắn liền với những
biến động ngắn hạn trong nền kinh tế (chu kỳ kinh doanh).

2


3. Ngun nhân
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, trong đó có cả
nguyên nhân khách quan đến từ thị trường lao động, thị trường kinh tế, các chính
sách kinh tế - chính trị - xã hội, và có cả ngun nhân chủ quan đến từ phía người
lao động.
Bao gồm:
+ Tìm kiếm việc thích hợp.
+ Luật tiền lương tối thiểu.
+ Sự hiện diện của Cơng đồn.
+ Lý thuyết tiền lương hiệu quả: Sức khỏe công nhân, sự luân chuyển công
nhân, nỗ lực của công nhân, chất lượng công nhân.
+ Sự thay đổi cơ dân số.
+ Lạm phát tăng cao.
+ Các nguyên nhân khác, như dịch Covid -19, thiên tai, chiến tranh…
4. Ảnh hưởng của thất nghiệp
Đối với bản thân và gia đình: mất thu nhập, tăng áp lực tài chính, sói mịn về
tay nghề, trình độ, giảm sút về vật chất và tinh thần…..

Đối với xã hội: tăng chi ngân sách, tăng tệ nạn xã hội.
Đối với hiệu quả xã hội: nền kinh tế hoạt động không hiệu quả (theo lý
thuyết của Arthur Okun), sản lượng quốc gia giảm.
5. Các biện pháp
 Đối với thất nghiệp chu kỳ:
Áp dụng chính sách chống suy thối kinh tế: Chính sách kích cầu, tăng chi
tiêu các hộ gia đình, doanh nghiệp tăng sản xuất nên tuyển dụng thêm, giảm sa thải
công nhân….
 Đối với thất nghiệp tự nhiên:
+ Xã hội cần phải có thêm nhiều việc làm, đa dạng và có mức tiền cơng tốt
hơn, đồng thời đổi mới, hồn thiện thị trường lao động để đáp ứng kịp thời các yêu
cầu của doanh nghiệp và người lao động.
3


+ Tăng cường dịch vụ giới thiệu việc làm, tăng cường mở rộng các cơ sở
đào tạo.
+ Tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân khi kiếm việc làm mới…..
+ Tạo việc làm cho người khuyết tật, giảm thất nghiệp vì thời vụ, xuất khẩu
lao động….

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM

1. Bối cảnh kinh tế xã hội ở Việt Nam năm 2020-2021
Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số
và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển
nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp
nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên
khác chưa được khai thác hợp lý... càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về

lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc. Đặc
biệt từ năm 2019 xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đã làm cho tình hình kinh tế của cả
thế giới khủng hoảng nặng nề, tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nó đã làm
cho tình hình lao động nước ta biến động rất lớn trong giai đoạn này: thất nghiệp,
mất việc làm, khơng có việc làm… tăng cao. Từ năm 2019 đến năm 2020 do ảnh
hưởng nặng nề của dịch bệnh giảm 849,5 nghìn lao động. Từ năm 2020 – 2021 vẫn
trong thời kì ảnh hưởng của dịch bệnh giảm 2,2 triệu lao động. Bảng dưới đây cho
ta thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và nguồn lao động.
Bảng Mối quan hệ dân số và nguồn lao động :5
(Đơn vị tính : triệu người )
Năm

Dân số

Số người trong độ
% trong dân số
tuổi lao động
2020
97,58
48,3
50.5
2021
98,51
49.1
49.9
Nguồn : Thông tin thị trường lao động, Tổng cục Thống kê
Số người thất nghiệp ở các đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn thất nghiệp ở nông
thôn: Năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 3.18% và nơng thơn là 1.86% thì
tới năm 2021 đã có sự thay đổi: ở thành phố con số này là 4.42% và ở nông thôn là
4



2.48%. Trong mấy năm qua, tỷ lệ thất nghiệp cao ở lứa tuổi thanh niên (từ 15 đến
24 tuổi), chiếm 44% tổng số người thất nghiệp và tăng dần.
+Năm 2016 tỉ lệ người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 48.9%.
+Năm 2017 tỉ lệ người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 49.1%.
+Năm 2019 tỉ lệ người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 44.17%.
+Năm 2020 tỉ lệ người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 42.1%.
+Năm 2021 tỉ lệ người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 35.4%.
Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hố thấp, trong
nhóm người chưa tốt nghiệp phổ thơng cơ sở. Lao động thất nghiệp chiếm 6,12%;
số tốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm 4,93%; tốt nghiệp phổ thông trung
học chiếm 11,27%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 2,53% và tốt
nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 2,25%.
Như vậy, trình độ văn hố của người lao động càng cao thì khả năng tìm
kiếm việc làm càng cao.
Là nước ta đang trong thời kì giai đoạn cơng nghệ hóa hiện đại hóa đất
nước, nơng nghiệp chỉ chiếm 16% trong cơ cấu GDP, nhưng lao động chiếm trên
42%. Đặc biệt, người dân ở nông thôn chiếm đến 70% dân số. Thất nghiệp mang
tính thời vụ, bán thất nghiệp là phổ biến. Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao
động ngày một tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn làm cho tỷ lệ
diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện còn thấp.
Bảng: nguồn lao động nông nghiệp so với khối lượng cơng việc gieo trồng qua
các năm (đơn vị tính: triệu người, nghìn ha %).
1. Người lao động nơng
nghiệp
- Tỷ lệ %
2. Diện tích gieo trồng

2017

36.5

2018
32.5

2019
37.7

2020
31,9

66.6%
8.556.8

66.4%
8.606.1

67.6%
8.641.1

63.2%
8.883.5

Nguồn: PTS Nguyễn Quang Hiển: Thị trường lao động: Thực trạng và giải
pháp. Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 2020

5


Theo tính tốn của bộ lao động - Thương binh xã hội, thời gian thiếu việc

làm của lao động nông thôn cả nước trong một năm, nếu quy ra lao động lên tới 6 7 triệu người khơng có việc làm. Đây là sự lãng phí về nguồn lực rất lớn ảnh
hưởng tới nhiều mặt của đời sồng kinh tế - xã hội. Mặt khác năng suất lao động ở
các ngành nghề ở nước ta thấp, số việc làm có hiệu quả thấp là chủ yếu, tính bình
qn năm 2020, một lao động công nghiệp làm ra 6.943.760 đồng GDP và một lao
động nông nghiệp làm ra 1.571.300 đồng GDP.
Năng suất lao động ở nước ta thấp còn thể hiện ở tỷ trọng của lao động trong
nơng nghiệp cịn cao.
Bảng: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, đến 2021
(Đơn vị tính: triệu người)
Tổng số
(triệu
người)
49.1

Cơng nghiệp và
Nông
Lâm nghiệp Ngành khác
Xây dựng và dịch
nghiệp
vụ
16.3
31.9
0,214
0.686
33%
63%
1%
3%
Nguồn: Trần Minh Trung: "Để có việc làm cho người lao động". Tạp chí
thương mại, 12/2021.

Đến năm 2019 dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, nguồn lao động của các ngành
đã có thay đổi vì hầu hết trong thời gian giãn cách vì dịch các cơng nhân đều
không làm được và phải nghỉ làm đợi hết giãn cách. Trong thời gian đó một số
người thì quay trở lại cơng việc trước của mình làm, một số người thì về q , một
số người vì khó khăn q nên đã tìm cơng việc mới trong thời gian giãn cách. Sau
khi hết gian cách thì lượng lao động phân bố đã có thay đổi phần nào.
2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020-2021
2.1 Năm 2020:
a) Quý I năm 2020:
Dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 1 năm 2020 đến nay đã
ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia thị trường lao động của người lao động.
Thất nghiệp tăng lên, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức coa nhất
trong vòng 5 năm gần đây.
6


Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là gần 1,1
triệu người, tăng 26,1 nghìn người so với quý trước và tăng 26,8 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là
2,22%, tăng 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,05 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là
3,18%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước; tỷ lệ này
của khu vực nông thôn là 1,73%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và
tăng 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp ước khoảng 492,9 nghìn
người chiếm 44,1% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
trong quý I năm 2020 ước là 7,0%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với quý trước và
tăng 0,56 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên
cao gấp 5,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25
tuổi

trở
lên).
b) Quý II năm 2020:
Việc làm của người lao động ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi
tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng
xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội. Tỷ lệ thất
nghiệp đạt cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II là gần 1,3 triệu người,
tăng 192,8 nghìn người so với quý trước và tăng 221 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2020 là 2,73%,
tăng 0,51 phần trăm so với quý trước và tăng 0,57 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 4,46%, tăng
1,28 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,36 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước; đây là quý có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao
nhất trong vòng 10 năm qua.
Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong quý II năm 2020
khoảng 410,3 nghìn người, chiếm 30,7% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên trong quý II năm 2020 là 6.98%, tương đương so với quý
trước và tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
thanh niên trong quý II tăng do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của nhóm lao động có trình độ
chun mơn kỹ thuật từ trung cấp trở lên quý II năm 2020 giảm so với quý trước
và tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi quý
II năm 2020 của nhóm lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật thấp (sơ cấp)
7


hoặc khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật đều tăng so với quý trước và so với
cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động có trình
độ thấp hoặc khơng có trình độ gặp nhiều khó khăn hơn về cơ hội việc làm so với

lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật bậc trung và bậc cao.
Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II các năm giai đoạn 2011-2020
(Đơn vị tính:%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
/>c) Quý III năm 2020:
Sau khi nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam gần như chạm đáy vào quý
II thì đến quý III 2020 đã có một chút dấu hiệu khả quan hơn. Số người thất nghiệp
cũng như tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhẹ so với quý trước tuy nhiên vẫn ở mức cao
nhất so với cùng kỳ các năm trước
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là hơn 1,2
triệu người, giảm 63,0 nghìn người so với quý trước và tăng 148,2 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020
là 2,50%, giảm 0,23 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 4,0%, giảm 0,46 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
8


Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong Quý III năm 2020
khoảng 410,3 nghìn người, chiếm 30,7% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên trong Quý III năm 2020 là 6,98%, tương đương so với quý
trước và tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
thanh niên trong Quý III tăng do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III các năm

giai đoạn 2011-2020 chia theo thành thị và nơng thơn.
Nguồn: Thời báo ngân hàng
/>d) Q IV năm 2020:
Tình hình lao động, việc làm q này có nhiều chuyển biến tích cực khi tỷ lệ

thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục giảm so với quý
III nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2011-2020.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là gần 1,2
triệu người, giảm 60,1 nghìn người so với quý trước và tăng 136,8 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020
là 2,37%, giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,68%, giảm 0,32 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Đại dịch Covid-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực
thành thị quý IV năm 2020 cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.
9


Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong Quý IV năm 2020
khoảng 410,9 nghìn người, chiếm 34,4% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên trong Quý IV năm 2020 là 7.05%, tương đương so với quý
trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,83%, khu vực nông
thôn là 5,54%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV các năm giai đoạn 2011 - 2020
chia theo thành thị, nơng thơn

Nguồn: Đầu tư chứng khốn.
/>2.2 Năm 2021:
Năm 2021 cả nước vẫn chịu đang ảnh hưởng của dịch COVID-19
a) Quý I năm 2021:
Trong quý I năm 2021, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 trong đó nam giới chiếm 51,0% và số
người trong độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm gần hai phần ba. Trong tổng số 9,1 triệu
người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, có 540 nghìn người bị mất
việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người

cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và
6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập. Xét theo 3 khu vực, khu vực ít chịu
10


tác động nhất của đại dịch là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 7,5% lao
động cho biết chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Đứng thứ hai là khu vực công
nghiệp và xây dựng với 16,5% lao động bị ảnh hưởng. Lao động trong khu vực
dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm tỷ lệ 20,4%.
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba ngay trước và trong dịp Tết nguyên đán
làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm so với quý trước và cùng kỳ năm
trước. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4
nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm
2021 là 2,20%; tăng 0,38 phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 phần trăm so với
cùng kỳ năm trước.
Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý giai

đoạn 2019-2021

Nguồn: Tổng cục thống kê
/>b) Quý II năm 2021:
Thị trường lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng do sự bùng phát lần thứ 3 và
thứ 4 của đại dịch Covid-19. Tình hình lao động việc làm quý II cho thấy thị
trường lao động chưa thấy dấu hiệu khả quan với số người có việc làm giảm so với
quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng so với quý trước. Tỷ lệ lao động
có việc làm phi chính thức tăng so với cùng kỳ năm trước.
11



Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2
triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước và giảm 82,1 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là
2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,23 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là
3,36%, tăng 0,17 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,95 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước.
Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8
nghìn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh
niên quý II năm 2021 là 7,47%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm
0,13 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
khu vực thành thị là 9,57%, cao hơn 3,11 điểm phần trăm so với khu vực nông
thôn.
c) Quý III năm 2021:
Trong quý III và 9 tháng năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
lần thứ tư tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế
đã khiến cho tình hình lao động việc làm quý III năm 2021 tồi tệ hơn. Số người có
việc làm giảm sâu so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm tăng lên mức cao nhất chưa từng thấy. Thu nhập bình quân tháng
của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là hơn 1,7
triệu người, tăng 532,2 nghìn người so với quý trước và tăng 449,6 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021
là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ tư và thời
gian giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa phương đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp quý III
năm 2021 vượt xa con số 2% như thường thấy. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của
khu vực thành thị là 5,54%, tăng 2,18 điểm phần trăm so với quý trước và tăng
1,60 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý III năm 2021 là 8,89%,

tăng 1,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,75 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 12,71%,
cao hơn 5,56 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

12


Số người và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, các quý năm
2020, 2021

Nguồn: Đầu tư chứng khốn.
/>d) Q IV năm 2021:
Cùng với chính sách thích ứng linh hoạt trong phịng chống dịch để khơi
phục kinh tế, thị trường lao động quý IV bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Lực lượng
lao động, số người có việc làm quý IV năm 2021 tăng so với quý trước và giảm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm so với quý trước
và tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, diễn biến
phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến tình hình lao động
việc làm năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020, lực lượng lao động,
số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm
trước.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là hơn 1,6
triệu người, giảm 113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021
là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là
5,09%, giảm 0,45 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,39 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV năm 2021 là 8,78%,
giảm 0,11 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,84 điểm phần trăm so với

13


cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 13,23%,
cao hơn 6,52 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
3. So sánh tỉ lệ thất nghiệp năm 2020 và 2021
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhiều người lao động vào thế thất nghiệp khi các
cơ quan, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lí
do khiến năm 2020 trở thành năm có tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động thấp kỉ
lục trong 10 năm qua.
Bảng số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 và 2021
2020

2021

1 234,9

1 400

-Số thanh niên (15-24 tuổi) thất nghiệp

431,7

447,7

- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%)

2,68

3,22


Chia theo khu vực:
+Thành thị

3,38

4,42

- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (%)

1,75
7,96

2,48
8,48

Chia theo khu vực:
+Thành thị

10,58

11,91

+Nông thôn

5,54

5,41

-Số người thất nghiệp (nghìn người)


+Nơng thơn

4. Ngun nhân dẫn đến thất nghiệp
Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta
những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta
có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại
hội VI đã chỉ rõ: Đã duy trì q lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi
trọng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí
kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng
vào phát triển những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao
động dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc
làm và tạo nhiều điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người
14


khác. Chức năng của Nhà nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho
xã hội chưa được phát huy đầy đủ.
Hai nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng gây ra hiện tượng
thất nghiệp đó là:
 Khoảng thời gian thất nghiệp:
Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định bổ
xung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mọi người phải chờ đợi quá nhiều thời
gian mới tìm được việc làm thì trong một thời gian nào đó số lượng người thất
nghiệp tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi trên được gọi là
khoảng thời gian thất nghiệp và nó phụ thuộc vào:
+Cách thức tổ chức thị trường lao động
+Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề,
ngành nghề)

+Cơ cấu các loại việc làm và khả năng sẵn có việc làm.
Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngằn khoảng thời
gian thất nghiệp.
 Do cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản xuất tạo
nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất ngày càng
cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động sẽ tăng lên và khoảng thời
gian thất nghiệp cũng giảm xuống.
 Trình độ chun mơn, kĩ thuật thấp:
Việt Nam có nguồn lao động vơ cùng dồi dào nhưng chất lượng chưa cao.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa đồng thời khao học cơng nghệ phát triển thì trình độ
chun mơn kĩ thuật của người lao động Việt chưa đạt yêu cầu. Có những cơng
việc u cầu về trình độ đào tạo cũng như đào tạo chuyên môn cao và một bộ phận
lớn người lao động khơng đáp ứng được. Nhìn chung người lao động Việt Nam
còn yếu về ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về luật pháp và văn hóa của quốc gia đến làm
việc. Đây cũng là nguyên nhân vì sao tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn
nông thôn. Bởi lẽ thị trường lao động ở khu vực thành thị phát triển sâu rộng nên
đòi hỏi phải có chất lượng lao động cao.
 Thiên tai, dịch bệnh
Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại
những vùng bị thiệt hại, khiến cho họ bị mất việc trong một khoảng thời gian dài.

15


Ví dụ: Lũ lụt khiến cho người dân khơng thể tiếp tục cơng việc, thậm chí mất nhà
cửa; Hạn hán làm nahr hưởng đến những công việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Covid-19 là một dịch bệnh nguy hiểm, lây lan qua đường hơ hấp vì thế mà
phải hạn chế tiếp xúc và áp dụng giãn cách xã hội. Điều này dẫn đến hầu hết những
cơng việc phải dừng lại. Tình hình dịch bệnh kéo dài đã làm biết bao người lao
động mất việc làm, thậm chí nhiều cơng ty, doanh nghiệp phải phá sản vì khơng

thể cầm cự.
5. Tác động của thất nghiệp
5.1 Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Thất nghiệp tăng đồng nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy
động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội –
nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa
nền kinh tế đang suy thối – suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn
tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu
thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…). Thất nghiệp tăng lên cũng là
nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến “bờ vực” của lạm phát.
Mối quan hệ nghịch lí 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp – lạm
phát luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà
giảm thì tỉ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng
(GDP) tăng thì thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỉ lệ lạm phát cũng giảm. Mối quan hệ
này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kích thích phát triển – xã hội.
Thất nghiệp tạo ra sự áp đặt chi phí cơ hội cho nền kinh tế. Có cơng nhân
thất nghiệp tức là nền kinh tế chưa sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực của nó.
Nền kinh tế sẽ khó tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ tối ưu.
Thất nghiệp cũng có nghĩa là doanh thu từ thuế của chính phủ sẽ giảm sút so
với mức có thể. Khi con người mất việc, thu nhập sẽ ít đi và họ có xu hướng chi
tiêu ít lại để tiết kiệm rồi kết quả là nguồn thu từ thuế cũng giảm theo. Thu nhập và
lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm đi. Do đó, doanh thu từ thuế thu nhập và thuế
doanh nghiệp khơng ổn định và khó tránh khỏi tình trạng thâm hụt.
Thất nghiệp khiến các dây chuyền sản xuất ít, chậm trễ hơn. Giảm năng suất,
tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất hàng hóa theo quy mô.
Theo dự kiến, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát
trở lại của đại dịch COVID-19, dịch bệnh gây ra sự gián đoạn nguồn lao động,
giảm sản lượng của công nghiệp và khiến chuỗi giá trị nông nghiệp đứt gãy (dựa
trên báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố).
16



Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm, ảnh hưởng tới sức mua. Hàng hóa
và dịch vụ sản xuất ra lại khơng có người tiêu thụ, sử dụng, cơ hội kinh doanh vốn
khó khăn nay lại càng ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm, ảnh hưởng
khơng nhỏ và cơ hội đầu tư cũng ít đi. Lãi ròng của các doanh nghiệp bị giảm, các
khoản thu không ổn định.
CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
5.2 Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống xã hội
Người lao động bị thất nghiệp sẽ dẫn đến mất nguồn thu nhập. Do đó, đời
sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến
khả năng tự đào tạo lại đẻ chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con
cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khỏe họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi
dưỡng, để chăm sóc y tế… Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần
cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng
tiếc.
Ngoài việc giảm doanh thu từ thuế, thất nghiệp cũng gây áp lực lên chi tiêu
cơng của chính phủ. Nguồn chi cho trợ cấp thất nghiệp sẽ tự động tăng lên khi
người lao động thất nghiệp nhiều. Nếu người thất nghiệp có tình trạng sức khỏe
xấu, chính phủ có thể phải chi nhiều hơn cho việc chăm sóc y tế.
5.3 Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn cơng,
bãi cơng, biểu tình địi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực
xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự
ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có
thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.
Nguy cơ thất nghiệp gia tăng có thể dẫn đến thực trạng tội phạm gia tăng, vì
một số người thất nghiệp có thể dùng đến các hoạt động phạm tội để có thu nhập
cao hơn. Nếu những hành vi phạm pháp gia tăng, Chính phủ sẽ phải chi tiêu nhiều
hơn để giải quyết vấn đề và đảm bảo an toàn, an ninh cho xã hội.

6. Các chính sách vĩ mơ mà chính phủ đã sử dụng để ổn định tình trạng
thất nghiệp.
+ Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu
lao động).
17


đồng.

+ Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
+ Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước.
+ Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp.

+ Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác,
hộ kinh doanh và người lao động.
+ Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu, đảm bảo tính cân đối giữa khu
vực có đầu tư nước ngồi và trong nước nhằm mục đích mở rộng thu hút lao động
xã hội.
+ Các giải pháp về cơ chế quản lý và thiết chế xã hội.
+ Cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ khơng phát triển được,
khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất.
+ Chính sách bảo hiểm thất nghiệp.



Nguồn: văn bản pháp luật. Nghị định 61/2020/NĐ-CP
văn bản pháp luật. Nghị định 61/2015/NĐ-CP

7. Giải pháp cần thực hiện để giảm thiểu thất nghiệp
+ Huy động mọi nguồn lực để tạo ra mơi trường kinh tế phát triển nhanh

có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục. Phấn đấu đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% vừa là yêu cầu của sự phát
triển vừa là đòi hỏi của tạo công ăn việc làm.
+ Trong điều kiện khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước là lao
động nông nghiệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng hợp
hàng đầu để từng bước khắc phục tình trạnh này là phải dồn sức cho sự phát triển
toàn diện nông - lâm – ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản
và đổi mới cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá.
Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở
nông thôn, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống hướng đầu tư vào phát
triển các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu.
+ Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ trọợ
công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có
chọn lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng; về dầu khí, xi
măng, cơ khí điện tử, thép, phân bón, hoá chất.
18



×