Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

đề cương chi tiết môn công tác xã hội nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.08 KB, 82 trang )

- 2 -
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
Tên môn học : CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM
Số tín chỉ : 3 [2 – 1]
Môn học tiên quyết :
Nhập môn khoa học giao tiếp
Hành vi con người và Môi trường xã hội
An sinh xã hội
Nhập môn CTXH
Phương pháp CTXH cá nhân
Giảng viên phụ trách : ThS Nguyễn Ngọc Lâm,
ĐTDĐ : 0918017871, ĐT Văn phòng Khoa : 9304471
Website : />Mô tả môn học
Môn học trình bày phương pháp thứ hai trong thực hành công tác xã hội (CTXH) với
nhóm thân chủ có cùng vấn đề khó khăn tương đối giống nhau hoặc có liên quan với
nhau. Phương pháp này dựa trên sự tương tác của các thành viên trong một nhóm, mối
tương tác này ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực được nhân viên
xã hội ( NVXH) dự kiến trong một kế hoạch hành động.Vai trò của NVXH là xây
dựng nhóm, giúp điều hòa các vai trò, sự tham gia tích cực của các nhóm viên trong
các hoạt động của nhóm, đánh giá sự biến chuyển hành vi của từng cá nhân trong
nhóm cũng như quá trình phát triển của nhóm. Mục tiêu của thực hành công tác xã hội
với nhóm đạt được hay không tùy thuộc vào khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế,
am hiểu năng động nhóm, có kỹ năng điều hòa sự tham gia của các nhóm viên, biết lúc
nào là can thiệp đúng lúc để giải quyết vấn đề và thực hiện đúng vai trò của mình.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
NĂM 2005
- 3 -
I. Mục tiêu của môn học :
- Giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý nhóm và kỹ năng điều hòa sinh hoạt


nhóm
- Giúp sinh viên nắm vững một trong những phương pháp của CTXH để thực
hành chuyên môn.
- Giúp sinh viên có nền tảng kiến thức, các bước thực hiện trong tiến trình
CTXH nhóm và các kỹ năng cần thiết để có thể can thiệp giúp điều hòa sinh
hoạt nhóm nhằm đạt được những mục tiêu xã hội theo kế hoạch đã dự định.
- Giúp sinh viên có khả năng thực hành phương pháp CTXH nhóm với các
thân chủ có cùng vấn đề giống nhau.
II. Nội dung giảng dạy :
Phần 1 : Tổng quan về CTXH nhóm :
Mục tiêu :
Giúp sinh viên nhận thức về vai trò của nhóm nhỏ và mục tiêu của phương pháp nhóm
trong công tác xã hội và các loại hình ứng dụng phương pháp này.
1. Khái niệm :
- Phương pháp ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý
(hoặc năng động) nhóm
- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn
đề.
- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợ thân
chủ ( cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm
giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các
kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và
thỏa mãn nhu cầu.
2. Các mục tiêu của CTXH nhóm :
· Khảo sát về cá nhân : nhu cầu/khả năng/hành vi (nhóm hỗ trợ trẻ phạm
pháp, trẻ em đường phố).
· Duy trì và hỗ trợ cá nhân : Hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó
khăn của cá nhân hay trước hoàn cảnh xã hội ( nhóm người khuyết tật)
· Thay đổi cá nhân : từ những hành vi cá biệt đến phát triển nhân cách do
các yếu tố như : kiểm soát xã hội, xã hội hóa, quan hệ tương tác, Giá trị

và thái độ cá nhân, hoàn cảnh kinh tế ( tìm việc làm cho người thất
nghiệp), Khám phá bản thân và cảm xúc của mình (nhóm tăng năng lực),
phát triển nhân cách.
- 4 -
· Giáo dục, cung cấp thông tin ( nhóm giáo dục sức khoẻ)
· Bù trừ/ giải trí
· Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnh
nhân và bệnh viện
· Thay đổi nhóm và/hoặc hỗ trợ :nhóm gia đình, nhóm trẻ phạm pháp,
· Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng, nhóm phụ huynh của trường
mẫu giáo…
· Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức xã hội (nhận thức về người khuyết tật,
chia sẻ quyền lực…)
3. Các đặc điểm của CTXH nhóm :
- Hoạt động nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
- Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm.
- Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề
- Ảnh hưởng của nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân.
- Nhóm là một môi trường bộc lộ.
- Các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố :
· Đối tượng là ai
· Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt
· Nhu cầu gì cần được đáp ứng
· Mục tiêu cần đạt được
· Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì
· Lý thuyết : sử dụng viển cảnh lý thuyết nào
· Phương cách thực hành : cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bên
trong và bên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ
chức…
4. Các loại hình nhóm:

· Nhóm giải trí : Rèn luyện và phát triển nhân cách
· Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn
nuôi )
· Nhóm tự giúp : Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm các
phụ huynh trẻ khuyết tật).
· Nhóm với mục đích xã hội hóa : Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội.
· Nhóm trị liệu : Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải.
· Nhóm trợ giúp : Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác.
5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm
5.1. Những thuận lợi :
· Giúp những kinh nghiệm xã hội
- 5 -
· Nhóm với nhu cầu chung có thể là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết
vấn đề
· Thái độ, cảm xúc, hành vi có thể thay đổi trong bối cảnh nhóm do tương
tác xã hội, đảm nhận vai trò, củng cố, phản hồi (cửa sổ Johari)
· Trong một nhóm, mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năng
· Một nhóm có thể sinh hoạt một cách dân chủ và tự quyết, cung cấp
quyền lực hơn cho thân chủ
· Môi trường nhóm thích hợp cho đối tượng thụ hưởng các dịch vụ
· CTXH nhóm làm giảm thời gian và công việc của NVXH
5.2. Những bất lợi :
· Vấn đề riêng tư khó được duy trì trong nhóm
· Nhóm trong tổ chức phức tạp hơn, khó sinh hoạt
· Nhóm cần nhiều tài nguyên : quỹ, trang bị, tiện nghi, di chuyển, thương
lượng
· Cá nhân ít được quan tâm riêng biệt hơn trong nhóm
· Cá nhân trong dễ bị “dán nhãn”hơn
· Nhóm có thể làm hỏng thiểu số
6. Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm

dù cùng dựa trên cùng một số nguyên tắc hành động, CTXH cá nhân khác với
CTXH nhóm ở một số điểm liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân
chủ, công cụ thực hành, môi trường làm việc, tính chất của thân chủ và bầu khí sinh
hoạt.
7. Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm :
Trong Công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải tuân thủ các giá trị đạo đức nghề
nghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội (xem phần Công tác xã hội đại
cương), tuy nhiên, Hinchman (1977) sau khi phân tích thực hành công tác xã hội
nhóm ở số trẻ em bệnh tâm thần nhẹ cùng với các dịch vụ hỗ trợ gia đình của số trẻ
này đã đưa ra một số giá trị cơ bản của CTXH với nhóm.
8. Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm
· Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêng
của các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cá
nhân.
· Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng với
những nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý). Từ ảnh hưởng của
Mỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970
để cải tiến các phương pháp can thiệp.
- 6 -
· Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanh
thiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tù
trở về cộng đồng…
· Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêng
của các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cá
nhân.
· Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng với
những nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý). Từ ảnh hưởng của
Mỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970
để cải tiến các phương pháp can thiệp.
· Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanh

thiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tù
trở về cộng đồng…
9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm :
· Thuyết Hệ thống :Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau.
Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùy
thuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất,
huy động tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu thay đổi để
được tồn tại.
· Thuyết Tâm lý năng động : Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người :
Freud (1922)và Frank Moreno ( psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm,
cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại những mâu
thuẩn chưa được giải quyết.
· Thuyết học hỏi (Bandura, 1977) : Hành vi của thành viên nhóm đóng
vai trò tác động, kích thích thành viên khác. Nếu A ứng xử như thế nào
đó và B đồng tình thì A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược thì A sẽ
không ứng xứ như thế trong tương lai.
· Thuyết hiện trường (field) : Kurt Lewin ( 1947) : Nhóm có khoảng
không gian sống, có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó, nó di
chuyển theo đuổi mục tiêu của nó và vượt qua các trở ngại. Có 6 khái
niệm để hiểu nguồn lực trong nhóm : Vai trò, quy tắc, quyền lực, sự gắn
kết, sự đồng thuận và sự phối hợp.
· Thuyết trao đổi xã hội : Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên
nhóm. Đối với cá nhân,quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh
giữa thưởng và phạt xuất phát từ các hành vi.
Phần 2 : Năng động nhóm.
Mục tiêu : Giúp sinh viên hiểu thế nào là :
· Tâm lý nhóm : Khi nói đến mối tương tác giữa các nhóm viên và các giai
đoạn phát triển của nhóm.
- 7 -
· Năng động nhóm : Khi nói đến sự biến chuyển của các vai trò và vi trí

của các nhóm viên lúc tham gia sinh hoạt nhóm.
· Vai trò và tác động của nhóm nhỏ trong cuộc sống
1. Nhóm nhỏ trong cuộc sống :
· Khái niệm nhóm nhỏ : Tập hợp những con người có hành vi tương tác
nhau trên cơ sở kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí và vai trò để thực
hiện các mục tiêu chung.
· Nhóm tự nhiên, nhóm được thành lập, nhu cầu gia nhập nhóm của con
người trong cuộc sống.
· Nhóm nhỏ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người (liên hệ các nhu
cầu cơ bản của Abraham Maslow : Nhu cầu sinh tồn, nhu cầu được an
toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện).
· Nhóm nhỏ đóng vai trò thay thế vai trò người MẸ khi ta lớn.
2. Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực và tiêu cực :
· Thực nghiệm tâm lý về việc sử dụng thực phẩm (lòng bò) sau Thế chiến
thứ II.
· Nhóm tạo sự biến chuyển về mặt tâm lý xã hội ở mỗi cá nhân.
· Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi ( tích cực hoặc tiêu cực) để
thích nghi với vai trò và vị trí mong muốn trong nhóm.
· Các yếu tố giúp thay đổi hành vi khi tham gia nhóm :
· Cố gắng thích nghi với nhóm.
· Quy tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên.
· Tự bộc lộ, chia sẻ.
· Khám phá bản thân qua sự phản hồi của người khác về mình.
· Bắt chước người khác.
· Khám phá những Giá trị mới ( Giá trị của nhóm).
3. Các vai trò được thể hiện trong nhóm :
- Các đặc điểm tâm lý của nhóm :
· Mối quan hệ tương tác
· Chia sẻ mục tiêu chung : mục tiêu càng rõ thì mối tương tác càng mạnh.
· Hệ thống các quy tắc : sự tuân thủ.

· Cơ cấu chính thức và phi chính thức ( cơ cấu ngầm) – Bài tập trắc lượng
xã hội (sociogram). Các vấn đề của cơ cấu chính thức và phi chính thức.
· Các vai trò thể hiện trong nhóm : vai trò hướng về công việc, vai trò
củng cố nhóm, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân ( hoặc vai trò cản
trở hay vai trò thúc đẩy). Các vai trò này luôn biển đổi làm cho nhóm
năng động, ảnh hưởng lên từng con người trong nhóm.
- 8 -
Các đặc trưng của nhóm bao gồm như : tiểu sử, cách thức tham gia, truyền thông giao
tiếp, tính đoàn kết, bầu không khí, cơ cấu và tổ chức, tiêu chuẩn và chuẩn mực, trắc
lượng xã hội, lề lối làm việc và mục tiêu.
Phần 3 : Tiến trình CTXH nhóm.
Mục tiêu : Qua phần này, sinh viên nắm được các bước cần thực hiện khi thực hành
CTXH nhóm, những vấn đề cần chú trọng trong vai trò của NVXH để đạt được mục
tiêu xã hội.
1. Khái niệm “ tiến trình CTXH nhóm”
2. Tiến trình bao gồm 4 bước :
2.1. Thành lập nhóm :
· Đánh giá tình hình, vấn đề và nhu cầu của các thân chủ.
· Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ.
· Chú ý mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm.
· Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm.
· Một số vấn đề khi lập nhóm : tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sở thích.
· Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phương cách xây dựng kế
hoạch ( chú ý là các hoạt động của nhóm chỉ là công cụ chứ không phải
là mục tiêu)
2.2. Khảo sát nhóm :
· Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân
· Tìm hiểu tiến trình
· Tìm hiểu chức năng, vai trò của các thành viên nhóm
· Tìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm

2. 3. Duy trì nhóm :
- Coi trọng cả hai khía cạnh : Công việc và con người
- Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng đến mục tiêu thay
đổi hành vi, thái độ và trị liệu.
- Các phương pháp can thiệp nhằm trị liệu :
· Phương pháp căn bản
· Phương pháp riêng biệt
- Đánh giá thường xuyên :
· Hành vi và vai trò của cá nhân trong nhóm,
· Quá trình phát triển của nhóm.
· Mối quan hệ trong nhóm.
- 9 -
2. 4. Kết thúc nhóm :
· Các mục tiêu xã hội đã đạt được.
· Công tác đánh giá
· Nhóm viên được tăng năng lực giải quyết vấn đề.
Phần 4 : Thực hành CTXH Nhóm
Mục tiêu : Phần này giúp sinh viên hình dung được một số kỹ thuật thực hành, một
công việc mang tính chuyên môn do nhân viên xã hội thực hiện. Qua đó, sinh viên
hiểu rõ vai trò và các kỹ năng cần thiết của nhân viên xã hội nhiều hơn trong CTXH
nhóm, những điều cần làm và những điều cần tránh.
1. Một số kỹ thuật khảo sát nhóm :
· Trắc lượng xã hội ( Vẽ sơ đồ nhóm)
· Vẽ sơ đồ Sharon
· Mô hình đánh giá : Đối chiếu với kế hoạch trị liệu
2. Kỹ năng viết báo cáo, viết tiến trình nhóm
3. Vai trò của NHân viên xã hội:
· Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức của nhóm, giúp cho hai cơ
cấu này gần nhau.
· Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp các thành

viên nhón kỹ năng diễn đạt.
· Am hiểu tâm lý cá nhân và chẩn đoán được diễn biến tâm lý trong nhóm
· Phát hiện nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của từng cá nhân để có hướng hỗ
trợ.
· Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hành động và điều phối các hoạt động
của nhóm.
· Xác định rõ vai trò của mình : xúc tác hay lãnh đạo ( tùy thuộc vào đặc
điểm của từng nhóm).
4. Các kỹ năng trong CTXH nhóm
· Kỹ năng điều hành nhóm
· Kỹ năng truyền thông
· Kỹ năng quan sát
· Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
· Kỹ năng viết báo cáo
· Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề.
5. Một số vấn đề cần quan tâm trong CTXH nhóm.
- 10 -
5. 1. Hiểu biết một số vấn đề của nhóm để tác động hiệu quả :
· Khi có vướng mắc trong truyền thông
· Khi có mâu thuẫn trong nhóm
· Khi có xu hướng thống trị của thiểu số trong nhóm.
· Khi có hiện tượng ngôi sao trong nhóm.
· Khi có hiện tượng cá nhân bị bỏ rơi trong nhóm.
· Khi cơ cấu phi chính thức lấn áp cơ cấu chính thức.
5. 2. Các điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội:
· Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng.
· Lấy quyết định một cách dân chủ.
· Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình.
· Xây dựng thói quen hợp tác.
· NVXH trực tiếp điều hành nhóm hoặc một thành viên của nhóm có khả

năng với sự hỗ trợ của NVXH.
5. 3. Vai trò của trưởng nhóm :
· Làm rõ các đề nghị
· Duy trì thảo luận vào trọng tâm
· Khuyến khích sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa.
· Giúp nhóm lường trước hậu quả của các lựa chọn khác nhau.
· Giúp nhóm giải quyết mâu thuẩn
· Giúp nhóm lấy quyết định.
· Giúp nhóm dấn thân vào hành động.
5.4. Một số điều không nên làm
Phần 5 : Kết luận.
· Trong CTXH, nhóm là một hệ thống được thiết lập bởi NVXH để phục vụ
cho các nhu cầu của các thành viên nhóm. Các thành viên thân chủ này chỉ
tham gia vào nhóm khi nhóm đó thực sự phục vụ nhu cầu của nhóm.
· Nhóm là môi trường giúp đỡ song phương.
· Điều mà NVXH cần tránh là làm nhân vật trung tâm.
III. Thực hành tại lớp :
Các sinh viên sẽ thực hành trên phân tích nhóm học tập của sinh viên để hiểu
về mối quan hệ, vai trò của các thành viên nhóm, vai trò lãnh đạo trong nhóm. Sau đó,
sinh viên sẽ phân tích các trường hợp CTXH nhóm đã có để nhận thức về tiến trình
can thiệp của NVXH trong phương pháp này.
VI. ĐÁNH GIÁ
- 11 -
Thi cuối kỳ 70%, tham gia tại lớp 30%
VII. SÁCH GIÁO KHOA
[1] Andrea Bernstein & Jacquie Withers, Social Work, a beginner’s text, Juta
&Company Ltd, 1997.
[2] Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen, CTXH chuyên nghiệp, Khoa Phụ nữ học,
ĐHMBC TP.HCM, 1997.
[3]. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Khoa PNH, ĐHMBC TP.HCM., 1998.

[4] Nguyễn Thị Oanh, CTXH đại cương, NXB Giáo dục, 1998.
[5] Ronald W. Toseland, Robert F.Rivas, An introduction to Group work Practice, 3d
Edition, Allyn &Bacon, USA, 1997.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành CTXH, tập 1-2, tài liệu tập huấn,
1998.
[2] Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam, Tài liệu tập huấn CTXH, Hà nội, 1997.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần 1 : Tổng quan về CTXH nhóm
1. Khái niệm
2. Các mục tiêu của CTXH nhóm
3. Các đặc điểm của CTXH với nhóm
4. Các loại hình CTXH nhóm
5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm
6. Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm
7. Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm
8. Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm
- 12 -
9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm
Phần 2 : Năng động nhóm.
1. Tầm quan trọng của Nhóm nhỏ trong cuộc sống của chúng ta
2. Bản chất của nhóm
Phần 3 : Tiến trình CTXH nhóm.
1. Thành lập nhóm
2. Khảo sát nhóm
3. Duy trì nhóm
4. Kết thúc nhóm
Phần 4 : Thực hành CTXH nhóm
1. Vẽ sơ đồ nhóm

2. Vẽ sơ đồ Sharon
3. Đối chiếu với kế hoạch trị liệu
4. Các báo cáo
5. Viết tiến trình nhóm
6. Vai trò của nhân viên xã hội
7. Các kỹ năng trong CTXH nhóm
8. Một số vấn đề cần quan tâm trong CTXH nhóm
Phần Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Một số trường hợp thực hành công tác xã hội nhó
PHẦN MỘT
TỔNG QUAN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
Mục tiêu của phần một :
Giúp sinh viên nhận thức về khái niệm và mục tiêu của CTXH nhóm . CTXH nhóm là
một phương pháp trong CTXH và các loại hình ứng dụng phương pháp nầy.
1. Công tác xã hội nhóm là gì ?
- 13 -
CTXH nhóm là phương pháp trong CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng
xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề
của cá nhân , có nghĩa là :
· Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc
năng động nhóm)
· Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến
vấn đề.
· Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợ
thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin
nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội
thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết
vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.

Konopka (1963) xác định phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp của
ngành công tác xã hội giúp những cá nhân tăng cường chức năng xã hội của họ thông
qua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấn
đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng. Công tác xã hội nhóm tạo một bối cảnh trong đó
các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và làm
thay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng. Nó mang
tính chất chức năng xã hội nhiều hơn và chính điều này làm cho nó khác hơn với
nhóm trị liệu vì nhóm trị liệu chú trọng nhiều hơn các nhu cầu cảm xúc và các tiến
trình tâm lý.
Mục đích của CTXH là giúp thân chủ (cá nhân) hay hệ thống thân chủ (nhóm hay
cộng đồng) thỏa mãn nhu cầu, giải quyết vấn đề, tiến tới tự giúp và đóng trọn vẹn vai
trò xã hội của mình, mặc dù kết quả nhắm tới là một đối tượng và phương pháp tác
động khác nhau.
Trong phương pháp cá nhân, đối tượng được tác động vào là chính cá nhân người
được giúp đỡ. Công cụ là mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ.
Trong phương pháp nhóm, đối tượng tác động vào là toàn nhóm, là mối tương tác giữa
các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí, sinh hoạt nhóm. CTXH nhóm là sử dụng
cơ cấu nhóm và năng động trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhận
thức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng nguồn
lực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ.
Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mối
tương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng là
làm tăng khả năng tự giải quyết vấn đề cộng đồng.
2. Các mục tiêu của công tác xã hội nhóm :
- 14 -
CTXH nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau :
- Khảo sát về các đặc điểm của cá nhân :
Thông qua các sinh hoạt nhóm, NVXH (tác viên nhóm), các nhóm viên có thể phát
hiện nhu cầu/khả năng/hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm thông qua sự bộc lộ và tự
đánh giá của ho (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, nhóm trẻ em

đường phố). Từ những khám phá này, tác viên nhóm xây dựng chiến lược để đáp ứng
nhu cầu, giúp chuyển đổi hành vi và giải quyết vấn đề.
- Duy trì và hỗ trợ cá nhân :
Cá nhân tham gia vào nhóm cảm thấy an toàn hơn. Nhóm hỗ trợ cá nhân đương đầu
với những khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh
khuyết tật, nhóm sinh viên đi học xa nhà có nhu cầu rất mạnh tham gia nhóm cùng
hoàn cảnh để chăm sóc cho nhau)
- Thay đổi cá nhân :
Nhóm có tác dụng giúp cá nhân thay đổi những hành vi cá biệt và phát triển nhân cách
thông qua các yếu tố kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm
trong tương lai), xã hội hoá (nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để
tái hòa nhập cộng đồng), hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); Giá
trị và thái độ mới (nhóm sử dụng ma túy nhằm tác động đế thay đổi Giá trị và thái độ
của họ), hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp với mục đích tìm việc làm), cảm
xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực).
Bà D. tới gặp NVXH và than rằng chồng bà từ ngày thất nghiệp thay đổi tánh tình hay
uống rượu, ít quan tâm đến gia đình. Tới lượt ông chồng thì cho rằng từ ngày ông mất
việc, bà hay nói xiên nói xéo rằng cuộc sống gia đình khó khăn, bà phải làm việc gấp
đôi, ngụ ý là ông không làm tròn bổn phận nên ông buồn chán, mặc cảm. Từ đó cuộc
sống trong gia đình căng thẳng. Đứa con trai vị thành niên bỏ nhà ra đi v.v ở đây nếu
làm việc với cả hai vợ chòng, hay với cả gia đình thì sẽ kết quả hơn vì NVXH có thể
tạo điều kiện cho đôi bên đối thoại trong một bầu không khí thuận lợi.
Khi một số người có vấn đề hay nhu cầu giống nhau như một nhóm phụ nữ mới sinh
con lần đầu biết thêm về cách nuôi dạy con, một nhóm bệnh nhân tâm thần trong giai
đoạn phục hồi, một nhóm trẻ em bỏ học. ở đây tính chất đồng cảnh đồng thuyền làm
cho đối tượng cảm thấy mình không phải lẻ loi, gặp người cùng cảnh ngộ họ cảm thấy
vơi đi phần nào trước khó khăn.
Khi trao đổi với nhau vấn đề người này làm cho người kia sáng ra về chính mình. Hơn
hết, sự khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau của chính thân chủ là một nguồn động viên lớn.
Có người nhờ đóng vai trò giúp đỡ người khác mà thoát ra khỏi khó khăn của chính

mình. Từ nhóm sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề. ở đây tác động của nhóm
- 15 -
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là những cuộc tiếp xúc cá nhân giữa tác viên và thân
chủ. Có khi người ta ngại cuộc trao đổi mặt đói mặt trong bầu không khí nghiêm trang.
Bầu không khí nhóm sẽ ít có vẻ long trọng và họ sẽ thoải mái hơn. Nhóm trở thành
một nguồn lực giải quyết vấn đề quý giá. Dĩ nhiên nhờ sự tác động của tác viên vào
diễn tiến của nhóm thì nhóm mới sinh hoạt thuận lợi. Một lý do cuối cùng để người ta
sử dụng nhóm là sự tiện lợi, đỡ mất thời giờ. Ví dụ như phổ biến một số thông tin cho
các bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình khi họ chờ để khám thai. Nếu có nhiều câu hỏi,
trao đổi giữa các bà mẹ thì lượng thông tin sẽ có tác dụng hơn. Tuy nhiên cũng không
nên quên rằng có những trường hợp không phù hợp với phương pháp nhóm.
- Cung cấp thông tin, giáo dục :
Nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ, nhóm tình nguyện viên.
- Giải trí :
Vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống. Nếu một người cô đơn hay suy nghĩ
tiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi; người khuyết tật hay có tâm trạng
chán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém và sống tách biệt với những người xung
quanh. Chính môi trường sinh hoạt giải trí vui chơi trong nhóm giúp cho con người
cảm thấy lạc quan hơn và tăng cường mối quan hệ.
Tạo điều kiện cho cá nhân có môi trường trung gian giữa cá nhân với một hệ
thống xã hội : Nhóm bệnh nhân và bệnh viện, nhóm phụ nữ nghèo và Quỹ vay vốn,
nhóm trẻ đường phố và trường học hay trung tâm dạy nghề
Nhóm PN nghèo quỹ vay vốn
TT Dạy nghề
NVXH nhóm tđp
Tác động
Trường học
NVXH
- 16 -
- Thay đổi và/ hoặc hỗ trợ :

Ở đây thường là các nhóm mà NVXH thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau như:
· Nhóm gia đình (nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, tay nghề giỏi mới
làm được, khả năng thành công không cao như ở các nhóm khác), NVXH
giúp cải thiện những trục trặc trong truyền thông và mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình.
· Nhóm trẻ phạm pháp : NVXH định hướng chuyển đổi các hành vi tiêu
cực của trẻ bằng những hoạt động tích cực tại địa bàn dân cư.
- Thay đổi môi trường :
Nhóm trong dự án phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộc
sống, nhóm phụ huynh của một trường học mẫu giáo
Thu nhập thấp Thu nhập khá hơn
Mất vệ sinh Vệ sinh hơn
MT nghèo khó MT thoải mái hơn
Bạo lực Bạo lực giảm
VD: Tại Trường mẫu giáo, khi họp phụ huynh, người ta thường đánh giá về cô giáo,
cách dạy, vấn đề ăn uống, cách đối xử của cô giáo đối với học sinh -> nhằm thay đổi
môi trường.
- Thay đổi nhận thức xã hội :
Nhóm giúp tăng cường nhận thức của cá nhân và xã hội về một vấn đề nào đó, ví dụ
nhóm người khuyết mong muốn xã hội nhìn nhận họ như là người bình thường, tạo
điều kiện và cơ hôi cho họ hòa nhập tốt hon là coi họ như người cần phải cưu mang,
bố thí. Càng xem họ như vậy thì họ càng tuổi thân, tự ti và cảm thấy là gánh nặng cho
xã hội.
Mục tiêu xã hội được lập bởi NVXH nằm trong một kế hoạch nhằm thay đổi hành vi,
thái độ, niềm tin, thói quen, quan điểm, giúp thân chủ tăng năng lực để đối phó với
những khó khăn trong cuộc sống.
- 17 -
Do tác động qua mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, mối tương tác này là
công cụ chính dẫn đến sự thay đổi của nhóm viên, khác với CTXH cá nhân là mối

quan hệ tương tác giữa thân chủ và NVXH.
3. Các đặc điểm của công tác xã hội nhóm :
· Hoạt động nhóm là nơi giúp thoả mãn nhu cầu của cá nhân.Thông qua môi
trường sinh hoạt nhóm, cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Mối quan
hệ tương tác trong nhóm giúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và từ đó
nhờ vào sự tác động của NVXH tạo được một môi trường thuận lợi cho
việc phát huy năng lực.
· Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Chính mối quan
hệ tương tác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt các mục tiêu
xã hội.
Quan tâm
NVXH
tác động
· Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua ảnh hưởng của
người khác, cá nhân bắt chước và học tập kinh nghiệm của người khác.
· Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân
· Nhóm là môi trường bộc lộ về các mặt : cá tính, suy nghĩ, tâm sự…
· Chương trình hoạt động là một công cụ của công tác xã hội nhóm :
Trị liệu thông qua nhóm nhằm giúp cho thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt được
cảm nghĩ, tâm tư của mình cho nên nói, đối thoại là hoạt động chủ yếu. Diễn kịch, vẽ
hay một vài hình thức nghệ thuật khác được sử dụng nhưng mục đích không phải
nhắm vào khía cạnh kỹ thuật diễn hay vẽ mà chỉ tạo điều kiện cho sự bộc lộ.
Trong CTXH nhóm ngoài những hình thức trên, chương trình là công cụ chủ yếu, nhất
là khi CTXH nhằm vào mục đích xã hội hóa. Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao,
học kỹ năng sẽ là điểm thu hút và quy tụ nhóm viên. Chương trình có mục tiêu sẽ là
- 18 -
động lực liên kết để vươn tới. Ví dụ sinh hoạt văn nghệ với mục đích luyện tập cho
một buổi biểu diễn thời trang nội bộ, tập kịch để trình diễn vào cuối năm, sưu tầm các
văn bản, hiện vật tiến tới một cuộc triển lãm về truyền thống v.v Nếu có nhiều nhóm
khác nhau cùng nhằm tới một mục đích, sẽ có sự tranh đua lành mạnh giữa các nhóm.

Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiết cho
cuộc sống. Chương trình đối với một nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh,
giải quyết một vấn đề khu phố.
Chương trình cần được nghiên cứu, chuẩn bị cho phù hợp và mang tính thu hút cao
đối với đối tượng. NVXH trong CTXH nhóm không nhất thiết là người giỏi về kỹ
năng sinh hoạt vì họ có thể mời sự hợp tác của các chuyên viên, và huy động tiềm
năng của chính nhóm viên. Tuy nhiên, nếu là một NVXH thường xuyên phụ trách sinh
hoạt trẻ thì kỹ năng sinh hoạt hay thủ công rất cần thiết. Hoạt động cụ thể (lao động)
rất tốt về mặt ổn định tâm lý và tạo cơ hội tương tác thật.
Có điều cần nhắc lại là chương trình là công cụ, không phải cứu cánh. Mục đích cuối
cùng của CTXH nhóm không phải là một vở diễn xuất sắc, một cuộc triển lãm hay mà
là sự phục hồi hay tăng trưởng của nhóm viên, khả năng hợp tác, liên kết, kỹ năng
giao tiếp v.v Khác với một lớp dạy nghề chẳng hạn mà mục đích cuối cùng là sự
chuyên môn hóa học viên.
Chương trình và tiến trình tâm lý xã hội phải được quyện vào nhau. Đặt nặng khía
cạnh nào tùy mục tiêu của nhóm. Nhưng ví dụ đối với một nhóm thiếu nữ nghèo (ít
được chăm sóc) trong một lớp học may thì cả hai mục tiêu: huấn nghệ và giáo dục
phát triển nhân cách đều quan trọng như nhau.
Vì khía cạnh tâm lý xã hội khó nắm bắt nên thường các CLB đội nhóm chỉ quan tâm
đến khía cạnh kỹ thuật của sinh hoạt.
7 yếu tố cần quan tâm trong công tác xã hội nhóm :
· Đối tượng là ai ?
· Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt có thuận lợi không vì nhóm rất cần có
môi trường hội họp và sinh hoạt vui chơi giải trí.
· Nhu cầu gì cần được đáp ứng (nhu cầu thông tin, nhu cầu tìm việc làm,
nhu cầu đào tạo nghề…). Một nhóm có nhu cầu giống nhau thì sẽ đồng
nhất và thể hiện sự quan tâm, hòa hợp mạnh mẽ hơn. Ở một nhóm có nhu
cầu và mối quan tâm khác nhau, sự tham gia vào hoạt động chung của
nhóm sẽ bị giới hạn nhiều.
· Mục tiêu cần đạt được là gì ? Mục tiêu là giải quyết vấn đề của nhóm viên,

nhóm viên thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi và có khả năng đương đầu
- 19 -
với những khó khăn mới. Cần phân biệt giữa mục tiêu của các hoạt động
và mục tiêu xã hội.
· Giá trị: sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì ? (Tại sao phải lập nhóm?)
Nhóm người cai nghiện tại cộng đồng : Giá trị là tăng sức mạnh trong nỗ lực cai
nghiện và cương quyết không tái nghiện.
Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết kiệm : Giá trị là giúp họ có khả năng thoát nghèo và tiếp
cận được các tài nguyên xã hội).
· Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào và cơ sở lý luận của nó? Chủ yếu là dựa
trên lý thuyết về tâm lý và năng động nhóm.
· Phương cách thực hành ; cơ cấu (số lượng, thành phần, tuổi, giới tính,
trình độ), vai trò (vai trò do phân công, vai trò thể hiện theo tình huống,
cảm xúc, công việc khi sinh hoạt nhóm), trách nhiệm, mối quan hệ bên
trong ( cơ cấu phi chính thức và chính thức) và bên ngoài nhóm (quan hệ
với tài nguyên bên ngoài), các loại hoạt động nào được sử dụng, cách thức
tổ chức
4. Các loai hình công tác xã hội nhóm:
· Nhóm giải trí : rèn luyện đạo đức và phát triển nhân cách. Mỗi hình thức
và nội dung giải trí được nhân viên xã hội (NVXH) chọn lựa đều có mục
đích xã hội (Trong nhà Mở, chiếu phim truyện cho trẻ xem hoặc kể chuyện
cho trẻ nghe, sau đó cho các em thảo luận về nội dung, giúp trẻ phân biệt
cái tốt/cái xấu cần tránh.
· Nhóm giáo dục : Giáo dục về kiến thức và kỹ năng (Nhóm các bà mẹ
phòng chống suy dinh dưỡng cho con, nhóm chăn nuôi, nhóm đồng đẳng
HIV/AIDS…
· Nhóm tự giúp : Nhóm hỗ trợ nhau để vượt khó (Nhóm người khuyết tật,
nhóm đồng đẳng, nhóm cai nghiện…). Thường nhóm được NVXH giúp
trong giai đoạn đầu, sau đó rút dần vai trò để nhóm tự đề ra các hoạt động,
khi cần thiết thì NVXH mới can thiệp.

· Nhóm với mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa : Nhóm giúp tăng
cường khả năng xã hội. Ví dụ : Nhóm trẻ có hành vi không thích nghi
(nhóm học sinh cá biệt tại trường học, nhóm trẻ đường phố…). Mục đích ở
đây là phát triển nhân cách, giáo dục con người. Đi từ thấp đến cao có
nhóm giải trí, nhóm kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên như hướng đạo,
đọi nhóm CLB. Nhưng ở đây khía cạnh tâm lý xã hội được quan tâm nhiều
chứ không chỉ chú trọng đến dạng kỹ năng. Đối với trẻ em và thanh thiếu
niên đây là một môi trường xã hội hóa bổ sung cho gia đình và trường học
hết sức quan trọng. Trước tiên những nhu cầu cơ bản kể ở phần trên được
- 20 -
đáp ứng để dần tới những nhân cách lành mạnh, sung mãn. Kế đó sẽ có
những con người tháo cát, biết hợp tác, cống hiến cho xã hội. Đó là nói đến
các đối tượng bình thường. CTXH nhóm còn nhằm đặc biệt đến những
thanh thiếu niên do hoàn cảnh đẩy đưa tới cuộc sống theo băng nhóm, phá
quậy. Bằng cách từ từ lôi cuốn họ tham gia vào các hoạt động giải trí, thể
dục, thể thao, văn hóa xã hội, họ sẽ thay thế những hành vi chống xã hội
bằng những hành vi tích cực. Đó là mục đích tái xã hội hóa. Công việc này
tất nhiên rất khó khăn. Thường thì các tác viên xã hội phải “thâm nhập” các
băng nhóm sẵn có để tìm hiểu và từ từ giúp thay đổi cơ chế của nhóm cũng
như hướng tới các hoạt động mang tính tích cực xã hội. Cũng có khó các
nhóm được thành lập tại các trung tâm xã hội hay cộng đồng.
· Nhóm trị liệu : Nhóm là môi trường chia sẻ cảm xúc và trao đổi những
kinh nghiệm, những vấn đề gặp phải (Nhóm cai nghiện, nhóm gia đình…).
Nhóm gặp nhau định kỳ, trao đổi, tâm sự những vấn đề của mình (thất bại
trong cuộc sống, phản hồi, góp ý cho nhau, cá nhân nhìn thấy vấn đề rõ hơn
và có hướng giải quyết vấn đề). Ở đây là những đối tượng có vấn đề tâm lý
mà thay vì chỉ dùng biện pháp cá nhân, sinh hoạt nhóm sẽ giúp thân chủ có
điều kiện tâm lý xã hội tốt hơn để tự bộc lộ, thay đổi thái độ, hành vi
(nhóm nghiện ma túy đang trên đà phục hồi chẳng hạn). Khi vấn đề nằm ở
mối quan hẹ như thành viên một gia đình, CTXH nhóm vừa giúp cá nhân

có vấn đề vừa giúp điều chỉnh lại mối quan hệ.
· Nhóm trợ giúp : Nhóm giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người
khác (Nhóm đồng đẳng HIV/AIDS vừa là tự giúp nhau vừa tác động xã hội
để xã hội hiểu biết và đồng cảm với họ, không phân biệt đối xử ).
· Nhóm hành động (nhằm cải tạo môi trường và điều kiện xã hội)
Trong đời sống hàng ngày con người tự nguyện liên kết với nhau để giải quyết những
vấn đề chung như cải thiện nhà ở, bảo vệ môi trường v.v hay các quyền lợi khác.
Ngày nay có nhiều nhóm gọi là “nhóm tự giúp” là các tổ chức do chính những người
trước đó cần rất nhiều sự giúp đỡ của tổ chức và NVXH. Đó là những cựu bịnh nhân
các loại, những người khuyết tật, những người trước kia là nạn nhân xã hội đã và đang
vươn lên để thật sự tự giúp mà không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài nữa.
Người nghèo nhiều nơi đã liên kết tự giúp để thoát khỏi nghèo đói và đưa cộng đồng
họ đi lên.
Các tác giã phân chia CTXH nhóm theo nhiều cách, nhưng nói chung có thể gom lại
vào ba hạng mục tổng hợp trên. Thực chất ở mỗi loại có nhấn mạnh một khía cạnh
như trị liệu, xã hội hóa, hay hành động nhưng không có ranh giới giữa ba cấp độ.
Nhóm người cựu nghiện ma túy một khi được trị liệu có thể trở thành một nhóm hành
động để giúp đỡ những người đồng cảnh. Một nhóm hướng đạo khi trưởng thành tiếp
tục các hoạt động vì lợi ích xã hội trong cộng đồng. Đối với các nhóm hành động dù
mục đích cuối cùng là hướng ngoại, là cải thiện môi trường xung quanh nhưng để
- 21 -
hành động như một nhóm các thành viên cũng phải có những hiểu biết và kỹ năng tâm
lý xã hội để hoạt động có hiệu quả. Từ đó thông qua hành động họ cũng có những
thay đổi trong nhân cách, cải thiện mối quan hệ giữa người và người. Trong PTCĐ,
chính các nhóm hành động nhằm giải quyết các mục tiêu khác nhau là động lực để cải
thiện đời sống cộng đồng.
· Công tác xã hội nhóm và các ngành khác liên quan đến nhóm
Giữa các khoa như năng động nhóm, CTXH nhóm, trị liệu nhóm có những khác biệt
như thế nào? Thực chất các lãnh vực này rất gần gũi. Sự khác biệt xuất phát từ mục
tiêu, và một số khía cạnh về phương pháp.

Các khóa học về năng động nhóm (Group Dynamics) thường gọi là T Group (Training
Group), Sensitivity Training Group thông qua thảo luận và một số phương pháp khác
như sắm vai (role playing), trò chơi v.v nhằm mục đích đào tạo. Đây là một môn tâm
lý xã hội ứng dụng nhằm giúp học viên trở thành nhạy bén (sensitive) hơn về tâm lý
nhóm, về mối tương tác trong nhóm, về chính mình trong nhóm.
Mọi thành phần trong xã hội có thể tham dự các khóa học về năng động nhóm để tăng
kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo trong gia đình, giáo dục, nhà quản lý.
Nhân viên CTXH phải có kiến thức và kỹ năng cơ bản về năng động (hay tâm lý)
nhóm mới có thể thực hiện CTXH nhóm.
Trị liệu nhóm (Group therapy) nhằm trị liệu cá nhân các bịnh nhân tâm thần, những
người bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu. Mối tương tác giữa bịnh nhân được sử dụng
để hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý,
tâm lý trị liệu và tâm thần học.
Gia đình trị liệu (GĐTL), là một phương pháp sử dụng gia đình như một nhóm. Nó
nhằm giải quyết những vấn đề của cá nhân thông qua sự điều tiết lại các mối quan hệ
vợ chồng con cái. Xuất phát ít nhiều từ dịch vụ xã hội nhóm, GĐTL nhắm vào các gia
đình có vấn đề tâm lý, tâm thần trầm trọng và rạn nứt nặng. GĐTL đã trở thành một
ngành riêng kết hợp kiến thức tâm lý học, tâm thần học và CTXH. Một số NVXH đã
trở thành chuyên viên GĐTL nhưng phải thông qua đào tạo thật vững chắc mới hành
nghề này được.
CTXH nhóm nhằm vào người bình thường cũng như có vấn đề nhưng ở mức độ vừa
phải. Khác với nhà tâm lý trị liệu mà mục đích chuyên môn là giúp cho thân chủ sáng
tỏ và có sức mạnh nội tâm để giải quyết khó khăn, NVXH còn phải giúp người đó vận
dụng tài nguyên trong xã hội như tìm công ăn việc làm, nắm vững luật bảo hiểm xã
hội, biết cách xin trợ cấp, tìm nơi gởi con tạm v.v Trong CTXH nhóm không chỉ có
thảo luận trao đổi mà còn cần tới nhiều loại hình sinh hoạt như thể dục thể thao, ca
hát, thủ công, kỹ năng đủ loại từ kỹ thuật đến xã hội. Ví dụ đối với trẻ em không thể
ngồi thảo luận và với các cụ già không thể không có những cuộc du ngoạn, dã ngoại,
đan móc v.v
- 22 -

Tuy nhiên nhiều nơi coi các sinh hoạt này là mục tiêu thay vì chỉ là những phương
tiện, công cụ để đạt tới các mục tiêu trị liệu hay xã hội hóa.
5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm
5.1 Những thuận lợi :
· Nhóm giúp có những kinh nghiệm xã hội : Trao đổi và bộc lộ cho nhau
· Nhóm là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề
· Nhóm giúp thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi do mối tương tác xã hội và
phản hồi, cá nhân khám phá về bàn thân và hiểu được người khác (cửa sổ
Johari)
· Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ. Vai trò của
NVXH và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm do có sự chia sẻ lãnh đạo
giữa các thành viên trong nhóm và NVXH cũng là một thành viên.
· Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho nhóm
viên
· Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ và tiếp cận các tài
nguyên được dễ dàng hơn ( Y tế, giáo dục, vốn,…)
· Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của NVXH
5.2 Những bất lợi :
· Việc bảo mật khó duy trì trong CTXH nhóm hơn là trong CTXH cá nhân.
· Sinh hoạt nhóm phức tạp, mất nhiều thời gian và đòi hỏi ở khả năng chuyên
môn của NVXH.
· Nhóm được thành lập có khó khăn để hoạch định, tổ chức và thực hiện.
Công việc chuẩn bị cho loại nhóm nầy là quan trọng, có nhiều khó khăn
cản trở phải khắc phục ở cấp độ nhóm viên, đồng nghiệp và cơ quan.
· Nhóm cần nhiều tài nguyên : NVXH có thể phải thương lượng để có những
tiện nghi, quỹ, trang thiết bị, di chuyển
· Cá nhân ít được quan tâm riêng trong nhóm. Một số cá nhân, ít nhất là ở
vào giai đoạn phát triển nào đó không thể ứng phó với việc chia sẻ, cạnh
tranh trong bối cảnh nhóm, họ cần một sự quan tâm đặc biệt của một mối
quan hệ cá nhân. Trong nhóm họ có thể disruptive, thụ động, tổn thương

- 23 -
hay là vật tế thần. Đôi khi một thời gian công tác với cá nhân có thể chuẩn
bị tốt cho sự tham gia nhóm.
· Cá nhân dễ bị “dán nhãn” hơn. Thí dụ nhóm phụ huynh đơn thân, nhóm trẻ
trốn học, nhóm nghiện rượu
· Nhóm có thể nguy hiểm đối với một thiểu số nhỏ. Nhóm và người hướng
dẫn nhóm có thể tấn công một cá nhân, từ chối cá nhân. Lãnh đạo nhóm
như thế nào sẽ giảm thiểu được nguy cơ nầy (liên quan đến kỹ năng lãnh
đạo nhóm). Hơn nữa nếu trong sinh hoạt dân chủ, việc thiểu số phục tùng
đa số có thể đưa đến sự ức chế ở thiểu số. Cơ cấu ngầm có thể xuất hiện và
“chọi” lại cơ cấu chính thức.
6. Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm
· CTXH cá nhân : khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biến
tâm lý với sự chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựa
trên chương trình hoạt động kích thích nhóm viên hoạt động
· Cá nhân nhắm đến giải quyết vấn đề và phục hồi trong khi CTXH nhóm
· Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém nay mắn, thiếu thốn,
kém năng lực (từ được dùng là thân chủ) trong khi đối tượng của CTXH
nhóm bao gồm nhiều loại thành phần hơn (từ nhóm viên, thành viên hơn)
CTXH cá nhân CTXH Nhóm
· Quan hệ cá nhân với cá nhân
(NVXH – Thân chủ )
Mối quan hệ là công cụ thực hành
· Quan tâm nhiều đến mặt tâm lý để
giải quyết vấn đề (diễn biến tâm trạng
bên trong.
· Thân chủ là người kém may mắn,
bị thiệt thòi
(Đối tượng được gọi là thân chủ)
· Kết quả để báo cáo: vấn đề có được

giải quyết hay không.
· Quá trình thay đổi dựa vào nổ lực
cá nhân (hỗ trợ NVXH, tài nguyên)
· Giải quyết vấn đề ở cấp vi mô.
· NVXH chủ động nhiều hơn, nhưng
một NVXH giỏi phải biết tận dụng
tài nguyên cộng đồng để hỗ trợ cho TC
· Quan hệ NVXH – Nhóm : Mối
quan hệ tương tác trong nhóm là
công cụ thực hành
· Quan tâm bầu không khí nhóm
để trị liệu, giải quyết vấn đề.
· Đối tượng được gọi là thành viên
( không gọi là TC ).
· Kết quả để báo cáo: quan tâm
đến tiến trình.
· Tiến trình thay đổi dựa vào năng
động nhóm để đạt mục tiêu xã hội
· Giải quyết vấn đề ở cấp trung mô.
· NVXH ủy thác một số việc làm cho
nhóm, NVXH theo dõi chỉ khi nào
có trục trặc mới tham gia giải quyết
giúp nhóm.
· Sử dụng phương pháp sinh hoạt
nhóm, quan sát, năng động nhóm.
- 24 -
· CTXH cá nhân dùng phương pháp
vấn đàm, tìm hiểu tiểu sử, nhận diện
vấn đề.
· NVXH quan tâm đến mặt yếu của TC

· NVXH có kỹ năng: quan sát, điều
hòa
sinh hoạt, điều hòa sự tham gia, can
thiệp, phát hiện xung đột để giải
quyết xung đột đó.
· Quan tâm nhiều ở mặt mạnh
Điều cần lưu ý là trong lúc thực hành CTXH nhóm, NVXH có thể thực hành CTXH
cá nhân khi một cá nhân trong nhóm có vấn đề riêng biệt cần phải giải quyết riêng lẻ.
Do đó NVXH vừa làm CTXH nhóm vừa làm CTXH cá nhân.
7. Các qui điều đạo đức trong công tác xã hội nhóm
Trong Công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải tuân thủ các giá trị đạo đức nghề
nghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội (xem phần Công tác xã hội đại
cương), tuy nhiên, Hinchman (1977) sau khi phân tích thực hành công tác xã hội
nhóm ở số trẻ em bệnh tâm thần nhẹ cùng với các dịch vụ hỗ trợ gia đình của số trẻ
này đã đưa ra những kết luận về những giá trị cơ bản của CTXH với nhóm :
· giá trị và nhân phẩm của mọi cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của ngành CTXH
· Phải tạo cơ hội cho cá nhân thể hiện tối đa tiềm năng phát triển của họ trong suốt
cả cuộc đời của họ.
· Mỗi con người đều có những nhu cầu cơ bản như nhau, nhưng mỗi người là hoàn
toàn duy nhất và khác biệt với mọi người khác.
· Ngoài sự phát triển các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết, xã hội phải thiết
lập các dịch vụ để làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn
· Sự can thiệp cấp thời không thể thay thế sự phòng ngừa
· Mọi Giá trị của nghề nghiệp phải được ứng dụng một cách chặt chẻ đối với người
lớn cũng như đối với trẻ em.
8. Lịch sử phát triển phương pháp công tác xã hội nhóm
Sử dụng nhóm trong CTXH như một phương pháp giúp đỡ tương đối mới, chỉ mới từ
thập niên 1930s, công tác nhóm mới được thừa nhận là một phần của nghề CTXH. Sử
dụng nhóm như một phương tiện trị liệu trong bệnh viện, phòng khám chỉ mới bắt
đầu trong thế chiến thứ 2.

Tại Anh :
- 25 -
Phương pháp nhóm bắt nguồn ở Anh vào thế kỹ 19, vào thời điểm có nhiều biến động
và thay đổi từ cuộc cách mạng kỹ nghệ. Sự hình thành hệ thống các nhà máy, xưởng
đã thu hút hút người dân cà nam lẫn nữ từ các làng mạc và thành phố nhỏ đến các khu
công nghiệp trung tâm như Bristol, Birmingham, Sheffield và Luân Đôn. Việc tập
trung số lượng người đông đảo và đột ngột nầy đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng
như nhà ở, vệ sinh và tội phạm; các dịch vụ đang có lúc bấy giờ không đủ để giải
quyết những vấn đề này.
Với sự phát triển của các xí nghiệp số người lao động ngày càng lệ thuộc kinh tế vào
giới chủ nhân, họ không còn làm chủ sản xuất mà chỉ bán sức lao động, họ tùy thuộc
vào giới chủ để hưởng long. Nếu tiền lương thấp, nếu không có việc làm họ sẽ không
biết dựa vào cái gì để sống. Vấn đề xã hội rộng lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu gia
đình. Sự nghèo đói lan rộng đối nghịch với sự gia tăng giàu có của quốc gia tập trung
vào một nhóm thiểu số.
Một số phong trào đã thành lập để giải quyết các vấn đề nhà ở, giáo dục, tội phạm, lao
động trẻ em. Nhiều hội thiện cũng có mặt để cấp phát tiền bạc, thức ăng cho cá nhân
và gia đình khốn khó, thường những tổ chức này thuộc các tôn giáo.
Những người tham gia vào những hoạt động an sinh xã hội này là những người thuộc
tầng lớp giàu có, học hành cao, có đạo, họ tự xem mình là những người có trách nhiệm
làm cho cuộc sống an bình và tốt đẹp hơn. Họ cảm thấy có bổn phận và chia sẻ niềm
tin rằng tương lai của một người tùy thuộc vào lòng tin và cách cư xử của họ.
Những câu lạc bộ, tổ chức đã thành lập để làm việc với cá nhân dưới hình thức nhóm.
Một số tổ chức như trung tâm cộng đồng, YMCAs, YWCAs hình thành như một trung
tâm và cung cấp các chương trình, hoạt động hàng tuần. Các tổ chức khác như hướng
đạo, cung cấp các chương trình sinh hoạt lưu động.
Một trong những phong trào nổi bật là phong trào trung tâm mà người lãnh đạo là
Samuel Barnett, người sáng lập Toynbee Hall, 1884, phong trào trung tâm đầu tiên tại
Anh với các hoạt động : triền lãm tranh, lớp học ngoài giờ, những lớp học đặc biệt cho
người nghèo.

Trong khi các phong trào trung tâm sử dụng nhóm nhỏ như là phương tiện để giáo dục
người nghèo và khó khăn, thì YMCA va YWCA sử dụng nhóm nhỏ như phương tiện
để cứu rỗi linh hồn và tiến dần tới các hoạt động giải trí, lớp học, câu lạc bộ, thể thao.
Hướng đạo thì lại có những hoạt động ngoài trời cũng có sức lôi cuốn đặc biệt.
Tại Mỹ :
Cuộc cách mạng kỹ nghệ mang lại nhiều thay đổi về văn hóa và xã hội. Kỹ nghệ phát
triển, nhà máy mọc lên, công nhân được thuê mướn với đồng lương thấp trong điều
kiên khó khăn và không an toàn. Người có tay nghề 20 xu/giờ, người không có tay
nghề 10 xu/giờ. Năm 1830, nhiều hội nhóm hình thành để giáo dục , vui chơi giải trí
- 26 -
Nhiều tổ chức, hội đoàn hướng về nhóm đã được thành lập ở Anh được sao chép lại
tại Mỹ và Canada.
Nhiều người xem nhóm nhỏ như phương tiện sống động để xã hội hóa cá nhân, người
thì coi nhóm nhỏ như những sức mạnh để duy trì một xã hội dân chủ. Các tổ chức
trung tâm cộng đồng kết hợp nhiều chủ đề với mục tiêu của tổ chức họ. Đại học
Toronto thì định nghĩa chức năng của nó như một trung tâm giải trí, xã hội và giáo dục
của cộng đồng, dịch vụ bao gồm câu lạc bộ athelic cho trẻ trai, lớp học Anh văn cho
người lớn, câu lạc bộ bạn bè cho trẻ em, lớp học cho những trẻ phải bỏ học sớm để đi
làm.
Niềm tin rằng nhóm nhỏ có thể là phương tiện tích cực để xây dựng nhân cách và
nâng cao sự phát triển của trẻ em. Trẻ đến với nhóm và với người trưởng nhóm có
trách nhiệm, quan tâm sẽ học được những kỹ năng xã hội và Giá trị của xã hội rộng
lớn hơn.
Thập niên 1900s, vui chơi giải trí điều mà trong thế kỹ trước được coi là những hoạt
động để choán những giờ rãnh rỗi thì nay được coi là phương tiện qua đó người ta có
thể ứng phó với thực tiễn, tiếp nhận những nguyên tắc đạo đức mà họ có thể thực hiện
trong đời sống hằng ngày, và học hỏi những kỹ năng tương quan.
9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm :
a/ Thuyết hệ thống :
Theo Parson nhóm là hệ thống xã hội với những thanh viện lệ thuộc hỗ tương cố gắng

duy trì trật tự và sự can bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận động tài nguyên
để đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : (1) hội nhập – đảm bảo rằng các
nhóm viên hoà hợp với nhau; (2) thích nghi – đảm bảo rằng nhóm thay đổi để ứng phó
với nhu cầu đòi hỏi của môi trường; (3) duy trì – đảm bảo rằng nhóm xác định và duy
trì được mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách của nó; (4) đạt mục tiêu – đảm bảo
rằng nhóm theo đuổi và hoàn thành trách nhiệm. Nhóm phải hoàn tất 4 công việc này
để duy trì được sự quân bình, đây là công việc dành cho tác viên và nhóm viên của
nhóm.
Theo Robert Bales, Thì nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là vấn đề
liên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm.
Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh tới sự
căng thẳng và xung đột. Nhóm có khuynh hướng vacillate giữa sự thích nghi với môi
trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. Bales gọi đây là sự quân bình
năng động. Nghiên cứu sự quân bình năng động này và thấy rằng để giải quyết vấn đề
liên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến, cung cấp thông tin, yêu cầu các đề
nghị hoặc đưa ra cá d62 nghị. Để giải quyết vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ
sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự

×